Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

VẬN DỤNG NGUYÊN lý mối LIÊN hệ PHỔ BIẾN vào HOẠT ĐỘNG học tập của SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.18 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC TRIẾT MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
LỚP: CC09, NHÓM: I, HK211
GVHD: HỒ NGỌC ANH
SINH VIÊN THỰC HIỆN
STT

MSSV

HỌ

TÊN

1

2052595

LÊ HOÀNG

MINH

2

2011869

HUỲNH DIỆP MỸ


PHỤN

% ĐIỂM

ĐIỂM

BTL

BTL

G
3

2052060

LÊ THÀNH

ĐẠT

4

2052439

LÊ TIẾN

ĐẠT

5

2052804


NGUYỄN HOÀNG

VY

KHÁNH

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang

GHI CHÚ


1.
2...............................................................................................................................

3.

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tàivề cơ bản, phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổ
biến là ngun tắc
tồn diện. Trong q trình học tập và nghiên cứu, bất kỳ một vấn đề nào của khoa
học, xã hội, con người,... cần được đặt vào một chỉnh thể thống nhất, hay nói cách
khác là cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và

quan hệ gián tiếp của sự vật, sự việc, hiện tượng đó. Từ đó rút ra được các mặt, các
mối liên hệ tất yếu của đối tượng và nhận thức để phản ánh đẩy đủ sự tồn tại khách
quan cới nhiều thuộc tính, mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
Quan điểm được rút ra phải tránh rơi vào thuật ngụy biện hay tạo nên góc nhìn
phiến diện.
4. Thực tế hiện nay, một bộ phận khơng ít sinh viên đang có cách suy nghĩ, hành động
một cách phiến diện, chẳng hạn như học chỉ để qua mơn thay vì học để hiểu, tiếp
thu kiến thức, làm việc có ích cho xã hội, giúp đỡ cộng đồng...
5. Từ những luận điểm trên, việc vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào các
hoạt động học tập của sinh viên là hoàn toàn cần thiết để sinh viên có thể ứng dụng
nguyên lý vào tất cả hoạt động học tập, nhìn nhận thế giới quan một cách toàn diện,
tạo nên sự hứng thú trong học tập và nghiên cứu, xác định rõ mục tiêu cần đạt
trong cuộc sống cho bản thân và cộng đồng.

2. Đối tượng nghiên cứu


6. Nghiên cứu về sự vận dụng phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổ biến
vào hoạt động học tập của sinh viên để giúp sinh viên tiếp nhận vấn đề theo nhiều
hướng khác nhau.
7. Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các hoạt động học tập của sinh viên cùng với nội
dung của nguyên lý mối liên hệ phổ biến và cách vận dụng nguyên lý ấy vào cuộc
sống.
3. Phạm vi nghiên cứu
8. Hoạt động học tập trong lớp học, học tập theo nhóm và ngoại khóa cùng với đó là
học tập trong mùa dịch của sinh viên.
4. Mục tiêu nghiên cứu
9. Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về nguyên lý mối liên hệ phổ biến, từ đó áp dụng
nguyên lý vào phương pháp học tập, tiếp cận vấn đề của sinh viên một cách toàn
diện.

5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

-

Phương pháp quan sát khoa học

-

Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm

6. Kết cấu
10.

Chương 1: Khái lược về nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến.

11.

Chương 2: Vận dụng nội dung mối liên hệ phổ biến vào hoạt động của sinh viên.


12.
13.
14.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1


KHÁI LƯỢC VỀ NỘI DUNG NGUYÊN LÝ MỐI
LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1.1.

Các khái niệm cơ bản

1.1.1.

Khái niệm nguyên lý

15.

Nguyên lý là thuật ngữ đa nghĩa có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ với nghĩa đen là

“đầu tiên nhất” - định đề, khẳng định để dựa trên cơ sở đó mà các định luật, lý
thuyết khoa học, các văn bản pháp luật, các chuẩn mực, quy tắc hoạt động xã
hội được tuân theo, ra đời. Nguyên lý là những khởi điểm (điểm xuất phát đầu
tiên) hay những luận điểm cơ bản nhất có tính tổng qt của một học thuyết chi
phối sự vật hành của tất cả đối tượng thuộc lĩnh vực quan tâm - nghiên cứu của
nó. Nguyên lý chính là hệ thống lý luận căn bản của một học thuyết khoa học,
phản ánh nhận thức tổng quát của một khoa học về phạm vi, lĩnh vực mà nó
nghiên cứu, được quan niệm như những chân lý chắc chắn, thực hiện chức năng
nhận thức, giải thích thế giới và định hướng hoạt động của con người.
16.

Nguyên lý làm cơ sở, tiền đề cho những suy lý tiếp theo rút ra những nguyên

tắc, quy luật, quy tắc, phương pháp, .. .phục vụ cho các hoạt động nhận thức và
thực tiễn của con người.

17.

Nguyên lý bao gồm 2 loại là nguyên lý đặc thù (nguyên lý của khoa học) và

nguyên lý phổ biến (nguyên lý triết học).


1.1.2.
18.

