Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Thực trạng của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở các siêu thị trên địa bàn cầu giấy ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.13 KB, 5 trang )

II. Thực trạng của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm ở các siêu thị trên địa bàn cầu giấy:
1.Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm của các siêu thị quận Cầu Giấy
a,Thực trạng đầu vào:
Không thể phủ nhận, việc lựa chọn những địa chỉ mua hàng uy tín là các siêu thị
đang trở thành thói quen của người tiêu dùng bởi cảm giác an tâm khi lựa chọn
hàng hoá trong siêu thị. Giá cả, ngày sản xuất, hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ….
được ghi rất rõ ràng trên các sản phẩm trong siêu thị.
Theo cán bộ Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, việc các thực phẩm kém chất lượng trà trộn
vào siêu thị có thể là do khâu kiểm duyệt thực phẩm đầu vào của các siêu thị chưa
chặt chẽ, cẩn thận. Trong nhiều trường hợp, nhà sản xuất đã sai sót trong quy trình
sản xuất, nguyên liệu làm hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên
cạnh đó, công tác kiểm soát trong quá trình kinh doanh tại các siêu thị còn chưa
được quan tâm đúng mức. Khi nhập vào hàng hoá vẫn đảm bảo chất lượng nhưng
trong quá trình kinh doanh, các sản phẩm bày bán sẽ bị ôi thiu, phân hủy.
Tuy nhiên, lý do để các mặt hàng thực phẩm kém chất lượng trôi nổi trong siêu thị
còn do các siêu thị vì lợi nhuận mà bày bán các sản phẩm kém chất lượng, đe dọa
sức khỏe người tiêu dùng. Thông thường, các siêu thị luôn phải quản lý gắt gao
nguồn đầu vào của sản phẩm, có những quy chế cụ thể cùng những hợp đồng chặt
chẽ về mặt pháp luật với những nhà cung cấp. Khi xảy ra sự cố, không ít các siêu
thị "lờ" trách nhiệm, đổ lỗi cho nhà cung cấp. Vì lý do gì đi chăng nữa, siêu thị nào
bán hàng kém chất lượng cũng là đánh mất thương hiệu của chính mình, sẽ bị
người tiêu dùng "tẩy chay".
b,Thực trạng quá trình bảo quản:
GS Bùi Minh Đức - Phó Chủ tịch Hội khoa học An toàn thực phẩm cho biết: về
vấn đề bảo quản thực phẩm :
Đây không phải là việc quá khó nhưng phải thực hiện rất công phu và cẩn thận.
Hầu hết các sản phẩm thực phẩm đều được bao phim, đóng gói hút chân không và
bảo quản có điều kiện, trong tủ kính hoặc ngăn lạnh. Nếu bao bì không nguyên vẹn
thì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phá hủy từ bên trong mà mắt thường rất khó
phát hiện.


