Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Nghệ thuật lưỡng diện trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha của Xécvantéc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.18 KB, 38 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................2
2. Lịch sử nghiên cứu....................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................4
6. Bố cục đề tài.................................................................................................4
NỘI DUNG.......................................................................................................5
Chương 1. Tác giả, tác phẩm..........................................................................5
1. Tác giả........................................................................................................5
2. Tác phẩm...................................................................................................5
Chương 2. Biện pháp lưỡng diện được biểu hiện qua cặp nhân vật Don
Quijote và Sancho Panza................................................................................8
2.1. Khái niệm lưỡng diện...............................................................................8
2.2. Sự phân đơi tính chất qua việc miêu tả ngoại hình và tính cách.........9
2.3. Sự phân đơi tính chất qua việc miêu tả hành động và kết quả..........12
Chương 3. Biện pháp lưỡng diện được biểu hiện qua cách xây dựng mỗi
nhân vật..........................................................................................................14
3.1. Nghệ thuật lưỡng diện qua cách xây dựng nhân vật Đôn Ki-hô-tê...14
3.2. Nghệ thuật lưỡng hóa qua cách xây dựng nhân vật Sancho Panza...14
3.3. Vận động “nghịch dị” và tác động tương hỗ của cặp nhân vật..........15
KẾT LUẬN....................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................26

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xéc- van- téc là một tiểu thuyết gia, một nhà thơ và nhà soạn kịch nổi
tiếng người Tây Ban Nha. Ông được đánh giá là một trong những tiểu thuyết
gia xuất sắc nhất thế giới từng sản sinh, bởi những đóng góp của ông đối với


nền văn học thế giới. Bên cạnh việc nổi tiếng là một nhà nhân văn chủ nghĩa
mang tư tưởng tiến bộ, ln hướng về quyền tự do bình đẳng cho con người,
Xéc- van- téc còn nổi tiếng với vai trò là một người đi đầu trong tiểu thuyết
phiêu lưu hiện đại. Không chỉ vậy, tác giả người Tây Ban Nha này còn là người
khai sinh ra kiểu nhân vật lưỡng diện, sử dụng những những thủ pháp lạ hóa để
phơi bày những thói hư, tật xấu của con người, tiêu biểu nhất chính là qua tiểu
thuyết “Đơn Ki-hơ-tê – Nhà quý tộc tài ba xứ Man-tra”.
1.2. Cuốn tiểu thuyết “Đôn Ki- hô- tê” được xuất bản thành 2 phần vào
năm 1605 và năm 1615. Đây được coi là tác phẩm văn học có tầm ảnh hưởng
nhất trong Thời Hồng kim của Tây Ban Nha nói riêng và trong tồn bộ nền
văn học của xứ sở bị tót nói chung. Là tác phẩm thiết lập nên toàn bộ nền văn
học phương Tây, tác phẩm còn được xem là một trong những tác phẩm vĩ đại
nhất của thời đại Phục hưng và được đánh giá là tiểu thuyết đầu tiên của Châu
Âu. Dù bao thế kỉ đã trôi qua, nhưng tác phẩm vẫn có một sức hút to lớn khơng
chỉ đối với các độc giả, mà còn đối với các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn
học.
1.3. “Đơn Ki- hơ- tê” là một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu hiện đại. Ban đầu,
tác phẩm đem đến cho bạn đọc cảm giác mới lạ, vui vẻ với những cuộc phiêu
lưu lạ lùng, gàn dở của chàng hiệp sĩ Đôn Ki- hô- tê. Nhưng ẩn sâu trong đó,
chúng ta nhận ra rằng, tác phẩm cũng khơng hồn tồn được sáng tác với ý
nghĩa hài hước mà còn mang những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật vơ
cùng to lớn, trong đó, phải kể đến nghệ thuật lưỡng hóa. Đây là một trong
2


những biện pháp nghệ thuật đặc sắc của tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê, làm nên tên
tuổi của Xéc-van-téc và đặc biệt qua đó, nhà văn đã đưa ra được một quan niệm
hết sức mới mẻ về con người với nhiều phương diện đa chiều ở thời Phục hưng.
1.4. Ngoài phục vụ cho q trình học văn học phương Tây, “Đơn Ki- hơtê” cịn là một trong số những tác phẩm văn học nước ngồi tiêu biểu được đưa
vào chương trình giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Trong Sách giáo khoa Ngữ

Văn lớp 8 (tập 1, trang 75), được trích một phần từ cuốn tiểu thuyết này, được
đặt tên là “Đánh nhau với cối xay gió”. Tìm hiểu sâu về tác phẩm cũng giúp
bản thân có tư liệu để rèn nghề nghiệp sau này,
Với những lí do trên, tơi lựa chọn đề tài Nghệ thuật lưỡng diện trong tiểu
thuyết Đôn Ki-hô-tê – Nhà quý tộc tài ba xứ Man-cha của Xéc-van-téc làm
đề tài nghiên cứu cho tiểu luận này.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của tiểu luận là có điều kiện tìm hiểu sâu hơn những
giá trị của tác phẩm ở phương diện nghệ thuật được xem là đặc sắc của nghệ
thuật tiểu thuyết thời Phục hưng cũng như tài năng của nhà văn Xéc-van-téc
trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ và đưa ra quan niệm mới mẻ, nhân văn
về kiểu con người lưỡng diện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Đi sâu vào tìm hiểu nội dung và biện pháp nghệ

thuật lưỡng diện qua tác phẩm “Đôn Ki-hô-tê” của nhà văn Xéc-van-téc.
-

Phạm vi nghiên cứu: Tác phẩm Đôn Ki-hô-tê –nhà quý tộc tài ba xứ

Mantra của Mighel đơ Xecvantec Xavedra (Trương Đắc Vị dịch, tái bản lần thứ
3, Nxb Văn học, 2004).

5. Phương pháp nghiên cứu
3


Căn cứ vào mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi sử

dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp so sánh và đối chiếu.
6. Bố cục tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, tiểu
luận được chia làm 03 chương:
Chương 1. Một số vấn đề chung
Chương 2. Biện pháp lưỡng diện biểu hiện qua cặp nhân vật Don
Quijote và Sancho Panza
Chương 3. Biện pháp lưỡng hóa biểu hiện qua cách xây dựng mỗi nhân
vật trong tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê

4


5


Chương 1
Một số vấn đề chung
1.1. Tóm tắt tác phẩm
Xéc-van-tét (1547 – 1616) là một tiểu thuyết gia nổi tiếng bậc thầy trong
lịch sử văn học nhân loại. Ông nổi tiếng là một nhà nhân văn chủ nghĩa mang
tư tưởng tiến bộ, ơng ln hướng về quyền tự do bình đẳng cho con người.
Ngồi ra ơng cịn nổi tiếng với vai trò là một người đi đầu trong tiểu thuyết
phiêu lưu hiện đại. Khơng chỉ vậy, Cervantes cịn là người khai sinh ra kiểu
nhân vật lưỡng diện, sử dụng những những thủ pháp lạ hóa để phơi bày những
thói hư, tật xấu của con người. Cervantes được tôn vinh là “ơng hồng của sự
dí dỏm” (The Prince of Wits)

Tiểu thuyết “Đơn Ki-hơ-tê” có tên đầy đủ là “Don Quijote – nhà quý tộc tài
ba xứ Mantra” bao gồm hai phần: phần I có 52 chương, phần II có 74 chương
với tổng cộng gần 700 nhân vật nói về ba chuyến ra đi làm hiệp sĩ giang hồ của
nhân vật chính là Đôn Ki-hô-tê.
-