Khái niệm mối liên hệ
Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ,

quy định, ảnh hưởng, tương tác, chuyển hoá giữa các mặt, các yếu tố, các quá
trình trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Trước đây, các nhà duy tâm rút ra các mối liên hệ giữa các sự vật ra từ ý thức,
tinh thần (Hegel cho rằng, ý niệm tuyệt đối là nền tảng của các mối liên hệ, còn
Berkely trên lập trường duy tâm chủ quan lại cho rằng cảm giác mới chính là
nền tảng của mối liên hệ giữa các đối tượng).
19.

Ví dụ một số loại mối liên hệ như: bên trong - bên ngồi, cơ bản - khơng cơ

bản, chủ yếu - thứ yếu, bản chất - không bản chất, tất yếu - ngẫu nhiên, trực
tiếp - gián tiếp, không gian - thời gian, ...
1.1.3.
20.

Khái niệm mối liên hệ phổ biến
Trong khi mối liên hệ, chủ yếu mới chỉ nói đến sự ràng buộc, tác động lẫn nhau


giữa các đối tượng vật chất - hữu hình thì mối liên hệ phổ biến mở rộng cả sang
cho giữa các đối tượng tinh thần và giữa chúng vốn thuộc chủ thể với các đối
tượng khách quan. Có rất nhiều loại liên hệ, trong đó có loại liên hệ chung nhất,
là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, loại liên hệ này được gọi là liên
hệ phổ biến. Mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến của
các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong toàn bộ thế giới khách quan
(liên hệ giữa nguyên nhân - kết quả, bản chất - hiện tượng, lượng - chất...).


21.

1.2. Nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến

22.

1.2.1. Khái niệm nguyên lý mối liên hệ phổ biến
23.

Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều nằm trong mối liên hệ với

cái khác, đồng thời các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại
của mình thơng qua sự tác động lẫn nhau. Tính quy luật, bản chất của mọi sự
vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ qua sự qua lại giữa các mặt, các yếu tố, các bộ
phận cấu thành chúng hay sự tác dộng qua lại giữa chúng với các sự vật, hiện
tượng khác.
24.

Có một số quan niệm khác nhau về nguyên lý mối liên hệ phổ biến ở các chủ


nghĩa. Ở Tây Âu thế kỉ XVII-XVIII, trình độ khoa học tự nhiên còn nhiều hạn
chế, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc sưu tập tài liệu, nghiên cứu thế giới trong
sự tách rời từng bộ phận riêng lẻ. Điều này đã dẫn tới sự phủ định mối liên hệ
tất yếu giữa các đối tượng, phổ biến rộng rãi trong khoa học tự nhiên rồi dẫn tới
cả triết học. Đó đã nảy sinh trong giới quan điểm siêu hình coi các sự vật, hiện
tượng tồn tại tách rời nhau, cái này với cái kia khơng có mối liên hệ ràng buộc
quy định và chuyển hoá lẫn nhau nào, hoặc nếu có thì chỉ là mối liên hệ ngẫu
nhiên, bên ngồi. Quan điểm như vậy đã dẫn tới sự sai lầm trong thế giới quan
triết học là dựng lên ranh giới giả giữa tạo giữa các sự vật, hiện tượng, đặt đối
lập các nghiên cứu khoa học chuyên ngành với nhau. Suy ra, quan điểm siêu
hình khơng có khả năng phát hiện ra những quy luật, bản chất và tính phổ biến
của sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Chủ nghĩa
duy vật siêu hình đã phủ định mối liên hệ giữa các sự vật - hiện tượng hoặc chỉ
cho rằng đó là mối liên hệ ngẫu nhiên, bên ngoài.
25.

Trái lại hoàn toàn, chủ nghĩa duy vật biện chứng lại cho rằng các sự vật, hiện

tượng của thế giới đều tồn tại trong các mối liên hệ qua lại với nhau, quy định
lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hố lẫn nhau chứ khơng hề tách biệt nhau như siêu
hình. Cơ sở của sự tồn tại đa dạng mối quan hệ đó chính là tính thống nhất vật
chất của thế giới, các sự vật, hiện tượng phong phú trong thế giới chính là
những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất. Còn ở chủ
nghĩa duy tâm, như đã nói ở trên, nguồn gốc của mối liên hệ chính là do cảm
giác hoặc ý niệm tuyệt đối quy định nên.


26.

1.2.2. Tính chất nguyên lý mối liên hệ phổ biến


27.

Nguyên lý mối liên hệ phổ biến có ba tính chất, đó chính là: tính khách quan, tính

28.

phổ biến và tính đa dạng, phong phú
29.

Tính khách quan:

30.

Tính khách quan là mối liên hệ, tác dộng giữa các sự vật, hiện tượng vật

chất với
các hiện tượng tinh thần hay giữa các hiện tượng tinh thần với nhau. Đó đều là sự
quy định, tác động qua lại, chuyển hoá, phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng nhờ kết cấu của nó và nhờ mối liên hệ đã khẳng định được sự tồn tại của
chính sự vật, hiện tượng với tư cách là nó.
31.

