Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Hoàn thiện 10 tính cách của nhà lãnh đạo - Phần đầu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.37 KB, 6 trang )

Hoàn thiện 10 tính cách của nhà lãnh đạo
Phần đầu
Trong kinh doanh luôn bao hàm cả lợi nhuận và rủi ro. Do vậy, bắt đầu một công việc
kinh doanh mới cần một sự nỗ lực rất lớn và sự chuẩn bị thích đáng. Nếu bạn sẵn sàng
chấp nhận thách thức trong kinh doanh thì bạn phải làm tất cả mọi việc trong khả năng
của mình để cơ hội thành công được cao hơn. Dưới đây sẽ là 10 bước để bạn có thể thành
công trong kinh doanh.
1. Tự tin:
•Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, là nhận thức và nắm rõ được bản thân mình,
chứ không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng.
•Muốn rèn luyện sự tự tin, trước tiên bạn phải tin vào bản thân mình (vì nếu ngay cả bạn
cũng không tin vào chính mình thì làm sao người khác có thể giúp được bạn), không
ngừng động viên bản thân: “Tôi làm được. Tôi nhất định làm được. Tôi sẽ thành công.
Tôi sẽ làm việc đó tốt hơn người khác”. Có vậy tinh thấn bạn mới phấn chấn và bình tĩnh
đối phó với những tình huống khó khăn.
Và điều quan trọng là bạn phải rèn cho mình có được thói quen luôn khẳng định bản thân
mình trước người khác. Bất kể khi làm một công việc nào đó, hoặc nói một câu gì đó, bạn
nên tạo cho người khác có ấn tượng là “Công việc này tôi sẽ làm thật tốt” hoặc “Tôi sẽ
trình bày vấn đề một cách vừa vặn”.. Cứ duy trì thói quen này đến một ngày nào đó bạn
sẽ phát hiện ra mình đã có đủ tự tin đối mặt với cuộc sống rồi.
Có thể thực hiện tốt hơn bằng cách:
Phát hiện ra những ưu điểm của bản thân: Ví dụ, sở trường của bạn là gì? Bạn đã làm
những việc gì có ích cho xã hội? Trước đây mọi người đã từng biểu dương, ca ngợi bạn
về điều gì? Bạn đã được giáo dục như thế nào có điểm gì đáng nổi bật không ?…
Tìm cho mình một thần tượng: coi người ấy là hình mẫu để mình học tập.
Khẳng định năng lực của bản thân: Mỗi một ngày tìm ra 3 việc mà bạn cảm thấy thành
công. Không nên coi thành công là phải làm một việc gì đó thật trọng đại. Biết mình sẽ
làm việc đó thật tốt đồng nghĩa với việc bạn đã tự khẳng định năng lực của bản thân, và
khi đó bạn sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn .
Tính xem mình đã làm được những việc gì: nếu bạn liệt kê những việc mình đã làm được,
bạn sẽ thấy hài lòng về bản thân và thấy tự tin hơn.


