Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Phân tích nhà lãnh đạo Steve Jobs ..

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.75 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÀI TẬP NHĨM
MƠN QUẢN TRỊ
HỌC
ĐỀ TÀI :
PHÂN TÍCH STEVE JOBS

1


MỤC LỤC
PHẦN I : TÌM HIỂU NHÂN VẬT …………...……………….…………………………….3.
a. Giới hiệu nhân vật….…………………………………………………………………….3.



Cuộc đời………. …………………………………………………………………… 3.
Sự nghiệp…………………………………………………………………………….4.

b. Phân tích cơng việc của nhà quản trị …………………………………………………6.















Sứ mệnh …………………………………………………………………………….6
Viễn cảnh ……………………………………………………………………………6
Triết lý ………………………………………………………………………………..6
Nguyên tắc kinh doanh …………………………………………………………….7
Quan điểm cá nhân của nhà quản trị đó đối với hoạch định……………………8
Cách thức steve jobs tổ chức việc hoạch đinh tại tổ chức………………….…10
Mô tả các loại kế hoạch ……………………………………………………………10
Chiến lược ………………………………………………………………….10
Tác nghiệp ………………………………………………………………….12
Quan điểm về tuyển mộ nhân viên ………………………………………………13
Cách sử dụng nhân viên …………………………………………………………..15
Sơ đồ cơ cấu tổ chức ………………………………………………………………15
Phong cách lãnh đạo . ………………………………………………………………16
 Tính cách ………………………………………………………………………….16
 Phong cách độc đốn …………………………………………………..……….18
 Ưu – nhược điểm ………………………………………………………………..19

PHẦN II : PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH TẾ ……………………………………………20

2


Steve Jobs
Phần I: TÌM HIỂU NHÂN VẬT STEVE JOBS
a. Giới thiệu nhân vật :
Steve

Jobs
(24/2/1955
5/10/2011)là một doanhh nhân
và nhà sáng chế người Mỹ.
Ông là đồng sáng lập viên,chủ
tịch, và cựu tổng giám đốc
điều hành của hãng Apple, là
một trong những người có ảnh
hưởng lớn nhất ở ngành cơng
nghiệp vi tính. Trước đây ông
từng là tổng giám đốc điều
hành của xưởng phim hoạt
hình Pixar; sau đó trở thành thành viên trong ban giám đốc của
công ty Walt Disney năm 2006, sau khi Disney mua lại Pixar.
Ông cũng là người điều hành sản xuất của bộ phim Toy Story
(1995).

Steve Jobs qua một số năm ( Nguồn: dailymail.co.uk)
3


Cuộc đời:



-

-

-


-

Sự nghiệp:


-

-

-

-

-

-

4

Năm 1955: Steve Jobs sinh ngày 24/2/1955 tại San Francisco.
Ơng được vợ chồng ơng Paul và bà Clara Jobs nhận nuôi. Cha mẹ
đẻ của ông, Abdulfattah Jandali (người Syria) và Joanne Simpson
(người Mỹ), khi đó vẫn cịn là sinh viên và chưa kết hôn.
Năm 1972: Jobs bỏ khỏi trường đại học khi mới được có một học
kỳ. Vì ông cho rằng "Tôi không có ý niệm muốn làm gì trong
tương lai và cũng khơng hiểu trường học sẽ giúp tơi xác định lối
đi như thế nào. Ở đó, tôi tiêu hết số tiền mà bố mẹ đã dành dụm
cả đời. Vì thế tơi quyết định nghỉ học với niềm tin rằng rồi mọi
chuyện sẽ ổn cả thôi".

Năm 1974: Jobs kiếm được việc làm tại một công ty chuyên sản
xuất trị chơi điện tử có tên, nhưng bỏ việc chỉ sau vài tháng để đi
du lịch Ấn Độ. Sau đó ơng trở về Mỹ trong diện mạo của một Phật
tử Thiền tông, với cái đầu cạo trọc.
Năm 1975: Jobs và bạn thân Steve Wozniak dựng lên một mẫu
máy tính ở garage của cha mẹ ông.
Năm 1976: Jobs và Wozniak cùng nhau sáng lập cơng ty máy tính
Apple. Để có thể lập công ty, đôi bạn đã phải bán đi những tài
sản quý giá nhất của họ. Jobs bán chiếc xe Volkswagen và
Wozniak bán máy tính bỏ túi Hewlett-Packard để có được 1.300
USD. Mẫu máy tính đầu tiên được bán ra thị trường có tên Apple
1.
Năm 1977: Máy tính Apple II ra mắt và đem lại thành công đầu
tiên cho Apple. Sản phẩm này đã được sản xuất trong suốt 16
năm, với nhiều phiên bản cải tiến mang một số cái tên hấp dẫn
khác như Apple II Plus, Apple II Europlus...
Năm 1980: Apple III được cho ra mắt, song đây là một thất bại ở
phương diện thương mại. Thứ hay nhất của phiên bản này là một
quạt tản nhiệt được sử dụng để làm giảm lượng nhiệt tạo ra bởi
các sản phẩm điện tử bên trong.
Năm 1983: Apple cho ra mắt Lisa, máy tính cá nhân đầu tiên sử
dụng chuột và giao diện đồ họa người dùng. Lisa có tên chính
thức là “Local Integrated Software Architecture” nhưng được cho
là lấy tên của con gái Steve Jobs. Chiếc máy này đã gây chú ý và
chiếm được sự ngưỡng mộ của nhiều người dùng thời bấy giờ.
Thế nhưng, đây cũng lại là một thất bại của Jobs.
Năm 1984: Apple cho ra mắt máy tính Macintosh, với ứng dụng
Mac Write và Mac Paint được phát hành cùng thời điểm ra mắt.
Macintosh đã có nhiều phiên bản khác khá thành công như
Macintosh Plus, Macintosh Plus ED, Macintosh 512Ke.

Năm 1985: Jobs rời Apple năm 1985 sau một cuộc tranh giành
quyền lực với CEO John Sculley.
Năm 1986: Jobs mua lại bộ phận đồ họa vi tính của Lucasfilm,
công ty do đạo diễn loạt phim “Star Wars” George Lucas làm chủ
sở hữu. Cơng ty này chính là tiền thân của xưởng phim hoạt hình


-

-

-

-

-

-

-

-

5

danh tiếng sau này, Pixar Animation Studios. Khi Pixar tiến hành
đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 11/1995,
Jobs đã thu được khoản lợi nhuận hơn 600 triệu USD từ 80% cổ
phần của ông trong Pixar, gấp 10 lần giá trị lúc mua.
Năm 1987: Macintosh II được Apple giới thiệu. Đây là dịng máy

tính đầu tiên hoạt động trên bộ xử lý 32 bit với yêu cầu cao.
Năm 1988: Jobs thành lập công ty NeXT Computer, song cũng
không thành công, chỉ bán được vỏn vẹn 50.000 chiếc máy tính
ra thị trường. Mặc dù việc kinh doanh phần cứng của cơng ty
khơng có gì đáng chú ý, nhưng phần mềm lại rất thành công, tới
nỗi sau này Apple đã phải mua lại NeXT vào năm 1997 và mời
Jobs quay trở lại với tư cách là một nhà cố vấn.
Năm 1995: Với Jobs trên cương vị giám đốc điều hành, Pixar phát
hành Toy Story, bộ phim hoạt hình đầu tiên hồn tồn được xây
dựng trên vi tính đồng thời thu được thành cơng vang dội ở các
phịng chiếu trên tồn thế giới.
Năm 1997: Jobs chính thức trở lại Apple với cương vị giám đốc
điều hành tạm quyền, sau khi Apple mua lại NeXT với giá 429
triệu USD và sử dụng công nghệ của Jobs để xây dựng thế hệ
phần mềm kế tiếp của hãng.
Năm 1998: iMac được cho ra mắt, mở màn những thành công rực
rỡ của Apple trong tương lai. Do Jonathan Ive thiết kế, chiếc máy
tính được thiết kế liền khối, nhưng dễ dàng cài đặt, tháo dỡ… đáp
ứng đầy đủ nhu cầu người dùng máy tính cá nhân vào thời điểm
đó. Cũng trong năm đó, iMac trở thành chiếc máy tính bán chạy
nhất tại thị trường Mỹ. Qua nhiều năm phát triển, thương hiệu
iMac vẫn là lựa chọn hàng đầu đối với nhiều người yêu thích “Quả
táo”.
Năm 2001: Apple đánh dấu sự chuyển mình nhanh chóng khi giới
thiệu mẫu laptop Titanium Powerbook, phần mềm iTunes và đặc
biệt là chiếc iPod - thiết bị chơi nhạc nhỏ nhắn và hiện đại. Theo
quảng cáo, iPod có khả năng chứa khoảng 1.000 bài hát và nó rất
nhỏ có thể bỏ gọn trong túi áo quần. iPod đã đem lại thành cơng
ngồi sức tưởng tượng cho Apple.
Năm 2007: Điện thoại iPhone đầu tiên ra mắt. Sản phẩm này đã

