Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận cao cấp chính trị PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ yếu xây DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.74 KB, 23 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HỆ TẬP TRUNG

TÊN MƠN HỌC:
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
TÊN BÀI THU HOẠCH:
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG
GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số

Bằng chữ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 2
Phần 1. Một số vấn đề lý luận chung về Gia đình: ................................. 2
1. Gia đình và vị trí, chức năng của Gia đình: ............................................ 2
1.1. Gia đình: ............................................................................................ 2
1.2. Vị trí của Gia đình:............................................................................ 2
1.3. Chức năng cơ bản của Gia đình: ...................................................... 4
1.4. Tiêu chí để xây dựng Gia đình Việt Nam hiện nay:......................... 7
2. Quan điểm và giải pháp xây dựng Gia đình Việt Nam hiện nay: .......... 9
2.1. Quan điểm xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay:.......................... 9
2.2. Giải pháp xây dựng Gia đình Việt Nam hiện nay:......................... 11


Phần 2. Liên hệ thực tiễn tại địa phương: Phương hướng, giải pháp xây
dựng Gia đình Việt Nam hiện nay trên địa bàn thành phố Thủ Đức. .........
13
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 21


1
PHẦN MỞ ĐẦU
Gia đình là một thiết chế xã hội độc lập, có mối quan hệ tương tác với các
thiết chế xã hội khác và có tác động to lớn đến sự phát triển xã hội nói chung.
Gia đình đóng vai trò quan trọng trong xây dựng, triển khai, thụ hưởng các
chính sách chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa; là thiết chế quan trọng đảm bảo
quy mơ và chất lượng dân số thông qua chức năng sinh đẻ, giáo dục, và đầu tư
phát triển nguồn lực con người. Gia đình là nơi giữ gìn và trao truyền các giá trị
văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, vun đắp, xây dựng gia
đình là điều kiện quan trọng để phát triển bền vững.
Trong vài thập niên qua, hơn nhân và gia đình Việt Nam trải qua những
biến chuyển quan trọng, từ kiểu mẫu truyền thống sang kiểu gia đình với những
đặc điểm mới, hiện đại và tự do hơn, nhất là từ sau Đổi mới. Các quá trình kinh
tế xã hội đi cùng với những chính sách kinh tế, văn hóa xã hội của Việt Nam
đang tác động lớn đến quan điểm, lối sống và hành vi ứng xử của cá nhân trong
xã hội, trong đó có giá trị gia đình của người dân Việt Nam. Một mặt, những
thay đổi về kinh tế, xã hội tác động trực tiếp đến gia đình, đặt ra nhu cầu gia
đình cần có những hỗ trợ và bảo vệ tốt hơn. Mặt khác, những biến đổi của gia
đình có những tác động quan trọng đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa.
Qua nghiên cứu bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, được sự hướng dẫn và
truyền đạt kiến thức từ thầy cô cũng như những vấn đề trên tôi xin chọn đề tài
“PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT
NAM HIỆN NAY”.

Trong khuôn khổ đề tài đặt ra không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót
nhất định, rất mong nhận được sự hướng dẫn và góp ý từ quý thầy cơ để hồn
thiện hơn đề tài.
Trân trọng cảm ơn!


2
PHẦN NỘI DUNG
Phần 1. Một số vấn đề lý luận chung về Gia đình:
1. Gia đình và vị trí, chức năng của Gia đình:
1.1. Gia đình:
Theo chủ nghĩa xã hội khoa học quan niệm: Gia đình là một hình thức cộng
đồng xã hội đặc biệt, hình thành và phát triển trên cơ sở các mối quan hệ hôn
nhân, huyết thống và ni dưỡng, đồng thời, có sự gắn kết nhất định về kinh tế vật chất, qua đó nảy sinh những quyền lợi và nghĩa vụ cho các thành viên của
mình.
1.2. Vị trí của Gia đình:
- Gia đình là tế bào của xã hội:
Gia đình vừa là sản phẩm của xã hội, vừa là đơn vị cấu thành xã hội và là
thiết chế xã hội nhỏ nhất. Với việc sản xuất ra những tư liệu tiêu dùng, tư liệu
sản xuất và tái sản xuất ra con người cùng các quan hệ xã hội, gia đình chính là
tế bào tự nhiên và là đơn vị cơ sở để tạo nên xã hội. Với tư cách là tế bào của xã
hội, sự phát triển lành mạnh, bền vững của mỗi gia đình sẽ góp phần quan trọng
vào sự phát triển xã hội lành mạnh và bền vững. Khẳng định điều này,
Ph.Ăngghen viết: “Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời
đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản
xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do
trình độ phát triển của gia đình”. Như vậy, gia đình khơng tồn tại một cách độc
lập, mà có mối quan hệ biện chứng với xã hội.
- Gia đình bền vững, hạnh phúc là tổ ấm của cá nhân:
Gia đình là tổ ấm thần yêu đem lại hạnh phúc chọ mỗi người. Trong gia

đình, cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn; trẻ em có
điều kiện được bảo vệ an tồn và chăm sóc khơn lớn, người già có nơi nương
tựa, người lao động được phục hồi sức khỏe và thoải mái tinh thần sau mỗi ngày
làm việc vất vả... Ở đó, hàng ngày diễn ra các quan hệ thiêng liêng, sâu đậm
giữa vợ - chồng; cha mẹ - con cái; anh - em, những người đồng tâm, đồng cảm,


3
nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời, nhiều vấn đề ngồi mơi trường gia đình, khơng ở
đâu có thể đáp ứng và giải quyết hiệu quả hơn. Chỉ khi nào được yên ấm trong
gia đình và hữu ái trong xã hội, cá nhân mới thực sự yên tâm lao động, làm việc
sáng tạo và cống hiến hết mình. Một trong những bất hạnh lớn nhất của mỗi con
người là lâm vào cảnh “vơ gia cư”, gia đình nghèo đói, bất hịa hoặc tan nát...
Vì vậy, xây dựng gia đình bền vững, hạnh phúc không chỉ là nhu cầu phát
triển của mỗi gia đình, mà cịn là điều kiện, cơ sở để xây dựng xã hội lành mạnh.
Đó là một trong những vấn đề quan trọng của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
- Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội:
Gia đình tái tạo ra con người, đồng thời, là cái nơi ni dưỡng và hình
thành nhân cách của con người. Gia đình tác động đến con người khơng chỉ với
tính cách là thiết chế xã hội đầu tiên và lâu dài trong suốt cuộc đời con người,
mà còn là yếu tố trung gian, là “cầu nối giữa cá nhân và xã hội”. Mỗi cá nhân
thực hiện nghĩa vụ của mình đối với xã hội một phần rất cơ bản phải thơng qua
gia đình. Đồng thời, xã hội thơng qua gia đình để thể hiện vai trị, trách nhiệm
đối với cá nhân và yêu cầu cá nhân thực hiện nghĩa vụ của mình đối với xã hội.
Qua gia đình, ý thức cơng dân của cá nhân được nâng cao, sự gắn bó giữa gia
đình và xã hội có nội dung xác thực hơn.
Tóm lại, giữa gia đình và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại
với nhau, thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển. Xã hội tốt đẹp, tiến bộ sẽ
là tiền đề, là điều kiện thuận lợi cho các gia đình phát triển lành mạnh. Gia đỉnh

no ấm, tiến bộ, hạnh phúc sẽ có tác động tích cực đối với sự phát triển của xã
hội, góp phần quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững của xã hội. Vi vậy,
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng gia đỉnh là một vấn đề hệ
trọng. Khẳng định điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nhiều gia đình cộng
lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới
tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”.


4
1.3. Chức năng cơ bản của Gia đình:
- Chức năng tái sản xuất ra con người:
Đây là chức năng đặc thù nhất của gia đình. Chức năng này được thực hiện
nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm rất tự nhiên của con người, đồng thời, mang ý
nghĩa to lớn là cung cấp nguồn nhân lực mới, đảm bảo sự phát triển liên tục và
trường tồn của xã hội loài người. Khẳng định điều này, Ph.Ăngghen viết: “Theo
quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng, là sản xuất
và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai
loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt...; mặt khác là sự sản xuất ra bản
thân con người, là sự truyền nịi giống”.
Q trình thực hiện chức năng này chịu sự tác động lớn của những quan
niệm truyền thống, của lối sống và phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, mỗi nền
vãn hóa, mỗi địa phương. Mặt khác, việc thực hiện chức năng này như thế nào
sẽ có tác động trực tiếp đến sự phát triển của mỗi quốc gia.
Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra hai xu hướng khi gia đình thực hiện
chức năng tái sản xuất ra con người: xu hướng thứ nhất, muốn sinh nhiều con.
Xu hướng này diễn ra chủ yếu ở các nước phương Đơng và ở nhiều nước có
trình độ phát triển còn thấp; xu hướng thứ hai ngược lại, muốn sinh ít con, thậm
chí, từ chối thực hiện chức năng này. Xu hướng này thường thấy ở các quốc gia
phát triển. Cả hai xu hướng đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của

một quốc gia. Do vậy, hiện nay hầu hết các quốc gia đều phải quan tâm đến
chính sách dân số và phát triển, trong đó có vai trị của gia đình.
Thực tế cho thấy, số lượng và chất lượng dân số của một dân tộc, một quốc
gia, thậm chí, của tồn cầu phát triển theo chiều hướng nào phụ thuộc phần lớn
vào việc thực hiện chức năng này của gia đình. Vì vậy, thực hiện chức năng này
không phải là việc riêng của gia đình, mà là một nội dưng quan trọng trong
chiến lược phát triển của mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Mỗi gia đình phải có
trách nhiệm (cũng là quyền lợi) trong việc thực hiện tốt Chiến lược về Dân số và
phát triển của quốc gia.


5
- Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục:
Môi trường gia đình thường là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi nhất để
thực hiện chức năng giáo dục, nuôi dưỡng đối với các thành viên trong gia đình,
đặc biệt là đối với con trẻ. Khoa học đã chứng minh rằng, gia đình đóng vai trị
đặc biệt quan trọng trong việc ni dưỡng, giáo dục để hình thành nhân cách con
người. Bởi vì, những mầm mống ban đầu của nhân cách, những sở thích, những
suy nghĩ về cuộc sống của mỗi cá nhân đều được hình thành chủ yếu ngay từ
trong mơi trường gia đình và theo mỗi cá nhân đi suốt cuộc đời.
Xét về mặt thời gian, gia đình là môi trường giáo dục, nuôi dưỡng đầu tiên
và lâu dài trong cuộc đời của mỗi người. Ở đó, tình cảm giữa các thành viên
trong gia đinh có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc giáo dục nhân
cách của trẻ. Đồng thời, bầu khơng khí ấm cúng, hịa thuận trong gia đình, con
cái hiếu thảo, chăm ngoan là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
hình thành và phát triển nhân cách, cũng như thiết lập những hành vi chuẩn mực
cho con trẻ. Vì vậy, giáo dục gia đình đóng vai trị quan trọng trong việc phát
triển tồn diện nhân cách con người, góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị
văn hóa của gia đình, của dịng họ, cộng đồng và của dân tộc, qua đó, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia.

Nội dung giáo dục của gia đình bao hàm các yếu tố của văn hóa gia đình và
văn hóa cộng đồng, nhằm tạo lập và phát triển nhân cách con người một cách
toàn diện về đạo đức, lối sống, cách ứng xử, tri thức khoa học, tình yêu lao
động, giới tính...
Thực hiện tốt chức năng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất
lượng dân số của quốc gia, góp phần quan trọng xây dựng những thế hệ người
cường tráng về thể chất, thơng minh về trí tuệ và trong sáng về nhân cách. Vì
vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế phát triển sâu rộng
như hiện nay càng cần phải coi trọng chức năng giáo dục và ni dưỡng của gia
đình.
- Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình:


6
Hoạt động kinh tế là chức năng tự nhiên của mọi gia đình nhằm tạo ra
những điều kiện vật chất để tổ chức tốt đời sống gia đình, ni dạy và giáo dục
con cái tốt hơn, đồng thời, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế
quốc gia phát triển. Hoạt động kinh tế của gia đình bao gồm cả hoạt động sản
xuất, kinh doanh và hoạt động tổ chức tiêu dùng của gia đình. Trình độ phát
triển của phương thức sản xuất, truyền thống văn hóa, lối sống và phong tục, tập
quán của mỗi dân tộc có ảnh hưởng lớn đến trình độ tổ chức các hoạt động kinh
tế và tiêu dùng của gia đình.
Tổ chức tốt đời sống gia đình chính là việc tổ chức tiến hành các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của gia đình một cách có hiệu quả để tăng thu
nhập; đồng thời, là việc sử dụng một cách hợp lý các khoản thu nhập và quỹ thời
gian nhàn rỗi của các thành viên nhằm tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh
trong gia đình, trong đó, tình cảm và lợi ích vật chất của mỗi thành viên được
đảm bảo hài hịa.
Tuy nhiên, khi gia đình đã trở thành một đơn vị sản xuất, đơn vị kinh tế tự
chủ, nếu các thành viên trong gia đình, trước hết là cha mẹ, bị cuốn hút vào chức

năng kinh tế, sao nhãng các chức năng khác của gia đình, như chăm sóc, ni
dạy con cái, thì sẽ có tác động xấu đến sự phát triển bền vững của gia đình và
làm suy giảm chất lượng nguồn nhân lực. Do đó, mỗi gia đình cần chủ động tổ
chức một cách khoa học hoạt động lao động sản xuất cũng như tiêu dùng để vừa
phát hiển kinh tế gia đình, vừa đảm bảo gia đình phát triển lành mạnh, hạnh
phúc.
- Chức năng đáp ứng nhu cầu tâm lý, sinh lý, tình cảm:
Chức năng này được thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu tâm lý, sinh lý
và tình cảm tự nhiên của con người. Nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến giới
tính và giới, tâm lý lứa tuổi và thế hệ, những căng thẳng, mệt mỏi về thể chất và
tâm hồn... cần được chia sẻ và giải quyết trong phạm vi gia đình và giữa những
người thân một cách hòa thuận. Sự hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và thỏa mãn các
nhu cầu tâm lý, sinh lý, tình cảm giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái... làm cho


7
các thành viên trong gia đình cảm thấy được bình n, được an tồn, có điều
kiện sống khỏe mạnh về vật chất và tinh thần, đó là những tiền đề cần thiết để
củng cố các mối quan hệ của gia đình, bảo vệ gia đình hạnh phúc, bền vững.
Thực hiện tốt chức năng này khơng chỉ góp phần quan trọng đảm bảo xây
dựng gia đình phát triển bền vững, hạnh phúc, mà cịn góp phần thúc đẩy xã hội
phát triển lành mạnh.
Lịch sử phát triển xã hội loài người đã chứng minh rằng: những biến đổi về
kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia đều có tác động mạnh mẽ dẫn đến
những biến đổi trong cơ cấu, vị trí và các chức năng của gia đình. Kinh nghiệm
nhiều nước trên thế giới cho thấy, sự tăng trưởng nhanh về kinh tế nếu không
gắn liền với phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hộỉ sẽ làm ảnh hưởng đến cấu
trúc của gia đình và dẫn đến những khủng hoảng đổ vỡ các quan hệ gia đình.
Thực tế này đã và đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi, nhất là ở các nước phát
triển, dẫn đến những tác động tiêu cực đối với sự phát triển của cá nhân và đe

dọa sự phát triển ổn định của mỗi gia đình và tồn xã hội.
Đê khắc phục tình trạng trên, nhiều quốc gia đã hình thành các cơ quan
quản lý nhà nước phụ trách vấn đề gia đình với các chính sách và sự đầu tư thỏa
đáng giúp cho gia đình có đủ năng lực thực hiện các chức năng của mình và
thích nghi được với những biến đổi của kinh tế - xã hội. Vì vậy, năm 1994 (năm
Quốc té Gia đình), Liên họp quốc đã nêu ra một nguyên tắc quan trọng được các
quốc gia thừa nhận: “Gia đình là đơn vị cơ sở của xã hội, và vì vậy xứng đáng
được quan tâm đặc biệt”.
1.4. Tiêu chí để xây dựng Gia đình Việt Nam hiện nay:
Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay thực chất là xậy dựng gia đình mới
trên cơ sở “kế thừa, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của
gia đình Việt Nam gắn liền với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình
trong xã hội phát triển’’; làm cho mỗi gia đình trở thành tế bào phát triển lành
mạnh, đủ sức chống lại sự “tấn công” của các tiêu cực xã hội và những tác động
xấu của các yếu tố ngoài gia đình. Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII của


8
Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đề ra: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ,
hạnh phúc, văn minh”.
“No ấm” Gia đình no ấm là gia đình được đảm bảo an tồn về lương thực
và có điều kiện kinh tế tối thiểu bằng điều kiện kinh tế trung bình tại địa bàn cư
trú; đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho mọi thành viên trong gia đình.
“Tiến bộ” Gia đình tiến bộ là gia đình mà mọi thành viên đều yêu thương,
tôn trọng lẫn nhau; cùng nhau chia sẻ mọi quyên lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm;
tạo điều kiện và cơ hội như nhau cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân,
đồng thời, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với gia đình và xã hội
trong việc thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước và quy định của pháp luật.
Mỗi gia đình tiến bộ sẽ góp phần tạo nên xã hội tiến bộ.
“Hạnh phúc” Gia đình hạnh phúc được xây dựng trên cơ sở gia đình no ấm,

bình đẳng, tiến bộ. Gia đình hạnh phúc là mọi thành viên trong gia đình phải
được đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về đời sống vật chất và tinh thần; được
hưởng bầu khơng khí cởi mở, u thương, cùng chia sẻ, đùm bọc và giúp đỡ lẫn
nhau cùng phát triển. Mọi thành viên trong gia đình đều có quyền lợi và nghĩa
vụ trách nhiệm với nhau, với gia đình và với xã hội; được bình đẳng, tơn trọng;
có điều kiện để học tập vươn lên; các thành viên trong gia đình cùng đồng cam
cộng khổ, tự giác cùng nhau xây dựng tổ ấm gia đình.
“Văn minh” Gia đình văn minh là gia đình tiếp thu được đầy đủ các yếu tố
tiên tiến của thời đại (bình đẳng, dân chủ, tơn trọng lợi ích chính đáng của cá
nhân...) để duy trì, xây dựng và phát triển gia đình.
Như vậy, xây dựng gia đình với đầy đủ những tiêu chí trên sẽ làm cho gia
đình thực sự là tổ ẩm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, thúc đẩy xã
hội và đất nước phát triển nhanh, bền vững.


9
2. Quan điểm và giải pháp xây dựng Gia đình Việt Nam hiện nay:
2.1. Quan điểm xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay:
- Xây dựng gia đình trên cơ sở kế thừa, giữ gìn và phát huy các giả trị
truyền thống tốt đẹp của gia đình, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của
nhân loại.
- Xây dựng gia đình theo các chuẩn mực của gia đình, thực hiện tốt “Chiến
lược phát triển gia đinh Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” và Nghị quyết
số 21-NQ/TW, ngày 25-10-2017 về cơng tác dân so trong tình hình mới.
- Xây dựng gia đình trên cơ sở đảm bảo hơn nhân tiến bộ, tự nguyện, bình
đẳng giới và phịng chống bạo lực gia đình.
- Xây dựng gia đình phải gắn liền với hình thành và xác lập củng cố mối
quan hệ gắn bó với các cộng đồng, các thiết chế, tổ chức ngồi gia đình.
Cụ thể hóa các quan điểm trên như sau:
Thứ nhất: Tiếp tục vận dụng sáng tạo những định hướng chủ yếu xây dựng

gia đình mới trong chủ nghĩa xã hội và thực hiện xây dựng gia đình mới ở nước
ta. Những quy định ấy phải xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử Việt Nam đang đà đổi
mới tồn diện và từ từng dạng hình gia đình cụ thể khác nhau.
Thực chất xây dựng gia đình mới nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hướng tới hình thành con người mới
Việt Nam với những đặc tính như Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương khóa VIII đã nêu. Bởi thế, gia đình mới ở Việt Nam chính là
gia đình văn hóa. Gia đình văn hóa Việt Nam trên cơ sở giữ gìn và phát huy
phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những cái lạc hậu, những tàn
tích của chế độ hơn nhân gia đình phong kiến, chống lại những ảnh hưởng xấu
của chế độ hơn nhân và gia đình tư sản, đồng thời biết tiếp thu những tiến bộ của
văn hóa nhân loại Đại hội đại biểu Quốc hội lần X của đảng đã nêu rõ ” Xây
dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thật sự
là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mọi người. phát huy trách nhiệm của gia đình


10
trong việc lưu truyền những giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Thực hiện tốt Luật Hơn nhân gia đình”
Trước mắt, “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” chính là chuẩn mực
cần vươn tới của gia đình mới ở nước ta. Sự no ấm phải là kết quả của lao động
cần cù, sáng tạo và chính đáng của gia đình. Sự bình đẳng vừa thể hiện dân chủ
vừa thể hiện tính nề nếp và hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình. Gia
đình tiến bộ trên cơ sở tiến bộ của mọi thành viên và không thể tách rời sự tiến
bộ chung của xã hội. No ấm, bình đẳng, tiến bộ tạo nên hạnh phúc cho gia đình.
Gia đình là hạnh phúc khơng phải là cái trìu tượng mà là tổng hịa những nét đẹp
thường ngày của cuộc sống gia đình.
Thứ hai: Xây dựng gia đình văn hóa đem lại lợi ích của cá nhân và xã hội.
Con người mới của xã hội phải có ý chí vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Từ
chuẩn mực trên của gia đình, ta nhận thấy, sự nghiệp xây dựng gia đình hịa

thuận – bình đẳng – hạnh phúc là sự cố gắng chung của mỗi người. Mỗi gia
đình, của mọi lực lượng và tổ chức xã hội trong nước, và cịn có sự giúp đỡ của
quốc tế.
Kế hoạch xây dựng và cũng cố gia đình phải gắn với kế hoạch xây dựng và
phát triển xã hội ở từng địa phương cũng như trên phạm vi quốc gia. Nhiều loại
chính sách xã hội tác động thì gia đình mới có thể hình thành. Chính ở đây đã
nói lên trọng trách của Nhà nước trong việc xây dựng gia đình. Từ thực tiễn của
vấn đề gia đình Việt Nam, một mặt tiếp tục tuyên truyền và chỉ đạo thực hiện tốt
các chính sách của nhà nước, mặt khác cần rà soát lại để đề nghị bổ sung, sửa
đổi một số chính sách có liên quan đến gia đình, góp phần củng cố và phát triển
gia đình hiện nay ở nước ta.
Thứ ba: Quan tâm một cách thiết thực và toàn diện hơn nữa đến phụ nữ vừa
là mục tiêu vừa là điều kiện quan trọng để xây dựng và củng cố gia đình hịa
thuận – bình đẳng – hạnh phúc ở nước ta. Những quan điểm lớn về giải phóng
phụ nữ đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật. Cần tích cực hơn nữa để


11
đạt được trong tực tế là những mục tiêu mà kế hoạch này đưa ra. Qua đó phụ nữ
Việt Nam có điều kiện làm tốt cơng việc gia đình và làm tròn nhiệm vụ xã hội.
2.2. Giải pháp xây dựng Gia đình Việt Nam hiện nay:
- Một là, nâng cao nhận thức và đẩy mạnh công tác truyền thông về xây
dựng gia đình Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay: Cần đổi mới nội dung, đa
dạng hóa hình thức truyền thơng về xây dựng gia đình, phịng, chống bạo lực gia
đình. Chú trọng hình thức truyền thơng bằng các thông điệp trên các phương
tiện thông tin đại chúng để toàn thể người dân được biết.
- Hai là, phát huy vai trị của hệ thống chính trị và của các tổ chức hội đối
với cơng tác gia đình: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự chỉ
đạo của chính quyền các cấp đối với cồng tác gia đình. Nhà nước có vai trị rất
lớn đối với gia đình. Thể chế chính trị và thiết chế xã hội là những yếu tố cơ bản

đảm bảo cho gia đinh ổn định và phát triển. Vì vậy, Nhà nước cần xây dựng và
thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của
chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, của các tổ chức chính trị xã hội (Phịng Văn hóa và Thơng tin, phịng Lao động - Thương binh và Xã hội,
Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên...), đoàn thể, huy động tồn dân vào việc chăm lo
xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Các cấp ủy đảng, chính quyền
và các tổ chức hội, cũng như mỗi thành viên trong xã hội cần xác định: cơng tác
gia đình là một nội dung quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát
triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và dài hạn của từng địa phương. Thường
xun chủ động rà sốt, đánh giá tình hình gia đình tại địa phương, từ đó, xây
dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn, thách thức
về gia đình và cơng tác gia đỉnh. Xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn
nhân và gia đình, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng
xa và vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời, tăng cường phòng, chống các tệ nạn xã
hội, bạo lực gia đình; đấu tranh chống lối sống suy đồi, thực dụng, vị kỷ; tăng
cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.


12
- Ba là, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện tốt an sinh xã hội nhằm nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình: Việc nâng cao năng lực của
gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế;
tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt, đối với các hộ gia đình chính
sách, hộ nghèo và cận nghèo là công tác thường xuyên và cần được đẩy mạnh,
cần đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói, giảm nghèo
đa chiều theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự
trợ giúp của quốc tế. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội
và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo,
vùng đặc biệt khó khăn tự vươn lên thốt nghèo bền vững; kết hợp các chính
sách của Nhà nước với sự trợ giúp có hiệu quả của tồn xã hội. Tăng cường
trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể trong thực hiện Chương

trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện hỗ trợ các gia đình, đặc biệt là các
gia đình đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi phát triển
kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
- Bốn là, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phổ biến hệ thống giá trị của
văn hóa gia đình Việt Nam: Nghiên cứu đầy đủ về truyền thống văn hóa gia đình
Việt Natn là cơ sở cho việc xây dựng chuẩn mực văn hóa định hướng cho gia
đình Việt Nam trong các giai đoạn, làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu các nội
dung, biện pháp giáo dục gia đình phù hợp với các đối tượng, các nhóm dân cư
và vùng địa lý. Nghiên cứu sự phối hợp giữa quản lý nhà nước, các tổ chức xã
hội với vai trò tự quản của gia đình trong việc củng cố các quan hệ gia đình,
thực hiện vai trị và chức năng của gia đình. Nghiên cứu phương pháp làm cân
băng giữa cơng việc và gia đình trong xã hội hiện đại, giúp các thành viên gia
đình vừa có điều kiện cống hiến cho xã hội, vừa có điều kiện chăm sóc gia đình.
Phát huy truyền thống Gia đình Việt Nam, tương thân tương ái, ông bà, cha mẹ,
con cháu cùng sinh sống, học tập, làm kinh tế…chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần của Gia đình ngày càng tốt hơn.


13
- Năm là, phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ gia đình.
Phần 2. Liên hệ thực tiễn tại địa phương: Phương hướng, giải pháp xây
dựng Gia đình Việt Nam hiện nay trên địa bàn thành phố Thủ Đức.
Phòng Văn hóa và Thơng tin Thành phố Thủ Đức với chức năng tham
mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình,
phịng chống bạo lực gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo; xây dựng,
thực hiện hương ước, quy ước; quản lý nhà nước về: báo chí; xuất bản; bưu
chính; viễn thơng; cơng nghệ thơng tin; phát thanh truyền hình; thơng tin cơ sở;
thông tin đối ngoại và hạ tầng thông tin trên địa bàn thành phố. Với chức năng,
nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơng tác gia đình và phịng chống bạo lực gia

đình cũng là nội dung liên quan bình đẳng giới; tập thể cán bộ, cơng chức phịng
nhất là đội ngũ lãnh đạo ln quan tâm sâu sắc, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên
các công tác liên quan đặc biệt là chú tâm xây dựng đề án “Gia đình hạnh phúc”
để tiếp tục phát huy và giữ gìn quan niệm “Trải qua thời gian và những biến cố
lịch sử, gia đình Việt Nam vẫn là nơi gìn giữ, phát huy truyền thống, chuẩn mực
giá trị cao đẹp, bản sắc văn hóa của dân tộc: yêu quê hương, đất nước, thương
yêu đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, cần cù lao động, sáng tạo, bất
khuất, kiên cường chống giặc ngoại xâm”.
Một số nội dung thực hiện liên quan như tham mưu cho Ủy ban nhân dân
thành phố ban hành 03 Quyết định, 07 kế hoạch để chỉ đạo, điều hành, tổ chức
các hoạt động công tác gia đình năm 2021 với chủ đề “Gia đình bình an - xã hội
hạnh phúc”; triển khai thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam và các
chương trình, đề án trên địa bàn thành phố Thủ Đức giai đoạn 2020 -2025; triển
khai thực hiện Chỉ thị 09 của UBND Thành phố về cơng tác gia đình; Kế hoạch
cơng tác gia đình và phịng chống bạo lực gia đình năm 2021; Kế hoạch truyền
thông và tổ chức ngày Quốc tế Hạnh phúc; Kế hoạch truyền thông và tổ chức
ngày Gia đình Việt Nam (28/6); Kế hoạch truyền thơng và kỷ niệm ngày Phụ nữ
Việt Nam (20/10); Kế hoạch truyền thông ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với
phụ nữ và trẻ em (25/11) và tháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng, chống


14
bạo lực gia đình trên cơ sở giới năm 2021; Phối hợp phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội thực hiện “Mơ hình thành phố an tồn” với nội dung: “Thành
phố an toàn với phụ nữ và trẻ em gái” cho đối tượng là cán bộ, công chức, người
dân trên địa bàn thành phố Thủ Đức.
Tập trung triển khai các phương hướng, giải pháp để xây dựng Gia đình
Việt Nam hiện nay như:
Một là, nâng cao nhận thức và đẩy mạnh cơng tác truyền thơng về xây
dựng gia đình Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay.

Đối với nhiệm vụ là cơ quan tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước phịng Văn hóa và Thơng tin thành phố đã tích cực thực hiện nhiều
nhiệm vụ: như tun truyền phịng, chống Covid - 19 và các cơng tác khác;
riêng đối với Cơng tác Gia đình, phịng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới
với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú: thực hiện 160 tấm pano, 337 băng
rơn, 15 màn hình LED mang thơng điệp phịng, chống bạo lực gia đình, ngày
Quốc tế phụ nữ (8/3), ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), tháng hành động vì trẻ em
được gắn tại các nơi công cộng, đông dân cư của 34 phường; phát 35.650 tờ gấp,
tờ rơi về chuẩn mực Gia đình hiện nay, Gia đình văn hóa và phịng chống bạo
lực gia đình; đăng 105 bản tin trên trang thành phố Thủ Đức, phát thanh 12.677
lần/6.876 phút trên hệ thống loa phát thanh của 34 phường.
Hai là, phát huy vai trị của hệ thống chính trị và của các tổ chức hội
đối với cơng tác gia đình.
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức luôn chỉ đạo các ngành, các cấp cơ
sở, đoàn thể, tổ chức… phối hợp chặt chẽ trong mọi cơng tác nói chung và và
cơng tác Gia đình nói riêng:
Phối hợp và tổ chức các ngày quan trọng như: tổ chức các hoạt động nhân
“Ngày quốc tế Hạnh phúc” (20/3) năm 2021. Tổ chức Tọa đàm “Xây dựng gia
đình hạnh phúc, phát triển bền vững” năm 2021 trên toàn bộ 34 phường (trước
khi đợt dịch Covid - 19 bùng phát lần thứ 4).
* Các hoạt động kỷ niệm 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam:


15
- Tổ chức tuyên truyền qua phương tiện truyền thông mạng xã hội
Facebook, Zalo và hệ thống điện tử nội bộ chủ đề “Gia đình- nơi yêu thương
và chia sẻ” và tầm quan trọng của “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”
nhằm cung cấp cho các thành viên trong gia đình những kiến thức chung về đời
sống gia đình; những điều cần thiết chuẩn bị cho hôn nhân và gia đình; giáo dục
đời sống gia đình đối với gia đình trẻ, gia đình độ tuổi trung niên, gia đình người

cao tuổi.
- Hội thi ảnh online chủ đề “Gia đình yêu thương” đã thu hút 259 gia đình
tham gia với 259 ảnh dự thi, hình ảnh dự thi được đăng trên trang Fanpage để
các đơn vị, gia đình like, share cho các ảnh gia đình của mình u thích.
- Phối hợp tổ chức 01 buổi tập huấn cho cán bộ liên hiệp phụ nữ Thành phố
về giáo dục đời sống gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống
* Cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình ln đựợc quan tâm và triển khai
thực hiện tốt: số vụ BLGĐ năm 2021 giảm (chỉ xảy ra 02 vụ BLGĐ); số vụ bạo
lực gia đình đều được phát hiện và xử lý kịp thời, các nạn nhân đều được các cơ
quan ban ngành, đồn thể quan tâm, tạo điều kiện chăm sóc tại các cơ sở y tế
nếu có thương tích về thân thể, đối với các trường hợp nặng đều được quan tâm
hỗ trợ điều trị tại bệnh viện. Hiện 33/34 phường thuộc thành phố Thủ Đức đã
thành lập mơ hình phịng, chống bạo lực gia đình (Câu lạc bộ gia đình hạnh
phúc, địa chỉ tin cậy cộng đồng, tổ tư vấn, nhóm phịng chống bạo lực gia đình,
số điện thoại đường dây nóng); xây dựng 179 tổ hịa giải với chức năng hịa giải
tại địa bàn dân cư góp phần giải quyết những mâu thuẫn; 173 nhóm phịng,
chống bạo lực gia đình; 199 địa chỉ tin cậy cộng đồng, ngồi ra cịn cung cấp
201 số điện thoại đường dây nóng hình thành và đi vào hoạt động; 186 câu lạc
bộ Gia đình hạnh phúc với 10.109 thành viên; 100% trạm y tế trên địa bàn thành
phố đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình.
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố và căn cứ vào nội dung kế hoạch
cơng tác gia đình và phịng, chống bạo lực gia đình năm 2021, hiện nay 34/34
phường trên địa bàn Thành phố Thủ Đức đều thực hiện tốt hoạt động tuyên


16
truyền cổ động các thông điệp tại địa phương và tun truyền về gia đình,
phịng, chống bạo lực gia đình. Với vai trị thường trực, Phịng Văn hóa và
Thơng tin đã chỉ đạo duy trì nâng chất mơ hình PCBLGĐ thông qua các hoạt
động nhân các ngày kỷ niệm liên quan đến cơng tác gia đình và thường xun

kiểm tra hoạt động của các mơ hình, tổ hịa giải, PCBLGĐ trên địa bàn có được
duy trì hoạt động ổn định hay không, đa số các phường đô thị hoạt động tương
đối mạnh và phát huy tốt các mơ hình như Mơ hình “Câu lạc bộ xây dựng gia
đình hạnh phúc”, Mơ hình “Nhóm phịng chống bạo lực gia đình”, Địa chỉ
tin cậy ở cộng đồng, Mơ hình “Tổ tư vấn cộng đồng”, Tổ hịa giải, Mơ hình
“Tư vấn tiền hơn nhân”, Mơ hình Câu lạc bộ “Mẹ chồng nàng dâu”.
Tiếp tục nhân rộng và triển khai thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia
đình” đến hộ gia đình trên địa bàn thành phố, Xây dựng Quy trình phối hợp hỗ
trợ, can thiệp,xử lý đối với các trường hợp bạo lực gia đình trên địa bàn thành
phố Thủ Đức; Triển khai Đề án “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá gia
đình hạnh phúc ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2030” trên địa
bàn thành phố Thủ Đức - năm 2021. Đồng thời tập trung xây dựng Đề án triển
khai tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc trên địa bàn thành phố Thủ đức
giai đoạn 2021-2025.
Ba là, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện tốt an sinh xã hội nhằm
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình.
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức luôn tạo môi trường điều kiện thuận
lợi để mọi người dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, khắc phục sự ỷ lại
vào Nhà nước, nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh. Xây dựng chiến lược, quy
hoạch phát triển bảo đảm an sinh xã hội phù hợp, có chương trình hành động cụ
thể, khả thi và tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng thời làm tốt công tác tuyên
truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội. Thúc đẩy các mơ hình kinh tế dân sinh,
tạo cơng ăn việc làm với nhiều hình thức, đặc biệt là trong đợt dịch Covid -19
này, đời sống người dân được chăm lo (tuy còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên
nhân) nhưng nhìn chung trên địa bàn người dân đều được chăm sóc, giúp đỡ bởi


17
hệ thống chính trị, y tế và chính những người dân với nhau tạo nên sức mạnh
đoàn kết cùng nhau vượt lên đại dịch, hiện nay thành phố đã thực hiện “Bình

thường mới” đời sống người dân dần trở lại như trước đây là một tín hiệu tốt để
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Bốn là, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phổ biến hệ thống giá trị của
văn hóa gia đình Việt Nam.
Tiếp tục thực hiện quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiều giá trị
truyền thống của gia đình Việt Nam tiếp tục được bồi đắp, gìn giữ, trao truyền
và lan tỏa. Trước những biến đổi của đời sống xã hội, gia đình Việt Nam đang
trong quá trình chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại. Những giá trị truyền
thống, nhất là những giá trị đạo đức, chuẩn mực ứng xử trong gia đình, trong
cộng đồng vẫn tiếp tục được mọi người cũng như từng gia đình kế thừa, tiếp thu
và phát huy. Trong đó, sự yêu thương và chia sẻ vẫn là giá trị truyền thống nổi
bật chi phối mối quan hệ giữa các thành viên trong cả gia đình truyền thống lẫn
hiện đại. Với gia đình Việt Nam, chuẩn mực cao nhất của hạnh phúc gia đình
khơng phải là sự sang giàu về vật chất, mà là tình nghĩa, sự gắn bó, yêu thương,
đùm bọc lẫn nhau. Mỗi người Việt Nam, dù có đi bốn phương trời, già hay trẻ, ở
bất cứ cương vị nào đều hướng về gia đình, khát khao được yêu thương, chia sẻ.
Cuộc sống dù có những biến đổi, nhưng gia đình vẫn là một tổ ấm yêu thương,
một phần thiêng liêng không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là động lực
tinh thần to lớn để mỗi người nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc
sống.
Trong quan hệ vợ chồng, tình nghĩa, thủy chung, hòa thuận vừa là chuẩn
mực đạo đức, vừa là yêu cầu, nguyên tắc cơ bản. Các cặp vợ chồng cũng luôn
chú trọng đến sự thủy chung, coi đây là chuẩn mực, tiêu chí hàng đầu trong quan
hệ hơn nhân. Đồng thời, sự hòa thuận vợ chồng, “thuận vợ thuận chồng, tát biển
Đông cũng cạn” cũng là một yếu tố đặc biệt quan trọng để duy trì hạnh phúc gia
đình. Cái tình, cái nghĩa gắn kết vợ chồng trong mọi hồn cảnh và nhiều khi trở
thành sợi dây níu giữ những cặp vợ chồng đứng trước nguy cơ tan vỡ. Dù cuộc


18

sống hiện đại có những khó khăn, trắc trở, nhưng mỗi cặp vợ chồng đều chú
trọng gìn giữ sự thủy chung, tình nghĩa và hịa thuận, tạo nên sức mạnh to lớn để
gia đình vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, cùng nhau xây đắp hạnh
phúc và tương lai.
Trong mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ với con cháu, chuẩn mực ông bà,
cha mẹ nhân từ, con cháu hiếu thảo là nét đặc trưng văn hóa của gia đình Việt
Nam. Sự u thương, chăm sóc, dạy bảo con cháu ln là tình cảm, trách nhiệm
và nghĩa vụ của các bậc ông bà, cha mẹ; đồng thời, sự hiếu thảo của con cái đối
với cha mẹ, ông bà trở thành thước đo quan trọng đạo đức, nhân cách sống của
mỗi người. Ơng bà, cha mẹ ln u thương, giúp đỡ chăm lo tiền đồ và hạnh
phúc cho con cháu. Để xứng đáng với công lao sinh thành, dưỡng dục của cha
mẹ, đạo làm con khơng chỉ kính trọng, yêu thương, vâng lời, phụng dưỡng cha
mẹ, ông bà, mà cịn phải phấn đấu tu dưỡng bản thân, khơng ngừng học tập
vươn lên, mang lại vinh dự, tự hào cho gia đình.
Trong quan hệ anh, chị, em, sự hịa thuận, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là
giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam. Quan hệ anh chị em là mối quan hệ
lâu dài, sâu nặng, gắn liền suốt đời mỗi con người. Đây là tình cảm hai chiều,
anh, chị, em trong gia đình phải u thương, gắn bó, hịa thuận, đùm bọc, che
chở cho nhau. Trong đó, “hịa thuận” được coi là yêu cầu, chuẩn mực hàng đầu,
nghĩa là phải ln u thương, đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau, khơng xích mích,
tranh giành quyền lợi với nhau ngay cả khi đã có gia đình riêng, cuộc sống
riêng. Hịa thuận không chỉ là nhu cầu nội tại của mối quan hệ giữa anh - chị em mà còn là yêu cầu, mong muốn của cha, mẹ, họ hàng. Dù xã hội có nhiều
biến đổi, nhưng sự hịa thuận, gắn bó keo sơn, bền chặt giữa những người ruột
thịt vẫn giữ vị trí cao trong hệ giá trị xã hội. Dù giàu có hay nghèo khó về vật
chất, nhưng anh chị em vẫn giữ trọn tình nghĩa với nhau, sẵn sàng chia ngọt sẻ
bùi, giúp đỡ nhau cùng vươn lên trong cuộc sống.
Cùng với quan hệ gia đình, gia đình Việt Nam luôn đề cao ý thức cộng
đồng, chú trọng đến trách nhiệm, nghĩa vụ đối với cộng đồng và xã hội. Mỗi gia



19
đình ln gắn bó chặt chẽ với làng xã, cộng đồng và đất nước. Nghĩa vụ và trách
nhiệm của mỗi gia đình, khơng chỉ xoay quanh những nhu cầu và lợi ích của các
thành viên trong gia đình mà cịn là với làng xã và rộng hơn là dân tộc. Mỗi gia
đình ln coi trọng tình cảm họ hàng, dịng tộc, trọng tình nghĩa, sống chan hịa
trong tình làng, nghĩa xóm, “tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán anh em xa, mua láng
giềng gần”, “lá lành đùm lá rách”... Gia đình gắn bó mật thiết với cộng đồng và
Tổ quốc là nét văn hóa tốt đẹp mà đến nay vẫn ln được các gia đình chú trọng
gìn giữ, vun đắp.
Những truyền thống, giá trị tốt đẹp trên cần được gìn giữ, phát huy nhất là
đối với thời đại hiện nay, cần thiết để các thế hệ trẻ thấm sâu các giá trị tốt đẹp
này, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng hịa nhập khơng hịa tan.
Năm là, phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ gia đình.
Đối với xã hội phát triển ngày nay, các dịch vụ hỗ trợ ngày càng phát triển
và đối với một xã hội năng động các thành viên trong gia đình cũng ln được
hỗ trợ từ các dịch vụ y tế, giáo dục, đời sống hàng ngày. Đây là nhu cầu thiết
yếu bởi con người ngày càng bận rộn với cuộc sống việc chăm sóc gia đình cần
có sự hài hịa giữa gia đình và cơng việc nên các dịch vụ này là vơ cần thiết yếu:
- Chăm sóc y tế cho các thành viên trong gia đình: ơng bà, bố mẹ, con
cháu.
- Các dịch vụ liên quan giáo dục: học nâng cao, rèn luyện, bồi dưỡng, chăm
sóc, giữ trẻ…
- Các dịch vụ khác: chăm sóc gia đình, hỗ trợ gia đình (giúp việc, chăm sóc
người già, trẻ nhỏ…)
Tuy nhiên, khơng phải địa phương nào, gia đình nào cũng có đầy đủ các
dịch vụ hỗ trợ như trên, đây là một vụ lớn cho tồn hệ thống chính trị để các địa
phương đang phát triển, các gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo có điều kiện
tiếp cận các dịch vụ trên nhằm nâng cao đời sống ngày càng tốt hơn.



20
PHẦN KẾT LUẬN
Gia đình là nơi phát sinh và gìn giữ văn hóa dân tộc. Trong q trình đồng
hành cùng lịch sử dân tộc, gia đình Việt Nam khơng ngừng bồi đắp những
truyền thống tốt đẹp, là dòng chảy liên tục và bền vững, tạo nên một diện mạo
văn hóa hết sức độc đáo. Hiện nay, dưới tác động mạnh mẽ của công cuộc đổi
mới và hội nhập quốc tế, hệ giá trị của gia đình Việt Nam đã và đang có những
biến đổi, song những giá trị truyền thống của gia đình vẫn ln được gìn giữ,
trao truyền và lan tỏa, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng gia đình hiện đại.
Hiện nay, Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư có những ảnh hưởng trực
tiếp đến quan hệ hơn nhân và gia đình Việt Nam. Việc bùng nổ các thiết bị
thơng minh khiến cá nhân dễ dàng chìm đắm trong thế giới ảo và giảm các giao
tiếp trực tiếp trong gia đình, trong xã hội, khiến lối sống, cảm xúc, ứng xử, hệ
giá trị của con người và đặc biệt là sự duy trì các quan hệ xã hội có thể bị đảo
lộn. Số liệu khảo sát những biến đổi về quan niệm hôn nhân trong xã hội hiện
đại cho thấy 28,4% muốn sống chung trước khi kết hơn và 13,3% thích sống độc
thân và khơng có ý định kết hôn. Đây là một nét rất mới của bối cảnh chuyển đổi
khiến cho cấu trúc của gia đình, dịng họ và mối quan hệ gia đình có nhiều biến
đổi. Do đó, xem xét xây dựng nội hàm mới cho mục tiêu xây dựng gia đình
trong thời kỳ tới trên cơ sở những giá trị gia đình đã được định hình thơng suốt
và thống nhất về mặt nhà nước là “ấm no”, “bình đẳng”, “chung thủy”, “tiến bộ”
và “hạnh phúc”. Trên thực tế, các giá trị này mang hàm nghĩa rộng mà đời sống
xã hội hay trong quan niệm của nhân dân có thể cịn những biểu hiện cụ thể hơn
nữa, như giá trị của hơn nhân, gia đình, các biểu hiện của bền vững gia đình, giá
trị con cái, tình thương u, hiếu thảo, đồn kết cộng đồng, đồng thời bao hàm
cả những biến đổi mạnh mẽ theo mức độ hiện đại hóa của các gia đình hiện nay.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 tiếp tục khẳng định
vai trò quan trọng của gia đình trong sự phát triển của xã hội, đặt gia đình trong
mối quan hệ “động” hơn với các quá trình kinh tế - xã hội chung./.



21

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1995,
t.21, tr.44.
2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.12, tr.300.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.263.
4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa
học, Nxb.Lý luận chính trị, H.2021.
5. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25-10-2017 về cơng tác dân số trong tình
hình mới trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2017, tr.
169-186.



×