Rèn luyện một vài sở thích: Tìm xem trong những ưu điểm, sở thích của mình một lĩnh
vực nào đó để rèn luyện phát triển và biến điều đó thành sở trường riêng của mình. Ví dụ:
đánh đàn ghita, chơi piano, làm bánh gato, cắt tóc, bơi lội, hay đơn giản chỉ là nhớ tên
một bộ phim nào đó… đều được.
Làm đẹp cho bản thân: Hãy tạo ấn tượng cho người khác bằng cách ăn mặc sạch sẽ, sáng
sủa, vừa mắt, tự nhiên, thoải mái, mang tính quần chúng…
2. Quyết đoán:
Quyết đoán không phải là độc đoán. Quyết đoán là luôn bảo vệ cho những điều bạn muốn
nhưng không bỏ mặc quyền lợi của người khác.
Bạn có gặp khó khăn khi nói “không” lúc bạn thật sự muốn? Bạn có khuynh hướng chiều
theo ý người khác bởi vì bạn ngại không thể nói lên điều bạn muốn nói? Nếu điều này
xảy ra ở bạn thì bạn cần tìm cách làm mình thêm quyết đoán hơn.
Để trở thành người quyết đoán
Bạn có thể tập tính quyết đoán bằng cách dành thời gian để phân tích thật ra bạn cảm thấy
như thế nào. Hãy thành thật với chính mình. Điều này có nghĩa là nếu một nhóm bạn
cùng đi ăn trưa và mọi người đều gọi món mì, bạn không phải máy móc gọi theo họ món
đó. Nếu bạn muốn gọi món Chef’s Salad chẳng hạn, bạn cứ cảm thấy thoải mái mà làm
thế. Thay vì có nguy cơ bị trêu chọc vì bỗng dưng trở thành “người chơi nổi”, bạn sẽ
ngạc nhiên trước việc có nhiều người đổi món Salad cho bữa trưa giống như bạn cho mà
xem. Đừng sợ bị người khác trêu chọc hay nói móc. Bạn chỉ đơn giản thể hiện điều mình
muốn và ao ước, trong trường hợp này là bạn muốn món CHEF’S SALAD.
Một cách khác giúp bạn thêm quyết đoán trong cuộc sống là luôn tự chủ. Điều này có
nghĩa là bạn hãy giữ bình tĩnh tối đa khi đối mặt với những tình huống kịch tính. Bạn
càng tự chủ bao nhiêu thì bạn càng quyết đoán bấy nhiêu. Và chỉ khi tự chủ, bạn mới có
thể quyết đoán được. Hãy giữ sự sáng suốt và đừng để người khác chọc giận mình. Bạn
có thể kiểm soát mình – và hãy luôn như thế. Khi có những xung đột trong cuộc sống,
như nó vốn thế, sự thoả hiệp có thể là một giải pháp hiệu qủa để giải quyết vấn đề giữa
hai hay nhiều người.
Giúp ích: tự tin. Họ cũng theo đuổi những gì họ muốn với tất cả nhiệt huyết và lòng quyết
tâm. Họ thường là những người thành công trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống,

đặc biệt khi có cạnh tranh. bạn có thể đứng trên quan điểm của mình và không để bị chi
phối bởi những người có thể lợi dụng bạn. Đồng thời quyết đoán là tôn trọng cảm xúc và
ý kiến người khác.
3. Luôn có tầm nhìn xa
Tiên liệu được những vấn đề có tính đón đầu trước khi những vấn đề này trở thành phổ
biến trên thương trường. Họ phải là người giỏi “Thuật tính nước cờ” trong việc vạch
chiến lược trên thương trường cho DN.
Các NQL phải học! Phải học không ngừng nghỉ trong suốt thời gian đảm đương vai trò
NQL (và trong cả cuộc đời !). Việc cập nhật kịp thời những kiến thức hiện đại và thông
tin xã hội, thông tin thương trường liên quan là một đòi hỏi bắt buộc đối với các NQL
trong thế giới phẳng, nếu họ không muốn bị cuộc chơi đào thải.
Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc tài năng của nhà lãnh đạo bởi sự quyết đoán và
tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo. Bởi xã hội có nhiều biến chuyển, xu thế phát
triển có nhiểu mới mẻ đòi hòi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược thực tế, vạch địch
rõ ràng mục tiêu và những khó khăn, thuận lợi trước mắt để đưa ra kế hoạch tiến triển
công việc. Nếu không có khả năng phán đoán tương lai thì sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn,
chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính quyết đoán trong mọi
công việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp thời và sáng suốt.
4. Biết lắng nghe – khiêm tốn
Trên thực tế, lắng nghe là một trong những điều quan trọng nhất mà tất cả các nhà lãnh
đạo đều cần có. Khả năng này còn quan trọng hơn các kỹ năng khác mà song hành với
diễn thuyết, phát biểu.
Bởi vì lắng nghe chứng tỏ một hình thức tổ chức khá thuận lợi cho việc phát biểu trước
quần chúng. Nếu biết cách lắng nghe thì bạn sẽ nhận được ý kiến phản hồi từ rất nhiều
người mà bạn có thể quan tâm đến trong công việc hay chính cương vị lãnh đạo mà bạn
đang gánh vác.
Dành thời gian lắng nghe ý kiến của các nhân viên là cách dễ dàng nhất giúp lãnh đạo thể
hiện được sự quan tâm và quan hệ thân thiện giữa sếp và nhân viên. Đó cũng là cách tốt
nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới. Biết là thế nhưng không phải
ông sếp nào cũng làm được.

