Báo cáo tốt nghiệp “Thực Trạng Và
Giải Pháp Thanh Toán Không Dùng
Tiền Mặt Việt Nam Hiện Nay”
MỤC LỤC
Báo cáo tốt nghiệp “Thực Trạng Và Giải Pháp Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Việt Nam
Hiện Nay” 1
1
MỤC LỤC 2
Lời mở đầu
Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là một phương thức thanh toán không thể thiếu ở
bất cứ một quốc gia nào. Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển, có rất nhiều phương
thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra đời và được gọi chung là
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM).
Các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa ngày nay diễn ra mọi lúc,
mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách. Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động
thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt, nhất là trong thanh toán
các khoản có giá trị lớn có thể dẫn đến nhiều bất lợi và rủi ro như: Chi phí của xã hội
để tổ chức hoạt động thanh toán (như chi phí của Chính phủ cho việc in tiền; chi phí
vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống ngân hàng, của các chủ thể tham
gia giao dịch thanh toán) là rất tốn kém; Việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền
mặt với khối lượng lớn dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế,
trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng hoặc các chủ nợ; Vấn
đề an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền mặt luôn tiềm ẩn nhiều nguy
hiểm; Sử dụng nhiều tiền mặt trong giao dịch thanh toán của xã hội sẽ là môi trường
thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức,
cá nhân và tình hình an ninh quốc gia.
Những bất tiện của việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán đòi hỏi phải có thêm
những hình thức thanh toán thuận lợi hơn. Bên cạnh đó với sự phát triển vượt bậc của
hệ thống ngân hàng, các dịch vụ, các công cụ thanh toán đã được ngân hàng nghiên
cứu đưa ra để khách hàng lựa chọn cho mình một hình thức thanh toán thích hợp thay
cho thanh toán tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt phát sinh từ đó và càng ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Vì vậy khi thấy được tầm quan trọng
của việc thanh toán không dùng tiền mặt, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Thực
Trạng Và Giải Pháp Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Việt Nam Hiện Nay”. Tuy
nhiên trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu đề tài khó tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất
mong nhận được sự góp ý của cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Phần một: Khái quát hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
I. Khái niệm, đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt
Kn: Thanh toán không dùng tiền mặt là thanh toán qua ngân hàng, là tổng hợp các
mối quan hệ chi trả tiền tệ được thực hiện bằng cách trích chuyển từ tài khoản của
người này sang tài khoản của người khác tại ngân hàng với sự kiểm soát của ngân
hàng mà không cần dùng tiền mặt.
Đặc điểm:
Người bán có thể thu được tiền trước hoặc sau khi xuất chuyển hàng hoá cho
người mua. Sự tách rời về mặt thời gian và không gian trong qúa trình thanh toán đặt
ra yêu cầu cho ngân hàng khi tổ chức hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là phải
rút ngắn khoản cách giữa tiền và hàng.
Vật trung gian trao đổi ( tiền mặt ) không xuất hiện theo kiểu hàng-tiền-hàng, mà
chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền tệ kế toán (tiền ghi sổ) và được ghi chép trên các
chứng từ sổ sách.
Do đặc điểm trên, mỗi bên tham gia thanh toán (chủ yếu là người mua) phải mở
tài khoản tại ngân hàng (trừ một vài hình thức thanh toán như ngân phiếu thanh toán
của Việt Nam). Vì một lẽ rất đơn giản , nếu không như vậy thì việc thanh toán không
thể tiến hành.
Khác với thanh toán tiền mặt chỉ là quan hệ trực tiếp giữa người mua và người
bán, trong thanh toán không dùng tiền mặt, ngoài chủ thể chịu trách nhiệm thanh toán
và chủ thể được hưởng, còn có sự tham gia của ít nhất một ngân hàng. Quá trình thanh
toán không dùng tiền mặt được diễn ra tại ngân hàng, nên ngân hàng có một vai trò to
lớn và không thể "vắng mặt" trong thanh toán qua ngân hàng, vừa là người tổ chức vừa
là người thực hiện các khoản thanh toán.
II. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
Khi khách hàng thiết lập mối quan hệ với ngân hàng qua việc kí gởi tiền của mình,
tức là đã cung cấp cho ngân hàng một loại hàng hoá đặc biệt để được cung cấp–ngoài
một số tiền lãi theo lãi suất qui định nếu có-một loạt các dịch vụ nhằm:
Đảm bảo an toàn việc cất giữ và chi, thu nhanh chóng và thuận lợi, tức là ngân
hàng thực hiện các nghiệp vụ : gìn giữ tiền cho khách hàng , cung cấp sec cho khách
hàng sử dụng thay vì tiền mặt trong chi trả, chuyển tiền đi đến địa phương khác ,
trung gian bảo đảm cho các bên liên hệ mọi nghiệp vụ thanh toán, hạn chế đến mức
thấp nhất các yếu tố bất trắc trong giao dịch kinh doanh.
Ngân hàng giúp cho kế toán ngân quỹ của khách hàng được dễ dàng, tức là trong
mọi nghiệp vụ về các mặt kế toán như chi trả, chuyển tiền, thâu tiền, chuyển trương,
hành thâu…Ngân hàng phải tổ chức như thế nào để có những tiện ích như: thời gian
nhanh chóng, không làm trễ nải, ứ đọng tiền của khách hàng, khả năng to lớn, thực
hiện được các nghiệp vụ có giá trị to lớn, cùng khắp địa phương mà bản thân khách
hàng nếu tự đứng ra thực hiện sẽ rất tốn kém và khó khăn, kỹ thuật tiện lợi, bằng sổ
sách đơn giản, rõ ràng nhưng chính xác.
Ngân hàng làm luân lưu tiền tệ trong không gian và thời gian để sinh lời: là nơi
tập trung tiền thu góp và phân phát tiền vay mượn và trở thành một cái "chợ tiền", ai
muốn đến góp tiền hay rút tiền đều thuận tiện. Do đó các khối tiền bất động,"tiền chết"
trở thành sống động hơn, di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ khách hàng này sang
khách hàng khác để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Từ đó đi đến vai trò của TTKDTM:
– TTKDTM đáp ứng yêu cầu nhanh chóng,gọn nhẹ, an toàn, chính xác…từ
đó thúc đẩy quá trình vận động vật tư hàng hoá trong nền kinh tế.
– Tập trung các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế vào ngân hàng, làm
tăng nguồn vốn tiêu dùng, giảm tiền mặt trong lưu thông, quản lý tốt tiền
tệ.
– Bảo đảm tính pháp lý trong thanh toán, góp phần ngăn ngừa hạn chế và
khắc phục các hiện tượng tiêu cực.
III. Nội dung cơ bản các thể thức thanh toán và phương thức thanh toán không
dùng tiền mặt
A. Các thể thức thanh toán
1. Thể thức thanh toán bằng Sec
1.1. Kn: Về phương diện ngân hàng, có thể định nghĩa như sau: "là một chứng phiếu
do một người có tiền dự trữ sẵn tại một ngân hàng (hay một tổ chức tín dụng được nhà
nước công nhận theo pháp lệnh về ngân hàng), phát chuyển về ngân hàng để ngân
hàng trả ngay cho một khoản tiền cho chính mình, hay cho một người thụ hưởng được
ghi trên sec, hay cho một người khác theo lệnh của người thụ hưởng ấy".
Để giản dị và dễ hiểu, sec là một lệnh trả tiền tức thời, do đó người chủ tài khoản ra
lệnh cho ngân hàng trả một số tiền nhất định cho chính mình hay một người thứ ba.
Trong đó: Người phát hành: là người có tiền ký gởi tại ngân hàng, là chủ tài khoản
hoặc được chủ tài khoản uỷ quyền.
Ngân hàng là nơi mở tài khoản và giữ tiền của người phát hành sec.
Người thụ hưởng: là người có tên trên sec để lãnh tiền hoặc là người được
chuyển nhượng quyền hưởng dụng sec.
1.2. Vai trò kinh tế của sec:
Là công cụ rút tiền, nghĩa là khách hàng phải có mở một tài khoản tại ngân hàng,
sec này gọi là sec rút tiền.
Là một công cụ chi trả, nó cho phép thanh toán một món nợ ở xa và có vai trò tiền
tệ nhưng thuận lợi hơn tiền mặt vì an toàn hơn, thuận lợi hơn và tự nó có thể là một
chứng cớ trả tiền.
Là một công cụ thanh toán bù trừ, khỏi phải dùng tới giấy bạc, giúp thanh toán tiền
bạc không nặng nề và lưu hành tiền tệ gọn gàng ,dễ kiểm soát.
1.3. Nội dung cơ bản:
(1) Những ghi chú bắt buộc trên sec:
Tiêu đề: phải được gọi rõ là sec: nhận sec này, xin trả…
Phải là một lệnh trả tiền và là một lệnh đơn thuần (xin trả…), không có điều
kiện.
Thời gian và địa điểm phát hành
Ngân hàng thanh toán
Số tiền phải định rõ bằng chữ và bằng số
Tên , địa chỉ người ký phát
Tên, địa chỉ người thụ hưởng, số tài khoản
Số sec, số tài khoản, số hiệu ngân hàng
Chữ ký của người phát phiếu
(2) Những ghi chú bị cấm chỉ:
Ghi chú đặt điều kiện cho việc trả tiền
Ghi chú định hạn kỳ trả tiền, định số lời
Ghi chú về điều khoản chuẩn nhận.
1.4. Phân loại sec:
Căn cứ vào tính chất lưu chuyển:
Sec định danh (không theo lệnh) là sec được trả cho một người nhất định có ghi
tên trên tờ sec, chỉ được chuyển nhượng theo thủ tục dân sự: phải lập chứng thơ
chuyển nhượng và nhờ chấp hành viên toà án tống đạt cho ngân hàng hoặc là ngân
hàng chấp thuận chứng thơ ấy bằng một công chứng thơ
Trên tờ sec này thường ghi câu "không thể bối thự"
Sec vô danh: là sec khi "trả theo lệnh người cầm phiếu", tức là không ghi tên người
thụ hưởng, được chuyển nhượng bằng cách trao tay từ người này sang người khác như
tờ giấy bạc. Ai cầm tờ sec này cũng được ngân hàng trả tiền.
Trên tờ sec này thường ghi "Xin trả theo lệnh người cầm"
Sec theo lệnh: là sec được phát hành với sự ghi tên rõ ràng người thụ hưởng và có
ghi hoặc không ghi điều khoản chiếu lệnh. Sec này khác với sec định danh là có thể
chuyển nhượng cho người khác bằng phương cách bối thự.
Trên tờ sec thường ghi "Xin trả theo lệnh ông…"
Sec gạch chéo ( còn gọi là sec hoành tuyến): sec do người phát hành hay người
thụ hưởng gạch hai đường song song ở bên góc trái, từ trái sang phải. Với sec này
người thụ hưởng phải nhờ ngân hàng của mình thâu ngân qua thủ tục giao hoán, chớ
không tự mình lãnh tiền được.
Hoành tuyến thông thường, khi sec chỉ có hai gạch chéo song song, người thụ
hưởng sec có thể nhờ bất cứ ngân hàng nào làm thủ tục thu ngân cũng được.
Hoành tuyến đặc biệt, khi sec có hai gạch song song có ghi tên một ngân hàng giữa
hai gạch, chỉ ngân hàng được đề tên mới thâu ngân được.
