Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tiểu luận mỹ thuật THCS | Tiểu luận thực tập mỹ thuật THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGHỆ THUẬT

TIỂU LUẬN THỰC TẬP SƯ PHẠM
NGÀNH SƯ PHẠM MỸ THUẬT
Đề tài:
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY - HỌC

PHÂN MƠN VẼ TRANG TRÍ - MƠN MỸ THUẬT 8"

Giảng viên hướng dẫn:
Học viên: Lớp: SP Mĩ Thuật – Hệ VLVH – Khóa I

Năm 2020


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

A – PHẦN MỞ ĐẦU

4

1. Lý do chọn đề tài

4

2. Mục đích nghiên cứu


5

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

5

3.1 Xây dựng trên cơ sở lý luận của vấn đề

5

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

5

3.3 Thực trạng nghiên cứu của vấn đề

5

3.4 Nguyên nhân

5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6

4.1 Đối tượng nghiên cứu

6


4.2 Phạm vi nghiên cứu

6

5. Phương pháp nghiên cứu

6

6. Dự kiến những đóng góp của đề tài

7

B – PHẦN NỘI DUNG

7

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

7

CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

7

II - CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

8

CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

DẠY - HỌC PHÂN MƠN VẼ TRANG TRÍ - MÔN MỸ THUẬT 8

10

1. Rèn luyện kĩ năng quan sát

10

2. Rèn luyện kĩ năng tư duy tạo hình, bố cục cho HS

12

3. Rèn luyện kĩ năng vẽ hình và chỉnh hình

13

4. Rèn luyện kĩ năng vẽ đậm nhạt

14

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

2


5. Rèn luyện kĩ năng vẽ màu

15

6. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế


16

7. Rèn luyện kĩ năng đánh giá trong vẽ trang trí

20

8. Kinh nghiêm đúc kết sau khi thực hiện triển khai đề tài

21

8.1 Đối với giáo viên

21

8.2 Đối với học sinh

21

III – NHỮNG KẾT QUẢ CỤ THỂ KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIẾN

22

1 Các số liệu thực tế

22

1.1 Khảo sát chất lượng bộ mơn

22


1.2 Chất lượng học kì I

22

1.3 Chất lượng cả năm học

22

2. Một dự án mẫu (giáo án)

23

C – KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

23

1. Kết luận

23

2. Khuyến nghị

23

2.1 Đối với Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Sơn La

23

2.2 Đối với Ban giám hiệu nhà trường


24

2.3 Đối với chính quyền địa phương

24

Phụ lục

25 - 34

Tài liệu tham khảo

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

35

3


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BGH

Ban giám hiệu

THCS

Trung học cơ sở

PPDH


Phương pháp dạy học

ĐDDH

Đồ dùng dạy học

SGV

Sách giáo viên

SGK

Sách giáo khoa

GD & ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm


XL

Xếp loại

MT

Mĩ thuật

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Môn Mỹ thuật 8

4


A - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mĩ thuật là nghệ thuật tạo ra cái đẹp nên dạy học mĩ thuật là tổ chức
các hoạt động giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về giáo dục thẩm mĩ, rèn
luyện kĩ năng để ứng dụng sự hiểu biết thẩm mĩ vào cuộc sống.
Môn Mĩ thuật ở trường phổ thơng góp phần thực hiện mục tiêu giáo
dục tồn diện cho HS. Từ mục tiêu chung đối với giáo dục THCS, mục tiêu cụ
thể của môn Mĩ thuật nhằm giúp HS có những kiến thức ban đầu về MT.
Mơn mĩ thuật ở THCS tập trung vào 4 phân môn: Thường thức mĩ
thuật; Vẽ theo mẫu; Vẽ trang trí; Vẽ tranh. Để nâng cao hiệu quả dạy học các
phân mơn, ngồi những kiến thức cơ bản, trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư
phạm, GV cần vận dụng khoa học, linh hoạt những PPDH.
Trong những năm qua, bên cạnh việc giúp HS chủ động tiếp thu kiến
thức cơ bản theo yêu cầu đổi mới nội dung và PPDH, còn giúp các em có kỹ
năng thực hành thành thạo hơn, làm cho các em ham học hỏi, tìm tịi, sáng tạo
và u thích bộ mơn, góp phần nâng cao được chất lượng giảng dạy của GV

và chất lượng học tập của HS trong nhà trường, đáp ứng được mục tiêu và
yêu cầu đề ra. Tuy nhiên việc hình thành, củng cố và rèn luyện kỹ năng thực
hành Vẽ trang trí - Mơn Mĩ thuật ở trường THCS Chiềng Xơm vẫn cịn
những bất cập: Các kênh hình trong SGK rất phong phú, đa dạng nhằm giúp
cho HS quan sát, nghiên cứu, khai thác tìm hiểu kiến thức để hình thành
những kỹ năng nhận thức thẩm mĩ. Song việc hình thành các kỹ năng này cho
HS chưa đáp ứng được yêu cầu; việc HS lĩnh hội những kiến thức và hình
thành những kỹ năng cơ bản nhiều khi cịn mang tính thụ động, gây ảnh
hưởng không nhỏ tới chất lượng bộ môn.
Từ những băn khoăn, trăn trở trên tôi thấy dạy để HS vẽ được một bài
trang trí hồn chỉnh đã khó, vẽ được một bài trang trí đẹp càng khó hơn. Tơi
xây dựng một số biện pháp có tính thực tiễn cao nhằm nâng cao chất lượng
giảng giảng dạy bộ mơn Mĩ thuật nói chung và chất lượng bài trang trí cho
HS lớp 8 nói riêng, mong muốn giúp các em thêm u thích, học tập bộ mơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm đề ra những biện pháp phù hợp, có hiệu
quả trong việc dạy - học nhằm nâng cao hiệu quả phân mơn vẽ trang trí mơn
mĩ thuật lớp 8 ở trường THCS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Xây dựng trên cơ sở lý luận của vấn đề
- Dựa vào chủ trương đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo
dục THCS.
- Chủ trương phát triển nâng cao chất lượng giáo dục bộ mơn, giáo dục
tồn diện của ngành.

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

5



3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thực trạng của chất lượng bài vẽ trang trí của học sinh lớp 8 ở trường
THCS.
- Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2011 - 2012.
- Nguyên nhân
- Những biện pháp đã thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bài vẽ trang
trí của học sinh lớp 8.
- Kết quả đạt được trong năm học 2011 - 2012.
- Kinh nghiệm đúc kết trong quá trình thực hiện đề tài.
3.3 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này trong phạm vi lớp 8B, vì các kỹ năng
vẽ trang trí như: Kĩ năng quan sát, cảm thụ, tư duy, thực hành và kĩ năng đánh
giá của nhiều HS lớp này cịn lúng túng; nhiều bài cịn rập khn, sao chép,
chưa sáng tạo nên nhiều bài hiệu quả chưa cao.
Xuất phát từ chính thực trạng chất lượng bài vẽ trang trí của học sinh lớp 8
ở trường THCS Chiềng Xôm trong những năm qua. Tơi thiết nghĩ bản thân GV
ngồi việc tự mình học hỏi, trau dồi chun mơn để đáp ứng được u cầu giảng
dạy thì cịn cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục tồn tại, nâng
cao hơn nữa chất lượng phân mơn vẽ trang trí cũng như chất lượng bộ mơn.
3.4 Ngun nhân
- Về phía giáo viên: Tuy đã có những cố gắng song do cịn hạn chế về
nhiều mặt; khả năng có hạn, chưa đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu. Điều này
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh.
Phương tiện, trang thiết bị dạy học môn Mĩ thuật đã được đầu tư song
chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy - học nên ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng bộ mơn.
- Về phía HS: Điều kiện, ý thức tự học tự nghiên cứu của nhiều HS còn
hạn chế; Đa số HS là dân tộc từ 95  100% (lớp 8B 90.9% HS là dân tộc).
Khả năng đọc viết chậm, sai chính tả, nhận thức hạn chế.
Nhiều em chưa tự giác, chưa chăm lo cho học tập, chất lượng bộ môn cũng

như chất lượng hai mặt giáo dục thấp, cịn có HS chưa coi trọng mơn MT.
Điều kiện kinh tế gia đình của HS cịn nhiều khó khăn, trình độ dân trí
khơng đồng đều, nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học tập của con em
mình; cịn phó thác việc giáo dục con cái cho nhà trường.
Nhiều HS vẫn học thụ động, gây khó khăn cho việc áp dụng phương
pháp hoạt động dạy học tích cực; chưa phát huy khả năng độc lập suy
nghĩ, tìm tịi, sáng tạo của HS.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