tạo nên một cơn sốt trên thị trường sản xuất điện thoại. Ngày
nay, chính iPhone đã giúp cho Apple thu về mức lợi nhuận mà
chưa từng có chiếc smartphone nào có thể vượt qua.
Năm 2010: iPad ra mắt vào tháng 4 và có đến 3 triệu chiếc được
tiêu thụ trong vịng 80 ngày! Đến cuối năm, đã có gần 15 triệu
chiếc iPad được bán trên toàn thế giới, doanh thu hàng năm của
Apple đạt 65 tỷ USD, trong khi năm 2000 thì con số này mới chỉ
là 8 tỷ. Rất nhiều hãng công nghệ đã “bắt chước” sản phẩm này.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một siêu phẩm nào có thể thay
thế iPad thống trị thị tường máy tính bảng.
24/8/2011: Steve Jobs bất ngờ từ chức giám đốc điều hành Apple
vì lý do sức khỏe. "Tơi ln nói là nếu đến một ngày nào đó, tơi


không thể đảm nhận trách nhiệm trên cương vị CEO Apple, tơi sẽ
là phải là người đầu tiên nói cho các bạn biết. Thật khơng may là
ngày đó đã tới", Steve nói trong một lá thư ngắn cơng bố về
quyết định từ chức của mình.
4/10/2011: Apple ra mắt iPhone 4S nhưng thiếu vắng sự có mặt
của Jobs. Tim Cook, người kế nhiệm Jobs, đã đăng đàn công bố
sản phẩm mới nhưng bị đánh giá là chưa vượt được qua cái bóng
quá lớn của Jobs, khiến sản phẩm mới trở nên "thiếu lửa".
5/10/2011: Apple thông báo Steve Jobs đã qua đời, thọ 56 tuổi.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn
sau khi biết tin Jobs qua đời: “Hãy yên nghỉ, Steve Jobs! Cảm ơn
vì tất cả những gì ơng đã mang đến cho thế giới này!”.

-

-


b. Phân tích cơng việc của nhà quản trị (qua phân tích
các chức năng quản trị) của nhân vật Steve Jobs.



Các tuyên bố về sứ mệnh, viễn cảnh, hay giá trị tất các
triết lý, nguyên tắc kinh doanh.
Tuyên bố sứ mệnh
-

-

-

-



Tuyên bố sứ mệnh đầu tiên của Apple đó là:’’ Thử thách hiện
trạng, thay đổi góc độ suy nghĩ ’’ .
Điều này khác với những đối thủ đang cạnh tranh trên thị
trường, Apple chưa bao giờ định nghĩa bản thân bằng những gì
mà Apple làm, thay vào đó là định nghĩa bản thân bằng những
gì mà người khác làm.
Ngay cả khi Apple không phải lúc nào cũng bán những sản
phẩm tốt nhất. Nhưng nếu bạn muốn ” thay đổi góc độ suy
nghĩ “. Bạn có thể thề rằng bạn có những sản phẩm tốt nhất.
Điều này là do mọi người không mua sản phẩm do Apple sản
xuất. Mà vì họ mua sản phẩm do Apple sản xuất.

Xét rằng Apple hiếm khi sử dụng các tính năng hoặc lợi thế của
sản phẩm của mình trong các hoạt động tiếp thị. Mà thay vào
đó dựa vào việc truyền đạt sứ mệnh thương hiệu này. Tuyên bố
này đã trở thành sứ mệnh sáng lập của cơng ty vào cuối những
năm 1970. Và nó khơng thay đổi cho đến khi Jobs qua đời.
Tầm nhìn Tồn cầu và Giá trị của Apple, Inc
Nó đã được báo cáo rộng rãi rằng một trích dẫn nổi tiếng từ
Steve Jobs trong những năm 1980 là tuyên bố sứ mệnh của
công ty Apple: "Con người là tác giả của sự thay đổi trong thế
giới này. Như vậy, anh ta nên ở trên các hệ thống và cấu trúc,
và không cấp dưới với họ."

Viễn cảnh

Tham vọng mà Jobs đã tuyên bố từ lâu đó là phải đưa máy tính
đến với tất cả mọi người, đối với ơng, điều đó có nghĩa máy
tính phải được tiếp thị đến quảng đại quần chúng. Giấc mơ
của tôi là mọi người trên thế giới này đều sẽ có một chiếc máy
6


tính Apple riêng. Để làm được như vậy, chúng ta phải là một
cơng ty tiếp thị vĩ đại,” Jobs nói ngay từ những ngày đầu thành
lập Apple. Jobs rất tự hào về công tác quảng cáo của Apple.
Jobs thường cho ra mắt các quảng cáo mới trong suốt những
bài phát biểu quan trọng về Macworld.

Triết lý




Cook: “Chúng tôi ở đây để tạo ra những sản phẩm vĩ đại”
Tháng 1/2009, trong một lời kêu gọi với các chuyên gia phân
tích của Phố Wall, Tim Cook đã đưa ra một tuyên bố thú vị về
triết lý của Apple:
Đội ngũ quản trị của Apple là những người rộng rãi, sâu sắc và
hoàn thành nhiệm vụ một cách tuyệt vời, và họ lãnh đạo hơn
35.000 nhân viên – những người mà tôi cho là “thông minh
một cách tinh quái”. Họ phân bổ trong mọi lĩnh vực của công
ty, từ kỹ sư, tiếp thị đến hoạt động, bán hàng và các lĩnh vực
khác. Tất cả những giá trị của công ty đều được quán triệt một
cách cực kỳ chu đáo.
Chúng tôi tin rằng chúng tôi tồn tại trên trái đất này là để làm
ra những sản phẩm vĩ đại, và điều đó sẽ khơng thay đổi.
Chúng tôi luôn luôn chú trọng đến sự đổi mới. Chúng tôi tin
vào sự đơn giản chứ không phải sự phức tạp. Chúng tôi tin
rằng chúng tôi cần phải sở hữu và kiểm sốt những cơng nghệ
lớn phía sau những sản phẩm chúng tôi làm ra và chỉ tham gia
vào các thị trường mà ở đó chúng tơi có thể có những đóng
góp lớn.

Nguyên tắc kinh doanh



Nguyên tắc 1: Hãy làm những gì bạn thích


-


-

Ngun tắc 2: Hãy nhìn đến lõm cả vũ trụ


-

-

7

Steve Jobs đã dạy chúng ta rằng bạn không thể mang đến những
sản phẩm mới, cách tân và thú vị trừ khi bản thân bạn thấy có
cảm hứng và đam mê đối với việc thúc đẩy xã hội tiến lên phía
trước.
Jobs từng nói “Những người có đam mê có thể thay đổi thế giới
tích cực hơn.” Ơng nói, cuộc sống quá ngắn ngủi để bạn có thể
thực hiện giấc mơ của kẻ khác. Và nếu bạn không tìm thấy niềm
đam mê của mình, thì hãy tiếp tục tìm kiếm, chứ đừng tự hài lịng
và dừng lại.
Steve Jobs tin vào uy lực của tầm nhìn. Và ơng đương nhiên có
một tầm nhìn lớn. Vào giữa những năm 1970 khi máy tính vẫn chỉ
phát triển giới hạn trong một nhóm người chung sở thích, Steve
Jobs đã tin rằng ơng có thể mang máy tính đến cho mọi người sử
dụng hàng ngày.
Và thế là ông đã thách thức người đồng sáng lập Steve Wozniak
và nhóm làm việc Apple cùng tạo ra một chiếc máy tính mà mọi
người cảm thấy thoải mái khi sử dụng hàng ngày. Kết quả của



-

việc này là sự ra đời của một chiếc máy tính đã làm thay đổi tất
cả - chiếc máy tính mang tên Macintosh.
Art Levinson, Chủ tịch Genentech, thay mặt ban điều hành Apple,
nói: “Tầm nhìn phi thường của Steve và sự lãnh đạo của ông đã
cứu Apple và đưa đường chỉ lối cho hãng tới vị trí cơng ty cơng
nghệ sáng tạo nhất và giá trị nhất thế giới”.

