Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Triết học, triết lý, triết lý kinh doanh cùng tư tưởng nỗ lực hoàn thiện cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.11 KB, 18 trang )

lOMoARcPSD|11558541

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
……0o0……

BÀI TẬP LỚN

TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Đề tài số 1:

Triết học, triết lý, triết lý kinh doanh
cùng tư tưởng nỗ lực hoàn thiện cá nhân
Học và tên SV: Trần Huy Minh
Lớp: EBDB 3

Vinh-10/2021

Mã SV:11213946
Khóa 63


lOMoARcPSD|11558541

2

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..……………………………………………………….3
1. Triết học và vai trò của triết học……………………………………………3-8
a, Triết học là gì?...........................................................................................3-4
b, Triết học giải quyết vấn đề gì?..................................................................5-7


c, Triết học có vai trị gì?...............................................................................7-8
2. Triết lý, góc nhìn triết học và vai trị của triết lý…………………………..8-10
a, Triết lý là gì?.............................................................................................8-9
b, Vai trị của Triết lý………………………………………………………9-10
3. Triết lý kinh doanh và vai trò của triết lý kinh doanh…………………….10-14
a, Triết lý kinh doanh là gì?.........................................................................10-11
b, Vai trị của Triết lý kinh doanh…………………………………………11-12
c, Ví dụ tiêu biểu về Triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp…………….12-14
4. Triết lý kinh doanh của bản thân……………………………………………14-16
a, Lăng kính lí luận…………………………………………………………..14
b, Xây dựng thực tế……………………………………………………….15-16
KẾT LUẬN..…………………………………………………………………….17
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….18


lOMoARcPSD|11558541

3
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Triết học, triết lý và triết lý kinh doanh là những thuật ngữ khơng cịn xa lạ, đó
đều là những mảng cơ sở lí thuyết và lí luận quan trọng từ đó định hướng tư duy,
giúp con người khám phá thể giới và thực hiện được mục tiêu. Tuy nhiên, vì là
những hệ thống lí luận lớn về những trường phái quan điểm khác nhau, việc tiếp
cận với triệt học, xây dựng và đi theo một triết lý trở nên khó tiếp cận và định hình.
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận giá trị to lớn và nền tảng của triết học, triết lý đối
với con người, do vậy, một bài tiểu luận khái quát về những kiến thức chung chất
đối với các thuật ngữ lớn như triết học, triết lý và triết lý kinh doanh chính là chìa
khóa giúp mọi người nhìn nhận và tiếp thu hiệu quả những lĩnh vực đó. Bài tiểu
luận đã được xây dựng thơng qua q trình nghiên cứu sâu từ nhiều khía cạnh cùng
những ví dụ độc đáo, sát thực tế, xây dựng được một triết lý kinh doanh riêng của

bản thân tác giả và có những góc nhìn mới. Tất cả tạo nên một bài tổng kết hoàn
chỉnh.
1. Triết học và vai trị của triết học.
a, Triết học là gì?
Trong lịch sử, Triết học có nhiều định nghĩa khác nhau theo từng khu vực, giai
đoạn lịch sử và hướng tư duy riêng. Từng bước, định nghĩa về Triết học ngày càng
hoàn thiện và trở thành cơ sở ý thức chung cho con người.
Hầu hết các định nghĩa thời cổ đại đều cho rằng Triết học mang tính trừu tượng
và khái quát cao, thể hiện trị thức, khả năng nhìn nhận, đánh giá của con người đối
với thế giới. Nhà triết gia thời đại này chính là những con người có tầm hiểu biết
rộng, nhìn nhận thế giới bằng những quy luật khái quát. Ở giai đoạn này, Triết học
vẫn bị giới hạn trong nhận thức chủ quan của con người, chưa có sự phân biệt
chính xác với những hình thái ý thức khác, tuy nhiên đã đề cao tầm quan trọng của
tri thức con người và khái quát sự vận động thành một số quy luật chung.
Sau quá trình phát triển mạnh của khoa học và nhận thức, những định nghĩa về
Triết học dần có sự thay đổi, trở thành một hình thái ý thức của xã hội. Hình thái
đó nhìn nhận, phân tích thế giới, khái qt hóa mọi sự vận động, tìm ra những quy
luật tổng quát nhất, trở thành tế bào của thế giới quan. Từ cơ sở đó, Triết học trở
thành một nền tảng tư duy lí luận giúp con người nhìn nhận, giải quyết vấn đề.
Triết học Mác – Lênin ra đời đem đến sự nhịn nhận sâu rộng với suy nghĩ: Triết
học là hệ thống các lý luận, quân điểm chung nhất về thế giới và vị trí con người


lOMoARcPSD|11558541

4
trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động và phát triển chung nhất
của tự nhiên, xã hội và tư duy. [giáo trình Triết học Mác-Lênin năm 2019- Đại học
kinh tế quốc dân]
Qua quá trình hình thành, biến đổi và phát triển, cách nhìn nhận của con người

