Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TIỂU LUẬN đề tài vấn đề vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 24 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: “VẤN ĐỀ VỆ SINH AN
TOÀN THỰC PHẨM Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY”

Thực hiện: Nhóm 1
GVHD:

Hà Nội, ………..


MỤC LỤC
1. Một số khái niệm..............................................................................................
2. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm...............................................
2.1.

Đối với sức khỏe con người...........................

2.2.

Tác động đến kinh tế và xã hội......................

3. Những thách thức và tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm hiện nay................
3.1.

Những thách thức..........................................

3.2.

Tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm hiện na


a. Tình trạng chung:......................................................................................
b. Số liệu thống kê........................................................................................
4.Nguyên nhân và giải pháp..............................................................................
4.1.

Nguyên nhân................................................

4.2.

Giải pháp......................................................

a. Giải pháp nâng cao vệ sinh an tồn thực phẩm......................................
b. Về phía người tiêu dùng:........................................................................
c. Về phía nhà sản xuất:..............................................................................
d. Về phía quản lý nhà nước:......................................................................
5.Kết luận...........................................................................................................


1. Một số khái niệm
● Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống
hoặcđã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã
được sửdụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
● Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an
toànvà phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.
● An tồn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu
dùngkhi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.
● Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả
điềukiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối,
vậnchuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an tồn,
khơnggây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an tồn

thựcphẩm là cơng việc địi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên
quanđến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế,
người tiêu
dùng.
2. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm
2.1. Đối với sức khỏe con người
Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát
triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có
thể gây bệnh nếu khơng đảm bảo vệ sinh. Khơng có thực phẩm nào được coi là
có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.
Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức
khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử
dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính
với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự
tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian


mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh
hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh
dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm khơng
an tồn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.
Khi sử dụng thực phẩm khơng an tồn vệ sinh và khơng có nguồn gốc sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng:
Ảnh hưởng đến tạo hình: thể lực, chiều cao
Ảnh hưởng tới điều hòa gen: giống nòi
Ảnh hưởng tới hệ thống Enzyme: q trình chuyển hóa
Ảnh hưởng đến chức năng: tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, bài tiết, hô hấp,
sinh dục
Nguy cơ gây nên bệnh tật: ngộ độc cấp tính, ngộ độc mạn tính, bệnh truyền
qua thực phẩm, huyết áp, ung thư (thực quản, tiền liệt tuyến, dạ dày, đại

tràng, vú, trực tràng, khoang miệng, gan,...), sỏi mật, đái đường, sơ gan, răng
miệng, loãng xương, phù thũng, lở lt da, khơ mắt, cịi xương,... (riêng bệnh
huyết áp và ung thư chiếm 35% có liên quan đến ăn uống).
Việt Nam hiện đang là quốc gia có tỷ lệ tử vong vì ung thư cao trên thế
giới với 70.000 người chết và 200.000 ca mới mắc hàng năm. Đăcc̣ biêt,c̣ 80%
bệnh nhân ung thư Việt Nam đến điều trị bệnh ở giai đoạn muộn. Những con số
báo động cho thấy gánh nặng của căn bệnh và nhận thức về căn bệnh ở nước ta
còn chưa đươc quan tâm.
2.2. Tác động đến kinh tế và xã hội
Hàng năm, ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và
sức khỏe của hàng triệu người. Khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc, con người
có thể trải qua những cơn đau tức thời, tạo nên những cảm giác khó chịu đối với
cơ thể và thậm chí làm cho cơ thể kiệt quệ, những trường hợp nặng có thể dẫn
đến tử vong. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sức khỏe, mà
còn kéo theo cả những thiệt hại khác như những trang trải về viện phí, mất thời


gian trong công việc của bản thân người bệnh và người thân trong gia đình,
giảm khả năng lao động và chưa kể đến cả việc ảnh hưởng về tâm lý cho những
người thân phải lo lắng, suy tư về tình hình sức khỏe của người bị bệnh.
Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm
là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế cịn có ý nghĩa chính trị,
xã hội rất quan trọng. Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh
trên thị trường cả trong nước và quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế,
thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phịng tránh ơ
nhiễm các loại vi sinh vật mà cịn khơng được chứa các chất hóa học tổng hợp
hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc
gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Sản xuất, kinh doanh thực
phẩm đóng vai trị quan trọng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt đối
với một nước nông nghiệp như Việt Nam. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

là chìa khóa tiếp thị sản phẩm thành cơng nhất của các đơn vị sản xuất kinh
doanh. Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ mang lại uy tín cùng
với lợi nhuận lớn trong sản xuất kinh doanh cho ngành sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp chế biến cũng như hoạt động dịch vụ và thương mại. Thực phẩm
đồng thời cịn đóng vai trị là một loại hàng hóa chiến lược, thực phẩm đảm bảo
chất lượng vệ sinh an tồn sẽ góp tăng nguồn thu từ xuất khẩu thực phẩm có tính
cạnh tranh và thu hút thị trường.
Những thiệt hại khi khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm gây nên nhiều
hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do
các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi
sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ
làm … Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản
phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin
quảng cáo … và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngồi ra,
cịn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại,
giải quyết hậu quả …


Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra
từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã
hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước
ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn
tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải
đảm bảo lành và sạch. Mục tiêu tiếp theo của vệ sinh an toàn thực phẩm là có
được uy tín, chiếm được lịng tin của khách hàng và người tiêu dùng, bán được
nhiều sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước làm tăng thêm nguồn thu cho
cá nhân, doanh nghiệp, làm giàu cho quốc gia, tạo ra được nhiều việc làm cho
người lao động,...
3. Những thách thức và tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay
3.1. Những thách thức

+ Sự bùng nổ dân số cùng với đơ thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn
uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó
có thể đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng
nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc.
Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên
thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm.

+ Ơ nhiễm môi trường: sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi
trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực
phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật ni trong ao hồ có chứa nước
thải cơng nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.
+ Sự phát triển của khoa học công nghệ: việc ứng dụng các thành tựu khoa học
kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho
nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ
thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực


phẩm sử dụng cơng nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không
cho phép, cũng như nhiều quy trình khơng đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho
cơng tác quản lý, kiểm sốt.
3.2. Tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm hiện nay
a. Tình trạng chung:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị
trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào
Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất
trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha
chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giị chả,
ơ mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình
sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành

phần ngun liệu cũng như quy trình cơng nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý.
Nhãn hàng và quảng cáo khơng đúng sự thật vẫn xảy ra.

Ngồi ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu,
diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy
định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực
phẩm.
Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi
khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm.
Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức
ăn mà cịn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ mơi
trường bên ngồi vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể,
trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành
động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định
được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến
là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do


thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10
nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột
đứng thứ 2.
b. Số liệu thống kê
+ Trong năm 2015, toàn quốc ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.965
người mắc và 23 trường hợp tử vong, so với năm 2014, số vụ giảm 22 vụ
(11,4%), số mắc giảm 237 người (4,6%) và số tử vong giảm 19 người (45,2%).
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y
tế, từ năm 2010 đến 2015, trên cả
nước đã có trên 38 vụ ngộ độc thực
phẩm tại bếp ăn tập thểtrường học,

khiến trên 1.400 người phải nhập
viện.
Thống kê cho thấy, thời điểm xảy ra ngộ độc thường vào tháng 3 đến
tháng 10 hằng năm và vi sinh vật là tác nhân hàng đầu dẫn đến các vụ ngộ độc
thực phẩm. Kế đến là độc tố tự nhiên, hóa chất.Về cơng tác kiểm nghiệm an
tồn thực phẩm, đến nay đã có 42 tỉnh, thành phố có phịng kiểm nghiệm được
cơng nhận ISO 17025, 15 địa phương đang triển khai xây dựng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lương thực, thực phẩm chính là
nguyên nhân gây ra khoảng 50% trường hợp tử vong trên tồn thế giới hiện nay.
Hiện có tới 400 bệnh lây qua đường thực phẩm khơng an tồn, chủ yếu là dịch
tả, tiêu chảy, thương hàn, cúm. Ngộ độc cấp tính cịn xử lý được, lo ngại nhất là
tình trạng ngộ độc mạn tính, độc chất gây hại tích lũy trong cơ thể lâu dài. WHO
cảnh báo trong 20 năm nữa, các ca ung thư trên toàn thế giới sẽ tăng 57% (từ 14
triệu lên 22 triệu). Trong đó, Việt Nam được dự đốn là đất nước có số ca ung
thư tăng nhanh nhất thế giới mà nguyên nhân chính là các loại hóa chất độc hại
dùng để tẩm ướp tồn dư trong thực phẩm.