Nguyên tắc 3: Kết nối mọi thứ để khơi dậy sức sáng tạo
của bạn



Steve Jobs từng nói sự sáng tạo là kết nối mọi thứ. Ý ông là
mọi người với đủ các kinh nghiệm sống thường có thể nhìn
thấy những điều mà người khác bỏ lỡ. Jobs thường kết nối ý
tưởng từ những lĩnh vực khác nhau.

Ngun tắc 4: Nói “khơng” với 1000 điều


-

-

Nguyên tắc 5: Hãy tạo ra những trải nghiệm khác biệt điên
rồ



-

-

-



Steve Jobs rất tự hào với những gì Apple làm được, song ông cũng
tự hào bởi cả những gì Apple đã lựa chọn khơng làm. Steve Jobs
từng nói rằng cải cách đến từ việc nói “khơng” với 1000 thứ.
Các sản phẩm của Apple phổ biến bởi chúng đơn giản, trang nhã
và dễ dùng. Nhưng tất cả những điều đó đều được bắt đầu từ một
câu hỏi của Steve Jobs: Chúng ta có thể loại bỏ những gì?

Khơng chỉ tạo ra nhiều cải cách sản phẩm, Steve Jobs còn cải tiến
nhiều trải nghiệm dịch vụ khách hàng, và tôi cho rằng đó là một
phần gia tài của ơng chưa được người đời đánh giá đúng mức.
Các cửa hàng bán lẻ Apple kiếm được nhiều tiền trên mỗi m2 hơn
mọi cửa hàng khác kể cả những thương hiệu xa xỉ, và lúc nào cũng
đông khách từ sáng đến tối. Trung bình mỗi cửa hàng tiếp đón
17.000 lượt khách mỗi tuần!
Khi Steve Jobs lần đầu thiết lập quan niệm cho các cửa hàng bán
lẻ Apple, ơng đã nói rằng chúng cần phải khác biệt bởi thay vì chỉ
bán hàng, chúng cịn phải làm cho cuộc sống của khách hàng
thêm phong phú.

Nguyên tắc 6: Làm chủ thơng điệp
Thay vì chỉ đơn giản thuyết trình như hầu hết mọi người vẫn làm,
ơng thơng báo, ông đào tạo, ông truyền cảm hứng và ông giúp mọi

người giải trí, tất cả chỉ trong một bài thuyết trình.



Nguyên tắc 7: Hãy bán ước mơ thay vì sản phẩm

Khách hàng của bạn không quan tâm đến sản phẩm của bạn. Cái họ
quan tâm là chính họ, hi vọng của họ, tham vọng của họ. Steve Jobs
đã dạy chúng ta rằng nếu bạn giúp khách hàng của mình đạt được
ước mơ, bạn sẽ có được họ.
8






Phân tích quan điểm của nhà quản trị Steve Jobs đối với
việc hoạch định và kế hoạch và cách thức họ tổ chức việc
hoạch định tại tổ chức
Quan điểm nhà quản trị đối với việc hoạch định :
-

-

-

-

-


-

9

Hãy gắn bản thân với sự đam mê. Mọi người thường bị
thuyết phục bởi những màn thể hiện mạnh mẽ tới từ xúc
cảm và sự đam mê.
Đam mê chính là một phần quan trọng trong mọi quyết định của
Steve Jobs, và bạn cũng nên biến điều này thành một phần của
bản thân.
Steve Jobs cũng đã khơng ít lần đưa ra ý tưởng cho nhóm quảng
cáo của mình với một niềm đam mê mãnh liệt và thuyết phục họ
làm việc với sự đam mê tương tự để "đảm bảo rằng hầu hết mọi
chiến dịch quảng cáo mà nhóm triển khai đều tràn đầy cảm xúc
và sự đam mê của chính vị CEO này". Kết quả là những chiến dịch
quảng cáo của Apple, đơn cử như chiến quảng cáo "1984" và
“iPod” đã biến Táo Khuyết trở thành cái nôi của cảm hứng, sáng
tạo và niềm đam mê chứ không chỉ đơn thuần là một công ty
máy tính khơ khan
Thành thật đến mức tàn nhẫn sẽ giúp bạn xây dựng một
thế mạnh của bản thân: Thành thật đến mức tàn nhẫn sẽ giúp
bạn xây dựng một thế mạnh của bản thân. Mọi người sẽ mua sản
phẩm, hay nói cách khác là ý tưởng của Jobs vì ông luôn tha thiết,
và dồn cả tâm huyết của mình vào những gì ơng nói, hay sản
phẩm mà ơng tạo ra.
Làm việc chăm chỉ, và những người khác sẽ tôn trọng bạn.
Tôn trọng là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất để
có được những gì bạn muốn: Steve Jobs là người sở hữu tác
phong và đạo đức trong công việc đạt chuẩn mực đến mức đáng

kinh ngạc. Jobs vẫn là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm cho cả
các hoạt động của Pixar. Vị CEO đã làm việc khơng biết mệt mỏi,
đến mức bị sỏi thận. Chính sự chăm chỉ và đạo đức làm việc của
ông đã giúp cả 2 cơng ty vượt qua được giai đoạn khó khăn. Sự cố
gắng của Steve Jobs là tấm gương để các nhân viên nỗ lực cũng
như nghiêm túc hơn trong cơng việc, qua đó có thể sáng tạo ra
những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng, và họ tôn trọng ơng vì
điều đó.
“Vơ hiệu hóa” mọi người với sự “dụ dỗ” và những lời tâng
bốc: Trong cuốn tiểu sử về Steve Jobs của tác giả Walter Isaacson
có đoạn trích như sau: "Jobs có thể dụ dỗ và quyến rũ mọi người
theo cách mà ông ấy muốn, và dường như vị thuyền trưởng của
Apple cũng thích làm như vậy. Những người như (cựu CEO của
Apple) Amelio và Sculley đều cho rằng Steve Jobs ln dành cho
họ thiện chí cũng như tình cảm đặc biệt, điều đó có nghĩa là Jobs
u thích và tôn trọng họ. Steve Jobs luôn biết cách thốt ra những


-

-

-

10

lời tâng bốc dù là không mấy thành thật dành cho những người
đang khao khát sự tâng bốc đó để đạt được mục đích. Tuy nhiên,
Jobs cũng ln có thể quyến rũ những người mà ông ấy ghét dễ
dàng như cách ơng có thể “xúc phạm” đến những người mình quý

mến bằng những ngôn từ chân thật nhất".
Luôn giành về mình những ý tưởng tốt nhất, dành thời
gian suy nghĩ về một ý tưởng mới với tất cả khả năng. Suy
nghĩ của ngày hơm nay có thể sẽ rất khác so với ngày hôm
qua. Bud Tribble, một cựu kỹ sư Mac, đã nói về điều này trong
tiểu sử của Steve Jobs như sau: "Nếu Steve Jobs bỗng nhiên nói
với bạn về một điều gì đó khủng khiếp hay tuyệt vời, điều đó
khơng nhất thiết có nghĩa là anh ấy sẽ phải cảm thấy như vậy
vào ngày mai. Nếu bạn nói với Steve Jobs một ý tưởng mới, anh
ấy thường sẽ nói với bạn rằng ý tưởng đó thật ngu ngốc. Nhưng
sau đó, nếu Jobs thực sự thích nó, chính xác một tuần sau, anh ấy
sẽ quay lại gặp bạn và đề xuất lại về ý tưởng đó theo những
chiều hướng bổ sung, như thể chính anh ấy mới là người nghĩ ra
vậy”.
Đưa ra quyết định nhanh chóng và dứt khốt. Bạn có thể
(thường) -thay đổi quyết định sau này: Trong trường hợp của
chiếc iMac thế hệ đầu tiên, Jobs đã ngay lập tức quyết định Apple
sẽ phát hành các mẫu máy tính mới với màu sắc “cầu vồng” trẻ
trung. Và quả thực khi ra mắt, chính màu sắc mới lạ của iMac
(vào thời điểm đó) đã khiến người dùng rất thích thú. Jony Ive,
giám đốc thiết kế của Apple, cho biết "ở nhiều nơi, người ta có
thể phải mất đến vài tháng để đưa ra một quyết định. Còn tại
Apple, Steve Jobs thường chỉ làm điều tương tự trong nửa giờ."
Đừng chần chừ một giây nào trong việc khắc phục sự cố
+ Khi Steve Jobs đang mải mê với dự án thiết kế Apple Store
phiên bản đầu tiên, phó chủ tịch bán lẻ Ron Johnson của ông đã
thức dậy vào giữa đêm trước khi một cuộc họp quan trọng với các
cổ đông sẽ diễn ra vào ngày hôm sau bởi một suy nghĩ: Cách
thức tổ chức, sắp xếp chuỗi cửa hàng của Apple rất có thể đã
mắc sai lầm. Cơng ty trước đây đã tổ chức các chuỗi cửa hàng