6


4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp tổ chức hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của
học sinh nhằm nâng cao chất lượng bài vẽ trang trí của học sinh lớp 8 ở
trường THCS Chiềng Xôm – Thành phố Sơn La.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài vẽ trang trí của học sinh
lớp 8 của trường THCS Chiềng Xôm – Thành phố Sơn La.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập; Phân tích tài liệu
- Điều tra thực tiễn
- Phân tích đánh giá
- Tổng kết, rút kinh nghiệm
6. Dự kiến những đóng góp của đề tài
Góp phần tìm ra những biện pháp tích cực để giảng dạy phân mơn có
hiệu quả nhất: Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy - học để HS dễ hiểu, bố
trí thời gian hợp lí, góp phần từng bước cải thiện chất lượng giáo dục.
B - PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
I – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Dạy học MT ở trường phổ thông lấy hoạt động thực hành là chủ yếu. Giáo
dục thẩm mĩ cho HS thông qua hoạt động thực hành được thể hiện xuyên suốt
trong chương trình từ xây dựng mục tiêu, đề ra nội dung kiến thức và PPDH mĩ
thuật. Mĩ thuật là mơn học có kết cấu đồng tâm, nội dung và các chủ đề kiến
thức của phân môn, bài học được lặp đi lặp lại song nâng cao dần với những yêu
cầu về kiến thức, kĩ năng để HS dễ tiếp thu và thực hành có hiệu quả.
Mơn MT cung cấp một số kiến thức và kĩ năng cơ bản, ban đầu về mĩ
thuật, giúp HS tiếp cận, làm quen và vận dụng vào học tập, sinh hoạt.
Môn MT ở THCS có khả năng liên kết, tích hợp với các mơn học khác
làm cho nhận thức của HS phong phú và sâu sắc hơn trong tiếp thu bài học.
Giáo dục thẩm mĩ cho HS là nhiệm vụ chủ yếu, tạo điều kiện cho HS tiếp
xúc và làm quen với cái đẹp, thưởng thức cái đẹp, hành động theo cái đẹp và tập
tạo ra cái đẹp; góp phần tạo dựng mơi trường thẩm mĩ cho xã hội, xây dựng con
người lao động mới phục vụ cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

7


Để đạt được mục tiêu đó, trong dạy học ở trường THCS nói chung,
phân mơn Vẽ trang trí mơn Mĩ thuật 8 nói riêng ngồi việc trang bị, cung cấp
cho HS hệ thống kiến thức, những kỹ năng thực hành cơ bản, HS có khả năng
vận dụng vào thực tế là một yêu cầu quan trọng không thể thiếu.
Dạy học MT không đơn giản là dạy kĩ thuật vẽ mà còn phải kết hợp hướng
dẫn cho HS cảm thụ thế giới xung quanh. Nếu bắt buộc gò ép HS trong học MT sẽ
dẫn đến khuôn mẫu, đồng điệu, như vậy hiệu quả dạy học bộ mơn sẽ khơng cao.

Nói đến PPDH là nói đến cách dạy của GV và cách học của HS. GV
không chỉ chú ý đến phương pháp truyền đạt mà còn phải tạo dựng cho HS
phương pháp tiếp nhận, để cuối cùng là kiến thức đến với HS một cách dễ
dàng, nhanh và sâu sắc hơn. Như định hướng đổi mới PPDH: Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.
II - CƠ SỞ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trang trí có một vai trị rất quan trọng và là nhu cầu thiết yếu đối với
cuộc sống, sinh hoạt của con người, vì vậy trang trí có một vị trí quan trọng
trong đời sống xã hội (Trang trí cơ bản; ứng dụng: công nghiệp; kiến trúc đô
thị, nội ngoại thất, trang phục, nghệ thuật…).
Phân mơn vẽ trang trí ở bậc THCS được đưa vào giảng dạy từ khối lớp
6 đến khối lớp 9. Nội dung được chọn lọc hết sức cơ bản đảm bảo trong một
tiết học 45 phút. Những bài học nâng cao về kiến thức trang trí, phương pháp
thực hành hoặc ứng dụng trong cuộc sống giúp cho HS được mở rộng thêm
kiến thức và kỹ năng trang trí.
Vẽ trang trí giúp HS có cách nhìn, cách cảm về bố cục đường nét, hình
mảng, màu sắc, đậm nhạt. Trên cơ sở đó học sinh có thể tạo ra các họa tiết,
các hình trang trí, bài trang trí đẹp, thực hiện được yêu cầu của từng bài học,
đồng thời cảm thụ được vẽ đẹp của sản phẩm mĩ thuật.
Vẽ trang trí giúp cho HS biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc
sống và các môn học khác ở trường phổ thơng (vẽ biểu đồ, lược đồ,...).
Vẽ trang trí nhằm phát huy trí tưởng tượng sáng tạo làm giàu cảm xúc
thẩm mĩ cho HS, trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cơ bản về
vẽ trang trí. Từ đó, HS có khả năng cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên và
cuộc sống xung quanh qua những hình tượng được khái qt hố, điển hình
hố bằng ngơn ngữ đặc trưng của hội hoạ là hình mảng, đường nét, màu sắc,
đậm nhạt được bố cục theo ngun tắc của nghệ thuật trang trí (hình mảng

đường nét, màu sắc thường được cách điệu hoá; Cách vẽ thường mịn phẳng,
trau chuốt, gọn gàng, chỉn chu không giống tự nhiên, hồn tồn phụ thuộc vào
mục đích, nhu cầu và sở thích của người sử dụng).

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân môn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

8


Ngoài những kiến thức cần thiết về lý thuyết, vận dụng linh hoạt những
PPDH, GV cần cần chú trọng hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng: Quan sát
(so sánh, phân tích, tổng hợp đặc điểm của đối tượng quan sát); Kĩ năng tư duy tạo
hình; Kĩ năng vẽ và chỉnh hình; Kĩ năng vẽ đậm nhạt và vẽ màu; Kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tế để nâng cao hiệu quả dạy học phân môn vẽ trang trí.
Để phát triển các kĩ năng trên cho HS, GV cần nghiên cứu kĩ nội dung
của bài học, xác định mục tiêu cụ thể xem bài bài học này cần hình thành ở
HS những kĩ năng nào, mức độ đến đâu?
Những bài sau, các kĩ năng được củng cố từng bước và phát triển. Qua
nhiều bài luyện tập ở các lớp, các kĩ năng được nâng cao, phát triển giúp cho
HS có khả năng thể hiện nhận thức, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh
trên mặt phẳng của giấy bằng nghệ thuật vẽ trang trí.
Sau mỗi bài học, qua đánh giá kết quả học tập của HS, GV biết được
mức độ kĩ năng đã phát triển ở từng HS và từ đó GV có kế hoạch bồi dưỡng
cho cả lớp và từng cá nhân HS.
Vận dụng các PPDH tích cực trong vẽ trang trí, GV phải lưu ý đến việc
lập kế hoạch bài học nhằm đưa ra mục tiêu, việc chuẩn bị ĐDDH, lựa chọn
PPDH chủ yếu phù hợp với nội dung cụ thể. Từ đó, mới thiết kế được các
hoạt động dạy học nhằm đạt được mục tiêu đó.
Phân mơn vẽ trang trí là một phần không thể thiếu trong việc giáo dục
thẩm mĩ cho HS nói chung và chương trình mĩ thuật THCS nói riêng. Đối với

người dạy và người học cần nắm vững kiến thức cơ bản về trang trí mới phát
huy và nâng cao được năng lực sáng tạo và thị hiếu thẩm mĩ trong mỗi người.
CHƯƠNG II
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY - HỌC