về Triết học đã liên tục được mở rộng, hồn thiện. Điều đó thể hiện tính tích cực
trong xu hướng phát triển khoa học và tư duy của con người. Tương lai, nền Triết
học hiện đại có thể tiếp tục phát triển, hoàn thiện, trở thành cơ sở tri thức chung
của nhận thức, từ đó giải quyết nhu cầu ngày càng cao của con người.
b, Triết học giải quyết vấn đề gì?
Sự vận động của thế giới ln gắn với hai không gian độc lập nhưng tác động lẫn
nhau, thế giới bên ngoài với đất trời, thiên nhiên, ánh sáng, vũ trụ… và thế giới
bên trong với ý thức, linh hồn, vơ thức,… Điều đó làm nảy sinh vấn đề cơ bản,
khái quát của Triết học – mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Từ quá trình xử lí vấn đề cơ bản, nhà triết gia có những hướng xuất phát khác
nhau, định hình lập trường và thế giới quan, tạo ra nền tảng để giải quyết những
vấn đề khác. Vấn đề bao gồm hai câu hỏi lớn.
Câu hỏi 1: Nguyên nhân cơ bản nhất của mọi sự vận vận động xuất phát từ vật
chất hay ý thức, ngun nhân nào đóng vai trị quyết định kết quả và quyết định
nguyên nhân còn lại. Khái quát, giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước và cái nào
quy định cái nào?
Câu hỏi 2: Liệu con người có thật sự tin tưởng rằng bản thân có thể nhận thức và
thật sự nhận thức chính xác được sự vận động xung quanh hay khơng? Khái qt,
con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
Trên trả lời các câu hỏi đó, các triết gia từ hệ thống lí luận của mình đã chọn đi
theo những hướng đi đối lập, từ đó họ chia thành những trường phái lớn. Những
trường phái đối lập của cùng câu hỏi liên tục xây dựng hệ thống quan điểm siêng
và tấn công những trường phái còn lại tạo ra bức tranh chung cho lịch sử Triết học.
Với câu hỏi một, các triết gia chia thành hai trường phái nhất nguyên.
Chủ nghĩa duy vật với những người cho rằng vật chất có trước và quy định ý thức
cùng ba giai đoạn phát triển chính: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật
siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.


lOMoARcPSD|11558541


5
Chủ nghĩa duy tâm với những người cho rằng ý thức có trước và quyết định vật
chất cùng cùng hai phái đối lập: chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy
tâm chủ quan.
Bên cạnh hai trường phái nhất nguyên và trường phái nhị nguyên với tư tưởng vật
chất và ý thức luôn cùng quyết định nguồn gốc của sự vận động và chúng tác động
lẫn nhau. Tuy nhiên, xét về bản chất cuối cùng, trường phái nghĩ nguyên vẫn đi
theo lý luận của chủ nghĩa duy tâm.
c, Triết học có vai trị gì?
Với hình thức là một mơn khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất vể thế
giới, là hình thái ý thức xã hội quan trọng, Triết học ln giữ những vai trị quan
trọng với xã hội con người.
Trước hết, hệ thống tư duy về thế giới và lý thuyết suy luận của Triết học có vai
trò quan trọng.
Hệ thống những quan điểm, tư duy của con người về thế giới hay thế giới quan là
tất thảy những tri thức, kinh nghiệm và năng lực tư duy của con người. Nó hình
thành từ q trình tiếp nhận những tác động từ vật chất, xử lí thơng tin và trở thành
kinh nghiệm, do vậy thế giới quan không ngừng được mở rộng và dẫn đến mọi sự
vận động tiếp theo của con người. Về bản thân con người, hệ thống quan điểm, tư
duy giúp con người định hướng những suy nghĩ, hành vi, thái độ cho từng vấn đề,
trở thành một cơ sở tiếp thu, xử lí và biểu hiện thông tin với thế giới. Mọi sự cảm
giác của con người được xử lí bởi hệ thống quan điểm, tư duy tạo ra ý thức của con
người. Tổng quan hơn hơn, thơng qua tiến trình tích lũy, xử lí kinh nghiệm và kiến
thức khoa học, hệ thống quan điểm về triết học tạo ra nền tảng tư duy của lồi
người, là động lực cho q trình vận động phát triển của thể giới.
Lý thuyết suy luận và tư duy giải quyết vấn đề của con người hay phương pháp
luận chính là phương pháp suy nghĩ, cấu trúc q trình xử lí thơng tin của con
người từ tri thức đến sự vận động bên ngồi. Nó trở thành hệ thống lý thuyết về
nguyên tắc tư duy và giải thích thơng qua từng quan điểm triết học.

Triết học có vai trò đối với mọi ngành khoa học khác và cấu trúc, tư duy lý luận
của con người.
Triết học là bộ môn nghiên cứu bao hàm những ngành khoa học còn lại, là hệ
thống tư duy khái quát nhất, do vậy là cơ sở lý luận cho từng lĩnh vực riêng. Cụ
thể, chủ nghĩa duy vật tin tưởng vật chất quyết định ý thức và đánh giá cao sự quan
trọng của lĩnh vực khoa học, chủ nghĩa tạo động lực về niềm tin và tư duy cho


lOMoARcPSD|11558541

6
những nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và cải thiện đời sống con người. Về phần
mình, khoa học liên tục phát triển, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của con người, tạo ra kết cấu chặt chẽ giữa đời sống và tri
thức của loài người. Với thế giới hiện đại, khi khoa học liên tục chiếm lấy những
đỉnh cao mới, thay đổi nhanh chóng cuộc sống lồi người, cơ sở lí luận của Triết
học càng phát huy vai trị của nó, trở thành chìa khóa quan trọng mà mọi quốc gia
mong muốn phát triển, đều phải nắm bắt.
Triết học cũng đóng vai trị chính yếu trong q trình hình thành và hoàn thiện khả
năng, cơ sở suy nghĩ, lý luận của con người. Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Một dân
tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì khơng thể khơng có tư duy lí
luận” [giáo trình Triết học Mác-Lênin- năm 2019- Đại học kinh tế quốc dân]. Dù
học bất cứ lĩnh vực khoa học nào, con người cũng sẽ ít nhiều hình thành tư duy
Triết học, và tư duy đó cũng giúp con người định hướng, giải quyết mọi vấn đề còn
lại.
Cuối cùng, Triết học duy vật biện chứng với biểu hiện là Triết học Mác-Lênin có
vai trị to lớn trong xã hội cộng sản, đặc biệt là quá trình phát triển của Việt Nam
hiện nay.
Xem xét về bản chất, Triết học duy vật biện chứng khẳng định vai trò của thế
giới quan và phương pháp luận đối với sự vận động của xã hội con người.

