Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP DUY TRÌ sĩ số học SINH TRONG CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.62 KB, 10 trang )

1
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TRẢNG BOM
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng

Năm 2022


2


3

TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
I/. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh của biện pháp
“Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói đó
của Bác Hồ đã thấm vào đường lối của Đảng và Nhà nước ta đã nêu ra việc phát
triển toàn diện – Giáo dục toàn diện. Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có
nhận thức hết sức đúng đắn về vai trị của người thầy trong lớp học. Một cơng việc
không kém phần quan trọng trong công tác chủ nhiệm đó là duy trì sĩ số học sinh.
Việc duy trì sĩ số học sinh đảm bảo chuyên cần ở tường Tiểu học đóng một vai trị
rất quan trọng trong việc học tập của học sinh. Nó là nền tảng giúp các em lãnh hội
kiến thức một cách đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt. Việc các em nghỉ học,
bỏ học ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài và kết quả học tập là điều không thể tránh
khỏi.
2. Lí do chọn biện pháp


Thơng qua Hội nghị Cơng chức – Viên chức đầu năm học, Ban giám hiệu
luôn nhấn mạnh: “Làm thế nào để cơng tác duy trì sĩ số tốt, giúp học sinh ham
thích học tập và đạt kết quả tốt theo chỉ tiêu của nhà trường hằng năm, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục mà Đảng, Nhà nước giao phó”. Trong năm học 2019
– 2020, tơi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3A1. Ngay những buổi đầu
đi học, có một số học sinh khơng đến lớp. Qua tìm hiểu, tơi mới biết bạn khơng đi
học nữa vì gia đình chuyển về quê, do bố mẹ rạn nứt tình cảm. Là người giáo viên
chủ nhiệm lớp, ai cũng như tôi đều trăn trở, bức xúc trước thực trạng học sinh vắng
học, bỏ học, không ham học. Bản thân tôi luôn suy nghĩ và đặt ra cho mình câu
hỏi: “Làm thế nào để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần?”. Đây cũng là một vấn
đề giúp các em tiếp thu bài đầy đủ, có kết quả tốt trong học tập và tiếp tục con
đường học vấn của mình. Vậy làm thế nào để duy trì sĩ số lớp mình chủ nhiệm đạt
kết quả tốt trong năm học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào
tạo của nhà trường nói riêng và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và
Nhà nước đã đặt ra cho ngành giáo dục nói chung.
Chính vì thế, tơi quan tâm tìm mọi biện pháp để duy trì sĩ số học sinh. Một
khi làm tốt được cơng tác duy trì sĩ số học sinh sẽ giúp chúng ta hạn chế tình trạng
học sinh bỏ học và thực hiện đúng mục tiêu giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, góp
phần xây dựng một xã hội “Dân giàu – Nước mạnh – Xã hội văn minh”.
II/. NỘI DUNG BIỆN PHÁP


4

1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Ngay từ đầu năm học 2021 - 2022 tôi nhận trách nhiệm làm công tác chủ
nhiệm lớp 3A1, bản thân tự nhận thấy nhiệm vụ của mình là hết sức quan trọng,
giúp nhà trường thực hiện tốt cơng tác giáo dục trong đó có cơng tác duy trì sĩ số.
- Đối tượng: Là học sinh tiểu học.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các biện pháp duy trì sĩ số học sinh.