Người thụ hưởng có thể thay đổi hoành tuyến thông thường ra hoành tuyến đặc biệt
nhưng không thể đổi hoành tuyến đặc biệt ra hoành tuyến thông thường được.
Loại sec có gạch là một phương thức hữu hiệu để tăng cường sự an toàn của việc di
chuyển sec và nhất là tránh việc gian lận , biển thủ tài sản , vì chỉ có ngân hàng mới
được luật pháp cho phép thâu ngân sec có gạch.
Căn cứ vào đặc điểm sử dụng:
Sec tiền mặt: đây là loại sec mà người thụ hưởng được quyền rút tiền mặt tại đơn vị
thanh toán.
Sec chuyển khoản: là giấy uỷ nhiệm lập trên mẫu in sẵn đặc biệt của Ngân hàng,
do chủ tài khoản phát hành, giao trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng, để thanh toán tiền
hàng, dịch vụ ngay sau khi nhận được hàng hoá hoặc dịch vụ cung ứng. Séc chuyển
khoản chỉ được áp dụng thanh toán trong phạm vi giữa các khách hàng có tài khoản ở
cùng một Ngân hàng, hoặc khác Ngân hàng nhưng các Ngân hàng đó có tham gia
thanh toán bù trừ trực tiếp với nhau.
Séc bảo chi là tờ séc chuyển khoản thông thường nhưng được Ngân hàng phục vụ
đơn vị phát hành séc bảo đảm chi trả bằng cách trích trước số tiền ghi trên tờ séc từ tài
khoản tiền gửi (hoặc cho vay) của bên trả tiền đưa vào một tài khoản riêng (tiền gửi
séc bảo chi và sổ séc định mức), được Ngân hàng làm thủ tục bảo chi và đóng dấu
"bảo chi" trên tờ séc trước khi giao cho khách hàng.
Séc bảo chi được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng cùng mở tài khoản tại
một Ngân hàng hoặc khác Ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp với nhau;
trường hợp thanh toán khác Ngân hàng không tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp
(ngoài tỉnh) chỉ áp dụng trong cùng một hệ thống Ngân hàng.
Sec ngân hàng: sec do một ngân hàng phát hành để khách hàng trả tiền cho người
thứ ba tại một chi nhánh hay tại một ngân hàng liên lạc của ngân hàng, tức là ngân
hàng vừa là người thừa phó vừa là người phát hành. Do đó loại sec này không thể phát
hành trả theo lệnh người cẫm sec mà phải là sec ký danh.
Loại sec này rất tiện lợi cho những người nào muốn chi trả bằng sec mà không có
tài khoản tại ngân hàng
Sec ngân hàng cũng tiện lợi cho khách hàng có tài khoản tại ngân hàng khi trả tiền
cho người thứ ba mà không muốn có tên và chữ ký của mình trên sec.
Sec du lịch (hay sec lữ hành): loại sec này cấp phát riêng cho khách du lịch đi
nước ngoài. Sec được ghi số tiền bằng ngoại tệ và được lãnh tiền tại ngân hàng liên lạc
ở nước ngoài , tức là ngân hàng mà danh hiệu được in trên tờ sec đó. Sec du lịch được
phát hành bằng loại giấy đặc biệt (tương tự như giấy bạc), khó giả mạo và bôi sửa. Khi
ngân hàng trao sec, du khách phải ký tên trên tất cả sec vào chỗ quy định và ký trước
mặt nhân viên ngân hàng. Khi đến nước ngoài muốn được lãnh tiền lúc trình lãnh, du
khách phải ký tên lần thứ hai, trước mặt nhân viên của khách hàng liên lạc để họ làm
thủ tục.
1.5. Thanh toán sec
Ngay khi được xuất trình, nếu có dự kim, sec hợp lệ phải được chi trả (bằng tiền mặt
hoặc ghi Có vào tài khoản của khách hàng thụ hưởng), trừ phi có phản kháng do người
phát hành hoặc người cầm sec trong trường hợp thất lạc hay mất cắp, hay có sai áp chi
phó theo sự yêu cầu của chủ nợ của các người này.
Sec cần được trình lãnh trong thời hạn luật định (thông thường từ 8 đến 18 ngày, tuỳ
nơi trả tiền là tại cùng địa phương hay khác địa phương) và tại địa điểm được chỉ định
là nơi trả tiền sec.
Trước khi chi trả, cần xem sec có hợp thức , dự kim có đủ, các bối thự có liên tục,
căn cước và tư cách người nhận tiền (nếu là tiền mặt) có đúng không.
Về mặt pháp lý, sự trả tiền hợp lệ sẽ giải kết người thừa phó (ngân hàng) đối với
người phát hành sec và người phát hành sec đối với người thụ hưởng.
Sec có thể được người thụ hưởng yêu cầu ngân hàng chi trả một phần của mệnh giá,
khi dự kim nhỏ hơn ngạch số của sec, nhưng bắt buộc phải lập chứng thơ cự tuyệt về
phần chưa trả của sec.
Định nghĩa bối thự: là một hành vi chuyển nhượng có tính thương mại áp dụng
cho sec và thương phiếu bằng cách ký tên ở mặt sau sec (nên còn gọi là "ký hậu")
để chuyển nhượng quyền sở hữu cho người thứ ba.
Định nghĩa dự kim: là số tiền mà người phát hành sec có quyền được sử dụng
trong tay người thụ lệnh, theo sự thoả thuận với người này khi phát hành sec. Sự
hiện hữu của dự kim là một điều kiện cần thiết cho sự hiện hữu của sec. Luật lệ
các nước rất khắt khe trong quy định khoản dự kim về sec là một lệnh trả tiền tức
thời, nên cần phải có sẵn dự kim để thi hành được lệnh trả tiền tức thời này.
1.6. Các loại sec đang áp dụng tại các ngân hàng việt Nam
Theo quyết định 101/NH-QĐ của ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành ngày
30/7/1991 và Thông tư hướng dẫn số 110/NH-TT của NHNNVN ban hành ngày
20/8/1991, các loại sec đang áp dụng:
(1) sec chuyển khoản: áp dụng trong các trường hợp sau:
Người phát lệnh và người hưởng thụ có tài khoản tại một ngân hàng
Người phát lệnh và người thụ hưởng có tài khoản tại hai ngân hàng khác
nhau, nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp với nhau.
(2) Sec bảo chi: áp dụng trong các trường hợp sau:
Người phát lệnh và người thụ hưởng có tài khoản tại một ngân hàng
Có tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau có tham gia thanh toán bù trừ trực
tiếp
Có tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau trong cùng một hệ thống không
tham gia thanh toán bù trừ.
(3) Sổ sec định mức: áp dụng trong các trường hợp:
Mở tài khoản tại một ngân hàng.
Mở tài khoản tại hai ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ và trực tiếp
giao nhận chứng từ cho nhau
Mở tài khoản tại hai ngân hàng cùng một hệ thống.
(4) sec chuyển tiền: loại sec này được dùng để thanh toán chuyển khoản hoặc
rút tiền mặt.
2. Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi-chuyển tiền
2.1. Kn: Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền được chủ tài khoản lập theo mẫu của Ngân
hàng ấn hành, yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích tài
khoản của mình để chi trả cho bên thụ hưởng hoặc chuyển vào một tài khoản khác của
chính mình.
Uỷ nhiệm chi được dùng để thanh toán chuyển khoản về các khoản trả tiền hàng,
dịch vụ hoặc chuyển vốn trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống ngân hàng trong
cùng tỉnh và ngoài tỉnh
Uỷ nhiệm chi được áp dụng rộng rãi để trả lương, trả công, trả tiền lãi…Dân cư
dùng nó để thanh toán tiền hàng, tiền dịch vụ, nộp thuế, nộp phí bảo hiểm, các loại hội
phí, đảng phí , chơi sổ số thường xuyên, mua bán chứng khoán ngoại tệ….Đối với các
khoản thanh toán thuộc các loại như vậy, uỷ nhiệm chi tiện lợi hơn sec, người trả tiền
đến ngân hàng giữ tài khoản của mình viết uỷ nhiệm chi tiện hơn.
Khác với sec, uỷ nhiệm chi không thể dùng để rút tiền mặt mà chỉ được dùng trong
thanh toán chuyển khoản
2.2. Nội dung
Uỷ nhiệm chi là một văn thơ do ngân hàng phát hành yêu cầu một chi nhánh hay
một ngân hàng liên lạc ở nước ngoài trao cho một người nhất định một số tiền tối đa
ghi trong văn thơ, trong một thời hạn rõ rệt.
Ủy nhiệm chi cho phép khách hàng của một ngân hàng có được tài nguyên tại một
nơi khác nơi mình có mở tài khoản mà không cần phải giao chứng phiếu :chi nhánh
hay ngân hàng liên lạc ở nước ngoài đã được thông báo trực tiếp.
Uỷ nhiệm chi là một văn thơ của khách hàng yêu cầu ngân hàng trao một số tiền
nhất định cho một người thứ ba được chỉ định trong một thời hạn nhất định:
Khi chủ tài khoản muốn trả số tiền một số tiền cho một người nào đó, mà người này
không có tài khoản ở ngân hàng hoặc không biét số tài khoản của họ, thì chủ tài khoản
viết lệnh cho ngân hàng thực hiện việc chi hộ.
Khi một xí nghiệp có yêu cầu được lãnh tiền tại một địa phương khác địa phương
của một xí nghiệp có tài khoản, xí nghiệp đề nghị được "thải trương" tại một chi nhánh
hay một "ngân hàng giao dịch" của ngân hàng mình.
Uỷ nhiệm chi không có rủi ro bị giả mạo. Khách hàng chỉ cần đến nơi chỉ định xuất
trình chứng minh thư hay căn cước để lãnh tiền vì ngân hàng trả tiền đã nhận được chỉ
thị của ngân hàng ký xuất lệnh thải trương cùng mẫu chữ ký của người thụ hưởng.
Những công ty có chi nhánh ở tỉnh hay ở nước ngoài hàng tháng cần trả lương cho
nhân viên tại đây thường sử dụng lệnh thải trương.
Trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng phục vụ đơn vị trả tiền phải hoàn tất
lệnh chi đó hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của đơn vị không đủ tiền hoặc lệnh
chi lập không hợp lệ. Ngân hàng phục vụ đơn vị thụ hưởng phải ghi Có ngay vào tài
khoản và báo cho đơn vị biết sau
2.3. Thanh toán uỷ nhiệm chi
(1) Người thụ hưởng giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho chủ tài khoản (người
mua) theo hợp đồng ký kết.
(2) Chủ tài khoản lập uỷ nhiệm chi gởi ngân hàng.
(3) Ngân hàng sau khi kiểm tra tính hợp lệ của uỷ nhiệm chi và số dư tài khoản đơn
vị mua,ghi giảm tài khoản đơn vị mua và báo cho người mua biết.
(4) a. Ngân hàng ghi tăng tài khoản người thụ hưởng và báo có cho người thụ
hưởng (nếu chủ tài khoản và người thụ hưởng mở tài khoản tại một ngân hàng.
b.Ngân hàng bên chủ tài khoản (bên mua) báo có về ngân hàng phục vụ người
thụ hưởng (ngân hàng bên mua), nếu cả hai mở tài khoản tại ngân hàng khác.