ATTP đang là nôi am anh đối với người dân, người lao động. Tuy nhiên,
việc giám sát, xử lý vi phạm hiện nay mới chỉ là “phần ngọn”, chưa thê kiêm
soat nổi. Các chuyên gia cho rằng để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng và
bệnh tật trong CN, nên quy định tỉ lệ giá trị dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn và chủ
sử dụng lao động phải có trách nhiệm đáp ứng đầy đủ
Về công tác thanh, kiểm tra, năm 2015 cả nước đã tiến hành thanh, kiểm
tra trên 2,6 triệu lượt cơ sở thực phẩm, số cơ sở vi phạm chiếm khoảng 20%, số
tiền phạt khoảng 99,6 tỷ đồng. Ngồi ra, cịn cơng khai tên, địa chỉ các cơ sở vi
phạm để người dân biết
Hiện có 40 tỉnh, thành phố trong nước xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm
thường xuyên. Số ca ngộ độc thực phẩm phải nhập viện tập trung cao nhất ở
miền Đông Nam bộ (chiếm 51,91%). Tuy nhiên, số ca tử vong do ngộ độc lại

tập trung nhiều ở các vùng núi phía Bắc (55,81%).
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm nước ta có tới
hơn tám triệu người bị ngộ độc và tiêu chảy do ăn uống. Đáng nói là do tập quán
ăn uống mất vệ sinh nên tỷ lệ nhiễm giun sán ở Việt Nam chiếm khoảng 80%
dân số
+ Số vụ ngộ độc thực phẩm gia tăng:
Không khó để bắt gặp những mẩu tin liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm
khi chúng ta truy cập vào 1 trang báo mạng


Đi ăn đám cưới, 50 thực khách đau bụng nhập viện cấp cứu

Gần

50

học sinh
bán

trú

nhậviện do ngộ độc thức ăn
Chiều 10/3, Phòng khám Đa khoa khu vực xã Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc
(Hà Giang) đang theo dõi, điều trị cho 47 học sinh trường phổ thông dân tộc bán
trú tiểu học Niêm Sơn được xác định bị ngộ độc thực phẩm.
Các bệnh nhân có chung triệu chứng đau đầu, đau bụng, sốt và buồn nôn,
được đưa vào viện trong 2 ngày qua.


Theo báo cáo trường phổ

thông dân tộc bán trú
tiểu học Niêm Sơn, trong
các ngày 8 và 9/3, 260
học sinh nội trú ăn cơm
tại trường với các món
thịt lợn, rau bắp cải, cá
mắm, đậu phụ sốt cà
chua, thịt gà luộc và
bánh rán

Gần 90 cơng nhân ngộ độc thực phẩm
BS Nguyễn Hồng Ẩn, Trưởng
khoa Nội nhiễm Trung tâm Y tế
huyện Chợ Gạo (Tiền Giang),
cho biết đến 18 giờ ngày 10.3,
Trung tâm đã tiếp nhận 86 công
nhân của Công ty TNHH
Daechang Vina nhập viện vì
ngộ độc thực phẩm.
Tất cả các cơng nhân nhập viện
với cùng một triệu chứng như sốt nhẹ, đau đầu, nơn ói và tiêu chảy. “Chúng tơi
đã truyền dịch cho những trường hợp bị tiêu chảy và nơn ói nhiều. Họ bắt đầu
nhập viện từ khoảng 14 giờ cùng ngày. Hiện tại sức khỏe của phần lớn bệnh
nhân đã ổn định. Chẩn đốn ban đầu của chúng tơi là bị ngộ độc thức ăn”, bác sĩ
Ẩn nói.


Công nhân Lê Thị X. cho biết: “Khoảng 11 giờ 30 phút chúng tôi ăn trưa tại
nhà ăn của công ty với các món cơm, thịt kho trứng, canh bí đao và rau sống.
Sau bữa ăn khoảng 1 giờ thì bắt đầu sốt, mệt, đau đầu, chống váng, nơn ói và

tiêu chảy. Một số công nhân bị xỉu tại chỗ nên được đưa vào bệnh viện cấp
cứu”.
Gần 70% vụ ngộ độc từ bếp ăn tập thể
Đây không phải là vụ ngộ độc
tập thể duy nhất trên địa bàn TP
Hà Nội. Cách đó chưa lâu, hơn
100 CN của một cơng ty trong
KCN Chương Mỹ sau khi dùng
bữa trưa thì bị đau bụng, ói mửa
phải nhập viện cấp cứu. “Thủ
phạm” chính là món canh rau
ngót nhiễm khuẩn lỵ.
+ Canh cánh lỗi lo thực phẩm,
thức ăn không đạt chất lượng
Ở trường học


Đối với nhiều phụ huynh có con học bán trú, bữa ăn ở trường luôn là

nỗi lo thường trực, từ nguồn gốc, chất lượng thực phẩm đến giá cả, liều
lượng suất ăn.
Chia sẻ về mối lo chuyện ăn uống của con tại trường, chị Huỳnh Ngọc Thảo
(quận Thủ Đức, TP HCM) cho biết: “Ngày nào đón con tơi cũng hỏi bữa ăn của
con hơm nay thế nào, có những món gì. Con kể ra món nọ, món kia, có hơm nói
món ăn đó có mùi lạ, khơng giống như mẹ nấu. Tơi rất lo nhưng cũng chỉ biết
dặn con, nếu cảm thấy món ăn mùi lạ, khơng ăn được thì bỏ chứ không được cố
ăn”.