- Thời gian nghiên cứu: Khoảng từ đầu tháng 9 năm 2019 đến tháng 5 năm
2020.
2. Số liệu minh chứng công việc
Học và tìm hiểu nội dung bồi dưỡng thường xuyên Module 14, các kiến thức
về Phổ cập giáo dục Tiểu học.
3. Một số phương pháp duy trì sĩ số cơ bản
Thơng qua kế hoạch và chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tôi mạnh dạn
áp dụng một số biện pháp như sau:
- Tìm hiểu tình hình và nắm thơng tin về học sinh của lớp.
- Tiếp cận học sinh để tạo sự thân thiện giữa giáo viên với học sinh.
- Sử dụng một số trị chơi đồn kết trong mỗi tiết học.
4.Trình bày biện pháp
Biện pháp 1. Tìm hiểu tình hình và nắm thơng tin học sinh của lớp.
Từ đầu năm học tôi cho học sinh cả lớp điền thông tin theo mẫu sơ yếu lí lịch.
Đồng thời thơng qua biện pháp bàn giao của giáo viên chủ nhiệm trước, tôi đã
phần nào nắm được thông tin về học lực, hạnh kiểm của từng học sinh. Tơi cịn trị
chuyện với giáo viên chủ nhiệm trước để có thêm thơng tin. Liệt kê và nắm những
học sinh chưa tiến bộ có nguy cơ bỏ học, tìm hiểu hồn cảnh của gia đình, cơng
việc thường ngày của em làm ở nhà hoặc phụ cha mẹ. Qua tìm hiểu tơi đã chú ý
đến những trường hợp sau:
- Em Nguyễn Hồng Anh Khơi; sinh năm 2011(do hổng kiến thức, lười học)
- Em Phan Thị Hồng Hạnh; sinh năm 2010 (do nhà nghèo, mặc cảm)
- Em Kiều Thị Phượng; sinh năm 2011 (do ảnh hưởng của gia đình, bố mẹ
chia tay mỗi người một nơi, hai chị em phải ở trọ).
Sau khi tìm hiểu thực tế tôi nắm được nguy cơ bỏ học của các em là học kém,
hổng kiến thức, mặc cảm với bạn vì gia đình khó khăn và gia đình khơng trọn vẹn.


5


Từ đó, tơi tiến hành vận dụng biện pháp cho từng học sinh giúp các em đi học
chuyên cần và đảm bảo duy trì sĩ số.
Biện pháp 2. Xây dựng tình cảm thân thiện giữa giáo viên với học sinh:
Thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tơi ln gần gũi với học sinh làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là
một niềm vui”.
- Với em Khôi hỏng kiến thức, lười học tơi trị chuyện trao đổi và động viên
em để em cảm thấy cô như người mẹ thứ hai luôn lắng nghe em, từ đó em nghe lời
cố gắng chăm chỉ học hơn. Những lúc rảnh hoặc tiết Tốn có sử dụng bảng tơi
ln gọi em lên tính các phép tính để em nắm bài dễ hơn và từ đó hứng thú học
hơn.
- Với em Hạnh mặc cảm gia đình nghèo, thiếu đồ dùng học tập tơi tìm đến tận
nơi em ở trò chuyện, lắng nghe em chia sẻ. Lúc đầu, em thu mình ít nói nhưng sau
tự nhiên gần gũi hơn. Từ đó tơi hiểu tâm tư nguyện vọng của em và tôi kêu gọi các
bạn trong lớp giúp đỡ chia sẻ với bạn những cái bút, viên phấn hay quyển vở để
bạn được đi học như những học sinh khác. Riêng cơ ủng hộ những quyển sách em
cịn thiếu và xin mạnh thường quân giúp em học bổng khuyến học. Tất cả những
chia sẻ đó khơng nhiều nhưng với em cảm thấy ấm lịng vì được mọi người quan
tâm em.
- Với em Phượng thiếu tình cảm gia đình thì tôi càng quan tâm em hơn. Sự
dịu dàng của cô càng làm cho em ham thích đến trường hơn, để em thấy được
ngồi bố mẹ ra thì cơ cũng là người quan tâm em, hiểu và thương em như người
sinh em ra vậy. Những lúc em buồn vì ba mẹ em đều tìm cơ để tâm sự. Tơi ln
sẵn sàng lắng nghe và động viên em để em vơi bớt và mỗi ngày em đều muốn đi
học, muốn gặp cô.
- Với em Khơi hổng kiến thức, lười học. Tơi trị chuyện trao đổi và động viên
em để em cảm thấy cơ như người mẹ thứ hai. Từ đó, em nghe lời và chăm chỉ đi
học đều hơn. Những tiết học Tốn tơi ln chú ý và gọi em lên để em tính tốn
thành thạo hơn, sử dụng bảng cửu chương nhanh hơn. Qua việc làm của cô em tự
cảm giác được tấm lịng u thương, quan tâm của cơ. Tơi đặt câu hỏi: “ Em làm gì