GS Đức thừa nhận, siêu thị vẫn còn thiếu những khuyến cáo cần thiết với khách
hàng. "Với sản phẩm như giò lụa, thịt nguội bảo quản trong điều kiện thường
khác với điều kiện lạnh. Nếu mua sản phẩm được bảo quản ở điều kiện thường mà
về nhà cho vào tủ lạnh thì rất tốt. Thế nhưng, ngược lại thì vô cùng nguy hiểm.
Thực phẩm đã được cho vào ngăn lạnh mà chỉ cần để ngoài vài tiếng, tối đa nửa
ngày là đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, càng đóng gói, bao bọc kỹ thì quá
trình phân hủy lại càng nhanh. Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như miền Bắc,
đây thực sự là nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm, nhất là trong những
ngày nắng nóng sắp tới". Vì vậy, theo GS Đức, một thao tác rất đơn giản nhưng
hiện rất ít siêu thị thực hiện. Đó là khuyến cáo khách hàng nên tìm đến quầy thực
phẩm cuối cùng trước khi rời siêu thị. Cẩn thận hơn nữa là việc bổ sung thêm điều
kiện bảo quản lạnh trên bao bì.
Do chưa có quy định bắt buộc, nhiều mặt hàng thực phẩm, hoa quả tươi đóng gói
ngay tại siêu thị không cần dán nhãn ngày sản xuất, đóng gói, thậm chí là hạn sử
dụng. "Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa có nêu, hàng hóa là thực
phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người
tiêu dùng không bắt buộc phải ghi nhãn. Do đó, việc siêu thị "chia nhỏ" hàng tươi
sống để bán mà không ghi nhãn là không trái quy định. Biết là bất cập nhưng
không thể xử lý được. Nếu phát hiện ra, chúng tôi chỉ nhắc nhở siêu thị nên công
bố thông tin rõ ràng, đầy đủ bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Điều này chỉ tốt hơn cho
họ mà thôi" - một thành viên trong Ban chỉ đạo VSATTP TP cho biết.
2.Thực trạng qlnn về thương mại với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của các
siêu thị quận Cầu Giấy
a,Quản lý đầu vào:
ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nộ
Ông Phú cho rằng: Để xảy ra tình trạng vi phạm chất lượng hàng hóa là do việc
kiểm soát nguồn đầu vào của các siêu thị chưa chặt chẽ. Về nguyên tắc, để đảm
bảo chất lượng hàng hoá trước khi đưa ra cung cấp cho người tiêu dùng, mỗi siêu
thị phải có quy chế cụ thể, cũng như có hợp đồng chặt chẽ về mặt pháp luật với
những nhà cung cấp. Nếu để xảy ra sai phạm ở khâu nhập hàng, thì tổ chức hay cá

nhân đó phải chịu trách nhiệm. Chế tài xử phạt không đủ sức răn đe cũng là một lỗ
hổng dẫn đến tình trạng này.
Để hàng hoá phục vụ người tiêu dùng thực sự sạch, đảm bảo chất lượng đòi hỏi
phải có sự phối hợp giữa nhiều Bộ, ngành quy hoạch lại hệ thống sản xuất, cung
cấp thực phẩm, đảm bảo thật tốt từ khâu trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản cho đến
khâu cuối là phân phối đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các nhà quản lý, các
cơ quan chức năng cũng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra hàng hoá trong các siêu
thị, xử lý thật nghiêm những trường hợp các siêu thị kinh doanh thực phẩm kém
chất lượng. Có như vậy, quyền lợi người tiêu dùng mới được đảm bảo. Lời khuyên
dành cho người tiêu dùng khi mua hàng ở siêu thị là cần kiểm tra kỹ hạn sử dụng,
nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm, tránh xảy ra những hậu
quả đáng tiếc.
Để giảm thiểu chuyện mất VSATTP ở siêu thị, phải phân công tổ chức, cá nhân
theo từng mặt hàng. Hàng ngày phải kiểm tra hàng hoá theo hợp đồng mua bán
đảm bảo theo quy định của Nhà nước thì mới cho nhập kho đồng thời xây dựng
quy chế nhập hàng hoá rõ ràng, chặt chẽ, quy được trách nhiệm cụ thể.
Bên cạnh đó, cần thay đổi tư duy quản lý về VSATTP. Hiện nay, các cơ quan chức
năng như Cục Quản lý thị trường, Thanh tra Sở Y tế đang kiểm soát phần ngọn.
Khi các nông sản được đưa ra thị trường thì mới bị kiểm tra. Điều này sẽ không thể
đạt được hiệu quả cao. Các cơ quan quản lý nên tiến hành kiểm tra lương thực,
thực phẩm từ khâu sản xuất, nghĩa là ngay từ các chuồng trại, đơn vị chăn nuôi thì
kết quả đạt được sẽ tốt hơn.
b,Quản lý quá trình bảo quản
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm
Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn,
lưu mẫu thức ăn.
- Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
- Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh,
chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại;
được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.