Một bữa ăn trưa của học sinh bán trú. Ảnh: Infonet.

Một phụ huynh khác cho biết: "Cho con ăn bán trú ở trường sợ nhất là bị đau
bụng, ăn phải thực phẩm không đảm bảo. Nhiều khi tôi muốn qua trường xem
con ăn uống thế nào thì giờ đó trường đóng cửa, phụ huynh khơng được vào".
Đầu tháng 3/2015, 65 học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (quận
3, TP HCM) có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm. Các em có triệu chứng đau bụng,
nơn ói và 4 học sinh phải nhập viện. Được biết, bữa ăn của các em do một công
ty cung ứng suất ăn sẵn của TP HCM tại quận Tân Phú cung cấp.


Vụ việc chiếc xe tải của Công ty Phú Nhật Hào (địa chỉ thị xã Tân

Uyên, Bình Dương) chở 300 kg thực phẩm gồm 72 kg cá điêu hồng và 12
kg thịt đều bị ôi thối, rau củ quả nát vào Trường tiểu học Long Bình (xã
Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) bị phụ huynh phát
hiện. Sau đó, đồng loạt 10 trường tiểu học cùng ký hợp đồng cung cấp
bữa ăn bán trú với Cơng ty Nhật Phú Hào tại tỉnh Bình Dương đều bị
kiểm tra đột xuất.




Hàng chục học sinh Trường tiểu học Võ Thị Sáu (khu phố 5, phường

Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, Bình Dương) bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn
bữa trưa tại trường mà nguồn nguyên liệu cung cấp vẫn là của Nhật Phú
Hào.
Ngộ độc thực phẩm luôn ám ảnh người lao động

Ngộ độc thực phẩm luôn ám ảnh người lao động
Tại khu vực phía Nam, mới đây xảy ra vụ ngộ độc tập thể khiến gần 300

CN trong KCN Long Hậu (tỉnh Long An) phải đi cấp cứu là hồi chuông báo
động cho nhà chức trách và cộng đồng. Sau bữa cơm chiều với các món gà kho
sả, rau cải luộc và canh bí để chuẩn bị vào ca thì đến tối và sáng hôm sau, hàng
loạt CN đau bụng, nơn ói, tiêu chảy… Số CN ngộ độc vào viện cấp cứu nhiều
đến nỗi bệnh viện (BV) tuyến huyện không lo xuể, ngành y tế TP HCM phải
khẩn cấp điều động nguồn lực từ nhiều BV tuyến trên về tham gia cơng tác cứu
người. Chỉ sau đó một ngày, hơn 100 CN tại KCN Tân Hương (tỉnh Tiền Giang)
lại gặp một phen nhớ đời cũng do ngộ độc thực phẩm.
Như vậy, chỉ trong 2 tháng trở lại đây, cả nước xảy ra hàng chục vụ ngộ
độc thực phẩm, chưa kể những vụ ngộ độc xảy ra tại gia đình dẫn đến chết


người, như: hai CN suýt chết do ăn cua mặt quỷ; cả nhà nhập viện do ăn bánh
mì (đều ở Quảng Ngãi); hơn 50 người đi cấp cứu sau ăn giỗ (ở Phú Yên); 2
người chết do ăn nấm (ở Hịa Bình)…
+

Do lợi nhuận mà cung cấp những thực phẩm không

chất lượng Thực phẩm thiết yếu hàng ngày
Nếu để ý, khi đi chợ, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng về các loại rau quả trái mùa
như bắp cải, súp lơ....chỉ có vào mùa đơng nhưng lại được bầy bán rất nhiều

vào mùa hè và mùa thu, thậm chí cịn xanh non hơn rau chính vụ. Hay như rau
muống, rau bí....chỉ có vào mùa hè nhưng vẫn có bán vào mùa đơng, hoặc các
loại trái cây có hầu như quanh năm. Đó là do những người trồng trọt đã dùng
các hố chất kích thích sinh trưởng khơng rõ nguồn gốc và các loại thuốc bảo vệ
thực vật có độ độc cao đã bị cấm sử dụng để phun cho rau quả. Cùng với rau
quả, những người chăn ni( lợn, gà, bị, cá...) đã dùng những loại thuốc tăng
trọng không rõ nguồn gốc và khơng được kiểm sốt chặt chẽ để ni gia súc, gia