theo loại sản phẩm được bán, nhưng Johnson chợt nhận ra rằng
Apple cần tổ chức lại chuỗi cửa hàng theo hướng dựa trên những
gì mà khách hàng có thể muốn mua cũng như nhu cầu của họ đối
với sản phẩm.
+ Johnson đã ngay lập tức trình bày với Jobs về trăn trở của mình
vào buổi sáng hơm sau. Và sau một hồi phân tích, vị CEO của
Apple đã nói với tất cả những người tham dự cuộc họp ngày hơm
đó rằng suy nghĩ của Ron Johnson là hoàn toàn đúng đắn, và họ
cần phải thiết kế lại toàn bộ bố cục, cách tổ chức các chuỗi cửa
hàng của mình, điều này đã trì hỗn việc triển khai theo kế hoạch
ban đầu khoảng 3-4 tháng, nhưng là quyết định hoàn toàn đúng
đắn. “Chúng tơi chỉ có một cơ hội để sửa chữa sai lầm này”, Jobs
chia sẻ.


-

-



Ln đề cao sự hồn hảo, khơng cho phép bản thân được
lơ là với mục tiêu đã đề ra: Steve Jobs luôn đặt kỳ vọng rất
cao đối với mỗi sản phẩm của mình: Khi Macintosh gặp vấn đề
với việc khởi động quá chậm, Jobs đã “làm khổ” đội ngũ kỹ sư
chịu trách nhiệm về việc này, cho họ biết rằng đây có thể là vấn
đề liên quan đến sự sống cịn của Macintosh và họ sẽ phải có
phương án khắc phục ngay lập tức. Ơng đã làm việc với vơ số
nghệ sĩ nổi tiếng và công ty quảng cáo lớn để đảm bảo các chiến
dịch quảng cáo của Apple mang lại cảm giác phù hợp với hiệu

ứng hình ảnh và âm thanh được đồng bộ hóa hồn hảo tối đa.
Đừng để những gã ngốc ngáng đường bạn: Steve Jobs luôn
nổi tiếng với “biệt tài” phát hiện ra những “tên ngốc” trong cơng
việc. Chính “năng khiếu” này đã giúp ơng rất nhiều trong việc
ngăn chặn những tên ngốc len lỏi trong cơng ty của mình. Jobs sẽ
qt sạch tất cả “bọn họ” cho đến khi khơng cịn kẻ nào nữa.

Cách thức steve jobs tổ chức việc hoạch đinh tại tổ
chức
-

-

-

11

Jobs tập trung mọi nguồn lực của Apple vào một danh sách
nhỏ các sản phẩm mà cơng ty có thể thực hiện tốt. Nhưng sự
tập trung đó cũng được áp dụng với cả những sản phẩm riêng
lẻ nữa. Để tránh “sự ôm đồm những chức năng mới” – danh
sách ngày càng phình ra với những tính năng thường được
thêm vào sản phẩm trong giai đoạn thiết kế và sau khi sản
phẩm tung ra thị trường. Ơng ln địi hỏi sự tập trung cao độ.
ơng loại bỏ hết tất cả những dịng sản phẩm dư thừa và cắt
giảm những thành phần ngoại lai trong phần mềm điều hành
mới mà Apple đang phát triển.
Steve Jobs xử lý mọi thử thách chính xác theo cách mà ơng
muốn. Ơng đã tham gia vào hoạt động lãnh đạo từ khi cịn rất
trẻ, bây giờ ơng đã quen với vai trị ấy, tự tin một cách chính

đáng về khả năng của mình trong việc dẫn dắt hàng chục
nghìn nhân viên Apple tới những mục tiêu mà anh đặt ra cho
họ. Trong suốt những năm này, ông đảm bảo thành công liên
tiếp của công ty trong lĩnh vực máy tính cá nhân bằng cách
tạo dựng một bước chuyển khéo léo sang một kiểu vi xử lý
mới; chỉ đạo một cách thẳng tay và thành công đối với một số
những chuyển đổi lớn trong đội ngũ lãnh đạo của mình; tối ưu
hóa, tăng cường hiệu quả và tham vọng của “cối xay” phát
triển sản phẩm của công ty .
Chiến lược của Jobs là thuê những lập trình viên, kỹ sư và nhà
thiết kế thông minh nhất. Jobs cố gắng duy trì sự gắn bó của
họ bằng quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi, và xây dựng danh
tính cho các nhóm cộng tác nhỏ. Jobs bày tỏ: “Tơi ln quan
tâm đến một phần cơng việc của mình là duy trì trình độ cao


cho tất cả những người trong tổ chức mà tôi cùng làm việc với
họ. Một trong những điều mà cá nhân tơi có thể làm là thực sự
cố gắng truyền cho tổ chức mục tiêu tối thượng là chỉ có
những người hạng ‘A’. Trong mọi điều tôi làm, tôi đều chấp
nhận phải trả giá cho việc săn tìm những con người giỏi nhất
trên thế giới này’’.
Kiên định. Công việc không bao giờ dễ dàng, nhưng Jobs rất
kiên định và công bằng khi ông quay trở lại Apple và bắt đầu
việc tái tổ chức cơng ty một cách quyết liệt. Ơng biết rằng
điều gì cần phải được thực hiện. Ơng dành nhiều thời gian để
phân tích các vấn đề và hy vọng tồn bộ nhân viên cùng đồng
lịng giải quyết các vấn đề đó

-





Mơ tả các loại kế hoạch
Chiến lược
1.

"Be intentional":

* Jobs bắt đầu với 2 câu hỏi quan trọng:


-

-

-

Chúng ta là ai?
Chúng ta làm gì?
Nhìn qua thì câu hỏi này khá là buồn cười, thậm chí Steve Jobs
khi đó đã quay trở lại làm CEO Apple hơn 10 năm tính đến lúc
ông gửi email này, và ông đã dẵn dắt Apple đi qua một đợt hồi
sinh cực kì thành cơng.
Nhưng Jobs hiểu rằng việc rơi rớt khỏi vị trí số 1 là điều rất dễ
dàng. Apple đã từng cực kì thành công trong quá khứ để rồi rơi
vào một giai đoạn thiếu đi sự sáng tạo và khơng có những sản
phẩm mang tính quyết định.
Để lịch sử khơng lặp lại, Jobs biết rằng Apple cần phải liên tục

đặt câu hỏi về việc họ là ai, họ làm gì. Apple phải thiết lập một
giá trị, thiết lập những lĩnh vực mà họ cần tập trung, cũng như
bộ máy lãnh đạo công ty phải vận hành như thế nào, đồng
thời phải thống nhất với văn hóa và mục tiêu của cơng ty.

=> Học được gì: Cơng ty của bạn sẽ ln thay đổi theo thời gian, và
hãy đảm bảo rằng việc thay đổi đó là do bạn muốn như thế, chứ
khơng phải tình cờ diễn ra.
2.Xác định thế mạnh của bạn:
-

-

12

Trong thư, Steve Jobs nói về một “thời kì hậu PC”, trong đó có
việc xu hướng tiêu dùng của khách hàng sẽ chuyển sang mua
nhiều thiết bị di động hơn, và đề cập tới thế mạnh của Apple
trong thị trường (lúc đó cịn) mới này.
Jobs nói: “Apple là cơng ty đầu tiên chạy đến thời kì này”, ý
ơng là iPhone, iPad đã mở đầu cho cả một thời kì điện tốn
mới. Hiện nay, sản phẩm mobile đang chiếm 66% doanh thu
công ty, trong đó chỉ riêng iPad đã bán nhiều hơn Mac.


-

Chìa khóa thành cơng theo Jobs đó là phải liên tục cải tiến
thiết bị di động, cách người ta giao tiếp với nhau, app và dịch
vụ cloud - một chiến lược mà Apple vẫn cịn duy trì sau đó 10

năm và giúp cơng ty chuyển mình thành cơng ty nghìn tỉ đơ.

