Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN DI SẢN VĂN HÓA đề tài tìm hiểu về văn miếu trấn biên tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 29 trang )

lOMoARcPSD|11572185

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
ĐẠI HỌC VĂN HĨA TP.HỒ CHÍ MINH
Khoa Văn hóa học

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
DI SẢN VĂN HĨA
Tên đề tài: Tìm hiểu về Văn miếu Trấn Biên tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai.

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Chi
Mã số SV: D21VH234
Mã lớp học phần: 21DCN1
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022


lOMoARcPSD|11572185

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên
bộ môn cô Nguyễn Hồng Anh đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý
báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong q trình tham gia
khóa học Di sản văn hóa của cơ, em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ
ích về văn hóa, về những di sản mà em chưa từng biết đến có mặt tại đất nước
Việt Nam này và tình trạng hiện giờ của nó ra sao, cũng nhờ sự giảng dạy
nhiệt tình của thầy. Đây là kiến thức vơ cùng quý giá, là hành trang để em có
thể vững bước trong tương lai hội nhập văn hóa Việt Nam.


Tuy nhiên, do kiến thức và khả năng tiếp thu thực tế còn hạn chế nên còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù đã cố gắng nhưng bài viết sẽ không tránh khỏi những
sai sót và nhiều chỗ chưa chính xác, mong cơ xem xét thêm và góp ý để bài
viết của em được hồn thiện hơn.

Kính chúc cơ nhiều sức khỏe trên con đường giảng dạy!
Em xin trân trọng cảm ơn.
Nguyễn Thị Kim Chi


lOMoARcPSD|11572185

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:..................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:.............................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:........................................................2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI.........2
1.1. Địa danh Đồng Nai có từ đâu?...........................................................2
1.2. Những lý giải về tên gọi Đồng Nai:...................................................3
1.3. Tên gọi Biên Hòa gắn với Đồng Nai:.................................................4
CHƯƠNG 2: VĂN MIẾU TRẤN BIÊN................................................6
2.1. Văn miếu:...........................................................................................6
2.1.1. Văn miếu là gì?..............................................................................6
2.1.2. Lịch sử Văn miếu:.........................................................................6
2.1.3. Các Văn miếu tại Việt Nam hiện nay:...........................................7
2.2. Văn miếu Trấn Biên:..........................................................................7
2.2.1. Lịch sử Văn miếu Trấn Biên:........................................................7
2.2.1.1. Xây dựng:.................................................................................8

2.2.1.2. Trùng tu:...................................................................................9
2.2.1.3. Khôi phục:................................................................................9


lOMoARcPSD|11572185

2.2.2. Kiến trúc Văn miếu Trấn Biên:...................................................10
2.2.2.1. Văn Miếu Môn: .....................................................................10
2.2.2.2. Nhà Bia:..................................................................................11
2.2.2.3. Khuê Văn Các:.......................................................................12
2.2.2.4. Thiên Quang Tỉnh:.................................................................14
2.2.2.5. Đại Thành Mơn:.....................................................................15
2.2.2.6. Tượng Khổng Tử:...................................................................16
2.2.2.7. Nhà thờ chính:........................................................................17
2.2.2.8. Văn Vật Khố:..........................................................................21
2.2.2.9. Nhà Thư Khố:.........................................................................22
CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
3.1. Một số biện pháp:.............................................................................23
PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa đề tài: ....................................................................................23
PHỤ LỤC...............................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................24


lOMoARcPSD|11572185

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong diễn văn tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Vinh quang

đời đời thuộc về dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng!” bởi Việt Nam ta từ
xưa đến nay đều có tinh thần trọng văn hiến. Nền Nho giáo du nhập vào nước
ta bắt nguồn từ Trung Quốc được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng
nhất và lâu dài đến xã hội Việt Nam, là nền tảng uốn nắn giáo dục đạo đức
con người, góp phần to lớn vào việc tổ chức bộ máy nhà nước, duy trì trật tự
xã hội, sáng tác các tác phẩm văn học trong các triều đại quân chủ như Nhà
Lý, Nhà Trần, Nhà Nguyễn, Nhà Lê, trong cả chiều dài lịch sử chọn lọc sự
phù hợp và dần dung hòa với đời sống người Việt đã hình thành nền Nho giáo
mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, thường gọi Việt Nho... Song, ở khu vực
Đông Á, nơi ảnh hưởng của Nho giáo bao trùm lên khắp trong suốt hàng ngàn
năm lịch sử, đã có rất nhiều những Văn miếu được xây dựng để tôn thờ
Khổng Tử, người sáng lập ra Nho giáo, là bậc “Vạn thế sư biểu”, bởi thế đến
tận ngày nay ta vẫn nhìn thấy những Văn miếu với quy mơ khơng đồng đều,
kiến trúc cũng khác nhau ở nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản,.. và chính
Việt Nam đất nước ta.
Và ngày hôm nay, em chọn Văn miếu Trấn Biên để tìm hiểu về lịch sử dân
tộc, về những bậc hiền tài của tổ quốc năm xưa. Hơn cả là Văn miếu này được
xây dựng đầu tiên tại Nam Bộ, nơi mảnh đất Đồng Nai em sinh sống.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của bài tiểu luận là mô tả về lịch sử và hiện tại của Văn miếu Trấn
Biên, và có những giải pháp quản lý và bảo tồn di tích này.
1


lOMoARcPSD|11572185

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Văn miếu Trấn Biên
- Phạm vi nghiên cứu: phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI
1.1.

Địa danh Đồng Nai có từ đâu?

Đã có nhiều cách suy diễn về nguồn gốc danh xưng Đồng Nai nhưng ở đây
em xin hiểu theo: Căn cứ vào kết quả khảo cổ từ xưa, Bảo tàng Đồng Nai cho
rằng lưu vực sông Đồng Nai đã có con người cư trú từ thời sơ kỳ đồ đá cách
hiện nay vào khoảng 700-300 ngàn năm. Nhưng chưa có tư liệu nào ghi cụ thể
vùng đất này vào thời đó có tên gọi là gì. Các cơng trình khảo cổ tại đây nói
lên rằng, vùng này có con người sinh sống từ thời tiền sử, cách hiện nay
khoảng ít nhất 5000 năm. Cư dân bản địa sống thành những bộ lạc, thị tộc,
sinh sống giữa cánh rừng già nhiệt đới, giữa những điều kiện sống khắc
nghiệt. Song tại nơi đây, xưa kia người ta có thể từng đặt tên cho nơi họ cư
trú, song trải qua biết bao nhiêu thế hệ, biết bao đổi thay từ hàng ngàn năm,
những địa danh thời đó cũng khơng cịn ai nhớ nữa. Dân tộc Châu Ro: một
trong các dân tộc bản địa sống tại đây từ xa xưa đã từng gọi tên địa danh này
là Bù Blih – hiện nay là thành phố Biên Hòa. Song cái tên cho địa điểm này
được bắt đầu từ khi nào cũng chưa có tài liệu cho thấy. Nhưng dựa vào đó có
thể suy đoán rằng địa danh Bù Blih xuất hiện lúc thành phố Biên Hịa lúc đó

2


lOMoARcPSD|11572185

chỉ là địa điểm nhỏ ít người, chưa được khai phá như các xóm làng của đồng
bào các dân tộc ít người.

1.2.

Những lý giải về tên gọi Đồng Nai:

Trong Gia Định thành thơng chí (ghi chép rất cơng phu và tỉ mỉ về núi
sơng, khí hậu, hành chính, thành trì, về phong tục tập quán, tính cách và kể
cả sinh hoạt của dân cư tại vùng đất Gia Định hay Gia Định thành ban đầu
vốn là tên gọi để gọi cho toàn bộ khu vực miền Nam Việt Nam) của Trịnh Hồi
Đức, hay Đại Nam nhất thống chí (bộ sách dư địa chí của Việt Nam) do Quốc
sử quán triều Nguyễn biên soạn đề cập về Đồng Nai như sau:
“Chợ Lộc Dã ở phía Nam hạ lưu sơng Phước Long, huyện Phước Chính, vì
trước kia là đồng nội lắm hươu nai, nên gọi tên thế, hoặc là Lộc Động, tục
gọi chợ Đồng Nai - Xét sáu tỉnh Gia Định mà gọi chung là Đồng Nai, là vì
lúc mới khai thác, bắt đầu từ Đồng Nai, nên lấy chỗ gốc mà bao trùm”
Theo đó thì cách hiểu như trên có thể là định danh Đồng Nai tức cánh đồng
có nhiều nai sinh sống.
Song nhà nghiên cứu Trần Hiếu Thuận không đồng thuận với cách lý giải
Đồng Nai là cánh đồng có nhiều hươu nai, ơng cho rằng ven sơng Đồng Nai
có đơi chỗ được gọi là đồng bằng nhưng đó chỉ là những trũng được phù sa
sông bồi đắp thành đồng bằng nhỏ, không phải đồng ruộng bát ngát hay đồng
cỏ mênh mơng có nai ăn cỏ được. Cùng ý kiến đó, nhà văn Bình Ngun Lộc
cho rằng tên Đồng Nai không phải là tên Việt Nam mà là tên của người Mạ,
họ gọi sông Đồng Nai là Đạ Đờng. Đạ là nơi xuất phát dịng nước, Đờng là
sơng. Từ Đạ Đờng có sớm nhất cũng 3.000 năm rồi. Và cách đây 300 năm, từ
Đạ Đờng chuyển thành Đồng Nai. Thế có nghĩa từ Đờng chuyển âm thành
Đồng, cịn từ Đạ bỏ mất thêm chữ Nai: Đồng Nai. Cách lý giải này đưa đến
3