cầm đã làm tăng hàm lượng các chất kháng sinh, các chất tăng trưởng trong thịt,
cá cao hơn nhiều so với qui định và trở nên rất khó kiểm sốt đối với các cơ
quan chức năng.
Bên cạnh đó một số cửa hàng ăn uống sử dụng các loại gia vị, phẩm mầu không
được phép của Bộ Y Tế để chế biến các món ăn rất “hấp dẫn” người tiêu dùng.
Nhiều cửa hàng chế biến thức ăn không đảm bảo tiêu chuẩn ATVSTP. Đó là
nguyên nhân phát sinh và lan truyền dịch bệnh trong cộng đồng. Ngoài ra các
loại thực phẩm thiết yếu khác cũng chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng như: Các loại rượu dùng hàng ngày do
các gia đình tự nấu và pha chế, rượu giả ở các cửa hàng ăn uống chứa độc tố
methanol ở liều lượng cao gấp hàng chục lần cho phép (độc tố này chứa nhiều
trong rượu sắn và cồn công nghiệp, khi uống bị đau đầu và suy giảm thị lực) mà
các phương tiện thông tin đại chúng đã cảnh báo. Các loại hải sản, bánh kẹo,
nước mắm, bún, bánh phở.....chứa Foormol mà người chế biến và buôn bán đã
dùng để bảo quản thực phẩm để tránh ôi thiu và nấm mốc. Đây là một hoá chất


cực kỳ độc hại, có thể gây ung thư dạ dày và ung thư phế quản. Ngoài ra các
loại sữa tươi, sữa bột được nhập lậu từ Trung Quốc chứa một lượng lớn
melamine (mà các phương tiện thông tin đại chúng đã có một thời nên tiếng) là
nguyên nhân gây sỏi thận và ung thư, hàng ngày vẫn được tiêu dùng với số
lượng lớn, chủ yếu dùng cho trẻ em và người bị bệnh.
Đưa 3.000 kg nội tạng thối lên vùng biên tiêu thụ
Kiểm tra xe khách biển kiểm soát Lào, nhà chức trách Quảng Trị phát
hiện 30 thùng xốp chứa 3.000 kg nội tạng thối từ Huế đưa lên thị trấn Lao
Bảo (Quảng Trị) tiêu thụ.
Số nội tạng thối được đưa lên thị trấn vùng biên tiêu thụ.
Ngày 29/3, tại Km 81 quốc lộ 9, đoạn qua khóm Tây Chính (thị trấn Lao
Bảo, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), biên phịng Quảng Trị kiểm tra hành chính
xe khách biển kiểm soát Lào, phát hiện 30 thùng xốp chứa 3.000 kg nội tạng bốc

mùi hôi thối.
Cả tấn thịt và nội tạng chó, mèo thối trên xe khách
Tài xế khai, nhận chở thuê số hàng cho một vị khách từ Đà Nẵng ra tỉnh Thái
Bình tiêu thụ tại các nhà hàng, quán ăn với giá 1,5 triệu đồng.

Lô hàng gồm thịt và nội tạng chó mèo đã qua sơ chế nhưng bốc
mùi hôi thối. Ảnh:Đ. Hợp.
Sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả
giá quá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình do bị
ngộ độc thực phẩm và mầm mống gây ra căn bệnh ung thư quái ác đang


ngày một tích tụ và chờ bộc phát. Nhưng có khơng ít người tiêu dùng
khơng quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi mua các thực
phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày (như rau, cá, thịt….)
Mít chín siêu tốc chưa đầy 24h nhờ 'ngậm'hóa chất
Các hóa chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ bệnh và thuốc
trừ cỏ dại…), thuốc kích thích tăng trưởng, kim loại nặng, các vi sinh vật gây
bệnh có trong các loại rau quả hoặc các chất kháng sinh, chất tăng trọng có trong
thịt cá sẽ tích lũy dần trong các mô mỡ, tủy sống…của con người là tiền đề để
phát sinh các loại bệnh tật như ung thư, lỗng xương, suy giảm trí nhớ và thối
hóa xương khớp.
Món ăn đường phố
Bánh tráng trộn đường phố
đang là món ăn vặt được rất
nhiều người tiêu dùng hâm
mộ. Tuy nhiên, những hiểm
họa từ món ăn hấp dẫn này thì
khơng phải ai cũng biết.