Phần I: Ki-ha-đa là một quý tộc nghèo, gần 50 tuổi, gầy gò, cao lênh

khênh. Say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu mà đầu óc lão trở nên mụ mẫm. Lão
muốn trở thành hiệp sĩ, giang hồ khắp bốn phương trời, diệt trừ lũ khổng lồ yêu
quái, thiết lập lại trật tự cơng lí. Lão tìm sắm binh khí, giáp trụ đã hoen gỉ của
tổ tiên, đem sửa chữa, đánh bóng lại để tự vũ trang cho mình. Con ngựa gầy
cịm được lão phong cho một cái tên rất oai: chiến mã Rơ-xi-nan-tê. Cịn lão
mang cái tên rất ốch: Nhà hiệp sĩ Đơn Ki-hơ-tê xứ Mantra. Một hiệp sĩ cứu
nguy đời phải đúng “mốt” nghĩa là phải có người tình xinh đẹp. Lão nhớ tới
một phụ nữ mà lão thầm yêu thời trai trẻ, lão liền ban cho mụ nhà quê này cái
tên nghe rất dài: Công nương Đuyn-xi-nê-a đuy Tô-bô-xô. Lão tổ chinh chiến:
Quán trọ thành lâu đài, gã chủ quán thành lãnh chúa, cuốn sổ bán hàng thành
“Kinh Thánh” hai ả gái điếm thành hai công nương. Lần thứ nhất ra đi, một
6


trận đấu nảy lửa giữa lão và bọn lái buôn, vì họ khơng nhận ra Đuy-xi-nê-a đuy
Tơ-bơ-xơ là đẹp nhất trần gian. Đơn Ki-hơ-tê bị một trận địn nhừ tử, may mà
được người quen đưa về làng. Sau đó lão lại ra đi với một nông dân béo lùn,
cục mịch được lão phong cho chức giám mã Xan-trô Pan-xa. Hai thầy trị
ngược xi, ngang dọc khắp đất nước Tây Ban Nha. Thầy thì mang theo bao
mộng tưởng hão huyền đến nực cười: đánh nhau với cối xay gió – lũ khổng lồ,
chiếc chậu thau của bác thợ cạo, tưởng là lũ sắt của Mam-bri-nô, một phu nhân
ngồi trong xe ngựa, tưởng là cơng chúa bị lão phù thủy bắt cóc, đàn cừu tưởng

đồn diễu hành… Trị lẽo đẽo theo thầy với mộng tưởng thực tế: sẽ được thầy,
khi đã công thành danh toại ban cho chức tước cai trị vài hịn đảo. Trong một
trận đánh lớn Đơn Ki-hơ-tê đã đánh tan một đám lễ tang, đạp què chân một sinh
viên, giám mã Đôn Ki-hô-tê bất ngờ bị hai người quen bắt nhốt cũi đưa về cho
gia đình; lợi dụng một lúc được tự do, lão lại lao vào đám rước cầu mưa để giải
thoát bức ảnh Đức mẹ Đồng trinh mà lão tưởng là một công chúa bị bọn phản
nghịch bắt cóc. Lão bị đánh tơi bời và người thân phải khiêng lên xe đưa bò
đưa về nhà phục thuốc!
-

Phần II: Đôn Ki-hô-tê lại lên đường. Lão gặp “Hiệp sĩ Gương soi”, hai

bên giao đấu. Đối thủ chẳng may ngã ngựa. Đơn Ki-hơ-tê chiến thắng. Hai thầy
trị đắc thắng nghênh ngang trên đường và gặp một xe chở đôi sư tử; Đôn Kihô-tê ra lệnh cho người hộ tông mở ngay cũi! Lạ thay, sư tử nằm im trong cũi,
ngó nhìn ra… Với chiến cơng này Đơn Ki-hơ-tê đổi danh hiệu thành “Hiệp sĩ
Sư tử”. Thầy trị Đơn Ki-hơ-tê gặp hai vợ chồng bá tước. Họ đón tiếp Đơn Kihơ-tê với kiểu cách hiệp sĩ và phong cho giám mã Xan-trô Pan-xa chức quan
Thông đốc đảo Ban-ta-ri-a. Màn bi hài kịch diễn ra. Một trận tấn công giả được
tổ chức. Thơng đốc đảo bị một trận địn nhừ tử. Cịn Đôn Ki-hô-tê bị trêu chọc,
giễu cợt đủ đường. Trận đánh giữa “Hiệp sĩ vầng trăng bạc” với “Hiệp sĩ Sư tử”
xảy ra, Đôn Ki-hô-tê đại bại, lão cam kết trở về nhà. Ốm đau, kiệt sức bây giờ
7


lão ta mới nhận ra cái hại của những cuốn truyện hiệp sĩ. Lão viết di chúc và
chết trong thầm lặng!
1.2. Khái niệm lưỡng diện
Khái niệm “lưỡng diện” hay lưỡng hóa (edoublement) là một thuật ngữ
dùng để nói biện pháp phân đôi trong một nhân vật thành hai con người, hai
tính cách nhưng cũng có lúc được sử dụng để xây dựng những cặp nhân vật
vừa có sự tương phản đối lập lại vừa có sự tương đồng, bổ sung lẫn nhau.

Lưỡng diện (lưỡng hoá) là một bút pháp nghệ thuật đặc sắc được Xécvan-tét sử dụng để làm nổi bật lên nhân vật trong tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê”. Ở
bút pháp lưỡng diện, các nhân vật sẽ được khắc họa trong sự đối lập, tương
phản với nhau về mặt tính cách, ngoại hình, nhận thức… nhưng đồng thời cũng
“nhại lại” nhau, bổ trợ lẫn nhau để từ đó làm nổi bật lên bản chất của mỗi nhân
vật. Và hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-trô Pan-xa là biểu tượng điển hình
của bút pháp lưỡng diện do Xéc-van-tét khai sinh, ở hai nhân vật này có sự đối
kháng với nhau về tính cách, ngoại diện cho đến nhận thức và cả hành động.
Tuy nhiên, dù được xây dựng với những hình ảnh đối lập những bản chất của
hai nhân vật này là cặp tính cách, ngoại diện bổ trợ lẫn nhau. Mỗi người là một
phần của người kia, họ bổ sung cho nhau để soi sáng, làm rõ những tính cách,
phẩm chất tốt xấu lẫn nhau. H. Heine viết: “Hai nhân vật mang tên Đôn Ki-hôtê và San-trô Pan-xa không ngừng nhại lại nhau nhưng đồng thời bổ trợ cho
nhau một cách kì lạ để gộp lại với nhau thành nhân vật chính của tiểu thuyết,
hai nhân vật này chứng tỏ linh cảm nghệ thuật và chiều sâu trí tuệ của nhà
văn”.
Hai nhân vật điển hình cho biện pháp lưỡng diện là Đôn Ki-hô-tê và
Xan-trô Pan-xa được Xéc-van-tét xây dựng luôn trong tư thế đối thoại xuyên
suốt cả tác phẩm, người đọc có thể nhận thấy rõ những nét tương phản trong cả
ngoại hình và tính cách, nhận thức, hành động cho đến kết quả của mỗi nhân
8


vật. Nhân vật này làm nền cho nhân vật kia, Đôn Ki-hô-tê làm nền cho sự thực
tế của Xan-trô Pan-xa, và Xan-trô Pan-xa làm nổi bật lên sự mơ mộng hão
huyền và khơng tưởng của Đơn Ki-hơ-tê. Tính lưỡng diện của cả hai nhân vật
này được Xéc-van-tét xây dựng trên hai bình diện: một người tỉnh táo, một kẻ
điên rồ, chính vì vậy mà những suy nghĩ, hành động của họ luôn đi ngược lại
với nhau và đồng thời sự đối lập này khiến cho người đọc phải bật cười.
Tuy vậy, người đọc vẫn nhận thấy sự tương đồng về mặt bản chất của hai
nhân vật. Cả hai ln chìm vào những ảo mộng của riêng mình, khi mà Đơn
Ki-hơ-tê ln ảo tưởng về những nguy hiểm ln rình rập xung quanh, những

con quái vật, những kẻ khổng lồ xấu xa lúc nào cũng nhan nhản và sẵn sàng tấn
công bất cứ lúc nào thì Xan-trơ Pan-xa lại ảo tưởng về một tương lai được hứa
hẹn, bác ta dốc sức vì tương lai mà bản thân khơng hề biết: thống đốc một hịn
đảo như lời hứa của ơng chủ. Cả hai cứ thế tuy đối lập nhau nhưng lại không
thể tách rời nhau, cứ thể vừa mâu thuẫn nhưng lại vừa thống nhất tạo nên cặp
nhân vật kinh điển trong nền văn học thế giới.