PHÂN MƠN VẼ TRANG TRÍ - MÔN MỸ THUẬT 8
1. Rèn luyện kĩ năng quan sát (so sánh, phân tích, tổng hợp đặc
điểm của đối tượng quan sát) cho HS
1.1 Mục đích: HS biết quan sát mọi hiện tượng, sự vật xung quanh để
nắm bắt được đặc điểm, giúp cho trí tưởng tượng được phát triển phong phú
hơn, làm tăng cảm xúc thẩm mĩ, tranh cách vẽ bịa, phản ánh sai lệch hiện thực
cuộc sống. Thơng qua quan sát, nhận xét góp phần hình thành thị hiếu thẩm
mĩ cho HS, Phát huy tính sáng tạo, bồi dưỡng tình cảm trân trọng cái đẹp. Rèn
kĩ năng quan sát giúp HS lĩnh hội tri thức nhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn.
1.2 Cách thức tiến hành
GV xây dựng nội dung trọng tâm của bài: Tìm hiểu khái niệm cơ bản,
sử dụng những dẫn chứng thực tế, hình ảnh, vật dụng cụ thể, sinh động, có tác

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

9


dụng và sức thuyết phục cao (đẹp về bố cục, hình dáng, đường nét, màu
sắc,...) để minh hoạ cho khái niệm cơ bản.
Khi lập kế hoạch bài học, GV hết sức chú trọng việc xác định mục tiêu
cụ thể của bài học. Ngoài những mục tiêu cần đạt về kiến thức, cần xác định
rõ những kĩ năng cần được hình thành ở HS, tránh lan man. Tham khảo SGV
và suy nghĩ tìm ra cách tổ chức các hoạt động học tập theo cách riêng của
mình.

GV cần lựa chọn đồ dùng dạy học, tranh dạy học điển hình, chắt lọc, rõ
nội dung, có tính thẩm mĩ, khn khổ hợp lý (khơng sử dụng những tranh ảnh
vật dụng có khn khổ nhỏ hoặc rách nát) để HS dễ quan sát. Để sử dụng
ĐDDH có hiệu quả, GV cần có cách trình bày ĐDDH theo nhiều cách khác
nhau tùy theo nội dung bài dạy; trình bày cùng một lúc để HS có cách nhìn
bao quát về nội dung bài học; trình bày theo trình tự bài giảng để HS theo dõi
từng phần của nội dung; sau khi giới thiệu ĐDDH theo từng nội dung, GV cất
đi để HS tập trung vào nội dung khác và khi thực hành HS không sao chép
các bài có sẵn mà suy nghĩ tìm tịi để thể hiện ý tưởng riêng;
Mở rộng nội dung cơ bản bằng những dẫn chứng cụ thể như cho HS
quan sát tranh ảnh, đồ vật; bài tập làm đúng, chưa đúng (để HS đối chứng).
GV yêu cầu HS tự phân tích, đánh giá theo cảm nhận của từng cá nhân và rút
ra kết luận. Liên hệ với đời sống thực tế giúp GV và HS làm rõ hơn những
khái niệm được trình bày trong bài. Trong các tiết trang trí hầu hết đều có sự
liên hệ, vận dụng từ thực tế.
Hướng cho HS biết quan sát mọi hiện tượng, sự vật xung quanh để nắm
bắt được đặc điểm, để giúp cho trí tưởng tượng được phát triển phong phú
hơn, làm tăng cảm xúc thẩm mĩ, tránh cách vẽ bịa, phản ánh sai lệch hiện thực
cuộc sống. Thơng quan quan sát nhận xét, góp phần hình thành thị hiếu thẩm
mĩ cho HS, phát huy tính sáng tạo, bồi dưỡng tình cảm trân trọng cái đẹp.
GV hướng dẫn cụ thể cách quan sát, phân tích các sản phẩm mĩ thuật
về bố cục, đường nét, màu sắc,… để HS có được phương pháp quan sát tốt,
góp phần hình thành tính thẩm mĩ, trong cách nhìn nhận đánh giá cho HS.
GV hướng dẫn HS quan sát phân tích nhận xét các tư liệu tham khảo
cho bài học như tranh ảnh từ sách báo, bài vẽ trang trí của hoạ sĩ hoặc của HS;
những bài viết, tư liệu liên quan đến nội dung bài học. Cuối tiết học GV cùng
HS thực hiện hoạt động quan sát nhận xét để đánh giá kết quả của bài học, từ
đó HS có thể rút kinh nghiệm cho bài học sau.
GV sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với phân tích là một giải
pháp phù hợp trong việc dạy học phân mơn vẽ trang trí. Tuy khơng có điều

kiện tiếp xúc trực tiếp những cơng trình, sản phẩm mĩ thuật, nhưng thơng qua
tranh ảnh, bài vẽ trang trí và được phân tích cụ thể HS sẽ tiếp thu nội dung
kiến thức bài học một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ 1: Khi dạy bài tạo dáng và trang trí chậu cảnh GV cho HS quan
sát tranh ảnh minh hoạ, GV đặt câu hỏi để HS quan sát có chủ định, có trọng
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

10


tâm để phát triển tư duy hình tượng, sự cảm nhận thẩm mĩ thông qua ưu điểm
và nhược điểm của các hình ảnh minh họa. GV hướng HS quan sát từ tổng thể
đến chi tiết và theo cấp độ từ dễ đến khó. Khuyễn khích Hs trao đổi, tranh
luận, thể hiện những nhận thức, cảm nhận riêng (hình 1).
Trên cơ sở quan sát hình minh họa và tìm hiểu nội dung trong SGK, HS
sẽ thấy được: Chậu cảnh có nhiều loại với nhiều hình dáng khác nhau: loại to,
nhỏ, loại cao, thấp, loại miệng hình trịn, hình đa giác đều,… được trang trí
bằng nhiều loại hoạ tiết như: hoa lá, chim thú, phong cảnh,...được vẽ cách
điệu hay tả thực, được sắp xếp thep nguyên tắc cơ bản hoặc theo thể tự do.
Ví dụ 2: Bài tạo dáng và trang trí mặt nạ, GV hướng cho HS quan sát
tìm hiểu về chất liệu, hình dáng, màu sắc và cách trang trí của từng loại mặt
nạ. HS liên hệ từ thực tế để tìm hiểu về cơng dụng của từng loại, từ đó hình
thành ý tưởng thể hiện bài vẽ của mình sao cho hiệu quả.
GV sử dụng hình ảnh minh họa các loại mặt nạ để phân tích nhằm giúp
HS mở rộng thêm kiến thức HS thấy rõ hơn vai trò của trang trí mặt nạ gắn
với đời sống; HS biết rõ hơn về chất liệu; mục đích sử dụng (GV lấy dẫn
chứng về cách thể hiện bài vẽ trang trí mặt nạ của một vài HS: mặt nạ được
làm từ nhiều chất liệu như nhựa, giấy, vải, gỗ,... trang trí theo nhiều cách để
phù hợp với từng mục đích sử dụng: để treo trang trí, biểu diễn nghệ thuật
hoặc cho thiếu nhi vui chơi vào dịp Tết Trung thu, lễ hội,...)(hình 2)

c) Kết quả: 100% HS thực hiện được yêu cầu của bài học; có nhiều bài
có sự sáng tạo độc đáo cả về hình và màu.
2. Rèn luyện kĩ năng tư duy tạo hình, bố cục cho HS
2.1 Mục đích: HS ln động não, tích cực khám phá, sáng tạo những
hình tượng đa dạng, phong phú về cách tạo hình, cách bố cục theo những ý
tưởng độc đáo mới lạ, không bị công thức cứng nhắc, nhàm chán khi sử dụng
các ngơn ngữ hội họa về hình mảng, đường nét, màu sắc,... làm cho các em
hứng thú, chủ động và học tập tích cực hơn.
2.2 Cách thức tiến hành
Để phát triển kĩ năng này, trước hết GV kiểm tra kiến thức đã có của
HS. Ví dụ 1: GV hỏi “để vẽ được bài trang trí chúng ta cần phải tiến hành như
thế nào?„ hoặc “hãy nêu các bước tiến hành một bài vẽ trang trí?“. Sau khi
HS nhắc lại kiến thức và các bước tiến hành Vẽ trang trí, GV chốt lại và bổ
sung trong trường hợp HS nêu chưa đủ hoặc chưa rõ.
Đồng thời với nội dung cụ thể của bài, GV hướng HS vào nội dung hoạt
động nhằm phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của HS khi vận dụng kiến thức kĩ
năng vào từng hoạt động trong các bước tiến hành. Như vậy GV tích cực hóa
được hoạt động học tập của HS khi tổ chức cho HS tham gia xây dựng nội dung
bài và phát triển kĩ năng, không thụ động chỉ ngồi nghe một chiều.