Tính phổ biến:

32.

Tính phổ biến ở bất kỳ nơi đâu, trong tự nhiên, xã hội hay trong tư duy đều

có vơ

vàn các mối liên hệ đa dạng, giữ nhiều vai trị, vị trí khác nhau trong sự vận động,
chuyển hoá của các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hố
lẫn nhau khơng chỉ diễn ra ở sự vật, hiện tượng tự nhiên, tư duy, xã hội mà còn
diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các q trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
33.

Tính đa dạng, phong phú:

34.

Tính đa đạng, phong phú thể hiện rất đa dạng: có mối liên hệ về mặt khơng

gian
thì cũng có mối liên hệ về mặt thời gian giữa các sự vật, hiện tượng. Có mối liên
hệ tác động chung lên cả thế giới thì cũng có mối liên hệ chỉ tác động riêng lên
một lĩnh vực, hiện tượng, sự vật cụ thể. Có mối liên hệ trực tiếp và cũng có mối
liên hệ gián tiếp, có mối liên hệ tất nhiên và cũng có mối liên hệ ngẫu nhiên. Có
mối liên hệ bản chất và cũng có mối liên hệ khơng bản chất, có mối liên hệ chủ
yếu và cũng có mối liên hệ thứ yếu. Tóm lại, có nhiều mối liên hệ cụ thể khác
nhau với những vai trị, vị trí khác nhau quy định sự học tập. phát triển của sự vật,
hiện tượng trong thế giới.


35.

Vì vậy, để phân loại được các tính chất này, phải tuỳ thuộc vào tính chất và

vai trị
của các mối liên hệ. Tuy nhiên, việc phân loại các tính chất này cũng chỉ mangtính
chất tương đối, bới vì các mối liên hệ của các đối tượng là khá phức tạp,

không thể tách chúng khỏi tất cả các mối liên hệ khác. Chúng còn cần được
nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển cụ thể của chúng.
1.3.

Ý nghĩa phương pháp luận
36.

Nguyên lý bao gồm hai quan điểm, đó là quan điểm toàn diện và quan điểm

lịch
sử - cụ thể:
37.

Quan điểm toàn diện:

38.

Khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần tn thủ theo quan điểm tồn diện vì

mọi
sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong nhiều mối quan hệ, tác động qua lại với
nhau. Phải xem xét đối tượng cụ thể, đặt nó trong chính thể thống nhất của tất
cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các mối liên hệ của chính thể đó. Chủ thể
phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức
chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại. Chỉ có vậy, nhận thức mới có thể
phản ánh được sự khách quan với nhiều thuộc tính, mối liên hệ, quan hệ, tác
động lại của đối tượng. Quan điểm toàn diện này đối lập hoàn toàn với quan
điểm phiến diện, một chiều, khi đánh giá thì chỉ nhìn vào một phía hay chiều.
Quan điểm này phải xét trên nhiều mặt, chiều khác nhau, không xét một cách
dàn trải, không nguỵ biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản

và ngược lại) và không chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối
liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến)
39.

Quan điểm lịch sử - cụ thể:

40.

Quan điểm lịch sử - cụ thể cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với

các
đối tượng khác và môi trường xung quanh, kể các mặt trong mối liên hệ trung
gian, gián tiếp, không gian, thời gian nhất định kể cả những mối liên hệ của đối


tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó. Đặt đúng sự
vật, hiện tượng vào đúng thời gian, khơng gian mà nó tồn tại, tránh quan điểm
chung.


CHƯƠNG 2

41.

VẬN DỤNG MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO

42.

HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
43.

44.

CHƯƠNG 2

VẬN DỤNG MÔI LIÊN HỆ PHÓ BIẾN VÀ O HOẠ T ĐỘNG HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN

45.

2.1. Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động học tập của sinh viên:

46.

Ngày nay, trước khối lượng bài học lớn kèm theo những áp lực từ nhiều mặt trong

cuộc sống, học viên - đặc biệt là sinh viên đại học- nên có những kĩ năng cần thiết
nhằm chọn lọc phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả. Khi chúng ta vận dụng quan
điểm toàn diện trong học tập sẽ giúp định hướng học tập sâu hơn và cao hơn, có thể
nói quan điểm tồn diện là một phần thuyết yếu trong thế giới quan của mỗi con
người.
47.

Thứ nhất, quan điểm toàn diện là bước đệm nâng tầm hhả năng nhận thức của mỗi

sinh viên với cái nhìn sâu sắc hơn về con người, sự vật trong thế giới khách quan. Đối
với các bạn sinh viên năm nhất, việc có thêm nhiều mối quan hệ bên trong và ngồi
mơi trường học đường là điều hiển nhiên bởi đại học có thể xem là bản sao thu nhỏ
của xã hội, nơi mà chúng ta phải gặp gỡ giao lưu với nhiều tầng lớp khác nhau, trải
nghiệm những hoạt động thực tế và cũng phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm hơn từ
bên ngoài. Đặc biệt, trong hoạt động học tập, mối liên hệ với bạn bè, thầy cô mới đóng

một vai trị vơ cùng quan trọng. Cụ thể, là một người sinh viên thì bên cạnh những giờ
học trực tiếp trên lớp, mỗi chúng ta còn cần dành nhiều thời gian cho việc tự học và
học nhóm với bạn bè. Việc học nhóm cũng góp một phần khơng nhỏ trong việc cải
thiện thành tích học tập bởi nó giúp ta sớm nhìn ra những sai sót của bản thân từ đó
đưa ra giải pháp khắc phục. Muốn học nhóm hiệu quả mỗi sinh viên nên tìm hiểu,
đánh giá và tìm cho mình những người bạn đồng hành phù hợp.