9


Chương 2.
Biện pháp lưỡng diện biểu hiện qua cặp nhân vật
Đơn Ki-hơ-tê và San-trơ Pan-xa
2.1. Ngoại diện và tính cách của cặp nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-trô
Pan-xa
Đặc điểm đầu tiên và rõ nét nhất về sự phân đơi tính chất người đọc có
thể nhận ra đó là sự khác biệt và tương phản về mặt ngoại hình, hình thức bên
ngồi của cả hai nhân vật.
Nếu Đơn Ki-hơ-tê ln xuất hiện với vẻ ngồi cao nhẳng và gầy thì Xantrơ Pan-xa lại đối lập, là một người béo có chiếc bụng phệ, mình ngắn, chân
chim, khi Đơn Ki-hơ-tê ln cưỡi trên lưng một con ngựa gầy tên Rocinante,
mặc giáp trụ và cầm một ngọn thương dài để làm vũ khí và để cho ra dáng một
hiệp sĩ hành hiệp trượng nghĩa, ln sẵn lịng giúp đỡ những kẻ gặp khó khăn
thì Xan-trơ Pan-xa lại cưỡi trên lưng con lừa xám chắc nịch, đeo bình rượu và
thêm cả tá thứ như thức ăn, đồ dùng sinh hoạt phòng trừ cho lúc đi đường.
Không chỉ thế, ở hai nhân vật ta thấy rõ sự tương phản về mặt thân phận, khi
Đôn Ki-hô-tê là một q tộc nghèo thì Xan-trơ Pan-xa lại xuất thân là một
người nông dân nghèo nên hắn luôn thực tế, hắn biết được cuộc sống này như
thế nào, hắn không mơ mộng mà chỉ luôn chăm chú và mặt hiện thực của sự
việc diễn ra.
Đồng thời, hai nhân vật có sự phân đơi tính cách vơ cùng rõ ràng, khi

Đơn Ki-hơ-tê là một kẻ có tính cách mơ mộng, anh chàng luôn mơ mộng về
những cảnh hành động giống như trong tiểu thuyết hiệp sĩ mà anh ta mê mẩn,
anh ta còn ảo tưởng về những con quái vật khơng có thực, những kẻ khổng lồ
xâm lăng lấy thế giới và anh ta thì ln đóng vai anh hùng và phải có trách
nhiệm cho việc tiêu những kẻ hung ác đó để trừ họa cho dân và cứu lấy những
10


hồn cảnh cần giúp đỡ. Và Đơn Ki-hơ-tê lên đường, quyết tâm trở thành một
hiệp sĩ với những chuyến phiêu lưu tới những vùng đất mới, anh ta ảo tưởng,
gàn dở khi kiên quyết đánh nhau với những cái cối xay gió vì cho đó là những
kẻ khổng lồ hung ác, anh ta bắt chước giống trong sách khi thấy một ngã tư và
vờ suy nghĩ nên đi hướng nào cho giống những chàng hiệp sĩ, anh ta còn tự
tưởng tượng cơ nàng hàng xóm là một nữ cơng tước xinh đẹp nhất thế gian và
bắt đám lái buôn mà anh ta gặp trên đường phải thừa nhận điều đó,… tất cả đều
chỉ là tưởng tượng và khiến nhân vật Đôn Ki-hô-tê trở nên buồn cười và gàn
dở. Nhưng qua đó người đọc thấy được bên trong nhân vật Đơn Ki-hô-tê là một
con người dám nghĩ dám làm, dám thực hiện lí tưởng của mình cho dù có nhiều
lần thất bại ê chề và bị ăn những trận đòn tả tơi nhưng với suy nghĩ lạc quan
đến lạ lùng anh ta ln nghĩ rằng đó là những điều mà các hiệp sĩ phải chịu khi
hành hiệp trượng nghĩa, anh ta trở thành biểu tượng cho người anh hùng bảo vệ
chính nghĩa, chống lại sự bất công của xã hội, chống lại tình trạng áp đặt, mất
tự do.
Nhân vật Đơn Ki-hơ-tê đề cao sự tự do và tinh thần sẵn sàng chiến đấu
cho “tự do cá nhân”, mang tính cách dám hy sinh cho lý tưởng cao đẹp của
chính mình. Ngược lại, nhân vật Xan-trô Pan-xa tuy là người cùng đồng hành
với Đơn Ki-hơ-tê nhưng lại mang nét tính cách vừa thực tế, vừa khôn ngoan
nhưng cũng rất chất phác đúng nghĩa người nông dân. Khi ông chủ của anh ta
là Đơn Ki-hơ-tê tấn cơng những chiếc cối xay gió vì cho nó là những kẻ khổng
lồ hung ác thì anh ta đã cố ngăn cản người chủ của mình khơng làm những việc

vơ ích. Đối với người giám mã Xan-trơ Pan-xa, chỉ cần được ăn uống no say thì
đã cảm thấy thỏa mãn, quên hết những cực nhọc trên đời, Xan-trơ Pan-xa cho
rằng chết đói là cái chết kinh khủng nhất nên Xan-trơ Pan-xa vẫn có thể thản
nhiên ăn uống mặc cho người chủ Đôn Ki-hô-tê thẫn thờ bỏ ăn sau những trận
chiến thất bại. Không chỉ thế Sancho Panza cịn là một kẻ tinh ranh, đơi khi bác
11


ta biết cách lợi dụng sự hoang tưởng của Đôn Ki-hơ-tê để kiếm chác, chính
Xan-trơ Pan-xa cũng đã tự nói về bản thân mình “thực tình tơi cũng vào loại
ranh ma, xỏ lá ba que”, bác ta thực tế và nhận ra những việc làm gàn dở, ảo
tưởng của ông chủ “Ơng chủ ngốc ngếch của tơi mà tơi biết chắc là một thằng
điên chứ chẳng phải là một hiệp sĩ nào hết” [II; Tr.14]. Nhưng cho dù vậy Xantrô Pan-xa vẫn luôn là một người đồng hành bên cạnh Đơn Ki-hơ-tê, bác ta
dành cho Đơn Ki-hơ-tê một tình cảm trung thành, sau cuộc phiêu lưu lần thứ
nhất thất bại và trở về, Đôn Ki-hô-tê đã tức giận muốn chọn một người giám
mã khác khi Xan-trơ Pan-xa địi được trả cơng, lúc đó Xan-trơ Pan-xa đã vội
vàng thề thốt “Một lần nữa, tôi xin theo hầu ngài, nguyện làm một giám mã
trung thành hơn cả các giám mã của các hiệp sĩ giang hồ thời xưa và thời nay”
[II;Tr.14].
Bằng bút pháp nghịch dị, Xéc-van-téc đã khắc họa được hình tượng
Đơn Ki–hô–tê và San-trô Pan–xa rất chân thực và phong phú về kiểu loại và có
ý nghĩa sâu sắc về chức năng, tiêu biểu cho đời sống vật chất - thân xác trong
văn hóa trào tiếu dân gian, phản ứng lại mọi chuẩn mực lễ nghi trong đời sống
văn hóa chính thống. Con người là trung tâm của sự giải phóng hình thể.
2.2. Hành động và kết quả hành động của cặp nhân vật Đôn Ki-hô-tê và
Xan-trô Pan-xa
Giữa hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-trô Pan-xa luôn đồng hành cùng
nhau trên những chặng đường của 3 chuyến phiêu lưu, song giữa họ luôn tồn
tại những hành động trái ngược nhau từ đó dẫn đến những kết cục cũng khác
nhau.

