Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

THIẾT KẾ CONCEPT CHO SẢN PHẨM KHOAN ĐIỆN CẦM TAY (BÀI HAY 9 ĐIỂM CỦA NHÓM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 46 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CƠ KHÍ
------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Đề tài: Thiết kế concept cho sản phẩm khoan điện cầm tay

Giáo viên hướng dẫn:

Th.S Nhữ Quý Thơ

Sinh viên thực hiện:

Phan Văn Sơn

2018606***

Phạm Cơng Sơn

2018606381

Lưu Lê Sơn

2017605332

Lớp:

ME606****


Khoa:

Cơ khí – K13

Hà Nội - 2021


PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN/NHĨM
I. Thơng tin chung
1. Tên lớp: ME6062001 Khóa: 13
2. Tên nhóm: Nhóm 16
Họ và tên thành viên: Phan Văn Sơn
MSV: 2018060**
Phạm Công Sơn
MSV: 2018606381
Lưu Lê Sơn
MSV: 2017605332
II. Nội dung học tập
1. Tên chủ đề: Thiết kế concept cho sản phẩm khoan điện cầm tay.
2. Hoạt động của sinh viên
Nội dung 1: Mô tả mục tiêu sản phẩm
- Mô tả sản phẩm
- Mục tiêu kinh doanh
- Mục tiêu thị trường
- Các điều kiện ràng buộc
- Các bên liên quan
Nội dung 2: Xác lập nhu cầu khách hàng
- Lựa chọn phương pháp lấy nhu cầu khách hàng
- Lập bảng đối tượng khách hàng lấy ý kiến
- Thực hiện lấy ý kiến khách hàng: Lập bảng câu hỏi cho khách hàng, lấy ý

kiến nhu cầu khách hàng (>= 20 nhu cầu).
- Diễn dịch nhu cầu khách hàng
- Đánh giá mức độ quan trọng các nhu cầu khách hàng
- Ghép nhóm nhu cầu khách hàng
Nội dung 3: Xác lập thơng số kỹ thuật mục tiêu
- Xác lập các thông số bao gồm: Mô tả (Metric) và Giá trị (value) kèm theo đơn
vị đo (>=10 thông số).
Nội dung 4: Xây dựng concept
- Chia tách vấn đề
- Tìm kiếm bên ngồi
- Tìm kiếm bên trong
- Tổ hợp giải pháp: Xây dựng cây concept


- Lựa chọn 3 concept trong cây concept, chỉ rõ các nhánh của từng concept
trong cây concept (bằng 3 màu khác nhau cho từng concept)
- Mô tả từng concept dựa vào cây concept
- Xây dựng bản vẽ phác sơ bộ cho từng concept.
Nội dung 5: Lựa chọn concept
- Chọn 1 trong 3 concept để phát triển tiếp theo bằng phương pháp ma trận ra
quyết định.
- Chọn phương pháp và thực hiện lựa chọn concept theo phương pháp đó
Nội dung 6: Thiết kế mức hệ thống
- Khởi tạo sơ đồ các modul của concept
- Xây dựng các khối chức năng của concept
- Xây dựng lớp hình học thơ
- Xác định các tương tác
- Xây dựng sơ đồ nhóm chi tiết và nhóm thiết kế
- Phác thảo sản phẩm bằng phần mềm CAD và/hoặc bằng bản vẽ phác. Áp dụng
các công cụ hỗ trợ: Mơ hình hóa mơ phỏng, CAD, HIL,… để thiết kế sản phẩm.

3. Sản phẩm nghiên cứu: Báo cáo thu hoạch bài tập lớn.
III. Nhiệm vụ học tập
1. Hoàn thành bài tập lớn theo đúng thời gian quy định (từ ngày 22/11/2021
đến ngày 24/12/2021).
2. Báo cáo sản phẩm nghiên cứu theo chủ đề được giao trước hội đồng đánh
giá.
IV. Học liệu thực hiện tiểu luận, bài tập lớn, đồ án/dự án
1. Tài liệu học tập: Bài giảng môn học thiết kế và phát triển sản phẩm và các
tài liệu tham khảo.
2. Phương tiện, nguyên liệu thực hiện tiểu luận, bài tập lớn, đồ án/dự án (nếu
có): Máy tính.
KHOA/TRUNG TÂM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

T.S Nguyễn Anh Tú

Th.S Nhữ Quý Thơ


MỤC LỤC
Danh mục hình ảnh ............................................................................................ II
Danh mục bảng biểu .......................................................................................... II
Mở đầu.................................................................................................................. 1
1. Mục tiêu sản phẩm ........................................................................................ 2
2. Xác định các nhu cầu khách hàng ............................................................... 3
2.1 Lựa chọn phương pháp lấy nhu cầu khách hàng. ..................................... 3
2.2 Lập bảng đối tượng khách hàng lấy ý kiến .............................................. 3
2.3 Xác định các câu hỏi để khảo sát nhu cầu khách hàng............................. 4
2.4 Lấy ý kiến và diễn dịch nhu cầu khách hàng ........................................... 5

2.5 Đánh giá mức độ quan trọng các nhu cầu khách hàng ............................. 6
2.6 Ghép nhóm nhu cầu khách hàng .............................................................. 8
3. Xác lập thơng số kỹ thuật mục tiêu ........................................................... 10
3.1 Triển khai các đại lượng đáp ứng các nhu cầu ....................................... 10
3.2 So sánh các thông số của những sản phẩm cạnh tranh ........................... 11
3.3 Thành lập thông số mục tiêu cho sản phẩm ........................................... 12
4. Xây dựng concept ........................................................................................ 13
4.1 Chia tách vấn đề ..................................................................................... 13
4.2 Tìm kiếm bên ngồi ................................................................................ 15
4.2.1 Các bằng sáng chế ............................................................................ 15
4.2.2 Các sản phẩm trên thị trường ........................................................... 18
4.3 Tìm kiếm bên trong ................................................................................ 24
4.4 Tổ hợp giải pháp: Xây dựng cây concept ............................................... 25
5. Lựa chọn concept ........................................................................................ 31
6. Thiết kế mức hệ thống ................................................................................ 33
6.1 Khởi tạo sơ đồ các module của concept ................................................. 33
6.2 Xây dựng các khối chức năng của concept ............................................ 33
6.3 Xây dựng các lớp hình học thơ ............................................................... 34
6.4 Xác định các tương tác ........................................................................... 35
6.5 Xây dựng sơ đồ nhóm chi tiết và nhóm thiết kế..................................... 36
6.6 Phân chia nhiệm vụ cụ thể ...................................................................... 36
6.7 Bản vẽ chi tiết cho concept ..................................................................... 37
7. Tổng kết........................................................................................................ 38
Tài liệu tham khảo............................................................................................. 39
Phụ lục: Bản vẽ chi tiết khoan concept khoan điện cầm tay......................... 40
I


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1 Đầu kẹp mũi khoan .............................................................................. 16

Hình 4.2 Khoan cầm tay tháp xoay ..................................................................... 17
Hình 4.3 Hệ thống chuyển đổi chế độ khoan trên khoan động lực..................... 18
Hình 4.4 Máy khoan khơng dây Bosch GSB 36 VE-2-LI .................................. 18
Hình 4.5 Máy khoan khơng dây Makita DDF343SYE ....................................... 20
Hình 4.6 Máy khoan cầm tay Aotuo ................................................................... 22
Hình 4.7 Cây concept cho sản phẩm khoan điện cầm tay .................................. 25
Hình 4.8 Concept 1 (Concept đỏ) ....................................................................... 26
Hình 4.9 Concept 2 (Concept lục)....................................................................... 27
Hình 4.10 Concept 3 (Concept lam) ................................................................... 28
Hình 4.11 Phác thảo concept 1 sản phẩm khoan điện cầm tay ........................... 29
Hình 4.12 Bản phác thảo concept 2 sản phẩm khoan điện cầm tay .................... 30
Hình 4.13 Bản phác thảo concept 3 sản phẩm khoan điện cầm tay .................... 31
Hình 6.1 Sơ đồ các chức năng của concept khoan điện cầm tay ........................ 33
Hình 6.2 Sơ đồ các cụm chi tiết của concept khoan điện cầm tay ...................... 34
Hình 6.3 Bố trí hình học thơ cho concept khoan điện cầm tay ........................... 35
Hình 6.4 Tương tác giữa các nhóm chi tiết trong concept khoan điện cầm tay . 35
Hình 6.5 Sơ đồ nhóm chi tiết và nhóm thiết kế .................................................. 36
Hình 6.6 Phân chia nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm ............................................ 36
Hình 6.7 Bản vẽ chi tiết Concept khoan điện cầm tay ........................................ 37
Hình 6.8 Bản vẽ concept khoan điện cầm tay hoàn chỉnh .................................. 37

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng mục tiêu sản phẩm khoan điện cầm tay ....................................... 2
Bảng 2.1 Hình thức và phân chia phụ trách khảo sát ............................................ 3
Bảng 2.2 Đối tượng khách hàng khảo sát ............................................................. 4
Bảng 2.3 Danh sách câu hỏi khảo sát.................................................................... 4
Bảng 2.4 Diễn dịch nhu cầu khách hàng ............................................................... 5
Bảng 2.5 Đánh giá mức độ quan trọng các nhu cầu khách hàng .......................... 7
Bảng 2.6 Ghép nhóm nhu cầu khách hàng............................................................ 8
Bảng 3.1 Đại lượng đáp ứng nhu cầu (kèm trọng số) ......................................... 10

Bảng 3.2 Thông số của các sản phẩm cạnh tranh ............................................... 11
Bảng 3.3 Thông số kỹ thuật mục tiêu ................................................................. 12
Bảng 4.1 Cấu trúc các chức năng của khoan điện cầm tay ................................. 13
Bảng 4.2 Thông số khoan không dây Bosch GSB 36 VE-2-LI .......................... 19
Bảng 4.3 Thông số khoan Makita DDF343SYE ................................................ 21
Bảng 4.4 Thông số máy khoan cầm tay Aotuo ................................................... 22
Bảng 5.1 Điểm đánh giá các concept khoan điện cầm tay.................................. 32
II


MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hiện đại và phát triển hiện nay, con người ngày càng được
tiếp xúc với nhiều công nghệ mới và tiên tiến. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm chất
lượng cao ngày càng tăng, do đó các sản phẩm với nhiều mẫu mã, công năng và
cách sử dụng khác nhau được ra đời. Để thích nghi được với xu hướng này, các
nhà sản xuất phải liên tục nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm tốt và thân thiện
với người dùng nhất nhằm hướng sự chú ý của khách hàng và tạo được chỗ đứng
trên thị trường mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất.
Trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng, các máy công cụ đang dần thay thế con
người trong công đoạn gia công và thiết kế giúp giảm ngắn thời gian hồn thiện
cơng trình hay sản phẩm, tiết kiệm thời gian cho con người. Điển hình trong đó là
sản phẩm máy khoan điện cầm tay, khơng chỉ trong lĩnh vực xây dựng mà nó còn
hỗ trợ con người trong việc sửa chữa, chế tạo trong các nhà máy và cả việc sử
dụng cá nhân trong những hộ gia đình. Vì thế cho nên khoan điện cầm tay hiện
nay đã trở thành một sản phẩm rất phổ biến trên thị trường và dần trở thành một
sản phẩm quan trọng trong đời sống con người.
Hiểu được những điều trên, nhóm sinh viên đã lựa chọn sản phẩm khoan điện
cầm tay làm chủ đề nghiên cứu và đã hoàn thiện báo cáo bài tập lớn “Thiết kế
concept cho sản phẩm khoan điện cầm tay”. Bài báo cáo sẽ trình bày cụ thể và hệ
thống quá trình tìm hiểu, thiết kế và phát triển một concept sản phẩm khoan điện

cầm tay hoạt động tốt và có khả năng cạnh tranh trên thị trường, phục vụ được tối
đa nhu cầu của con người.

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2021
Nhóm sinh viên thực hiện:
Phan Văn Sơn
Phạm Cơng Sơn
Lưu Lê Sơn
1


1. MỤC TIÊU SẢN PHẨM
Sau khi thống nhất được kế hoạch dự án khoan điện cầm tay, nhóm thiết kế
tiến hành liệt kê lại các thông tin của dự án để mọi người có thể nắm đủ và đúng
nội dung của dự án thông qua bảng mục tiêu sản phẩm.
Bảng 1.1 Bảng mục tiêu sản phẩm khoan điện cầm tay

Mô tả sản phẩm
Khoan điện cầm tay tích hợp pin có thể sạc lại, có nhiều chế độ khoan với
tốc độ có thể điều chỉnh được.
Mục tiêu kinh doanh
− Bán ra thị trường vào quý I năm 2021, dự kiến chiếm 20% thị phần trong
nước vào quý I năm 2022.
− Đạt doanh thu 60 tỷ đồng vào quý 4 năm 2022, tỷ suất lợi nhuận đạt 30%.
− Dự kiến đưa ra thị trường nước ngoài, chiếm 5% thị phần các nước Đông
Nam Á vào năm 2025.
Xác định thị trường
− Thị trường chính: Cơng nhân.
− Thị trường thứ cấp: Thợ lắp ráp, hộ gia đình.
Các điều kiện ràng buộc

− Khoan sử dụng nguồn năng lượng từ pin có thể sạc lại.
− Khoan có khả năng kiểm sốt tốc độ.
− Tuổi thọ các bộ phận cao.
− Sản phẩm khoan gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển.
− Giá thành khoan ở mức trung bình.
Các bên liên quan tới dự án
− Nhóm thiết kế và phát triển sản phẩm.
− Các nhà tài trợ, đầu tư cho sản phẩm.
− Bộ phận chế tạo, sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
− Bộ phận tiếp thị sản phẩm.
− Người tiêu dùng.

2


2. XÁC ĐỊNH CÁC NHU CẦU KHÁCH HÀNG
2.1 Lựa chọn phương pháp lấy nhu cầu khách hàng.
Tiến hành khảo sát và lấy ý kiến những khách hàng đã từng sử dụng sản
phẩm khoan điện trên thị trường kết hợp thảo luận để đưa ra nhu cầu khách hàng.
Hình thức và phụ trách khảo sát được trình bày trong bảng.
Bảng 2.1 Hình thức và phân chia phụ trách khảo sát
Hình thức
khảo sát

Phỏng vấn

Quy mô
khảo sát
(người)


Phụ trách

Ghi chú
(Thời gian/Địa điểm)

8h00 ngày 22/10/2021
Phan Văn Sơn

60

trực tiếp

Các hộ gia đình trong
khu vực Bắc Từ Liêm
8h00 ngày 22/10/2021

Phỏng vấn
trực tiếp

Phạm Cơng Sơn

80

Các cơng trình đang thi
công trong khu vực
Nam Từ Liêm
8h00 ngày 22/10/2021

Phỏng vấn
trực tiếp


Lưu Lê Sơn

10

Các đại lý, trung tâm
phân phối máy công cụ,
các siêu thị điện máy
15h00 ngày 23/10/2021

Phan Văn Sơn
Thảo luận
nhóm

Phạm Cơng Sơn

3

Tầng 2 thư viện trường
Đại học Công nghiệp Hà

Lưu Lê Sơn

Nội
2.2 Lập bảng đối tượng khách hàng lấy ý kiến
Sau khi thực hiện nhiệm vụ khảo sát, các số liệu được tổng hợp lại để phân
loại những đối tượng đã khảo sát được. Phân loại khách hàng khảo sát được liệt
kê trong bảng đối tượng khách hàng khảo sát.
3



Bảng 2.2 Đối tượng khách hàng khảo sát
Tổng: 150 người

Người dùng
chính

Người dùng
thơng thường

Cơng nhân phụ
trách lắp đặt thiết
bị ở cơng trường

65

0

Thợ nghề,
thợ sửa chữa

30

5

Hộ gia đình lẻ

8

32


Đại lý phân
phối cơng cụ

Siêu thị
điện máy

5

5

2.3 Xác định các câu hỏi để khảo sát nhu cầu khách hàng
Để quá trình khảo sát trở nên nhanh và hiệu quả hơn, những câu hỏi liên quan
tới sản phẩm được xác định sẵn trước khi tiến hành khảo sát thực tế. Những câu
hỏi có thể hỏi khách hàng được tổng hợp lại thành danh sách câu hỏi.
Bảng 2.3 Danh sách câu hỏi khảo sát

Câu hỏi 1

Bạn đã từng sử dụng sản phẩm khoan điện nào trước đây chưa?

Câu hỏi 2

Bạn có thường xuyên sử dụng khoan điện không?

Câu hỏi 3

Bạn thường sử dụng khoan điện để làm những cơng việc gì?

Câu hỏi 4


Chiếc khoan bạn từng sử dụng có những chức năng gì?

Câu hỏi 5

Thời gian bạn làm việc với một chiếc khoan thông thường
khoảng bao lâu?

Câu hỏi 6

Bạn thích sử dụng khoan điện loại có dây hay loại cầm tay?

Câu hỏi 7

Bạn thích những chức năng gì ở chiếc khoan của bạn?

Câu hỏi 8

Bạn có gặp bất tiện gì khi làm việc với khoan điện khơng?

Câu hỏi 9

Bạn có sẵn sàng bỏ ra 1,5 triệu để có thể sở hữu một bộ khoan
điện khơng?

Câu hỏi 10

Bạn mong muốn chiếc khoan có thêm những chức năng cơng
nghệ gì?
4



2.4 Lấy ý kiến và diễn dịch nhu cầu khách hàng
Với mỗi câu trả lời nhận được từ quá trình khảo sát, nhóm thiết kế phải tiến
hành diễn dịch thành nhu cầu mà khách hàng mong muốn đối với sản phẩm để
sản phẩm cuối cùng có thể thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Bảng 2.4 Diễn dịch nhu cầu khách hàng
TT

Dữ liệu thô về nhu cầu khách hàng

Diễn giải thành nhu cầu
sản phẩm

1

Chiếc khoan của tôi rất nặng và cồng kềnh

Khoan có thiết kế nhỏ gọn

2

Chiếc khoan tơi từng dùng khá yếu và khơng thể
khoan sâu

Khoan có cơng suất lớn

3

Tơi làm việc với nhiều vật liệu khác nhau


Khoan có nhiều chế độ
khoan phù hợp với nhiều
vật liệu

4

Tôi muốn khoan ở nhiều tốc độ khác nhau

Khoan có thể tùy chỉnh
được tốc độ

5

Tơi thường xun khoan tường

Khoan có chức năng khoan
tường

6

Tơi làm việc với nhiều kích cỡ mũi khoan khác
nhau

Đầu cặp của khoan tương
thích với nhiều kích thước
mũi khoan

7


Tơi bị ngã vì vấp phải dây điện từ chính chiếc
khoan của mình

Khoan khơng có dây điện
vướng víu

8

Pin máy khoan của tơi rất yếu, khơng thể đáp ứng
hết một ngày làm việc của tơi

Khoan có thời lượng pin
tốt

9

Khoan của tôi sử dụng liên tục và đã bị cháy

Khoan có chức năng tự
ngắt khi q tải

10

Tơi muốn khoan có thêm tay cầm phụ để dễ cầm
nắm

Khoan có trang bị tay cầm
phụ

11 Tơi thường dùng máy khoan để bắt vít


Khoan có chức năng bắt
vít

12

Tơi làm việc ngồi trời và trong một lần mưa
chiếc khoan của tôi đã bị hỏng

Khoan có khả năng chống
nước

13

Máy khoan của tơi đột nhiên khởi động khi mang
vác do cò khoan bị tác động

Khoan có khóa cị khoan

14 Bụi khi khoan làm kẹt máy khoan của tơi

5

Khoan có khả năng chống
bụi


15

Khoan của tôi hay bị văng mũi khoan rất nguy

hiểm

Đầu cặp mũi khoan chắc
chắn

16

Sau khi hết pin tôi phải đợi pin sạc lại mới có thể
dùng được

Khoan có thêm pin dự
phịng

17

Khoan của tơi sạc pin nửa ngày mới đầy khiến tơi
bỏ lỡ cơng việc

Khoan có thời gian sạc pin
ngắn

18 Tơi hay khoan lố chiều sâu của lỗ

Khoan có tích hợp thước
đo chiều sâu

19 Tơi muốn khoan có đèn để làm việc ở chỗ tối

Khoan có đèn trợ sáng


20 Lỗ khoan của tơi khơng vng góc với tường

Khoan có thước thủy cân
bằng

21 Tôi hay bị trượt tay khi cầm khoan
22 Tôi hay đánh mất dụng cụ để tháo mũi khoan

Khoan chống trượt khi
cầm nắm
Khoan có vị trí để dụng cụ
tháo mũi khoan

23 Khoan của tôi mới dùng được hai tháng đã hỏng

Khoan có tuổi thọ cao

24 Pin máy khoan của tơi bị chập và nổ

Pin của khoan có chức
năng chống chập

25

Tơi khơng biết khi nào khoan của mình cần sạc
lại

26 Khoan của tôi chỉ quay theo một chiều
27


Tôi đã từ bỏ ý định mua cho mình một chiếc
khoan cầm tay vì giá của nó tận 8 triệu

Khoan có đèn báo dung
lượng pin
Khoan có chức năng đảo
chiều
Khoan có giá thành rẻ

2.5 Đánh giá mức độ quan trọng các nhu cầu khách hàng
Mỗi nhu cầu có một tầm quan trọng khác nhau với khách hàng. Các khách
hàng trong cuộc khảo sát có thể đưa ra rất nhiều nhu cầu khác nhau, trong đó có
một vài nhu cầu được cho là thiết yếu nhất (độ quan trọng cao). Mặt khác có
những nhu cầu chỉ được nhắc đến một vài lần và tương đối cá biệt (độ quan trọng
kém hơn). Nhóm thiết kế sẽ thực hiện cơng thăm dị ý kiến tổng hợp của khách
hàng qua việc chấm điểm mức quan trọng của những tiêu chí trên thang điểm 5
sau đó tổng hợp làm căn cứ để đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí. Việc
đánh giá mức độ quan trọng của các nhu cầu được trình bày trong bảng 2.5.

6


Bảng 2.5 Đánh giá mức độ quan trọng các nhu cầu khách hàng

STT

Nhu cầu khách hàng
(quy mô 150 người)

Tần suất điểm số

1

2

3

4

5

Điểm
trung
bình

Mức độ
quan trọng
(1-5)

1

Khoan có tuổi thọ cao

0

0

0

14


136

4,91

5

2

Khoan có cơng suất lớn

0

2

5

15

128

4,79

5

3

Khoan có chức năng
đảo chiều

0


6

8

25

111

4,61

5

4

Khoan có thiết kế nhỏ
gọn

2

9

30

22

87

4,22


4

5

Khoan có thời lượng pin
tốt

9

14

20

24

83

4,05

4

6

Pin của khoan có chức
năng chống chập

4

12


25

39

70

4,06

4

7

Khoan có nhiều chế độ
khoan phù hợp với
nhiều vật liệu

12

26

13

48

51

3,67

4


8

Đầu cặp mũi khoan chắc
chắn

4

22

43

52

29

3,53

4

9

Khoan có thể tùy chỉnh
được tốc độ

6

45

43


45

11

3,07

3

10

Khoan có khóa cị
khoan

19

45

42

27

17

2,85

3

11

Khoan có chức năng

khoan tường

18

54

35

25

18

2,81

3

12

Khoan có giá thành rẻ

17

59

34

23

17


2,76

3

13

Khoan có chức năng tự
ngắt khi quá tải

27

48

38

21

16

2,67

3

14

Đầu cặp của khoan
tương thích với nhiều
kích thước mũi khoan

34


35

46

22

13

2,63

3

15

Khoan chống trượt khi
cầm nắm

41

25

56

18

10

2,54


3

7


16

Khoan có thêm pin dự
phịng

42

63

12

19

14

2,33

2

17

Khoan có chức năng bắt
vít

51


49

24

11

15

2,27

2

18

Khoan có thước thủy
cân bằng

50

54

26

12

8

2,16


2

19

Khoan có tích hợp
thước đo chiều sâu

56

68

9

4

13

2,00

2

20

Khoan có khả năng
chống nước

57

70


15

6

2

1,84

2

21

Khoan có đèn báo dung
lượng pin

62

75

4

6

3

1,75

2

22


Khoan khơng có dây
điện vướng víu

76

67

3

3

1

1,57

2

23

Khoan có thời gian sạc
pin ngắn

80

64

3

2


1

1,53

2

24

Khoan có đèn trợ sáng

95

51

3

1

0

1,40

1

25

Khoan có vị trí để dụng
cụ tháo mũi khoan


116

29

4

1

0

1,27

1

26

Khoan có trang bị tay
cầm phụ

122

26

2

0

0

1,20


1

27

Khoan có khả năng
chống bụi

131

18

1

0

0

1,13

1

2.6 Ghép nhóm nhu cầu khách hàng
Bảng 2.6 Ghép nhóm nhu cầu khách hàng

Khoan có thiết kế nhỏ gọn
Khoan khơng có dây điện vướng víu
Khoan có vị trí để dụng cụ tháo mũi
khoan


Nhóm mẫu mã

Đầu cặp của khoan tương thích với
nhiều kích thước mũi khoan
Khoan có trang bị tay cầm phụ
Khoan có thêm pin dự phòng
8


Khoan có chức năng đảo chiều
Khoan có thước thủy cân bằng
Khoan có đèn trợ sáng
Nhóm chức năng làm việc

Khoan có thể tùy chỉnh được tốc độ
Khoan có chức năng bắt vít
Khoan có chức năng khoan tường
Khoan có thước đo chiều sâu
Khoan có cơng suất lớn
Khoan có thời lượng pin tốt
Khoan có khả năng chống bụi

Nhóm chức năng cơng nghệ
Khoan có đèn báo dung lượng pin
Khoan có thời gian sạc pin ngắn
Khoan có tuổi thọ cao
Khoan có khả năng chống nước
Pin của khoan có chức năng chống
chập
Đầu cặp mũi khoan chắc chắn

Nhóm chức năng an tồn
Khoan chống trượt khi cầm nắm
Khoan có khóa cị khoan
Khoan có chức năng tự ngắt khi quá
tải
9


3. XÁC LẬP THÔNG SỐ KỸ THUẬT MỤC TIÊU
3.1 Triển khai các đại lượng đáp ứng các nhu cầu
Dựa vào bảng nhu cầu thu thập được từ quá trình khảo sát, nhóm thiết kế sẽ
thảo luận và đưa ra những đại lượng phục vụ cho các nhu cầu đó. Danh sách các
đại lượng (Metric) đáp ứng các nhu cầu (được đánh thứ tự ở bảng 2.5) và trọng số
của nó được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1 Đại lượng đáp ứng nhu cầu (kèm trọng số)

STT

Đại lượng (Metric)

Đơn vị

Các nhu cầu
đáp ứng

Trọng số
(1*-5*)

năm


1,6,13,20,24

*****

1

Tuổi thọ khoan

2

Công suất khoan

W

2,4

*****

3

Momen xoắn tối đa

Nm

2,4,7

****

4


Tốc độ quay khơng
tải tối đa

vịng/phút

2,4,9

****

5

Tốc độ đập

lần/phút

2,4,7,11

****

6

Điện áp pin

V

5,6,13,21,23

***

7


Dung lượng pin

mAh

5,16,23

***

8

Thời gian sạc pin

phút

5,23

***

9

Nhiệt độ hoạt động

độ C

1

***

10 Độ mở đầu cặp tối đa


mm

2,4,14

***

11 Chiều dài thân

mm

4,11,15,26

**

12 Chiều cao

mm

4,11,15,26

**

13 Bề rộng thân khoan

mm

4,11,15,26

**


14 Khối lượng

kg

2,4,5,26

**

IP

20,27

*

15

Chuẩn chống
nước/bụi

(Ingress Protection)

10


3.2 So sánh các thông số của những sản phẩm cạnh tranh
Để có thể xác định được “độ lớn” của các đại lượng (Value) của các đại
lượng để thiết lập thơng số sản phẩm. Ngồi việc thảo luận, hỏi ý kiến chuyên gia,
nhóm thiết kế cũng tham khảo một vài sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh để
cân nhắc cho sản phẩm của mình. Điển hình dưới đây là một vài sản phẩm được

nhóm thiết kế quan tâm và tham khảo:
− Máy khoan động lực dùng pin Bosch GSB36VE (Đức)
− Máy khoan không dây Nikawa NK-M18s (Nhật Bản)
− Máy khoan vặn vít pin Dewalt DCD778D2 (Mỹ)
Thơng số đáng chú ý của những sản phẩm mà nhóm đã tham khảo được trình
bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2 Thơng số của các sản phẩm cạnh tranh
Giá trị
#

Đại lượng

Đơn vị

Bosch
GSB36VE

Nikawa
NK-M18s

Dewalt
DCD778D2

năm

4

2,5

3


1

Tuổi thọ khoan

2

Công suất khoan

W

900

650

450

3

Nm

28

25

18

vịng/phút

1800


1460

1050

5

Momen xoắn tối đa
Tốc độ quay khơng tải
tối đa
Tốc độ đập

lần/phút

3200

không

không

6

Điện áp pin

V

36

21


12

7

Dung lượng pin

mAh

2000

1500

1500

8

Thời gian sạc pin

phút

60

45

120

9

Nhiệt độ hoạt động


độ C

-15 đến 110

-5 đến 117

-5 đến 85

10 Độ mở đầu cặp tối đa

mm

13

10

10

11 Chiều dài thân

mm

265

230

224

12 Chiều cao


mm

280

248

236

13 Bề rộng thân khoan

mm

98

90

88

14 Khối lượng

kg

3,5

2,8

2,3

IPx6


IPx4

không

4

15 Chuẩn chống nước/bụi

IP
(Ingress
Protection)

11


3.3 Thành lập thông số mục tiêu cho sản phẩm
Căn cứ vào dữ liệu thu thập được từ bảng 3.2, nhóm thiết kế chọn ra các giá
trị biên và lý tưởng cho các đại lượng trình bày trong bảng 3.3
Bảng 3.3 Thông số kỹ thuật mục tiêu
Giá trị (Value)
STT

Đại lượng (Metric)

Đơn vị
Giới hạn biên

Mong muốn

năm


2,5-4

≥3

1

Tuổi thọ khoan

2

Công suất khoan

W

450-900

600 – 750

3

Momen xoắn tối đa

Nm

18-28

23 – 25

4


Tốc độ quay không tải
tối đa

vòng/phút

1000-1800

1200 – 1440

5

Tốc độ đập

lần/phút

2500-3000

≥ 2500

6

Điện áp pin

V

12-36

21


7

Dung lượng pin

mAh

1500-2000

1800 – 2000

8

Thời gian sạc pin

phút

45-120

50 – 60

9

Nhiệt độ hoạt động

độ C

-15 đến 117

-10 đến 100


10

Độ mở đầu cặp tối đa

mm

10-13

10 – 12

11

Chiều dài thân

mm

220-260

240 - 250

12

Chiều cao

mm

230-280

250 – 265


13

Bề rộng thân khoan

mm

80-100

90 – 95

14

Khối lượng

kg

2-3.5

2 – 2.5

15

Chuẩn chống nước/bụi

IPx4-IPx6

> IPx4

IP
(Ingress

Protection)

12


4. XÂY DỰNG CONCEPT
4.1 Chia tách vấn đề
Bảng 4.1 Cấu trúc các chức năng của khoan điện cầm tay
Chức
năng
chính

Lớp chức năng 1

Lớp chức năng 2

Lớp chức năng 3

Đổi trạng thái khoan
Chọn chế độ khoan
Giữ trạng thái khoan
Lắp mũi khoan
Kẹp mũi khoan
Nhả mũi khoan
Cấp điện
Biến đổi điện áp
Khoan phẳng

Tạo lực xoắn
Chuyển đổi điện cơ

Giảm tốc
Tăng giảm tốc độ
Chỉnh tốc độ

Chức
năng
làm
việc

Khóa tốc độ
Lắp mũi khoan
Kẹp mũi khoan
Nhả mũi khoan
Cấp điện
Biến đổi điện áp
Tạo lực xoắn
Chuyển đổi điện cơ
Khoan búa
Giảm tốc
Phát động lực
Tạo lực đập
Hồi chuyển
Tăng giảm tốc độ
Chỉnh tốc độ
Khóa tốc độ

13


Kẹp mũi khoan


Lắp mũi khoan
Nhả mũi khoan
Cấp điện
Biến đổi điện áp

Tạo lực xoắn

Chuyển đổi điện cơ
Giảm tốc

Bắt vít
Chỉnh tốc độ

Tăng giảm tốc độ
Khóa tốc độ
Tăng giảm momen

Chỉnh momen
Giới hạn momen
Cơ cấu đảo

Đảo chiều

Điều khiển đảo

Đo chiều sâu
Trợ sáng
Đo mức pin
Báo mức pin

Hiển thị
Chức
năng
công
nghệ

Giảm lắc

Giảm dao động

Giảm giật ngược
Truyền nhiệt

Làm mát
Giải phóng nhiệt
Ngắt q dịng
Bảo vệ q tải
Ngắt q nhiệt
Chức
năng
an
tồn

Khóa cị khoan
Chống nước

Chống trượt

Chống đọng nước
Chống thấm nước

Tạo độ bám
Lót tay

14


4.2 Tìm kiếm bên ngồi
4.2.1 Các bằng sáng chế
Thực hiện tìm kiếm bên ngồi bằng việc tìm kiếm trên các tài liệu và phương
tiện thông tin khác về các phát minh, sáng chế. Mục đích của việc làm này là để
tránh việc trùng lặp trong thiết kế gây nên vấn đề về sở hữu trí tuệ cho sản phẩm
của mình.
a) Modun đầu cặp mũi khoan
DRILLING CHUCK
Số bằng: 10328496 B2
Tác giả: Perter Schenk, Patrick Hengsberger,
Hans Baumann (Sontheim/Brenz, Đức).
Người nộp đơn: Roehm GmbH.
Đại diện: Roehm GmbH.
Ngày đăng ký: 31/5/2017
Ngày công bố: 25/5/2019
Mô tả: Đầu cặp khoan làm việc dưới tác động của trục khoan nối với nó, đầu cặp
khoan bao gồm: Thân đầu cặp chứa các thanh dẫn hướng được được bố trí nghiêng
với trục đầu cặp và được dẫn hướng thơng qua vòng ren. Ống kẹp được ghép với
vòng ren, cho phép xoay vòng ren tương đối so với đầu cặp. Thiết bị khóa có thể
điều chỉnh giữa chế độ nhả và khóa, cho phép ngăn cản chuyển động quay tương
đối giữa thân đầu cặp và thanh dẫn hướng. Các thanh dẫn hương về cơ bản là
khơng quay nhưng có thể dịch chuyển theo trục so với thân đầu cặp, ba thanh dẫn
hướng được đặt đối xứng tâm cho phép thay đổi đường kính kẹp cho dụng cụ gia
cơng. Phần thân đầu cặp được bố trí để người sử dụng nắm trực tiếp khi đầu cặp

khoan đang ở trạng thái lắp ráp (hình 4.1).