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

11


GV khuyến khích HS trao đổi, tranh luận, thể hiện những nhân thức,
cảm nhận riêng, trên cơ sở đó, GV đưa ra kết luận khuyến khích HS sáng tạo,
tìm ra cách thể hiện độc đáo, mới lạ mang tính nghệ thuật.
Cũng trong bài tạo dáng và trang trí mặt nạ, GV lấy cho HS quan sát
hình ảnh minh họa cách tìm mảng hình (có dùng hình dáng) nhưng có thể

trang trí theo nhiều cách khác nhau (hình 3)
Ví dụ 2:
? Làm thế nào để trang trí được một một mặt nạ đẹp, độc đáo và hấp dẫn?
Như vậy HS có thể tự tìm đến những nội dung yêu cầu của bài học Tạo
dáng và trang trí mặt nạ (HS tự định hướng cho bài vẽ của mình). Sau khi giải
quyết vấn đề đặt ra HS lại một lần nữa khẳng định kiến thức mình đã tìm
thơng qua q trình thực hành bài vẽ.
2.3 Kết quả: Sau khi thực hiện bài dạy, HS thể hiện bài đa dạng hơn,
phong phú hơn và khơng cịn sao chép các bài mẫu trong SGK.
Cụ Thể: Lớp thể nghiệm (8B): 22/22 bài vẽ đạt yêu cầu.
3. Rèn luyện kĩ năng vẽ hình và chỉnh hình
3.1 Mục đích: HS cần được hình thành và phát triển kĩ năng vẽ hình để
đạt được hiệu quả như mong muốn, tránh tẩy xóa nhiều, bài vẽ bẩn, hình vẽ
có thể méo mó, xộc xệch, khơng cân đối. Khi vẽ hình, cần rèn luyện kĩ năng
vẽ nét cho HS, cần vẽ phác bằng nét thẳng, nhẹ tay để định hình bố cục tỉ lệ
của hình trước khi chỉnh hình như cách vẽ của bài Vẽ theo mẫu, Vẽ tranh...
Kĩ năng chỉnh hình đặc biệt được chú trọng trong vẽ trang trí. Vì đặc
thù của cách vẽ trang trí là chau chuốt, chỉn chu, sạch sẽ, gọn gàng về nét và
mảng, nếu vẽ hình khơng được chỉnh sửa cho ngay ngắn, cân đối về tỉ lệ, hình
mảng, đường nét thì khó đạt hiệu quả cuối cùng của bài vẽ trang trí hay sản
phẩm cần trang trí.
3.2 Cách thức tiến hành
Trong kế hoạch bài học, GV nên phân chia thời gian hợp lí cho các hoạt
động. Hoạt động trọng tâm của bài như: luyện tập, thực hành... cần được chú
ý và dành thời gian nhiều hơn.
Hình thành và phát triển kĩ năng vẽ hình, chỉnh hình trong vẽ trang trí
cho HS, GV sử dụng một số phương tiện dạy học: Thực tế xung quanh có liên
quan đến nội dung bài học; Bài vẽ của HS năm trước để làm đối chứng (bài
tốt, chưa tốt).
- Hình ảnh minh họa các bước tiến hành bài vẽ, một số tư liệu về hoạ

tiết, hình vẽ minh hoạ có liên quan đến bài học để HS so sánh, đúc rút kinh
nghiệm cho bản thân, từ đó vận dụng vào bài vẽ của mình.
GV sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu đa
năng,... hỗ trợ giảng dạy. Song khi sử dụng cần cân nhắc: Sử dụng khi nào?
Thời gian sử dụng bao lâu? Sử dụng cho nội dung gì?
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

12


Hướng dẫn HS tìm phác thảo tạo thói quen cho HS suy nghĩ trước khi
tìm phác thảo và bước đầu phải tìm bằng các đường, nét, hình mảng kỉ hà
nhằm tạo nên một bố cục hợp lí (phù hợp với yêu cầu từng bài).
Nói chung, đồ dùng dạy học cần được chuẩn bị thích hợp với hoạt động
dạy học, khơng lạm dụng làm mất thời gian mà không đạt được hiệu quả.
Ví dụ: Trong bài Trình bày bìa sách
Để phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS, GV hướng dẫn, nhắc các
em cần tiến hành theo các bước một cách có khoa học như cách sắp xếp bố
cục, phác hình khái quát trước khi vẽ hình cụ thể; tránh vẽ cẩu thả, phải tẩy
xoá nhiều; trước khi vẽ màu cần chỉnh hình cho đẹp và sạch sẽ (hình 4).
3.3 Kết quả: 22/22 bài xếp loại từ TB trở lên (khơng có bài vẽ XL yếu).
4. Rèn luyện kĩ năng vẽ đậm nhạt
4.1 Mục đích: Kĩ năng này rất cần thiết đối với người học vẽ nói chung,
HS THCS nói riêng. Bởi vì, xác định tốt độ đậm nhạt của các mảng hình trang
trí mới có thể vẽ màu tốt và tạo nên một tương quan chung hài hòa, hợp lí, nổi
bật được trọng tâm của hình trang trí hay sản phẩm cần trang trí. Tùy nhu cầu
sử dụng và nội dung trang trí mà xác định độ đậm nhạt của màu sắc sao cho
phù hợp. Có thể tương phản mạnh mẽ, rõ ràng hay cần phải êm dịu, nhẹ
nhàng, vừa phải về màu sắc cần diễn tả để lựa chọn và xác định độ đậm nhạt
cần thiết cho các mảng hình trong bố cục.

4.2 Cách thức tiến hành
GV sưu tầm bài vẽ trang trí của HS để làm tư liệu giảng dạy, phân loại
từng bài đúng với nội dung yêu cầu của từng bài dạy. Chính những bài vẽ của
HS là minh chứng sinh động cho bài dạy (HS sẽ thấy ngay được bài nào đẹp,
bài nào không đẹp) từ đó HS sẽ rút ra được kinh nghiệm khi vẽ bài của mình,
HS sẽ có hứng thú và nỗ lực thể hiện bài vẽ tốt hơn những bài đã được tham
khảo, vì vậy có tác dụng khích lệ động viên các em học tập.
Ví dụ 1: Bài trình bày bìa sách, ngồi việc GV cho HS quan sát một số
hình ảnh bìa sách thật, hình ảnh bìa sách được trình chiếu trên màn hình, GV
cho HS tham khảo một số bài vẽ của HS các lớp trước (bài vẽ đẹp, bài vẽ
chưa đẹp để HS làm đối chứng từ đó rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình),
HS được quan sát tìm hiểu đối tượng, tìm ra vẻ đẹp của đối tượng, HS cũng
có thể quan sát những sản phẩm mĩ thuật ứng dụng để có cách nhận xét, đánh
giá, cảm nhận được tính thẩm mĩ. Từ đó HS có kinh nghiệm để làm bài hoặc
vận dụng bài trang trí đã học vào thực tế cuộc sống.
Ví dụ 1: Bài trình bày khẩu hiệu GV hướng dẫn HS xác định đậm nhạt ở
khẩu hiệu; Màu sắc thường dùng là màu tương phản (chữ nhạt, nền đậm hoặc
ngược lại) như vậy khẩu hiệu được trình bày sẽ rõ ràng, nổi bật (hình 5).
Hướng dẫn HS tránh cách dùng màu mà tương quan đậm nhạt của màu
khơng rõ ràng, thì hiệu quả của bài sẽ đạt được sẽ khơng cao. Ví dụ: Dùng

