Collected by Kmasterit
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DYNAMIPS/DYNAGEN VÀ GNS3
(Font:Arial; Các soft và video lien quan đến bài viết – download tại
I – Hướng dẫn sử dụng Dynamips/Dynagen
Nếu như trước đây ta có từng nghe nói đến các phần mềm mô phỏng lab Cisco
như Boson Netsim hay Network Visualizer. Với các phần mềm này khi cấu hình cho
Router hay Switch, chúng ta thường bị thiếu nhiều câu lệnh và việc thực thi cũng không
chính xác cho nên không được sử dụng nhiều. Trong khi đó thuê lab cisco bên ngoài
khá đắt (khoảng 100000/1 giờ). Thay vì phải bỏ tiền đi học CCxx, bạn vẫn có thể tự học
ở nhà với phần mềm Dynamips.
Ưu điểm của phần mềm này là nạp cơ sở dữ liệu dòng lệnh cấu hình từ các hệ
điều hành thật của các Router. Chính vì thế, bạn không phải lo bị thiếu lệnh như các
chương trình khác. Và việc thực thi Dynamips cho các bài lab cũng rất thật (có thể
capture được luôn).
Thuật ngữ Dynamips bạn có thể hiểu đơn giản là cái Server còn Dynagen là cái
tương tác giữa Server với topo mạng.
Topo mạng là sơ đồ luận lý của hệ thống mạng. Với phần mềm này, topo được
lưu bởi file có đuôi .net. File này bạn có thể tự soạn bằng bất kì trình soạn thảo văn
bảng nào. Ví dụ: ta có topo 2 router nối nhau đơn giản thì có file .net có nội dung sau:
# Simple lab
#Khai báo [localhost] cho biết Dynamips đặt trên máy cục bộ
[localhost]
#Khai báo seri của IOS và đường dẫn chứa file IOS
[[3640]]
image = C:\Program Files\Dynamips\images\c3640-js-mz.122-7.bin
#npe = npe-400
ram = 160
Collected by Kmasterit
# Khai báo Router R1 có seri là 3640 và cổng s1/0 của R1 nối với s1/0 của R2
[[router R1]]
model = 3640
s1/0 = R2 s1/0
# Khai báo Router R1 có seri là 3640 . Do ở R1 ta đã định nghĩa kết nối với R2 nên ở
R2, ta #không cần định nghĩa lại
[[router R2]]
model = 3640
Các dòng bắt đầu bằng dấu # là các dòng Comment, không có hiệu lực như từ
khóa định nghĩa trong file .net
Thực hiện:
Cài Dynamips:
Trước khi cài Dynamips, bạn cài Winpcap trước. Winpcap là bộ thư viện dùng giao tiếp
với card mạng. Sau đó bạn cài Dynamips. Sau khi cài xong thì trên Desktop có 2
shortcut:
Bạn nhấp Dynamips Server để chạy Dynamips. Cửa sổ mới hiện lên:
Collected by Kmasterit
Copy hệ điều hành mạng (IOS) vào thư mục C:\Program Files\Dynamips\images. Các
IOS này thường đi kèm khi bạn mua các sản phẩm của Cisco. Tuy nhiên bạn có thể
search trên google các file IOS này.
Chạy File .net để vào Dynagen:
Ví dụ file sample1.net (trong thư mục cài đặt). File này là topo của 2 Router nối nhau
đơn giản như hình trên. Lưu ý trong file .net có dòng:
image = C:\Program Files\Dynamips\images\c3640-js-mz.122-7.bin
chính là đường dẫn đến tên file IOS mà bạn vừa copy vào. Ví dụ mình xài IOS c3640-
js-mz.122-7.bin thì file .net thì đường dẫn là như thế. Sau này bạn xài IOS khác thì sửa
lại tên khác.
Nhấp file .net, cữa sổ Dynagen hiện lên:
Dùng lệnh list để liệt kê các thiết bị trong topo mạng.
Collected by Kmasterit
Muốn cấu hình Router nào thì bạn dùng lệnh telnet <tên Router> để vào cửa sổ cấu
hình. Mặc định thì cữa sổ cấu hình ở dạng command prompt. Ta vẫn có thể dùng Hyper
Terminal hay SecureCRT để cấu hình.
Cửa sổ cấu hình R1
Collected by Kmasterit
Tương tự bạn gõ telnet R2 để vào chế độ cấu hình R2. Lúc này về mặt vật lý thì 2
Router đã nối với nhau (qua cổng s1/0 như định nghĩa trong file .net).
Việc tiếp theo là cấu hình như trong giáo trình của Cisco thôi.
Với phần mềm này, bạn có thể tự soạn topo cho phù hợp với bài lab của mình. Hướng
dẫn cách tạo file .net cũng như hướng dẫn phần mềm này bạn tham khảo trong
C:\Program Files\Dynamips\docs\tutorial.html (đường dẫn sau khi cài Dynamips).
