Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH trình bày toàn bộ thân thế và sự nghiệp của chủ tịch hồ chí minh học tập bác hồ sv phải làm gì và làm như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.2 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
GIẢNG VIÊN
LỚP ONLINE

: TS. BÙI CHÍ KIÊN
: 19DTC1A


Tên sinh viên : Nguyễn Thị Tú Hạnh
Mssv: 1811544916
Nội dung: trình bày tồn bộ thân thế và sự nghiệp của chủ tịch hồ chí minh. học tập
bác hồ sv phải làm gì và làm như thế nào?

I.

KHÁI QUÁT THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA CHỦ
TỊCH HỒ CHÍ MINH

1 . Thân thế và thuở thiếu thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi ra đi tìm
đường cứu nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy tên là
Nguyễn Tất Thành, là một nhà hoạt động cách mạng tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ra
trong một gia đình nhà nho yêu nước ngày 19/5/1890. Quê nội ông là làng Kim Liên
(tên là làng Sen). Ông được sinh ra ở quê mẹ là làng Hoàng Trù (tên là làng Chùa
(Hoàng Trù), nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895. Hai


làng ban đầu nằm ở xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn. Quê nội
(làng Kim Liên) là một làng quê nghèo khó. Đa phần dân khơng có đất ruộng, phải làm
th cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố nhiều, vì vậy làng này cịn được gọi là làng Đai
Khố. Về phần đời ơng, phần lớn dịng họ của ơng đều cơ hàn, kiếm sống qua ngày bằng
nghề làm thuê, thậm chí một số còn tham gia các hoạt động chống Pháp.


Thân phụ của Nguyễn Sinh Cung là một nhà Nho tên là Nguyễn Sinh Sắc (1862–
1929), từng đỗ Phó bảng. Mẫu thân ơng là bà Hồng Thị Loan (1868–1901). Nguyễn
Sinh Cung có một người chị là Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1884), một người anh
là Nguyễn Sinh Khiêm (sinh năm 1888, tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và em út mất
sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900–1901, tên khi mới lọt lòng là Xin).
Tuổi trẻ
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với cha mẹ và anh tiến vào Huế lần đầu tiên.
Sau khi mẹ ông mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian không dài.
Không được bao lâu thì cha ơng đã đỗ Phó bảng, sau đó ơng theo cha về q ơng nội.
Tại q nội, cha ông đã tổ chức "lễ vào làng" cho ông và anh trai với tên mới là "Tất
Đạt" cho Nguyết Sinh Khiêm và "Tất Thành" cho Nguyễn Sinh Cung; từ đó ơng bắt
đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Tất Thành theo học cử nhân Hoàng Phạm Quỳnh và
một số ông giáo khác.
Năm 1906, ông theo cha vào lại Huế lần thứ hai và học tập ở Trường Tiểu học
Pháp-Việt Đông Ba. Ở đây, ông đã trải qua các niên khóa 1906-1907 lớp nhì và 19071908 lớp nhất. Trong kỳ thi primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 ông
đã đạt thành tích đáng nể là một trong 10 học trị giỏi nhất của trường Pháp – Việt
Đơng Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.
Theo nghiên cứu của học giả William J. Duiker, vào tháng 9 năm 1907, Nguyễn
Sinh Cung vào tham gia lớp trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng
không may ông bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống


thuế ở Trung Kỳ. Cha ơng củng bị triều đình khiển trách đáng buồn vì "hành vi của hai

con trai". Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành đã bị giám sát rất chặt chẽ. Ông quyết định
vào miền Nam để trốn tránh sự kiểm sốt của triều đình. Tuy nhiên, theo các tài liệu
hiện lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại (Centre des archives d'Outremer hay CAOM) ở Pháp, Nguyễn Sinh Cung nhập học vào Quốc học Huế vào ngày 7
tháng 8 năm 1908.
Theo lời nhà nghiên cứu lịch sử Vũ Ngự Chiêu thì "khơng có việc Nguyễn Sinh
Cung bị trục xuất khỏi trường Quốc học vì tham gia vào cuộc biểu tình chống sưu thuế
ở Huế, cuộc biểu tình chống sưu dịch xảy ra ngày 9 tới 12 tháng 4 năm 1908; tức gần 4
tháng trước ngày trò Cung được nhận vào trường Quốc học".
Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đi đến Phan Thiết. Ông đã dạy thể dục và chữ
Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh của Hội Liên Thành. Trong
khoảng thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ tiếp xúc với một số nhà nho
yêu nước, tham gia các cơng tác bí mật, nhận thêm cơng việc liên lạc và có ý chí
đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc. Tuy ơng rất khâm phục Đề Thám (Hồng Hoa
Thám), Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu nhưng khơng vì thế mà hồn tồn tán thành
cách làm củng như việc làm của một cá nhân nào cả. Theo quan điểm của bản thân
ông, Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách, điều đó chẳng khác
nào "xin giặc rủ lịng thương", cịn Phan Bội Châu thì hy vọng Đế quốc Nhật Bản giúp
đỡ để chống Pháp, điều đó nguy hiểm chẳng khác nào "đuổi hổ cửa trước, rước báo cửa
sau". Nguyễn Tất Thành đã nhận thức được rằng là cần quyết định con đường đi của
chính mình.