Lắng nghe tích cực
Trước hết, bạn phải hiểu rằng mọi người đều có nhu cầu được lắng nghe, và bạn là lãnh
đạo bạn càng cần phải lắng nghe. Bởi vì khi bạn lắng nghe tích cực và tham gia vào câu
chuyện thì bạn sẽ biết chuyện gì đang xảy ra, hơn nữa nhân viên của bạn sẽ không có
cảm giác rằng bạn là người cái gì cũng biết và không chịu nghe ai cả. Vậy làm thế nào để
có thể lắng nghe tích cực?
Kỹ năng lắng nghe có thể học hỏi dần dần. Trước hết bạn hãy khuyến khích nhân viên
của bạn nói, khi họ kết thúc câu chuyện bạn đừng vội quay câu chuyện về phía mình, mà
tiếp tục câu chuyện của nhân viên bằng ánh mắt, nụ cười, thái độ, nét mặt của bạn, hỏi
những câu hỏi xung quanh câu chuyện mà hai người đang
trao đổi.
Cử chỉ thân thiện, ánh mắt nhìn thẳng vào người đang nói chuyện, hay đặt câu hỏi là thể
hiện sự quan tâm của bạn, là cách nghe hiệu quả nhất. Người đối diện sẽ biết rằng bạn
thực sự quan tâm tới những gì mà họ đang trình bày. Rất có thể trong khi họ đang nói hay
đang tranh luận về một vấn đề những ý tưởng chợt loé lên trong đầu bạn, bạn cần phải
kiểm soát được những ý nghĩ này. Tốt nhất là tập trung được 100% vào những gì mà
nhân viên nói, nếu không cũng phải kiểm soát những ý nghĩ trong đầu của bạn. Bạn có
thể thể hiện sự quan tâm bằng cách nói : “điều đó nghe có vẻ thú vị đấy, hãy nói cho tôi
nghe về vấn đề đó sâu hơn một chút được không, tôi rất quan tâm tới những trình bày của
bạn, nói chuyện với anh lúc nào cũng thú vị, tại sao bạn nghĩ họ sẽ đưa ra quyết định như
vậy?……..”
Trở thành người lắng nghe tích cực là bạn đồng thời thể hiện qua lời nói, cử chỉ và cảm
xúc trên khuôn mặt bạn. Bạn không thể nói bạn quan tâm tới câu chuyện của ai đó mà
khuôn mặt bạn căng thẳng và cau có, hay lơ đễnh.
Tuy nhiên lắng nghe tích cực cũng có nghĩa là bạn biết điểm dừng của cuộc nói chuyện.
Một khi bạn đã nổi tiếng là người lắng nghe tích cực thì nhân viên sẽ xếp hàng dài để
trình bày những ý tưởng của họ, thậm chí là đơn giản chỉ cần một người lắng nghe họ mà
thôi. Có nhiều phương pháp để lắng nghe mà vẫn không bị quá tải, không tiêu tốn nhiều
thời gian và không làm ảnh hưởng tới công việc trong bộ phận của bạn. Bạn có thể nói
với nhân viên :

- Cảm ơn anh đã trao đổi vấn đề này với tôi!
- Thật hay là anh đã cho tôi biết điều đó, xin cảm ơn anh!
- Tôi sẽ suy nghĩ về đề xuất của anh và sẽ báo lại với anh sớm nhất có thể.
Đôi khi bạn thấy cấp trên của bạn đang trao đổi với bạn về một vấn đề gì đó, họ đưa tay
đặt lên chiếc điện thoại mặc dù không có tín hiệu cuộc gọi nào cả, hành động này là một
cách nói gián tiếp: “Tôi sẽ phải gọi điện thoại ngay khi bạn rời khỏi văn phòng của tôi“.
Một cách khác là trong quá trình chuyện trò thỉnh thoảng bạn cứ cầm một tờ giấy lên

×