(5) Ngân hàng bên bán ghi tăng tài khoản người bán và báo có cho họ biết.
2.4. Uỷ nhiệm chi có nhiều hình thức
Dưới hình thức uỷ nhiệm chi thông thường: người thụ hưởng nhận được số tiền làm
một hay nhiều lần trong một thời gian hạn định nào đó
Dưới hình thức uỷ nhiệm chi thường trực hay uỷ nhiệm chi định kỳ: người thụ
hưởng được trích một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định, những số tiền
không được trích xuất đúng thời hạn không được hội nhập để trích xuất trong các thời
hạn kế tiếp.
Dưới hình thức uỷ nhiệm chi hoá khoán hay lệnh thải trương theo tài liệu: người thụ
hưởng chỉ được giao tiền khi xuất trình các tài liệu cần thiết được quy định trong lệnh,
như chứng từ, giấy chứng nhận đã chuyển hàng…
2.5. Chuyển tiền (sec chuyển tiền)
Khách hàng uỷ nhiệm chi muôn chuyển tiền đến một tài khoản khác thì ngân hàng
sẽ phát hành một sec chuyển tiền kèm theo, giao cho khách hàng sử dụng.
Uỷ nhiệm chi chuyển tiền có thể sử dụng để thanh toán tiền-hàng, chuyển vốn,
chuyển kinh phí, nộp thuế…
Chuyển tiền khác địa phương có thể thực hiện bằng séc chuyển tiền (được giao cầm
tay) - trong trường hợp khách hàng có yêu cầu cần thiết cấp bách. Séc chuyển tiền phải
do Ngân hàng phục vụ đơn vị có yêu cầu chuyển tiền phát hành và trao cho khách
hàng sau khi đã ghi Nợ vào tài khoản của đơn vị xin chuyển tiền. Thời hạn hiệu lực
của tờ séc chuyển tiền là 30 ngày kể từ ngày phát hành séc. Séc chuyển tiền có thể sử
dụng để chuyển khoản hoặc lĩnh tiền mặt tại Ngân hàng trả tiền.
3. Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
3.1. Kn: uỷ nhiệm thu là một thể thức thanh toán trong đó người bán sẽ lập giấy uỷ
nhiệm thu kèm theo hoá đơn chứng từ gửi tới ngân hàng của mình nhờ thu hộ tiền ở
người mua.Việc nhờ thu diễn ra sau khi giao hàng.
Uỷ nhiệm thu là một văn thư do khách hàng lập để yêu cầu ngân hàng thu một
khoản tiền ở người mua trong trường hợp bên mua và bên bán có tài khoản ở hai ngân
hàng khác nhau.
3.2. Nội dung:
Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu được áp dụng trong thanh toán cùng địa
phương hoặc khác địa phương trong hệ thống và ngoài hệ thống về những khoản tiền
hàng đã giao hoặc dịch vụ đã cung ứng mà 2 bên mua và bán thống nhất thoả thuận
dùng hình thức thanh toán này với những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp
đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng và đã được bên mua ký xác nhận trên các chứng từ
thanh toán (hoá đơn, vận đơn v.v ). Bên mua phải thông báo bằng văn bản cho Ngân
hàng phục vụ mình biết về thoả thuận dùng hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu của đơn
vị mình.
Sau khi đã giao hàng hoặc hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên bán lập giấy uỷ nhiệm thu
theo mẫu của Ngân hàng ấn hành kèm theo hoá đơn, vận đơn gửi tới Ngân hàng phục
vụ mình để yêu cầu thu hộ.
Để thu nhanh tiền hàng hoặc dịch vụ theo giấy uỷ nhiệm thu, bên bán có thể ghi rõ
trên giấy uỷ nhiệm thu yêu cầu Ngân hàng bên mua chuyển tiền bằng điện và chịu chi
phí điện báo.
Khi nhận được giấy uỷ nhiệm thu, trong vòng một ngày làm việc Ngân hàng bên
mua trích tài khoản của bên mua trả ngay cho bên bán để hoàn tất việc thanh toán. Nếu
tài khoản bên mua không có tiền chi trả thì bên mua bị phạt chậm trả.
Mọi trường hợp tranh chấp về việc làm chứng từ khống, về sự thiếu khớp đúng giữa
tiền đã trả với hàng hoá, dịch vụ nhận được, do 2 bên mua và bán tự giải quyết.
3.3. Thanh toán uỷ nhiệm thu ở Việt Nam
3.3.1. Trường hợp hai bên mua ,bán có tài khoản ở một ngân hàng
(1) Đơn vị bán giao hàng cho người mua.
(2) Đơn vị bán lập uỷ nhiệm thu kèm theo các hoá đơn chứng từ gởi đến ngân hàng
nhờ thu hộ
(3) NH ghi nợ tài khoản đơn vị mua và báo Nợ cho bên mua biết
(4) NH ghi Có và báo Có cho bên bán biết
3.3.2. Trường hợp hai bên mua, bán có tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau
Bước (1),(2) như trường hợp một ngân hàng
(3) NH bán gởi uỷ nhiệm thu và hoá đơn chứng từ về NH bên mua
(4) NH bên mua báo cho người mua biết bên bán có giấy đòi tiền
(5) Bên mua chấp nhận hay từ chối báo cho ngân hàng biết
(6) NH bên mua báo Có về NH bên bán
(7) NH bên bán ghi Có tài khoản cho đơn vị bán và báo Có cho họ biết
4. Thể thức thanh toán bằng thư tín dụng
4.1. Kn: Thư tín dụng là một chứng thư do ngân hàng phát hành yêu cầu một chi
nhánh của mình hay một "ngân hàng giao dịch" xuất trả một số tiền hay chấp thuận
một khoản tín dụng cho người thụ hưởng có tên ghi trong thư tín dụng.
Thư tín dụng có nhiều công dụng, như để cam kết trả các hối phiếu cho những
người sẽ được khách hàng chỉ định trình lãnh, để dùng trang trải các chi phí du lịch và
mua sắm ở nước ngoài.
Thư tín dụng có thể lãnh ở nhiều nơi như thư tín dụng châu lưu hay chỉ được lãnh
tại những nơi chỉ rõ như thư tín dụng được xác nhận hay được thông báo.
4.2. Qui trình nghiệp vụ thư tín dụng thương mại
(1) Bên mua lập giấy mở thư tín dụng gởi vào NH bên mua.
(2) NH bên mua gởi giấy mở thư tín dụng cho NH bên bán.
(3) NH bên bán gởi thư tín dụng cho bên bán biết.
(4) Sau khi kiểm tra thư tín dụng hợp lệ bên bán giao hàng hoá cho bên mua.
(6) NH bên bán sau khi kiểm tra hoá đơn giao hàng phù hợp với giấy mở thư tín
dụng sẽ ghi tăng tài khoản người bán và báo Có cho người bán biết.
(7) NH bên bán Nợ NH bên mua.
(8) NH bên mua tất toán thư tín dụng và báo bên mua biết.
Thư tín dụng được dùng để thanh toán tiền hàng trong điều kiện bên bán đòi hỏi
phải bảo đảm có đủ vốn để chi trả ngay và phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao theo
hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký.
Khi có nhu cầu, bên mua lập giấy mở thư tín dụng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình
trích tài khoản tiền gửi (hoặc tiền vay Ngân hàng) một số tiền bằng tổng giá trị hàng
đặt mua để lưu ký vào một tài khoản riêng (tiền gửi mở thư tín dụng). Ngân hàng bên
mua phải gửi ngay thư tín dụng cho Ngân hàng bên bán để báo cho bên bán biết. Mức
tiền tối thiểu của một thư tín dụng là 05 triệu đồng. Tiền gửi thư tín dụng không được
hưởng lãi
Mỗi thư tín dụng chỉ dùng để trả cho một đơn vị bán
Thời hạn hiệu lực của một thư tín dụng là 03 tháng kể từ ngày Ngân hàng bên mua
nhận mở thư tín dụng
Thư tín dụng chỉ được áp dụng thanh toán khác địa phương nhưng trong cùng một
hệ thống Ngân hàng và có tính ký hiệu mật. Trường hợp thanh toán khác hệ thống
Ngân hàng thì phải thông qua Ngân hàng Nhà nước.
Bên bán có trách nhiệm giao hàng cho bên mua sau khi nhận được giấy báo đã mở
thư tín dụng
Ngân hàng phục vụ bên bán trả tiền cho bên bán căn cứ vào hoá đơn, vận đơn hoặc
các chứng từ giao nhận hàng có chữ ký của đại diện bên mua kèm theo giấy uỷ nhiệm
của bên mua, do bên bán xuất trình với Ngân hàng, phù hợp với các điều khoản quy
định thống nhất giữa hai bên mua, bán được ghi trên thư tín dụng
Thư tín dụng chỉ trả tiền bằng chuyển khoản, ghi vào tài khoản của bên bán.
Mọi trường hợp tranh chấp về hàng hoá đã giao, và tiền hàng đã trả (nếu có) do 2
bên mua và bán giải quyết
Khi nhận được giấy báo nợ của Ngân hàng bên bán về việc trả tiền cho bên bán,
Ngân hàng bên mua tất toán tài khoản tiền gửi thư tín dụng của bên mua
4.3. Thư tín dụng có hai mục đích chính
Thông thường thư tín dụng do khách hàng nhờ ngân hàng của mình cấp cho một
người thứ ba để cho người này cấp cho khách hàng một dịch vụ hay một thương vụ.
Đây là một phương thức thường được dùng trong tín dụng nhập khẩu.
Thư tín dụng cũng có thể được cấp cho một khách hàng để giúp người này nhận tiền
hay được hưởng một khoản tín dụng ở một nơi khác mà ngân hàng có một chi nhánh
hay một "ngân hàng giao dịch". Đây là hình thức thư tín dụng mà khách hàng sẽ dùng
để mua hàng hoá ở nước ngoài hay cho một khách du lịch được sử dụng trong cuộc
hành trình. Nhưng thông thường thì người thụ hưởng muốn lãnh tiền tại nhiều nơi do
đó mà người ta thấy cần phải có một loại " thư chung". Loại thư chung này có dạng
như một thư tín dụng thông tri bão lãnh cho người cầm thư đối với các ngân hàng giao
dịch và các chi nhánh trong các quốc gia mà khách hàng sẽ đi qua. Hệ thống này giúp
cho người thụ hưởng nhiều thuận lợi nhưng đồng thời cũng có nhiều rủi ro cho chính
người thụ hưởng cũng như cho ngân hàng trong trường hợp thư tín dụng lọt vào tay
những người xấu.
Vì lý do đó mà trong trường hợp khách hàng có thể xác định trước các nơi mà mình
sẽ cần dùng tiền, ngân hàng sẽ thích cấp cho người thụ hưởng một thư tín dụng có xác
nhận hoặc báo trước .
4.4. Các hình thức thư tín dụng
Tín dụng thư du khách: thường được ngân hàng cấp cho khách hàng khi đến một địa
phương khác hoặc đi ra nước ngoài. Khách hàng thay vì mang tiền đi thì yeu cầu ngân
hàng phát hành cho mình một thư tín dụng (trích tài khoản hoặc nộp tiền vào ngân
hàng) và sẽ mang theo người để có thể nhận tiền tại ngân hàng nơi đến.