Khơ bị, khơ mực được sử dụng từ các nguồn nguyên liệu rẻ để kiếm lời.
Không chỉ làm giả khơ bị, khơ mực bằng nhựa, thời gian vừa qua nhiều cơ sở
sản xuất trên cả nước bị bắt quả tang đang chế biến lượng lớn thịt bò ôi thiu, tái
chế từ nguồn thịt bẩn không suất xứ. Phải chăng nhờ nguồn nguyên liệu này,
mới có thể sản xuất món bánh tráng trộn giá thành rẻ tới tay nhiều học sinh, sinh
viên
4. Nguyên nhân và giải pháp
4.1. Nguyên nhân
a. Trong khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển
+ Do q trình chăn ni, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực


Thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống
ở nguồn nước bị nhiễm bẩn.
Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu
không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời
gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay
nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.
+ Do q trình chế biến khơng đúng
Q trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực,
rau, quả không theo đúng quy định.
Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực
phẩm.
Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm
chín. Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống.
Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. Không
rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho
trẻ em.
Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau
bụng, nơn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngồi da.

Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.
Nấu thực phẩm chưa chín hoặc khơng đun lại trước khi ăn.
+Do q trình sử dụng và bảo quản khơng đúng
Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh … bị nhiễm chất chì
để chứa đựng thực phẩm.
Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn
không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các
động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.
Do thực phẩm bảo quản khơng đủ độ lạnh hoặc khơng đủ độ nóng làm
cho vi khuẩn vẫn phát triển.


b. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa đầy đủ và hiệu quả
Tại hội nghị toàn quốc về Vệ sinh an toàn thực phẩm lần II, các số liệu
thống kê đã khiến khơng ít người phải nghi ngờ về khả năng quán xuyến của Cơ
quan Nhà nước trong việc kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm. Ban Chỉ đạo
quốc gia về Vệ sinh an tồn thực phẩm có hơn mười bộ, ngành tham gia, nhưng
cho đến nay vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách về thanh, kiểm tra Vệ sinh
an tồn thực phẩm. Một xã trung bình chỉ có 0,73 lượt đồn đi thanh kiểm tra Vệ
sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, lực lượng và số lần thanh tra y tế quá mỏng
khiến những người kinh doanh thực phẩm dễ dàng tìm cách đối phó. Lấy ví dụ
tại thành phố Hồ Chí Minh, trong khi tổng cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến
thực phẩm ở các tuyến phường, xã có gần 25.000 điểm; ở quận, huyện là hơn
10.140 cơ sở thì cấp thành phố quản lý chỉ có gần 1.500 cơ sở. Tồn ngành y tế
thành phố chỉ có 36 nhân viên chuyên trách và năm kiêm nhiệm về việc thanh
tra Vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyến quận huyện là 50 cán bộ chuyên trách và
36 cán bộ kiêm nhiệm, cịn tuyến phường xã có 317 nhân viên vệ sinh an toàn
thực phẩm cũng hoạt động kiêm nhiệm nhiều chức năng. Nghĩa là bình quân
mỗi cán bộ quản lý khoảng 450 cơ sở, chưa kể các vụ dịch theo mùa như cúm
gia cầm, dịch heo tai xanh, dịch tiêu chảy cấp… Với khối lượng công việc quá

tải như thế, việc kiểm tra thiếu cặn kẽ và hiệu quả cũng là lẽ đương nhiên.
Theo Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, một trong những
nguyên nhân khiến tình trạng mất Vệ sinh an tồn thực phẩm xảy ra nhiều trong
thời gian qua là do việc xử lý các vụ việc vi phạm còn nhẹ, chưa kiên quyết và
quá qua loa, khiến nhiều người kinh doanh thực phẩm “lờn thuốc”. Trên thực tế,
số cơ sở vi phạm chiếm hơn 14% số cơ sở được thanh tra. Tuy nhiên, 61% số cơ
sở vi phạm được hưởng “án treo” (cảnh cáo), 25,9% số cơ sở bị phạt hành chính
với tổng số tiền phạt là 2,33 tỉ đồng, mức độ tiêu hủy sản phẩm chỉ chiếm 8,67%
và mức độ đóng cửa cơ sở vi phạm còn kiêm tốn hơn, chỉ 0,44%
4.2. Giải pháp
a. Giải pháp nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm


Trong thời gian qua nhà nước và các cơ quan chức năng đã có nhiều giải
pháp nhằm nâng cao an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như tạo ra hành lang pháp
lý để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, vấn đề kiểm tra, kiểm soát
vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn cả về mặt con người lẫn phương tiện giám định
đồng bộ thực phẩm. Vì vậy để nâng cao chất lượng thì phải khơng ngừng mở
rộng và nâng cao chất lượng thực phẩm, cũng như công tác tuyên truyền cho
mọi tầng lớp nhân dân.
Mới đây, trên thị trường có xuất hiện
một loại thiết bị đo lượng nitrat (Máy đo
dư lượng Nitrat soeks) tồn dư vượt
ngưỡng trong thực phẩm có xuất xứ từ
Liên bang Nga đo hàm lượng Nitrat tồn
dư trong các loại thực phẩm ăn hàng
ngày, trong hoa quả và đã được các bà
nội trợ trong cả nước rất tin tưởng.
GS.TS Phan Thị Kim – Chủ tịch hội An toàn thực phẩm Việt Nam cũng khẳng
định, đây được coi là giải pháp chủ động cho các bà nội trợ nhằm nâng cao sử

dụng chất lượng thực phẩm, bảo vệ chính bản thân bạn và người thân
Rõ ràng là trong tình hình hiện nay, chất lượng một số nông thủy sản và
thực phẩm chế biến cần phải được đánh giá nghiêm túc để nâng cao mặt mạnh
và giảm tối đa những yếu kém tồn tại
b. Về phía người tiêu dùng:


các nước phát triển,họ rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt

chất lượng thực phẩm, do đó tạo được sức ép rất lớn trên nhà sản xuất cũng như
nhà quản lý. Người tiêu dung Việt Nam chắc chắn cũng yêu cầu búc xúc về chất
lượng hàng hóa, tuy nhiên do cuộc sống nói chung cũng cịn khơng ít khó khăn
cho nên yêu cầu về chất lượng vẫn chưa đủ mạnh để có thể tạo sức ép hữu hiệu
trên sản xuất cũng như trên quản lý.


Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước rất nhiều mặt hàng đa
dạng, phong phú ở chợ, siêu thị, tuy nhiên cần quan tâm đến:
- Thương hiệu
- Thời hạn sử dụng
- Các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến VSATTP ghi trên nhãn
hàng
c. Về phía nhà sản xuất:
Đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ
những quy định về chất lượng sản phẩm của nước sở tại, vừa được sự giám sát
chặt chẽ của cơ quan chức năng trong nước, do đó, nhìn chung, chất lượng nơng
thủy sản, thực phẩm hầu hết đạt yêu cầu. Đối với việc sản xuất cho tiêu dung
trong nước, sự giám sát về mặt nhà nước ít khắt khe hơn, người sản xuất tự công
bố chất lượng mặt hàng, cho nên đạo đức trong sản xuất, phương châm vì sự an
tồn cho người tiêu dung sẽ đóng vai trị chủ đạo trong quyết định chất lượng

hàng hóa. Thực chất, khơng ít nhà sản xuất chăm chút quá nhiều đến lợi ích
riêng của mình, chẳng cần nghĩ đến hậu quả xấu do mặt hàng mình có thể gây ra
cho cộng đồng. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhà sản xuất cần:
-

Tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản

phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc đã được chứng
nhận hợp chuẩn, hợp quy.
-

Khơng được sử dụng hóa chất phụ gia ngồi danh sách cho phép,

ngun liệu, hóa chất phụ gia khơng có nguồn gốc rõ rang.
-

Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra

được sản phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày
càng cao an tồn cho người tiêu dung.
d.

Về phía quản lý nhà nước:
Mặc dù đã pháp lệnh về thú y, pháp lệnh về VSATTP, luật về thủy sản,

pháp lệnh về chất lượng hàng hóa và mới đây luật về chất lượng sản phẩm hàng


hóa đã được ban hành, việc quản lý về mặt nhà nước vẫn cịn chồng chéo, khó
quy trách nhiệm, làm giảm hiệu năng quản lý. Đặc biệt trong lĩnh vực VSATTP

đang là vấn đề nóng bỏng, việc tổ chức tham gia VSATTP, gần như khơng có tác
dụng đáng kể ở cấp phường xã vì lực lượng quá mỏng. Một đặc điểm tình hình
hiện nay là cứ Bộ nào được giao quản lý ngành là có xu hướng phải thành lập
phịng kiểm nghiệm riêng, vừa tốn kém, vừa khó tránh được trùng lặp, vừa khó
đủ kinh phí để trang bị thật hoàn chỉnh, đáp ứng được mọi yêu cầu kiểm nghiệm
sẽ rất đa dạng và khắc nghiệt trong thời gian sắp tới.
Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa vẫn cịn gặp nhiều hạn chế do số
phịng thử nghiệm có trình độ kinh nghiệm cịn ít và việc mở rộng hoạt động
kiểm nghiệm đánh giá, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa cho tổ chức,
cá nhân trong và ngồi nước chưa thật phổ biến.
Từ những lý do trên nên thực hiện một số nội dung sau:
-