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

13


nhiều màu đậm làm cho bài vẽ nặng nề; hoặc dùng nhiều màu nhạt sẽ làm cho
bài vẽ lờ nhờ, khơng rõ (hình 6).
4.3 Kết quả: Nhiều bài đẹp, sáng tạo hơn. Cụ thể: 22/22 bài đạt yêu cầu.
5. Rèn luyện kĩ năng vẽ màu

5.1 Mục đích: Kĩ năng vẽ màu cần được hình thành và phát triển giúp
HS có nhận thức thẩm mĩ tốt, thể hiện được cảm xúc, cách diễn tả và ý tưởng
sáng tạo rõ nét hơn. Vẽ màu tốt sẽ kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo, khả
năng ứng biến trong tạo hình, diễn tả đối tượng một cách chủ động, khơng gị
bó, hồn tồn theo ý thích chủ quan và cảm xúc của HS.
Bài trang trí nào cũng phải vẽ màu; vẽ màu thể hiện cách sử dụng màu
sắc của HS có phù hợp với u cầu của bài hay khơng. Có thể sử dụng hồ
sắc nóng hoặc lạnh; hoặc kết hợp cả hồ sắc nóng và lạnh, sử dụng các gam
màu trầm ấm hay các gam màu êm dịu.
5.2 Cách thức tiến hành
GV hướng cho HS khả năng biết phân bố màu sắc giữa các mảng trọng
tâm và mảng phụ trợ trong bố cục trang trí. Thơng thường các mảng tươi, rõ
đậm nhạt hơn thường đặt ở các mảng chính. Các màu đậm nhạt, nóng lạnh cần
được chuyển hóa nhịp nhàng tạo sự cân bằng, sinh động, chặt chẽ cho bố cục.
GV cũng lưu ý phát triển ở HS kĩ năng sử dụng các chất liệu màu khi
vẽ bài trang trí sao cho phù hợp với khả năng của từng HS.
GV sử dụng kết hợp nhiều PPDH, tuỳ theo nội dung của từng bài; tổ
chức cho học sinh làm việc theo nhóm. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống
nhau hoặc khác nhau, nhằm tạo ra sự phong phú, năng động, sáng tạo của học
sinh. GV có thể cho HS lựa chọn các phương án bố cục, lựa chọn hoạ tiết, sử
dụng màu sắc khác nhau để sáng tạo, hình thành nên kiến thức cần thiết của
bài học v.v...
Trong mỗi bài vẽ trang trí phải tìm màu chủ đạo. Từ màu chủ đạo tìm các
màu khác cho hợp lí và cân nhắc đặt các màu cạnh nhau cho hài hồ. Q trình
vẽ một bài trang trí là q trình tìm tịi, suy nghĩ để quyết định dùng màu hợp lí.
Ví dụ: Trong tiết dạy vẽ tranh cổ động, GV cho HS quan sát một số bài
vẽ (hình giống nhau nhưng cách thể hiện màu khác nhau), để HS thấy được sự
phong phú trong cách thể hiện màu (hình 7).
5.3 Kết quả: Sau bài học HS xác định được màu cho các mảng hình
chính (làm nổi bật được trọng tâm của bài), màu của mảng hình phụ; bài vẽ

khơng bị nặng nề, rối mắt.
6. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế
6.1 Mục đích: Đây là một kĩ năng rất cần thiết, bởi đó cũng chính là
mục tiêu của mơn Mĩ thuật ở trường THCS. GV cần khuyến khích HS vận
dụng những kiến thức đã học, những kĩ năng của bài học để sáng tạo, làm đẹp
cho cuộc sống sinh hoạt, học tập của các em. Kĩ năng này được phát triển sẽ
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

14


giúp HS ln tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập các mơn học khác và
ln có ý thức làm đẹp cho cuộc sống, đồng thời cũng góp phần nâng cao
năng lực thẩm mĩ, biết yêu cái đẹp và giáo dục nhân cách, nếp sống văn minh
cho HS ở mọi lúc, mọi nơi.
6.2 Cách thức tiến hành
GV tạo điều kiện cho HS được chủ động tiếp nhận thông tin mới. GV
tìm hiểu được mức độ tiếp thu bài học của HS, biết được kiến thức lĩnh hội
của HS để có sự điều chỉnh hoặc bổ sung kịp thời. HS có thể trao đổi ý kiến
với nhau để rồi đi đến ý kiến thống nhất hoặc đạt được mục tiêu của bài học.
GV nắm được khả năng, mức độ nhận thức của từng HS để từ đó có
hướng tạo điều kiện, giúp đỡ, nâng cao chất lượng GD.
GV chú ý thiết kế hệ thống câu hỏi cho bài học:
- Đưa ra vấn đề chính, căn cứ trên mục tiêu bài học, các vấn đề chính sẽ
là cơ sở để đặt ra các câu hỏi chính và phụ kèm theo trong hệ thống câu hỏi.
Như vậy câu hỏi cần gắn kết với mục đích yêu cầu của bài và từng bước làm
bật lên vấn đề cần giải quyết mà kết quả cuối cùng là giá trị, tác dụng của bài
học môn MT.
- Tích cực hố tất cả các HS: Khi chỉ định HS trả lời, không chỉ tập
trung vào những HS tích cực mà cần quan tâm đến những HS thụ động ít

tham gia phát biểu ý kiến nhằm tăng cường tham gia của HS trong quá trình
học tập, tạo sự cân bằng trong lớp học.
- Liên hệ nội dung bài học với thực tế và kiến thức đã học.
GV tổ chức thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ hoặc nhóm đơng
tuỳ theo nội dung u cầu của bài học. Để thảo luận có hiệu quả, yêu cầu HS
nghiên cứu tài liệu và ghi vào giấy trước khi đến lớp. Giao nhiệm vụ cụ thể
đọc phần nào và cần suy nghĩ trước vấn đề gì... Nhiệm vụ giao cho các nhóm
phải rõ ràng cụ thể. Có thể tất cả các nhóm cùng thảo luận chung một vấn đề
hoặc giao cho mỗi nhóm thảo luận một vấn đề khác nhau. Trước khi HS thảo
luận GV cần qui định rõ thời gian thảo luận. Khi các nhóm thảo luận GV cần
đến từng nhóm theo dõi, gợi ý để HS thảo luận vào trọng tâm vấn đề, không
lan man làm mất thời gian. Sau khi các nhóm thảo luận xong GV yêu cầu các
nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác
bổ sung, GV kết luận. Kết kuận của GV có thể ghi trên giấy có kích thước to
đính lên bảng hoặc trình chiếu lên màn hình.
HS được tự do trình bày ý kiến cá nhân của mình và bổ sung kiến thức
cho nhau. HS ghi nhớ kiến thức và hình thành thói quen độc lập suy nghĩ,
mạnh dạn đưa ra ý kiến của riêng mình và thói quen làm việc hợp tác trong
nhóm. Tạo điều kiện để HS hình thành kĩ năng giao tiếp...
Tập quan sát và khám phá qua trực quan. Một số em được thực hành
các kĩ năng trình bày khác nhau, biết tập hợp thông tin về nội dung từng phần

