Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.08 KB, 24 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ TUẤN VINH

QUá TRìNH CáC ĐảNG Bộ TỉNH KHU VựC MIềN NúI TÂY BắC
LÃNH ĐạO XÂY DựNG ĐộI NGũ CáN Bộ DÂN TéC THIĨU Sè
Tõ N¡M 2006 §ÕN N¡M 2016

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2021


Luận án được hồn thành tại:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS, TS. Nguyễn Xuân Tú
2. TS. Nguyễn Thị Mai

Phản biện:

Phản biện:

Phản biện:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
vào hồi.......giờ.......phút, ngày.......tháng.......năm…


Có thể tìm hiểu Luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trị, vị trí của
đội ngũ cán bộ, xuất phát từ nhận thức vị trí chiến lược của khu vực miền
núi, vùng đồng bào DTTS và đặc điểm của vấn đề DTTS nước ta, trong tiến
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm chăm lo
xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ DTTS.
Vùng Tây Bắc là một khu vực lịch sử - dân tộc; là địa bàn cư trú của
hàng chục DTTS. Tây Bắc cịn là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về
an ninh, chính trị, quốc phịng. Việc xây dựng chính sách quản lý và phát
triển ở đây ln giữ vị trí đặc biệt quan trọng.
Để thực hiện tốt vấn đề quản lý xã hội ở Tây Bắc, một trong những giải
pháp quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, trong đó có xây dựng
đội ngũ cán bộ người DTTS. Nhận thức điều này, qua thực tiễn nhiều năm,
nhất là trong những năm 2006-2016, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã
quan tâm lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS đạt nhiều thành công.
Nhưng do nhiều nguyên nhân, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở
đây vẫn cịn tồn tại khơng ít mâu thuẫn.
Thực tiễn trên địi hỏi phải có nghiên cứu mang tính hệ thống, tồn diện
nhằm đánh giá khách quan những ưu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân và
tổng kết những kinh nghiệm để tham khảo vận dụng vào nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh khu vực
Tây Bắc hiện nay.

Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Quá trình các
Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán
bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016” là đề tài luận án tiến sĩ
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc lãnh đạo xây
dựng đội ngũ cán bộ DTTS từ năm 2006 đến năm 2016; tổng kết kinh
nghiệm lịch sử để vận dụng vào hiện nay.


2

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ
DTTS ở các tỉnh khu vực Tây Bắc.
Phân tích, luận giải có hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của các Đảng
bộ tỉnh khu vực Tây Bắc về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS từ năm 2006
đến năm 2016, qua hai giai đoạn 2006-2010 và 2010-2016.
Nhận xét ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và đúc kết kinh nghiệm
từ quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ
cán bộ DTTS (2006-2016).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chủ trương và quá trình chỉ đạo
của Đảng bộ các tỉnh ở khu vực Tây Bắc về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án nghiên cứu chủ trương, sự chỉ đạo của các Đảng
bộ tỉnh khu vực Tây Bắc về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS từ năm 2006
đến năm 2016. Luận án tập trung vào 4 vấn đề cơ bản: Công tác quy hoạch,

tạo nguồn cán bộ DTTS; Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS; Công
tác tuyển dụng và sử dụng cán bộ DTTS; Cơng tác thực hiện các chính
sách đối với cán bộ DTTS.
Về thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2016. Mốc thời gian 2006 là thời
điểm bắt đầu thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các
Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc trong nhiệm kỳ Đại hội 2005-2010. Năm
2016 là mốc thời gian tổng kết nhiệm kỳ Đại hội 2010-2015 của các Đảng
bộ tỉnh khu vực Tây Bắc trong lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS.
Về không gian: Trong luận án, tác giả lựa chọn nghiên cứu tại 6 Đảng
bộ tỉnh: Hồ Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của
Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS.


3

4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng hai phương pháp chính
là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic.
Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm hệ thống hóa sự lãnh đạo của
các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
DTTS từ năm 2006 đến năm 2016. Đặt sự lãnh đạo này trong quá trình phát
triển chung của các tỉnh, của khu vực và bối cảnh trong nước, quốc tế.
Phương pháp lôgic được sử dụng nhằm nghiên cứu tổng quát quá trình
các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
DTTS từ năm 2006 đến năm 2016. Từ đó rút ra những đánh giá, nhận xét,
tổng kết kinh nghiệm.
Bên cạnh hai phương pháp chính, luận án sử dụng một số phương pháp:
Phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp

thống kê, phương pháp khảo sát thực tiễn,... nhằm làm sáng tỏ hơn những
vấn đề mà luận án đặt ra.
4.3. Nguồn tài liệu: Luận án dựa vào nguồn tư liệu là các Văn kiện Đại
hội Đảng Cộng sản Việt Nam; các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ,
HĐND, UBND tỉnh, của một số cơ quan các tỉnh khu vực Tây Bắc; kết quả
nghiên cứu của một số công trình khoa học đã cơng bố có liên quan đến đề
tài nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Đóng góp khoa học
Hệ thống hố nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu về xây dựng đội ngũ
cán bộ DTTS ở Việt Nam nói chung, ở các tỉnh khu vực Tây Bắc nói riêng.
Khái quát chủ trương và sự chỉ đạo của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc
về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS từ năm 2006 đến năm 2016.
Đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả, đúc kết kinh nghiệm từ quá trình các
Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS
(2006-2016).
5.2. Đóng góp thực tiễn
Góp phần tổng kết quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc lãnh
đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS từ năm 2006 đến 2016. Khẳng định vai