48.

Đáng buồn thay trên thực tế, nhiều sinh viên có cách đánh giá mang tính chủ quan,

hời
hợt và nóng vội về tính cách, năng lực của người khác dẫn đến sự kém hiệu quả trong
việc học nhóm và sau cùng là thành tích học tập sa sút. Hơn thế nữa, dưới áp lực nhiều
mặt từ một môi trường mới, thành tích kém trong hoạt động học tập dễ khiến sinh viên
gặp nhiều căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe và hoạt động sống hằng ngày.
Thế nên, quan điểm tồn diện nhắc nhở người sinh viên ln có cái nhìn khách quan
về mọi sự vật, sự việc như danh ngơn có câu: “Đừng vội đánh giá một cuốn sách qua
vẻ bề ngồi của nó” mà thay vào đó ln nhìn nhận trên nhiều phương diện hồn cảnh:
một hai lần điểm thấp khơng có nghĩa là người đó học lực kém, một người ít nói chưa
chắc là một kẻ lạnh lùng và liệu một người ln cười nói với mình có sẵn sàng đồng
hành giúp chúng ta tiến bộ hơn, hay là chúng ta có thể giỏi trong lĩnh vực này nhưng
lại yếu kém trong một lĩnh vực khác. Vì thế, muốn đánh giá và chọn lọc những người
bạn đồng hành với mình trong suốt quãng thời gian đại học, chúng ta cần phải có thời
gian tiếp xúc lâu dài, nhìn nhận họ trên nhiều phương diện, tránh cảm nhận mang tính
chủ quan, một chiều.
49.

Ngồi ra, bên cạnh mối quan hệ với bạn bè, thầy cơ, sinh viên cịn tiếp xúc với rất


nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. Nhiều bạn sinh viên vì đánh giá vội vàng mà
đem lịng tin đặt vào những người có mục đích xấu dẫn đến bị lợi dụng, lừa đảo. Hậu
quả sau cùng là những mất mát về tài sản, thời gian, công sức và sự sao nhãng trong
việc học. Dễ thấy, ngày nay có rất nhiều tổ chức lừa đảo ngồi kia dưới danh những
công ty bán hàng đa cấp luôn sẵn sàng tiếp cận những người cả tin- đặc biệt là các bạn
sinh viên- nhằm trục lợi. Vậy nên, sinh viên phải ln ln cẩn trọng, nhìn nhận và
đánh giá bất cứ mối quan hệ, con người, sự vật ngoài thế giới kia bằng quan điểm
khách quan nhằm tránh những tác động tiêu cực đến hoạt động học tập của chúng ta.


50.

Thứ hai, quan điểm toàn diện giúp hoàn thiện khả năng tư duy và phát triển: giúp

sinh
viên có nhìn nhận đúng đắn hơn về bản chất và tầm quan trọng của việc học. Trước
hết, ta cần trả lời câu hỏi “thế nào là hoạt động học tập?”. Học tập tổng qt là q
trình nghiên cứu chun mơn, lĩnh vực mà mình muốn biết giúp chúng ta trau dồi kiến
thức, trí tuệ từ đó vận dụng vào thực tiễn. Mục tiêu mà nhiều người nhắm đến ngày
hôm nay là đạt được thành tích cao và sự hài lịng về những thành tựu tạm thời,
nhưngtrên hết thảy, mục đích cốt lõi của việc học là nâng tầm và phát triển bản thân trên
mọi
mặt: trí tuệ, tình cảm, đạo đức, lối sống, .... Tiêu biểu cho cái nhìn sai lệch về bản chất
của việc học là hình thức “học lệch”, “học khơng đi đơi với hành” và “học vì điểm
số”. Thực tế hơm nay cho thấy, nhiều bạn sinh viên hướng đến việc học tập trong môi
trường đại học chỉ để qua môn với điểm số cao trên lý thuyết mà quên rằng học phải
luôn đi đôi với hành bởi “học” và “hành” phải gắn thành mối liên hệ chặt chẽ không
thể tách rời nhau được. Thật vậy, việc “học” mà ít thực hành dễ khiến ta không hiểu
thấu đáo những kiến thức hay thiếu kĩ năng dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi

là sự hoang mang, chán nản. Một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà
ta khơng vận dụng vào thực tiễn, thì học cũng trở nên vơ ích (Ví dụ: một thực tế cho
thấy, sự thiếu liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn ở các trường phổ thông đã khiến các
sinh viên tương lai không biết nên lựa chọn ngành học nào trước mùa thi. Đa số các
bạn học sinh không biết sử dụng những kiến thức đã được học vào việc gì ngoài việc
để... thi đỗ đại học).
51.