lOMoARcPSD|11572185


một cách hiểu khác: Đồng Nai bắt nguồn từ con sơng lớn có nhiều nai chứ
khơng phải là cánh đồng có nhiều hươu nai.
Theo Lược sử Cơng giáo Nam bộ (từ thế kỷ 16 đến 18) của Trương Bá Cần,
trong đó tư liệu viết năm 1701 và 1710 cho biết vùng Dou - Nai (Đồng Nai) ở
giữa Cao Miên và Chiêm Thành là một vùng đồng bằng, đất tốt, khá rộng và
dài, rừng rậm, cây to, nơi mà người Đàng Trong đến lập nghiệp từ 35 hay 40
năm nay. Như thế thì từ đầu thế kỷ 18, địa danh Đồng Nai đã được các nhà
truyền giáo ghi chép từ tên gọi dân gian đã phổ biến trước đó vài chục năm.
Tác giả Sakaya trong cơng trình Văn hóa Chăm - nghiên cứu và phê
bình đưa ra ý kiến sơng Đồng Nai như một ranh giới tự nhiên giữa vương
quốc Chămpa và Phù Nam. Nơi đây được mệnh danh là “xứ sở thần linh” mà
người Chăm gọi là “vùng đất thánh”.
1.3.

Tên gọi Biên Hòa gắn với Đồng Nai:

Ở tại nơi em sống, thường sẽ thấy những cách viết, nghe những cách gọi
Biên Hịa – Đồng Nai. Điều đó ít nhiều cho thấy sự gắn kết giữa danh xưng
Biên Hòa – Đồng Nai, nơi nói về một vùng đất rộng lớn số liệu dân số đông
nhất cả nước với quy mô tương đương với hai Thành phố trực thuộc Trung
ương Đà Nẵng và Cần Thơ, phát triển vượt bậc so với lúc xưa.
Sử liệu cho biết, Biên Hòa là tên gọi hành chính cấp tỉnh có phạm vi địa
giới rất rộng ở Nam bộ, được hình thành từ năm 1832. Địa giới hành chính
này được xác định thuộc phạm vi của các tỉnh Bình Phước, Bình Dương,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và một phần của Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh
hiện nay. Có thể nói, Biên Hịa là tiền thân của tỉnh Đồng Nai hiện nay.
Danh xưng Đồng Nai cũng thường được nhắc đến cùng Gia Định. Một
trong những câu quen thuộc của người dân tại đây là:
“Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”