để thể hiện sự quan tâm của cơ là có ích?” Câu trả lời của em thể hiện trong từng
ngày, từng tiết học.
Tôi luôn cho các em hiểu rằng việc đi học rất có ích cho tương lai của em và
là kiến thức cơ bản là hành trang bước vào đời của chúng ta. Mỗi giờ sinh hoạt lớp
cuối tuần tơi ln phân tích cho các em hiểu tầm quan trọng của việc học qua
những câu chuyện kể, những tấm gương hoc tốt đã thành đạt, cịn những người
khơng học đã lang thang, nghiện ngập và thậm chí đi vào con đường tội lỗi như


6

trộm cắp, mại dâm… Từ đó các em sẽ quên đi những điều khơng vui, xóa đi những
mặc cảm, tự ti, chán nản và các em sẽ yêu thích đến lớp đến trường hơn.
Những lúc giảng dạy và chấm bài tôi luôn lưu ý đến các em học sinh chưa
tiến bộ. Tơi u cầu học sinh đó làm lại bài ngay tại lớp để các em nắm bài chắc
hơn. Khi có học sinh mắc lỗi nói tục, chửi thề tơi ln kiềm chế và tìm hiểu
ngun nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa. Khi giáo viên đã tạo được
sự thân mật giữa cơ – trị, giữa trò – trò, Thầy- trò tạo được sự vui vẻ học tập trong
suốt thời gian ở lớp thì chắc chắn các em sẽ đến lớp đều đặn hơn.
Biện pháp 3. Sử dụng một số trị chơi đồn kết trong mỗi tiết học
Với tính hiếu kì của học sinh Tiểu học thì trị chơi là một nội dung của bài
học. Tạo sân chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Thơng qua
trị chơi các em lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, củng cố kiến thức vững chắc.
Với những em ham chơi, lười học, hỏng kiến thức có nguy cơ bỏ học tơi cho các
em trò chơi nhiều hơn, giao nhiệm vụ hoạt động trong nhóm. Qua trị chơi tơi khen
ngợi kịp thời sự tiến bộ của từng em. Tơi áp dụng trị chơi phù hợp với từng nội
dung bài học, mơn học.
* Ví dụ: Mơn Tốn chọn trị chơi: Thi tiếp sức; Kết bạn.
- Trị chơi Tiếp sức tơi áp dụng dạng Tốn luyện tập.
- Trị chơi Kết bạn tơi áp dụng dạng bài tính giá trị của biểu thức, các bảng

nhân/chia.
Mơn Đạo đức, TN-XH tơi áp dụng trị chơi: Làm phóng viên; Đi chợ; Đóng
vai.
Ở phần củng cố bài tơi áp dụng trị chơi “Ai nhanh – ai đúng” để khắc sâu
kiến thức đã học và cảm giác thoải mái, hứng thú trong học tập của các em.
Thơng qua các trị chơi trên các em đoàn kết yêu thương nhau hơn, biết giúp
đỡ bạn học tập. Nhờ thế mà các em học yếu, tự ti đã ham học hơn, mạnh dạn hơn.
5. Những ưu điểm, nhược điểm
Trong năm học 2020 – 2021 khi áp dụng những giải pháp mới tơi thấy có
những ưu, nhược điểm sau:
b) Ưu điểm:
- Học sinh tích cực, hứng thú đi học học.
- Mối quan hệ cơ, trị tốt đẹp, các em thích đến trường, hay tâm sự cùng cơ.
- Các em mạnh dạn, tích cực tham gia các hoạt động.
- Biết sống có trách nhiệm, biết giúp đỡ bạn bè.


7

- Các em luôn thoải mái, chủ động trong mọi hoạt động.
- Tự tin trong xử lí các tình huống.
- Thích được thể hiện mình trước tập thể.
b) Nhược điểm
Trên thực tế mặc dù bản thân tôi đã áp dụng các phương pháp nhằm giúp các
em hứng thú hơn khi đi học thì vẫn cịn đó một vài phụ huynh học sinh đôi lúc
chưa phối hợp chặt chẽ với GV. Nhận thức trách nhiệm của cha mẹ với con trẻ về
tầm quan trọng của việc học chưa cao. Đối với những em này Giáo viên sẽ động
viên cho học sinh thấy được việc học là rất quan trọng đối với các em. Giúp cha
mẹ các em nhận thức được trách nhiệm của mình đối với việc học cho trẻ có được
sự học vấn là vốn quý nhất của con người. Để kích thích phụ huynh học sinh tự tin

giải quyết vấn đề một cách tích cực và học sinh có đủ tự tin để đến lớp.
III/. ĐÁNH GIÁ VỀ BIỆN PHÁP
1/ Tính mới
Các biện pháp đưa ra được các việc làm cụ thể một cách thực tế, rõ ràng, dễ
thực hiện và đặc biệt có thể thực hiện được với tất cả mọi giáo viên trong khối nói
riêng và các lớp học khác của bậc Tiểu học nói chung.
Khi thực hiện các biện pháp trên vào lớp mình chủ nhiệm năm học 20202021, tơi thấy học sinh của mình hào hứng học tập hơn, các em thích được hoạt
động, thích được tham gia vào các trị chơi. Do đó các tiết học nhẹ nhàng, khơng
khí vui tươi hơn. Có như vậy sĩ số mỗi ngày đều duy trì tốt.
2/ Hiệu quả áp dụng:
Khi áp dụng các biện pháp trên, học sinh của tôi tỏ ra rất hứng thú đi học, các
em tiến bộ rõ rệt, mạnh dạn, tự tin hơn trước. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều
đó làm tơi rất vui và quên đi mệt nhọc.
Em bị ảnh hưởng từ phía gia đình khơng trọn vẹn. Lúc đầu em đi học không
chuyên, nghỉ học không phép nhưng tôi đã đến nhà vận động em đi học lại và đến
nay em đã đi học đều.
Em nhà nghèo, mặc cảm. Đầu năm nghỉ một số buổi, tơi gọi điện tìm hiểu
ngun nhân lúc đầu gia đình báo bị sốt nhưng sau 2 ngày em vắng liên tiếp. Tôi
đến nhà thăm hỏi, động viên và hướng dẫn phụ huynh làm giấy xóa đói giảm
nghèo để được giảm một số khoản tiền đầu năm và được nhận học bổng học sinh
nghèo vượt khó. Từ đó, em đi học chuyên cần và kết quả học tập tiến bộ rõ rệt.


8

Em ham chơi, lười học. Tôi mời phụ huynh lên gặp nói chuyện riêng, đưa ra
biện pháp phụ huynh nhắc nhở em học bài mỗi đêm, bớt thời gian em phụ mẹ bán
hàng để thời gian em học bài nhiều hơn.
Trong năm học này tôi được Ban giám hiệu hay đồng nghiệp dự giờ, lớp tôi
luôn được đánh giá là lớp học sinh động, học sinh hịa đồng, tích cực tham gia các

hoạt động, lớp học thân thiện, chuyên cần. Ngồi ra tơi cịn được nhận xét tốt về
cách giáo dục kĩ năng sống, biết tuyên dương, động viên học sinh kịp thời....
Dạy học Tiểu học không những dạy mà cịn phải dỗ. Ngồi dạy dỗ ra, tơi cũng
phải rèn luyện tính kiên nhẫn, ln tìm ra những biện pháp phù hợp với từng đối
tượng học sinh.
Tất cả những điều này nếu được áp dụng kịp thời, nó sẽ khơi dậy lòng ham
học ở các em, tạo cho các em một sự hứng thú khi đến trường. Chúng ta luôn tạo
một môi trường thuận lợi và tốt nhất cho các em để các em thấy rằng “Mỗi ngày
đến trường là một niềm vui”. Càng gần gũi các em thì mình sẽ thấy được ở thế giới
quanh các em có nhiều điều thú vị mà mình phải nên làm.
Khi áp dụng sáng kiến của mình vào lớp 3A4 mà tơi đang chủ nhiệm thì sĩ số
lớp tơi đạt 100 % theo chỉ tiêu của Nhà trường.
Trên đây là một số kết quả mà khi áp dụng sáng kiến tôi đã đạt được. Tơi nghĩ
rằng mình phải cố gắng nhiều hơn nữa, luôn trau dồi, học hỏi kinh nghiệm để
giảng dạy các em ngày càng có nhiều thành tích tốt hơn và đặc biệt là sự kiên nhẫn
trong việc xây dựng “môi trường thân thiện giữa GV với HS” giúp học sinh “
hứng thú chơi trị chơi đồn kết trong mỗi tiết học” để chất lượng học sinh ngày
càng nâng cao.
c) Khả năng áp dụng của biện pháp
Sáng kiến đã và đang được bản thân tôi áp dụng đạt kết quả tốt với toàn thể
học sinh lớp 3A4 của trường Tiểu học Nguyễn Trãi. Sáng kiến trên đây có có khả
năng áp dụng cho toàn thể giáo viên trong các khối khác của nhà trường, cho toàn
thể giáo viên của bậc học Tiểu học của ngành giáo dục. Tất cả các giáo viên trong
bậc học Tiểu học có thể áp dụng các giải pháp mà đề tài đã đưa ra sau khi đã điều
chỉnh cho phù hợp với khối lớp của mình.
Tuy nhiên, để sáng kiến có thể được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả
tốt thì cần có sự quan tâm, hỗ trợ rất nhiều từ phía nhà trường và các đoàn thể.


9


IV/. KẾT LUẬN
Tôi nhận thấy giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc duy trì sĩ số là một trách
nhiệm của nhà giáo. Để làm tốt công tác này giáo viên cần kết hợp chặt chẽ với gia
đình, nhà trường và các Ban ngành địa phương. Có như vậy cơng tác chủ nhiệm
của giáo viên mới đạt kết quả và khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học. Đồng
thời, cần xây dựng một môi trường lớp học thân thiện, tạo một mối quan hệ gần gũi
giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Để các em có được cảm
giác thân thiện khi đến lớp. Một điều khơng kém phần quan trọng nữa đó là người
giáo viên phải thật sự nhiệt tình, chịu khó, có tâm huyết, phải luôn tự bồi dưỡng
nâng cao tay nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy để lôi cuốn học sinh. Được sự
tin tưởng và tín nhiệm của phụ huynh học sinh, biết kết hợp chặt chẽ với gia đình
học sinh thì việc duy trì sẽ đạt kết quả tốt nhất.
HỘI ĐỒNG CHẤM THI GVCNG TRƯỜNG TH
NGUYỄN TRÃI (Đạt hoặc không đạt )....................

TÁC GIẢ BIỆN PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Minh Thế

Nguyễn Thị Hằng


10

CHỈNH SỬA LẠI VÀ VIẾT THÊM CHO ĐÚNG MẪU
TÊN BIỆN PHÁP .........................................................
(Ghi đầy đủ tên gọi giải pháp bằng chữ in hoa đậm)


I,PHẦN MỞ ĐẦU
1.Bối cảnh của biện pháp
Trình bày vắn tắt về không gian, thời gian, thực trạng của việc thực hiện,
tổng quan những thơng tin của giải pháp.
2.Lí do chọn biện pháp
Giải pháp nhằm giải quyết vấn đề gì? Vấn đề giải quyết có phải là vấn đề
thiết thực gắn với cơng tác chủ nhiệm khơng, có thực sự cần thiết đối với thực
trạng lớp hay không?
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1. Biện pháp ….(tên biện pháp )….
-GV trình bày nội dung của biện pháp : Trình bày cụ thể cơng việc tác giả đã
thực hiện; có thời gian cụ thể; có thơng tin, số liệu minh chứng cơng việc, đối tượng
tham gia đã thực hiện biện pháp mới.
2. Những ưu điểm, nhược điểm của biện pháp mới
Trình bày rõ những ưu điểm và nhược điểm (nếu có) của biện pháp mới.
Đối với ưu điểm phải trình bày được biện pháp mới của tác giả tốt, phù hợp, hiệu
quả quá trình thực hiện tại lớp.
Đối với nhược điểm (nếu có) phải trình bày rõ những hạn chế trong q trình
thực hiện biện pháp mới của tác giả; phân tích nguyên nhân và đưa ra phương
hướng khắc phục những hạn chế đó.
3. Đánh giá về biện pháp
a. Hiệu quả của biện pháp
- Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng biện pháp là những tác động từ việc áp
dụng biện pháp đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, hiệu quả công
tác, tạo ra hướng mới cho tương lai trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
b) Khả năng áp dụng của biện pháp
- Nêu rõ phạm vi có thể áp dụng biện pháp: biện pháp này có thể áp dụng
trong cơ quan, tại địa phương, trong ngành hay toàn tỉnh hoặc toàn quốc (trong lĩnh
vực giáo dục và đào tạo).
III.PHẦN KẾT LUẬN

Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng biện pháp.



×