Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Hoàn thiện 10 tính cách của nhà lãnh đạo Phần cuối pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.44 KB, 5 trang )

Hoàn thiện 10 tính cách của nhà lãnh đạo
Phần cuối
6. Chấp nhận thách thức
Người lãnh đạo luôn chấp nhận thách thức, thử thách với hiện thực. Họ tìm kiếm những
hướng đi mới, ngày càng nâng cao quy trình hoạt động của mình, chấp nhận rủi ro và
chấp nhận cả những thất bại.

Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại. Tuy nhiên, nếu
bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự
mạo hiểm đó có đáng giá hay không?
Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, bạn cần biết vượt qua rào cản tâm lý
lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu thử thách là quá khó, hãy dành
thời gian cho việc lên kế hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự chuẩn bị, mức độ mạo hiểm
trong tình huống của bạn càng được giảm bớt.
7. Phải biết thừa nhận sai lầm của mình
Dù là người lãnh đạo tài giỏi đi nữa thì đôi khi sai lầm vẫn xảy ra. Những lúc như vậy
người lãnh đạo cần thừa nhận sai lầm của mình một cách khéo léo để không mất đi cái uy
nhưng vẫn giữ được sự chân thành. Khi đó nhân viên sẽ cảm thấy thông cảm với sếp và
nhanh chóng cùng sếp giải quyết khó khăn.
Người lãnh đạo không nên quá phụ thuộc vào nhận xét hay đánh giá của nhân viên để
điều chỉnh mình. Cần phải thể hiện rõ vai trò của mình khi đối mặt với các vấn đề quan
trọng sống còn. Điều cốt yếu là tin tưởng vào những điều đúng đắn rồi nhân viên sẽ tự
thấy họ đã không chọn lầm người lãnh đạo.
8. Dám chịu trách nhiệm – không đổ thừa
Dám đối diện với sai phạm đã gây ra, dám chịu trách nhiệm và đứng ra giải quyết vấn đề,
không đùn đẩy hết trách nhiệm sang người khác.
9. Biết quan tâm đến cấp dưới
Là lãnh đạo, bạn có biết nhân viên có cống hiến hết mình cho thành công chung không?
Họ có biết ý nghĩa và tầm quan trọng của công việc họ đang làm không? Họ có cảm thấy
được đánh giá đúng với năng lực bản thân hay không? Hàng ngày họ có đi làm với lòng
nhiệt tình và say mê công việc không?


Xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động để kích thích nhân viên
làm việc tích cực, hiệu quả luôn là điều mà các tổ chức ngày nay hướng tới.
Có thể, bạn bề bộn với trăm ngàn công việc, nhưng đừng quên một cấp trên tốt là phải
biết quan tâm đến cấp dưới của mình. Mỗi một nhân viên là một kho tàng tri thức độc
đáo, mà nếu cấp trên khéo léo sẽ biết khai thác để đóng góp cho tổ chức. Để hiểu xem họ
muốn gì, cần gì? Lãnh đạo nên gặp trực tiếp và nói chuyện với nhân viê, hiểu họ cần gì,
muốn gì, và đảm bảo cho họ tất cả những gì họ cần để làm công việc của họ cũng là một
phương pháp để bạn có thể dành sự tin tưởng của nhân viên, và vì thế họ sẽ nỗ lực hết
mình cho công việc.
Trong một tập thể nhân viên của một tổ chức, trước khi đến làm cho bạn, họ là những con
người hoàn toàn xa lạ. Nguyên nhân nào đã gắn kết họ lại cùng lao động, cùng vì một
mục tiêu phát triển của tổ chức. Không ai khác đó chính là bạn – người lãnh đạo.
Ngày nay các tổ chức thường đòi hỏi kỹ năng làm việc theo nhóm ở nhân viên của mình.
Nhưng khi chưa có cơ hội hiểu nhau, hiểu về phương pháp và chuyên môn của nhau,
nhân viên của bạn sẽ kết hợp thế nào? Và lúc này đây, những hoạt động tập thể, đôi khi là
hoạt động ngoài trời sẽ gắn kết mọi người với nhau hơn. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng
những nhân viên của bạn sẽ được đào tạo những kỹ năng cần thiết để giúp họ có mối
quan hệ tốt hơn, không chỉ với cấp trên, mà còn với cả đồng nghiệp và khách hàng nếu
có.
Truyền đạt những điều bạn mong muốn và hy vọng ở họ cũng là việc mà những nhà lãnh
đạo nên làm. Bạn mong muốn gì ở nhân viên của bạn, chỉ là hoàn thành công việc được
giao hay còn hơn thế? Vậy hãy để họ hiểu rằng họ ở tổ chức để làm gì, công việc họ làm
có ý nghĩa thế nào đến sự thành công của công ty.
Thường xuyên trao đổi công việc không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn giúp bạn và
cấp dưới của mình có mối quan hệ thân thiết. Sức mạnh của đoàn kết cũng chính là thành
công của tổ chức đó.
Mỗi nhân viên là một cá nhân riêng biệt, có tính cách và trình độ khác nhau. Từ những ý
tưởng, rồi sự nhạy bén và tâm huyết với công việc, tất cả đó là những gì họ có thể làm để
giúp doanh nghiệp thành công và phát triển. Nhân viên là tài sản quý nhất của tổ chức.
Hãy là nhà lãnh đạo khéo léo, để nhân viên của bạn sẽ hết lòng vì công việc, vì thành