=> Học được gì: xác định những gì cơng ty bạn làm tốt trong thị
trường, sau đó làm cho những thứ đó trở nên tốt hơn.
3.
-

-

Học từ đối thủ:

Jobs nói trong email như thế này: 2011 - cuộc thánh chiến với
Google
iPhone, iPad mở đầu xu hướng, nhưng Google cũng khơng vừa,
họ đã nhanh chóng vượt mặt Apple theo nhiều cách khác
nhau, và Jobs biết điều đó.
Trong email Jobs nói về việc Android tích hợp tốt với các dịch
vụ Google ra sao, thừa nhận rằng Android “đã đi trước Apple”
về dịch vụ cloud cho nhu cầu danh bạ, lịch và email. Mục tiêu
của Jobs là “bắt kịp Android ở những nơi chúng ta bị thua… và
vượt mặt họ”.

=> Học được gì: Tập trung vào thế mạnh nhưng cũng phải học từ
đối thủ và liên tục cải tiến
4.
-

-

-


Tập trung vào 1 thứ lớn:

Job nói rằng có một mục tiêu quan trọng trong năm 2011,mà
theo ông là “năm của cloud”. Theo Jobs, Apple đã “phát minh”
ra khái niệm digital hub bằng cách dùng PC như là một hub
chứa mọi tài sản số của người dùng như lịch, danh bạ, hình
ảnh, nhạc, video… tuy nhiên hub này sẽ dần di chuyển từ PC
sang cloud, và Apple phải hành động nhanh.
“Google và Microsoft đã đi xa hơn về công nghệ này, tuy nhiên
họ vẫn chưa làm nó đủ tốt… Chúng ta cần phải gói các sản
phẩm của mình lại với nhau, để càng khóa chặt người dùng
vào hệ sinh thái của chúng ta”.
Xác định và thực thi dựa trên ưu tiên này là một yếu tố quan
trọng để định hình chiến lược của Apple trong nhiều năm tới,
và giúp công ty bắt kịp đối thủ.

=> Học được gì: có nhiều thứ bạn làm cùng lúc, nhưng bạn phải tập
trung nhiều sức nhất cho một số ít dự án, và phải có 1 dự án quan
trọng nhất, được ưu tiên nhất. Bạn hãy tìm ra những điều này và
đảm bảo rằng mọi người hỗ trợ nó.
5.
-

13

Nhìn vào tương lai:

Điểm cuối cùng của Jobs nói về thứ sẽ trở thành Apple Park,
trụ sở công ty, và cũng là một trong những dự án cuối cùng

mà Jobs làm trước khi qua đời. Đây là một cơng trình chứa


-



đựng tinh thần của Apple và khuyến khích nhân viên tiếp tục
“nghĩ khác đi”.
Đáng buồn là Jobs khơng cịn sống đến ngày Apple Park hồn
thiện, tuy nhiên ơng là người đã theo sát với quá trình thiết kế
trụ sở, thậm chí có người nói rằng ơng là người u cầu từng
chi tiết nhỏ của Apple Park sẽ như thế nào, vật liệu ra sao.
Đến năm 2017, Apple Park đi vào hoạt động.

Kế hoạch tác nghiệp
Lần thứ hai trở lại của Steve Jobs
-

-

-

Steve Jobs đã thành lập Apple vào năm 1976 tại gara để xe
của ông. Chưa đầy 10 năm sau, ông bị đá ra đường bởi chính
người đang điều hành Apple khi đó là CEO John Sulley. Phiêu
bạt tại miền đất hứa có tên là NEXT, Jobs thể hiện cả những
mặt tốt lẫn xấu. Không ai nghi ngờ về khả năng sáng tạo cùng
gu thẩm mỹ tuyệt vời của ông nhưng điểm hạn chế của ông là
về khả năng lãnh đạo. Ơng chưa bao giờ nắm giữ vai trị CEO

trước đó. Nên tại cơng ty NEXT, ơng được thử sức với trọng
trách mới này.
Tuy nhiên, NEXT lại không gây được tiếng vang như bậc tiền
bối Apple. Nếu dựa vào đó để nhận xét khả năng làm CEO thì
màn thể hiện của Jobs cũng không quá xuất sắc. Cứ cho là ông
đã thất bại tại NEXT, nhưng nhờ vậy ông đã có được một bài
học kinh nghiệm quý giá.
Cột mốc năm 1997 là dấu ấn thật sự quan trọng. Nó đánh dấu
sự trở lại của Steve Jobs và cũng là năm mà Apple khụy gối
trước Microsoft. Apple đã hoàn toàn bị Microsoft loại ra khỏi
lĩnh vực hệ điều hành máy tính. Nhưng cơn ác mộng của Apple
vẫn chưa chấm dứt. Microsoft từ chối việc phát triển Word và
Excel cho những phiên bản tương lai của hệ điều hành
Macintosh, và điều đó có thể tiêu diệt Apple.

Chiến lược lấy mật, nhưng khơng phá tổ ong của
Jobs
-

-

14

Steve Jobs chính thức đảm nhiệm vai trị CEO của Apple vào
tháng 7 năm 1997. Chưa có một tín hiệu rõ ràng rằng Apple sẽ
vực dậy, nhưng việc Jobs đang toàn tâm toàn ý cho Apple đã
đẩy giá cổ phiếu từ 13 đô la lên 20 đô la. Cùng với đó là sự
phấn khích và cảm xúc hân hoan của toàn thể nhân viên khi
biết rằng Jobs sẽ dẫn dắt họ. Đó là sự khởi đầu, nhưng không
phải là việc làm quan trọng nhất của Jobs.

Như một chú ong chăm chỉ, Jobs đã xoay xở tìm mọi cách để
có thể vực dậy Apple từ vực thẳm. Điều đầu tiên và cũng quan
trọng nhất trong hành trình này của ông là thỏa thuận ‘ngừng
bắn’ với Microsoft.


-

-

-

-

Sự kiện tại Macworld tháng 8 năm 1997 của Jobs đã chính thức
hóa mối quan hệ đối tác của cả hai. Tại đây Jobs đã nói rằng
“Apple sống trong một hệ sinh thái. Vì thế, cơng ty cần
sự trợ giúp cộng sinh từ các đối tác. Những mối quan
hệ tiêu cực khơng giúp gì ai trong nghành cơng nghiệp
này.” Sau đó, ơng giới thiệu một đối tác mới đầu tiên của
Apple hôm nay. Một đối tác đầy ý nghĩa, và đó là Microsoft.
Nhân viên của Apple và Microsoft trong tình trạng chiến tranh
lạnh hàng thập kỷ qua đều coi nhau như kẻ thù không đội trời
chung. Nhưng giờ đây, khi biểu tượng Microsoft và Apple xuất
hiện cùng nhau trên màn hình thì sự kinh ngạc của mọi người
là điều khơng thể tránh. Trật tự về một thế giới mới đã được
hai công ty sắp xếp lại.
Trước sự kiện Macworld, Jobs đã có một cuộc điện thoại có lẽ là
quan trọng nhất của cuộc đời ơng. Ơng đã gọi Bill Gates và
nhờ Gates trợ giúp. Viện vào cớ hệ điều hành của Microsoft là

sự sao chép ý tưởng từ Apple, Jobs đề nghị Microsoft tiếp tục
phát triển phần mềm cho Apple và cùng với đó là một khoản
đầu tư trị giá đến 150 triệu đô la. Trong sự kinh ngạc của Jobs,
Gates đã đồng ý.
Chiến lược lấy mật cùng với sự gắn bó đam mê của Jobs
với cơng ty, đã tạo ra sức bật cực kỳ cần thiết cho
Apple. Giá cổ phiếu tăng 33% trong một ngày khi công bố
thỏa thuận với Microsoft. Cú nhảy ngoạn mục này mang lại
830 triệu đô la cho giá trị của Apple trên sàn chứng khốn.
Cùng với đó là một khoản đầu tư lớn từ Microsoft đã giúp
Apple quay trở lại từ nấm mồ của nó.

Tìm hiểu quan điểm của Steve Jobs về việc tuyển mộ và sử
dụng nhân viên, về vai trò con người trong kinh doanh, về
việc đào tạo và phát triển đội ngũ kế cận.
Steve Jobs: "Khơng có lý do nào chúng ta tuyển những người tài giỏi mà
còn phải chỉ cho họ biết phải làm những gì. Chúng ta phải tuyển những
người giỏi để họ nói cho chúng ta biết phải làm gì".