Đây chỉ là phần hướng dẫn cơ bản về Dynamips. Ở các bài sau sẽ hướng dẫn cụ thể
như: cấu hình Switch, giao tiếp máy tính thật, dùng SecureCRT để cấu hình, GNS3
(giống Dynamips nhưng kéo thả thay vì tự soạn file .net), …
Chúc thành công.
II – Kết nối Router với PC ảo
Cửa sổ console hiện lên như sau:
Collected by Kmasterit
Ở trên là danh sách các connection (ở đây mình dùng từ Connection chứ không dùng
từ card mạng) của PC bạn đang dùng. Bạn copy dòng
NIO_gen_eth:\Device\NPF_{584D53D4-A47C-430A-84C7-D6E2FF8DC05E}
vào Clipboard bằng cách Right-Click, chọn mark. Sau đó quét khối dòng trên rồi Enter
để copy vào Clipboard (tùy card mạng mà nội dung của dòng này khác nhau) để chút
nữa thêm vào file .net
Tiếp theo, chúng ta tạo file .net đơn giản có nội dung như sau (lưu ý dòng F0/0 …):
[localhost]
[[3640]]
image = C:\Program Files\Dynamips\images\c3640-js-mz.122-7.bin
#npe = npe-400
ram = 160
[[router R1]]
model = 3640
F0/0 = NIO_gen_eth:\Device\NPF_{584D53D4-A47C-430A-84C7-D6E2FF8DC05E}
Thực hiện:
1) Chạy Dynamips (nhấn shortcut Dynamips Server).
2) Chạy file .net có nội dung như trên.
3) Telnet R1 và cấu hình Router ping tới card mạng của PC.
Collected by Kmasterit
Giả sử PC chúng ta có IP là 192.168.1.100 và Default gateway là 192.168.1.1.
Với file cấu hình .net như trên thì có thể hình dung topo mạng như sau:
Bây giờ ta sẽ cấu hình cho cổng S0/0 trên Router nối với cổng F0/0 trên PC (cổng S0/0
lúc này là Default Gateway của PC).
Router>ena
Router#conf t
Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z.
Router(config)#int f0/0
Router(config-if)#ip add 192.168.1.1 255.255.255.0
Router(config-if)#no shut
Router(config-if)#
00:00:40: %LINK-3-UPDOWN: Interface FastEthernet0/0, changed state to up
00:00:41: %LINEPROTO-5-UPDOWN: Line protocol on Interface FastEthernet0/
ed state to up
Router(config-if)#
Router(config-if)#exit
Router(config)#^Z
Router#
00:00:47: %SYS-5-CONFIG_I: Configured from console by console
Router#
Router#sho ip int bri
Interface IP-Address OK? Method Status
ocol
FastEthernet0/0 192.168.1.1 YES manual up
Router#ping 192.168.1.100
Type escape sequence to abort.
Sending 5, 100-byte ICMP Echos to 192.168.1.100, timeout is 2 seconds:
.!!!!
Success rate is 80 percent (4/5), round-trip min/avg/max = 20/41/72 ms
Router#ping 192.168.1.100
Type escape sequence to abort.
Sending 5, 100-byte ICMP Echos to 192.168.1.100, timeout is 2 seconds:
!!!!!
Collected by Kmasterit
Success rate is 100 percent (5/5), round-trip min/avg/max = 16/22/24 ms
Router#
Như vậy là ta đã ping được từ Router ảo đến PC rồi đó. Bạn cũng có thể dùng máy ảo
tạo thêm nhiều máy rồi kết nối với Router.
III – Hướng dẫn cài đặt và sử dụng GNS3 (Graphic Network Simulator)
Chương trình giả lập với giao diện đồ họa giống như Boson Netsim nhưng kết
hợp với Dynamips & Dynagen. Bạn có thể dễ dàng thiết kế Network topology từ đơn
giản đến phức tạp:
Collected by Kmasterit
Hướng dẫn sử dụng:
1. Sau khi cài đặt, mở menu Edit/Preference
2. Cấu hình đường dẫn đến chương trình Dynamips (quan trọng - mặc định sẽ là
C:\Program Files\ , nếu bạn cài Windows trên D: thì phải chỉ lại đường dẫn mới)
và thư mục làm việc cho Dynamips (Vd: D:\Dynamips)
Collected by Kmasterit
3. Cấu hình IOS Image:
4. Design network, cấu hình Slot cho Router (Vd: 4 Serial + 1 FastEthernet):
Collected by Kmasterit
Collected by Kmasterit
5. Tạo kết nối và chuyển sang Simulation mode:
Collected by Kmasterit
6. Khởi động Router & cấu hình: