Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Bài giảng Kỹ năng tìm việc làm - ThS. Nguyễn Kim Vui (Bậc cao đẳng chương trình Đại trà, Chất lượng cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 67 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
VIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KỸ NĂNG MỀM

KỸ NĂNG TÌM VIỆC LÀM
(Bậc cao đẳng chương trình Đại trà, Chất lượng cao)

Chủ biên: ThS. Nguyễn Kim Vui
Thành viên biên soạn:
ThS. Trần Hữu Trần Huy
ThS. Lê Thị Thúy Hà
ThS. Nguyễn Võ Huệ Anh
ThS. Trần Thị Thảo

TP. HCM – NĂM 2021


Kỹ năng Tìm việc làm

MỤC LỤC
Trang
Chương 1: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÌM VIỆC ......................................................................3
ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN ..............................................................................................5
THIẾT LẬP MỤC TIÊU...............................................................................................7
1.3
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN THƠNG TIN TÌM VIỆC .........................8
1.4. QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÌM VIỆC ................................................10
Chương 2: CHUẨN BỊ HỒ SƠ TÌM VIỆC ..............................................................................12
TỔNG QUAN VỀ HỒ SƠ TÌM VIỆC ....................................................................12
2.1.1. Khái niệm hồ sơ tìm việc: .......................................................................................12


2.1.2. Nhà tuyển dụng mong đợi gì từ hồ sơ tìm việc .......................................................13
2.1.3. Các loại giấy tờ cần có cho bộ hồ sơ tìm việc .........................................................14
2.1.4. Sắp xếp hồ sơ tìm việc ............................................................................................14
2.1.5. Cách gửi hồ sơ tìm việc ...........................................................................................15
2.1.6. Những lỗi cơ bản khi chuẩn bị hồ sơ tìm việc ........................................................17
KỸ NĂNG VIẾT THƠNG TIN ỨNG VIÊN (CURRICULUM VITAE - CV) ...17
2.2.1. Khái niệm ................................................................................................................17
2.2.2. Các kiểu Sơ yếu lý lịch............................................................................................18
2.2.3. Các nội dung cơ bản của một sơ yếu lý lịch............................................................19
2.2.4. Cách thức viết sơ yếu lý lịch gây ảnh hưởng và thu hút .........................................23
2.2.5. Những lỗi cơ bản khi viết CV .................................................................................25
KỸ NĂNG VIẾT THƯ ỨNG TUYỂN (COVER LETTER) .................................25
2.3.1. Các nội dung cơ bản của một Thư ứng tuyển .........................................................25
2.3.2. Những lỗi cơ bản khi viết thư ứng tuyển ................................................................26
2.3.3. Nghệ thuật viết thư ứng tuyển .................................................................................26
Chương 3: KỸ NĂNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN .......................................................................29
3.1. CÁC DẠNG BÀI KIỂM TRA TRONG TUYỂN DỤNG ......................................29
3.2. CÔNG VIỆC CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC PHỎNG VẤN ......................................31
3.2.1. Chuẩn bị trang phục phỏng vấn...............................................................................31
3.2.2. Các thông tin cần chuẩn bị ......................................................................................34
3.2.3. Chuẩn bị sức khỏe và tâm lý ...................................................................................34
3.2.4. Những chuẩn bị khác...............................................................................................35
3.3. KỸ NĂNG TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG PHỎNG VẤN .....................................37
3.3.1. Các hình thức phỏng vấn .........................................................................................37
3.3.2. Các vòng phỏng vấn ................................................................................................38
3.3.3. Các loại câu hỏi trong phỏng vấn tuyển dụng .........................................................40
3.3.4. Kỹ năng trả lời các câu hỏi phỏng vấn ....................................................................41
3.3.5. Kỹ năng đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng ................................................................44
3.4. NHỮNG LƯU Ý SAU PHỎNG VẤN ......................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................48

PHỤ LỤC ...................................................................................................................................51

1


Kỹ năng Tìm việc làm

LỜI NĨI ĐẦU
Các bạn sinh viên thân mến!
Trong những năm gần đây, thực trạng vấn đề tuyển dụng tại đa số các doanh nghiệp cho thấy hầu
hết các sinh viên khi mới ra trường có tỉ lệ thành công khi xin việc là rất thấp. Bên cạnh vấn đề về
kiến thức chuyên ngành còn một số hạn chế nhất định, lý do quan trọng phải kể đến đó chính là việc
thiếu các kỹ năng mềm cần thiết để hịa nhập và thành cơng trong cơng việc của các bạn.
Với nền khoa học và công nghệ 4.0 hiện nay “Cả thế giới phải đối mặt với thách thức lớn là việc
làm cho thanh niên và thách thức này ngày càng lớn do số thanh niên cần việc ngày càng tăng”.
Thông thường, khi sắp tốt nghiệp, các bạn sinh viên sẽ có rất nhiều cảm xúc khác nhau: bên cạnh
sự nhiệt huyết, tự tin và những lo lắng về tương lai phải rời xa môi trường học tập vốn dĩ bình yên
và đối mặt với thế giới việc làm thực sự. Chính vì vậy, tập bài giảng này ra đời nhằm phục vụ đối
tượng độc giả là đông đảo các bạn sinh viên, các bạn trẻ, …. và bất cứ ai đang cần đến kỹ năng tìm
việc để có thể tìm cho mình một cơng việc phù hợp.
Bài giảng Kỹ năng tìm việc sẽ giúp sinh viên khái qt được tiến trình tìm kiếm được một cơng
việc mong đợi, phù hợp với năng lực và tính cách của bản thân thơng qua việc phân tích được điểm
mạnh và hạn chế của bản thân từ các bài trắc nghiệm IQ, EQ, MBTI, v.v…. Sau khi hình dung được
quá trình tìm kiếm việc làm, biết được những điểm mạnh, hạn chế và cân nhắc giữa “đam mê” và
“thực tế” của bản thân, sinh viên sẽ xây dựng được bảng kế hoạch nghề nghiệp cho riêng mình, làm
chủ thời gian, nắm bắt các cơ hội việc làm. Đồng thời, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức và
kỹ năng chuẩn bị hồ sơ tuyển dụng hoàn hảo, tạo được sự thu hút với nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, tập bài giảng này còn cung cấp một số cách thức giúp các bạn sinh viên xây dựng được
hình ảnh một ứng viên chuyên nghiệp, phong cách tự tin nhằm tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp. Kết
hợp với môn học Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng tìm việc trang bị kiến thức, kinh nghiệm giao tiếp và

thương lượng với nhà tuyển dụng một cách cụ thể và hiệu quả.
Nội dung chính của tập bài giảng Kỹ năng tìm việc gồm 3 chương, mỗi chương được trình bày
theo kết cấu: A. Mục tiêu chương – B. Nội dung – xen lẫn trong phần nội dung là các tình huống
tham khảo, các bài tập thực hành – C. các câu hỏi ôn tập. Với kết cấu như vậy, chúng tôi hy vọng
sẽ giúp các bạn sinh viên có sự định hướng rõ ràng ngay khi bắt đầu việc đọc một chương cụ thể.
Thông qua 3 chương của tài liệu này, chúng tôi cung cấp cho các bạn sinh viên những kiến thức
cơ bản về kỹ năng tìm việc. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể tự mình xây dựng và thực hiện các bước
tìm kiếm cơng việc cụ thể. Nhờ vậy, sinh viên sẽ tự tin hơn và dần hoàn thiện các kỹ năng soạn thảo
CV, trả lời phỏng vấn và thương lượng, ... của mình.
Với những kiến thức được chuyển đạt bằng ngơn từ gần gũi, dễ hiểu, những ví dụ sinh động và
tình huống thực tế để xử lý và tham khảo, chúng tôi hy vọng các bạn sinh viên sẽ cảm thấy thật sự
ý nghĩa và thú vị với tập tài liệu này.
Do lần đầu ra mắt nên tập bài giảng chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng
tơi rất mong nhận những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô, các bạn sinh viên để kịp thời
chỉnh sửa, hoàn thiện trước khi tập bài giảng được được nâng lên thành giáo trình.
Mọi ý kiến đóng góp của các bạn sẽ giúp cho tài liệu này hoàn thiện hơn trong những lần cập
nhật sau này. Thư từ góp ý xin gửi về: Bộ mơn Kỹ năng mềm - Viện Nghiên cứu Kinh tế ứng dụng
trường Đại học Tài chính - Marketing.
NHĨM BIÊN SOẠN

2


Kỹ năng Tìm việc làm

Chương 1: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÌM VIỆC
MỤC TIÊU CHƯƠNG
Sau khi học xong chương 1, sinh viên có thể
Về mặt kiến thức
- Hiểu tổng quan về thị trường việc làm

- Đánh giá được bản thân và thị trường lao động
- Hiểu những công việc cần phải thực hiện trong giai đoạn xây dựng kế hoạch tìm việc
- Xác định được công việc mong đợi và lập kế hoạch để đạt được công việc
Về mặt kỹ năng
- Phân tích được điểm mạnh và hạn chế của người học phục vụ cho việc định hướng nghề
nghiệp phù hợp
Về thái độ
- Có ý thức rèn luyện, cải thiện chuyên mơn và các kỹ năng bổ trợ khác để tìm được cơng
việc tốt nhất
- Chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc tìm hiểu và định hướng nghề nghiệp

3


Kỹ năng Tìm việc làm

NỘI DUNG CHI TIẾT
Tìm việc là một trong những kỹ năng thuộc về nhiệm vụ Quản lý nghề nghiệp của mỗi
người. Thậm chí, đối với những người đã tích lũy nhiều thời gian, kinh nghiệm làm việc, cũng
cần biết đến kỹ năng này, ở mức độ cao hơn, gọi là Quản lý nghề nghiệp. Theo Rebecca Tee, tác
giả cuốn sách Cẩm nang Quản lý nghề nghiệp, bạn phải phác họa được nghề nghiệp của mình
qua các lĩnh vực chính sau đây:
Những lĩnh vực chính

Những yếu tố cần xem xét

Tự phân tích, đánh giá bản thân
Sự trung thực trong tự đánh giá về nghề nghiệp, bạn sẽ
Nghiên cứu bản thân bằng cách đánh giá biết được điểm mạnh và yếu của mình.
những kinh nghiệm trong quá khứ

Việc phân tích sẽ giúp bạn quyết định lĩnh vực phù hợp
nhất với bản thân.
Đánh giá thị trường
Tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động

Nghiên cứu thị trường lao động kỹ lưỡng sẽ giúp bạn
nắm bắt được cơ hội thích hợp trong lĩnh vực của mình.
Thành thật xem xét những đóng góp của bạn cho mơi
trường cơng việc.