4

trò quyết định của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đối với xây dựng đội
ngũ cán bộ DTTS.
Đề tài góp thêm những luận cứ, cơ sở khoa học, kinh nghiệm để các
Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc tham khảo trong lãnh đạo xây dựng đội ngũ
cán bộ DTTS hiện nay.Giơn
6. Kết cấu của luận án
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Các cơng trình nghiên cứu của tác giả đã

cơng bố có liên quan tới đề tài, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung của luận án được kết cấu gồm 4 chương (10 tiết).
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu chung về cán bộ, công chức

Nghiên cứu chung về cán bộ, công chức có cơng trình của Phạm Bách
Nãi (Fan Bainai) (2007), “Nghiên cứu tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh
hưởng và con đường nâng cao hiệu quả giáo dục bồi dưỡng cán bộ”, Vương
Tuyền (Wang Quan) (2011) Nghiên cứu đổi mới giáo dục cán bộ của Đảng
Cộng sản Trung Quốc; Reichard và Roeber (2012), Education and training
of Senior Civil Servants in German (Giáo dục và đào tạo công chức cao cấp
tại Đức), Knassmueller và Veit (2015), “Culture matters - the training of
senior civil servants in Austria, Germany, the Netherlands and Switzerland”
(Vấn đề văn hóa - đào tạo cơng chức cao cấp tại Áo, Đức, Hà Lan và Thụy
Sĩ);...
Các cơng trình nghiên cứu trong nước, tiêu biểu có nghiên cứu của
Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và thực
tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức; Tô Tử Hạ (1998), Công chức và
vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, Vũ Văn Phúc và Ngô
Văn Thạo (2014), Những giải pháp và điều kiện thực hiện phịng, chống
suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, Lê
Văn Giảng (2014), Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát cán
bộ giai đoạn hiện nay, Nguyễn Đức Mạnh - Nguyễn Tiến Hiệp (2015),


5


“Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đạo đức cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước”, Lê Quý Trịnh (2011), “Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát, góp
phần nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng
viên”;...
1.1.2. Các nghiên cứu về cán bộ, công chức trong tư tưởng Hồ Chí Minh
và trong đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước

Có nghiên cứu của Trịnh Gia Ban, Phạm Văn Trường, Tô Văn Giai
(1997), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán
bộ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay; Bùi Đình Phong (2006), Tư tưởng Hồ
Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ;... Nghiên cứu các quan điểm của
Đảng về cán bộ, cơng chức, có nghiên cứu của Nguyễn Phú Trọng (2001),
Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, Vũ Văn Hiền (2007),
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước;...
1.1.3. Các nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức dân tộc
thiểu số ở Việt Nam

Tiêu biểu có nghiên cứu của Trịnh Quang Cảnh (2005), Phát huy vai
trò của đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách
mạng hiện nay; Lê Phương Thảo - Nguyễn Cúc - Doãn Hùng (2005), Xây
dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá - luận cứ và giải pháp; Lý Thị Thu
(2016), Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân
tộc thiểu số từ năm 1991 đến năm 2010;
1.1.4. Nhóm nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở
các tỉnh Tây Bắc

Nhóm nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các

tỉnh Tây Bắc, tiêu biểu có các nghiên cứu của Đoàn Minh Huấn (2004) Tạo
nguồn cán bộ hệ thống chính quyền chủ chốt cấp xã các tỉnh Tây Bắc hiện
nay, Lô Quốc Toản (2009), Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các
tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay; Nguyễn Lâm Thành (2014), Chính
sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam hiện nay;...


6

Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực
Tây Bắc, tiêu biểu có nghiên cứu của Trương Khánh Ngọc (2015), Đảng bộ
tỉnh Hòa Bình lãnh đạo cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp
xã từ năm 2001 đến năm 2012; Tịng Thị Hính (2009), “Sơn La chú trọng
cơng tác đào tạo, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số”; Hoàng Mẫn (2016),
“Điện Biên: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số”;
Vũ Ngọc An (2009), “Lai Châu xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số“;
Trần Thị Hương (2007), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số ở Lào
Cai”; Đình Tứ (2016), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc
thiểu số ở Yên Bái: Chính sách và thực tiễn”;...
1.2. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình liên quan đến đề tài luận
án đã công bố và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu
Các nhóm nghiên cứu nêu trên đã đề cập và giải quyết một số nội dung
liên quan đến luận án. Cụ thể:
Một là, đã làm khá rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn chung về cán bộ,
công chức và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, ở cả Việt Nam
và thế giới.
Hai là, một số cơng trình đã phân tích đặc điểm, đặc thù khu vực Tây
Bắc - những tác động thuận lợi, khó khăn tới cơng tác xây dựng đội ngũ cán
bộ DTTS ở đây. Hệ thống hóa những quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải
pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS

nói chung, cán bộ DTTS ở khu vực Tây Bắc nói riêng.
Ba là, đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó có thực
trạng xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây
Bắc. Đúc rút một số kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó có
kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS.
Bốn là, đưa ra các nhóm giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ, trong
đó có giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS nói chung và ở các tỉnh khu
vực Tây Bắc nói riêng.
1.2.2. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu
Với những kết quả đã đạt được và một số tồn tại, hạn chế của các cơng
trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở kế thừa, phát triển,
luận án tập trung nghiên cứu những nội dung sau:


7

Một là, những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ
DTTS ở các tỉnh khu vực Tây Bắc từ năm 2006 đến năm 2016.
Hai là, chủ trương, sự chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các
Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc từ năm 2006 đến năm 2016.
Ba là, ưu điểm, hạn chế trong lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS
của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc.
Bốn là, những kinh nghiệm từ quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây
Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS từ năm 2006 đến năm 2016.

Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH
KHU VỰC TÂY BẮC VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
DÂN TỘC THIỂU SỐ (2006-2010)
2.1. Những yếu tố tác động đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ

người dân tộc thiểu số của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc
2.1.1. Vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số và công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
2.1.1.1. Một số khái niệm chung
2.1.1.2. Vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số và công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
Vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ DTTS đã đặt ra yêu cầu cấp thiết
đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS - một trong những trọng tâm
công tác lãnh đạo của Đảng tại khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân tộc, dân cư các tỉnh
khu vực Tây Bắc
Điều kiện tự nhiên ở các tỉnh khu vực Tây Bắc đan xen cả yếu tố thuận
lợi và khó khăn đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS.
Đặc điểm kinh tế - xã hội ở các tỉnh khu vực Tây Bắc đan xen cả yếu tố
thuận lợi và khó khăn đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS.
2.1.2.3. Đặc điểm dân tộc, dân cư
Những yếu tố dân tộc, dân cư trên đây đã tác động, chi phối rất lớn đến
công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS trong hệ thống chính trị của các


8

Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc.
2.1.3. Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
ở các tỉnh Tây Bắc trước năm 2006
Trong những năm đổi mới, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương của
Đảng, cơng tác cán bộ các tỉnh miền núi nói chung, cán bộ DTTS nói riêng
đã được coi trọng trên nhiều mặt. Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan
và chủ quan, cơng tác này vẫn cịn những hạn chế.
2.1.4. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về xây dựng

đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số những năm 2006-2010
Kế thừa những quan điểm của các giai đoạn trước, trong giai đoạn 20062010, Đảng và Nhà nước tiếp tục coi trọng và quan tâm tới công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ DTTS, luôn đặt công tác này trong chỉnh thể công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đồng thời được xác định là nhiệm vụ có
ý nghĩa chiến lược tại những địa bàn miền núi.
2.2. Chủ trương của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc về xây dựng
đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
Trong giai đoạn 2006-2010, bám sát đường lối, chủ trương của Đảng,
các chính sách của Nhà nước, đồng thời xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu
thực tiễn của địa phương, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã nêu lên chủ
trương, chính sách về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Dù có một số nét
riêng, nhưng về cơ bản, chủ trương, chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ
DTTS của các Đảng bộ tỉnh Tây Bắc thống nhất ở một số điểm.
2.3. Các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc chỉ đạo xây dựng đội ngũ
cán bộ dân tộc thiểu số
2.3.1. Công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số
Tạo nguồn cán bộ DTTS là một giải pháp quan trọng, có ý nghĩa lâu dài
trong bổ sung nguồn cán bộ tương lai cho các tỉnh khu vực Tây Bắc. Tuy
nhiên, do đặc thù nên cơng tác tạo nguồn cán bộ nói chung, tạo nguồn cán
bộ DTTS nói riêng ở các địa phương trong vùng gặp nhiều khó khăn.
2.3.2. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số
Thực hiện Đề án số 106/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Một
số giải pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn đội ngũ


9

cán bộ hệ thống chính trị cơ sở vùng Tây Bắc giai đoạn 2007-2010, ở giai
đoạn này, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã cụ thể hoá thành nhiều
chương trình, đề án riêng đối với đội ngũ cán bộ DTTS.

2.3.3. Cơng tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng cán bộ
Quán triệt và vận dụng quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về
công tác tuyển dụng cán bộ, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc thực hiện
công tác tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ DTTS cho các địa phương, ban,
ngành, đoàn thể. Kết quả đạt được trên một số nội dung: Về tiếp nhận và
tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng về cơng tác tại các xã
vùng sâu vùng xa; đưa trí thức trẻ về xã nghèo vùng miền núi dân tộc; tăng
cường sĩ quan biên phịng về làm phó bí thư Đảng uỷ ở các xã biên giới,
được các huyện miền núi thực thi có hiệu quả, điều đó được phản ánh qua
trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ DTTS ngày càng cao.
Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ DTTS từ cấp
tỉnh cho đến cấp cơ sở được nâng lên.
2.3.4. Thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ dân tộc thiểu số
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, các Đảng bộ tỉnh khu
vực Tây Bắc đã quán triệt và vận dụng trong điều kiện đặc thù của địa
phương. Nhận thức đảm bảo chế độ chính sách cho đối với cán bộ được cử
đi học là điều rất quan trọng để cán bộ có thể yên tâm học tập, công tác, các
Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc dù điều kiện cịn nhiều khó khăn nhưng vẫn
cố gắng đảm bảo chính sách đối với cán bộ được cử đi học kịp thời, hướng
tới sự công bằng, bình đẳng, bảo đảm về lợi ích vật chất, tinh thần cho các
đối tượng được cử đi đào tạo.
Tiểu kết chương 2
Đội ngũ cán bộ DTTS khơng chỉ có vị trí, vai trị như đội ngũ cán bộ
nói chung, mà cịn có vị trí vai trị và ý nghĩa quan trọng đối với việc giải
quyết các vấn đề về dân tộc, nhất là trong tổ chức thực hiện đường lối, chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, tiến hành sự nghiệp cách mạng ở miền
núi, vùng đồng bào các DTTS. Trong thực tiễn lãnh đạo, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đồng thời đặc biệt chú ý tới tính đặc tính tâm lý tộc người, đặc



10

điểm dân cư - xã hội, các yếu tố tự nhiên,... của mỗi cộng đồng DTTS để
vừa nêu lên đường lối, chính sách chung, đồng thời có chính sách riêng với
từng cộng đồng DTTS trong từng khu vực địa lý.
Quá trình lãnh đạo cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các
Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc là sự quán triệt, vận dụng những quan điểm,
chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước phù hợp với đặc thù và yêu
cầu thực tiễn của địa phương. Những kết quả đã đạt được và một số hạn chế
trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS là cơ sở để Đảng bộ các tỉnh
khu vực Tây Bắc trong nhiệm kỳ tiếp theo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, phát
triển về chủ trương lãnh đạo và biện pháp chỉ đạo. Mục tiêu nhằm xây dựng
đội ngũ cán bộ DTTS phát triển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác mới.
Chương 3
CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC LÃNH ĐẠO ĐẨY
MẠNH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ
(2010-2016)
3.1. Những yếu tố mới tác động và yêu cầu đẩy mạnh xây dựng đội
ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Bắc
3.1.1. Những yếu tố mới tác động
3.1.1.1. Bối cảnh tình hình
Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước có những biến chuyển mới,
đặt ra những tác động đa chiều, thuận lợi và khó khăn. Đối với cơng tác xây
dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc, bối cảnh
mới địi hỏi ln qn triệt về vai trị, ý nghĩa quan trọng của cơng tác xây
dựng đội ngũ cán bộ DTTS trong nhận thức và chỉ đạo. Để đáp ứng với đòi
hỏi thực tiễn, phải xác định mục tiêu và lựa chọn những biện pháp phù hợp,
chú trọng phát huy vai trò, trách nhiệm tham gia của các chủ thể chính trị, của
xã hội và ý thức tự vươn lên của bản thân đội ngũ cán bộ DTTS.

3.1.1.2. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh
xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
Bắt kịp với những biến chuyển của tình hình mới, trước yêu cầu đặt ra
ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, mà ở đó, vai trò hạt nhân
lãnh đạo, quản lý là đội ngũ cán bộ, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những


11

quan điểm, chính sách trong xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ
cán bộ là DTTS nói riêng. Bên cạnh việc kế thừa quan điểm, chủ trương của
giai đoạn trước, nhằm thích ứng với địi hỏi của thực tiễn, quan điểm, chủ
trương và những chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ DTTS của
Đảng và Nhà nước có những điểm mới, theo hướng ngày càng quan tâm,
chú trọng hơn.
3.1.2. Những yêu cầu mới đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ dân
tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Bắc
Những biến chuyển của tình hình thế giới, trong nước cùng thực trạng
đội ngũ cán bộ DTTS Tây Bắc trong những năm 2006-2010 đã đặt ra những
yêu cầu mới với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS tại các Đảng bộ
tỉnh khu vực Tây Bắc trong giai đoạn 2010-2016.
3.2. Chủ trương đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu
số của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc
Như vậy, tiếp nối chủ trương từ các giai đoạn trước, trong giai đoạn
2010-2016, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đều nhất quán trong nhận
thức và quan điểm chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Trước thực trạng
đội ngũ cán bộ DTTS và yêu cầu của thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa
phương, cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS được các Đảng bộ tỉnh ở
Tây Bắc có sự nhấn mạnh hơn so với giai đoạn trước. Những quan điểm,
chủ trương về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực

Tây Bắc là cơ sở, định hướng để các Đảng bộ chỉ đạo thực hiện tốt công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, góp phần vào sự phát triển bền vững của
mỗi tỉnh nói riêng, của vùng Tây Bắc nói chung.
3.3. Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc chỉ đạo đẩy mạnh
xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
3.3.1. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ
Công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu
vực Tây Bắc tiếp tục được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 42-NQ/TW
ngày 30-11-2004 của Bộ Chính trị Về cơng tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo,
quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Theo đó,
cơng tác quy hoạch cán bộ DTTS luôn được đặt dưới sự lãnh đạo tập trung,


12

thống nhất của các cấp uỷ Đảng, đồng thời có sự phân cấp hợp lý về thẩm
quyền quy hoạch cán bộ phù hợp với phân cấp quản lý sử dụng cán bộ.
3.3.2. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
dân tộc thiểu số
Quán triệt quan điểm của Đảng về thực hiện chính sách ưu tiên trong đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người DTTS, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây
Bắc đã tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương. Điểm
chung của Đảng bộ các tỉnh này là tiếp tục rà soát, phân cấp và phân loại đối
tượng để đưa đi đào tạo, bồi dưỡng một cách hợp lý. Nội dung, chương trình,
giáo trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ từng bước được chuẩn hoá, đổi mới để phù
hợp với từng đối tượng, đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong nội dung chương trình
ngồi kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành, do đặc thù địa bàn nên nhiều
Đảng bộ tỉnh chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiến
thức về quốc phòng, an ninh. Đảng bộ các tỉnh đều thực hiện phương thức đào

tạo lấy chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu, giải quyết tốt quan hệ giữa đào tạo
tập trung với đào tạo tại chức.
3.3.3. Cơng tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số
Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước,
xuất phát từ điều kiện thực tiễn của địa phương, gắn với yêu cầu của tình
hình mới, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc ln chú ý tới cơng tác tuyển
dụng, bố trí, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số. Điều này góp phần quan trọng
vào chất lượng, hiệu quả của cơng tác và sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ
người dân tộc thiểu số trong những năm 2010-2016.
3.3.4. Chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện chính sách ưu đãi đối với cán bộ
dân tộc thiểu số
Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, cơng tác
thực hiện chính sách đối với cán bộ là DTTS được các Đảng bộ tỉnh khu vực
Tây Bắc chỉ đạo có nhiều chuyển biến. Bên cạnh những chính sách chung,
các Đảng bộ tỉnh Tây Bắc đã kịp thời có những chính sách ưu đãi bổ sung
đối với cán bộ dân tộc thiểu số.


13

Tiểu kết chương 3
Giai đoạn 2010-2016, bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước có
những biến chuyển mới, đặt ra yêu cầu với mỗi Đảng bộ tỉnh ở Tây Bắc phải
tiếp tục quán triệt về vai trò, ý nghĩa quan trọng của đội ngũ cán bộ DTTS
và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Bám sát đường lối, chủ trương
của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Đảng bộ tỉnh khu vực
Tây Bắc đã nêu lên những những quan điểm, chủ trương về xây dựng đội
ngũ cán bộ DTTS. Từ sự nhận thức đầy đủ, đồng bộ, q trình triển khai,
thực tiễn hố các khâu của công tác cán bộ DTTS về cơ bản đã phát huy hiệu
quả trong thực tiễn. Nhưng bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình lãnh

đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc
vẫn còn những tồn tại chưa khắc phục được.
Chương 4
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.1. Nhận xét
4.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân
4.1.1.1. Ưu điểm
Một là, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc luôn nhận thức đúng vị trí,
tầm quan trọng của cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, kịp thời đề ra
chủ trương phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của địa phương
Quan điểm chỉ đạo về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở các
Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc là thường xuyên, liên tục, gắn chặt với quá
trình kiện tồn củng cố bộ máy chính trị từ tỉnh cho đến cơ sở. Tại các tỉnh
Tây Bắc, các cấp ủy, tổ chức đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tích cực
tổ chức thực hiện, từng bước đưa cơng tác này đi vào nền nếp, góp phần
quan trọng vào phần thực hiện đồng bộ các khâu của công tác cán bộ. Trên
cơ sở nhận thức đúng và đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của cơng tác xây dựng
đội ngũ cán bộ DTTS, hầu hết các cấp ủy, tổ chức đảng đã bám sát mục đích,
yêu cầu, phương châm, nguyên tắc, quy trình đề ra trong các nghị quyết,
hướng dẫn của Trung ương và tình hình cụ thể của địa phương, cơ quan, đơn
vị để xây dựng nội dung, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS phù hợp.


14

Hai là, quá trình chỉ đạo thực hiện, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc
luôn đảm bảo đầy đủ, nghiêm túc trong các khâu của công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ DTTS
Về công tác quy hoạch cán bộ DTTS, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây
Bắc đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, xây dựng chương trình, kế

hoạch triển khai và thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện ở cấp
dưới. Công tác quy hoạch cán bộ đã cơ bản bảo đảm sự đồng bộ từ dưới lên
và tạo được nguồn cán bộ kế cận khá dồi dào, như mỗi chức danh cán bộ
được quy hoạch từ 2 đến 3 người và một người có thể quy hoạch vào một số
chức danh; lấy quy hoạch cấp ủy làm cơ sở để xây dựng quy hoạch các chức
danh cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền, đồn thể ở các địa phương; bảo
đảm tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ DTTS.
Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS, các Đảng bộ tỉnh khu
vực Tây Bắc có nhiều cách làm sáng tạo. Bên cạnh việc xây dựng các kế hoạch,
chương trình, đề án trực tiếp về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS, các
Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo lồng ghép cơng tác này trong nhiều chương trình phát
triển kinh tế - xã hội khác. Điều này góp phần khắc phục sự khó khăn, hạn chế
về nguồn vốn dành cho đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời mang lại nhiều lựa chọn,
khuyến khích tinh thần tự đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ DTTS. Số
lượng cán bộ là DTTS qua đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng. Cơ cấu đội ngũ
cán bộ DTTS dần được trẻ hóa. Đây là những cố gắng lớn của các địa phương
khu vực Tây Bắc, nơi có nhiều địa bàn miền núi, biên giới, nhiều vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Trong cơng tác tuyển dụng, Đảng bộ các tỉnh khu vực Tây Bắc đã triển
khai nhiều ưu đãi nhằm thu hút sinh viên chính quy là DTTS tốt nghiệp loại
khá, giỏi các trường đại học về công tác, đặc biệt tại những địa bàn cơ sở
nhằm tăng cường nhân lực được đào tạo cơ bản cho cấp xã, đồng thời tạo
nguồn cán bộ kế cận. Trên cơ sở quy định của Trung ương, các tỉnh đã cụ
thể hóa các tiêu chuẩn, chức danh để phù hợp với từng địa bàn, trong đó có
ưu tiên đối tượng người DTTS.
Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS đáp ứng yêu cầu về số lượng và
chất lượng, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã có nhiều chính sách khuyến