4


lOMoARcPSD|11572185

Năm 1698 là mốc thời gian quan trọng khi Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược
Nam bộ, chính thức đưa vùng đất này vào hành chính quốc gia. Biên Hịa Đồng Nai hiện nay được định vị trong cơ cấu hành chính đầu tiên là dinh Trấn
Biên, huyện Phước Long, phủ Gia Định.
Năm 1776, sau khi đánh bại chúa Nguyễn, Đông Định Vương Nguyễn Lữ
(hay còn gọi là Nguyễn Văn Lữ là em của vua Thái Đức Hoàng đế Nguyễn
Nhạc và Quang Trung Hoàng đế Nguyễn Huệ nhà Tây Sơn) đổi dinh Trấn
Biên thành Biên Trấn. Năm 1808, vua Gia Long sắp đặt lại hành chính Nam
bộ với cách thay đổi tên gọi: các dinh trước đây đổi thành trấn và dinh Trấn
Biên thành trấn Biên Hòa thuộc phủ Phước Long, thành Gia Định. Năm 1832,
vua Minh Mạng thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Nam bộ, lúc này Trấn
Biên Hịa được nâng lên thành tỉnh Biên Hịa. Tồn Nam bộ lúc bấy giờ có 6
tỉnh bao gồm: Biên Hịa, Vĩnh Long, Định Tường, Gia Định, Hà Tiên, An
Giang nên còn được gọi là: Nam Kỳ lục tỉnh.
Tên gọi Biên Hịa gắn liền với thiết chế hành chính vào các thời kỳ lịch sử
tiếp theo với sự phân chia địa giới tùy thuộc vào các thể chế quản lý liên quan.
Năm 1862, với việc ký Hòa ước (Nhâm Tuất) giữa triều đình nhà Nguyễn với
thực dân Pháp, tỉnh Biên Hịa (cùng Gia Định, Định Tường) trở thành thuộc
địa của Pháp. Dưới sự cai trị của Pháp, tỉnh Biên Hòa được chia thành Tiểu
khu (Biên Hòa, Bà Rịa – năm 1864), thành Sở Tham biện (Biên Hòa, Thủ Dầu
Một, Long Thành, Bà Rịa, Bảo Chánh - năm 1865), thành địa hạt (Biên Hịa,
Bà Rịa, Long Thành, Thủ Đức, Bình An, Bảo Chánh - năm 1866) rồi sau đó
đổi lại là Sở tham biện vào năm 1867. Năm 1899, nhà cầm quyền Pháp ra
Nghị định đổi tên các Sở Tham biện thành tỉnh.
Tỉnh Biên Hòa tồn tại cho đến năm 1945. Từ năm 1945 đến 1975, do hoàn
cảnh lịch sử và sự thay đổi về địa giới nên Biên Hịa đã có nhiều biến động.

Về phía chính quyền cách mạng, địa bàn Biên Hòa - Đồng Nai hiện nay được
5


lOMoARcPSD|11572185

tách, chia, và sáp nhập nhiều lần theo yêu cầu phân chia chiến trường để thực
hiện chiến tranh giải phóng: trực thuộc tỉnh Thủ Biên (năm 1951), hay tách
thành các tỉnh Biên Hòa, Long Khánh (năm 1960), tỉnh Bà Biên (năm 1963),
Biên Hịa U1 và Biên Hịa nơng thơn (1965), thành lập thêm tỉnh Tân Phú.
Trong khi đó, chính quyền Sài Gòn phân chia, thay đổi địa giới nhưng cơ bản
vẫn ổn định trong cơ cấu của ba tỉnh: Biên Hòa, Long Khánh và Phước Tuy.
Năm 1976, đất nước thống nhất, tỉnh Đồng Nai được thành lập trên cơ sở
của 3 tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa – Long Khánh và Tân Phú. Từ đó cho đến nay đã
có nhiều sự điều chỉnh, thay đổi địa giới như: cắt huyện Duyên Hải (sáp nhập
vào TP. Hồ Chí Minh - năm 1978), cắt 3 huyện: Châu Thành, Long Đất,
Xuyên Mộc nhập vào Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo để thành lập tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (năm 1991) hay việc hình thành, nâng cấp các đơn vị hành chính cơ
sở trong nội bộ tỉnh. Một điều đáng chú ý là quần đảo Trường Sa thuộc huyện
Long Đất (năm 1976), nâng lên cấp huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai
(năm 1982) và cuối năm 1982, huyện đảo Trường Sa tách ra để nhập vào tỉnh
Phú Khánh (Khánh Hòa sau này).
Từ xưa đến nay, đất Biên Hịa – Đồng Nai đã có rất nhiều sự thay đổi về tên
gọi nhưng trong từng tên gọi qua từng năm ấy đều cô đọng những dấu ấn, sự
kiện, con người theo nét riêng của vùng đất này.
CHƯƠNG 2: VĂN MIẾU TRẤN BIÊN
2.1. Văn miếu:
2.1.1. Văn miếu là gì?
Văn miếu, tên ở dạng đầy đủ là Văn Tuyên Vương miếu, hay còn được gọi
là Khổng miếu hoặc Phu tử Miếu, là miếu thờ Khổng Tử tại các nước Á Đông
như Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, ...