Đặt mục tiêu
Bạn sẽ tập trung hơn khi đưa ra được mục tiêu cụ thể.
Thiết lập mục tiêu và thời gian cần hoàn Sau khi có mục tiêu, bạn có thể đề ra các bước nhằm
thành
hồn thành mục tiêu này.
Kiểm sốt sự thay đổi
Tự điều chỉnh để thích nghi, hoặc cũng có thể đổi hướng
Xử lý những khó khăn về cơng việc khi nghề nghiệp nếu cần.
chúng xuất hiện
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các mối quan hệ liên quan khi có
những thay đổi lớn.
Giám sát
Thường xuyên đánh giá lại bản kế hoạch để đảm bảo
Kiểm tra tiến độ của quá trình hướng đến bạn đang đi đúng hướng.
mục tiêu nghề nghiệp
Theo dõi những diễn biến mới của thị trường lao động
có thể ảnh hưởng đến nghề nghiệp của bạn.
Như vậy, để đạt được công việc mong đợi, các lĩnh vực kể trên là những gợi ý tốt để bạn
thực hiện, ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời, kể cả khi bạn đang ngồi trên ghế nhà trường hoặc
lúc bạn đã trải qua một khoảng thời gian dài làm việc.

Tìm việc khơng phải là một hành vi cụ thể, mà là một q trình, chính vì vậy mà bạn cần
sự chuẩn bị và xây dựng thành kế hoạch, bắt đầu từ việc Tự phân tích chính bản thân. Tìm hiểu
về thị trường lao động, theo dõi các công ty, ngân hàng, nhu cầu tuyển dụng ở khắp các nơi là
điều chắc chắn bạn nên làm. Nhưng trước khi thực hiện điều này, hãy dành thời gian đánh giá
chính mình, trả lời cho câu hỏi: “Tơi sẵn sàng với cơng việc gì?”; “Tơi phù hợp với công việc
như thế nào?”

4


Kỹ năng Tìm việc làm

ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
Theo Robert Heller (2004) trong quyển sách Nghệ thuật tuyển dụng nhân sự, các nhà
tuyển dụng khi tìm hiểu và đánh giá ứng viên dựa trên hai tiêu chí: năng lực và tính cách. Như
vậy, trong vai trò ứng viên, bạn phải là người rõ nhất về các tiêu chí trên, của chính mình. Hãy
ngưng nghĩ đến việc bạn sẽ “khuếch trương” chính mình bởi vì nhà tuyển dụng sẽ ln có cách
để tìm ra sự thật, hoặc nếu khơng, bạn sẽ có một cơng việc “vượt khả năng”.
Hiểu chính mình địi hỏi bạn phải thực hiện nó như một cơng việc cụ thể trong tiến trình
quản lý nghề nghiệp. Năng lực và tính cách là kết quả được tích lũy trong quá trình sống và học
tập của mỗi người. Theo Scott William, nhà Tâm lý học người Mỹ, đề xuất 05 yếu tố sau đây
giúp chúng ta nhận diện được bản thân:
Tính cách
(Personality)

Cảm xúc
(Emotions)

Giá trị
(Values)


Nhu cầu
(Needs)

Thói quen
(Habits)

Tính cách: ảnh hưởng đến cách thức chúng ta làm việc và đưa ra các quyết định trong
cuộc sống. Ví dụ: anh B. là người có tính cách hướng ngoại, mạnh mẽ, quyết liệt. Anh có xu
hướng chọn những công việc nhiều thử thách, năng động, sáng tạo. Trong khi đó, chị N. có tính
cách hướng nội rõ ràng. Chị thích và cảm thấy an tồn với những cơng việc mang tính ổn định,
ít áp lực.
Giá trị: là những quan niệm của con người hy vọng đạt được trong q trình sống, làm
việc trong một nhóm, một tập thể nào đó.
Tiếp tục ví dụ trên, anh B. cho rằng, anh lao động để phát triển chính bản thân mình.
Ngồi ra anh cịn trách nhiệm ni dưỡng mẹ già và chăm sóc gia đình nhỏ của anh. Điều này
khiến anh xác định một trong những tiêu chí công việc của anh là phải được thể hiện đúng năng
lực, tính cách của mình, thu nhập cao, mơi trường làm việc chun nghiệp, có hướng tới lợi ích
cho nhân viên.
Đối với chị N., công việc chỉ là một phần của cuộc sống, chị muốn dành nhiều thời gian
cho gia đình. Vì theo chị, gia đình mới là trên hết. Chị có khuynh hướng tìm một cơng việc khơng
phải đi công tác, thu nhập vừa phải nhưng ổn định, môi trường làm việc ít áp lực, thị phi.

5


Kỹ năng Tìm việc làm

Thói quen: những hành vi mà chúng ta tin rằng sử dụng nó sẽ đạt được hiệu quả. Anh B.
hiện là Giám đốc sáng tạo của công ty quảng cáo Yess. Anh đề cao tinh thần làm việc nhóm, nên

khi nhận một dự án mới, anh thường tổ chức các buổi trao đổi, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng,
phân công công việc. Anh cũng thường xuyên trao đổi với anh K. (phó giám đốc) trước khi đưa
ra những quyết định trong công việc.
Trong công ty, chị N. là một kiểm toán viên nổi tiếng là người cẩn thận. Mọi thứ liên
quan đến công việc chị đều ghi chép và lưu giữ văn bản rõ ràng, chu đáo. Khi nhận một cơng
việc mới, chị thường tìm hiểu hoặc hỏi han thật kỹ lưỡng về trách nhiệm của chị, những yêu cầu
cụ thể của cấp trên. Chị cũng rà soát hồ sơ rất tỉ mỉ, nghiêm túc.
Nhu cầu: những mong đợi của chúng ta trong cuộc sống, chi phối động cơ làm việc của
con người. Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu của con người khác nhau và trong từng thời
điểm cũng khác nhau.
Một sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường có nhu cầu thuộc về một tổ chức, công ty để làm
việc và phát triển. Nhưng với anh B. trong ví dụ trên, đã có hơn 10 năm kinh nghiệm, nhu cầu
của anh là được công nhận năng lực của mình. Nếu cả hai người này đều có kế hoạch tìm việc,
đương nhiên, cách thức họ thực hiện sẽ hoàn toàn khác nhau. Bạn sinh viên, có thể, sẽ dễ chấp
nhận mọi u cầu của cơng việc để trở thành một nhân viên, được làm việc chính thức, có thu
nhập và từ đó tìm kiếm những kinh nghiệm, cơ hội khác. Còn anh B., với rất nhiều kinh nghiệm,
nhu cầu của anh khi này sẽ là môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, thu nhập cao hơn, chức
vụ cao hơn và có cơ hội truyền đạt chuyên môn lại cho những đồng nghiệp trẻ.
Với chị N., nhu cầu của chị là giữ một công việc với thu nhập ổn định, chị xác định cần
phải dành nhiều thời gian cho gia đình, con cái của chị. Có một số cơng ty kiểm tốn mời chị về
làm việc, nhưng nếu ảnh hưởng đến thời gian chăm sóc gia đình đều khiến chị từ chối.
Cảm xúc: Theo mơ hình lý thuyết về trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence – EI) của hai
nhà tâm lý học Mỹ John Mayer và Peter Salovey, có 4 năng lực cảm xúc như sau:
(1) Khả năng nhận biết cảm xúc của chính bản thân
(2) Sử dụng cảm xúc để hỗ trợ tư duy, phù hợp với hoạt động (công việc, xây dựng mối
quan hệ, …)
(3) Hiểu được cách vận hành của cảm xúc (nguyên nhân và sự biến đổi qua thời gian)
(4) Quản lý/ Kiểm soát cảm xúc.
Theo mức độ từ thấp đến cao (1 – 4) thể hiện năng lực cảm xúc con người. Người có trí
thơng minh cảm xúc cao sẽ độ nhạy cảm để giải quyết công việc, ảnh hưởng đến suy nghĩ và

hành động.
Năng lực quản lý cảm xúc là một trong những tiêu chí tuyển dụng trong thời gian gần
đây. Trong lĩnh vực làm việc với khách hàng, các nhà quản trị luôn cần những nhân viên giỏi
nắm bắt cảm xúc của người khác, từ đó đưa ra những giải pháp linh hoạt nhất để trấn an, chăm
sóc, giữ chân khách hàng.
Khi tìm hiểu về 05 yếu tố này của bản thân, chúng tơi có những đề nghị với bạn như sau:

- Hãy lấy những kinh nghiệm trong quá khứ làm căn cứ cho các câu trả lời. Kinh
nghiệm quá khứ là những tình huống đã xảy ra xung quanh các mối quan hệ của bạn, như:
với gia đình, bạn bè, hàng xóm, thầy cơ giáo, những cộng sự, đối tác, …
6


Kỹ năng Tìm việc làm

- Thành thật với chính bản thân.
- Đặt vào mối quan hệ của bạn với chuyên ngành học tập, các kỹ năng mềm khác để
dễ gợi mở câu trả lời cho chính mình như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết
vấn đề và ra quyết định, kỹ năng giao tiếp, …
Bạn cần hiểu mình để hình dung ra vị trí cơng việc phù hợp với mình. Hãy liệt kê những
điều bạn tự đánh giá và sau đó đối chiếu với những nhận xét của người khác (gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp) về bạn cũng dựa trên 05 yếu tố này.
Khi đã tìm được sự thống nhất giữa cách bạn và người khác đánh giá về những ưu điểm,
bạn đã có một danh sách về tính cách và năng lực, được xem như là những “tài sản” của mình.
Bạn sẽ bước vào một cơng ty để tìm việc với năng lực chun mơn và những gì thuộc về bản
thân mình. Như vậy, tự tìm hiểu và đánh giá bản thân sẽ giúp bạn xác định công việc phù hợp.
Hãy nhớ rằng, các nhà tuyển dụng ln cần biết bạn hiểu về chính mình thế nào.
Ngồi ra, bạn có thể tìm hiểu bản thân bằng một số bài trắc nghiệm tính cách mang tính
khoa học như MBTI, Big 5. Đừng ngại liệt kê những ưu điểm mà bạn tin rằng mình sở hữu. Nếu
bạn càng nắm rõ những lợi thế của mình, bạn càng dễ dàng đối diện với nhà tuyển dụng. Vì gần

như chắc chắn, những câu hỏi mà họ đặt ra với các ứng viên sẽ xoay quanh việc bạn đánh giá
chính mình thế nào. Thái độ hợp tác, sự tự tin, khả năng của bạn sẽ được ban tuyển dụng nhận
diện từ điều này.

THIẾT LẬP MỤC TIÊU
Thiết lập mục tiêu là chỉ ra những cột mốc mà bạn muốn đạt được trong tương lai. Đồng
thời cũng chỉ ra cách thức để thực hiện được điều đó. Đầu tiên, hãy tập trung vào mục tiêu cao
nhất của bạn, từ đó đặt ra những cột mốc trong nghề nghiệp và những chỉ tiêu phấn đấu.
- Hãy dành thời gian xem xét những cản trở trên con đường thực hiện mục tiêu này. Ví
dụ như biến động thị trường lao động đối với ngành nghề của bạn, hoặc thời gian bạn trau dồi
tiếng Anh theo yêu cầu từ nhà tuyển dụng.
- Làm rõ mục tiêu của bạn, bằng cách phát biểu nó thành lời một cách rõ ràng, đo lường
được. Ví dụ: Trong 5 năm tới, tơi muốn trở thành trưởng phịng Marketing.
- Đặt chỉ tiêu phấn đấu. Để đạt được mục tiêu cao nhất của mình, bạn phải tính tốn
những “nấc thang” mà bạn sẽ phải đi qua để leo lên được bậc cao nhất. Ở mỗi “nấc thang” đó,
hãy liệt kê những điều cần làm để hồn thành nó và đủ điều kiện để bước lên “bậc” tiếp theo. Giả
sử mục tiêu cao nhất của bạn là “trở thành người lãnh đạo trong lĩnh vực của mình”, những chỉ
tiêu bạn cần phải đạt trước đó là nâng cao trình độ, xây dựng danh tiếng (qua công việc, hội
thảo,…), thực hiện nghiên cứu khoa học,… Từ những chỉ tiêu đó, bạn lại tiếp tục chỉ ra những
công việc như là giải pháp giải quyết vấn đề.
- Hãy luôn dành thời gian suy nghĩ về mục tiêu và chỉ tiêu phấn đấu của bạn, có khả thi
khơng, bạn có nỗ lực hồn thành khơng.

7


Kỹ năng Tìm việc làm

1.3 THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN THƠNG TIN TÌM VIỆC
Hiện nay trên thị trường có nhiều khóa học “Kỹ năng xin việc” hoặc “Hồ sơ xin việc”, thật

ra những chữ này không được dùng đúng. Bạn là ứng viên có khả năng, bạn đang tìm kiếm cơng
việc phù hợp với sở trường, sở thích chứ không xin xỏ nhà tuyển dụng trao cho công việc. Đổi
tâm thế từ “xin việc” thành “tìm việc” là mấu chốt đầu tiên để bạn hiểu đúng. Một khi chuyển tư
thế sang người tìm, ứng viên sẽ nhìn vào bên trong xem bản thân có gì, cần gì, có khớp với u
cầu ứng tuyển hay khơng thay vì chăm chăm uốn mình thành người khác để đạt mục đích tuyển
dụng.
Rất nhiều sinh viên hiện nay thiếu kiến thức về thị trường lao động nên thường mua một
bộ hồ sơ tìm việc có sẵn, điều này làm cho khả năng bạn được gọi phỏng vấn là khá thấp. Hơn
thế nữa, nếu bạn là sinh viên cao đẳng, hồ sơ của bạn càng phải nổi bật. Vì thế khóa học được
thiết kế nhằm giúp các bạn có kỹ năng chuẩn bị hồ sơ dự tuyển và kỹ năng trả lời phỏng vấn hiệu
quả.
Sau khi đã xác định được bản thân phù hợp với công việc nào, bạn nên đầu tư vào đánh
giá thị trường. Nắm bắt thông tin về các công ty, cơ hội nghề nghiệp là rất quan trọng. Hãy tìm
hiểu càng nhiều càng tốt nghề nghiệp mà bạn quan tâm, qua những cách thức sau đây:
- Đọc sách báo, tin tức trên TV, internet, báo chí, hoặc tham gia những buổi hội thảo,
triển lãm để luôn cập nhật những thông tin về ngành mà bạn quan tâm. Cần theo dõi những phân
tích của các chuyên gia về dự báo phát triển của ngành nghề đó.
- Đọc các tài liệu được công bố của công ty mà bạn quan tâm sẽ giúp bạn nắm bắt được
những mục tiêu ưu tiên, chính sách và kế hoạch hiện tại.
- Truy cập vào các trang website của công ty để hiểu họ đang hướng vào vấn đề gì, nhu
cầu tuyển dụng ở các mảng nào.
- Khảo sát trang website của các hiệp hội thương mại và nghề nghiệp để giúp giải thích
những lĩnh vực công việc mà bạn chưa quen.
- Theo dõi các trang website việc làm trên internet để tìm kiếm cơ hội cho bạn.
- Tìm kiếm thơng tin từ các mối quan hệ của bạn. Hãy bắt đầu bằng cách liệt kê tất cả
những người mà bạn quen biết, để có được những tin tức, cơ hội liên quan đến việc làm bạn đang
mong đợi.
Ngồi ra, bạn cũng cần phải tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, quy mô của công ty. Điều
quan trọng là bạn phải nắm rõ vấn đề này để có thể nói chuyện một cách tự tin về môi trường
làm việc khi được mời phỏng vấn. Bảng đánh giá dưới đây như một gợi ý.

Cty
NHỎ

ƯU ĐIỂM

NHƯỢC ĐIỂM

- Tự do ra quyết định.
- Tham gia vào tất cả các khía cạnh của
cơng việc.
- Liên hệ với nhà tư vấn và cung cấp từ
bên ngoài.
- Quan hệ trực tiếp với khách hàng.

- Những hành động và quyết định của bạn
rất quan trọng, nên trách nhiệm cũng lớn
hơn.
- Khơng khí làm việc giống gia đình,
cũng có áp lực kiểu gia đình.
- Khả năng thăng tiến trong nấc thang
nghề nghiệp bị hạn chế.

8


Kỹ năng Tìm việc làm

TRUNG
BÌNH


- Cơng việc tập thể là quan trọng, quan
hệ gần gũi với đồng nghiệp.
- Có cơ hội để quan sát và học hỏi từ
những ngành và chức năng khác.
- Có cơ hội đóng góp và thể hiện ý
tưởng.
- Ổn định về tài chính

- Cơng ty q lớn nên bạn khó có thể nổi
bật, và cũng quá nhỏ nên khó có cơ hội
thăng tiến.
- Ít người bên ngồi cơng ty biết đến danh
tiếng của nó.
- Việc làm khơng bảo đảm so với các
cơng ty lớn.

LỚN

- Có nhiều hướng phát triển nghề
nghiệp.
- Có nhiều cơ hội đầu tư vào sự phát
triển của bản thân.
- Mức lương và phúc lợi cao hơn.
- Cơ hội lớn hơn trong thị trường việc
làm khi bạn muốn thay đổi

- Tổ chức quá lớn nên bạn cảm thấy bị
hạn chế trong một bộ phận.
- Ít có dịp để một cá nhân có thể tác động
đến hiệu quả của cơng ty.

- Khó có thể đạt được sự công nhận hay
cảm giác thành tựu.

Nguồn: Phát triển nghề nghiệp, Cẩm nang quản lý hiệu quả, NXB Tổng hợp Tp.HCM (2005)
Thị trường lao động là nơi gặp gỡ của người mua lao động và người bán lao động. Nếu
bên bán lao động không bán được sản phẩm của mình điều đó đồng nghĩa chúng là hàng tồn kho,
thuật ngữ thường dùng đó là thất nghiệp. Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội, năm 2015, cả nước có trên 200.000 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, chiếm 20%
tổng số lao động thất nghiệp. Nguyên nhân được chuyên gia đưa ra là do người lao động được
đào tạo nghề nhưng chưa đáp ứng nhu cầu thật sự của doanh nghiệp. Vậy trước khi chọn được
nghề và từng bước phát triển nghiệp cho tương lai, bạn cần phải hiểu thị trường nghề đang địi
hỏi gì ở người lao động.
Tùy vào các cơng việc khác nhau mà nhà tuyển dụng cần những yêu cầu khác nhau với
mỗi ứng viên, tuy nhiên, nhìn chung nhà tuyển dụng cần các yêu cầu sau đây:

-

Các yêu cầu về kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội.
Các kỹ năng mềm trong môi trường làm việc
Các kỹ năng cứng trong công việc đặc thù
Thái độ và tinh thần làm việc phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Các nguồn thơng tin tuyển dụng bạn có thể nghĩ tới là:
- Các thông tin tuyển dụng mỗi ngày trên báo chí
- Các trung tâm tư vấn – giới thiệu việc làm
- Các website giới thiệu việc làm có uy tín trên mạng internet
- Các website của các công ty, tổ chức
- Các ngày hội việc làm
- Người thân
Như vậy, có rất nhiều nguồn thơng tin có thể giúp bạn tìm kiếm việc làm. Thơng tin về

việc làm có thể có ở bất cứ đâu. Hầu hết những người tìm kiếm việc làm đều được khuyến khích
nên tìm đến nhiều loại thông tin việc làm khác nhau cùng một lúc, rằng bạn càng thu thập được
nhiều thông tin càng tốt. Tuy nhiên, chúng ta cần cân nhắc nguồn thông tin và quỹ thời gian phù

9


Kỹ năng Tìm việc làm

hợp với điều kiện, hồn cảnh thực tế của cá nhân. Nói cách khác, bạn chỉ cần quan tâm đến những
thơng tin nào có giá trị và phù hợp với mình nhất mà thơi.
Mạng internet đã có thể mang lại cho bạn rất nhiều thơng tin bổ ích – nếu bạn biết đọc
một cách có chọn lọc. Chẳng hạn, danh mục các cơng việc hiện có trong xã hội, mức thu nhập
trung bình đối với từng công việc cụ thể, thông tin về các công ty có nhu cầu tuyển dụng, các
trung tâm giới thiệu việc làm, … Bên cạnh đó, bạn cũng đừng bỏ qua những cuốn danh bạ, những
ấn phẩm mới. Bởi vì, chúng có thể cập nhật những thơng tin về các cơng ty mới được thành lập,
những khu công nghiệp, khu công nghệ cao đang cần tuyển dụng thêm lao động để đáp ứng nhu
cầu mở rộng quy mô sản xuất, …. Bạn phải bảo đảm rằng những thông tin mà bạn tìm kiếm được
là những thơng tin đáng tin cậy và có giá trị.

Một số cơng ty có hẳn mục “tuyển dụng” ngay trên website của cơng ty họ. Bạn
có thể tìm đến những mục tuyển dụng này. Tuy nhiên, bạn cần gọi điện thoại liên lạc với
cơng ty. Mục đích của việc gọi điện thoại là để kiểm tra xem cơng ty có cịn tuyển dụng
vị trí mà bạn đang dự định nộp hồ sơ vào làm hay không? Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý
là có một số cơng ty lại khơng sẵn lịng tiếp chuyện với ứng viên qua điện thoại. Bởi thực
tế, không công ty nào giống cơng ty nào, hành trình tìm việc làm rất đa dạng.
1.4.

QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÌM VIỆC
Sinh viên cần nắm rõ quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp để có thể hiểu mình

sẽ có những bước chuẩn bị nào cho từng giai đoạn tuyển dụng.
Quy trình tuyển dụng của một doanh nghiệp
Thử việc và
quyết định
tuyển dụng

Thơng báo
tuyển dụng

QUY
TRÌNH
TUYỂN
DỤNG

Phỏng vấn
tuyển chọn

Kiểm tra
Trắc nghiệm

Thu nhận
Và chọn lọc
hồ sơ

Phỏng vấn
sơ bộ

Sau khi đã phân tích thị trường lao động, hiểu biết quy trình tuyển dụng, bạn cần tìm hiểu
chi tiết hơn với các công việc cụ thể nhằm giúp bạn rõ hơn về vai trò phù hợp với bản thân nhất.
Trước khi chuyển sang giai đoạn thứ hai, hoàn thành hồ sơ và tham gia phỏng vấn, chúng ta hãy

10


Kỹ năng Tìm việc làm

tổng hợp lại những việc cần phải làm trong giai đoạn đầu tiên – xây dựng kế hoạch tìm việc, qua
sơ đồ sau đây:
Đánh giá bản thân

Đánh giá thị trường LĐ

Tìm cơng việc quan tâm, tìm hiểu mô tả công việc

Nghiên cứu chi tiết và đánh giá sự phù hợp của bản thân và công việc

Phác thảo những đóng góp mà bạn có thể thực hiện và lập kế hoạch trình bày

Phác thảo một hồ sơ tuyển dụng ấn tượng

Chuẩn bị sẵn các câu hỏi để trực tiếp trao đổi trong buổi phỏng vấn
Tìm việc là một q trình địi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị về chun mơn, kỹ năng, sự
tìm hiểu về bản thân, công việc, … Hãy bắt đầu bằng cách so sánh u cầu của cơng việc với khả
năng của mình. Từ đó, đề ra những chỉ tiêu để hồn thiện các u cầu từ cơng việc. Đây chính là
bước quan trọng để bạn tìm hiểu doanh nghiệp, phân tích được khả năng đáp ứng của bản thân
đối với cơng việc. Ngồi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, xây dựng kế hoạch tìm việc còn là giai đoạn đầu
tư kiến thức, kỹ năng để bạn đối phó với q trình tuyển dụng, phỏng vấn, thử việc, … một cách
chuyên nghiệp nhất.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1. Bạn hãy tự đánh giá bản thân theo mơ hình 5 yếu tố của Scott William
2. Danh sách này có làm bạn nghĩ đến mơi trường làm việc nào thích hợp hoặc khơng thích hợp

cho bạn?
3. Hãy liệt kê những năng lực và tính cách bạn muốn thêm vào danh sách này để đáp ứng tốt hơn
với công việc mà bạn đang hướng tới. Lưu lại danh sách này và đề ra cách thức để học tập hoặc
rèn luyện để có được nó.
4. Thiết lập mục tiêu và các chỉ tiêu phấn đấu. Hãy xác định các chỉ tiêu bạn A. cần phải đạt
được để hoàn thành mục tiêu đã đề ra ở trên. Từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện.
Mục tiêu

Chỉ tiêu

Ví dụ: Bạn A. đang là sinh viên năm 3 khoa Kế
Toán. Mục tiêu của bạn khi ra trường là trở
thành Kiểm toán viên của tập đồn KPMG – là
cơng ty kiểm tốn nổi tiếng thế giới

11

Giải pháp


Kỹ năng Tìm việc làm

Chương 2: CHUẨN BỊ HỒ SƠ TÌM VIỆC
MỤC TIÊU CHƯƠNG
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
Về mặt kiến thức
- Trình bày được khái niệm về hồ sơ tìm việc
- Phân biệt được hồ sơ tìm việc, thư ứng tuyển và sơ yếu lý lịch
- Giải thích được tầm quan trọng của hồ sơ ứng tuyển
Về mặt kỹ năng

- Soạn thảo được thư ứng tuyển và sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh
Về thái độ
-

Chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc xây dựng và soạn thảo bộ hồ sơ tìm việc

NỘI DUNG CHI TIẾT
TỔNG QUAN VỀ HỒ SƠ TÌM VIỆC
2.1.1. Khái niệm hồ sơ tìm việc:
Chúng ta quen gọi Hồ sơ tuyển dụng là Hồ sơ xin việc, thực tế chúng ta đang tìm việc mà
nhà tuyển dụng có nhu cầu, phù hợp với năng lực của mình nên khơng có “xin” gì ở đây. Với các
cơ sở tư nhân điều này càng rõ ràng là đàm phán giữa hai bên, phù hợp giữa mức lương đưa ra
và năng lực đáp ứng công việc tương ứng. Do đó, nên thay Hồ sơ xin việc thành Hồ sơ tuyển
dụng, Hồ sơ đăng ký dự tuyển, Hồ sơ tham gia dự tuyển, Hồ sơ tham gia tuyển dụng, Hồ sơ tìm
việc.
Chuẩn bị tốt bộ hồ sơ tìm việc là hết sức quan trọng. Mỗi nhà tuyển dụng có quy trình
riêng cho phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù khác nhau như thế nào thì quy
trình tuyển dụng đều có những bước cơ bản bắt buộc phải có như bước thu nhận và sàng lọc hồ
sơ ứng viên. Trong bước này, nhà tuyển dụng sẽ xem xét để chọn ra những ứng viên phù hợp
nhất với vị trị đang được tuyển dụng. Có rất nhiều hồ sơ tìm việc được gửi tới cho nhà tuyển
dụng dưới nhiều hình thức (chẳng hạn qua email, qua website hay bản in nộp trực tiếp), trong
khi đó, nhà tuyển dụng có rất ít thời gian, họ sẽ không dành thời gian đọc từng câu chữ trong hồ
sơ của ứng viên. Do đó, họ sẽ sử dụng một số các kỹ thuật để chọn được ứng viên phù hợp nhất.
Ví dụ, bước đầu, họ sẽ xem xét loại bỏ các ứng viên không đáp ứng được các yêu cầu cơ bản một
cách dễ dàng. Giả sử như vị trí tuyển dụng u cầu ứng viên có bằng đại học, vậy tất cả hồ sơ
nào không thỏa mãn yêu cầu này đều bị loại ra. Dĩ nhiên, sẽ có một số trường hợp đặc biệt là ứng
viên không thỏa mãn yêu cầu cơ bản này nhưng nội dung trình bày về kinh nghiệm làm việc lại
phù hợp với yêu cầu cơng việc có thể được xem xét tiếp trong bước tiếp theo. Bước thứ hai, nhà
tuyển dụng sẽ xem xét cấu trúc hồ sơ và sẽ loại tiếp các hồ sơ có nhiều lỗi như lỗi trình bày hay
nội dung.

Cùng với phát triển của internet, hồ sơ tìm việc có thể được gửi trực tuyến đến nhà tuyển
dụng. Các ứng viên có thể tự làm hồ sơ hay tải mẫu hồ sơ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng trên
website nhưng hình thức thơng dụng nhất vẫn là hồ sơ được in ấn (hồ sơ giấy). Trên thực tế, bạn
12


Kỹ năng Tìm việc làm

có thể dễ dàng mua một bộ hồ sơ tìm việc trong đó bao gồm các giấy tờ sẵn có trong các cửa
hàng văn phịng phẩm. Tuy nhiên cách này chỉ sử dụng để ứng tuyển việc làm tại các cơ quan
nhà nước, những công việc bán thời gian hay địi hỏi trình độ khơng cao.
Cách tốt nhất cho ứng viên là hãy tự tạo bộ hồ sơ cho mình. Hồ sơ có thể đánh máy hay
viết tay và điều quan trọng nhất đó là tạo được sự khác biệt so với các bộ hồ sơ khác và bạn sẽ
có nhiều cơ hội hơn để vượt qua vòng sàng lọc hồ sơ.

2.1.2. Nhà tuyển dụng mong đợi gì từ hồ sơ tìm việc
Hồ sơ tìm việc là một căn cứ quan trọng để nhà tuyển dụng quyết định xem có nên phỏng
vấn bạn hay khơng. Khi xem xét bộ hồ sơ của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ có thể đánh giá được
năng lực, trình độ thậm chí tính cách của ứng viên. Thơng qua cách ứng viên thể hiện hồ sơ của
mình, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được ứng viên ở tính cẩn thận, ngăn nắp; khả năng tổ chức
sắp xếp, bố trí công việc; khả năng diễn đạt thông tin hiệu quả thể hiện qua các tài liệu có trong
hồ sơ được sắp xếp theo thứ tự khoa học. Một bảng lý lịch khơng có lỗi chính tả hoặc lỗi đánh
máy; thư xin việc ngắn gọn nhưng súc tích sẽ giúp ứng viên đạt được hiệu quả trong việc truyền
tải hình ảnh bản thân tới nhà tuyển dụng qua ngôn ngữ viết. Ngồi ra, tính logic, hợp lý của hồ
sơ cũng được thể hiện ở mối liên quan giữa các phần trong hồ sơ... Hồ sơ chính là cơ hội duy
nhất và hữu hiệu nhất để ứng viên “tiếp thị” hình ảnh của mình đến với nhà tuyển dung.
Thứ nhất, hồ sơ phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí đặt ra theo yêu cầu của vị trí tuyển
dụng. Các tiêu chí được nêu rõ trong thông báo tuyển dụng của doanh nghiệp như kinh nghiệm,
mục tiêu nghề nghiệp, giới tính, chuyên ngành, số năm kinh nghiệm, trình độ tiếng Anh, mức
lương u cầu…

Ví dụ, nếu một cơng ty đang tìm kiếm một lập trình viên máy tính chắc chắn sẽ khơng
mời bạn phỏng vấn khi hồ sơ của bạn cho thấy bạn học chuyên ngành nhân sự. Hoặc một công
ty cần tuyển một nhân viên có kinh nghiệm nhưng đọc hồ sơ họ thấy bạn là sinh viên mới ra
trường và chưa từng trải qua một việc làm thêm nào thời sinh viên.
- Thứ hai, hồ sơ được sắp xếp và trình bày hợp lý và khoa học: Hồ sơ của bạn khơng
được có bất cứ một lỗi nào dù là nhỏ như lỗi chính tả, đánh máy. Nhà tuyển dụng khơng có thời
gian kiểm tra lại chúng và hơn thế họ cịn đánh giá bạn là người khơng cẩn trọng khi làm việc
cũng như thiếu thiện chí và nghiêm túc trong việc ứng tuyển. Ngồi ra bạn cần trình bày hồ sơ
có trật tự, dễ đọc và dễ ghi nhớ. Lời khuyên cho các ứng viên là trước khi gửi hồ sơ: hãy nhờ bạn
bè hay người thân đọc qua hồ sơ của bạn và hỏi họ những câu hỏi tương tự như: Họ có nhớ được
bạn có những kinh nghiệm gì? Với những kinh nghiệm đó bạn có phù hợp với cơng việc bạn định
ứng tuyển khơng? Họ có nhớ mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì khơng...?
- Thứ ba, nhiều nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ để biết ứng viên có thể làm việc lâu dài
với doanh nghiệp của họ. Việc tuyển dụng nhân viên mới luôn tốn thời gian, tiền bạc của các
công ty. Bởi vì chi phí tốn kém như vậy nên nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những ứng viên có
ý định làm việc lâu dài, có những kế hoạch phát triển chiến lược trong công việc chứ không muốn
nhận một nhân viên chỉ tìm việc làm tạm thời. Thơng qua hồ sơ ứng tuyển, nhà tuyển dụng có
thể phát hiện ra những bằng chứng có thể cho họ thấy bạn khơng phải người hay nhảy việc.

13


Kỹ năng Tìm việc làm

2.1.3. Các loại giấy tờ cần có cho bộ hồ sơ tìm việc
Khoản 2 điều 7 của NĐ Số: 03/2014/NĐ-CP ghi: Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của
người lao động gồm các văn bản sau đây:
-Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội quy định;
-Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chun mơn kỹ thuật; trình độ ngoại
ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển;

-Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
-Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ tìm việc thường được làm theo mẫu quy định chung hoặc mẫu riêng của từng đơn
vị tuyển dụng. Các loại giấy tờ cũng có thể khác nhau tùy vào nhà tuyển dụng nhưng không vượt
quá yêu cầu ghi trong Khoản 2 điều 7 của NĐ Số: 03/2014/NĐ-CP. Thông thường một bộ hồ sơ
đầy đủ gồm có các loại giấy tờ sau:
- Thư ứng tuyển (trong các bộ hồ sơ bán sẵn ghi là Đơn xin việc): Đây là bức thư được
gửi đến nhà tuyển dụng nhằm thể hiện mong muốn, thiện chí của bạn cũng như sự phù hợp của
bản thân với công việc ứng tuyển. Tựa đề thư ứng tuyển là phù hợp và đúng bản chất hơn so với
đơn xin việc. Bản chất của tìm việc làm không phải là sự xin - cho mà thực chất là sự trao đổi và
hợp tác giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên phù hợp với
văn hóa doanh nghiệp cũng như vị trí cơng việc đang tuyển dụng, cịn ứng viên tìm kiếm vị trí
và mơi trường làm việc họ mong muốn.
- Thông tin ứng viên - CV: Lý lịch phải phản ánh được nhân cách, làm nổi bật kinh
nghiệm, khả năng của bạn đối với việc hồn thành cơng việc của đơn vị tuyển dụng. Vì thế việc
trình bày và chọn lọc các thông tin trên lý lịch rất quan trọng. Một bản lý lịch sạch sẽ, khơng có
lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đầy đủ nội dung nhưng ngắn gọn và súc tích sẽ góp phần giúp bạn
thành cơng.
- Các văn bằng, chứng chỉ có cơng chứng: Để chuẩn bị tìm việc làm bạn nên sao y mỗi
loại chứng chỉ thành nhiều bản có cơng chứng để sẵn sàng nộp hồ sơ cho nhiều đơn vị khác nhau.
Trường hợp đơn vị tuyển dụng không yêu cầu Bản sao y (có cơng chứng) thì bạn chỉ cần gửi bản
photo vì nhà tuyển dụng thường không trả lại hồ sơ dù hồ sơ của bạn không đạt (điều này thường
được ghi rõ trong thơng báo tuyển dụng). Nếu bạn có nhiều văn bằng, chứng chỉ thì chỉ nên lựa
chọn những văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu hoặc mang lại lợi thế cho bạn khi ứng tuyển.
- Giấy khám sức khỏe: Giấy chứng nhận sức khỏe là minh chứng thể hiện bạn có đủ sức
khỏe để làm việc. Bạn cần xin giấy chứng nhận sức khỏe của đơn vị y tế có thẩm quyền. Giấy
khám sức khỏe sẽ là điểm cộng cho bạn nếu bạn có thể chất khỏe mạnh.
Ngồi ra, tùy vào các doanh nghiệp có thể yêu cầu các loại giấy tờ khác cần thiết có thể
được bổ sung sau khi bạn đã được chính thức tuyển dụng.


2.1.4. Sắp xếp hồ sơ tìm việc
Tùy vào cách thức gửi hồ sơ của ứng viên tới nhà tuyển dụng mà có thể chọn cách sắp
xếp trình bày cho phù hợp. Ứng viên phải đọc kỹ yêu cầu của nhà tuyển dụng trong việc nhận hồ
sơ cũng như các yêu cầu về loại giấy tờ và hướng dẫn về cách sắp xếp giấy tờ để thực hiện cho
đúng.

14


Kỹ năng Tìm việc làm

Với cách gửi trực tiếp hay qua đường bưu điện, khi hoàn chỉnh xong các loại giấy tờ theo
yêu cầu, tất cả các giấy tờ trên được đựng trong một túi hồ sơ. Túi hồ sơ bạn có thể mua sẵn hoặc
tự làm nhưng phải đảm bảo đủ lớn để không phải gấp các giấy tờ, điều này tránh cho giấy tờ bị
nhàu nát hay bị rách. Bên ngồi túi có ghi đầy đủ thơng tin ứng viên và tên các loại giấy tờ có
bên trong.
Hồ sơ bên trong được sắp theo thứ tự giấy tờ ghi ngồi hồ sơ. Khơng có quy tắc chung
cho việc sắp xếp thứ tự các loại giấy tờ nhưng cách liệt kê và sắp xếp thông thường theo thứ tự
ưu tiên từ cao xuống thấp. Thứ tự thông thường là: Thư ứng tuyển, Thông tin ứng viên (CV),
Thư giới thiệu (nếu có), Bằng cấp…Thơng tin ứng viên ghi bên ngồi hồ sơ bao gồm: họ tên,
ngày tháng năm sinh, số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Đặc biệt nên ghi rõ vị trí mà bạn muốn
ứng tuyển. VD: Nguyễn Thu Hiền - Ứng tuyển Nhân viên kinh doanh Bất động sản. Điều này
giúp việc phân loại nhanh hơn, nghĩa là hồ sơ sẽ đến được gần hơn với vị trí cần tuyển người.
Trường hợp hồ sơ được gửi qua email, ứng viên cần đặt tên tập tin đính kèm rõ ràng, có
thể đặt tên tập tin là CV kèm theo tên của ứng viên, ví dụ CV-ThuHien thay vì CV. Ngoài ra, do
đặc thù của việc gửi hồ sơ xin việc qua email nên bạn có thể scan và ghép các loại giấy tờ như
thư ứng tuyển, sơ yếu lý lịch, ảnh chụp các bằng cấp, chứng minh nhân dân và các giấy tờ liên
quan vào một tập tin duy nhất, rồi dưới định dạng PDF. Lưu ý, cần trình bày sao cho đẹp mắt vì
đó chính là một minh chứng cho ưu điểm “Kỹ năng sử dụng vi tính tốt” mà bạn có thể đã ghi
trong CV.

Ngồi ra, trong một số trường hợp khác, ứng viên có thể nộp hồ sơ dự tuyển dưới dạng
các tập tin riêng lẻ, nhưng phải nén trong một tập tin *.zip hoặc *.rar. Tốt nhất là *.zip vì định
dạng này mặc định đã được Windows hỗ trợ, chứ không cần cài đặt chương trình giải nén khác,
do đó sẽ tiện hơn cho nhà tuyển dụng. Lưu ý, nếu chọn cách này, bạn phải đặt tất cả các tập tin
vào một thư mục đã đặt tên cụ thể, như HoSoUngTuyen-ThuHien, rồi sau đó mới nén thư mục
này. Tất nhiên, bạn phải đặt số thứ tự cho các tập tin như yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Chẳng hạn:
1.ThuUngTuyen-ThuHien.doc,
2.CV-ThuHien.doc,
3.Anh3x4-ThuHien.jpg,
4.BangDaiHoc-ThuHien.jpg...vv.
Một bộ hồ sơ đầy đủ được trình bày cẩn thận về cả hình thức và nội dung sẽ gây ấn tượng
tốt cho nhà tuyển dụng. Điều này chứng tỏ ứng viên là người cẩn thận, có trách nhiệm và nghiêm
túc trong quá trình tìm kiếm việc làm.

2.1.5. Cách gửi hồ sơ tìm việc
Có nhiều cách thức để gửi hồ sơ tìm việc, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên gửi
trực tiếp tới doanh nghiệp, qua đường bưu điện hay qua mạng internet.
Nộp hồ sơ qua mạng có thể tiến hành theo hai phương thức: Một là, ứng viên có thể gửi
hồ sơ trực tiếp tới email do nhà tuyển dụng cung cấp; Hai là, tạo cho mình một hồ sơ trực tuyến
trên các website tuyển dụng, khi tìm kiếm thấy vị trí phù hợp, ứng viên chỉ cần click vào nút
"ứng tuyển" hoặc "nộp hồ sơ trực tuyến"… Khi nộp hồ sơ, ứng viên cần chọn hình thức đúng
theo yêu cầu của nhà tuyển dụng (thường được đăng trong thông báo tuyển dụng về cách thức
15


Kỹ năng Tìm việc làm

nộp hồ sơ). Nhà tuyển dụng muốn ứng viên thực hiện theo những gì họ yêu cầu và sẵn sàng loại
bỏ những hồ sơ không làm theo các hướng dẫn. Ví dụ: nếu họ yêu cầu bạn gửi CV qua email

dưới dạng file PDF, đừng gửi CV bằng file Word mà hãy chuyển đổi theo đúng định dạng chẳng
hạn.
Dưới đây là các cách thức gửi hồ sơ của ứng viên và các lưu ý khi gửi hồ sơ:

-

Gửi hồ sơ trực tiếp

Ứng viên mang hồ sơ đến nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ trong thông báo tuyển dụng
theo thời gian qui định. Dù đi nộp hồ sơ, bạn cũng cần chú ý đến trang phục bên ngồi và thể
hiện sự chun nghiệp vì đây là cơ hội tạo ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng.

-

Gửi hồ sơ qua email

Theo xu hướng hiện nay, để tiết kiệm thời gian và công sức của cả nhà tuyển dụng và ứng
viên, nhiều nhà tuyển dụng nhận hồ sơ qua email. Một số vấn đề ứng viên cần lưu ý khi nộp hồ
sơ qua email như sau:
+ Chọn địa chỉ email nghiêm túc:
Email dùng để gửi nên trung tính và nghiêm túc, tốt nhất là sử dụng ngay tên của bạn như
thanhnv@, ngoclanpham@, trunghieunguyent@,... tránh các địa chỉ email dạng nickname như
batnapquantai_honemlancuoi@ hay congchuakieuky1992@, meoluoingungay@...Đặc biệt chú
ý, nếu địa chỉ email có liên kết với Facebook thì bạn hãy làm sạch Timeline của tài khoản
Facebook đó; nếu địa chỉ email thường được dùng cho các hoạt động khơng mấy tốt đẹp trên
mạng thì bạn nên tạo một email mới để tránh mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
+ Chữ ký trong email phải trang trọng: Chữ ký ở cuối email thường chứa một số thông tin cá
nhân để người nhận có thể liên lạc lại sau khi đọc email, đây cũng là một thông tin để đánh giá
tính cách của ứng viên. Do vậy, bạn nên tạo chữ ký sao cho thật nghiêm túc: chỉ cần họ tên đầy
đủ, đơn vị công tác, trường học, số điện thoại liên hệ là được; đừng chèn vào những câu từ, lời

thơ không phù hợp.
+ Khi gửi email nên gửi tới một địa chỉ duy nhất: Có nhiều ứng viên nhất là các bạn sinh viên
mới ra trường thường gửi rất nhiều hồ sơ cùng lúc tới nhiều doanh nghiệp khác nhau với tâm lý
“được đâu hay đó”. Tuy nhiên, với nhà tuyển dụng, điều đó thể hiện sự thiếu chun nghiệp,
khơng tơn trọng người nhận và họ có thể sẽ xóa ngay email hoặc khơng đánh giá cao về ứng viên.
Ứng viên cũng không được chuyển tiếp thư đã gửi từ nơi này tới nơi khác. Nếu muốn ứng tuyển
ở nhiều nơi khác nhau, bạn nên dành thời gian soạn các bức email riêng biệt
+ Chú ý đến tiêu đề email: Nhiều ứng viên soạn email khơng có tiêu đề hay một tiêu đề quá ngắn
gọn và không liên quan, điều này khiến họ mất điểm hoặc mất ngay cơ hội khi nhà tuyển dụng
không đọc email. Khi viết tiêu đề cần phản ảnh được vị trí ứng tuyển. Tuyệt đối không đặt tiêu
đề email dạng “CV”, “Xin việc”, “Đơn xin việc”, “Gửi chị A/anh B”, … Thay vào đó, bạn phải
ghi rõ vị trí ứng tuyển trong tiêu đề, chẳng hạn: “Thư ứng tuyển vị trí Trưởng phịng kinh doanh
của công ty X”.
+ Về nội dung email: Ứng viên phải soạn thảo nội dung cho email chứ không được để trống hay
soạn thảo quá sơ sài. Đặc biệt, phải kiểm tra kỹ lỗi chính tả, câu từ. Viết một email tốt cũng chính
là cơ hội để ứng viên thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách viết email và thu hút nhà tuyển dụng
bằng những ưu điểm, kinh nghiệm làm việc của mình.
16


Kỹ năng Tìm việc làm

Trước khi nộp hồ sơ, ứng viên hãy photocopy một bộ để lưu giữ hoặc xem lại trước khi
đi phỏng vấn. Sau khi gửi hồ sơ, ứng viên có thể kiểm tra lại nhằm đảm bảo hồ sơ đã được gửi
đến nơi chưa và thường xuyên cập nhật, theo dõi xem có cần bổ sung hoặc hồn thiện hồ sơ
khơng, đặc biệt là theo dõi thơng báo mời phỏng vấn hay thử việc.

2.1.6. Những lỗi cơ bản khi chuẩn bị hồ sơ tìm việc
Hồ sơ tìm việc chỉ là “tấm vé” để bạn giới thiệu cơ bản về bản thân với nhà tuyển dụng.
Việc chuẩn bị tốt một bộ hồ sơ tìm việc là một trong những cách tốt nhất để đón nhận những cơ

hội may mắn trên hành trình tìm việc của bạn. Nhà tuyển dụng suy nghĩ là nếu bạn làm một việc
đơn giản khơng tốt thì bạn sẽ khó lịng đáp ứng u cầu cơng việc được. Vì thế một ngun tắc
cơ bản là khơng có lỗi trong bộ hồ sơ tìm việc. Ứng viên cần tránh những lỗi cơ bản sau:
- Sắp xếp hồ sơ không khoa học: Một bộ hồ sơ được sắp xếp khoa học sẽ giúp cho nhà
tuyển dụng dễ dàng theo dõi và họ sẽ có ấn tượng tốt hơn về ứng viên. Ngược lại, hồ sơ sắp xếp
lộn xộn, không theo trật tự khiến nhà tuyển dụng mất thời gian và khó khăn trong việc xem xét
hồ sơ cũng như đánh giá không tốt về ứng viên.
- Lỗi chính tả: Nhiều ứng viên cịn mắc nhiều lỗi chính tả, đánh máy và vì chủ quan hay
cẩu thả mà khơng kiểm tra lại hồ sơ. Hồ sơ tìm việc cần được chuẩn bị một cách công phu, bài
bản và nghiêm túc. Một hồ sơ có nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp thể hiện ứng viên thiếu cẩn trọng
hoặc không để ý đến chi tiết. Nhà tuyển dụng cũng có thể cho rằng ứng viên thiếu kinh nghiệm,
cẩu thả hay lười biếng và thực sự không nghiêm túc hay chú tâm đến tìm việc.
- Lỗi cần tránh tiếp theo đó là hình thức trình bày hồ sơ. Nhiều ứng viên viết các đoạn
quá dài với không phân chia ý rõ ràng khiến cho người đọc cảm thấy khó chịu. Ứng viên cần lưu
ý khi trình bày các thơng tin cần dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, không nên viết q dài dịng. Lưu ý,
trình bày thống với khoảng trắng phân bố hợp lí để hồ sơ trơng sạch sẽ và hấp dẫn. Tuyệt đối
tránh viết những đoạn văn dài cả trang giấy, kể lể dài dòng.
- Hồ sơ hoàn thiện xong nội dung nên được in ấn trên chất liệu giấy có chất lượng tốt,
tất cả các giấy tờ photo phải rõ ràng. Đặc biệt, phải chuẩn bị đúng hồ sơ theo yêu cầu của nhà
tuyển dụng, không thêm hay bớt giấy tờ nào trừ trường hợp giấy tờ đó là minh chứng hay tạo
thêm lợi thế cho ứng viên. Trước khi gửi hồ sơ, cần kiểm tra lại một cách chính xác và sắp xếp
các loại giấy tờ một cách khoa học…
- Cuối cùng dùng một kẹp giấy để cố định toàn bộ hồ sơ của bạn thành một tập theo
đúng thứ tự đã được ghi ngoài bìa hồ sơ.
Chuẩn bị hồ sơ là một khâu quan trọng, đòi hỏi sự nghiêm túc và chu đáo của ứng viên
để tránh những lỗi cơ bản từ đó ghi điểm đối với nhà tuyển dụng. Cần tránh làm một hồ sơ duy
nhất cho tất cả các doanh nghiệp. Các công ty dù trong cùng một ngành nghề, thị trường cũng
đều có những điểm khác biệt về văn hóa doanh nghiệp, tài chính... Do đó, nhà tuyển dụng cũng
sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với các ứng viên.


KỸ NĂNG VIẾT THÔNG TIN ỨNG VIÊN (CURRICULUM VITAE - CV)
2.2.1. Khái niệm
Sơ yếu lý lịch là một văn bản tóm tắt và liệt kê quá trình học tập, kỹ năng, kinh nghiệm
làm việc và các thông tin liên quan của một cá nhân có thể được xem như một phần quan trọng
17


Kỹ năng Tìm việc làm

nhất trong hồ sơ tìm việc làm. Sơ yếu lý lịch là thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản hành
chính về quản lý cán bộ công chức. Theo Khoản 2, Điều 6, Quyết định Số: 14/2006/QĐ –BNV
về việc ban hành quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức ngày 06 tháng 11 năm 2006 có định
nghĩa bản “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức” là tài liệu quan trọng phản ánh tóm tắt về bản thân
cán bộ, cơng chức và các mối quan hệ gia đình và xã hội của cán bộ, công chức. Sơ yếu lý lịch
do cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu bổ sung khác của cán bộ, công
chức được cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, cơng chức xác minh, chứng nhận.
Sơ yếu lý lịch thường được xem xét đầu tiên bởi nhà tuyển dụng khi nhận hồ sơ của một
ứng viên; nó đóng vai trị cung cấp thông tin quan trọng cho nhà tuyển dụng trong việc đánh giá
năng lực và chọn lựa ứng viên.
Sơ yếu lý lịch thường được gọi tắt là CV (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Curriculum
Vitae”) hay Resume. Với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nước ngồi thì CV là thuật
ngữ được dùng nhiều hơn. Trong các cơ quan nhà nước, mẫu lý lịch được quy định thống nhất
theo mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, là mẫu sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức. Còn với doanh
nghiệp hay các tổ chức khác, mẫu lý lịch sẽ do doanh nghiệp quy định hay tự ứng viên làm thực
hiện, có thể có hoặc khơng u cầu phần thơng tin về gia đình của ứng viên, cũng như có thể
khơng u cầu xác nhận của các cơ quan quản lý địa phương.

2.2.2. Các kiểu Sơ yếu lý lịch
Căn cứ vào mục đích và đối tượng áp dụng, Sơ yếu lý lịch (cịn gọi là Thơng tin ứng viên)

được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Hai nhóm được chấp nhận rộng rãi đó là Lý lịch kiểu
Mỹ (Resumé) và Lý lịch kiểu quốc tế (CV)
Lý lịch kiểu Mỹ (Resumé): Là văn bản ngắn gọn từ một đến hai trang (thường gói gọn
trong một trang), thích hợp với tuyển dụng kinh doanh thông thường. Resumé mô tả ngắn gọn,
cô đọng và nhấn mạnh về thành tích đạt được của ứng viên. Khi gửi Resumé thì khơng cần gửi
kèm thư ứng tuyển (Cover Leter)
Lý lịch kiểu quốc tế (CV): CV là văn bản chi tiết hơn Resumé bao gồm quá trình học tập
và làm việc của ứng viên được trình bày chi tiết có thể dài hơn vài trang; ngồi chứa thơng tin về
kinh nghiệm làm việc, q trình giáo dục, các ấn bản, các giải thưởng đạt được,… nó cịn có thể
chứa thêm ví dụ về các cơng trình khoa học được thực hiện bởi ứng viên. CV kiểu này hay được
các nhà tuyển dụng về nghiên cứu khoa học hay y khoa yêu cầu. Khi gửi CV, ứng viên nhất thiết
phải gửi kèm theo một thư ứng tuyển. Tùy mỗi quốc gia lại có các quy định khác nhau khi viết
CV. CV ở Mỹ có một số đặc điểm như: Khơng khuyến khích kèm ảnh chụp cá nhân trong CV,
trừ ngành nghệ thuật biểu diễn hay các CV cho vị trí nghiên cứu khoa học thì liệt kê các sự kiện
cũ nhất trước còn CV cho ngành khác thì liệt kê sự kiện mới nhất trước. CV thường được dùng
chủ yếu khi bạn nộp hồ sơ tìm việc cho các vị trí liên quan đến học thuật, giáo dục, khoa học và
nghiên cứu. Ngồi ra, bạn cũng có thể áp dụng CV trong hồ sơ xin học bổng tại Mỹ. Nếu bạn
nộp hồ sơ tìm việcở các nước Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi, Châu Á, CV bao giờ cũng được
yêu cầu nhiều hơn so với Resumé. Tại các nước nói tiếng Đức, CV ln phải kèm theo hình ảnh
chân dung của người viết…Những trường hợp ngoại lệ khi thực hiện CV như: Các nghệ sĩ có thể

18


Kỹ năng Tìm việc làm

viết CV khá dài và có thể theo các định dạng sáng tạo không theo khuôn mẫu, và thêm thông tin
về các biểu diễn hay trưng bày cá nhân hoặc theo nhóm.
Nhìn chung trên thế giới có sự phân biệt giữa CV và Resumé. Cịn ở Việt Nam, chỉ có
một hình thức là CV. Khi nộp đơn dự tuyển, ứng viên cần quyết định là sẽ làm hồ sơ tìm việc

theo kiểu Resumé hay CV. Điều này tùy thuộc vào mục đích tuyển dụng của doanh nghiệp và
quan điểm, phong cách của người làm nhân sự tại doanh nghiệp đó. Điều quan trọng nhất là ứng
viên nên làm đúng theo yêu cầu của nhà tuyển dụng trong việc chuẩn bị sơ yếu lý lịch. Mỗi vị trí
ứng tuyển cần một cách trình bày khác nhau để liệt kê kinh nghiệm chuyên môn, bằng cấp và các
hoạt động khác. Vì vậy bạn nên thiết kế theo cách riêng của bạn và với công ty mà bạn đang ứng
tuyển.
Ngoài ra, căn cứ theo kiểu viết lý lịch, người ta chia sơ yếu lý lịch thành bốn nhóm sau:
- Lý lịch kiểu kỹ năng: Kiểu lý lịch này thích hợp với những người có được kinh nghiệm
quý báu qua nhiều cơng việc và khố học khơng liên quan đến nhau. Nó đặc biệt phù hợp với
sinh viên mới ra trường hoặc một người đang muốn thay đổi công việc. Lý lịch kiểu này tập trung
vào khả năng hơn là cơng việc trước đây.
- Lý lịch theo trình tự thời gian: Kiểu lý lịch thẳng thắn này hữu ích với những người có
kinh nghiệm làm việc ở những vị trí nói chung liên quan đến cơng việc họ muốn và khơng có sự
ngắt qng lớn về thời gian giữa các cơng việc. Nó bắt đầu bằng cơng việc gần đây nhất và tiếp
tục đi ngược lại thời gian.
- Lý lịch kiểu chức năng: Làm nổi bật kinh nghiệm làm việc trước đây (không nhất thiết
phải theo thời gian), trực tiếp cho thấy bạn đáp ứng được công việc đang ứng tuyển.
- Lý lịch kiểu hình tượng: Đơi khi được những người tìm việc trong lĩnh vực nghệ thuật
như thiết kế và quảng cáo sử dụng. Kiểu này sử dụng các phơng chữ, hình vẽ, màu sắc và cách
bố trí để thể hiển tính sáng tạo cá nhân của người ứng tuyển.
Để có hình thức cho một CV ấn tượng với nhà tuyển dụng, ứng viên cầu chú ý những vấn
đề sau:
- Dùng nhiều từ chuyên ngành liên quan đến công việc trong CV
- Câu chữ trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, các mục quan trọng bạn nên để chữ đứng,
gạch chân hoặc in nghiêng để gây sự chú ý.
- Cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc, căn chỉnh hài hồ
- Trình bày hồ sơ trên hai trang giấy. Thơng thường một hồ sơ không nên dài hơn hai
trang giấy, trừ phi bạn có nhiều ưu thế và kinh nghiệm thật sự nổi bật.
- Sự khác biệt giữa CV – Sơ yếu lý lịch – Resumé chính là mức độ chi tiết thông tin cá
nhân của bạn.


2.2.3. Các nội dung cơ bản của một sơ yếu lý lịch
Nắm được bố cục cơ bản của một CV, hiểu rõ nội dung từng phần thể hiện sẽ giúp bạn
sở hữu CV ấn tượng, phù hợp yêu cầu của nhà tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng có thể đưa ra các
yêu cầu khác nhau về những nội dung cần có của một bản sơ yếu lý lịch nhưng thông thường,
nội dung trong bản sơ yếu lý lịch đều có những mục sau đây:

-

Thơng tin cá nhân

19


Kỹ năng Tìm việc làm

Đây là các thơng tin liên hệ của ứng viên bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê
quán, chỗ ở hiện nay, điện thoại và email liên hệ… Email sử dụng phải trung tính, trang trọng,
thường chọn email là chính tên họ của ứng viên khi dùng để tìm việc. Hình ảnh đưa vào phải rõ
ràng, trang phục lịch sự và chuyên nghiệp.
- Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp cần viết cụ thể rõ ràng, khơng viết mục tiêu chung chung như
“Tìm kiếm vị trí phù hợp với bản thân để phát huy hết tất cả những kinh nghiệm, kỹ năng của
bản thân; từ đó hồn thiện, trau dồi vốn sống cho bản thân”. Mục tiêu nghề nghiệp cần đề cập
đến vị trí ứng tuyển, hướng đến công việc như:
“Là một nhân viên có trách nhiệm, sử dụng những kiến thức đã có về Marketing và chịu
khó học hỏi tích lũy thêm để trở thành một nhân viên Marketing xuất sắc, góp phần đưa thương
hiệu Công ty lên Top đầu của ngành du lịch”.
Khi đọc mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên, thông thường nhà tuyển dụng quan tâm tới
hai điều. Thứ nhất là mục tiêu phải phù hợp với vị trí và công việc đang tuyển dụng để xem xét

đến khả năng làm việc và gắn bó lâu dài với cơng ty, thứ hai là mục tiêu phải phù hợp với kinh
nghiệm, khả năng thực tế của ứng viên, ví dụ một sinh viên mới ra trường mà đặt mục tiêu là trở
thành quản lý sau một năm sẽ rất khó khả thi.
- Trình độ học vấn và quá trình đào tạo
Phần này nêu rõ tên trường, khóa học, bằng cấp đạt được. Nếu đã tốt nghiệp đại học thì
khơng cần nêu tên trường cấp 1, 2. Các khóa học nghiệp vụ, kỹ năng có liên quan đến chun
mơn nghiệp vụ hoặc bổ trợ cho cơng việc (nếu có). Nếu trong q trình học tập được khen thưởng
về thành tích nổi bật, ứng viên cũng nên ghi vào. Không nên đưa vào những khóa học khơng liên
quan đến cơng việc dù bạn có tham gia.
- Kinh nghiệm làm việc
Những nội dung cần đề cập như ngày tháng bắt đầu và kết thúc công việc, tên công việc
đảm nhận, thông tin về công ty như địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, mô tả cơng việc, thành tích
đạt được… Khi trình bày kinh nghiệm, khơng nên đưa những cơng việc có khoảng thời gian làm
quá ngắn (ngoại trừ khoảng thời gian thực tập hay làm thời vụ…) như từ 2/2016 đến 4/2016:
Nhân viên Sales-Marketing, Cơng ty ABC. Nếu nhà tuyển dụng thấy bạn có quá nhiều công việc
trong một khoảng thời gian ngắn, nghĩa là trong mắt họ bạn là người thường xuyên nhảy việc và
có thể sẽ khơng gắn bó với họ lâu dài nếu bạn được tuyển dụng. Trong trường hợp có những
khoảng trống trong quá trình làm việc, tức là thời gian đó bạn khơng làm việc thì cũng cần trình
bày vắn tắt lý do sự gián đoạn đó.
Về nội dung mô tả công việc: ứng viên nên mô tả chi tiết hơn, không nêu trách nhiệm công
việc phải làm một cách chung chung. Thay vào đó, nên nhấn mạnh thêm kết quả công việc như
đưa vào những kỹ năng và thành tựu đạt được để nhà tuyển dụng thấy được bạn đã mang đến
những giá trị cho chính bản thân bạn và công ty. Bạn cần cung cấp dẫn chứng cụ thể bằng các
con số, tên chương trình, sản phẩm…Các chuyên gia cho rằng khi mô tả những công việc bạn
từng làm, hãy đính kèm cả những thành cơng đạt được.
Ví dụ, nếu bạn từng làm quản lí văn phịng, đừng chỉ đơn giản viết rằng “quản lý nhân
viên” mà hãy liệt kê cả kết quả thực tế như “giúp làm giảm một phần ba chi phí quản lý của văn
20



Kỹ năng Tìm việc làm

phịng”. Leslie Sokol (2009) đồng tác giả cuốn sách: “Suy nghĩ tự tin, ứng xử tự tin” cho rằng:
“Đã qua rồi cái thời chỉ cần liệt kê cơng việc và trách nhiệm”.
Ví dụ: khơng nên viết như sau:
Thiết kế - Công ty ABC (2012-2013)
Thiết kế website cơng ty, Thiết kế các hình ảnh.
Thay vào đó nên viết:
Thiết kế | Công ty ABC (7/2012-10/2013)
Thiết kế Website Công ty: [link website]
Thiết kế banner cho các sự kiện A, B, C của Công ty
Sự công nhận: Nhân viên xuất sắc nhất tháng 5/2013
Trong phần trình bày kinh nghiệm làm việc, chỉ nên đưa vào những cơng việc có liên
quan đến vị trí đang được tuyển dụng hay những cơng việc giúp bạn học được các kinh nghiệm
và kỹ năng cần thiết cho công việc đang ứng tuyển. Nhiều ứng viên đưa vào những công việc
không liên quan và không chỉ ra các điều học hỏi được cần có cho vị trí ứng tuyển mới. Nếu đã
từng làm nhiều cơng việc thì bạn chỉ nên đưa vào những cơng việc liên quan nhiều nhất đến vị
trí ứng tuyển. Nếu chưa có kinh nghiệm nhiều thì có thể đề cập đến những việc không liên quan
nhưng nên đưa vào những điều bạn đạt được và học hỏi được từ công việc mà điều này cần có
cho vị trí ứng tuyển.
Ví dụ, nếu ứng tuyển vị trí nhân viên bán hàng, khơng nên viết như sau:
2012-2013: Phát tờ rơi cho Công ty ABC
Phân phát các tờ quảng cáo về…tới mọi người ở các khu vực…
Thay vào đó nên viết:
- 2012-2013: Phát tờ rơi cho Công ty ABC
- Phân phát các tờ quảng cáo về…tới mọi người ở các khu vực…
- Học được sự kiên nhẫn, giữ thái độ tích cực khi bị từ chối nhận tờ quảng cáo
Những sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm thường cảm thấy khó khăn
khi viết nội dung này. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng, thực tế mọi người ai cũng từng là sinh viên
mới tốt nghiệp. Bạn có thể thể hiện kiến thức chun mơn và kinh nghiệm có liên quan đến cơng

việc qua một bài tập tình huống, giải quyết vấn đề trong một khóa học hoặc bạn đã tham gia một
khóa đào tạo thêm. Kinh nghiệm của bạn trong khoảng thời gian thực tập, khóa luận tốt nghiệp/
nghiên cứu khoa học hoặc những cơng việc tình nguyện… bạn cũng có thể đề cập vào CV. Bạn
hãy chú ý nêu bật thêm phần thành tích, sự đạt được của bạn khi tham gia các chương trình, cơng
việc đó và đặc biệt nhấn mạnh những kỹ năng, kinh nghiệm đạt được có liên quan đến cơng việc
ứng tuyển.
Ví dụ, một cơng ty đang cần tuyển vị trí trợ lý marketing, địi hỏi có kiến thức chuyên
ngành, kĩ năng giao tiếp, lãnh đạo và làm việc nhóm. Bạn có thể liệt kê trong kinh nghiệm của
mình về sự tham gia của bạn trong nhóm Marketing, của một tổ chức tình nguyện ABC, nhiệm
vụ của bạn là làm việc với một nhóm để nghĩ ra các ý tưởng, v.v. Việc liệt kê các hoạt động
tình nguyện và bài tập ở trường như kinh nghiệm sẽ có hiệu quả, nếu những hoạt động đó thực
sự liên quan và nhà tuyển dụng thấy được bạn đã làm gì trong các hoạt động đó. Vì vậy, khi
liệt kê bạn hãy:
21


Kỹ năng Tìm việc làm

+ Thật cụ thể, chi tiết vai trị bạn đã làm trong cơng việc đó.
+ Sử dụng các số liệu cụ thể để chứng minh.
+ Bắt đầu mỗi gạch đầu dòng với các động từ mạnh để gây ấn tượng.
Dưới đây là một ví dụ:
Tình nguyện viên nhóm Truyền thơng – Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Quản lý nhóm 20 bạn tình nguyện viên phụ trách các hoạt động khác nhau bao gồm:
+ Liên hệ, làm việc trực tiếp với báo đài như VTV1, Vnexpress, etc.
+ Quản lý, quảng bá sự kiện trên Website và Facebook. Trong sự kiện năm 2013, trang
Facebook của Bảo tàng đã tăng từ 7,000 đến 12,000 likes nhờ các sự kiện quảng bá.
+ Biên tập ảnh, video clip phục vụ cho quảng bá sự kiện của Bảo tàng.
+ Kết quả, đã có 22,000 lượt khách thăm quan BTDTH trong 3 ngày Tết 2015, vượt chỉ
tiêu đề ra