15


khích, động viên đội ngũ cán bộ DTTS. Căn cứ vào các chính sách chung
của Trung ương, căn cứ vào đặc thù của địa phương, các Đảng bộ tỉnh khu
vực Tây Bắc đã cụ thể hố thành những chính sách riêng của tỉnh.
Việc xây dựng chính sách cán bộ DTTS ở các Đảng bộ tỉnh khu vực
Tây Bắc tương đối hợp lý. Đã bảo đảm được sự thống nhất, đồng bộ và công
bằng giữa cán bộ DTTS với cán bộ người Kinh và giữa các đối tượng cán
bộ DTTS với nhau. Các chính sách cán bộ DTTS được thực hiện ở tất cả các
khâu: chính sách quy hoạch; chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng; chính sách
trong tuyển dụng; chính sách trong đánh giá;... Ngoài ra, các Đảng bộ tỉnh
khu vực Tây Bắc cũng quan tâm tới các chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ
DTTS về nhà ở, nhà cơng vụ, chính sách hỗ trợ về tài chính,... Đó là nguồn
động viên, khích lệ quan trọng để đội ngũ cán bộ DTTS tự mình vươn lên
trong cơng tác.
Ba là, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS dưới sự lãnh đạo của
các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc có sự chuyển biến tích cực.
Nhìn chung, các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc đều có sự
nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ
DTTS. Quán triệt chủ trương của Đảng, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc
đã sớm ban hành các văn bản thực hiện. Qua từng năm, các cơ quan tham
mưu đều tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch những nhân tối mới đủ điều
kiện và đảm bảo các tiêu chuẩn vào quy hoạch, đồng thời đưa ra khỏi quy
hoạch những cán bộ khơng cịn đủ điều kiện và tiêu chuẩn nhằm đảm bảo đủ
nguồn cán bộ đề bạt, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử.
Việc sớm xây dựng các chức danh quy hoạch đã tạo sự chủ động cho
các đơn vị trong q trình thực hiện. Nhờ vậy nhìn chung cơng tác quy hoạch
ở các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc được thực hiện tốt, từng bước đi vào
nề nếp. Quá trình thực hiện dân chủ, khách quan và cơng khai. Kết quả quy
hoạch cán bộ DTTS đã tạo nguồn nhân sự đảm bảo đủ số lượng, hợp lý cơ
cấu, thành phần, có trình độ lý luận và thực tiễn đáp ứng yêu cầu về công tác

nhân sự các dịp Đại hội Đảng bộ, bầu cử đại biểu HĐND, UBND và Mặt
trận, đoàn thể các cấp.


16

Về đào tạo cán bộ DTTS, do nhận thức đúng ý nghĩa, vai trị của cơng
tác này, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc ln có sự quan tâm và chú trọng
đầu tư. Do tính đặc thù, đồng thời để khuyến khích tinh thần tham gia các
chương trình đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ DTTS, các Đảng bộ tỉnh
khu vực Tây Bắc đều chủ trương tăng các mức đãi ngộ, các chính sách động
viên, bên cạnh những chính sách chung với đội ngũ cán bộ.
Về tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ DTTS, các Đảng bộ tỉnh khu vực
Tây Bắc đều bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương. lựa chọn được
đúng người, đúng việc. Q trình tuyển dụng được tiến hành cơng khai trong
tất cả các khâu từ thông báo, tiếp nhận hồ sơ, rà soát hồ sơ, xét duyệt, tổ
chức thi tuyển, cơng bố kết quả.
Về chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ
DTTS ổn định, phát triển, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đều đảm bảo
thực hiện đầy đủ các quy định của Trung ương. Đồng thời, xuất phát từ đặc
thù địa phương, mỗi Đảng bộ tỉnh lại có sự bổ sung phù hợp.
4.1.1.1. Nguyên nhân của ưu điểm
Một là, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh
khu vực Tây Bắc luôn nhận được sự lãnh đạo và những quan tâm của Đảng
và Nhà nước.
Hai là, Đảng bộ và chính quyền các tỉnh khu vực Tây Bắc đã quán triệt
nghiêm túc và có những vận dụng sáng tạo các chủ trương, định hướng, quy
hoạch và kế hoạch của Đảng, Nhà nước về xây dựng cán bộ DTTS vào địa
phương của mình
Ba là, nhận thức về đầu tư cho con em học tập, phấn đấu thoát ly làm

cán bộ ngày càng được nâng cao trong đồng bào các DTTS ở Tây Bắc
Bốn là, cán bộ DTTS ở các tỉnh khu vực Tây Bắc có nhiều nỗ lực phấn
đấu vươn lên để ngày càng phát triển.
4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
4.1.2.1. Hạn chế
Một là, việc nhận thức và xác định chủ trương, chính sách về xây dựng
đội ngũ cán bộ người DTTS ở một số nội dung còn những bất cập.
Một số cấp ủy Đảng chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị và phát huy
đủ trách nhiệm trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Trong quá


17

trình qn triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn
của mỗi địa phương, vẫn còn biểu hiện lúng túng. Chưa nhận thức rõ yêu
cầu cụ thể, bức thiết về phẩm chất, năng lực của cán bộ DTTS trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS tuy đã được các Đảng bộ tỉnh
khu vực Tây Bắc quan tâm, nhưng nhìn chung vẫn cịn thiếu những biện
pháp cụ thể, tồn diện, phù hợp với đặc điểm và sát với tình hình trực tiếp
của từng địa phương cụ thể. Đặc biệt, còn chưa sát với yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của từng tỉnh. Những yêu cầu cụ thể về phẩm chất chính trị,
trình độ năng lực và tác phong cơng tác còn chung chung, chưa thực sự phản
ánh đúng yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ DTTS ở địa
bàn có tính đặc thù như các địa phương Tây Bắc.
Hai là, quá trình tổ chức chỉ đạo, thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ
DTTS ở các tỉnh khu vực Tây Bắc cịn có tình trạng chồng chéo, thiếu đồng
bộ và triệt để
Việc phân công trách nhiệm giữa các bộ phận trong hệ thống chính trị
chưa thực sự rõ dẫn tới sự phối hợp hoạt động của các tổ chức này còn thiếu