Cách tuyển mộ nhân viên
1. Xác định rõ tiêu chuẩn nhưng khơng q cứng

nhắc.
-

15

Mới nghe, điều này có vẻ quá sức hiển nhiên, nhưng thông
thường, những người giữ vai trị tuyển dụng nhân viên mới lại

thường khơng đặt trọng tâm vào nhu cầu tuyển người một
cách chuẩn xác và cụ thể. Chẳng hạn, có người phỏng vấn
một ứng viên khá hồn hảo nhưng rồi khơng tuyển dụng vì
chưa thấy đúng ý (đúng ý chứ không phải đúng tiêu chuẩn).


-

-

Ngược lại, có người chọn lọc mãi mới quyết, nhưng sau đó mới
biết mình tuyển lầm người. Steve Jobs ln nắm bắt rất rõ nhu
cầu vì sao cần tuyển người nhưng ông không quá khắt khe về
những tiêu chuẩn đã đặt ra. Có khi sự lựa chọn của ơng khiến
mọi người ngạc nhiên vì ơng thấy được một điểm đặc biệt ở
ứng viên mà những người khác khơng nhìn thấy được.
Điều đó đã từng xảy ra với Susan Kare – một nghệ sĩ tài năng
nhưng không rành về công nghệ thơng tin. Vì lẽ đó, cơ đương
nhiên khơng đạt chuẩn để được nhận vào nhóm Mac của
Apple. Chỉ có Steve nhìn thấy điểm sáng của Susan, đó là khả
năng bắt việc nhanh chóng và tiềm năng sáng tạo lớn. Đối với
Steve, năng lực, niềm đam mê và năng khiếu nghệ thuật của
Susan Kare quan trọng hơn hẳn và đánh át điểm yếu về trình
độ cơng nghệ thơng tin của cơ.

2. Đừng tìm kiếm nhân tài bằng những phương
pháp tầm thường.
-

-


-

Việc Steve chấp thuận lời mời đến diễn thuyết tại Đại học
Stanford (bang California) đã trở thành một sự kiện quan
trọng. Nhiều sinh viên nghĩ rằng đó là một dịp hiếm có để
thảo luận về kinh doanh với một trong những người sáng lập
ra công ty phần mềm hàng đầu thế giới. Với Steve Jobs, ơng
cũng phấn khởi vì cảm thấy có thêm nguồn cảm hứng và
năng lượng từ chính các sinh viên. Tại bất cứ cuộc gặp gỡ nào,
Steve luôn “bật anten” dị tìm những ứng viên tiềm năng cho
nhóm Macintosh của mình.
Mike Murray – một sinh viên ngồi đơi mươi đang học MBA
cũng làm cho Steve để ý đến ngay trong lần gặp đầu tiên. Lúc
ấy, ông chủ Apple chỉ giới thiệu qua loa về Apple và cách họ
nỗ lực để thay đổi thế giới với chiếc máy tính cá nhân. Song
đó lại là những gì Mike muốn nghe và anh ta nêu vài câu hỏi
khiến Steve bị bất ngờ. Trở thành một phần của Apple, Mike
Murray được giao cơng việc lãnh đạo nhóm tiếp thị Mac.
Một người giới thiệu với Steve chàng trai tên là Mike Boich –
cựu sinh viên Đại học Stanford, đang theo đuổi MBA tại
Harvard. Steve nhanh chóng liên hệ với Mike và sau một cuộc
đối thoại khơng dài đã lập tức tuyển anh. Chính Mike Boich là
người đương đầu với mọi thách thức gian nan nhất khi Apple
tung Macintosh ra thị trường, đồng thời tạo ra cụm từ “người
phúc âm” – chuyên gia làm nhiệm vụ thuyết phục các nhà
phát phiển phần mềm tạo ra các chương trình phần mềm
riêng cho Mac. Mac đã tồn tại và phát triển nhờ những người
phúc âm như vậy.


3. Người tài giỏi biết rõ những người tài giỏi khác.

16


Steve ln nói rằng: “Chúng ta chỉ tuyển dụng những tay chơi
hạng A”. Theo ông, nếu tuyển một số cá nhân hạng B rồi tuyển
một số ít nữa thuộc hạng C, khơng sớm thì muộn, tồn bộ tổ
chức sẽ đi xuống. Hẳn nhiên, không phải doanh nghiệp nào
cũng đủ sức tuyển dụng toàn những cá nhân ưu tú.Vậy làm thế
nào để có được những cá nhân thật sự tài giỏi và phù hợp với
doanh nghiệp?Một trong những nguồn trợ giúp đắc lực chính là
các nhân viên của bạn. Những cá nhân nhạy bén thường thích
được làm việc tại nơi có nhiều cá nhân nhạy bén khác. Do đó,
khi bạn cần thiết tuyển dụng một ai tài giỏi, hãy đề nghị những
người có năng lực trong cơng ty giới thiệu những ai mà họ thán
phục về mặt này hoặc mặt khác.


Cách sử dụng nhân viên
1. Trao quyền quyết định cho nhân viên
-

-

Trong nền kinh tế tri thức, các kiểu quản lý có thứ bậc từ trên
xuống dưới (top-down) thường chỉ mang tính một chiều và khơng
mang lại hiệu quả. Bởi nhân viên thường nhận thức rõ hơn và biết
nhiều hơn người quản lý về lĩnh vực chun mơn của mình. Hơn
nữa, họ cũng rõ hơn về nhu cầu, mong muốn để giúp khách hàng

có những trải nghiệm phong phú hơn. Drucker có lời khuyên đến
các nhà quản lý: "Các nhân viên tri thức phải quản lý chính họ.
Họ phải có sự tự quản".
Ngược lại, các tổ chức, cơ quan hoạt động hiệu quả cao khi họ
trao quyền cho các nhân viên. Thông tin sẽ được chia sẻ công
khai và mọi người có thể sử dụng nó để đưa ra những quyết định
đúng đắn một cách nhanh chóng.

2. Hỗ trợ và dẫn dắt làm việc nhóm
-

-

Trong nền kinh tế tri thức, các lãnh đạo phải đầu tư nhiều thời
gian vào những nhân viên có giá trị nhất để thực sự hiểu bản
thân và khả năng của họ. Nhà lãnh đạo phải đảm bảo có sự liên
kết giữa mục tiêu cá nhân của nhân viên với mục tiêu kinh doanh
của công ty. Khi có sai lệch, các nhà lãnh đạo phải tìm ra cách
sắp xếp để mọi người cùng hài lòng.
Khi muốn trở thành một lãnh đạo thực sự thay vì là người quản lý,
bạn cần hỏi các đồng nghiệp về cách có thể hồn thành cơng
việc tốt hơn chứ khơng chỉ đơn giản là tự mình phải giải quyết.
Đó là một dấu hiệu để họ biết rằng bạn quan tâm đến ý kiến và
chuyên môn của họ, bạn không phải là một kẻ ngạo mạn chỉ biết
làm theo ý mình.

3. Nói ít đi, nghe nhiều hơn
-

17


Điều này thực sự rất quan trọng nếu muốn thành công. Xây dựng
các mối quan hệ cá nhân là cách tốt nhất để đảm bảo rằng nhân


-

-



viên của bạn cảm thấy họ được lắng nghe. Điều này có nghĩa là
các nhà lãnh đạo sẽ cần lắng nghe nhu cầu của nhân viên, biết
được vấn đề quan trọng nhất đối với họ và thực sự tìm cách giúp
họ phát triển.
Các nhà lãnh đạo cần lắng nghe những ý tưởng và quan điểm từ
nhân viên cấp dưới. Kỹ năng nghe khơng phải tự nhiên mà có,
phải có sự thực hành bởi vì nó địi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn và
niềm tin tích cực vào sức mạnh và năng lực của người khác.
Ngoài ra, chiến thuật lắng nghe cũng đòi hỏi sự kết hợp của tự tin
và khiêm tốn mà đa số chúng ta khơng tự tin có được.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng: Nhu cầu phổ biến của các nhân viên tri
thức không giống với nhu cầu chung của tất cả chúng ta. Đó là
được làm những cơng việc có ý nghĩa, được tơn trọng, được cộng
tác với những con người xuất sắc, chia sẻ các giá trị và cuối cùng
tạo ra được những tác động tích cực đến thế giới.

Sơ đồ cơ cấu

Giống như thời của Steve Jobs trước đây, Apple duy trì việc quản trị

nhân sự theo cấu trúc tập trung: CEO Tim Cook chiếm vị trí trung
tâm trên sơ đồ tổ chức, nơi giao nhau duy nhất giữa các bộ phận
thiết kế, kỹ thuật, vận hành, marketing và bán lẻ của bất kỳ sản
phẩm chính nào của Apple. Ngồi CEO, cơng ty hoạt động mà khơng
cần có các GM - những người kiểm sốt tồn bộ quy trình từ phát
triển sản phẩm đến bán hàng và được đánh giá dựa trên kết quả
P&L riêng biệt - theo mơ hình thơng thường.

18


Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Apple: Tổ chức theo cấu
trúc tập trung


Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs
Tính cách Steve Jobs
1.Cầu tồn, tinh tế và u thích sự sáng tạo
-

-

Ơng ln u cầu nhân viên của mình tỉ mỉ và khơng được có bất
kì sự sai xót nào.Sự cầu tồn và u thích sáng tạo thể hiện ngay
trong những đoạn quảng cáo và sự tinh tế trong những sản phẩm
đem lại thành cơng cho Apple. Ơng thường hay dồn ép và yêu
cầu làm lại những thiết kế hay sản phẩm khơng hồn hảo theo
đánh giá của mình.
Các sản phẩm theo ý của Jobs luôn phải quan tâm đến từng chi
tiết nhỏ nhất, kể cả những chiếc ốc vít ở mặt sau của sản phẩm.

Các dòng sản phẩm nổi tiếng như iPod, iPhone, iPad từ kiểu dáng,
phần cứng đến phần mềm đều đồng bộ, thể hiện sự tinh tế, sáng
tạo và hồn thiện khơng ngừng.

2.Sự nóng nảy

19


-

-

Vào những lúc áp lực cơng việc lên cao, ví dụ như khi hạn chót
việc hồn thành mẫu iMac tới gần, ông phải đối mặt với vấn đề
sản xuất. Trong một cuộc họp đánh giá sản phẩm, ông biết được
quy trình sản xuất đang bị chậm trễ, Steve Jobs đã tỏ thái độ giận
giữ khủng khiếp, và nỗi giận giữ ấy tuyệt đối thành thực. Ơng đã
nổi nóng với nhóm làm sản phẩm với những từ ngữ hết sức nặng
nề “Các người biết là chúng ta đang cố cứu công ty cơ mà” và
ông hét lên “và các người đang làm hỏng hết mọi sự”. Jobs cho
rằng màu xanh của hình ảnh quảng cáo iMac khơng giống với sản
phẩm thật và tất nhiên nhóm quảng cáo nhận được cuộc gọi từ vị
CEO này.
Dù cho trưởng nhóm quảng cáo là bạn thân của Steve Jobs nhưng
nhóm vẫn nhận được lời đe dọa sa thải từ ông. Sau khi kiểm tra
lại sản phẩm và hình ảnh quảng cáo, màu sắc khơng hề gặp bất
kì vấn đề nào, Steve Jobs đã ngi giận nhưng nhóm quảng qo
khơng hề nhận được một lời xin lỗi của ơng về sai lầm này, với
Jobs thì xin lỗi là một việc xa vời.


3.Sự tham vọng, muốn kiểm soát mọi thứ
Sau khi được bổ nhiệm làm chuyên viên tư vấn cho Apple
trong thời gian Amelio nắm quyền, Jobs ngay lập tứ đẩy những
người ông tin tưởng vào những vị trí cấp cao của Apple. Jobs
cầ đảm bảo là những người thực sự giỏi đến từ NeXT không bị
đâm sau lưng bởi những kẻ kém hơn đang giữ vị trí cao ở
Apple. Để điều hành mảng phần mềm, ơng sử dụng người bạn
Avie Tevanian của mình. Để nắm giữ mảng phần cứng ông
chọn Jon Rubinstein, người đã năm giữ vị trí tương tự tại NeXT.
Tất cả các nhóm làm sản phẩm từ công đoạn thiết kế đến hoạt
động quảng bá sản phẩm đều được Steve Jobs kiểm soát chặt
chẽ theo những tiêu chuẩn của riêng ơng.

4.Quyết đốn
Jobs vơ cùng quyết đoán và mạnh mẽ đối với các quyết định của
mình. Khi ơng thấy đúng, ơng sẽ bỏ mặc tất cả sự phản đối, ý
kiến hay những lời chê trách về quyết định của mình. Khi Steve
Jobs quay trở lại Apple cũng là thời khì đen tối nhất của hãng
này, cổ phiếu trượt giá liên tiếp, quyết định đầu tiên của ông là
phải hạ giá cổ phiếu ưu đãi, tất cả các bộ phận tài chính đều
phản đối ơng, họ nói cần hai tháng để nghiên cứu vấn đề này
nhưng ông nhất quyết thực hiện ngay và ông đã thành
công.Quyết định chỉ tập trung sản xuất sản phẩm máy tính để
bàn và máy tính xách tay theo hai dịng phổ thông và cao cấp
20


đã vấp phải sự phản đối của các kỹ sư nhưng đa phần họ đã bị
Jobs thuyết phục. Kết quả là các kỹ sư và quản lý của Apple chỉ

tập trung cao độ vào bốn lĩnh vực, với mảng máy tính để bàn
cao cấp hộ phát triển Power Macintosh G3; với máy tính xách
tay cao cấp họ phát triển PowerBook G3; với máy tính để bàn
phổ thơng họ bắt đầu với thứ sau này trở thành iMac; với máy
tính xách tay phổ thông họ tập trung vào thứ sẽ trở thành iBook.
Sau hai năm gây sửng sốt với việc thua lỗ, Apple đã có một quý
thu lợi nhuận, kiếm được 45 triệu đơ la. Trơng cả năm tài chính
1998, nó trở thành 309 triệu đô la lợi nhuận. Jobs đã quay trở
lại, Apple cũng vậy. Đó là minh chứng cho sự quyết đoán và tài
năng của Steve Jobs.

5. Nghiêm khắc
Steve Jobs cho rằng ơng hay tức giận nhưng nó khơng kéo dài
lâu. Cách thức gặt hái thành công của Jobs chính là trở nên
nghiêm khắc, rất nghiêm khắc. Steve Jobs ông ta có quyền
làm điều đó, ông hiểu được cảm xúc của những người bị phỉ
báng và ông sử dụng cách đó để cơng việc có hiệu quả cao
hơn.

6. Là người lạnh lùng, nóng nảy nhưng cũng rất tình
cảm
Jobs có thể lạnh lùng, nóng nảy, cay độc với nhân viên, đối tác
đặc biệt là những người có xung đột với ơng nhưng cũng có thể
rất tình cảm với những người đồng hành cùng mình. Khi yêu cầu
Mike Markkula rời khỏi ban quản trị Apple, ông đã lái xe đến tận
nhà và có một cuộc nói chuyện thân mật về tương lai của Apple.


Phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs
-


21

Ông thường xuyên áp đặt những suy nghĩ khác người của
mình lên người khác. Ơng hay đưa ra những quyết định một
cách độc đốn trong chớp mắt khiến khơng ít lần Jobs làm mọi
người ngạc nhiên sững sờ. Sự ra đời của chiếc máy Imac năm
1997 chính là minh chứng cho sự độc đốn của ơng. Với ý
tưởng kỳ lạ về thiết kế như quả cầu vàng trong phim khoa học
viễn tưởng, Jobs đã nhận được 38 lý do từ chối từ bộ phận kỹ
sư, ho cho rằng ý tưởng này là không thể thực hiện. Nhưng
Jobs gạt phắt đi và khẳng định “Tôi là tổng giám đốc và tôi
nghĩ chúng làm được”. Tuy nhiên không phải lúc nào ông cũng
đúng. Việc ra quyết định mang tính độc đốn mà không tham
khảo ý kiến mọi người đã khiến Jobs đối mặt với những sai lầm
chết người. Vào trước những năm 1985, trong khi các hãng
máy tính sản xuất phần cứng khác áp dụng phần mềm điều
hành của Microsoft, thì Jobs lại khăng khăng nghiên cứu và


-

-

22

sản xuất phần mềm riêng cho máy tính của mình. Tuy nhiên,
khi sản xuất ra thì phầm mềm đã lỗi thời so với các đối thủ.
Trước khi Jobs tiếp quản khu cơng sở có một bầu khơng khí
làm việc thoải mái. Các nhân viên thích đi loanh quanh hút

thuốc lá và tán gẫu trong sân khu liên hiệp R&D. Vài
nhân viên có vẻ tiêu phí hầu hết thởi gian để ném thức ăn cho
chó của họ. Jobs bắt đầu đưa ra những ngun tắc mới. Ơng ra
lệnh khơng cho hút thuốc là bất kì nơi nào trong tổ chức, rồi
cấm chó vào cơng sở, lấy cớ vì chó bẩn và nhiểu người dị ứng
với nó. Mọi người đang nhận thức rằng Jobs có thể khẳng định
uy quyền của mình ở bất kì mặt nào trong cơng ty. Mọi việc
trong Apple đã, đang và sẽ đi theo tầm nhìn của giám đốc độc
đốn này. Trước khi Jobs tiếp nhận cơng ty, mọi người tại Apple
rất thích tiết lộ bí mật. Họ làm vậy một phần vì cơng ty ít có sự
tiếp thị. Họ cho rằng cách duy nhất để mọi người biết nó là tự
bản thân mình tiết lộ. Tuy nhiên, Jobs đi ngược lại hồn tồn
những quan niệm đó và khăng khăng cách làm việc của mình.
Đây là tiền đề để Jobs xây dừng nên luật im lặng – văn hóa
cơng ty nổi tiếng của Apple. Jobs có thái độ rất khắt khe với
nhân viên của mình, ơng ln địi hỏi sự hồn hảo đến từng
chi tiết và khơng chấp nhận một sai sót nào dù là nhỏ nhất.
Ơng cịn nổi tiếng với tính lạm quyền cá nhân, vì ơng có thể sa
thải bất cứ nhân viên nào trong cơn nóng giận. Nhiều nhân
viên cấp cao của ơng tại Apple đã làm việc tại Apple trong
nhiều năm liền đã ngậm ngùi ra đi, họ cho rằng tuy Jobs tàn
bạo, nhưng khi ở bên ông, họ chưa bao giờ làm việc tốt hơn
thế. Jobs cũng khét tiếng trong việc là hét các giám đốc và
nhân viên công ty một cách không thưong tiếc. Cựu giám đốc
PR của Apple từng nói rằng “làm việc với Jobs là một thách
thức khủng khiếp, thú vị khủng khiếp và đơi khi cũng khó khăn
khủng khiếp”
Bên cạnh đó, Jobs cịn là người nổi tiếng q khắt khe với cơng
đồn, ơng đã áp dụng nhiều biện pháp để đàm phán với đại
diện cơng đồn như: doạ phá sản, th ngồi.. để có được

những thoả thuận có lợi. Steve còn được biết đến với phong
cách động viên "cho roi cho vọt". Với ông, mọi sai lầm đều
đáng bị trừng phạt. Steve có thể thẳng tay sa thải một nhân
viên trong buồng thang máy nếu người này phạm một lỗi
nghiêm trọng. Vào năm 2008, Steve từng có một buổi họp rất
nặng nề với nhóm phụ trách dịch vụ thư điện tử MobileMe.
Ơng hỏi "có ai cho tơi biết chức năng chính của MobileMe là gì
khơng?". Nhận được câu trả lời từ thuộc cấp, ơng tiếp tục: "vậy
thì làm thế qi nào mà nó lại khơng hoạt động đúng với
những gì các anh đã trình bày?". Quãng thời gian 30 phút sau
đó là một sự nhiếc móc khơng thương tiếc của Steve dành cho
nhân viên: "Các anh đã làm ô danh Apple. Các anh nên căm


ghét lẫn nhau đi, vì đã làm cho tất cả phải thất vọng". Là một
nhân viên, bạn sẽ nghĩ sao khi nhận những câu nói trên từ sếp
của mình?



Phân tích ưu nhược điểm phong cách lãnh đạo độc
đoán của Steve Jobs

1.Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán khi được
Steve Jobs áp dụng ở Apple
-

-

-


Thứ nhất, phong cách lãnh đạo độc đốn của Steve Jobs rất thích
hợp ở cơng ty Apple, nơi mà tập trung khá nhiều nhân tài về mọi
mặt (kinh tế, kĩ thuật, nhân sự…) với nhiều tính cách khá lập dị và
có cá tính. Sự độc đốn sẽ giúp cơng nhân viên cơng ty có được sự
tập trung tư tưởng làm việc một cách ổn định.
Thứ hai, khi cơng ty gặp khó khăn ( giai đoạn 1996), hàng hóa ứ
đọng nhiều. Tinh thần nhân viên giảm sút vì bị ảnh hưởng bởi tình
trạng xuống dốc của cơng ty. Khơng khí làm việc căng thẳng ở cả
ban quan trị lẫn đội ngũ cơng nhân. Để có thể giải quyết tình hình
lúc này, yêu cầu người lãnh đạo của cơng ty cần có quyền lực tập
trung để có giải quyết hết mọi vấn đề trong công ty. Đây là điều kiện
thích hợp để Steve Jobs chứng tỏ được năng lực bản thân với tính
cách rất phù hợp với phong cách lãnh đạo độc đoán.
Thứ ba, phong cách lãnh đạo độc đốn của Steve Jobs giúp cho cơng
nhân viên trong cơng ty có được sự áp lực cần thiết để hồn thành
cơng việc đúng thời hạn và đạt hiệu quả cần thiết, đôi khi tạo ra
những thành quả vượt ngồi mong đợi. Ơng giúp cho đội ngủ nhân
viên đạt được đến những giới hạn của bản thân mà chính họ cũng
không thể nào biết được. Khả năng động viên nhân viên của ông
không biểu hiện một cách rõ ràng, mà chỉ là những cuộc trò chuyện
một chiều, ý là bắt buộc họ thực hiện cho được những ý tưởng của
Steve Jobs, dù ban đầu nghe có vẻ rất vơ lý và khó thực hiện. Tuy
nhiên, khi thực hiện được, đội ngũ nhân viên mới cảm nhận được
rằng Jobs luôn đúng trong mọi quyết định, điều này khiến họ thêm
phần thán phục vị thuyền trưởng tài ba của mình. Chính phong cách
ngày càng giúp ơng có được sự u mến và tin tưởng của nhân viên
trong công ty, khiến cho công tác cải tổ và phát triển Apple được
thực hiện nhanh chóng. Phong cách lãnh đạo độc đốn của Steve
Jobs không giống bất kỳ định nghĩa nào về quản trị hay lãnh đạo.

Ơng điều hành tất cả mọi cơng việc trong Apple. Tuy nhiên, Stev
Jobs chỉ thực hiện công việc theo cảm nhận và suy nghĩ của riêng
bản thân ông.

2. Nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán khi
được Steve Jobs áp dụng ở Apple
-

23

Việc áp đặt những suy nghĩ của mình lên người khác và đưa ra
những quyết định mang tính đọc đốn mà khơng bàn bạc hoặc tham


-

-

24

khảo ý kiến của bất kỳ ai, sẽ làm tăng tính rủi ro trong mỗi quyết
định, xác suất xảy ra sai lầm là rất lớn Steve Jobs tự đưa ra quyết
định và áp đặt ý kiến cho nhân viên làm cho họ bất mãn và khó chịu
vì ý kiến của mình khơng được tơn trọng.. Hơn nữa điều này làm cho
họ cảm thấy nhà lãnh đạo không hiểu được tâm tư và nguyện vọng
của họ, từ đó mỗi quan hệ cấp trên và cấp dưới dần trở nên xa cách.
Nhân viên khơng cịn hứng thu gióp ý cho cơng việc. Hậu quả là
cơng ty bỏ phí nguồn ý tưởng dồi dào từ chính nhân viên của mình.
Việc địi hỏi q khắt khe của Jobs sẽ tạo áp lực lớn lên công việc
cho nhân viên, khiến nhân viên dễ xảy ra tình trạng bị stress, khơng

khí làm việc lúc nào cũng đầy căng thẳng, nhân viên có đơi lúc sẽ có
một môi trường làm việc không thoải mái, hiệu quả làm việc giảm
sút Jobs can thiệp vào tất cả mọi việc từ việc lớn nhất đến việc nhỏ
nhất khiến nhân viên cảm thấy khó chịu, khơng thoải mái. Hoen nữa
việc này cũng làm cho ơng khơng có thời gian cũng như sự tập trung
cần thiết để giải quyết những vấn đề quan trọng.
Phong cách lãnh đạo độc đoán của Jobs làm cho ơng có tầm ảnh
hưởng q lớn đối với Apple đến nỗi bất cứ một động tĩnh nào của
ông cũng dẫn đến hậu quả rất lớn đối với công ty, chẳng hạn như
ngay sau khi nghe tin ông bị ung thư thì giá cổ phiếu của Apple đã
giảm mạnh,….



×