Thông qua quá trình tiếp thu lí luận, hệ thống quan điểm của con người ngày càng
hồn thiện, giúp họ nhìn nhận hợp lí và chính xã thế giới cũng như vai trị của
chính mình, đánh giá sâu rộng thế giới xung quanh, tiếp thu chủ động những tác
động của vật chất đến cảm giác con người, từ đó tư duy và có những hành vi, thái
độ, phương pháp giải quyết vấn đề cho cá nhân.
Bên cạnh đó, nền tảng lí luận về tính biện chứng và duy vật của Triết học phát
huy và đề cao vai trị của khoa học, của trí tuệ con người, ủng hộ cho những hướng
đi mới, sáng tạo, đột biết của con người trong quá trình khám phá thế giới. Trong lí
luận này, con người và thế giới, vật chất và ý thức khơng cịn đứng riêng rẽ, độc
lập và chỉ đặt trọng tâm là vật chất, ý thức đã được nhấn mạng và mối tương tác
lẫn nhau giữa khoa học và tư duy được khẳng định chặt chẽ.
Với hệ thống quan điểm hợp lí, đúng đắn, thế giới quan duy vật mang tính biện
chứng là cơ sở lí thuyết và thực tiễn vững chắc, quan trọng để bảo vệ quan điểm
duy vật và tấn công mạnh mẽ hệ thống quan điểm, tư duy của quan điểm duy tâm,
tôn giáo hay tư duy trái khoa học. Ở thế giới hiện đại, lý thuyết khoa học cùng
những khám phá đặc biệt ở khoa học tự nhiên, đưa đới những bước tiến vượt bậc


lOMoARcPSD|11558541

7
về đời sống xã hội và tư duy, nhìn nhận sâu sắc thế giới cùng vị trí của con người
trong vũ trụ. Ngay trong hoàn cảnh đại dịch COVID-19, con người thật sự cần
nhìn nhận lại khao khát muốn chế ngự thiên nhiên, kiểm soát thế giới, khi chỉ một
đại dịch xuất hiện, thế giới loài người bị khống chế, đời sống loài người liên tục bị
chi phối theo từng biến chủng của virut Corona. Những lí luận trên khẳng định sự
phù hợp, chính xác và vai trị của thế giới quan duy vật biện chứng với biểu hiện là
chủ nghĩa Mác-Lênin.
Trong thực tiễn, nhu cầu giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, nhu cầu hiểu biết
và vận dụng khoa học tạo ra hệ thống phương pháp luận. Với Triết học Mác-Lênin,

hệ thống này được hồn thiện hợp lí, trở thành cơ sở suy luận, phương pháp tư duy
giúp con người nhìn nhận, đánh giá thực tiễn, xử lí thông tin và thực hiện hành
động nhằm đạt được kết quả. Nó tạo động lực cho sự tìm tịi, khám phá thế giới
của con người, chiếm lĩnh những đỉnh cao khoa học và cải thiện đời sống cá nhân,
là cơ sở cho sự vận động phát triển của xã hội.
Tựu chung lại, Triết học Mác – Lênin là cơ sở về quan điểm, lí luận và phương
pháp luận đóng vai trò quan trọng cho suy nghĩ và hành vi của con người, là cơ sở
thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng.
c, Ví dụ cụ thể về vai trò của Triết học Mác-Lênin ở Việt Nam.
Từ trong lịch sử, Triết học Mác – Lênin đã là cơ sở lí luận quan trọng, định
hướng và xây dựng cách mạng Việt Nam, lãnh đạo phong trào công nhân theo lá
cờ cộng sản và đi đến thắng lợi cuối cùng. Trên con đường cách mạng ấy, lực
lượng lãnh đạo là giai cấp cơng nhân ln tiếp thu, sử dụng lí luận của Mác-Lênin
một các chủ động, phù hợp với yêu cầu của lịch sử. Điều đó thể hiện tư duy biện
chứng và sự hợp lí ngay chính trong q trình áp dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào
trong thực tế.
Ở giai đoạn hiện tại, Chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn đóng vai trị chính yếu trong lí
luận và định hướng con đường phát triển của Đảng và nhà nước Việt Nam, trực
tiếp đặt nền móng cho cơng cuộc đổi mới và phát triển ở nước ta hiện nay. Thế giới
con người đã bước vào thời kì tồn cầu hóa và dần chuyển mình với cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, đem đến những cơ hội và thách thức cho mỗi quốc
gia. Với Việt Nam, thơng qua áp dụng chủ động tư duy lí luận của Triết học, đã đề
cao vai trò của các ngành khoa học, tạo điều kiện giúp nhân dân tiếp cận, thu nạp
kiến thức, xây dựng nền tảng về cơ sở vật chất, tạo ra những hướng đi phù hợp với