Hoặc bạn cũng có thể viết ở CV mô tả công việc bạn thực tập như sau:
Thực tập tại phòng xuất nhập khẩu ở cơng ty XYZ
+ Tìm hiểu về quy trình nghiệp vụ xuất, nhập khẩu hàng hóa
+ Học cách thức tìm kiếm, đánh giá nhà cung cấp
+ Thực hành tìm nguồn cung cấp hàng hóa
+ Tìm hiểu các hợp đồng ngoại thương và đàm phán về hợp đồng

-

Kỹ năng

Trong phần này, ứng viên cần nhấn mạnh vào các kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Ví dụ nếu ứng tuyển vào vị trí kế tốn thì hãy tập trung vào các kỹ năng chuyên môn như khả
năng sử dụng thành thạo phần mềm kế toán MISA, Excel, sự cẩn thận. tỉ mỉ… Các kỹ năng hỗ
trợ như ngoại ngữ, tin học cần phải ghi rõ cấp độ đạt được dưới dạng điểm số hay chứng nhận,
chứng chỉ. Kỹ năng mềm luôn là điều cần thiết với bất kỳ công việc nào. Các bạn sinh muốn có
được điều này thì chắc chắn bạn phải tự rèn luyện, tự tạo cơ hội cho mình bằng việc tham gia các
hoạt động, các dự án trong trường và ở ngoài trường.
Các sinh viên mới tốt nghiệp nên đọc kỹ bản mô tả công việc, yêu cầu công việc ở thông
tin tuyển dụng để lập ra các kỹ năng cần thiết cho cơng việc, có những từ ngữ chun mơn chưa
hiểu ở bản mơ tả thì bạn nên tìm hiểu qua sách vở hay qua báo mạng. Có những quảng cáo tuyển
dụng ngắn gọn, chưa nêu hết những yêu cầu mà người tuyển dụng mong muốn thì bạn có thể
tham khảo thêm các tin tuyển dụng của vị trí đó ở các cơng ty khác. Bạn cũng có thể tìm kiếm
trên google các kỹ năng, phẩm chất cần thiết cho công việc bạn đang quan tâm để biết được bạn
cần phải rèn luyện, học hỏi thêm kỹ năng gì, từ đó bổ sung vào CV của mình.

-

Các hoạt động/Thành tích đạt được


Trình bày các hoạt động bạn đã và đang tham gia. Các hoạt động nên liên quan đến công
việc như hỗ trợ hay học hỏi được nhiều kiến thức hay kỹ năng hỗ trợ cho cơng việc ví dụ như
tham gia câu lạc bộ tiếng Anh, tham gia nhóm tình nguyện, tham gia đề tài nghiên cứu khoa học,
đọc sách chuyên ngành bạn đam mê và u thích…Từ các hoạt động đó thể hiện được bạn là
người đam mê và mong muốn làm vị trí công việc ứng tuyển bằng việc thể hiện bạn yêu thích
đọc sách, tin tức về lĩnh vực đó.

22


Kỹ năng Tìm việc làm

Về thành tích đạt được, cần nêu bật những thành tích về học tập, về chuyên mơn, về cơng
việc hay các hoạt động khác. Thành tích đạt được thường ghi bằng minh chứng như: giấy khen,
bằng khen, giải thưởng, phần thưởng, khen thưởng, học bổng hay điểm số của một kỳ thi, chứng
nhận hay chứng chỉ đạt được.
Ví dụ: Cộng tác viên, tình nguyện viên ở câu lạc bộ trẻ em khuyết tật Hoa Nắng
- Lên kế hoạch giảng dạy, lập form đăng ký và gửi tới tình nguyện viên
- Giảng dạy trực tiếp tại lớp học giúp các em biết đọc, biết viết và làm toán đơn giản
- Lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động cho các em trong dịp Trung Thu, sinh nhật…

-

Sở thích cá nhân

Trong CV cũng có thể bao gồm mục Sở thích cá nhân. Khơng có gì đáng ngại khi bạn
đưa vào CV một vài sở thích cá nhân của mình. Ví dụ như một người có sở thích đọc sách, nghiên
cứu tài liệu, học tiếng Anh, hoặc môn thể thao … sẽ thể hiện được tính hiện đại, hịa đồng của
mình. Nếu như bạn học ngành học khác với vị trí bạn ứng tuyển thì bạn càng nên thể hiện điều
này. Ví dụ: Bạn học Kế tốn nhưng lại u thích làm cơng việc Marketing thì bạn có thể hiện ở

mục sở thích cá nhân của bạn như sau: Đọc cuốn sách: Chiến lược Marketing…của tác giả….
Đọc các bài báo về lĩnh vực Marketing ở các trang web như…

-

Người giới thiệu/Người tham khảo

Vì nhà tuyển dụng chưa biết rõ bạn nên việc có người giới thiệu hoặc sẵn sàng cung cấp
thêm thông tin tham khảo về bạn sẽ giúp cho doanh nghiệp tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn,
nhất là từ những người tham khảo uy tín. Nếu được, bạn nên nhờ người viết thư giới thiệu và gửi
kèm với hồ sơ tìm việc

2.2.4. Cách thức viết sơ yếu lý lịch gây ảnh hưởng và thu hút
Bản sơ yếu lý lịch hết sức quan trọng trong quá trình tìm việc của bạn. Theo một cuộc
thăm dị của trang CareerBuilder.com, 25% nhà quản lý nhân sự cho biết họ nhận được trung
bình 75 hồ sơ cho một vị trí tuyển dụng, và họ chỉ dành 1-2 phút để lướt qua từng bộ hồ sơ. Họ
cũng cho biết chỉ quan tâm đến ứng viên có sơ yếu lý lịch thật ấn tượng và thu hút. Sử dụng các
kỹ năng sau đây sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn bản sơ yếu lý lịch:
Thứ nhất, hãy nghĩ về mục tiêu của nhà tuyển dụng - Một bản sơ yếu lý lịch thì không
nhiều hơn một quảng cáo. Bạn đang cố gắng "bán" gì? Chính là bạn! Cho nên, khi bạn đang "tân
trang" lại sơ yếu lý lịch thì điều đầu tiên bạn nên làm là chắc chắn rằng mỗi bản sơ yếu lý lịch
bạn gửi đều phải phù hợp theo vị trí và yêu cầu của công ty bạn dự tuyển.
Thứ hai, hãy chọn kiểu sơ yếu lý lịch phù hợp với bạn. Những sơ yếu lý lịch theo trình
tự thời gian thích hợp với những người có thành tích, kinh nghiệm hoặc bản thân đúng với tiêu
chuẩn nghề nghiệp đòi hỏi. Sơ yếu lý lịch phân tích kỹ năng thì thích hợp với những khả năng
mà bạn có, nhiều hơn lịch sử công việc của bạn, phù hợp cho những ai muốn thay đổi cơng việc
mới. Vấn đề chính bạn đặt ra ở đây là những kỹ năng và thế mạnh của bạn.
Thứ ba, hãy tập trung hồn thành cơng việc hơn chỉ là những bổn phận công việc. Nhà
tuyển dụng ln muốn tìm hiểu những thành tích bạn có thể đóng góp cho cơng ty của họ nếu
tuyển dụng bạn. Vì thế, bạn hãy sử dụng bản sơ yếu lý lịch để chứng minh bạn có thể có lợi như

thế nào cho công ty.
23


Kỹ năng Tìm việc làm

Thứ tư, hãy lượng hóa thành tích hay kết quả bạn đã đạt được bằng cách bổ sung vào lý
lịch các con số. Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ hiểu hơn khi đọc thông tin của bạn và cảm thấy
bạn khác biệt so với các ứng viên khác.
Thứ năm, hãy làm CV trở nên cá tính hơn: Nhà tuyển dụng phải đọc hàng trăm CV mỗi
ngày, và họ thấy điều này quả rất buồn chán nếu các CV đều viết theo một phong cách giống
nhau. Vì thế, một điều gì đó khác biệt sẽ gây chú ý hơn tới nhà tuyển dụng. Tất nhiên bạn vẫn
luôn phải giữ CV thật chuyên nghiệp, nhưng sẽ luôn có cách để bạn thể hiện sự cá tính trong CV
của mình.
Cuối cùng đó là nâng cao chất lượng của bản CV bằng cách sử dụng từ ngữ dễ đọc, dễ
hiểu. Tránh sử dụng thuật ngữ, thành ngữ, từ rút gọn khơng cần thiết, vì chúng sẽ khiến việc đọc
bản CV giống như việc giải mã hay dịch ngoại ngữ. Thông tin của bản CV phải dễ đọc và dễ
hiểu. Các thay đổi theo những cách sau đây để giúp CV dễ đọc hơn:
- Chỉnh phông chữ, giãn chữ bằng cách rút gọn câu và tăng lề. Bạn có thể viết 2 trang
nếu cần thiết.
- Tổng hợp các vị trí cơng việc thay vì liệt kê từng cơng việc cụ thể
- Tránh trùng lặp thông tin
- Sử dụng một loại phông chữ và các định dạng chữ (in hoa, in nghiêng, in đậm…) để
phân biệt tiêu đề chính và tiêu đề phụ.
- Cố gắng hạn chế những thông tin đọc giống như mô tả về công việc
Cùng với sự phát triền của internet, ứng viên có thể đính kèm cả địa chỉ ở các trang mạng
xã hội của mình như facebook, tất nhiên nó phải thể hiện một hình ảnh chuyên nghiệp về bạn và
cập nhật thường xuyên thông tin nghề nghiệp. Tránh bao gồm các mạng xã hội lỗi thời hoặc có
thơng tin mang tính đời sống cá nhân.
Mạng xã hội video Youtube đã cung cấp thêm một phương tiện điện tử khác để các ứng

viên có thể sáng tạo trong quá trình tìm việc. CV bằng video nhanh chóng trở thành một cách
thức hiệu quả để thu hút sự chú ý của những nhà tuyển dụng tương lai trong một số lĩnh vực.
Cũng như bất cứ hồ sơ xin việc nào, có một số điều mà ứng viên cần quan tâm để có một video
CV hồn hảo, đó là:
- Hãy lựa chọn trang phục chuyên nghiệp (comple) và lựa chọn màu sắc sẽ khiến xuất
hiện đẹp nhất trên video. Tránh các màu như màu trắng, các màu nhạt và các sắc thái xanh.
- Tạo một phông nền phù hợp. Bạn sẽ không muốn nhà tuyển dụng bị mất tập trung bởi
một bộ sưu tập mũ lưỡi trai hay áo quần của bạn trong video. Tránh tình trạng lộn xộn của phông
nền bằng cách quay phim với một màn treo phía sau.
- Cắt móng tay cẩn thận, đặc biệt nếu bạn nói với cử chỉ tay. Chuẩn bị chu đáo thể hiện
một hình ảnh chuyên nghiệp cho video.
- Thiết kế một phần giới thiệu ngắn và thú vị. Giống với hồ sơ bằng giấy, bạn luôn muốn
thu hút sự chú ý người xem ngay lập tức và sau đó nhanh chóng tạo họ lý do tại sao họ nên tuyển
dụng bạn.
- Luôn nhớ đưa vào cả những thông tin trong CV thông thường của bạn và trả lời một
số câu hỏi phỏng vấn phổ biến. Bạn chỉ có từ 2 đến 3 phút, vậy nên hãy cố gắng tập trung vào
việc nhấn mạnh và cất giữ những chi tiết cho cuộc phỏng vấn trực tiếp.
24


×