Tín dụng thư thương mại: là lịnh của ngân hàng, theo yêu cầu của người mua,cho
ngân hàng bên bán về việc trả tiền theo các chứng từ mà người bán cung cấp về hàng
hoá đã chuyển giao theo đúng các điều kiện cho bên mua đã ghi trong thư tín dụng.
5. Thể thức thanh toán bằng thẻ
5.1. Kn: Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà
người chủ thẻ có thể dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý, các máy rút tiền tự
động (ATM) hoặc thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ.
Đối với ngân hàng, việc phát hành và thanh toán thẻ là hoạt động bao gồm các
nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, thanh toán trong nước và ngoài nước.
5.2. Mô tả thẻ về mặt kỹ thuật: Hầu hết các loại thẻ quốc tế được làm bằng nhựa
với kỹ thuật cao, lại được dùng thay tiền mặt nên nó gọi nôm NH là tiền nhựa.
Mặt trước: tên NH, tổ chức phát hành thẻ, biểu tượng, các yếu tố in nổi: số thẻ, mã
số NH phát hành, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ.
Mặt sau: dải băng từ mã hoá (số thẻ,mã số NH phát hành, ngày hiệu lực, tên chủ
thể), ô chữ ký của chủ thẻ.
5.3. Các loại thẻ thanh toán
Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó
người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm
hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay chấp nhận loại thẻ
này. Thẻ tín dụng có đặc điểm là chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà
không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm
trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit card) hay
chậm trả.
Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài
khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị
những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua
những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn đồng thời chuyển ngân ngay lập
tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút
tiền mặt tại máy rút tiền tự động. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ
thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị các giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài
khoản chủ thẻ.
Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị các giao dịch được khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ
sau đó vài ngày.
Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động
hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối
với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ
được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được. Thẻ rút tiền mặt có hai loại:
Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành
Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn
được sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với Ngân
hàng phát hành thẻ.
B. Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
1. Phương thức thanh toán từng lần
Tại ngân hàng (NH) trả tiền đối với các khoản thanh toán của bản thân NH là đơn
vị trả tiền, NH lập và nộp chứng từ thanh toán vào NH nhà nước nơi mở tài khoản để
thực hiện thanh toán.
Đối với các khoản thanh toán của khách hàng của ngân hàng thương mại, NH trả
tiền lập thêm các bảng kê các chứng từ thanh toán qua tài khoản tiền gởi tại NH nhà
nước và nộp vào NH nhà nước kèm theo các chứng từ thanh toán của khách hàng.
Bảng kê các chứng từ thanh toán được lập riêng theo từng NH bên thụ hưởng mở tài
khoản tại cùng một đơn vị NH nhà nước, lập hai liên trong trường hợp bên thụ hưởng
mở tại NH nhà nước khác.
Tại chi nhánh NH nhà nước giữ tài khoản tiền gởi của NH trả tiền khi nhận
được bảng kê các chứng từ thanh toán kèm các chứng từ thanh toán của NH bên trả
tiền nộp vào, NH nhà nước kiểm tra tính hợp lệ, đối chiếu, kiểm tra khả năng thanh
toán. Nếu bảng kê không hợp lệ, NH bên trả tiền không đủ khả năng thanh toán thì trả
lại NH bên trả tiền. Nếu bảng kê hợp lệ và NH bên trả tiền đủ khả năng thanh toán thì
NH nhà nước tiến hành thanh toán ngay và xử lý như sau:
Trường hợp NH bên trả tiền và NH bên thụ hưởng mở tài khoản tại cùng một đơn
vị NH nhà nước thì hạch toán: Nợ tài khảon NH trả tiền, Có tài khoản NH thụ hưởng
đồng thời gởi giấy báo nợ, báo có cho các NH liên quan.
Trường hợp NH bên thụ hưởng mở tài khoản tại đơn vị NH nhà nước khác: NH
nhà nước bên trả tiền căn cứ chứng từ của NH bên trả tiền nộp vào lập lệnh chuyển có
để chuyển tiền đến NH nhà nước bên thụ hưởng để ghi Có tài khoản NH bên thụ
hưởng và gởi giấy báo Nợ ngân hàng bên trả tiền.
Tại chi nhánh NH nhà nước giữ tài khoản tiền gởi của NH bên thụ hưởng Khi
nhận được lệnh chuyển tiền đến sau khi kiểm tra, xử lý chuyển tiền theo quy định và
NH nhà nước bên thụ hưởng sẽ hạch toán và gởi giấy báo có cho NH bên thụ hưởng.
Tại NH phục vụ người thụ hưởng căn cứ báo có của NH nhà nước gởi đến, NH
phục vụ người thụ hưởng kiẻm soát lại nếu đúng thì hách toán và gởi giấy báo có cho
người thụ hưởng.
2. Phương thức thanh toán bù trừ (TTBT)
2.1. Kn: TTBT là một phương thức được thực hiện dưới hình thức song biên hoặc đa
biên giữa các tổ chức tín dụng với nhau, kho bạc nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu
thanh toán vốn nhanh gọn, chính xác, an toàn, thuận tiện, không gây ách tắc, lãng phí
do ứ đọng vốn trên đường đi, các đơn vị tham gia TTBT không phải thu về hoặc chi
trả từng món thanh toán phát sinh mà căn cứ bảng tổng hợp chứng từ thu, chi tại phiên
thanh toán để bù trừ và thanh toán cho nhau phần chênh lệch thừa, thiếu. Hệ thống
thanh toán tập trung này sẽ đảm đương toàn bộ hệ thống thanh toán toàn quốc trong
tương lai.
Đối tượng tham gia TTBT là các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đủ điều kiện
và cam kết chấp hành những quy định, nguyên tắc của hệ thông TTBT.
2.2. nguyên tắc
Sự TTBT hay sự giao hoán là một thể thức thanh toán các số nợ và trái khón lẫn
nhau. Có sự giao hoán mỗi khi có hai hoặc nhiều người vừa là trái chủ (chủ nợ), vừa là
người thiếu nợ lẫn nhau. Như mọi người đều biết, hằng ngày ngân hàng nhận của
khách hàng các sec hoành tuyến và các thương phiếu định phó tại ngân hàng mình hay
tại các ngân hàng khác. Nhằm mục đích giúp thực hiện thu ngân và thanh toán sec và
các chứng từ có giá giữa các ngân hàng với nhau, người ta thành lập một cơ quan gọi
là Phòng thanh toán bù trừ, nơi đó đại diện của các ngân hàng gặp nhau để thực hiện
việc TTBT các khoản nợ và trái khoán lẫn nhau.
Hằng ngày ngân hàng nhận các loại sec, thương phiếu và sec lệnh chuyển khoản…
để thu ngân và thanh toán mà số lượng không thể nào biết trước được và ít có khi cân
bằng, do đó ngân hàng phân giấy tờ này làm hai loại:
- đối với các tờ sec, thương phiếu…do ngân hàng thụ lệnh thì việc thu ngân được
thực hiện bằng cách trích tài khoản của người phát hành sec,… để nhập vào tài khoản
của người thụ hưởng.
- Đối với các tờ sec,…do ngân hàng khác phải trả hay nói một cách khác, người
phát hành tờ sec,…có tài khoản ở một ngân hàng khác, thì phải tiến hành TTBT.
2.3. Thực trạng thanh toán bù trừ ở Việt Nam hiện nay
Xét về bản chất: Có hai phương pháp thực hiện thanh toán: hoặc theo phương pháp
thủ công hoặc chuyển tiền điện tử. Chuyển tiền điện tử được coi là phương pháp tối ưu
nhất nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán vốn tức thời, chính xác, đảm bảo an toàn, thuận
tiện cho khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian
đầu đổi mới , do điều kiện hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa thực sự theo kịp hoạt
động của hệ thống nâgn hàng quốc tế cả về trình độ trang thiết bị kỹ thuật và công
nghệ ngân hàng, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã áp dụng phương pháp thanh toán
thủ công và bán thủ công trong hoạt động thanh toán, đặc biệt là trong hoạt động
TTBT.
Về thực tiễn hoạt động: Căn cứ quyết định số 181/QĐ-NH của thống đốc NHNN
ban hành quy tắc tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ TTBT giữa các NH, các ngân hàng
thương mại hoặc chi nhánh kho bạc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đủ điều
kiện và tư cách là thành viên TTBT khi thực hiện TTBT không phải thu về hoặc chi trả
từng món thanh toán phát sinh giữa NH này với NH khác, mà căn cứ vào bảng tổng
hợp chứng từ thanh toán của khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh NH thương mại
để thanh toán cho nhau phần chênh lệch phải thu hay phải trả mỗi phiên giao dịch do
NH nhà nước tỉnh, thành phố chủ trì.
Về cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong TTBT của NH nhà nước đối với các tổ chức
tín dụng và bổ sung vốn cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong TTBT của NH nhà nước
trung ương đối với NH nhà nước tỉnh, thành phố, theo cách tổ chức như hiện nay, NH
trung ương dành một khoản vốn dự trữ để phân bổ và giao chỉ tiêu cho vay bổ sung bù
đắp thiếu hụt vốn trong TTBT cho các chi nhánh NH nhà nước tỉnh, thành phố, dự
phòng một phần tại NH nhà nước trung ương để bổ sung cho các chi nhánh NH nhà
nước có nhu cầu thực sự cấp bách về vốn (căn cứ quy định tại Thông tư số 173/TT-NH
ngày 30/9/1991 của Thống đốc NH nhà nước hướng dẫn cho vay bù đắp thiếu hụt vốn
trong TTBT đối với các NH thương mại).
Tuy nhiên trong TTBT nổi lên một số hạn chế:
- Các văn bản pháp quy về TTBT của NHNN trước đây đều dựa trên Pháp lệnh
NHNN (đã hết hiệu lực).
- Theo cách tổ chức như hiện nay,tuy thanh toán vốn qua NH đã nhanh hơn nhiều so
với trước đây, nhưng vẫn còn chậm và gây trở ngại cho khách hàng khi thực hiện
TTKDTM.
- Tại các phiên TTBT, các cán bộ chuyên trách phải mang tài liệu, chứng từ kèm các
bảng kê giao nhận để thực hiện đối chiếu và bù trừ cho nhau tại NH chủ trì nên rất mất
công sức và phát sinh rủi ro do nhầm lẫn, mất mát chứng từ trong quá trình chuyên
chở hoặc giao nhận.
- Theo luật NHNN, việc cho vay của NHNN đối với các tổ chức tín dụng hiện nay
chỉ còn hình thức tái cấp vốn, không còn hình thức cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong
TTBT. Do vậy, đứng về phương diện luật pháp, việc tiếp tục cho vay bổ sung bù đắp
thiếu hụt vốn trong TTBT như hiện nay là không còn phù hợp với quy định hiện hành.
- Do đặc điểm và cách thức tổ chức, quản lý trong TTBT, vốn dự trữ cho vay bù đắp
thiếu hụt trong TTBT của NHNN bị ứ đọng và phân tán, không tập trung được để sử
dụng cho các mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.
- Bản thân các tổ chức tín dụng luôn phải có một số vốn đáng kể nằm trong tài
khoản tiền gởi thanh toán tại các chi nhánh NHNN tỉnh, nhưng số vốn này thường
xuyên bị ứ đọng, điều đó gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc điều hành
vốn khả dụng.