lOMoARcPSD|11558541

8
nội tại quốc gia, từ đó tạo động lực cho Việt Nam nắm bắt được những cơ hội và

phòng tránh những nguy cơ.
Lí luận Triết học tuy là nền tảng tư duy, nhưng không phải là viên thuốc tiên đưa
con người đến mọi ước muốn, nó địi hỏi con người phải tiếp thu một cách chủ
động, sáng tạo, không máy móc để áp dụng hiệu quả lí luận vào thực tiễn. Đảng ta
nhận thức được quan điểm đó, ln linh hoạt trong phương pháp đối nội, đối ngoại,
áp dụng chủ động cho từng lĩnh vực và vấn đề khác nhau. Ví dụ với vấn đề tiếp thu
tư duy khoa học, Đảng chủ động ban hành các chính sách tạo điều kiện cho quá
trình nghiên cứu, sáng tạo những ngành khoa học, tiếp thu và ứng dụng những
thành tựu khoa học mới từ thế giới. Đảng xác định đây là cơ sở kiến thức quan
trọng, là nền móng cho q trình đổi mới và phát triển của quốc gia.
Như vậy, thông qua mục 1, ta hiểu được những hiểu biết khái quát về Triết học,
định nghĩa cũng những vấn đề mà Triết học giải quyết, những vai trò quan trọng
của Triết học trong tư duy và đời sống con người thông qua thế giới quan và
phương pháp luận.
2. Triết lý, góc nhìn triết học và vai trị của triết lý.
a, Triết lý là gì?
Tương tự Triết học, thơng qua q trình phát triển về tư duy và kinh nghiệm, con
người có nhiều nhìn nhận khác nhau về Triết lý và những đặc điểm của nó. Nhưng
khác với Triết học, hầu hết định nghĩa về Triết lý gần gũi, quen thuộc hơn với cuộc
sống con người.
Thơng qua nhiều sự tìm hiểu các định nghĩa khác nhau về Triết học, tác giả nhìn
nhận Triết lý là một hình thức tư duy triết học, thể hiện khả năng nhìn nhận chung
của con người về sự vật, hiện tượng thơng qua q trình tổng kết kinh nghiệm.
Trong xã hội, Triết lý được coi là những hướng suy nghĩ, nhìn nhận khái qt
mang tính lý thuyết và chủ quan về cuộc sống, định hướng cho con người những
hướng đi phù hợp.
Nhìn chung, Triết lý mang những đặc điểm sau đây.
Triết lý mang tính chủ quan. Triết lý được tạo ra thông qua hệ thống kinh nghiệm
của con người, đưa ra một nhận thức áp đặt đối với thế giới. Bất kể ai cũng có khả
năng nhìn nhận và tiếp thu Triết lý, tuy nhiên điều đó phụ thuộc vào từng không

gian, thời gian, ý thức của mỗi người. Do vậy, Triết lý không phải là một nguyên


lOMoARcPSD|11558541

9
tắc hay tư duy hồn tồn chính xác, nó cần sự tiếp thu chủ động và phù hợp để khái
thác hiệu quả.
Triết lý mang tính tổng quát, là kinh nghiệm chung. Qua quá trình tồn tại và vận
động, con người ngày càng cảm nhận sâu sắc về thế giới xung quanh, họ xây dựng
những ý niệm, hiểu biết về một vấn đề bằng ý thức, tổng kết chúng trở thành
những kinh nghiệm chung mang tính khái quát, những kinh nghiệm đó trở thành
hướng suy nghĩ chung, tạo cơ sở để con người giải quyết những vấn đề xã hội gặp
phải.
Triết lý mang tính nền tảng, cơ sở. Triết lý dù khơng trở thành một hệ thống lí
luận chung như triết học, nhưng cũng mang tính khái quát cao, là sự đúc rút ngắn
gọn về các quy luật vận hành thông qua kinh nghiệm. Nó phù hợp với nhiều trường
hợp khác nhau, định hướng và giải quyết những lựa chọn của con người, là cơ sở
tạo ra nền văn hóa chung cho đời sống xã hội.
Triết lý mang tính phổ biến. Triết lý hình thành dựa trên kinh nghiệm và khơng bị
ràng buộc bởi không gian hay thời gian, liên tục phát triển trên mọi lĩnh vực khác
nhau tạo ra cơ sở nhận thức cho từng vấn đề. Qua quá trình tồn tại, con người liên
tục xây dựng, bổ sung, phủ định và làm mới tạo ra hệ thống triết lý rộng lớn trên
nhiều lĩnh vực. Triết lý cũng được xây dựng thành hệ thống để phù hợp cho từng
không gian, tư tưởng như Triết lý phương tây, Triết lý Phật giáo,…
b, Vai trò của Triết lý.
Triết lý tồn tại gần gũi với đời sống con người, được tạo ra bởi những kinh
nghiệm vận động và được lưu giữ qua thời gian lịch sử lâu dài. Nó có vai trị quan
trọng đối với nền văn hóa xã hội.
Triết lý là một trong những cơ sở hình thành nền văn hóa xã hội. Từ trong lịch sử,

con người tiền sử đã biết lao động, kiếm ăn và trao đổi thông tin, sự vận động đó
tạo ra cho con người tư duy, suy nghĩ về những vấn đề, đúc rút thành từng kinh
nghiệm cho bản thân. Đến giai đoạn hình thành những thị tộc, bộ lạc, q trình trao
đổi thơng tin, tổng kết kinh nghiệm diễn ra phổ biến và hiệu quả hơn, q trình đó
tạo ra những cơng nhận chung của con người về thế giới, tạo ra những Triết lý với
vai trị định hướng tư duy và hành động, từ đó tạo ra những văn hóa riêng của từng
khu vực. Ngay ở giai đoạn thế giới hiện đại, những lĩnh vực văn hóa như tơn giáo,
giáo dục, đời sống xã hội đều được xây dựng trên cơ sở những hệ thống Triết lý,
điều luận riêng.