Khi Đơn Ki-hơ-tê ln có những hành động ảo tưởng, cố bắt chước
những người hiệp sĩ giang hồ trong các cuốn sách mà hắn từng đọc, khi hắn
thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió thì đã nghĩ đó là những tên khổng lồ cần
phải được quét sạch và thế là hắn lao vào đánh nhau, khua tay múa kiếm để tiêu
12


diệt kẻ thù rồi kết quả là bị những cánh quạt đập vào đến mức lăn ra bất tỉnh,
rồi khi đi đến gần cảng Lapice, hắn ta trông thấy hai thầy cùng với một phu
nhân bên cạnh là vài ba kị sĩ đi theo hầu ngay lập tức hắn ta tưởng tượng đó là
lũ phù thủy đã bắt cóc cơng chúa [I;Tr.8] và sứ mệnh của hắn là phải chiến đấu
với một trong những tên kị sĩ đến từ xứ Biscay để giải cứu cho công chúa, cuối
cùng hắn đã chiến thắng nhưng chỉ khi đã mất nửa tai trái và một phần cái mũ –
quả là một cái giá đắt cho chiến thắng lần này[I;Tr.9]. Trên đường đi khi nhìn
thấy hai đàn cừu, Đơn Ki-hơ-tê liền tưởng đó là hai đội quân rồi xông vào chiến
đấu cuối cùng lại bị những kẻ chăn cừu ném đá sứt đầu mẻ trán [I;Tr.18].
Những hành động của Đôn Ki-hô-tê ngày càng trở nên gàn dở khi hắn nhìn
thấy cái chậu đội trên đầu của một bác phó cạo hắn ảo tưởng đó là chiếc mũ
của tên khổng lồ Mambrino rồi xông vào cướp lấy nó [I;Tr.21]. Khơng chỉ thế
Đơn Ki-hơ-tê cịn tự sắc phong cho nàng Dulcinea là một nữ công tước xinh
đẹp dù thực chất nàng ta chỉ là một cô nơng dân xấu xí, hắn ta bắt chước các
hiệp sĩ trong sách, tự hành hạ mình để chứng minh tình yêu với nàng Dulcinea
rồi Xan-trô Pan-xa mang thư về cho nàng, để nàng biết hắn ta đã đau khổ như
thế nào vì tình yêu mà hắn dành cho nàng. Trong những tình huống gàn dở mà
Đơn Ki-hơ-tê bày ra, Xan-trơ Pan-xa luôn tỉnh táo và nhận ra sự thật cho mỗi
tình huống, bác ta ln là người khun ngăn trong vô vọng rồi cuối cùng lại là
người giúp đỡ và chăm sóc cho Đơn Ki-hơ-tê mỗi khi anh ta bị đánh bầm dập
vì những hành động điên rồ của mình.
Đi đơi với ngoại hình và tính cách của Đơn Ki-hơ–tê và Xan-trô Pan-xa,
nhà văn Xéc-van-téc tiếp tục xây dựng nên sự tương phản trong hành động của

mỗi nhân vật. Nếu ở Đôn Ki-hô-tê, chúng ta thấy được sự điên rồ, ngớ ngẩn
trong hành động của ơng, thì ở giám mã Xan-trô Pan-xa, người đọc nhận ra
được sự tầm thường, dung tục trong mỗi hành động của bác. Chính sự đối lập
trong hành động và kết quả của mỗi hành động ấy đã góp phần khắc họa nhân
13


vật một cách sinh dộng, hấp dẫn, đồng thời, góp phần truyền tải ý nghĩa mà tác
giả muốn gửi gắm vào nhân vật của mình.
2.3. Vận động “nghịch dị” và tác động tương hỗ của cặp nhân vật
M.Bakhtin gọi chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng là “chủ nghĩa hiện
thực nghịch dị” (grotesque realisme) [1;tr.312]. Theo Bakhtin, nghịch dị ở
nghĩa gốc qua những hình chạm khắc trên tấm hoa văn cổ tìm thấy ở La mã thế
kỷ XV thể hiện “một phong cách đùa nghịch phi thường, kết hợp quái dị và tự
do những hình ảnh thực vật, động vật và con người - chúng chuyển hóa lẫn vào
nhau, cứ như cái này làm nảy nở cái kia” [1;tr.324-325], “hình tượng nghịch
dị thâu tóm hiện tượng trong trạng thái biến chuyển của nó, khi biến hóa chưa
hồn tất...” [1;tr.316]. Hai đặc điểm nổi bật của hình tượng nghịch dị, theo
Bakhtin, là “thái độ đối với thời gian, với sự hình thành” và “tính lưỡng trị”
[1;tr.317]. Nghịch dị hiểu theo nghĩa đó thực chất là sự kết hợp một cách quái
dị những cái tưởng khó có thể kết hợp được trong một chỉnh thể động, chưa
hồn tất, các thành tố ln chuyển hóa vào nhau để biến thể thành những kết
hợp mớI, đồng thời vẫn để lộ các cực của nó. Nghịch dị là loại hình tư duy
nghệ thuật đặc trưng cho buổi giao thời, lúc cái mới và cái cũ còn đồng thời tồn
tại với nhau trong những kết hợp qi dị của chúng. Trong cơng trình về
Rabelais của mình, M.Bakhtin có liên hệ đến Đơn Ki-hơ-tê của Xéc-van-tét và
coi cặp nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-trô Pan-xa là một cặp nhân vật nghịch dị
[1;tr.314]. Chất nghịch dị của cặp nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-trô Pan-xa thể
hiện ở chất lưỡng tính, sự kết hợp kỳ quái các đối cực và vận động biến hóa,
hình thành khơng ngừng của nó trong một chỉnh thể gây cười. Nhìn từ góc độ

này, chúng ta có thể lý giải được vận động tính cách của cặp nhân vật Đôn Kihô-tê và Xan-trô Pan-xa.
Trước tiên đó vẫn là một sự hình thành, phát triển dọc theo chiều dài thời
gian của mạch cốt truyện. Ba nghìn dặm đường đi cùng nhau trên đất nước Tây
14