- Lãi suất cho vay TTBT là loại lãi suất "nóng" theo ngày, do vậy mức lãi suất này
rất cao. Tuy nhiên, sau rất nhiều lần thay đổi mức lãi suất cho vay nhằm đạt được các
mục tiêu của chính sách tiền tệ, NHNN vẫn chưa điều chỉnh lãi suất cho vay TTBT…
2.4. Một số giải pháp trong thời gian tới
a. Về hoạt động thanh toán nói chung
- Căn cứ thực hiện: Các văn bản pháp quy của NHNN trước đây đều dựa trên pháp
lệnh NHNN. Đến nay luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng đã thay thế pháp lệnh
cũ. Do vậy việc sắp xếp, sửa đổi, bổ sung và ban hành lại các văn bản trong hoạt động
thanh toán để phù hợp với các quy định mới tại luật NHNN và luật các tổ chức tín
dụng là hết sức bức thiết để đáp ứng thực tiễn hoạt động này.
- Thực tiễn: trong thời gian văn bản quy định mới chưa ban hành, tạm thời vẫn duy
trì hoạt động thanh toán như hiện nay. Tiến tới cần nghiên cứu, hoàn thiện và ban hành
Quy chế thanh toán điện tử giữa các tổ chức tín dụng và chi nhánh kho bạc nhà nước.
Đồng thời, khuyến khích các tổ chức tín dụng tự hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết
bị kỹ thuật để tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử, dần thay thế hình thức thanh
toán thủ công và bán thủ công như hiện nay. Bước đầu thực hiện thanh toán điện tử
trong nước, tiến tới hội nhập với hệ thống thanh toán điện tử tiên tiến trên toàn thế
giới.
b. Về quy tắc tổ chức, kỹ thuật nghiệp vụ TTBT
- Các tổ chức tín dụng khẩn trương đổi mới trang thiết bị và công nghệ để thực hiện
tốt các thao tác nghiệp vụ thanh toán điện tử trong hoạt động TTBT, nghiên cứu và kết
nối đồng bộ với các giải pháp kỹ thuật chung trong hoạt động thanh toán điện tử giữa
các tổ chức tín dụng và kho bạc nhà nước, đồng thời áp dụng các biện pháp bảo mật
nhằm tránh rủi ro trong hoạt động thanh toán điện tử.
- Mở rộng cho các thành viên khác của thị trường tiền tệ tham gia TTBT, đặc biệt là
các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Việc tổ chức TTBT sẽ vẫn do NHNN dứng ra thực hiện và tổ chức thanh toán qua
mạng máy tính theo khu vực hoặc cả nước. Khi đủ điều kiện cần thiết, có thể chuỷen
giao cho hiệp hội ngân hàng quản lý, tổ chức, thực hiện. NHNN chỉ quản lý chung về
mặt cơ chế và doanh số hoạt động để phục vụ các yêu cầu về thực hiện chính sách tiền
tệ vĩ mô.
c. Về cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong TTBT của NHNN đối với các tổ chức tín
dụng và bổ sung chỉ tiêu của NHNN trung ương cho các chi nhánh NHNN tỉnh, thành
phố để các NHTM bị thiếu hụt vốn có nhu cầu vay bổ sung.
- Với cách tổ chức TTBT theo hình thức thanh toán điện tử, các tổ chức tín dụng và
kho bạc nhà nước có thể thực hiện thanh toán và điều chuyển nội bộ thuận tiện, nhanh
gọn trong hệ thống từ nơi thừa đến nơi thiếu, đảm bảo sử dụng hiệu quả và chặt chẽ
vốn khả dụng. Do vậy chỉ hội sở chính của tổ chức tín dụng mới mở được tài khoản tại
NHNN. Trong trường hợp thiếu vốn, các tổ chức tín dụng có thể vay tại thị trường liên
ngân hàng. Đối với hội sở chính các tổ chức tín dụng bị thiếu vốn tạm thời trong thanh
toán do không có khả năng huy động kịp thời trên thị trường liên ngân hàng thì Nh
trung ương hoặc các chi nhánh NHNN được uỷ quyền chỉ thực hiện vai trò người cho
vay cuối cùng thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn.
- Thực hiện đúng quy định tại điều 17 Luật NHNN, NHNN trung ương không tiếp
tục làm nhiệm vụ cho vay TTBT đối với các tổ chức tín dụng. Do đó, NH trung ương
cần thu hồi toàn bộ chỉ tiêu cho vay TTBT đã giao cho các chi nhánh NHNN tỉnh,
thành phố để thực hiện cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong TTBT của các NHTM còn
lại và dự bỏ chỉ tiêu dự phòng tại NHNN trung ương.
- Về lãi suất: trước mắt NHNN cần xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay TTBT đảm
bảo phù hợp với mặt bằng lãi suất và phù hợp với sự điều hành chính sách tiền tệ trong
giai đoạn hiẹn nay, khi thực hiện thanh toán điện tử hoàn toàn và dừng việc cho vay
TTBT của NHNN đối với các tổ chức tín dụng sẽ loại bỏ việc công bố lãi suất cho vay
TTBT và chỉ sử dụng lãi suất tái cấp vốn của NHNN cho các tổ chức tín dụng.
Phần hai: Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam
I. Tình hình TTKDTM ở Việt Nam những năm qua
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, mức độ thanh toán bằng tiền mặt ở Việt
Nam là rất phổ biến. Khảo sát thực trạng thanh toán năm 2003 tại 750 doanh nghiệp
Việt Nam ở 3 miền Bắc, Trung, Nam cho thấy: các doanh nghiệp tư nhân (có trên 500
công nhân trở lên) tiến hành 63 % các giao dịch qua hệ thống ngân hàng. Những
doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân, 47% các giao dịch được thực hiện qua hệ thống
ngân hàng. Các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành 80% các giao dịch thông qua hệ
thống ngân hàng.
Hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân đều trả lương cho người lao động
bằng tiền mặt. Trong các hộ kinh doanh, có đến 86,2% số hộ vẫn chi trả hàng hóa bằng
tiền mặt; 75% số hộ kinh doanh chi trả dịch vụ bằng tiền mặt; 72% số hộ kinh doanh
tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt…
Tuy nhiên, một số năm trở lại đây, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh
toán xã hội đang có xu hướng giảm dần qua từng năm. Năm 1997 là 32,2%; năm 2001
là 23,7%; năm 2004 là 20,3%; năm 2005 là 19% và đến tháng 3-2006 là 18,5%.
Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên
cơ sở chứng từ giấy), hệ thống thanh toán xã hội của Việt Nam chuyển dần sang
phương thức xử lý bán tự động. Đến nay, các giao dịch thanh toán sử dụng chứng từ
điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn trong các hoạt động giao dịch thanh toán. Thời gian xử
lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần xuống còn vài phút, vài giây,
hoặc tức thời.
Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống ngân hàng thương mại hiện đang phát triển.
Số lượng tài khoản cá nhân trong toàn bộ hệ thống ngân hàng cuối năm 2004 tăng gần
10 lần so với năm 2000 (từ 135.000 tài khoản lên tới 1.297.000 tài khoản). Năm 2005
đã tăng lên 5 triệu tài khoản với số dư khoảng 20.000 tỷ đồng. Số tài khoản tăng trung
bình khoảng 150%; số dư tài khoản tăng trung bình 120% mỗi năm.
Máy giao dịch tự động (ATM), các thiết bị POS và mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ
ngân hàng đã có những phát triển đáng kể về số lượng. Đến tháng 6-2006, số máy
ATM là 2,154 máy; số lượng đơn vị chấp nhận thẻ khoảng 12.000 (so với 8.789 đơn vị
chấp nhận thẻ năm 2003).
Về đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán không còn giới hạn ở các ngân
hàng, Kho bạc Nhà nước mà còn có cả các tổ chức khác không phải ngân hàng. Thị
trường dịch vụ thanh toán trở nên cạnh tranh hơn, không chỉ giữa các ngân hàng mà
còn giữa ngân hàng và các tổ chức làm dịch vụ thanh toán.
Xu hướng liên doanh, liên kết hình thành giúp nhiều ngân hàng thương mại nhỏ
vượt qua những hạn chế về vốn đầu tư cho công nghẹ, trang thiết bị của hệ thống
thanh toán. Đây là một trong nhiều yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng lượng thẻ phát
hành trong lưu thông gần đây.
Tại Hà Nội: Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 84,5%
Đến tháng 10/2007, tổng doanh số thanh toán nội địa của các tổ chức tín dụng trên địa
bàn Hà Nội đạt 2.050.000 tỷ đồng; trong đó thanh toán không dùng tiền mặt trên địa
bàn chiếm tỷ trọng 84,5%, còn lại là thanh toán bằng tiền mặt.
Theo phương thức thanh toán, hình thức lệnh chi hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất về số
món và số tiền thanh toán trên tổng giá trị thanh tóan; tỷ lệ tương ứng là 42,4% và
87,1%. Thanh toán qua séc chiếm tỷ trọng nhỏ nhất ( con số tương ứng là 2,3% và
1,7%) do thủ tục và thời gian thanh toán không thuận tiện như các phương tiện thanh
toán khác. Doanh số thanh toán trong nội bộ các hệ thống ngân hàng luôn chiếm ưu
thế cả về số món và doanh số thanh toán. Thời gian gần đây, hình thức thanh toán song
phương và đa hệ trực tiếp giữa các hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục phát triển.
Theo Chi nhánh ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội, trong hoạt động thanh toán
của các tổ chức tín dụng Thủ đô đang nổi lên một số tồn tại cần khắc phục: Trước hết
là thiếu sự liên kết, hợp tác giữa các hệ thống ngân hàng trong đầu tư hạ tầng kỹ thuật
công nghệ thanh toán. Nguồn vốn tự có của các đơn vị thấp, ảnh hưởng tới khả năng
đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán. Đối tượng sử dụng
những dịch vụ ngân hàng dựa trên nền công nghệ cao còn hạn chế, chưa khai thác hết
các tiện ích của dịch vụ ngân hàng mới như homebanking, E-banking,
Internetbanking
Một nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh không thể thiếu một hệ thống thanh toán
hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà gần đây người ta hay nói và ''mơ'' tới một nền
kinh tế thanh toán phi tiền mặt như vậy.
Hiện nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng mới triển khai ở 5 tỉnh, thành
phố và chỉ áp dụng cho các giao dịch chuyển tiền bằng đồng Việt Nam, vì vậy còn giới
hạn về phạm vi và loại tiền.Việc triển khai mạng Banknet chậm nên chưa tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng cũng như khách hàng trong việc sử
dụng thẻ. Ngoài ra, một số doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp chưa
thực sự quan tâm và triển khai việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên qua tài
khoản.
Theo diễn đàn banking 2004 vào 15/6 ''Để có thể phát triển được hệ thống thanh
toán phi tiền mặt, một nền kinh tế phải có mức thu nhập bình quân của dân cư cao, hệ
thống văn bản pháp lý đầy đủ, cơ sở hạ tầng công nghệ của các ngân hàng, các doanh
nghiệp và tổ chức kinh tế phải mạnh; Nguồn nhân lực về CNTT trong các ngân hàng
giỏi, dân trí cao và phải có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt".
Việt Nam hiện có trên 80 triệu dân với thu nhập 400 USD/người/năm, trong đó 80%
là nông dân với thu nhập thấp. Các hình thức thanh toán phi tiền mặt của người Việt
Nam mới dừng lại chủ yếu là sec, ủy nhiệm thu, chi, thư tín dụng và thẻ thanh toán,
thanh toán điện tử , trong khi các nước tiên tiến khác đã tiến đến hàng trăm hình thức
thanh toán điện tử khác nhau.