lOMoARcPSD|11558541

10
Triết lý là cơng cụ duy trì và phát huy nền văn hóa xã hội. Với mỗi nền văn hóa,
hệ thống Triết lý càng đầy đủ, sâu rộng và hợp lí, nền văn hóa đó càng giàu mạnh
và phong phú. Bởi, hệ thống Triết lý cũng như Triết học, chính là những kiến thức
nền tảng giúp con người tiếp thu và xử lí thơng tin về thế giới, định hướng con
người những hành vi để đạt kết quả. Song, Triết lý gần gũi với kinh nghiệm con
người, được khắc họa qua hình thức của ca dao, tục ngữ, thành ngữ, đạo đức, …
Nếu một nền văn hóa có hệ thống Triết lý chi tiết, giải quyết từng lĩnh vực và
định hướng cho con người, nhu cầu về giải pháp, lòng tin của họ ngày càng được
thỏa mãn, giúp nền văn hóa vận động sơi nổi, linh hoạt và thu hút tối đa những
hành vi, suy nghĩ, tư tưởng con người.
Triết lý có vai trị quan trọng đối với hệ thống Triết học và bác học. Triết học và
Triết lý đề là những cơ sở quan trọng của ý thức con người và văn hóa xã hội, Triết
học là những cơ sở lí luận, hệ thống phương pháp chung nhất của con người cịn
Triết lý là lí thuyết về kinh nghiệm, đạo lí chung của con người về niềm tin và
động lực vận động. Do vậy, Triết lý chính là cơ sở chất liệu tạo nên triết học. Đầu
tiên, Triết lý là cơ sở nhận thức, hiểu biết, kinh nghiệp,…trực tiếp thể hiện khả

năng nhìn nhận thế giới của con người cho quá trình nghiên cứu Triết học. Tiếp
theo, Triết lý là đối tượng ngoại cảnh tác động vào chính khả năng lí luận, suy nghĩ
về mọi vấn đề của con người, là cơng cụ tiềm thức để kiểm sốt và định hướng
thơng tin tiếp thu từ đó tham gia và những tri thức về triết học ngay từ khi nó hình
thành.
3. Triết lý kinh doanh và vai trị của triết lý kinh doanh.
a, Triết lý kinh doanh là gì?
Triết lý kinh doanh là một thuật ngữ khá phổ biến trong mơi trường kinh tế, là
thương hiệu, hình ảnh và thể hiện tư tưởng của từng đối tượng kinh doanh trong
hoạt động kinh tế. Mỗi doanh nhân hay công ty đều có những tơn chỉ và Triết lý
cho riêng mình, hoặc đi theo những triết lý kinh doanh đã có, và họ tin tưởng đó
chính là phương pháp chung nhất, quan trọng nhất để đi đến thành công. Do vậy,
Triết lý kinh doanh là một phần quan trọng trong tư duy kinh tế của mọi đối tượng,
giúp định hướng tư duy và năng lực giải quyết vấn đề cho họ. Vậy khái quát, Triết
lý kinh doanh là gì?
Theo tác giả, Triết lý kinh doanh là một tư duy triết học, cơ sở nhận thức của đối
tượng kinh doanh giúp định hướng suy nghĩ và hành vi để đạt mục đích kinh doanh


lOMoARcPSD|11558541

11
cuối cùng. Đây thường là những câu nói, phát biểu ngắn gọn và súc tích thể hiện
quan điểm, nhìn nhận, nguyên tắc của các đối tượng kinh doanh.
Triết lý kinh doanh thường đáp ứng những tiêu chí chung như: hướng mọi mục
tiêu tới khách hàng, mang tính khái quát cao, đi sát thực tế và giải quyết từng vấn
đề cụ thể,…
Với chủ thể là những doanh nhân, họ ln có những tư tưởng, ý chí riêng của bản
thân, từ cách tiếp thu và xử lí thơng tin kinh tế, xã hội, cho đến những tiêu chí để ra
một quyết định. Đó chưa chắc là những tư duy, nhận thức hồn tồn đúng đắn, phù

hợp và dẫn đến thành cơng, tuy nhiên những nhà kinh doanh tin vào suy nghĩ đó,
đó chính là mơ hình đơn giản của những Triết lý kinh doanh đối với con người
ngoài thực tế.
Với chủ thể là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, Triết lý được quy định một cách rõ
ràng, trở thành thương hiệu riêng cho mỗi đối tượng, là cơ sở để họ xây dựng tổ
chức doanh nghiệp, văn hóa và phong cách hoạt động của mọi thành viên trong tổ
chức. Triết lý kinh doanh cũng là những công cụ phương pháp giúp công ty thiết
lập những chiến lược kinh doanh, thái độ phục vụ khách hàng và xây dựng mục
tiêu cho tập thể. Ở từng bộ phận trong công ti, các bộ phận thường cũng có những
triết lý mang tính chun mơn của bộ phận, ví dụ như ở ban Hành chính nhân sự:
Nhân tài là giá trị lớn nhất của công ti; hay ở bộ phận bán hàng: Làm mọi thức để
vừa lịng khách hàng;…từ đó tạo ra một hệ thống Triết lý kinh doanh chi tiết giúp
doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Tuy được áp dụng và trở thành cơ sở thành công của nhiều doanh nhân, công ti,
song những triết lý kinh doanh lại được xuất phát ngay từ thực tế cuộc sống đời
thường quanh ta. Trước hết, triết lý chính là những kinh nghiệm chung từ cuộc
sống, trải nghiệm và đúc rút ra những bài học từ quá trình vận động của con người.
Kinh doanh lại là hoạt động thường xuyên và thiết yếu trong đời sống con người,
là sự tương tác, kết nối giữa người mua và người bán. Trong nền kinh tế thị trường
hiện nay, sức cạnh tranh lớn yêu cầu tất thảy những doanh nghiệp, doanh nhân phải
có những hướng đi đặc biệt, chiến lược phù hợp để thuyết phục khách hàng mua
sản phẩm. Sự vận động đó cùng những nền tảng về Triết lý xã hội đã nuôi dưỡng
và phát triển tri thức và tư duy cho kiến thức kinh tế và cuối cùng được tường cá
nhân hay công ti tổng kết thành Triết lý kinh doanh.
b, Vai trò của triết lý kinh doanh.