Như đã đề cập ở trên, học tập là nhằm hoàn thiện và phát riển bản thân, khơng có

việc
học con người chỉ mãi giậm chân tại chỗ mà khơng thể đi lên thậm chí là thụt lùi, bởi
xã hội lồi người khơng ngừng tiến bộ và phát triển qua nhiều giai đoạn - kéo dài từ
lịch sử hình thành lồi người cho đến hiện tại - buộc con người phải luôn luôn trong tư
thế học tập và tiếp thu cái mới. Có thể nói, học tập đóng một vai trị vơ cùng quan
trọng, là tiền đề cho sự tồn tại của con người. Vậy nên, sinh viên cũng không phải là
một ngoại lệ, chúng ta phải ln học hỏi và hồn thiện trên nhiều mặt đặc biệt về
những kĩ năng cần thiết cho bản thân trong tương lai. Ngoài những bài giảng trên lớp,


sinh viên có thể tận dụng thời gian rảnh cho các hoạt động học tập bổ ích khác. Ví dụ
có thể kể đến như trao dồi khả năng ngoại ngữ, trong xu thế hịa nhập và phát triển
tồn cầu, ngơn ngữ là cầu nối giữa mọi người với nhau. Bên cạnh đó sinh viên có thể
tham gia các khóa học về sử dụng ngơn ngữ lập trình (C, C++, Java, ...) hay về kĩ
năng mềm (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lãnh đạo, ...) thơng qua các nguồn uy tín trên
Internet hoặc bạn bè, người thân.


52.


Thứ ba, vận dụng quan điểm toàn diện trong hoạt động học tập hỗ trợ sinh viên xác

định mục tiêu, động cơ, thái độ đúng đắn cũng như định hướng được chặng đường họctập
phía trước từ đó gặt hái được kết quả cao hơn. Trước hết, mỗi sinh viên có thể
đánh giá năng lực bản thân một cách khách quan và chính xác trên nhiều phương diện
sau đó đưa ra những mục tiêu học tập ngắn hạn và dài hạn phù hợp. Từ đó, chúng ta với cái nhìn tồn diện thấy được những khó khăn trở ngại mình phải đối mặt trong môi
trường đại học- luôn phải biết kiên trì và nhẫn nại bởi mỗi thách thức trong cuộc sống
là bước đệm đưa ta lên một nấc thang cao hơn với những hiểu biết sâu sắc hơn và sau
cùng là đạt được những mục tiêu đã đề ra. Như ta thấy ở nghề trồng lúa: người nông
dân phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức học biết các giống lúa, loại nào phù hợp
vùng đất nào, thời tiết nào, những điều kiện và cách chăm bón đúng cách để đạt năng
suất, khi phát hiện có sâu rầy phải giải quyết thế nào... Bởi học tập là bao hàm của rất
nhiều mối liên hệ giữa nhiều yếu tố cơ bản với nhau, cụ thể chúng ta có thể học từ sách
vở, thầy cô, bạn bè, tiền bối hay hậu bối - những người giỏi hơn chúng ta trên một lĩnh
vực nào đó - và thậm chí từ chính bản thân của mình, vậy nên về thái độ, quan điểm
tồn diện của triết học là lời nhắc nhở người sinh viên luôn biết khiêm tốn và không
ngừng học hỏi ở mọi người, mọi nguồn xung quanh để có thể nâng cao kiến thức và
hiểu biết cho bản thân mình.


53.

Đặc biệt, trong những tình huống mà việc học gặp trở ngại bởi nhiều yếu tố khách

quan và chủ quan, tinh thần tự giác và nghiêm túc sẽ là yếu tố quyết định trong quá
trình học tập và phát triển của một người sinh viên. Khác với phương pháp học tập ở
các cấp học thấp hơn, đại học là nơi mà sinh viên luôn phải là người chủ động trong
việc học, tự giác tìm hiểu và rèn luyện nếu muốn đạt được những kết quả như mong
muốn bởi đây là bước đầu để chúng ta làm chủ cuộc sống của bản thân mình. Ví dụ cụ
thể, đại dịch tồn cầu COVID-19 (do chủng vi-rút corona gây ra) đã có những tác động

tiêu cực lên ngành giáo dục thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hàng triệu học
sinh, sinh viên không thể đến trường và đành chấp nhận phương pháp học từ xa thông
qua các phần mềm hỗ trợ giảng dạy online (như Zoom, Google Meet, Microsoft
Teams, ...). Tất nhiên, việc học online gây rất nhiều trở ngại cho sinh viên trong việc
hiểu và tiếp thu kiến thức mới. Tuy nhiên trong thời đại mà Internet làm chủ cho sự kết
nối và phát triển tồn cầu thì một người sinh viên hồn tồn có thể tiếp cận nhiều
nguồn thơng tin bổ ích trên các trang mạng hay các diễn đàn từ đó học tập dễ dàng và
hiệu quả hơn. Vây nên, mặc dù những khó khăn cản trở việc học như thế nào đi nữa,nhiều
sinh viên vẫn đạt được thành tích học tập xuất sắc nhờ vào tinh thần tự giác cao
cộng với kế hoạch học tập cụ thể.
54.