đồng bộ. Trong xử lý một số vấn đề phức tạp nảy sinh của công tác xây dựng
đội ngũ cán bộ DTTS cịn có biểu hiện né tránh, đùn đẩy công việc lên cấp
trên.
Một số địa phương, cơ quan đơn vị chưa chú trọng đúng mức tới công tác
đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, đào tạo nguồn cán bộ DTTS. Công tác chỉ đạo,
điều hành, hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện
chương trình về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên
chức thực hiện trong từng năm còn chưa thực sự vào nền nếp.
Ba là, kết quả thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở một số nội
dung cụ thể của công tác chưa đáp ứng được yêu cầu
Trong 10 năm (2006-2016), mặc dù các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc
đã chú trọng xây dựng kế hoạch cùng với nhiều chính sách hỗ trợ trong tuyển
dụng cán bộ là DTTS, tuy nhiên, do thiếu đồng bộ trong đào tạo nên các địa
phương gặp khó khăn khá lớn khi mặt bằng chung về dân trí, chất lượng
nguồn nhân lực thấp,...


18

Mặc dù đã có nhiều chuyển biến nhưng nhìn chung, cơ cấu đội ngũ cán
bộ còn chưa hợp lý. Thể hiện ở cơ cấu dân tộc; cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực
cơng tác; cơ cấu giới tính; cơ cấu cơ quan (Đảng - Nhà nước); cơ cấu cấp
cơng tác;...
Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ DTTS còn thấp, chưa đáp ứng
được yêu cầu đòi hỏi của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tổ chức lại
sản xuất thích ứng với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trình độ, năng lực điều hành của nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý người
DTTS khu vực cơng, nhất là ở cấp huyện, cấp xã cịn nhiều bất cập, chưa đáp
ứng và theo kịp yêu cầu cơng tác. Các tỉnh khu vực Tây Bắc cịn rất thiếu đội
ngũ cán bộ người DTTS chất lượng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực chuyên môn

như: khuyến nông, khuyến lâm, giáo dục, y tế, văn hóa - nghệ thuật,...
Ở những địa phương làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ cơ sở
có trình độ khá hơn, song cũng còn nhiều cơ sở ở các tỉnh miền núi, cán bộ
mặt trận, đồn thể người dân tộc cịn rất hạn chế cả về năng lực và trình độ.
Do trình độ học vấn thấp, hiểu biết về xã hội hạn chế nên việc tiếp thu và
truyền đạt các chủ trương, nghị quyết đến đồn viên, hội viên gặp nhiều khó
khăn, tổ chức triển khai các hoạt động đạt hiệu quả không cao.
4.1.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Điều kiện tự nhiên của vùng Tây Bắc có nhiều khó khăn. Mặt bằng dân
trí thấp, nguồn nhân lực để bổ sung cho đội ngũ cán bộ DTTS rất hạn chế.
Do thói quen sinh hoạt, canh tác nên vẫn còn hàng triệu người thuộc các
DTTS sống du canh, du cư, do vậy gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý xã
hội. Các chính sách của Nhà nước cịn nhiều bất cập trong q trình triển
khai thực tiễn. Việc học tập của cán bộ DTTS vùng Tây Bắc chưa thực sự
hiệu quả.
Nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở
một số cấp ủy, cơ quan chưa đúng mức. Điều này dẫn tới thực trạng hình thức,
thiếu hiệu quả trong quá trình chỉ đạo thực hiện ở một số cấp uỷ, ở một số địa
phương.
Bản thân đội ngũ cán bộ DTTS các địa phương, do đời sống kinh tế - xã
hội ở các tỉnh miền núi còn thấp và chế độ chính sách đãi ngộ cũng chưa hợp lý


19

nên số lượng và chất lượng học sinh DTTS tham gia các chương trình học tập
phổ thơng cịn hạn chế. Điều này ảnh hưởng tới công tác tạo nguồn cán bộ
DTTS.
4.2. Một số kinh nghiệm


4.2.1. Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước; bám sát thực tiễn của địa phương đề ra
chủ trương và giải pháp phù hợp trong xây dựng đội ngũ cán bộ dân
tộc thiểu số
4.2.2. Thống nhất nhận thức và phát huy trách nhiệm của các tổ
chức, các lực lượng trong xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
4.2.3. Thực hiện toàn diện, đồng bộ các khâu trong quá trình xây
dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng cơng tác đào tạo,
bồi dưỡng
4.2.4. Không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo bước
chuyển tích cực về đời sống vật chất, văn hóa, trình độ dân trí của đội ngũ
cán bộ người dân tộc thiểu số

Tiểu kết chương 4
Sau 10 năm lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS (2006-2016), các
Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã đạt được một số kết quả quan trọng. Nhận
thức về vị trí, vai trị của cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ngày càng
tăng lên trong các cấp uỷ Đảng ở khu vực Tây Bắc. Các khâu của công tác
cán bộ cơ bản được thực hiện đồng bộ, góp phần quan trọng vào kết quả
chung của công tác cán bộ DTTS tại các địa phương. Đội ngũ cán bộ DTTS
từng bước trưởng thành về số lượng và chất lượng, đã phát huy khá tốt năng
lực chuyên môn cũng như năng lực lãnh đạo, quản lý, đảm nhiệm ngày càng
tốt các nhiệm vụ công tác.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc vẫn
còn bộc lộ một số hạn chế.
Quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ
tỉnh ở khu vực Tây Bắc trong 10 năm 2006-2016 để lại một số kinh nghiệm:



20

(i) Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước; bám sát thực tiễn của địa phương đề ra chủ trương và giải
pháp phù hợp trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS; (ii) Thống nhất nhận
thức và phát huy trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong xây dựng
đội ngũ cán bộ DTTS; (iii) Thực hiện toàn diện, đồng bộ các khâu trong quá
trình xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, trong đó chú trọng cơng tác đào tạo,
bồi dưỡng; (iv) Không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo bước
chuyển tích cực về đời sống vật chất, văn hóa, trình độ của đội ngũ cán bộ
người DTTS.