Ban Nha đã làm cho cả Đôn Ki-hô-tê lẫn Xan-trô Pan-xa cùng biến đổi. Mỗi
nhân vật với các cực ở bên trong đã tự có những vận động biến thái để khơng
trùng khít với chính mình. Đồng thời, hai nhân vật tác động lẫn nhau và cùng
chịu tác động của thực tế đời sống Tây Ban Nha trên mỗi bước đường phiêu
lưu.
Đôn Ki-hô-tê tiếp thu bài học thực tế đầu tiên của lão chủ quán và tìm
được cho mình bác giám mã Xan-trô Pan-xa - nhân vật bổ trợ tuyệt vời cho cái
nhìn thiếu thực tế của chàng hiệp sĩ. Trên đường đi, thực tại đời sống tấn công
vào thành lũy tưởng tượng của Đơn Ki-hơ-tê, bắt chàng phải nhìn thấy nó, thừa
nhận cảm giác thực về nó. Những lời khuyên và những câu tục ngữ, thành ngữ
của Xan-trô Pan-xa đã góp phần khơng nhỏ vào cuộc tấn cơng đó. Sau khi giải
cứu cho đồn tù khổ sai, Đơn Ki-hơ-tê thú nhận với Xan-trô Pan-xa: “Nếu ta
nghe lời anh chắc không đến nỗi cay đắng như thế này... anh đừng nghĩ rằng ta
ương ngạnh và không bao giờ chịu nghe lời khuyên can của anh, lần này ta sẽ
nghe anh và sẽ tránh đòn sấm sét của đội Santa Hermandas mà anh lo sợ”
[I;Tr.23]. Sau khi nghe Xan-trô Pan-xa kể về cuộc gặp gỡ với nàng Dulcinea
“hơi nặng mùi như đàn ông... đang sàng hơn một tạ lúa trong sân nhà” (Xantrô Pan-xa bịa ra cuộc gặp gỡ này dựa trên những hiểu biết của mình về
Aldonza Lorenzo), Đơn Ki-hơ-tê chỉ cịn có thể bấu víu vào “sự phù phép” để
gìn giữ thế giới tưởng tượng đang lung lay của mình và hỏi ý kiến Xan-trơ Panxa: “Theo ý anh, ta phải làm gì?” [I; Tr.31]. Đến đầu phần II của cuốn tiểu
thuyết, Đơn Ki-hơ-tê khơng cịn gọi qn trọ là lâu đài nữa và chịu nghe lý luận
“vững chắc” của Xan-trô Pan-xa để thay đổi quyết định đánh nhau với một
gánh hát [II;Tr.11]. Trong cuộc gặp gỡ với “nàng Dulcinea và hai cô hầu gái”
ở Toboso (do Xan-trô Pan-xa ứng tác để lừa chủ), Đôn Ki-hô-tê bắt đầu căng
mắt ra mà chỉ “nhìn thấy” đó là ba cơ thơn nữ cưỡi lừa. Cuối cùng, mặc dù đã

gắng gượng giải thích tất cả bằng “sự phù phép”, chàng hiệp sĩ vẫn không thể
15


rũ bỏ ấn tượng về “mùi tỏi sống” toát ra từ các cơ gái đó [II;Tr.10]. Tất cả
những điều trơng thấy, cảm thấy trong thực tế đã dẫn Đôn Ki-hô-tê tới giấc mơ
ở dưới hang Montesinos. Trong giấc mơ, Đôn Ki-hơ-tê được nghe hồn ma của
chính hiệp sĩ Montesinos kể chuyện ông ta nhận lời đem trái tim “phải nặng
tới một cân” của Durandarte về cho nàng Belerma và đã “bỏ một dúm muối
vào quả tim cho khỏi có mùi”. Cũng chính trong giấc mơ đó, Đơn Ki-hơ-tê
dường như nhận ra nàng Dulcinea trong số “ba cô gái quê vừa đi vừa nhảy
nhót như những con dê trên cánh đồng xanh tốt”, rồi được nghe một trong hai
cô gái cùng đi với Dulcinea thay mặt cho nàng hỏi vay sáu đồng real và “cầm
đợ cái váy mới bằng sợi bông” [II;Tr.23]. Thực tại ùa cả vào giấc mơ “nhìn tận
mắt, sờ tận tay” của nhân vật. Thực tế cuộc sống nhàn rỗi, bị lăng nhục và mất
tự do trong tòa lâu đài công tước làm Đôn Ki-hô-tê phải thốt lên câu nói nổi
tiếng sau khi rời khỏi nơi đó: “Tự do, Xan-trơ ạ, là một trong những món q
tặng q giá nhất mà trời ban cho con người: khơng có kho báu nào dù là ở
trong lòng đất hay dưới đáy biển có thể sánh được với nó. Vì tự do, cũng như
vì danh dự, người ta có thể hy sinh cả tính mạng, và sự mất tự do là điều bất
hạnh lớn nhất trong tất cả những điều bất hạnh có thể xảy ra với con người”
[II;Tr.58]. Đó khơng chỉ đơn thuần là lời trích dẫn từ trang sách ngụ ngơn Ezop
nữa, mà cịn là chân lý đã được trải nghiệm qua thực tế mất tự do của chàng
hiệp sĩ. Hơn thế, ở cuối tác phẩm, Đơn Ki-hơ-tê cịn có thể kết hợp được kiến
thức bác học với trí tuệ dân gian. Đôn Ki-hô-tê thường chê Xan-trô Pan-xa làm
hỏng ngôn ngữ và là “cái bị chứa đầy tục ngữ”, vậy mà có lúc lại phải nhờ
Xan-trơ Pan-xa tìm cho một câu tục ngữ thích hợp để thể hiện ý tưởng, có lúc
lại cịn tự hào với Xan-trơ Pan-xa: “Ta dùng tục ngữ khơng kém gì ngươi”.
Sancho Panza cũng nhận thấy điều đó: “Ngài mắng tơi hay dùng tục ngữ mà
ngài cứ tn ra từng cặp” [II;Tr.67]. Sách vở, trí tuệ nhân dân và thực tế cuộc


16


đời gặp nhau ở đó. Lý tưởng được thực tế hóa, hay nói cách khác, Đơn Ki-hơ-tê
đã được “Xan-trơ Pan-xa hóa”.
Cũng trên đường đi, Xan-trơ Pan-xa mặc dù nhận thấy đầu óc ơng chủ
của mình “quay cuồng như cối xay” [I;Tr.8], nhưng “cuối cùng cũng tin”
những lời nói “có sức thuyết phục” của Đơn Ki-hơ-tê [I;Tr.18]. Xan-trơ Pan-xa
gắn bó với ông chủ của mình một cách kỳ lạ. Xan-trô Pan-xa tuyên bố khi nghĩ
đến chuyện phiêu lưu làm giàu: “Tôi dễ dàng vượt qua mọi khó khăn cùng ơng
chủ ngốc nghếch của tôi mà tôi biết chắc là một kẻ điên chứ chẳng phải hiệp sĩ
gì hết”, nhưng cũng nhận định về Đơn Ki-hơ-tê: “Ơng khơng biết làm hại ai,
chỉ làm tốt cho mọi người... Tôi yêu, tôi quý ông cũng chỉ vì cái nết hiền lành
đó” [II; Tr.13]. Dần dần Xan-trô Pan-xa đi tới chỗ đánh giá Đôn Ki-hô-tê
“không rồ dại mà quật cường” [II;17] và phân biệt Đôn Ki-hơ-tê với “cả lị
hiệp sĩ giang hồ ngu ngốc thời xưa”: “Về những hiệp sĩ giang hồ thời nay, tôi
không có ý kiến; tơi kính trọng họ vì ngài nằm trong số đó, và tơi cũng hiểu
rằng trí tuệ của ngài hơn hẳn con quỉ ở một điểm mỗi khi ngài phát biểu hay
suy nghĩ” [II;Tr.28]. Trí tuệ của Đơn Ki-hơ-tê làm sống dậy “trí tưởng tượng
khơ cằn” của Xan-trơ Pan-xa. Khi kể về sự kiện đưa thư cho nàng Dulcinea
khơng có thật cho chủ nghe, Xan-trơ Pan-xa mới chỉ bịa ra trên hiểu biết thực
tế. Đầu phần II của cuốn tiểu thuyết, trong cuộc gặp gỡ với ba cô thơn nữ cưỡi
lừa ở làng Toboso, Xan-trơ Pan-xa thậm chí đã có thể tưởng tượng và miêu tả
cho Đơn Ki-hơ-tê thấy nàng Dulcinea là một trong ba cô thôn nữ ấy bằng ngôn
ngữ của tiểu thuyết hiệp sĩ: “Bà và hai cô thị nữ đeo đầy ngọc ngà châu báu,
mặc toàn những hàng gấm nhiễu thượng hảo hạng, rực cả một góc trời. Tóc họ
xõa xuống vai giống như những tia mặt trời lung linh trước gió...”[II;Tr.10].
Khơng có khả năng tráo đổi hoàn toàn thực tại bằng tưởng tượng như Đơn Kihơ-tê, bác giám mã nơng dân Xan-trơ Pan-xa tìm cách kết nối đồng thời hai
bình diện này một cách độc đáo: “Lũ pháp sư xấu xa và độc bụng kia!.. Biến