Trên cơ sở các luật, pháp lệnh, nghị định thi hành, chính phủ cần xem

lại phong thức tổ chức quản lý về mặt nhà nước để giảm bớt chồng chéo,
ít nhiều ảnh hưởng xấu đến hiệu quả đảm bảo chất lượng nông thủy sản
thực phẩm xuất khẩu và tiêu dung trong nước.
-

Thường xuyên thông tin rộng rãi cho cả người sản xuất và người tiêu

dung những vấn đề lien quan đến chất lượng nông thủy sản thực phẩm sản
xuất và lưu hành trong và ngồi nước.
-

Ĩ những biện pháp có hiệu quả buộc người sản xuất, người bán phải

luôn tuân thủ các quy định về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
-


Kiểm sốt chặt chẽ các loại thuốc thú ý, hóa chất phụ gia thực phẩm

đang được bày bán trên thị trường, tránh tình trạng người mua lẫn người
bán đều không hiểu bản chất và đặc trưng hóa chất sử dụng.
Cơng tác đảm bảo an tồn thực phẩm ở nước ta cịn nhiều khó khăn, thách
thức. Tình trạng ngộ độc thực phẩm có xu hướng tăng và ảnh hưởng không nhỏ
đến sức khỏe cộng đồng. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở nước ta cơ bản là


nhỏ lẻ, quy mơ hộ gia đình nên việc kiểm sốt an tồn vệ sinh rất khó khăn. Mặc
dù Việt Nam đã có những tiến bộ rõ nét trong đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm trong thời gian qua song cơng tác quản lý an tồn thực phẩm cịn nhiều
yếu kém, bất cập, hạn chế về nguồn và đầu tư kinh phí và chưa đáp úng được
yêu cầu thực tiễn.
Thực chất đảm bảo VSANTP chỉ có thể giả quyết được tốt nếu có những biện
pháp đồng bộ từ mọi người chúng ta, từ người quản lý, người sản xuất, đến
người tiêu dung đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiê giữ gìn sức khỏe cho
thế hệ chúng ât ôm nay và cả thế hệ con cháu chúng ta ngày mai.
5. Kết luận
Ngày nay, thế kỷ XXI, là Thế kỷ của tên lửa, là thời kì phát triển vơ cùng
vượt bậc và nhanh chóng. Khơng nằm ngồi thực tại đó, đất nước ta cũng đang
trong thời kì cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Kinh tế phát triển khiến nhu cầu
của người dân càng ngày càng cao. Khơng cịn “chỉ tiêu” ăn no, mặc ấm nữa mà
lại trở thành ăn ngon, mặc đẹp. Tuy vậy, chúng ta không thể coi thường việc giữ
vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bảo đảm chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm ln giữ vị trí vơ cùng
quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe con người nhằm góp phần giảm tỷ
lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nịi giống, tăng cường sức lao động, học tập,
thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh.

Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
trong công tác bảo vệ, bảo quản và an toàn vệ sinh thực phẩm; cũng như biện
pháp về quản lý, giáo dục như: ban hành luật, điều lệ, thanh tra, giám sát vệ sinh
an tồn thực phẩm, truyền thơng về vệ sinh an tồn thực phẩm trên các phương
tiện thơng tin đại chúng,... nhưng các bệnh do sử dụng phải thực phẩm kém chất
lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.
Tuy Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến việc này hơn
nhưng vẫn là chưa đủ. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp cấp thiết để khắc phục


tình trạng này. Sản xuất phải chuyên nghiệp, sạch sẽ từ khâu trồng trọt đến sản
xuất và tiêu thụ. Cần có nhiều cán bộ, tổ chức vệ sinh an tồn thực phẩm hơn,
chính sách nhà nước chặt chẽ hơn, có chế tài xử lí rõ ràng và nghiêm khắc hơn.
Nhưng đặc biệt là người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình, như vậy người tiêu
dùng cần có kiến thức tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đảm bảo chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm ln đóng vai trị quan
trọng trong việc giữ gìn, nâng cao sức khỏe của con người; góp phần vào việc
phịng ngừa, khống chế các nguy cơ gây hại cho sức khỏe và phòng các bệnh
nguy hiểm như: ưng thư, huyết áp, tiểu đường,...vì vậy đòi hỏi các nhà sản xuất
kinh doanh và người chế biến thực phẩm cần lương tâm và trách nhiệm, có nhận
thức đúng đắn về các nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm để làm ra và cung
ứng những sản phẩm sạch cho người tiêu dùng, góp phần xây dựng sự an toàn
cho xã hội và an ninh con người.



×