KẾT LUẬN
Các tỉnh miền núi Tây Bắc là địa bàn có ý nghĩa chiến lược của đất nước
ta. Đây cũng là khu vực tập trung nhiều cộng đồng dân cư. So sánh với mặt
bằng chung của cả nước thì Tây Bắc vẫn là một khu vực cịn nhiều khó khăn
về kinh tế, những tồn tại trong xã hội, đặc biệt những vấn đề liên quan trực
tiếp tới cộng đồng các DTTS mặc dù đã có những khắc phục, tuy nhiên vẫn
chưa thực sự triệt để. Đây là những yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp tới
công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây
Bắc trong nhiều giai đoạn lịch sử trước đây và cả trong thời kỳ đẩy mạnh
thực hiện CNH, HĐH hiện nay.
Những năm 2006-2016 là quá trình 10 năm các Đảng bộ tỉnh khu vực
Tây Bắc cùng với cả nước thực hiện mạnh mẽ đường lối CNH, HĐH. Quá
trình này được thực hiện toàn diện, trên nhiều vấn đề, tuy nhiên, công tác
cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ vẫn giữ vai trị hạt nhân. Trong cơng tác
cán bộ, xuất phát từ đặc thù và những yêu cầu trong thực tiễn, vấn đề xây
dựng đội ngũ cán bộ DTTS luôn được các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc
đề cao.
Trên cơ sở quán triệt đầy đủ các quan điểm, đường lối của Đảng, chính

sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời với sự chủ động, sáng tạo trong vận


21

dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã
cụ thể hoá thành những chủ trương, chính sách, đề án, văn bản ở địa phương
mình. Q trình thực tiễn hố đường lối, chủ trương phản ánh tinh thần chủ
động, tích cực, trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức chính
trị xã hội từ trong nhận thức và hành động. Các khâu của công tác cán bộ
DTTS được thực hiện khá đồng bộ và hiệu quả.
Với cách làm chủ động, sáng tạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền,
tổ chức chính trị xã hội ở các tỉnh Tây Bắc; sự tham gia hiệu quả, tích cực
của các lực lượng xã hội; ý thức tự vươn lên của các nhóm dân cư DTTS
và cá nhân mỗi cán bộ DTTS, nhìn chung cơng tác xây dựng đội ngũ cán
bộ DTTS ở các tỉnh miền núi Tây Bắc trong 10 năm cùng cả nước thực
hiện CNH, HĐH (2006-2016) có những chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên,
do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc vẫn còn một số hạn
chế.
Quá trình quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước và thực tiễn hố trong các khâu của cơng
tác cán bộ trong 10 năm cùng cả nước tiến hành CNH, HĐH (2006-2016) đã
để lại cho các Đảng bộ tỉnh khu vực nhiều kinh nghiệm quý báu. Cùng với
nền tảng vững chắc từ những kết quả quan trọng đã đạt được, đây là điều
kiện đảm bảo cho các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc tiếp tục lãnh đạo công
tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS đạt nhiều thành tựu trong các giai đoạn
tiếp theo.



22

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lê Tuấn Vinh (2019), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về: đồn kết, bình
đẳng, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc”, Tạp chí Giáo dục lý
luận, ISSN 0868-3492, số tháng 3 (289), tr.25-31.
2. Lê Tuấn Vinh (2020), “Đảng lãnh đạo vận động nhân dân miền xuôi
lên phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi Tây Bắc những năm 19601975”, Tạp chí Giáo dục lý luận, ISSN 0868-3492, số tháng 3 (306), tr.56-62.
3. Lê Tuấn Vinh (2020), “Quan điểm về tộc người của Hồ Chí Minh”,
Tạp chí Lịch sử Đảng, ISSN 0936-8477, số tháng 5 (354), tr.97-101.
4. Lê Tuấn Vinh (2020), “Lý luận về dân tộc, tộc người trong quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin”, Tạp chí Khoa học chính trị, ISSN 1859-0187,
số tháng 6, tr.55-59, 65.
5. Lê Tuấn Vinh (chủ nhiệm) (2020), Vận dụng kinh nghiệm coi trọng
tổng kết thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1975-1986 vào nâng
cao chất lượng công tác xây dựng, phát triển đường lối đổi mới đất nước
của Đảng giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị
Khu vực I (mã số: CSTC. 06-20), Hà Nội.
6. Lê Tuấn Vinh - Lê Thị Điệp (2020), “Tổng kết thực tiễn phục vụ
nghiên cứu lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới một số thành tựu và kinh nghiệm”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số tháng 9.
7. Lê Tuấn Vinh (2020), “Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
người dân tộc thiểu số của một số Đảng bộ tỉnh Tây Bắc (2010-2015)”, Tạp
chí Lịch sử Đảng, số tháng 12 (361).



×