17


đôi mắt ngọc của bà chủ ta thành những mấu cây sồi điển điển, biến mớ tóc
vàng của bà thành những sợi lơng đi bị đỏ hoe, biến những đường nét tuyệt
đẹp thành xấu xí, như vậy chưa đủ sao? Nỡ nào lũ bay xúc phạm tới cả hương
thơm trên người bà! Ít ra, khi ngửi mùi thơm đó, người ta có thể đốn được
con người thật nấp dưới cái vỏ xấu xí bên ngồi. Riêng ta thấy bà chẳng những
khơng xấu xí mà rất đẹp là đằng khác; đã vậy ở mép bên phải của bà có nốt
ruồi với bảy tám sợi lông vàng nom hệt như những sợi tơ vàng, dài tới hơn một
gang tay, khiến bà đã đẹp lại càng xinh” [II;Tr.10].
Chịu ảnh hưởng của tinh thần nhân văn chủ nghĩa trong những lời nói
của Đơn Ki-hơ-tê lúc tỉnh táo, Xan-trơ Pan-xa khơng chỉ phát triển trí tưởng
tượng, mà cịn mở rộng vốn ngơn từ trừu tượng, và còn dần dần nhận thức thực
tại được sâu hơn, vứt bỏ được phần nào những suy tính cá nhân vị kỷ, bộc lộ
những suy nghĩ vì mọi người. Đầu phần II của cuốn tiểu thuyết, Xan-trơ Pan-xa
đã có thể nói với vợ những lời thơng thái đến mức tác giả, với tư cách là người
dịch cuốn sách của hiền sĩ Hamete, cho rằng chương sách đó là giả bởi nó
“vượt quá sức của bác” giám mã [II;Tr.5]. Trước khi Xan-trơ Pan-xa đi nhậm
chức ở “hịn đảo” Barataria, Đơn Ki-hơ-tê khun nhủ Xan-trơ Pan-xa rất
nhiều điều về sự bình đẳng giữa người với người, về lẽ cơng bằng, lịng nhân
ái: “Đức hạnh phải do tu dưỡng mới có... tự nó có giá trị cao hơn dịng máu”;
“Đừng để tình cảm riêng xen vào công việc tố tụng của người khác kẻo mất
sáng suốt”; “Làm việc... khơng phải vì sức nặng của q cáp mà vì sức nặng
của lịng bác ái” [II;Tr.42-43]. Mặc dù tuyên bố là “chẳng nhớ câu nào” trong
số những lời dạy bảo của Đôn Ki-hô-tê, nhưng khi vừa đến nhận chức, Xan-trô
Pan-xa từ chối giới từ “don” q tộc mà người ta gán cho: “Tơi khơng có
“don” gì hết và cả họ nhà tơi cũng khơng hề có bao giờ... tất cả đều là Panza
khong cần thêm “don” hay “dona” gì cả” [II;Tr.45]. Trong thời gian làm thống
đốc Xan-trô Pan-xa đã cố gắng để “mang lại ánh sáng cho tất cả mọi người”,

18


xét xử mọi việc hết sức công bằng. Và con người vốn “chẳng có của cải tài
sản nào khác ngồi những câu tục ngữ” dùng không đúng chỗ [II;Tr.43] với
những câu nói quẩn quanh giờ đây lại biện luận thơng thái và bác học đến nỗi
giám sát viên của công tước phải thốt lên: “Một người thất học như ngàI, một
chữ bẻ đôi cũng không biết, thốt ra những lời hay ho như vậy... không thể ngờ
ngài tài giỏi đến thế” [II;Tr.49]. Vốn luôn mơ tưởng về chức thống đốc và
dường như chỉ nghĩ đến danh lợi, vậy mà khi rời khỏi ghế thống đốc Xan-trơ
Pan-xa đã có khả năng tuyên bố: “Các ngài hãy tránh ra để tôi được trở về với
tự do trước kia của tôi... Tôi sinh ra không phải để làm thống đốc... Tôi quen
với công việc cày cuốc, tỉa xén cành nho hơn... Tay tôi cầm liềm hợp hơn cầm
quyền trượng thống đốc... Tôi tới đây nhậm chức với hai bàn tay trắng và ra đi
cũng với hai bàn tay trắng, khác hẳn những thống đốc các đảo khác thường
làm...” [II;Tr.53]. Cái tếu táo dân gian tự phát của Sancho Panza ở đầu tác
phẩm đến đoạn cuối đã trở thành tinh thần lạc quan được ý thức rõ ràng. Bác đã
có thể an ủi chàng hiệp sĩ: “Kẻ bại trận hôm nay là người chiến thắng ngày
mai” [II;Tr.74]. Cái nhìn thực tế của Xan-trơ Pan-xa được nâng lên tầm lý
tưởng trong q trình “Đơn Ki-hơ-tê hóa”. Chính điều này là cơ sở để nhà văn,
nhà nghiên cứu M.Unamuno tuyên bố: “Chính Sancho cần phải khẳng định
vĩnh viễn chủ nghĩa Don Quixote trên trái đất của chúng ta. Hỡi Hiệp sĩ cao
quý, khi Sancho trung thành của chàng thắng yên cho Rocinante của chàng,
khi bác ta đeo khiên và giương cao ngọn giáo của chàng, khi ấy chàng hồi sinh
trong bác ta và khi ấy ước mơ của chàng sẽ thành hiện thực” [2, tr. 62-63].
Vấn đề tất nhiên không phải ở sự đột biến của nhân vật, trong Xan-trô
Pan-xa vốn tiềm ẩn khả năng tưởng tượng, khát vọng đem lại no ấm cho mọi
người, cũng như trong Đơn Ki-hơ-tê tiềm ẩn khả năng nhìn nhận thực tế và khả
năng kết hợp tri thức bác học với trí tuệ nhân dân. Tác động qua lại giữa hai
nhân vật làm cho những khả năng ấy được thực hiện và phát huy cao độ.