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

15


theo sự phân cơng của GV cho mỗi nhóm. Qua đó rèn luyện khả năng diễn đạt
mạch lạc, rõ ràng khi đứng trước lớp.
Trước khi tiến hành hoạt động GV dự đốn những gì HS đã biết, sẽ

làm, sẽ nói và sẽ thực hiện trong suốt hoạt động. Lập kế hoạch một nhiệm vụ
cụ thể, rõ ràng và có cấu trúc. Có nhiều mục trong SGK đã phù hợp với nhiệm
vụ của hoạt động nhóm như: Quan sát nhận xét; cách vẽ, cách tiến hành hoạt
động; Hoạt động thực hiện bài tập; Hoạt động đánh giá, trình bày kết quả học
tập; Hoạt động tổng kết, củng cố kiến thức.
Sau hoạt động nhóm GV thu thập thơng tin trong thảo luận cả lớp về
bài học (cả lí thuyết và thực hành). Tổng kết, đánh giá, củng cố kiến thức mà
HS đã được học và thực hiện. Để lập kế hoạch và để hoạt động nhóm có hiểu
quả, GV dựa trên cơ sở mục tiêu của mỗi bài học và nội dung của SGK và
SGV để có kế hoạch thật cụ thể và chi tiết. Hoạt động nhóm tốt sẽ khiến cho
HS học tập tích cực, chủ động.
Ví dụ 1: GV đặt câu hỏi để HS liên hệ với thực tế (cũng trong bài Tạo
dáng và trang trí mặt nạ).
? Ngồi những loại mặt nạ đã được giới thiệu trong SGK em cịn biết
loại mặt nạ nào nữa? Theo em cịn có thể ứng dụng mặt nạ vào loại hình trang
trí nào nữa?
HS liên hệ và trả lời theo hiểu biết cá nhân:
+ Mặt nạ chống độc (hình 8)
+ Ngồi ra hình vẽ trang trí mặt nạ cịn được ứng dụng trang trí các sản
phẩm khác như: dây đeo chìa khóa, bề mặt điện thoại, máy nghe nhạc,... (hình 9).
Khi làm bài trang trí ứng dụng thì phải lưu ý đến tính thực tiễn khi sử
dụng như: hoạ tiết, màu sắc, bố cục phù hợp với yêu cầu sử dụng (phù hợp
với từng đồ vật). Mỗi nội dung bài trang trí đều có những kiến thức chủ yếu,
thơng qua giảng dạy giúp HS hiểu được lí thuyết, nắm được cách thực hiện
yêu cầu của bài.
Ví dụ 2: Trình bày bìa sách
GV vào bài bằng cách cho HS xem một số hình ảnh về các loại sách
nhằm mục đích tạo hứng thú cho HS, gồm các loại sách phục vụ mọi đối tượng
(sách văn học, sách phục vụ chính trị, sách thiếu nhi,...) (hình 10).
Ví dụ 3: GV hướng dẫn HS xác định loại sách; yêu cầu HS tìm bố cục:

phân mảng hình, mảng chữ; tìm kiểu chữ và hình minh hoạ; tìm màu sao cho
đẹp, phù hợp với loại sách và với nội dung cuốn sách.
Cùng tên sách nhưng cách trình bày bìa khác nhau (hình 11).
Sau khi hướng dẫn cách bố cục các hình mảng và chữ trong bìa sách,
GV phát cho mỗi nhóm một tờ bìa u cầu HS sắp xếp bố cục một bìa sách
theo ý thích của nhóm mình. Sau một khoảng thời gian các nhóm HS phải

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

16


hồn thành nhiệm vụ và treo sản phẩm của nhóm mình lên bảng, các nhóm
nhận xét sau đó GV đưa ra ý kiến nhận xét.
Những cách bố cục phải được hướng dẫn cụ thể ở phần lí thuyết: cách sắp
xếp mảng hình chính, phụ, tìm hoạ tiết và vận dụng các hình thức trang trí.
Sau khi tìm bố cục các hình mảng, hướng dẫn HS tìm phác thảo đen
trắng để tìm đậm nhạt;
Ở bài này GV cũng đặt câu hỏi để HS liên hệ với thực tế:
? Theo em bìa sách được trang trí thế nào thì sẽ hấp dẫn được người xem?
HS: Bìa sách là bộ mặt của cuốn sách, phản ánh nội dung cuốn sách,
bìa sách cần phải đơn giản, rõ ràng, đẹp và hấp dẫn, thu hút người đọc, người
xem. Ngược lại nếu bìa sách được trình bày khơng rõ ràng cả về hình và màu
sẽ khơng hấp dẫn.
GV cũng hướng HS tránh cách bố cục không hợp lí như: Bố cục có
nhiều mảng sẫm màu và to gây cảm giác nặng nề hoặc bố cục có nhiều mảng
nhỏ, lắt nhắt gay cảm giác lỏng lẻo, rời rạc. Trên cơ sở các mảng hình, tìm
những hoạ tiết phù hợp với các mảng đó (hoạ tiết đã được đơn giản, cách điệu).
Khi hướng dẫn HS làm bài, GV tìm ra những thiếu sót về bố cục, vẽ hình,
vẽ màu, kịp thời góp ý cho HS suy nghĩ và tự tìm ra cách sửa chửa, điều chỉnh

theo khả năng, phù hợp với từng dạng bài. Có kế hoạch làm việc với từng đối
tượng HS, góp ý, khích lệ mỗi em hồn thành bài vẽ bằng khả năng của mình.
Mỗi đối tượng HS đều có yêu cầu, gợi ý riêng và cách bổ sung khác nhau.
6.3 Kết quả: HS hoạt động rất tích cực, chủ động. Các em khơng thụ
động chỉ nghe mà còn được bàn luận, được suy nghĩ, tìm tịi, sáng tạo; việc
học trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ, thoải mái và thân thiện. Các em thấy tự tin hơn
và phát huy được khả năng sáng tạo cá nhân một cách chủ động hơn.
7. Rèn luyện kĩ năng đánh giá trong vẽ trang trí
7.1 Mục đích: Giúp HS biết nhận ra cái đẹp, chưa đẹp; biết phân tích,
đánh giá, so sánh cái đẹp một cách sáng tạo, không lệ thuộc vào tự nhiên một
cách máy móc, khn mẫu.
Việc đánh giá kết quả bài học cần được tính ngay từ khi xác định mục
tiêu và thiết kế bài học nhằm giúp học sinh và giáo viên kịp thời nắm được
thông tin liên hệ ngược chiều để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Đánh giá kết quả học tập của HS khơng chỉ một chiều: Thầy đánh giá
trị và thơng qua kết quả học tập của trò, GV đánh giá cách dạy của thầy.
Thông qua kết quả học tập của trị GV có thể điều chỉnh cách dạy của mình.
Trong DHTC cần phát triển ở HS kĩ năng tự đánh giá để HS tự điều chỉnh
cách học, GV tạo điều kiện để HS được đánh giá lẫn nhau. Cần phải trang bị
cho HS khả năng tự đánh giá đúng và biết điều chỉnh hoạt động kịp thời.
Với dạy – học, đánh giá được tiến hành thường xuyên. Đánh giá không
chỉ là đánh giá kết quả học tập của HS mà cịn rà sốt lại việc hướng dẫn của
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

17


GV. Bởi hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS phải tiến hành nhịp
nhàng, ăn khớp mới mang lại hiệu quả đích thực.
7.2 Cách thức tiến hành