15


Hình 4.1 Đầu kẹp mũi khoan

b) Khoan cầm tay cổ xoay
HAND-HELD TURRET DRILL
Số bằng: 6175969 B2
Tác giả: Steen Mandsfelt Eriksen (số 10 Larsens Vej, Graested, Đan mạch).
Người nộp đơn: Steen Mandsfelt Eriksen.
Ngày nộp đơn: 25/03/2003
Ngày công bố: 06/08/2004
Mô tả: Một máy khoan bao gồm thân máy (1) có chuyển động tương đối với đầu
cặp (13) thông qua một khớp quay (2). Trên khớp quay (2) được bố trí ít nhất hai
đầu khoan phục vụ ít nhất hai loại mũi khoan (14) và (16), chuyển động từ động
cơ (6) tới các đầu cặp khoan được giữ hoàn toàn nguyên vẹn. Ở vùng khớp nối
(9) có các vị trí gắn chốt định vị với mục đích chống lực momen xoay tác động
làm sai hướng của khớp. Khớp xoay (10) được cố định ở nhiều vị trí để đầu cặp
(13) và (15) có thể làm việc ở nhiều góc độ khác nhau (hình 4.2).
16


Hình 4.2 Khoan cầm tay tháp xoay

c) Hệ thống chuyển đổi chế độ khoan trên khoan động lực
MODE CHANGING MECHANISM FOR USE IN A HAMMER DRILL

Số bằng: 6192996 B1

Tác giả: Takahiro, Yasutoshi Shimma (Anjo, Nhật Bản).
Đại diện: Tập đoàn Makita tại Anjo (Nhật Bản).
Ngày nộp đơn: 25/08/2000
Ngày công bố: 31/5/2017
Mô tả: Một máy khoan búa bao gồm một trục trung gian (13), vòng ly hợp (25),
bánh răng thứ cấp (20) và một trục (15). Tất cả được lắp trên trục trung gian (13).
Trên trục trung gian (13) có một cần thay đổi xoay (40). Khi cần (40) xoay theo
chiều kim đồng hồ, khoan được đặt vào chế độ chỉ khoan, khi đó ly hợp (25) chỉ
ăn khớp với bánh răng nối với đầu cặp. Khi cần xoay ngược chiều kim đồng hồ,
máy khoan được đặt ở chế độ khoan búa, khi đó vịng ly hợp (25) kết hợp với
bánh răng thứ cấp (20) của trục trung gian, cơ cấu rãnh trượt trên trục trung gian
(13) tạo chuyển động đập cho đầu búa tới mũi khoan. Tiếp tục xoay cần (40)
ngược chiều kim đồng hồ, lúc này khoan đi vào trạng thái chỉ có búa, chuyển động
quay được ngăn lại bởi khóa vuốt (36) của đĩa ly hợp (31) (hình 4.3).
17


Hình 4.3 Hệ thống chuyển đổi chế độ khoan trên khoan động lực

4.2.2 Các sản phẩm trên thị trường
Thực hiện tìm kiếm trên thị trường và các phương tiện thơng tin đại chúng,
nhóm thiết kế tiến hành đánh giá một số sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh.
4.2.2.1 Máy khoan khơng dây Bosch GSB 36 VE-2-LI

Hình 4.4 Máy khoan không dây Bosch GSB 36 VE-2-LI

18


a) Thông số kỹ thuật

Bảng 4.2 Thông số khoan không dây Bosch GSB 36 VE-2-LI

STT

Thông số

Giá trị

Đơn vị

1

Công suất

790

W

2

Tốc độ khơng tải tối đa

1800

vịng/phút

3

Lực xoắn tối đa


56

Nm

4

Tốc độ đập

3500

lần/phút

5

Độ mở đầu cặp

1,5-13

mm

7

Điện áp hoạt động

36

V

8


Dung lượng pin

2000

mAh

9

Thời gian sạc

45

phút

10

Thời gian làm việc

90

phút

11

Chống nước

Khơng

-


12

Tay cầm phụ



-

13

Đèn trợ sáng



-

14

Li-vo cân bằng

Khơng

-

15

Đảo chiều khoan




-

16

Pin dự phịng

2

-

17

Kích thước

248(dài) x 280(cao)

mm

18

Khối lượng

3,4

Kg

19

Giá


13,8

triệu đồng

b) Chức năng công nghệ
− Công nghệ ổn định ly hợp: Tự động phát hiện bất thường trong hoạt động
khoan như kẹt mũi khoan để tự động nhả ly hợp, dừng khoan an tồn.
− Cơng nghệ kiểm sốt rung: Giảm tác động rung tới tay người cầm tới 40%,
giảm đau mỏi khi sử dụng liên tục trong thời gian dài.
19


− Công nghệ ổn định tốc độ: Giữ tốc độ khoan ổn định khi khoan vật liệu
cứng.
− Công nghệ làm mát pin: Thiết kế thông minh giúp làm mát pin khi sạc hoặc
truyền năng lượng trong thời gian dài.
− Đèn báo pin: Biểu thị dung lượng pin còn lại.
c) Ưu điểm
− Công suất mạnh mẽ cho lực xoắn lớn.
− Nhiều chế độ khoan.
− Tay cầm thiết kế chắc chắn, dễ cầm nắm.
− Dung lượng pin cao cho thời gian sử dụng dài.
− Thời gian sạc pin ngắn.
− Có hỗ trợ khoan tường với chế độ đập.
− Sử dụng nhiều công nghệ hiện đại.
d) Nhược điểm
− Khối lượng lớn.
− Khơng có khả năng chống nước.
− Giá thành cao.
4.2.2.2 Máy khoan không dây Makita DDF343SYE


Hình 4.5 Máy khoan khơng dây Makita DDF343SYE

20


×