19


Tuy vậy, q trình hình thành, phát triển tính cách của cặp nhân vật Đôn
Ki-hô-tê và Xan-trô Pan-xa là một q trình khơng hồn tất, thể hiện tính lưỡng
trị của những hình tượng nghịch dị.
Cho đến cuối tác phẩm, Xan-trơ Pan-xa vẫn khơng thốt khỏi những toan
tính vật chất vị kỷ khi chịu nhận đòn ăn tiền để giải phù phép cho Dulcinea
[II;Tr.71], cũng như Đôn Ki-hô-tê cho đến ngay trước khi ốm chết vẫn điên rồ
định đi chăn cừu [II;Tr.73]. Tất nhiên, ảnh hưởng của “cái cũ” nằm trong ý
thức nhân vật khơng cịn đậm đặc như ở đầu tác phẩm. Song vận động ý thức
của cặp nhân vật Đơn Ki-hơ-tê và Xan-trơ Pan-xa khơng hồn tồn theo một
đường thẳng liên tục, trong q trình vận động ln có thể có những biến thái
bất ngờ. Độ chênh dù sao vẫn có, và độ chênh đó, một mặt, duy trì tiếng cười
của độc giả cho đến cuối tác phẩm; mặt khác, thể hiện những kết hợp bất ngờ
của “bản tính tự nhiên” trong bối cảnh lịch sử chung của buổi giao thời - thời
đại Phục hưng.
Tiểu kết chương 2
Mang trong mình tính chất lưỡng diện và nghịch dị, Đơn Ki-hơ-tê và
Xan-trô Pan-xa là cặp nhân vật vừa tương phản vừa bổ trợ cho nhau. Trên suốt
ba nghìn dặm đường phiêu lưu trên đất nước Tây Ban Nha, chàng hiệp sĩ và
giám mã của mình đã cùng nhận thức cuộc sống và ảnh hưởng lẫn nhau để điều
chỉnh những mâu thuẫn bên trong mình. Dù chưa hồn tất, nhưng đó là cả một
quá trình ý thức và tự ý thức lớn lao. Q trình “thực tế hóa lý tưởng” của Đơn
Ki-hơ-tê và quá trình “nâng thực tế lên tầm cao lý tưởng” của Xan-trô Pan-xa
trong cuốn tiểu thuyết khẳng định giải pháp cho vấn đề lý tưởng và thực tế của
Xéc-van-tét như sự tổng hịa lý tưởng nhân văn với trí tuệ dân gian thực tế
mang tính nhân dân sâu sắc.

20



Chương 3
Biện pháp lưỡng diện biểu hiện qua cách xây dựng mỗi nhân vật trong
Đơn Ki-hơ-tê
3.1. Tính lưỡng diện ở nhân vật Đơn Ki-hơ-tê

Đơn Ki-hơ-tê là nhân vật chính trong tác phẩm vừa nói đã từ trong
lịng sách bước ra cuộc đời, đi vào lòng người nhiều thế hệ, trên ba trăm năm
nay. Thật vậy, từ bấy đến nay, đã có bao thế hệ u thích tác phẩm ấy, đặc
biệt là nhân vật ấy, một nhân vật vừa đáng cười chê, lại vừa đáng thương
yêu, khâm phục.
3.1.1 Trạng thái “điên” và “tỉnh” của Đôn Ki-hô-tê
Xét trên bề mặt, câu chuyện về Đôn Ki-hô-tê về giấc mơ làm hiệp sĩ hết
sức điên rồ, ngớ ngẩn, buồn cười, bất thường,… Đáng cười chê bởi vì Đơn

Ki-hơ-tê đúng là một con người thiếu bình thường. Bình thường làm sao
được khi nhà quý tộc trứ danh xứ Man-tra này mê đọc sách kiếm hiệp đến
mức cuồng dại. Ông đọc mải miết từ tối đến sáng, từ sáng đến tối, đọc đến
mức do ngủ ít đọc nhiều nên đầu óc ơng teo đi, mất cả trí khơn. Đã vậy, nhà
q tộc cịn bán cả một phần ruộng đang cày cấy để mua sách kiếm hiệp về
chất đống trong nhà. Bao nhiêu điều trong sách đều ăn sâu vào đầu óc ơng.
Có thể nói Đơn Ki-hơ-tê mê sách kiếm hiệp đến mức cuồng tín, khơng cịn
biết phải trái, thực hư.
Trạng thái “điên” của Đôn Ki – hơ - tê cịn thể hiện rất rõ qua những
chuyện điên rồ ơng gặp phải trên hành trình làm hiệp sĩ của mình. Như trong
lần ra đi thứ nhất, Đơn Ki – hô - tê bắt những người lái buôn mình gặp phải
khen nàng Đuy–xi–nê-a là người đẹp nhất trần gian. Thế nhưng, những tay lái
bn đó lại chưa từng nhìn thấy nàng ấy nên họ nhất định khơng chịu thừa
21



nhận, khiến Đôn Ki–hô-tê tức điên và quyết đấu với họ bằng được. Cuối cùng,
sự điên rồ đó khiến cho hiệp sĩ của chúng ta bị đánh cho một trận nhừ tử.
Tưởng rằng qua trận địn đó, Đơn Ki–hơ–tê sẽ “tỉnh” ra, nhưng không,
sau khi khỏi ốm, lão lại quyết tâm lên đường. Trong hành trình lần này, đồng
hành cùng chàng hiệp sĩ ấy là bác nông dân cục mịch San-trô Pan–xa. Và từ
đây bắt đầu những "chiến công" hào hùng của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê. Trên cánh
đồng vùng Montiel chàng giao chiến với những cối xay gió mà trong mắt chàng
đó là bọn người khổng lồ xấu xa. Gặp đám kỵ binh hộ tống một chiếc xe chở
một phu nhân chàng nghĩ ngay đến một nàng công chúa bị bắt cóc đang cần
chàng giải cứu. Gặp một đàn cừu, chàng cho rằng đây là đoàn hùng binh của
vị hoàng đế oai quyền nhất thiên hạ, lập tức chàng kêu Sancho Panza dừng lại
tiễn đoàn hùng binh của vị hoàng đế oai quyền nhất thiên hạ. Chàng tiếp tục ra
đi và chợt gặp một đám tang nhà quý tộc thuộc dòng họ Segovia. Nghĩ ngay tới
việc một hiệp sĩ bị tử thương và chàng phải có bổn phận thay mặt đám hiệp sĩ
trả thù cho bạn, chàng đi theo tiễn đám một đoạn mới đi tiếp.
Sự điên rồ ấy lại tiếp tục với việc chàng đánh một anh thợ cạo đội chiếc
chậu thau bằng đồng mà chàng tưởng là chiếc mũ bằng vàng của Mambrino.
Sau "chiến thắng" này, chàng nghỉ chân tại một quán trọ và trong giấc ngủ đầy
mộng mị, chàng mơ thấy mình tham gia một trận chiến vinh quang nhất đời
hiệp sĩ của chàng, với chiếc mũ đỏ trên đầu, tay trái quấn chăn làm mộc đỡ, tay
phải cầm kiếm đâm chém lia lịa vào những tấm thân phì nộn của bọn khổng lồ
làm máu của chúng tn chảy ngập phịng. Thật ra, trong cơn mê sảng chàng đã
đâm thủng hàng chục túi rượu nho bằng da dê ở quanh phịng.
Qua những câu chuyện dở khóc, dở cười ấy, người đọc thấy được trạng
thái “điên”, ngớ ngẩn, nực cười của nhà quý tộc xứ Man–tra. Nhà quý tộc ấy
say mê những truyện này đến độ cuồng si, bao nhiêu tiền cũng bỏ ra mua
truyện hết. Đầu óc chàng ta lúc nào cũng đầy những ý tưởng về sự mê hoặc,
22



đánh nhau, thách đấu, thương vong, ốn trách, tình tứ, dằn vặt, những người
khổng lồ, những lâu đài tráng lệ, những thiếu nữ bị bắt cóc và các cuộc giải cứu
người đẹp hào hùng. Mọi sự tầm thường trong con mắt và suy nghĩ của chàng
lại trở nên hoành tráng, mỗi chủ quán là một vị đại thần, mỗi người cưỡi la là
một chàng hiệp sĩ, cô gái nông thôn thành công nương, quán trọ là lâu đài tráng
lệ...