Dựa vào mục tiêu của môn MT là giáo dục thị hiếu thẩm mĩ, nhìn nhận ra
cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp để thưởng thức và vận dụng cái đẹp
vào cuộc sống. Do vậy đánh giá kết quả học MT không nên quá phụ thuộc vào
kết quả bài vẽ cụ thể, vì đằng sau bài vẽ và q trình học MT, HS cịn hiểu biết
về cái đẹp và đã vận dụng vào sinh hoạt, học tập hàng ngày. Hơn nữa một bộ
phận HS hiểu và cảm thụ được cái đẹp nhưng rất khó thể hiện ra bài vẽ.
Tổ chức cho HS tham gia đánh giá bài học. Bài học được gắn lên bảng,
GV yêu cầu HS nhận xét kết quả bài học của mình và của bạn, dựa vào mục
tiêu bài học, yêu cầu HS đánh giá những ưu điểm, đồng thời chỉ ra những chỗ
chưa đẹp, chưa phù hợp trong bài vẽ. Sau đó GV nhận xét đánh giá kết quả
của từng HS, cách nhận xét mang tính tích cực, khuyến khích HS cố gắng cho
bài học sau đạt kết quả tốt hơn, không phê bình gay gắt làm mất hứng thú học
tập của các em.
7.3 Kết quả: HS tham gia đánh giá rất tích cực; thấy được những ưu
điểm, nhược điểm ở bài vẽ cả của mình và của bạn từ đó HS rút kinh nghiệm
cho bài sau.
Trong q trình giảng dạy tơi đã áp dụng các biện pháp nêu trên để phát
triển các kĩ năng cần thiết cho HS vào giảng dạy ở phân mơn vẽ trang trí, đã
phát huy được tính tích cực học tập của HS, thực sự đem lại hiệu quả cao hơn.
8. Kinh nghiệm đúc kết sau khi thực hiện triển khai đề tài
8.1 Đối với giáo viên
- Nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nhiệm vụ môn học, yêu cầu đổi mới
về nội dung, PPDH bộ môn; giáo dục nhận thức thẩm mĩ cho HS.
- Sử dụng triệt để kênh hình, đồ dùng trực quan phù hợp với nội dung
kiến thức bài giảng hiện có, đầu tư bài giảng ngay từ khâu chuẩn bị giáo án, đồ
dùng, thiết bị liên quan đến nội dung bài giảng của GV. Chủ động hướng dẫn
HS những thao tác, các bước thực hiện yêu cầu bài học một cách khoa học theo
kế hoạch mà GV đã chuẩn bị, đảm bảo phát huy tính tích cực của HS.
- Say mê nhiệt tình với nghề nghiệp, cập nhật thơng tin vận dụng chính
xác, tích cực học hỏi, tranh thủ sự giúp đỡ của đồng chí, đồng nghiệp khơng

ngừng nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ.
8.2 Đối với học sinh
Thực hiện nghiêm túc nội quy học tập, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học
tập, nghiên cứu trước bài học theo yêu cầu của GV, trong lớp chú ý nghe
giảng, phát biểu ý kiến xây dựng bài, nhất là hiểu và nắm được những kiến
thức cơ bản. Từ đó có khả năng vận dụng linh hoạt vào bãi vẽ.
III – NHỮNG KẾT QUẢ CỤ THỂ KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

18


1. Các số liệu thực tế
1.1 Khảo sát chất lượng bộ môn (lớp thể nghiệm) đầu năm học 2011 - 2012
ĐIỂM KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
Lớp TS

Dân
Nữ
tộc

Giỏi

Khá

TB

Yếu


Ghi chú

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
8B

22

20

10

2

9.1

9

40.9

8

36.4

3

13.6

1.2 Chất lượng học kì I năm học 2011 – 2012:
ĐIỂM TB HỌC KÌ I
Lớp TS


Giỏi

Khá

TB

Yếu

Ghi
chú

Kém

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
8B

22

4

18.2

15

68.2

3

13.6


0

0

1.3 Chất lượng cả năm học 2011 – 2012: (đánh giá bằng nhận xét theo 5
loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y), kém (Kém) trong HKI theo Quyết
định 51 được qui đổi để xếp loại theo Qui chế 58 của Bộ GD&ĐT: Giỏi (G), khá
(K), trung bình (Tb) = Đạt yêu cầu (Đ); yếu (Y), kém (Kém) = chưa đạt yêu cầu):
ĐIỂM TB CẢ NĂM
Lớp TS

8B

22

Đ



Ghi chú

SL

TL%

SL

TL%


22

100

0

0

Qua thời gian nghiên cứu và thể nghiệm đề tài, được sự quan tâm giúp
đỡ của BGH, phụ trách chuyên môn nhà trường, của các đồng nghiệp, với sự
nỗ lực của bản thân trong việc nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra PPDH có hiệu
quả với thực tế của nhà trường và đối tượng HS, cụ thể ở lớp 8B, năm học
2011 - 2012, qua những bài thực nghiệm ở trên lớp, tôi thấy kết quả đã được
nâng lên rõ rệt. Với đề tài này tôi hy vọng sẽ tiếp tục được triển khai nhân
rộng ở các khối lớp khác trong nhà trường.
2. Một dự án mẫu (giáo án) (phụ lục)
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

19


1. Kết luận
Bản thân GV nhận thức đúng đắn về vai trò của người thầy - người
hướng dẫn học sinh. HS chủ động tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, nâng cao kĩ
năng thực hành ứng dụng, đề cao ý kiến cá nhân, phát huy khả năng sáng tạo.
Qua môn học, bài học, tơi thấy HS có ý thức cao hơn trong việc chuẩn
bị bài từ nhà, trong mỗi giờ học HS tích cực tham gia xây dựng bài, chất
lượng bài vẽ được nâng lên rõ rệt. Như vậy có thể thấy, các em đã có hứng
thú, say mê với việc học bộ môn là thành công lớn nhất để đánh giá tính khả

thi của đề tài.
Áp dụng thực hiện các giải pháp của đề tài nhằm giáo dục HS phát triển
tồn diện hơn nữa trên các mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ; biết hướng tới những giá
trị Chân - Thiện - Mĩ cao đẹp; biết định hướng con đường học tập và rèn
luyện tiếp theo.
Đề tài mặc dù mới được triển khai song đã có những thành cơng nhất định:
Thứ nhất, bản thân giáo viên đã có những hoạch định cụ thể đối với
một nội dung cụ thể cịn nhiều trăn trở băn khoăn của mơn học.
Thứ hai, giúp cho giáo viên xem xét từ thực trạng môn học có những
tìm tịi suy nghĩ đề ra những biện pháp có ý nghĩa thực tiễn nhằm nâng cao
chất lượng bài vẽ trang trí nói riêng, chất lượng mơn học nói chung.
Thứ ba, đề tài là một nội dung có ý nghĩa thực tiễn đối với yêu cầu của
một môi trường giáo dục có nhiều học sinh dân tộc, khả năng nhận thức, vận
dụng còn nhiều hạn chế.
Qua việc vận dụng đề tài, tơi thấy đề tài có ý nghĩa thực tiễn, có thể vận
dụng nhằm nâng cao chất lượng bộ môn trong những năm học tiếp theo.
2. Khuyến nghị
2.1 Đối với Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố
Tiếp tục quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung
đồ dùng, tranh ảnh minh hoạ còn thiếu.
Tổ chức nhiều hơn nữa các đợt bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên bộ môn Mĩ thuật nhằm đáp ứng
mục tiêu giáo dục của đất nước.
2.2 Đối với Ban giám hiệu nhà trường
Tiếp tục tạo điều kiện cho GV học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng
nghiệp trong và ngồi nhà trường, khơng ngừng góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học.
2.3 Đối với chính quyền địa phương
Tiếp tục phối, kết hợp chặt chẽ với các trưởng bản, tiểu khu, với cha mẹ HS
quan tâm hơn nữa tới việc học tập của con em trong xã, đầu tư cơ sở vật chất,

trang thiết bị, ĐDDH nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học của cả thầy và trò.
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