So với những tiêu chí đó, hẳn những cơ sở để phát triển của Việt Nam còn thiếu quá
nhiều. Và như vậy, các chuyên gia tài chính cho rằng, các ngân hàng vẫn phải chật vật
nhiều với ''giấc mơ phi tiền mặt".
Nhu cầu còn rất lớn
Trong tổng số 80 tổ chức tín dụng và hơn 1.000 các quỹ tín dụng nhân dân, rất ít nơi
sử dụng các hình thức thanh toán phi tiền mặt. Còn hệ thống thanh toán điện tử liên
ngân hàng, một ví dụ tiêu biểu cho thanh toán phi tiền mặt, thì hình thức này chưa phổ
biến, mà mới được sử dụng thanh toán giữa một số ngân hàng lớn với nhau.
Các loại hình khác như thanh toán bù trừ tỉnh, thành phố, thanh toán nội bộ các
ngân hàng và thanh toán quốc tế, mặc dù đã ra đời từ lâu nhưng chưa phát triển được
như mong đợi. Hệ thống ATM trên cả nước dù đã phát triển nhanh trong vài năm qua,
song mới có hơn 300 máy tại tất cả các địa bàn trong nước và 100 máy chuẩn bị lắp
đặt. Số lượng thẻ thanh toán hiện là hơn 356 nghìn thẻ, quá nhỏ bé so với con số trên
80 triệu dân Việt Nam.
Nhu cầu thanh toán phi tiền mặt hay thanh toán điện tử ở Việt nam đã, đang và sẽ
rất lớn trong thời gian tới. Khảo sát của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, so với các năm
trước, số tiền được thanh toán điện tử đang tăng nhanh. Trong đó, số tiền được thanh
toán bằng sec của năm 2003 tăng tới 110% so với năm 2002. Hiện bình quân Hệ thống
thanh toán điện tử Liên ngân hàng chi trả được từ 9 đến 10 nghìn món tiền/ngày.
Hiện các giải pháp công nghệ mới đang được các ngân hàng xúc tiến mạnh mẽ. 8
ngân hàng đã xây dựng hệ thống kế toán tập trung tài khoản, 12 ngân hàng đã có hệ
thống ATM, 20 ngân hàng đã phát hành thẻ thanh toán, 42 ngân hàng đã tham gia hệ
thống thanh toán quốc tế và 3 ngân hàng đang triển khai ứng dụng Internet banking.
Giải pháp tổng thể để mở rộng thanh toán phi tiền mặt tại Việt Nam là cần hoàn
thiện hệ thống pháp lý như ra đời Luật Giao dịch điện tử, chứng từ điện tử, chữ ký
điện tử ; Đầu tư và tổ chức được hệ thống kế toán thanh toán theo mô hình tập trung
hóa tài khoản; Đào tạo nhân lực, khuyến khích và phổ biến tới người dân cách thức và
thói quen thanh toán với thẻ,sec…
Theo một điều tra của NH Thế giới (WB), tại Việt Nam, 70% lượng tiền nhàn rỗi
trong dân vẫn nằm trong tủ các gia đình, 90% thanh toán của NH vẫn sử dụng tiền
mặt, 50% doanh thu của các NH vẫn đến từ các thành phố lớn Như vậy, vẫn còn một
tiềm năng rất lớn, nhất là dịch vụ thẻ ATM mà các NH chưa khai thác. Vì thế, Chính
phủ đã ban hành đề án "Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010". Theo
đó, đến năm 2010, tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ, các cấp chính quyền tỉnh, thành
phố đều thực hiện chi tiêu bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Phấn đấu
đến năm 2010, sẽ có 20 triệu tài khoản cá nhân, 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và
50% công nhân lao động trong các khu vực doanh nghiệp (DN) được trả lương qua tài
khoản; khu vực DN sẽ có khoảng 80% các khoản thanh toán giữa DN với nhau được
thực hiện qua tài khoản tại các NH…
Định hướng phát triển phương thức TTKDTM trong thời gian tới
Một trong những định hướng quan trọng của Chính phủ về việc phát triển phương
thức TTKDTM là triển khai Đề án TTKDTM, trong đó đưa ra 6 giải pháp đồng bộ
giúp tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động TTKDTM ở Việt Nam trong thời gian
tới.
Theo Đề án, đến cuối năm 2010, mức phát hành thẻ trong thanh toán phấn đấu đạt
15 triệu thẻ; 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng… lắp đặt các thiết bị
chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Con số này đến năm 2020 phấn đấu đạt lần lượt là 30
triệu thẻ và 95%. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đến năm 2010 không
quá 18%; đến năm 2020 khoảng 15%. Số lượng tài khoản cá nhân vào cuối năm 2010
đạt mức 20 triệu; 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động
trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020
đưa những con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân (bình quân mỗi người
có 0,5 tài khoản); 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương
qua tài khoản. Các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp thực hiện qua ngân hàng
đạt mức 80% vào năm 2010 và đạt 95% vào năm 2020.
Phát triển TTKDTM trong khu vực công: Thực hiện thí điểm TTKDTM trong năm
2007 và 2008 tại một cơ quan Trung ương; phát triển thẻ thương mại trong khu vực
Chính phủ để đến năm 2008 mở rộng đối tượng thực hiện sang các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, TP, sở, ban ngành địa phương lớn… Từ năm 2011-
2020, triển khai mở rộng đến các đối tượng là sở, ban, ngành, các cấp chính quyền
huyện, xã trên phạm vi toàn quốc…
Phát triển TTKDTM trong khu vực doanh nghiệp: nghiên cứu xác định nhu cầu và
khả năng TTKDTM của các doanh nghiệp trong năm 2007; áp dụng thực hiện trước
hết đối với các tập đoàn và các Tổng công ty lớn, tiến hành trên 3 thành phố là Hà Nội,
Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh; từ đó đề ra biện pháp cụ thể thích hợp.
Phát triển TTKDTM trong khu vực dân cư: chủ yếu tập trung phát triển các phương
tiện, dịch vụ TTKDTM đáp ứng nhu cầu thanh toán tại các trung tâm thương mại, dịch
vụ, khách sạn, nhà hàng… Đến năm 2010, triển khai phổ biến các giao dịch thanh toán
định kỳ qua tài khoản như thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ công cộng khác…
Phát triển các hệ thống thanh toán và giải pháp hỗ trợ phát triển TTKDTM: phát
triển và củng cố các liên minh thẻ hiện có; tiến hành kết nối trung tâm chuyển mạch
thẻ quốc gia với Trung tâm thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán; phổ biến
kiến thức và tuyên truyền về TTKDTM; có chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh
vực thanh toán. Đặc biệt khuyến khích TTKDTM bằng chính sách thuế giá trị gia tăng;
xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý và các giải pháp về tài chính phục
vụ phát triển TTKDTM.
II. Thực trạng của thể thức thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta hiện nay
1. Thể thức thanh toán bằng sec
Thanh toán bằng séc thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán. Nhưng, ra
đời đã lâu mà séc vẫn chưa phát triển được như mong đợi ở Việt Nam. Cùng với sự
tiến bộ của xã hội, các hình thức thanh quyết toán không dùng tiền mặt ngày càng phát
triển như chuyển khoản, trả bằng séc hay bằng credit card cũng xuất hiện. Tuy nhiên,
hai hình thức viết séc và trả tiền mua hàng bằng credit card xem ra vẫn chưa là thói
quen cho một số lớn bộ phận dân chúng Việt Nam chúng ta.
Việc nhận séc có lẽ chỉ diễn ra ở một số người Việt Nam làm việc ở các tổ chức
nước ngoài, cuối tháng được kế toán đưa cho một cái séc ghi tiền lương tháng của
mình. Cũng có nơi không trả bằng séc mà sẽ chuyển thẳng vào tài khoản cá nhân sau
khi đã trừ thuế thu nhập cá nhân nếu có. Tuy nhiên, thói quen này chỉ có ở một số ít
người có thu nhập cao, nhất là nhóm làm việc cho tổ chức nước ngoài. Các cán bộ
công chức và người lao động Việt Nam đa số chưa có tài khoản cá nhân tại ngân hàng,
vẫn nhận lương bằng tiền mặt trực tiếp từ thủ quỹ của cơ quan.
Ở các ngân hàng thương mại, hình thức thanh toán bằng séc chiếm tỷ lệ rất thấp
(khoảng 2%) trong tổng thanh toán phi tiền mặt; trong đó chủ yếu là thanh toán giữa
các doanh nghiệp với nhau, còn thanh toán giữa doanh nghiệp với cá nhân, giữa cá
nhân với cá nhân rất ít
Theo ông Vũ Huy Toản, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM,
thanh toán bằng séc bị hạn chế là do chưa có quy định bắt buộc về hạn mức phải thanh
toán bằng séc mà hiện chỉ "động viên"dùng séc.
Thanh toán bằng séc rất thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán. Người
mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và CMND ra ngân
hàng là có thể nhận được tiền.
Thực tế, tâm lý của người bán nhận séc thường lo ngại là trên tài khoản của người
mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro trong giao dịch nên hay từ chối việc
thanh toán séc.
Phần lớn các giao dịch mua bán hiện nay được sử dụng bằng phương thức ủy nhiệm
chi là chính (ở Tp.HCM chiếm khoảng 75% trong thanh toán không dùng tiền mặt)
nhưng hình thức này thời gian thanh toán dài hơn, đòi hỏi 2 bên phải ký hợp đồng mua
bán mới có thể lập ủy nhiệm chi để trả tiền.
Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức. Hiện nay khách mua và khách
bán hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì khi khách bán đến ngân hàng để nộp
séc, ngân hàng sẽ ghi có trên tài khoản khách bán và ghi nợ trên tài khoản khách mua.
Nhưng khi khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng,
buộc các ngân hàng thương mại phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của Ngân
hàng Nhà nước. Mỗi ngày ở đây chỉ có 2 phiên thanh toán bù trừ (vào lúc 10 giờ sáng
và 15 giờ) và việc kiểm tra séc ở Ngân hàng Nhà nước vẫn chủ yếu là thủ công.
Nếu các ngân hàng phát hành mấy chục ngàn tờ séc mỗi ngày thì việc thanh toán bù
trừ trong ngày gặp rất nhiều khó khăn.
Hành lang pháp lý về thanh toán sẽ được cải tiến khi Ngân hàng Nhà nước hoàn tất
hướng dẫn nghị định về séc, hoàn thiện đề án xây dựng trung tâm bù trừ séc tại một số
thành phố lớn.
Giải pháp còn lại để mở rộng thanh toán bằng séc tại nước ta là khuyến khích người
dân tập thói quen thanh toán bằng hình thức này. Các cơ quan nhà nước nên tiên
phong trong việc thanh toán bằng séc, góp phần đưa hình thức thanh toán này phổ biến
rộng rãi.
Tại các ngân hàng thương mại, hình thức thanh toán bằng séc chỉ chiếm khoảng
2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt, trong đó chủ yếu là thanh toán giữa các doanh
nghiệp. Hầu hết người dân vẫn e ngại thanh toán bằng séc.
2. Thể thức thanh toán bằng ngân phiếu
Các ngân hàng thương mại đưa ra nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
như thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng sau khi ngừng phát hành ngân phiếu (1/4/2002). Qua
theo dõi một số năm trở lại, kể cả khi Ngân hàng Nhà nước ngừng phát hành hai loại
ngân phiếu, khối lượng thanh toán bằng tiền mặt đã có xu hướng giảm dần. Để chuẩn
bị cho việc ngừng phát hành ngân phiếu thanh toán, từ đầu năm 2000 Ngân hàng Nhà
nước đã có các bước chuẩn bị như sau: ngừng phát hành hai loại ngân phiếu mệnh giá
5 triệu đồng và 500.000 đồng, đồng thời duy trì loại ngân phiếu mệnh giá 1 triệu đồng,
nhưng số lượng phát hành từng đợt được giảm dần. Tới ngày 1/4, sẽ chấm dứt phát
hành hoàn toàn loại phương tiện thanh toán này.
3. Thể thức thanh toán bằng thẻ
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến hết tháng 3/2007, tổng số thẻ
thanh toán nội địa và quốc tế được các ngân hàng (NH) phát hành tại Việt Nam đạt 6,2
triệu thẻ, tăng 2,6 triệu thẻ so với cuối năm 2006 và tăng 200% so với thời điểm cuối
2005. Đến nay, cả nước đã có gần 20 NH triển khai phát hành thẻ tín dụng, thanh toán.
Điều này cho thấy tốc độ phát triển nhanh của thị trường thẻ Việt Nam cũng như và xu
hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng gần hơn với người tiêu dùng.
Hiện nay, thẻ ATM của các NH ngày càng đa dạng về chức năng và mở rộng về
phạm vi thanh toán. Không chỉ có chức năng rút tiền, truy cứu thông tin số dư trên tài
khoản… như trước kia, thẻ ATM đa năng còn tích hợp các ưu điểm của thẻ từ và thẻ
chíp nên khách hàng có thể mở tài khoản tiết kiệm ngay tại máy ATM, thanh toán tiền
điện, nước, Internet, truyền hình cáp, nạp tiền điện thoại di động, đặt vé máy bay…
trực tiếp qua thẻ.
Tính đến tháng 6-2007, Techcombank đã phát hành được trên 200.000 thẻ các loại,
trong đó, thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa đạt trên 20.000 thẻ, thẻ
Techcombank F@stAccess đạt trên 180.000 thẻ. Không chỉ cho phép rút tiền, các
khách hàng thẻ của Techcombank còn có thể dùng thẻ để thanh toán các hoá đơn hàng
hoá, đăng ký hàng tháng tự động chuyển một khoản tiền nhất định vào tài khoản tiết
kiệm để hưởng lãi suất cao hơn, hoặc duy trì một khoản tiền nhất định trong tài khoản,
các khoản tiền vượt số duy trì này sẽ được tự động chuyển vào tài khoản tiết kiệm cá
nhân. Thẻ Techcombank cũng cho phép khách hàng có thể chi tiêu vượt qúa một số
tiền nhất định trên tài khoản, thanh toán phí bảo hiểm xe cơ giới của Bảo Minh, mua
vé máy bay trên trang web Pacific Airlines Về mặt phạm vi, khách hàng thẻ của
Techcombank hiện nay không những có thể sử dụng thẻ trong nội địa mà còn có thể sử
dụng trên phạm vi quốc tế (tại hàng triệu điểm chấp nhận thẻ có thương hiệu Visa).
Ngoài ra, thẻ thanh toán quốc tế Sacom Visa Debit của Sacombank, Vietcombank SG
24 của VCB và ACB Ecard của NH Á Châu ACB là những loại thẻ đang được chú ý
bởi sự đa dạng về chức năng và mở rộng về phạm vi thanh toán của nó.
Số lượng thẻcác NH phát hành cũng ngày càng tăng nhanh. NH Đông Á (EAB) dự
kiến năm 2007 sẽ phát hành khoảng 1 triệu thẻ ATM đa năng. Với chương trình "Thẻ
VIB Bank Values! Ước mơ du lịch trong tầm tay",NH Quốc tế (VIB Bank) đã phát
hành được 50.000 thẻ trong quí I/2007. NH TMCP Phương Đông (OCB Bank) với
chương trình phát thẻ ATM Lucky Oricombank cho tất cả khách hàng đến giao dịch
tại OCB đã đạt 1.500 thẻ trong quí I/2007, doanh số tiền gửi đạt 16 tỷ đồng, tăng 65%
so với cùng kỳ năm 2006.
Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử, Bộ Công thương, tính đến thời điểm
10/11/2007, cả nước có khoảng 5 triệu thẻ và tài khoản cá nhân, trong đó có hơn 4
triệu thẻ ATM và 300.000 thẻ Visa, Master Card, giao dịch tại 2.500 máy ATM và
15.000 POS.
Thẻ thanh toán quốc tế Visa Debit chính thức có mặt tại Việt Nam từ năm 2005
thông qua sự phát hành của 7 ngân hàng trong nước là ACB, Eximbank, Incombank,
Sacombank, Techcombank, Vietcombank, Saigonbank. Đến cuối năm 2005 đã có
53.000 thẻ được phát hành tại Việt Nam. Do tính tiện dụng trong thanh toán cũng như
nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Việt Nam và xu hướng hòa nhập với quốc
tế nên việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế tại Việt Nam ngày càng tăng và phổ biến.
Trong năm 2006, số thẻ phát hành tại Việt Nam đã vượt qua con số 100.000 thẻ. Điều
này chứng tỏ người dùng Việt Nam ngày càng chú trọng đến phương thức thanh toán
bằng thẻ hiện đại này.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 331/QĐ-NHNN về việc
cho phép Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) thực hiện thí
điểm thanh toán bù trừ nội địa thẻ Visa.
Theo đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thí điểm làm đầu mối thanh toán
đối với các giao dịch thẻ Visa thực hiện trong nước và hoạt động với tư cách là ngân
hàng thanh toán bù trừ nội địa các giao dịch thẻ Visa của các thành viên trong nước
qua tài khoản của các ngân hàng thành viên mở tại Ngân hàng Ngoại thương.
Thời gian thực hiện thí điểm này là 01 năm kể từ ngày Quyết định có hiệu lực và
Ngân hàng Ngoại thương có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước tình hình thực
hiện theo định kỳ 03 tháng/lần.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc thực hiện thanh toán bù trừ thẻ Visa nội
địa giữa các ngân hàng thành viên sẽ mang lại nhiều lợi ích như: các ngân hàng thành
viên sẽ tiết kiệm được chi phí hoạt động do không phải trả phí chuyển đổi ngoại tệ đối
với các giao dịch thẻ nội địa cho Visa; chủ thẻ sẽ không phải chịu phí chuyển đổi
ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá đối với các giao dịch trong nước. Đồng thời, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở
Việt Nam. Do có lợi ích về chi phí như nêu trên nên các ngân hàng thành viên sẽ có xu
huớng khuyến khích, thúc đẩy các chủ thẻ Visa thực hiện chi tiêu trong nuớc.
Vì vậy, việc thực hiện thí điểm này thành công sẽ mở ra một hướng đi mới cho việc
kết nối các trung tâm thanh toán thẻ tín dụng ở Việt Nam.
Hiện nay, công ty thẻ quốc tế VISA (Visa International) có 15 ngân hàng thành viên
ở Việt Nam (trong đó có 4 NHTM quốc doanh, 5 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và
6 NHTMCP). Tính đến tháng 12/2005, số lượng thẻ Visa do các ngân hàng tại VN
phát hành khoảng 85.000 thẻ với doanh số sử dụng trên 85 triệu USD, trong đó doanh
số sử dụng thẻ tại Việt Nam chiếm khoảng 20% (tương đương 17 triệu USD). Hiện có
6.000 đơn vị chấp nhận thẻ Visa và 800 máy ATM chấp nhận ứng tiền mặt cho thẻ
Visa trên toàn quốc. Tốc độ tăng trưởng thanh toán thẻ Visa của các NH thành viên đạt
gần 40%/năm.
III. Nhận xét:
Thói quen sử dụng tiền mặt đã tồn tại lâu đời ở nước ta, điều đó đã ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Sau khi ra nhập WTO cũng như
tham dự sâu rộng hơn nền kinh tế thế giới thì thói quen này cần phải dần thay đổi.
Nhanh, chính xác, an toàn và văn minh là những tiện ích mà phương thức thanh toán
không dùng tiền mặt mang lại cho nền kinh tế.
Thế nhưng vấn đề đặt ra là với nhiều tiện ích và an toàn như vậy tại sao người dân
lại không biết đến mà sử dụng. Qua tìm hiểu, đa số người dân, doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế vẫn chưa hiểu việc thanh toán không dùng tiền mặt là gì và có lợi gì khi
họ sử dụng thẻ thanh toán?
Không nói đâu xa, ngay ở khu vực Hà Nội, nơi tập trung nhiều người dân có thu
nhập khá và cao ở trong nước mà còn chưa hiểu rõ thế nào là phương thức thanh toán
không dùng tiền mặt và cũng chưa thấy được lợi ích mà nó mang lại. Không chỉ người
dân, mà nhiều công nhân làm trong các nhà máy cũng không mấy quan tâm đến vấn đề
này. Điều đáng nói, ngay cả những người có tri thức cũng ít biết đến phương thức
thanh toán không dùng tiền mặt. Đa số người dân mở tài khoản chỉ nhằm mục đích gửi
và rút tiền còn những tính năng khác của thẻ như thanh toán khi đi mua sắm, du lịch
thì ít người biết đến và sử dụng. Người dân vẫn chưa tin vào những tiện ích của việc
thanh toán bằng thẻ, và họ cho rằng thanh toán bằng tiền mặt theo kiểu "ăn chắc mặc
bền" sẽ nhanh và tiện hơn.
Ngay cả doanh nghiệp, đối tượng rất nhạy cảm đối với những thay đổi của xã hội
cũng ít biết đến và sử dụng phương thức thanh toán này. Ông Lương Văn Sơn, Chủ
tịch Hội đồng quản trị, Công ty Cơ khí xây dựng nói, việc sử dụng tiền mặt trong
thanh toán đem lại những tác hại nhất định như không an toàn, mất thời gian đi lại để
thanh toán… nhưng không mấy doanh nghiệp nhận thức được vấn đề này. Họ thường
e ngại về tính an toàn khi sử dụng hình thức thanh toán khác. Khi giao dịch, các doanh
nghiệp thường yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt theo kiểu “tiền giao, cháo múc” và
còn cho biết sẽ giảm giá nếu như đối tác thanh toán bằng tiền mặt.
Nguyên nhân:
Thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa hoàn chỉnh, thói quen thanh toán bằng
tiền mặt trong dân chúng còn rất lớn làm hạn chế sự phát triển các phương thức thanh
toán tiên tiến như thẻ, thanh toán qua Internet, thanh toán bằng tài khoản.
Giao dịch trực tuyến của ngân hàng có nhiều tiện ích nhưng cũng bị hạn chế vì Việt
Nam chưa có Luật thương mại điện tử. Khách hàng còn e dè khi tiếp cận với các dịch
vụ thanh toán điện tử của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng chưa được bảo vệ bởi
hệ thống pháp lý.
Còn thiếu sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ như điện lực, viễn thông, cấp
nước với ngân hàng trong việc thúc đẩy khách hàng sử dụng phương tiện thanh toán
hiện đại. Nhiều cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ như các siêu thị lớn, khách sạn, nhà
hàng chưa sẵn sàng hợp tác với ngân hàng về thanh toán thẻ.
Về vấn đề cơ sở pháp lý, bà Nguyễn Thị Ngọ, Giám đốc Sở giao dịch I, Ngân hàng
Công thương Việt Nam nói: "Việc ban hành các qui định về thanh toán không dùng
tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước chưa đáp ứng đòi hỏi của thị trường
trong thanh toán. Ngoài ra các hướng dẫn thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
nhiều khi chưa rõ hoặc việc triển khai các văn bản chậm, không đồng bộ dẫn đến việc
thực hiện rất khó "
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, ông Tạ Quang Tiến cũng thừa nhận một
thực tế: việc phát triển các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt rất chậm. Mặc
dù các ngân hàng mở nhiều dịch vụ, nhưng những dịch vụ này chưa tác động tích cực
đến thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo ông Nguyễn Xuân Luật, "cơ sở vật chất kĩ thuật của các ngân hàng thương
mại ở Việt Nam thiếu đồng bộ và vẫn chưa có hệ thống kỹ thuật thống nhất từ hội sở
chính đến các chi nhánh. Phần mềm và chương trình ứng dụng của các ngân hàng
không tương thích nhau. Sự thiếu đồng bộ về hệ thống kỹ thuật là khó khăn khi các
ngân hàng liên kết với nhau để cùng phát triển dịch vụ mới. Ví dụ hiện nay có 3 liên
minh thẻ nhưng chưa thực hiện kết nối với nhau: liên minh giữa Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam và 17 ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty Chuyển mạch tài
chính quốc gia Banknet, hệ thống VNBC (có 4 ngân hàng tham gia) làm gây nên sự
lãng phí đối với nền kinh tế và khó khăn lớn trong sử dụng thẻ của khách hàng.
Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về thẻ cũng như công tác bảo mật thẻ còn
thấp nên dễ bị kẻ gian lợi dụng lấy tiền từ tài khoản và từ thẻ. Thời gian qua có nhiều
vụ kiện giữa người sử dụng thẻ với các ngân hàng trong việc mất tiền từ tài khoản của
các chủ thẻ gây tâm lý lo ngại hoang mang trong dân chúng, dẫn tới nhiều khó khăn
trong công tác phát triển thẻ của các ngân hàng.
Hiện nay, cả nước ta có 17 NHTM phát hành hơn 2 triệu thẻ ngân hàng để giao dịch
với máy rút tiền tự động (ATM). Nhưng "mạnh ai người ấy làm" - máy của NHTM
nào thì giao dịch với thẻ của ngân hàng ấy. Nhiều NHTM cùng sử dụng một máy
ATM chưa làm được. Cuối năm 2005, 17 NHTM đã trang bị 1200 máy ATM, nhưng
tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, nhiều chi nhánh NHTM tỉnh, thành phố chưa
được trang bị máy ATM.
IV. Kiến nghị
Trong giai đoạn hiện nay, muốn hạn chế giao dịch bằng tiền mặt:
Chính phủ sớm ban hành Nghị định về giới hạn giao dịch bằng tiền mặt, trong đó
quy định giao dịch tối đa bằng tiền mặt giữa đơn vị với đơn vị và giữa đơn vị với cá
nhân. Nhà nước quy định mức tồn quỹ tiền mặt tối đa của các đơn vị.
NHNN Việt Nam tiếp tục giai đoạn hai về hiện đại hoá công nghệ thanh toán không
dùng tiền mặt, chủ yếu là chuyển tiền điện tử liên ngân hàng; xây dựng hệ thống
chuyển mạch trong máy ATM để nhiều NHTM cùng sử dụng một máy ATM; thành
lập các trung tâm thanh toán séc.
Đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trong đó chủ yếu là chi nhánh
NHTM, trước tiên tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân, những người làm công ăn
lương trong các thành phần kinh tế, những người thụ hưởng trợ cấp từ quỹ bảo hiểm
xã hội và công dân có thu nhập thường xuyên bằng tiền phải mở tài khoản tiền gửi
không kỳ hạn, chi nhánh NHTM trở thành người thủ quỹ - làm nhiệm vụ bảo quản tiền
cho các đơn vị và cá nhân; Hai là, các doanh nghiệp, các đại lý bán hàng cho doanh
nghiệp sản xuất phải mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán để hàng ngày gửi tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó
đóng thuế cho nhà nước bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Thị trường thẻ Việt Nam đang phát triển với tốc độ chóng mặt (300%/năm trong
những năm gần đây), vì vậy theo ông Nguyễn Đại Lai, không quá khó khăn để nâng số
thẻ phát hành lên 15 triệu thẻ vào năm 2010, hay 30 triệu thẻ vào 2020. Song theo ông,
điều quan trọng không phải là số lượng phát hành mà nên xem hiệu quả của nó đến
đâu.
"Chúng ta có hàng chục ngân hàng phát hành thẻ, nhưng thẻ của Vietcombank khác,
Incombank khác, Đông Á khác… Thẻ của ngân hàng nào dùng cho ngân hàng nấy,
tính kết nối chưa cao. Nói chung, việc phát hành thẻ ATM ở Việt Nam đang ở thời kỳ
trăm hoa đua nở. Rất đẹp. Nhưng chỉ nở ở riêng mỗi nhà. Đèn nhà nào rạng nhà nấy
mà chưa có một bản đồng ca ở quy mô quốc gia. Chúng ta đang cần một ngọn đèn
quốc gia thay vì những ngọn đèn của riêng mỗi nhà trong hệ thống ATM như hiện
nay", ông Lai nói.
Câu chuyện kết nối hệ thống thẻ đến nay không phải là vấn đề mới. Ngân hàng Nhà
nước, ngân hàng thương mại, các tổ chức phát hành và cả người tiêu dùng đều nhìn
thấy sự bất tiện của kiểu trăm hoa đua nở đó. Cái tắc không phải là công nghệ, trình độ
hay khách hàng mà chính là thiện chí của các ngân hàng thương mại và chủ trương,
chính sách chung. Bản đề án mà Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng với mục tiêu
trình Chính phủ ban hành ngay trong tháng 6 cũng chưa có giải pháp thuyết phục cho
vấn đề này.
Muốn dân không dùng tiền mặt: phải có dịch vụ Ngân hàng
Nếu ngân hàng không có sự phát triển thì làm sao có thể thúc đẩy được nền kinh tế
văn minh không tiền mặt, ngược lại sẽ nảy sinh một số tiêu cực, lách luật trong thanh
toán. Chính vì vậy chìa khoá để mở cánh cửa này là ngành ngân hàng phải mở rộng
năng lực thanh toán thẻ, thanh toán qua thẻ phải trở thành một hình thức phổ dụng và
đi sâu vào ý thức của các doanh nghiệp và người dân.
Ngân hàng còn nhiều việc phải làm.
Để đạt được mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 –
2010 và tầm nhìn đến năm 2020 là lượng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở
Việt Nam sẽ giảm xuống còn 17% vào năm 2010 và xuống còn 10% vào năm 2020, hệ
thống ngân hàng Việt Nam phải bắt đầu từ đâu?
Trước hết ngân hàng cần phải đa dạng hoá loại hình thanh toán không dùng tiền mặt
và đẩy mạnh công tác tuyên truyền; mở rộng mạng lưới, tăng lợi ích thanh toán bằng
phương thức không dùng tiền mặt để thu hút tiêu dùng của người dân. Bên cạnh đó,
tính bảo mật và an toàn của hệ thống thanh toán thẻ của các ngân hàng là vấn đề mà cả
doanh nghiệp và người dân đều quan tâm. Vì vậy, các ngân hàng cần phải quan tâm,
đảm bảo tính bảo mật cho các khách hàng khi họ sử dụng nhất là trong giao dịch; giảm
bớt tình trạng mất tiền trong tài khoản để xây dựng lòng tin cho khách hàng. Đối với
doanh nghiệp, phản ứng của họ về phương thức TTKDTM có những bước phát triển
rất tốt. Họ đã có nhận thức đúng và đang tham gia một cách tích cực vào phương thức
này. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp muốn giao dịch bằng tiền mặt, bởi vì có
những lúc tiền mặt cần cho hoạt động kinh doanh của họ. Nhưng xét trên mọi phương
diện, thì phương thức TTKDTM đã và đang mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trên
các kênh thanh toán.
Ngoài ra, nhu cầu giao dịch không cùng một hệ thống ngân hàng ngày càng tăng,
nên các ngân hàng cần phải từng bước thống nhất với nhau đi đến việc liên minh thẻ
để không gây khó khăn cho khách hàng khi có giao dịch. Theo ông Bùi Quang Tiên,
Trưởng ban thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết: "Mặc dù các ngân hàng đã có
sự liên minh với nhau nhưng đó mới là sự liên kết cá nhân của ngân hàng này với ngân
hàng khác chứ chưa mang tính thống nhất của các ngân hàng. Sớm muộn thì các ngân
hàng cũng phải liên kết với nhau, tạo thành sự liên thông trong thanh toán trên cả
nước. Xét về mặt kỹ thuật, các ngân hàng có thể thực hiện liên thông tương đối dễ
dàng nhưng để có được sự thống nhất liên minh của tất cả các ngân hàng trên toàn
quốc cần phải có sự thúc đẩy từ phía Ngân hàng Nhà nước với vai trò trung tâm".
Cũng theo ông Bùi Quang Tiên, để phổ biến phương thức thanh toán không dùng
tiền mặt trong dân, trước tiên phải áp dụng trả lương cho công nhân trong các doanh
nghiệp Nhà nước. Sau đó, nhân rộng ra đối với các cơ quan quản lý tài chính chung
như ODA. Đây là khu vực dễ xảy ra tham nhũng, nên việc hạn chế thanh toán bằng
tiền mặt ở khu vực này là tiền đề cho sự phát triển phương thức này ở Việt Nam.
Có thể nói, phương thức thanh toán bằng tiền mặt là sự tồn tại tất yếu trong mọi nền
kinh tế, cho nên phương tiện của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phải thể
hiện sự tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào kinh tế, xã hội cũng như thu
nhập của người dân, sự tiến bộ của CNTT và khu vực tài chính ngân hàng mà tỉ lệ sử
dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng có sự khác nhau. Nhất là Việt
Nam với 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, nên việc phát triển phương thức thanh
toán này cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng nếu, phương thức TTKDTM mà không phát
triển, những mặt tiêu cực của xã hội như: gian lận thuế, thương mại càng có cơ hội
phát triển. Vậy nên, ngân hàng cần phải tích cực trong công tác tuyên truyền để người
dân nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và từng bước triển khai, phát triển
hệ thống TTKDTM trên phạm vi toàn quốc.
Cuối cùng là nguồn nhân lực cho sự phát triển hệ thống phương thức TTKDTM.
Ngân hàng cần sớm đào tạo một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và ý thức
nghề nghiệp để họ trực tiếp hướng dẫn và nâng cao niềm tin của người dân khi sử
dụng thẻ.
Phát triển nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa đặc biệt trong bối
cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn hiện nay. Đây là bước quan trọng góp phần minh
bạch hoá nền kinh tế, từng bước hạn chế các giao dịch tài chính - tiền tệ không minh