lOMoARcPSD|11558541

12

Triết lý kinh doanh thân thuộc với mọi đối tượng kinh tế và trở thành chìa khóa
thành cơng, định hướng hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua những thành quả
trong nền kinh tế cũng như sự đúng đắn và phù hợp với xã hội, triết lý kinh doanh
có một vai trò quan trọng.
Với doanh nghiệp, trước hết, triết lý kinh doanh tạo ra những bản sắc, hướng đi
riêng của từng doanh nghiệp. Trong mỗi doanh nghiệp, triết lý là cơ sở cho những
tơn chỉ mục đích và định hướng hành động chung của tồn cơng ti, là khn mẫu
hành động của từng nhân viên. Nếu môi trường doanh nghiệp đi theo triết lý hướng
tới khác hàng và đề cao tính sáng tạo, nhân viên sẽ được tạo điều kiện cho sự thoải
mái, vui vẻ để có những ý tưởng bứt phá. Nhưng môi trường tập trung vào năng
suất và số lượng sẽ tạo ra những khuôn mẫu về kỉ luật, tay nghề. Triết lý cũng tạo
ra phong cách riêng trong hoạt động đào tạo nhân viên, xây dựng kiến thức và kĩ
năng theo bản sắc riêng để phục vụ tốt cho định hướng của tổ chức. Từ đó, triết lý
kinh doanh tạo ra một phong cách, bản sắc riêng cho hoạt động của từng tổ chức.
Triết lý kinh doanh là cơ sở giúp các cơng ti có sự phát triển lâu dài, vững chắc.
Tương tự như cơ sở Hiến pháp để tạo ra hệ thống pháp luật, triết lý kinh doanh là
nền tảng đầu tiên xây dựng nên những quy tắc-nhận thức chung cho doanh nghiệp,
là thứ khó thay đổi và tồn tại quy định mọi định hướng, quyết định của doanh
nghiệp. Cơ sở đó đem lại những kết quả cho doanh nghiệp, đến lượt mình, doanh
nghiệp tiếp tục tổng kết kinh nghiệm, khẳng định sự hợp lí hoặc hồn thiện hệ
thống triết lý của công ti, đem đến những hiệu quả cao hơn cho tổ chức.
Bên cạnh những vai trò cốt lõi trên, Triết lý kinh doanh còn là nền tảnh tư duy để
đặt ra mục tiêu, định hướng con đường, cơ chế quản lí vận hành và quản trị tổ
chức, tạo ra bộ máy vững chắc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Với những nhà doanh nhân, triết lý kinh doanh chính là phong cách riêng của
từng người, tạo ra những hướng đi khác nhau, từ đó nó quy định những thành tựu,
kết quả mà mỗi cá nhân đạt được. Triết lý đó gắn chặt với đời sống kinh doanh và
quản lí, là tư duy nền tảng để họ tiếp thu và xử lí mọi thơng tin. Những nhà lãnh
đạo ở mảng kinh doanh chính là những người đặt ra hoặc quyết định những Triết lý
kinh doanh của công ti và của bản thân trong việc điều hành công ti, từ đó thiết lập

nên bản sắc và những giá trị cốt lõi, hướng đi chiến lược và chịu trách nhiệm cho
mọi kết quả của việc thực thi triết lý đó. Do vậy, triết lý kinh doanh chính là nền
tảng tư duy quan trọng nhất, quy định thành bại, quá trình và thành quả cho những
cơ sở kinh tế và doanh nhân.
c, Ví dụ tiêu biểu về triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp.

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

13
Thông qua những hiểu biết chung nhất về đặc điểm và vai trị, những ví dụ thực
tế từ trong nước đến quốc tế là minh chứng khẳng định tính thiết yếu và quan trọng
của Triết lý kinh doanh trong đời sống kinh tế.
Triết lý kinh doanh của tập đoàn Amazon:
Một trong những công ti công nghệ xuyên quốc gia, vận hành trong lĩnh vực
thương mại điện tử, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo chính là tập đồn
Amazon. Đây là môi trường tạo ra doanh thu khổng lồ thông qua hệ thống kinh
doanh số với quy mô trên toàn thế giới, chủ sở hữu của một số ứng dụng thương
mại trực tuyến như Ring, IMDB,… và là hình ảnh biểu tượng cho nền kinh tế của
tương lai.
Với hơn 20 năm phát triển, Amazon đã xây dựng được hệ thống điều lệ, nguyên
tắc riêng cùng 8 triết lý kinh doanh, là cơ sở cho mọi thành công của Amazon.
Trong đó theo tác giả, triết lý nổi bật tạo nên sự mới mẻ và riêng biệt của Amazon
chính là: Ln giữ tinh thần đổi mới và sáng tạo.
Với triết lý này, những nhà lãnh đạo tập đoàn tập trung tạo ra mơi trường giàu
tính năng động và tinh thần học hỏi. Họ đào tạo, tập huấn nhân viên thành những
con người cởi mở, sáng tạo và giàu khám phá, tuyển chọn gát gao và sàng lọc ra
những ứng viên có năng lực tư duy quản lí và thích ứng để làm việc trực tiếp cho