Từ suy nghĩ đến hành động, ông đều bị nội dung sách kiếm hiệp chi
phối. Bởi vậy, ơng mới tự thấy mình là một nhà quý tộc tuổi đã ngũ tuần, ốm
yếu, gầy gị là một trang hiệp sĩ dũng mãnh có thể chiến thắng tất cả mọi
hiệp sĩ ở trên đồi và con ngựa khốn khổ của chàng là con tuấn mã Rô Ximan-tê. Trong quãng đời làm hiệp sĩ của mình, nhà quý tộc đã lắm phen bị
điêu đứng vì những ảo tưởng do tự mình tạo ra như thế.
Đằng sau vẻ ngớ ngẩn, nực cười ấy thì tận sâu bên trong, Đôn Ki- hô- tê
lại rất tỉnh ở khát vọng, mục đích lí tưởng cao cả, muốn thực hiện những điều
cơng lí chính nghĩa, trừng phạt kẻ độc ác, xóa bỏ việc bất cơng. Ơng đã mong

ước trở thành một chàng hiệp sĩ giang hồ, một thương, một ngựa chu du
thiên hạ, thực hiện chính nghĩa, bênh vực kẻ hèn yếu, tiêu diệt bất công, đạp
bằng mọi gian nguy trên đời, để lại tiếng thơm truyền lưu hậu thế. Dẫu sao,
lí tưởng đó vẫn là điều tốt đẹp nhất từ xưa đến nay. Lí tưởng ấy vượt xa mọi
thứ lí tưởng vị kỉ tầm thường.
Đâu phải chỉ là mong ước, Đơn Ki-hơ-tê cịn hành động. Chàng coi
việc cứu khốn phò nguy ấy là lẽ sống của cuộc đời chàng. Chàng quyết tâm
rời bỏ cuộc sống bình yên, chỉ đọc sách và hưởng thụ ích kỉ. Chàng đã đánh
bóng lại những vũ khí đã han rỉ, sửa chữa lại cái mũ. Đi thăm con ngựa cà
khổ, chàng đặt tên mới cho nó là Rơ Xi-man-tê. Chàng cũng khơng qn đặt
biệt hiệu cho mình.. Để rồi chàng đã mặc áo giáp, cắp giáo lên ngựa dấn
23



thân vào con đường hành hiệp mà chàng đã biết trước là đầy thử thách, gian
nguy, có thể phải hi sinh cả tính mạng mình. Hành động ấy của Đơn Ki-hô-tê
dẫu là do ảo tưởng, nhưng cũng đẹp đẽ biết mấy.
Nghĩ là làm, Đôn Ki-hô-tê đã xông vào quyết tâm đánh chết những tên
khổng lồ hung tợn, xấu xa, để giải phóng cho mọi người khỏi mối đe dọa
khủng khiếp, chàng đã đánh nhau với cối xay gió. Đoạn trích Đánh nhau với
cối xay gió kể về một trong những trận giao chiến của Đôn Ki-hô-tê. Nội
dung xoay quanh mấy sự việc chính: Sự xuất hiện của cối xay gió. Đơn Kihơ-tê đánh nhau với cối xay gió.
Có thể chúng ta phì cười trước hành động của nhà quý tộc xứ Man-tra
này, nhưng chúng ta không khỏi khâm phục trước quyết tâm trừ gian khử ác
của chàng, dù là biết những tên khổng lồ này xảo quyệt và mạnh mẽ hơn
mình bội lần. Mặc cho Xan-trơ hết lời giải thích, Đôn Ki-hô-tê vẫn khăng
khăng không chấp nhận sự thật. Đôn Ki-hô-tê muốn ra tay tiêu trừ “khổng lồ
xấu xa” ấy. Mục đích của lão rất tốt, ta hãy nghe chàng cao giọng phê phán
bác giám mã Xan-trô: “Xem ra anh chẳng thành thạo gì về những chuyện
phiêu lưu... Đấy là những tên khơng lồ, và nếu anh sợ thì hãy tránh xa ra mà
cầu kinh trong lúc ta sẽ đương đầu với chúng trong cuộc giao tranh điên
cuồng và không cân sức”. Đó là hành động của một con người dám hi sinh
vi lí tưởng, sẵn sàng chấp nhận một cuộc đấu tranh khơng cân sức, chỉ vì
muốn thực hiện lí tưởng cao đẹp của mình.
Ở chương khác, khi thấy một thiếu phụ ngồi trong xe, Đơn Ki-hơ-tê
tin rằng đó là một nàng công chúa, một người lương thiện bị bọn cướp giam
cầm ức hiếp bức hại. Thế là chàng hiệp sĩ xông vào sống mái với hai thầy tu,
chẳng cần đếm xỉa đến hậu quả tai hại sẽ đến với bản thân mình.

24



u chính nghĩa, khao khát cơng lí, sẵn sàng trừ gian diệt ác, đó chính
là đặc điểm của tính cách nhân vật Đơn Ki-hơ-tê. Chính vì say mê lí tưởng,
chàng hiệp sĩ đã kiên trì. Khơng một phút nào chàng nao lòng, chán nản, cho
dù bao lần phải ngã quỵ vì thương tích. Dù bị thương, chàng khơng hề than
vãn nửa lời, chỉ cắn răng cam chịu đau đớn vì: “Đã là người hiệp sĩ thì có bị
thương cũng khơng rên rỉ dù là xổ cả ruột ra ngoài.
Nhân vật Đơn Ki-hơ-tê tuy có nhiều điều đáng trách, nhưng cũng có
lắm chỗ đáng u. Trong tính cách ủa nhân vật Đơn Ki-hơ-tê tuy có một số
điều tốt đẹp như căm ghét áp bức bất công, sẵn sàng xả thân, mong muốn lập
lại trật tự xã hội, đem lại cơng lí cho người nghèo.... Nhưng điều tốt đẹp đó
cịn xuất phát từ động cơ là vì tình nương Đuyn-xi-nê-a. Gạt bỏ đi những
tưởng tượng vớ vẩn, xa rời thực tế, nhược điểm thời đại, giai cấp đã sản sinh
ra, thì Đơn Ki-hô-tê đã phản ánh ước mơ của con người thời đại Phục hưng
ở Tây Ban Nha thời ấy. Chàng hiệp sĩ xứ Man-tra này đeo đuổi một lí tưởng
cơng bằng và bác ái cao cả, đẹp đẽ, nhưng đã nhầm lẫn kẻ thù và dùng cách
thức chiến đấu đã lỗi thời nên chuốc lấy thất bại. Chàng đã vận dụng lí
thuyết của những hiệp sĩ chân chính thời Trung cổ vào thời đại Phục hưng,
thực ra cũng đáng trân trọng. Chỉ đáng tiếc là cách thức vận dụng vào thực tế
thiếu tỉnh táo nên không hiệu quả, phù hợp.
Hai trạng thái “điên” và “tỉnh” song hành tồn tại trong con người Đôn
Ki – hô - tê. Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết dài 1000 trang tạo nên một diện mạo
rất đặc trưng, khơng thể hồ lẫn được ở nhân vật này. Chính trạng thái song
hành đó đem lại tính chất lưỡng diện (lưỡng hoá) ở anh chàng trong tác phẩm
của Xéc-van-tec. Điều đặc biệt là người đọc nhận thấy nếu mất đi 1 trong 2 đặc
tính, trạng thái “điên” và “tỉnh” ở Đôn Ki – hô - tê sẽ khiến cho chân dung
nhân vật cũng như cuốn tiểu thuyết kém đi sức hấp dẫn. Và do vậy, cách thức
25



×