Bên cạnh đó, áp dụng quan điểm tồn diện vào hoạt động học tập cịn giúp sinh

viên
có được tầm nhìn xa hơn về xã hội và thế giới loài người trong tương lai gần từ đó cố
gắng thích nghi để tồn tại và phát triển. Dễ thấy trong thời đại 4.0 - nơi mà xu hướng
phát triển của xã hội không ngừng thay đổi bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan một người sinh viên cần có cái nhìn sâu sắc và phóng khống về những biến động của
thế giới nhằm bắt kịp thời đại, trở thành những công dân hiện đại nắm giữ tương lai
của một quốc gia thay vì kìm hãm bản thân trong lớp vỏ bọc để rồi tụt hậu và trở thành
những kẻ vô danh thất bại. Quan điểm toàn diện của nguyên lý mối liên hệ phổ biến có
thể là giải pháp cho vấn đề này. Quan điểm toàn diện giúp sinh viên nhận thức được
những mối liên hệ cơ bản trong xu hướng mới của xã hội, từ đó định hướng phát triển
đúng đắn cho bản thân. Ví dụ: trong tương lai gần, chúng ta có thể thấy rằng một số
ngành nghề sẽ dần bị lãng quên bởi sự ra đời của công nghệ trí thơng minh nhân tạo
(AI) hay rơ-bốt đang dần thay thế con người trong nhiều lĩnh vực như tiếp tân, hầu bàn


hay lực lượng lao động trong các xưởng và nhà máy. Vậy nên muốn tồn tại và hoàn
thiện bản thân trong một thế giới mà con người luôn phải vận động và bị chi phối bởi

nhiều yếu tố khách quan, những bạn trẻ nói chung và sinh viên nói riêng phải xem việc
học tập là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Học từ môi trường giảng đường và học từ
mọi người trong xã hội nhằm theo kịp với tốc độ phát triển và hiện đại hóa của thế giới
để mỗi người trẻ hơm nay đều có thể trở thành một cơng dân tồn cầu với những viễn
cảnh đầy hứa hẹn trong tương lai.
55.

Vậy nên, thơng qua quan điểm tồn diện của mối liên hệ phổ biến, sinh viên có

được
cái nhìn sâu hơn cao hơn về những mối liên hệ giữa sự vật và hiện tượng trong thế giới
khách quan, từ đó rút ra được những định hướng đúng đắn và phù hợp trong việc học
tập và phát triển bản thân.


56.

2.2 Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể vào hoạt động học tập của sinh viên

57.

Khi vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể vào hoạt động học tập của sinh viên, trước

tiên cần xác định các điều kiện, yếu tố có trong mơi trường Đại học:
58.

Thứ nhất là về điều kiện học tập với các bạn sinh viên ở tỉnh lẻ, những thị trấn nhỏ

hoặc vùng sâu vùng xa - nơi mà điều kiện học tập cịn nhiều hạn chế chẳng hạn như ở
trường khơng có phịng thí nhiệm, phịng thực hành Tin học hoặc trường khơng có sân

bóng rổ, bóng chuyền, hồ bơi v.v phục vụ cho việc rèn luyện thể chất. Tiếp nữa là các
hoạt động ngoại khóa cũng ít được quan tâm, tổ chức nên các bạn chưa thể tham gia để
tích lũy kinh nghiệm, có những trải nghiệm quý giá và những bài học bổ ích về cuộc
sống xung quanh. Khi lên Đại học, tới những thành phố lớn như Hà Nội hoặc Hồ Chí
Minh thì điều kiện học tập của sinh viên đã thay đổi. Cụ thể, trong từng trường Đại
học nhất là những trường có tiếng thì có cơ sở vật chất tốt hơn với đầy đủ phịng thí
nhiệm, xưởng chế tạo, thư viện v.v cho sinh viên thực hành hoặc có đội ngũ giảng viên
dày dặn kinh nghiệm, năng động, sáng tạo, có trình độ chun mơn tốt và tâm huyết
với nghề. Bên cạnh đó việc tiếp thu kiến thức khơng cịn hạn chế chỉ học ở trong
trường mà sinh viên có thể học thêm một số mơn ở trường khác, khóa học khác. Vậy
nên khi học mơi trường Đại học, các bạn sinh viên có điều kiện học tập tốt hơn hẳn so
với học Phổ thông.
59.

Thứ hai là về yêu cầu năng lực, kĩ năng, phẩm chất của mỗi bạn sinh viên bởi vì

Đại
học là mơi trường mở với lượng kiến thức nhiều và lớn hơn so với Phổ thông. Cách
giảng dạy của giảng viên cũng khác, thay vì theo kiểu “Thầy đọc gì trị chép đó” thì
nay sinh viên phải chọn lọc những ý chính trong bài giảng rồi tự chép lại. Thêm nữa là
những kiến thức được học cũng mới mẻ, có phần khó hiểu hơn địi hỏi khả năng tự
học, tự tìm kiếm tài liệu ở sinh viên rất lớn.