cơng ti. Ngay chính Amazon ngay trong thời đại mà họ chiễm lĩnh thị trường toàn
thế giới, tập đồn vẫn khơng ngừng bứt phá, thay đổi và thích ứng với những nhu
cầu mới, những biến chuyển trong giới kinh doanh, sáng tạo ra những phương
pháp tiếp cận khách hàng khác nhau như các trang mạng, phần mềm hay thiết lập
chi nhánh ở nhiều quốc gia nhằm tạo lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cho công ti. Từ sự
hợp lí trong
chính triết lý kinh doanh và tính phù hợp với một cơng ti cơng nghệ có nhiều tiềm
năng bứt phá, Amazon đã liên tục gặt hái được những thành công lớn, chỉ với hơn
20 năm phát triển, Amazon trở thành tập đoàn tư nhân lớn thứ 2 nước Mĩ, có
nguồn doanh thu lớn trên tồn thế giới và trở thành một trong bốn công ti công
nghệ lớn mạnh nhất toàn cầu. Bezos-nhà sáng lập Amazon khẳng định với triết lý
kinh doanh đúng đắn đó, Amazon sẽ: “trở thành công ty lấy khách hàng làm trung
tâm nhất thế giới” và tin tưởng vào những thành quả lớn hơn trong tương lai của
công ti.
Trở về Việt Nam, Tỷ phú Phạm Nhật Vượng chính là biểu tượng của nền kinh tế
nước nhà, là vị tỉ phú giàu nhất Việt Nam. Ông là người khởi nghiệp với thị trường

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

14
bn bán mì ăn liền, có khoảng thời gian vất vả thời trẻ những có những hồi bão
to lớn, ơng cũng là người có những triết lý kinh doanh và tư tưởng quản trị doanh
nghiệp vơ cùng hợp lí, từ đó tạo ra những thành cơng vang dội như ngày hơm nay.
Trong những tư tưởng đó, triết lý: “Lỡ làm người rồi. khơng thể sống một cuộc
đời phí hồi được” là câu tuyên ngôn mang giá trị lớn, vừa là cơ sở tư duy giúp con
người suy nghĩ và ra quyết định, vừa chính là động lực cháy bỏng đẩy con người
phát triển xa hơn. Đây cũng chính là chìa khóa q giả mở ra cánh cửa thành cơng

và khẳng định được bản thân của vị tỉ phú quốc dân cũng như rất nhiều doanh
nhân, công ti khác.
Biểu hiện thực tế, Phạm Nhật Vượng là con người giàu sáng tạo và khơng ngừng
hồn thiện cơng ti để đưa Vingroup trở thành công ti đa lĩnh vực và xuyên quốc
gia. Do vậy, trong q trình thực hiện mục tiêu, ơng đã vấp phải những khó khăn,
hồn cảnh quan trọng buộc ơng phải ra những quyết định, định hướng chiến lược
hay giải quyết vấn đề. Đặt trong trường hợp đó, mỗi người sẽ có những cách xử lí
khác nhau nhưng thường sẽ chọn những giải pháp an toàn để đảm bảo trách nhiệm
và lợi ích cho cơng ti. Tuy nhiên với tỉ phú Phạm Nhật Vượng, trong một số điều
kiện hợp lí cùng trí tuệ kinh doanh tài năng, ơng đã tự tin đi những bước đi lớn,
nhiều lần đã thay đổi suy nghĩ của con người Việt Nam. Ông mạnh dạn mở rộng
công ti ra nhiều lĩnh vực mới mà đất nước ta chưa phát triển như ô tô, điện
thoại,...xây dựng được một môi trường công ti năng động cùng tinh thần thích ứng,
linh hoạt cao trong kinh doanh. Những nền tảng đó tạo ra thành quả xứng đáng cho
ơng cùng những tư duy, kinh nghiệm mới cho người dân nước Việt và những thành
cơng đó dựa trên gốc rễ chính là triết lý mà Phạm Nhật Vượng đặt ra trong suốt
q tình đó.
Trên đây là hai ví dụ nhỏ, về sự áp dụng và vai trò của triết lý kinh doanh cho
từng đối tượng trong nền kinh tế. Ở phần tiếp theo, tác giả sẽ xây dựng một triết lý
kinh doanh
4. Triết lý kinh doanh của bản thân.
Đối với bản thân em, em muốn xây dựng triết lý kinh doanh: Đừng bào chữa cho
lỗi lầm, ln cải tiến để hồn thiện. Đây là ý tưởng cơ sở giúp tạo ra mọi hành
động và hướng đi của cá nhân em trong hoạt động kinh doanh tương lai.
A, Lăng kính lí luận.