Khoảng thời gian trước tháng 2 năm 1911, ông đã nghỉ dạy và tiến đến Sài
Gòn cùng với sự giúp đỡ của Hội Liên Thành. Tại nơi đây, Nguyễn Tất Thành nhập
học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp
cho xưởng Ba Son (bây giờ là trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng), vừabán báo ở
khu thương cảng để trang trải cuộc sống và củng tìm hiểu đời sống cơng nhân nơi này.
Ở đây, ơng học được khoảng 3 tháng. Sau đó ông chuyển hướng sang tìm một công
việc trên một con tàu viễn dương để có cơ hội ra nước ngồi học hỏi những tinh hoa
của các nước phương Tây.

2. Quá trình hoạt động cách mạng
2.1. Giai đoạn 1911 – 1920
Gia đình ơng là nhà nho u nước, một làng q giàu truyền thống lịch sử, văn
hóa và cách mạng; ơng đã chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, Người đã sớm ni nấng
ý chí và khát vọng cháy bỏng của mình để giành độc lập tự do cho dân, cho nước.
Ngày 5/6/1911 ông đổi tên gọi thành Văn Ba, Người đã lên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin,
rời bến cảng Nhà Rồng đi Mác xây (Pháp).
Từ năm 1912 -1917, Nguyễn Tất Thành đi qua một số nước châu Phi, châu Mỹ.
Giữa năm 1913, Người đến nước Anh, tham gia nhiều hoạt động, cuối năm 1917 Người
mới trở lại nước Pháp.
Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã hội Pháp, tháng 6/1919 thay
mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp gửi bản yêu sách gồm 08 điểm (ký
tên Nguyễn Ái Quốc) tới Hội nghị các nước đế quốc họp ở Véc-xây (Pháp), địi chính


phủ các nước họp Hội nghị phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình
đẳng của dân tộc Việt Nam.
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương của Lênin về vấn đề dân
tộc và thuộc địa.
Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Đảng Xã hội Pháp. Tại đây
Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp,
trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
2.2. Giai đoạn 1921 - 1930
Từ năm 1921 đến tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc tham gia nhiều hoạt động: thành
lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, dự Đại hội lần thứ I và lần thứ II của Đảng
Cộng sản Pháp, sinh hoạt trong Câu lạc bộ Phôbua, làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo
Người cùng khổ...
Ngày 13/6/1923, Người rời nước Pháp đi Đức và đến thành phố Xanhpêtécbua
(Liên Xô) ngày 30/6/1923.
Từ tháng 7/1923 đến tháng 10/1924, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động trong

phong trào cộng sản quốc tế, bổ sung và phát triển lý luận về cách mạng thuộc địa.
Người hoạt động trong Quốc tế Nông dân; tham dự Đại hội II Quốc tế Công hội đỏ,
Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên; tiếp tục viết nhiều sách báo tuyên truyền cách
mạng, hoàn thành tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp; học tập tại trường Đại học


phương Đông; tham gia Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là cán bộ
Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản.
Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc).
Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở các
lớp huấn luyện cán bộ, ra Báo Thanh niên (1925), tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt
Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp và in
thành tác phẩm Đường Cách mệnh, được xuất bản vào năm 1927.
Hè năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Trung Quốc đi Liên Xơ, sau đó đi Đức (tháng
11/1927) rồi bí mật sang Pháp, đến nước Bỉ dự cuộc họp của Đại hội đồng liên đoàn
chống đế quốc (tháng 12/1927), rồi quay lại Đức, đi Thụy Sỹ, sang Italia. Tháng
7/1928, Nguyễn Ái Quốc tới Xiêm (Thái Lan), rồi trở lại Trung Quốc vào cuối năm
1929.
Từ ngày 06/1 đến ngày 07/2/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc),
Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam.
2.3. Giai đoạn 1930 - 1945
Từ năm 1930 đến năm 1941, tuy hoạt động ở nước ngoài nhưng Nguyễn Ái Quốc
vẫn chỉ đạo sát sao phong trào cách mạng trong nước. Tháng 6/1931, Người bị nhà cầm
quyền Anh bắt giam ở Hồng Kông. Cuối năm 1932, người được trả tự do, sau đó đến
Liên Xô học tại trường Quốc tế Lênin.


Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô đến Diên An (Trung Quốc) làm việc tại Bộ chỉ

huy Bát lộ quân, sau đó bắt liên lạc với tổ chức Đảng, chuẩn bị về nước trực tiếp chỉ
đạo cách mạng Việt Nam.
Ngày 28/1/1941, sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc trở về nước (tại
cột mốc 108 thuộc xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng).
Từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ VIII
của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Khuổi Nặm (Pắc Bó, Cao Bằng). Hội
nghị đã xác định đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc, chỉ đạo thành lập Mặt trận
Việt Minh, sáng lập Báo Việt Nam Độc lập, tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, xây
dựng căn cứ địa cách mạng.
Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và
Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc bắt liên
lạc với Đồng minh, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái
Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong
các nhà lao của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Trong thời gian bị giam giữ, Người viết
cuốn Nhật ký trong tù. Tháng 9/1943, Người được thả tự do.
Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12/1944, Hồ Chí
Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân
đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây
theo đề nghị của Người, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họp


quyết định Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc
Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa
giành chính quyền thắng lợi.
Ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người đọc Tuyên ngôn độc
lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam).
2.4. Giai đoạn 1945 - 1954

Những năm 1945 - 1946, Người cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân xây
dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đối phó với thù trong, giặc ngoài, đưa
cách mạng Việt Nam vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”; tổ chức Tổng tuyển cử
trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam.
Quốc hội khóa I (1946) đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.
Ngày 02/03/1946, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được thành lập do Hồ Chí
Minh làm Chủ tịch.
Ngày 03/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội giao nhiệm vụ thành lập
Chính phủ mới do Người làm Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính phủ (từ tháng
11/1946 - đến tháng 9/1955) và kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí


Minh, nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược, mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 lừng lẫy
năm châu, chấn động địa cầu, đưa miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2.5. Giai đoạn 1954 - 1969
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết . Quân Pháp rút
về nước, miền Bắc nước ta được hồn tồn giải phóng. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ , sau
2 năm sẽ tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam. Nhưng đế quốc Mỹ với ý
đồ xâm lược Việt Nam từ lâu, đã lợi dụng cơ hội, gạt Pháp ra, nhảy vào tổ chức, chỉ
huy ngụy quyền, ngụy quân tay sai, viện trợ kinh tế quân sự, biến miền Nam thành
thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài nước ta. Cả dân tộc ta lại bước vào cuộc chiến đấu
chống xâm lược mới. Trước bối cảnh đó, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực
hiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tháng 10 /1956, tại Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng lần thứ X (khóa II), Chủ
tịch Hồ Chí Minh được cử giữ chức Chủ tịch Đảng.

Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (1960), Người được bầu lại làm Chủ tịch Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III bầu
Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.


Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường
lối đúng đắn, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công cuộc cải tạo, xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thắng lợi; đặt nền móng và khơng ngừng vun đắp
tình hữu nghị giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, giữa Đảng Lao động
Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) với các Đảng Cộng sản và phong trào
công nhân quốc tế.
Ngày 02/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời là tổn thất vơ cùng lớn lao. Đồng
bào và chiến sĩ cả nước ta thương nhớ Người khôn xiết. Sự ra đi của Người để lại mn
vàn tình thương u cho tồn Đảng, tồn dân tộc Việt Nam và tình đồn kết thân ái với
nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp cách mạng của
Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và vì hịa bình, tiến bộ xã hội trên thế giới. Bác đã trải
qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô
cùng trong sáng và đẹp đẽ. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ
Chí Minh mãi là tấm gương sáng ngời cho lớp lớp thế hệ người Việt Nam học tập và
noi theo.
Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ mãi in sâu với non sông đất
nước Việt Nam ta, sẻ sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam chúng ta.
II. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CỦA
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


Hội viên, sinh viên cần chủ động, tích cực, thường xuyên tìm hiểu, tuyên truyền tư
tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đơi với

làm, góp phần nâng cao nhận thức và ý chí quyết tâm thực hành trong sinh viên.
Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phụ
thuộc nhiều vào sự nỗ lực của thanh niên, sinh viên, có tác động to lớn đến tương lai
của cá nhân và đất nước.
Mỗi khi thanh niên, sinh viên tích cực nêu cao trách nhiệm, trung thực, nói đi đơi
với làm, đồng thời tun truyền tinh thần đó cho xã hội, đặc biệt là đối với thiếu niên,
nhi đồng, càng có ý nghĩa lớn lao, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.
Trong công tác, sinh hoạt, cuộc sống đời thường, hội viên, sinh viên cần:
Dành thời gian thỏa đáng tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách và tấm gương
Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đơi với làm.
Tự soi mình, sửa mình và rèn luyện, tạo được thói quen cho bản thân làm theo lời
Bác dạy.
Phấn đấu trở thành tấm gương sáng về nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính trung
thực, ln nói đi đơi với làm để cho người khác noi theo.
Tham gia tích cực, hiệu quả các phong trào của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên
các cấp. Phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" với các tiêu chí:
Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Tình nguyện tốt, Hội nhập tốt.


Hội viên, sinh viên khơng chỉ có nhiệm vụ tích cực học tập và làm theo Bác về trách
nhiệm, trung thực.
Nói đi đơi với làm mà cịn phải: Tích cực tun truyền, làm cho nhiều xung quanh
mình có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích to lớn
của tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đơi với làm; chỉ rõ tác hại của những hành
vi vô trách nhiệm, sự giả dối, nói một đàng làm một nẻo, hoặc "nói thì hay mà làm thì
dở" đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Chú ý phát hiện, tuyên dương, nhân rộng các gương điển hình thanh niên, sinh
viên hoặc các cơ sở Đồn, Hội có những ý tưởng, sáng kiến, cách làm hiệu quả trong
thực hành theo tư tưởng, tấm gương của Bác về tinh thần trách nhiệm, trung thực nói đi
đơi với làm.

Mỗi đoàn viên, hội viên, thanh niên, sinh viên cần xác định rõ trách nhiệm của mình
đối với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; sẵn sàng xung phong cống hiến, hy sinh
vì sự nghiệp chung của đất nước
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Chúng ta không một phút nào
được quên lý tưởng cho cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hồn tồn độc lập, cho
chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới".
"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà
phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà
nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?".


Phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ và có
trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, nỗ lực hết sức mình để hồn thành nhiệm vụ,
không tránh né, đùn đẩy nhiệm vụ qua cho hoàn cảnh hay người khác. Sẵn sàng nhận
lỗi và gánh chịu hậu quả xấu đến với mình khi mình khơng hồn thành nhiệm vụ,
khơng đổ thừa cho hồn cảnh hay người khác.
Không ngừng học tập, rèn luyện, thực hành đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần
trách nhiệm, trung thực, nói đi đơi với làm
Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm:
Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, Với Tổ quốc, với
Đảng, với giai cấp.
Dũng cảm: Khơng sợ khổ, khơng sợ khó, thực hiện:
"Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm",
"gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người".
Khiêm tốn: Khơng nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ.
Cần nâng cao nhận thức về phẩm chất trung thực, trách nhiệm trong công việc và
trong cuộc sống, coi đó là đức tính cần thiết và quý báu, là phẩm giá của mỗi người.
Mỗi hội viên, sinh viên cần phải tích cực xây dựng lối sống trong sáng lành mạnh,
giản dị, chân thành. Phải thật sự trung thực, sống có trách nhiệm với chính mình, với
gia đình, người thân, bạn bè, đồng chí, với Tổ quốc và nhân dân.



Phải khắc phục cho được tình trạng thiếu trung thực, dối mình, dối người, dối
Đảng, dối dân. Phải tự nổ lực chống lại thói tham lam, ích kỷ; ln kiên trì đấu tranh
với bản tính vơ cảm, "đục nước béo cị" khi người khác gặp hồn cảnh khó khăn.
Phải quyết liệt đấu tranh với nạn làm ăn chụp giật, gian xảo, quay cóp, học hộ, thi
hộ, bằng giả, mua bán tri thức...
Đã trung thực với chính mình thì khơng được bỏ trách nhiệm của bản thân.
Trung thực và sống có trách nhiệm góp phần để khắc phục hệ lụy của sự suy thối
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng, trong xã hội.
Để hành động được như vậy, đàu tiên phải nâng cao nhận thức của bản thân về
phẩm chất trung thực, trách nhiệm trong công việc và trong cuộc sống, phải xem đó là
phẩm chất cần thiết và quý báu, là phẩm quý giá của mỗi người.

Mỗi đoàn viên, hội viên, thanh niên, sinh viên gắn tinh thần trách nhiệm, tính trung
thực, nói đi đơi với làm và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, cơng việc chuyên môn
của cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức đoàn, hội, đội.
Sinh viên cần Chủ động tiếp thu kiến thức, năng cao việc tu dưỡng đạo đức, rèn
luyện sức khỏe, thực hiện lối sống lành mạnh, khơng dính vào tệ nạn xã hội, trung thực
với thầy cô, cha mẹ, và mọi người xung quanh.
Không thực hiện hành vi gian lận trong thi cử, nâng cao và làm tròn trách nhiệm
của bản thân là người con ngoan, trò giỏi.


Tích cực chủ động vận dụng các kiến thức đã được học được từ trường lớp để đi
vào cuộc sống hằng ngày, vào cơng việc của bản thân mình.

Nguồn tài liệu tích dẫn và tham khảo:
-
-

-



×