20


Sơn La, ngày 25 tháng 7 năm 2020
NGƯỜI THỰC HIỆN

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

21


PHỤ LỤC
* Giáo án: Tiết 16 – Bài 15: Vẽ trang trí
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ (tiết 1)
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức
- Nâng cao hơn kiến thức về bố cục; đường nét, hình, mảng trong trang trí
ứng dụng.
- Hiểu được sự đa dạng, phong phú của bố cục trong trang trí ứng dụng:
Phù hợp với sản phẩm trang trí, với yêu cầu sử dụng; sự kết hợp hài hồ giữa
hình dáng và sản phẩm trang trí.
- Hiểu phương pháp tiến hành bài vẽ trang trí ứng dụng. Vai trị của
đường nét, hình, mảng, hoạ tiết, màu sắc trong tạo dáng trang trí mặt nạ.
- Hiểu phương pháp vẽ đường nét hình mảng, sự đa dạng của màu sắc
trong tạo dáng trang trí mặt nạ.
b) Về kỹ năng
- Tạo dáng và trang trí được mặt nạ theo cách cảm và hiểu biết của bản

thân (sử dụng hoạ tiết phù hợp; đường nét, hình, mảng mềm mại, cơ đọng
trong trang trí mặt nạ,...).
- Biết và nâng cao hơn khả năng pha trộn màu (đơn giản) để tìm hồ
sắc cho các mảng màu, hoạ tiết trang trí; Biết cách sử dụng màu hợp lí (tránh
dùng quá nhiều màu “loạn màu”, ít màu quá sẽ bị đơn điệu); phù hợp nội
dung, yêu cầu của bài trang trí (biết sử dụng màu phù hợp với đặc điểm, tính
cách nhân vật). Phát huy cách cảm, cách nghĩ về màu của HS.
c) Về thái độ
Học sinh biết trân trọng, yêu mến những sản phẩm nghệ thuật.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV
- Sưu tầm một vài mặt nạ phẳng, cong; lồi hoặc lõm.
- Phóng to một số hình mặt nạ trên giấy; Một số bài vẽ của HS các năm trước.
b) Chuẩn bị của HS
- Bìa cứng, giấy vẽ, kéo, keo dán,...
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức:
a) Kiểm tra bài cũ, đồ dùng học tập. Đặt vấn đề vào bài mới (2')
* Kiểm tra bài cũ, đồ dùng học tập

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Môn Mỹ thuật 8

22


GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS (yêu cầu tổ trưởng các tổ báo
cáo sự chuẩn bị của các thành viên trong tổ mình).
* Đặt vấn đề vào bài mới
Hằng ngày, nhất là vào dịp Tết Trung thu hay lễ hội nào đó, các em thường
bắt gặp nhiều loại mặt nạ được trang trí với nhiều hình thức rất phong phú và chất

liệu khác nhau. Vậy cách tạo dáng và trang trí mặt nạ như thế nào  Bài hôm nay:
Tiết 16 – Bài 15: Vẽ trang trí - Tạo dáng và trang trí mặt nạ (tiết 1)
b) Dạy nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DỤNG GHI BẢNG

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh I - QUAN SÁT NHẬN XÉT (6')
quan sát, nhận xét.
GV + Giới thiệu một số hình mặt nạ;
Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời
câu hỏi

Mặt nạ thường được được dùng để làm
?TB gì?
- Mặt nạ thường được dùng để trang
trí, biểu diễn trên sân khấu, múa trong
HS
lễ hội, hoá trang hoặc cho thiếu nhi
vui chơi vào dịp Tết Trung thu,...
Ngồi ra cịn có một số loại mặt nạ
đặc dụng như: mặt nạ chống độc.
- Hiện nay chúng ta cịn bắt gặp mặt
nạ được dùng trong trang trí ứng
dụng: Làm dây đeo chìa khố; túi - Mặt nạ thường dùng để trang
trí, biểu diễn trên sân khấu, múa
GV xách,… (cho HS xem minh hoạ).
Hãy nhận xét về hình dáng và bề trong lễ hội hoặc vui chơi vào
dịp Tết Trung thu,...

mặt của các mặt nạ?
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân môn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

23


?K
HS

- Mặt nạ có nhiều hình dáng khác
nhau: Trịn, trái xoan, hình có nhiều
góc cạnh,... có thể là mặt người hay
mặt thú; mỗi loại vừa với từng
khuôn mặt người đeo;
Biểu hiện trạng thái của mặt nạ?
- Hình dáng cách điệu cao thể hiện
đặc điểm nhân vật: có loại mặt nạ
trơng dữ tợn (về hình, về màu); có
loại hài hước, hóm hỉnh, hiền lành.
- Có nhiều hình dáng khác nhau:
Trịn, trái xoan,... có thể là mặt
- Mặt nạ thường được cách điệu cao
người hay mặt thú.
về hình, mảng và màu nhưng vẫn
giữ được dáng vẻ thực.
Cách trang trí các loại mặt nạ?

?G
HS


Mặt nạ thường được làm bằng
những chất liệu gì?
- Mặt nạ thường được làm bằng bìa
?TB cứng, nhựa hoặc đan bằng nan sau
HS đó bồi giấy lên khn hình đã được
tạo dáng. Ngồi ra cịn có một số
mặt nạ được làm các chất liệu khác
như: cao su, lông vũ, kim loại chủ
yếu dùng trong các lễ hội hoá trang;
?K
mặt nạ bằng gỗ, sành sứ dùng để
treo trang trí;...
HS Mặt nạ có màu sắc như thế nào?

- Có loại trơng dữ tợn, hung ác;
có loại hài hước, hóm hỉnh, hiền
lành.

- Thường được cách điệu cao về
hình, mảng và màu nhưng vẫn
giữ được dáng vẻ thực.

- Màu sắc mặt nạ rất đa dạng, phong
phú, phù hợp với tính cách nhân vật,
thể hiện sự độc ác hay dữ tợn, hiền - Được làm bằng bìa cứng, nhựa,
lành hay phúc hậu (màu nhẹ nhàng bằng nan sau đó bồi giấy,...
trơng hiền lành, phúc hậu; màu
mạnh mẽ trông hung ác, dữ tợn).
+ Cho HS quan sát hình minh hoạ
để thấy rõ hơn về màu sắc mặt nạ.

- Trang trí mặt nạ:
+ Hình mảng, đường nét (các chi
?TB tiết) sắp đặt cân xứng qua trục dọc.
HS
+ Mảng màu phù hợp với tính
chất của mặt nạ (thể hiện sự độc ác,
dữ tợn, hiền lành hay phúc hậu).
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân mơn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

24


Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh - Màu sắc phù hợp với tính cách
cách tạo dáng và trang trí mặt nạ.
nhân vật.
+ Sử dụng trực quan vẽ các hình
dáng mặt nạ khác nhau để học sinh
GV quan sát.
- Chọn loại mặt nạ: Tìm hình phù hợp
với các khn mặt (to, nhỏ, dài, ngắn);
Dạng hình trịn, vng, chữ nhật,...
- Tìm hình dáng chung: Tạo dáng
cho giống nhân vật được biểu hiện:
người hay con vật. Có thể tạo dáng.
- Kẻ trục để vẽ hình cho cân đối.
- Cách điệu các chi tiết.

II - CÁCH TẠO DÁNG VÀ
+ Sử dụng trực quan (cách tìm mảng
TRANG TRÍ MẶT NẠ (6')

GV hình trang trí cho từng hình dáng
mặt nạ); Yêu cầu HS quan sát và 1. Tìm dáng mặt nạ
nhận xét.
Tìm mảng hình, đường nét và màu
sắc cho phù hợp với tính cách nhân
vật định miêu tả (hiền từ, vui vẻ hay
- Chọn loại mặt nạ
độc ác, nham hiểm,...).
- Mảng trang trí hình mềm mại,
uyển chuyển thường có hình dáng
bề ngồi là hình bầu dục, tròn phù
hợp với những nhân vật hài hước, - Tìm hình dáng chung
hiền lành.
- Mảng hình sắc nhọn, gãy gọn hình
dáng chung thường là hình đa giác
- Kẻ trục để vẽ hình cho cân đối.
phù hợp với những nhân vật hung ác
dưc tợn.
Lưu ý: Kẻ vẽ phác đường trục, vẽ 2. Tìm mảng hình trang trí cho
GV mảng nét cân đối.
phù hợp với dáng mặt nạ.
- Vẽ màu phù hợp với nhân vật.
HS

Ví dụ:

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học phân môn Vẽ trang trí - Mơn Mỹ thuật 8

25



×