công chung của tổ chức.
Một kiểu giao tiếp vượt cấp khác cũng hay được áp dụng là tiếp viên định kỳ mỗi tháng,
mỗi quý một lần. Giám đốc quy định một ngày cố định trong kỳ dành riêng để tiếp nhân
viên và công bố cho mọi nhân viên dưới quyền biết. Trong ngày ấy, mọi người có thể xin
gặp giám đốc để trình bày những vấn đề có liên quan đến bản thân và công việc. Kiểu
giao tiếp vượt cấp này là một con dao hai lưỡi, cần rất thận trọng khi sử dụng. Nó sẽ phát
huy tác dụng vô cùng to lớn nếu gặp được giám đốc thực sự quan tâm đến cấp dưới, giải
quyết những nguyện vọng chính đáng của họ khi những vấn đề này nằm trong thẩm
quyền và vừa sức. Ngược lại, khi giám đốc chỉ tiếp nhân viên lấy lệ thì kiểu giao tiếp này
lại gây bất lợi cho giám đốc.
10. Có tính tuân thủ triệt để
Những nhà lãnh đạo thành công là những người hiểu biết sâu sắc về văn hoá tổ chức và
biết cách tuân thủ nó. Họ coi mình là một phần của văn hóa tổ chức, hay chính là một
người trong cuộc. Điều quan trọng nhất trong cách tuân thủ những nguyên tắc mang màu
sắc văn hóa doanh nghiệp ở những nhà lãnh đạo này là sự kết hợp hài hòa thái độ tôn
trọng những gì đã có và bản chất lãnh đạo đích thực của mình. Họ thường thích nghi bản
thân mình với những nguyên tắc và văn hoá tổ chức bằng cách thể hiện thái độ tôn trọng,
đồng thời thu hút sự chú ý của những người xung quanh vào tính chuyên nghiệp trong
cách lãnh đạo của mình.
Song cũng có nhiều CEO đã rất thành công trong việc thay đổi nền văn hoá của cả một tổ
chức. Điều đó có nghĩa là họ đã phải thách thức, đương đầu với những nguyên tắc cũ.
Tuy nhiên, hiếm có CEO nào lại thực thi tiến trình cải cách bằng những thay đổi đột ngột
hoặc thành công một cách nhanh chóng. Họ khó có thể thực hiện sự cải tổ trong bất kỳ
một lĩnh vực nào, nếu chưa có hiểu biết sâu sắc về văn hoá của tổ chức đó.
Thực tế cho thấy, những vị giám đốc “tồn tại” được sau cuộc cải tổ phải trải qua những
nỗ lực ghê gớm. Họ đã biết cách khéo léo thích nghi với những mối quan hệ chằng chịt
trong tổ chức của mình. Sự thành công của họ cho thấy, ít nhất họ cũng đã được chấp
nhận như là một thành viên của tổ chức. Khi một khi nền văn hoá khước từ nhà lãnh đạo
mới, có nghĩa là CEO này đã không tìm ra được phương thức lãnh đạo thích ứng và phù
hợp.

Ngược lại, một nhà lãnh đạo nhất nhất tuân thủ những nguyên tắc của nền văn hoá cũ,
cũng sẽ gặp nhiều nguy hiểm. Họ rất dễ đánh mất tính chất đặc trưng trong phong cách
lãnh đạo của mình. Vậy nếu là một nhà lãnh đạo, bạn cần làm gì để thành công trong vai
diễn cân bằng đầy khó khăn này?
Một mặt, bạn cần tiếp tục duy trì được tố chất cá nhân trong phong cách lãnh đạo của
mình và biết thể hiện con người thực của mình một cách khéo léo: bạn là ai, bạn từ đâu
đến, điều gì đã làm nên thành công của bạn ngày hôm nay? Ai sinh ra cũng đều có cội
nguồn. Cuộc sống thì không ngừng nảy sinh những tình huống mới, môi trường mới phức
tạp và cũng nhiều thử thách. Nhưng điều quan trọng là bạn đừng đánh mất nguồn gốc của
mình, “ép mình” một cách khuôn mẫu vào môi trường mới, văn hoá mới, bạn sẽ thất bại.
Bên cạnh việc tiếp tục duy trì “cái tôi” trong lãnh đạo, bạn cần phải có những hành động,
dù là nhỏ nhất để thể hiện sự tôn trọng những nguyên tắc, văn hoá vốn có của tổ chức. Đó
chính là cách mà những nhà lãnh đạo thành công chinh phục môi trường làm việc mới và
cấp dưới của mình.

×