Các cơ quan chức năng cũng cần liên kết với nhau chặt chẽ hơn, giúp cho việc
quản lý chất lượng các sản phẩm trên thị trường được tốt hơn. Ví dụ như khi cơ
quan nhập khẩu thông báo nhập một loại chất mới, dùng cho các sản phẩm nào thì
ngay lập tức có sự kiểm tra về mức độ an toàn của chất đó, khuyến cáo mức độ tối
đa có thể sử dụng và rà soát lại các văn bản pháp luật về việc sử dụng các chất này.
Đặc biệt, nếu là chất có gây hại cho sức khỏe người sử dụng thì sẽ có lực lượng đi
kiểm tra, rà soát việc sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo trong thời gian đầu và
kiểm tra xác suất sau đó
Các cơ sở muốn tham gia vào dây chuyền sản xuất kinh doanh thực phẩm thì bắt
buộc phải qua đào tạo huấn luyện và được cấp chứng nhận về ATTP. Người tham
gia phải hiểu được bản chất của vấn đề, chứ không phải là để đối phó. Kế đó là
công tác hậu kiểm tra. Sau khi cấp chứng nhận ATTP cho các cơ sở thì phải có quá
trình kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.
Từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng đều cần được bổ sung các thông tin đúng, các
kiến thức cơ bản về thực phẩm và an toàn thực phẩm. Khi nhận thức của mỗi người
dân được nâng cao, người tiêu dùng cũng sẽ trở nên “khó tính” hơn khi chọn lựa
các sản phẩm thực phẩm và đương nhiên là nhà sản xuất cũng sẽ phải nâng cao
chất lượng sản phẩm của mình.
3.Ưu, nhược điểm của qlnn về thương mại với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
của các siêu thị quận Cầu Giấy
a,Ưu điểm
Nhờ có sự can thiệp của Nhà nước đối với các vấn đề mà người tiêu dùng có thể an
tâm khi mua hàng tại các siêu thị.
Kịp thời kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất ,sơ chế ,chế biến ,bảo
quản, vận chuyển, nước uống đóng chai, thực phẩm chức năng
Thanh tra, kiểm tra , xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
b,Nhược điểm
Thực phẩm kém chất lượng xuất hiện tại siêu thị không phải là chuyện mới.
Từ những "anh cả" như Metro, Big C đến hệ thống siêu thị cấp 2 - 3 cứ

thanh, kiểm tra "sờ" đâu là ra sai phạm đó.
Thường thì các siêu thị lộ diện các điểm yếu như quy mô kinh doanh còn nhỏ lẻ, có
tới 50% siêu thị không đủ tiêu chuẩn vẫn đang hoạt động; Tính chuyên nghiệp
trong vấn đề tổ chức nguồn hàng, kiểm tra, kiểm soát, tổ chức kinh doanh trong
quá trình kinh doanh còn yếu kém; Tính cộng đồng kém không có sự liên kết, trao
đổi kinh nghiệm kinh doanh giữa các siêu thị; Đội ngũ nhân lực yếu kém, có đến
50% chưa được đào tạo chính quy, chưa bắt nhịp được với tình hình kinh doanh
thời kỳ mới.
Những điểm yếu này còn tồn tại thì sai phạm vẫn có thể sẽ xảy ra. Một thực tế, các
siêu thị cũng nên đối diện là đến năm 2009 các siêu thị nước ngoài sẽ ồ ạt vào Việt
Nam. Nếu các siêu thị vẫn giữ cách phục vụ như hiện nay thì sẽ khó có chỗ đứng
trên thị trường.
* Để khắc phục những điểm yếu này có khó không, thưa ông?
Không khó, nhưng cũng không đơn giản vì nó cần thời gian và cần đến sự hợp sức
của các siêu thị thành siêu thị chuỗi. Đào tạo nhân lực, nâng cao tính chuyên
nghiệp, trình độ cũng như việc học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau của các nhân viên
hoạt động trong siêu thị. Trong đó, yếu tố con người là quan trọng nhất vì xây
dựng siêu thị đã khó giữ siêu thị còn khó hơn. Phải có nhân lực đủ mạnh thì mới có
một siêu thị mạnh, uy tín.
Bên cạnh đó, yếu tố liên kết cộng đồng là điều tối quan trọng. Vừa qua Hiệp hội
cũng đã phối hợp với Tổng Cty Thương mại tổ chức một lớp đào tạo giám đốc siêu
thị tương lai cho 40 học viên. Sau khóa đào tạo nhiều học viên đã được làm trưởng
các chi nhánh siêu thị tại Hà Nội, Hưng Yên, Cần Thơ hoạt động rất tốt.

×