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541


15
Với góc nhìn triết học, triết lý của em dựa trên cơ sở lí luận về sự phủ định của
thực tại và sự phủ định của phủ định. Trước hết, em luôn không bào chữa cho lỗi
lầm hay những vấn đề mà em gặp phải bằng bất cứ lí do gì, có nghĩa rằng em
khơng khẳng định thực tiễn của sự việc và ở nguyên vị trí hiện tại, điều đó khiến
em chỉ thỏa mãn với thực tại, dậm chân tại chỗ và khơng có sự phát triển. Em sẽ
phủ định đi thực tại của bản thân em, phản biện, suy nghĩ sâu về thực tại, về những
sai lầm, từ đó rút ra kinh nghiệm, hồn thiện lại bản thân từ đó phát triển đến một
tư duy mới.
Tuy nhiên, với mỗi hồn cảnh tồn tại, con người ln phải đối mặt với những khó
khăn, thử thách khác nhau, và việc phạm phải những lỗi lầm hoặc tạo ra kết quả
chưa như mong muốn, nhưng từ q trình phủ định đó, em tiếp tục phụ định, tổng
kết tiếp tục những kinh nghiệm và phát triển. Thơng qua q trình đó, chất lượng
về năng lực và phẩm chất của em được hoàn thiện, bên cạnh đó, triết lý đẩy con
người đến những bậc cao hơn, không bào chữa hay chấp nhận những lỗi lầm của
mình.
B, Xây dựng thực tế.
Từ cơ sở tư duy là triết lý mà em đã phát biểu, em xây dựng một chuỗi tư duy chi
tiết hơn để áp dụng trong thực tế một cách phù hợp.
Em xác định tư tưởng rằng, trong mọi hồn cảnh, con người ln được đặt trong
những tình thế có những vấn đề khác nhau. Có thể là khó khăn hay thuận lợi, tuy
nhiên trong q tình giải quyết những vấn đề đó, sai lầm là điều có thể xảy ra địi
hỏi con người ln cần những hướng đi hợp lí để hồn thiện hơn trong tương lai.
Và đối với bất cứ khó khăn nào, dù gặp phải những sai lầm, vấn đề tiêu cực và
thường làm cho con người ta bỏ cuộc, em sẽ tập trung nghiền ngẫm, đúc rút và
nhìn nhận những kinh nghiệm, bài học, tuyệt đối không bào chữa cho lỗi lầm của
bản thân. Em đặt tâm thế của bản thân theo tinh thần cầu tiến, thái độ học hỏi và
mục tiêu cuối cùng là hoàn thiện tối đa năng lực bản thân.
Tiếp theo, em xác định chuỗi tư duy của em theo định hướng đó trong mơi trường

kinh tế.
Khi thực hiện hành động kinh doanh, trên cơ sở kỹ năng chuyên môn, em sẽ
hành động với một động cơ của con người, chính là bản năng. Do vậy trong q
trình giải quyết vấn đề, bản năng có thể tác động đưa em đến những quyết định.
Tuy nhiên, do kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế còn kém, sai lầm là điều khơng
thể tránh khỏi và có thể đem lại hậu quả lớn, với công ti, với khách hàng, với sản

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

16
phẩm và thầm chí một phần ảnh hưởng đến nền kinh tế. Em là người chịu trách
nhiệm cho những sai lầm đó và phải giải quyết sai lầm.
Gặp phải những sai lầm như vậy, em sẽ bình tĩnh, giữ một thái độ chuẩn mực
kèm sự nghiêm khắc đối với chính bản thân. Em dành thời gian đặt ra các câu hỏi
khác nhau về lí do, cơ chế dẫn đến sai lầm, lí do em ra quyết định và đâu là điểm
tạo ra sai lầm đó, từ đó hiểu một cách chủ quan về lỗi sai. Tiếp theo, em xin ý kiến
những đồng nghiệp xung quanh cùng làm dự án và ý kiến của trưởng bộ phận về
vấn đề sai lầm của em, hậu quả với mọi người và nhìn nhận của tất cả đối với sai
lầm của cá nhân. Em sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến đóng góp và dùng tư duy phản
biện, sàng lọc nó để có những ý kiến thật sự chất lượng. Dựa trên ý kiến chủ quan
và khách quan, em tiếp tục tìm hiểu những yếu tố ngoại cảnh tác động đến sai lầm
và làm rõ sự ảnh hưởng của nó, ví dụ như sự thay đổi giá sản phẩm của thị trường,
công cụ nghiên cứu trục trặc,… Từ đó, em nhìn nhận tổng qt mọi vấn đề và xử lí
từng vấn đề trong đó, hợp lí và triệt để.
Cuối cùng, em rút ra những kinh nghiệm quan trọng cho bản thân, định hướng
từng con đường để giải quyết vấn đề nội tại cá nhân, từ đó phát triển bản thân
thành bản thể mới hồn thiện và chất lượng hơn. Tiếp tục lặp lại vòng lặp này ở bất

cứ vấn đề nào em gặp phải trong kinh doanh, hoàn thiện kiến thức kinh doanh và
trở thành một nhà kinh tế có triển vọng.

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

17

Kết luận:
Thông qua phần tiểu luận: Triết học, triết lý, triết lý kinh doanh cùng tư tưởng nỗ
lực hoàn thiện cá nhân, tác giả đã khái quát những kiến thức cơ bản nhất về triết
học, triết lý, triết lý kinh doanh, một số đặc điểm liên quan cùng vai trò quan trọng
của từng chủ thể. Những kiến thức đó đưa đến sự nhìn nhận chung nhất của mọi
người về những thuật ngữ tuy mang tính lí thuyết cao, song, ẩn chứa trong đó là
giá trị lí luận sâu sắc và là cơ sở chung nhất quy định nhận thức, định hướng tư duy
cho con người, hướng ta đến mục đính. Đây cũng chính là giá trị mà nhiều dân tộc,
con người vẫn chưa thật sự nhận thức chính xác, suy nghĩ cịn hạn chế và khơng có
một cơng cụ thế giới quan và lí luận định hướng, do vậy thường xun mắc những
sai lầm trong việc xử lí thơng tin và ra quyết định. Vấn đề này thật sự cấp thiết và
bài tiểu luận này đã khái quát những chủ thể quan trọng đó một cách hợp lí, xây
dựng một ví dụ về triết lý kinh doanh của bản thân tác giả, cung cấp kiến thức quan
trọng cho cá nhân, doanh nghiệp.

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541


18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Triết học Mác-Lênin-Đại học Kinh tế Quốc dân – Xuất bản năm
2019 – NEU READER.
2. Trang mạng: triethoc.edu.vn.
3. Bài viết: Triết lí kinh doanh của Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trên trang:
giangdt.com.
4. Bài viết: 8 TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA AMAZON ở trang
lejapan.com.
5. Văn kiện đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Downloaded by quang tran ()



×