60.

Và cuối cùng, chủ thể quan trọng nhất chính là sinh viên. Các bạn cần ý thức được

rằng mình đang ở trong một mơi trường rộng lớn, có nhiều cơ hội và điều kiện để phát
triển bản thân và cách học ở Đại học khác rất nhiều so với các học ở Phổ thông:

- Ớ Phổ thông các bạn chỉ học xoay quanh các môn Khoa học xã hội (Lịch Sử, Địa Lý,
Ngữ Văn v.v) và Khoa học tự nhiên (Tốn, Vật Lý, Hóa Học v.v). Qua mỗi năm
lượngkiến thức có thể tăng lên và nâng cao hơn chút nhưng số lượng môn học vẫn giữ
nguyên. So với Đại học thì số lượng kiến thức, mơn học lớn hơn rất nhiều. Mỗi năm,
mỗi kì sinh viên học những mơn khác nhau với những kiến thức, nội dung mới. Chính
vì vậy mà việc đánh giá kết quả học tập cũng khác nhau.
-

Ở bậc Đại học giảng viên đóng vai trị là người hướng dẫn, cung cấp những công cụ
hoặc kiến thức cần thiết để giúp sinh viên có nền tảng cơ bản rồi từ đó tiếp tục tự
nghiên cứu. Cịn bậc Phổ thông, giáo viên cũng là người cung cấp kiến thức nhưng lại
theo sát với giáo trình giảng dạy, hướng dẫn học sinh từng li từng tí và cùng với đó là
dạy thêm - học thêm ngồi giờ càng giúp các bạn học sinh được củng cố, hiểu bài
nhanh hơn và tốt hơn so với việc tự học như ở bậc Đại học.

-

Việc đánh giá, cho điểm, kiểm tra và thi cử ở hai mơi trường khác nhau hồn tồn.
Nếu ở Phổ thơng là thầy cơ dạy gì thì đi thi đó, kiến thức chỉ xoay quanh những gì đã
được học thì việc đạt điểm số tốt tương đối dễ. Cịn mơi trường Đại học giảng viên có
thể cho đề tùy ý, khơng theo một khn mẫu nào cịn nhiệm vụ của sinh viên là áp
dụng những kiến thức tiếp thu trên giảng đường và từ những tài liệu tự học thêm vào
bài làm của mình nên để đạt được số điểm mong muốn rất khó, yêu cầu sự chăm chỉ,
tị mị, chịu khó tìm hiểu và đào sâu kiến thức.
61.

Vì những khác biệt trên mà sinh viên khơng nên áp dụng cách học ở Phổ thông cho

việc học Đại học được, các bạn khơng thể nào học thuộc lịng hết những kiến thức lớn
ấy rồi đi thi và rồi quên đi sau khi thi xong. Những kiến thức được học ở Đại học là rất

quan trọng và được áp dụng sau khi các bạn đi làm cho công ty, doanh nghiệp.
62.

Sau khi đã xác định các yếu tố, điều kiện mà sinh viên có khi học Đại học thì sinh

viên
tiếp tục đào sâu hơn về định hướng, cách học tập trong môi trường mới khi vận dụng
quan điểm lịch sử - cụ thể:


63.

-Đầu tiên là về việc học, học là cả một hành trình dài trong suốt cuộc đời con

người và
khơng ngừng nghỉ. Con người chỉ là những hạt cát nhỏ bé giữa một biển kiến thức
rộng lớn. Khi đã nhận thức được sự học của chính mình sinh viên có thể thay đổi tư
duy, suy nghĩ từ đó tìm ra định hướng, cách học cho mình trong hành trình dài. Ngồi
ra không chỉ cần tiếp thu kiến thức thôi mà sinh viên cần phải “hành” nữa. Đây là một
quá trình dài cần sự kiên trì và nhẫn nại bởi kiến thức cần được người học hiểu sâu,hiểu
rộng thì mới có thể áp dụng, vận dụng trong đời sống thực tế được. Ví dụ như bác
sĩ chữa bệnh cứu người, họ cũng đã phải trải qua một quá trình dài gần chục năm hoặc
hơn để vừa học hỏi và tích lũy kiến thức chuyên ngành cho bản thân mình vừa đi thực
tập tại các bệnh viện để lấy kinh nghiệm, để có thể vận dụng những gì đã học vào việc
cứu chữa bệnh nhân.
-

Thứ hai đối với từng môn học, sinh viên cần nắm chắc yêu cầu của từng môn, của
từng giảng viên để hình dung được mơn học này cần gì, học những gì hay chuẩn đầu
ra như thế nào, trước giờ học cần làm gì, trong giờ học như thế nào và sau giờ học cần

làm gì từ đó đặt ra mục tiêu, cách học cho từng môn ở từng giai đoạn. Bên cạnh đó
cũng cần sinh viên có tính tự giác, kỉ luật cao khi tự học để đạt hiệu quả trong suốt quá
trình học và nhìn lại, nhận xét cách học của mình nhằm biết được điểm mạnh, điểm
yếu của mình là gì từ đó khắc phục, phát huy những điểm đó.

-

Cuối cùng, với lượng kiến thức lớn và rộng ngoài giờ học trên giảng đường sinh viên
cần tự tìm thêm tài liệu, sách báo về chủ đề mình đang học nhằm trang bị cho mình
một nền tảng vững chắc, hiểu bài học hơn từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống, đời
sống của mình. Ví dụ sau khi học mơn Triết, sinh viên có thể áp dụng quan điểm lịch
sử - cụ thể vào việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, tránh cái nhìn phiến diện
khi đánh giá một sự vật hiện tượng cụ thể và đưa ra hướng giải quyết hợp lý cho từng
tình huống trong từng điều kiện, hồn cảnh.
64.

Ngồi việc trau dồi kiến thức, sinh viên cần rèn luyện thể lực, phẩm chất đạo đức,

nâng cao giá trị bản thân mình bởi có hai điều: Một là khơng có sức khỏe thì cho dù
học giỏi làm tốt tới đâu thì cũng khơng thể cống hiến hết mình cho gia đình, xã hội.
Hai là như Bác đã từng nói “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà
khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”. Với sự phát triển, văn minh tiến bộ của con
người ngày nay yêu cầu sinh viên ý thức được vị thế, tương lai của mình sau này ngồi


việc trở thành cơng dân tồn cầu mà cịn góp sức trẻ của mình vào cơng cuộc xây dựng
đất nước.


65.

66.

KẾT LUẬN

Có thể nói, trong từng đối tượng cụ thể ln cần tìm hiểu theo một cách tồn diện

sự
vật, hiện tượng và mối quan hệ lẫn nhau. Cần đặt trong một sự thống nhất tất cả các
mặt của sự vật, hiện tượng để có thể đánh giá khách quan mà không bị phiến diện, một
chiều. Cũng như xem xét sự vật, hiện tượng vào đúng không gian, thời gian và cả mối
liên hệ đến tương lai của nó.
67.

Trong thời đại hiện nay khi khoa học kĩ thuật phát triển và kiến thức phổ cập ngày

càng lớn, việc tìm kiếm phương pháp học tập hiệu quả dành cho học sinh, sinh viên là
một điều mang tính cấp thiết. Khơng những giúp cho sinh viên giảm thiểu thời gian
cũng như tiếp thu hiệu quả kiến thức mà cịn giúp sinh viên nhìn nhận sự việc khách
quan, đa chiều mà khơng bị gói gọn trong khn khổ hay cái nhìn phiến diện.
68.

Khi nghiên cứu, vận dụng mối liên hệ phổ biến hiệu quả, sinh viên có thể trau dồi

kinh
nghiệm và chọn lọc phương pháp học tốt nhất, chuyên sâu và giúp áp dụng vào đời
sống thực tiễn. Cũng vì thế, việc tìm hiểu sự vật đa diện và giải quyết vấn đề hiệu quả
nhờ vào quan điểm tồn diện mà sinh viên có cái nhìn sâu sắc về con người và sự vật
xung quanh. Kết quả là sự phản ánh qua các kĩ năng khác nhau mà sinh viên tích lũy
được (kĩ năng mềm, kĩ năng xử lí tình huống...). Quan điểm tồn diện còn giúp nhận
biết được những mối liên hệ trong xã hội và định hướng phát triển đúng đắn cho bản

thân.
69.

Cũng cần xét đến quan điểm lịch sử - cụ thể khi tìm tịi, nghiên cứu, vận dụng mối

liên
hệ phổ biến vào phương pháp học tập hiệu quả cho sinh viên. Sinh viên khơng cịn học
những mơn tách biệt hồn tồn các lĩnh vực với nhau như khi cịn ở Phổ Thơng mà giờ
đây từng mơn học ln có sự liên kết chặt chẽ, vì thế cần tìm hiểu và chủ động trong
mọi tình huống để tiếp thu kiến thức tồn diện. Với sự phát triển của cơng nghệ kĩ
thuật hiện đại mà các thiết bị máy móc học tập ngày càng tân tiến, kiến thức phổ cập
rộng hơn nên sinh viên cần có sự thích nghi và vận dụng triệt để các trang thiết bị cũng
như phương pháp học hiệu quả.


70.

Nên nắm bắt rõ và vận dụng triệt để mối liên hệ phổ biến vào hoạt động học tập

cũng
như các hoạt động rèn luyện sức khỏe và đạo đức bản thân. Tìm ra phương pháp học
tập tốt qua các mối liên hệ, nắm bắt thời gian, không gian để thay đổi hướng học phù
hợp với môi trường học tập. Không những thế, cịn cần tham gia các hoạt động cơng
tác xã hội để không bị thụ động khi tiếp xúc với các mối quan hệ xã hội và có thể nâng
cao kinh nghiệm cũng như phẩm chất đạo đức của mỗi con người.



×