2.1.2. Lịch sử Văn miếu:
6


lOMoARcPSD|11572185

Năm 478 TCN, sau một năm ra đi của Khổng Tử, Lò Văn Lại đã hạ lệnh tu
sửa lại nhà ở của ông thành miếu thờ và thờ cúng Khổng tử.
Năm 195 TCN, cùng với việc Hán Cao Tổ đến khổng miếu ở nước Lỗ và
cúng Khổng Tử theo đại lễ, khiến điều này làm tiền đề bắt đầu cho việc các
bậc Đế vương cũng đến cúng tế Khổng tử.
Năm 739, Khổng tử dưới thời đại của Đường Huyên Tông được phong làm
Văn Tuyên Vương, song cũng gọi Khổng miếu là Văn Tuyên Vương miếu. Từ
đời Minh được gọi tắt là Văn miếu để ứng đối cùng Vũ miếu.
2.1.3. Các Văn miếu tại Việt Nam hiện nay:
Hiện nay, tại Việt Nam còn tồn tại 11 Văn miếu sau:
-

Văn miếu Quốc Tử Giám tại thành phố Hà Nội.

-

Văn miếu Trấn Biên tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

-

Văn miếu Huế tại Thừa Thiên Huế.

-


Văn miếu Bắc Ninh tại Bắc Ninh.

-

Văn miếu Vĩnh Phúc tại Vĩnh Phúc.

-

Văn miếu Xích Đằng tại Hưng Yên.

-

Văn miếu Mao Điền tại tỉnh Hải Dương.

-

Văn miếu Nghệ An tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

-

Văn miếu Diên Khánh tại tỉnh Khánh Hòa.

-

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long tại tỉnh Vĩnh Long.

-

Văn miếu Sơn Tây tại Sơn Tây.


2.2. Văn miếu Trấn Biên:

7


lOMoARcPSD|11572185

Đây là Văn miếu được mệnh danh là “Văn Miếu Quốc Tử Giám” của vùng
Nam Bộ, nơi bảo tồn, gìn giữ và tơn vinh các giá trị văn hóa – giáo dục cùa
vùng đất Biên Hòa.
2.2.1. Lịch sử Văn miếu Trấn Biên:
2.2.1.1. Xây dựng:
Năm 1698, khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào đến xứ Đồng Nai, thì
vùng đất ấy khi này đã khá trù phú khi có một thương cảng sầm uất: Cù lao
Phố.
Tuy nhiên khi cần một nơi để có thể bảo tồn, tơn vinh các giá trị văn hóa
giáo dục xưa và nay của dân tộc Việt ở vùng đất mới nên vào khoảng 17 năm
sau, Minh Vương Nguyễn Phúc Chu sai trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục
Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên – Văn miếu đầu tiên được
xây dựng tại Đàng Trong và cịn để tơn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn
hóa nước Việt.
Như vậy, có thể hiểu lý do chúa Nguyễn xây dựng Văn miếu trấn Biên là
vì: khi đó Biên Hịa là nơi có số dân cư ổn định, và có sự phát triển hơn các
vùng khác. Việc hồn thành cơng trình này đối với chúa Nguyễn cịn có ý
nghĩa như là sự khẳng định các giá trị văn hóa và chính trị ở vùng đất mới.
Theo phong thủy của người xưa, Văn miếu Trấn Biên được xây dựng tại
nơi đất tốt, sách Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức, có ghi:
“Văn miếu Trấn Biên được xây dựng tại thôn Tân Lai, tổng Phước Dinh,
huyện Phước Chánh” (nay thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa).
Và theo mơ tả của Đại Nam nhất thống chí, thì Văn miếu Trấn Biên được

xây dựng trên thế đất đẹp: “Phía nam trơng ra sơng Phước Giang, phía bắc
8


lOMoARcPSD|11572185

dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tươi tốt...Bên
trong rường cột chạm trổ, tinh xảo... Trong thành trăm hoa tươi tốt, có những
cây tịng, cam qt, bưởi, hoa sứ, mít, xồi, chuối và quả hồng xiêm đầy rẫy,
sum sê, quả sai lại lớn...”
Trước năm 1802, hằng năm đều có đích thân chúa Nguyễn Phúc Ánh đến
Văn miếu Trấn Biên để hành lễ hai lần vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng từ
khi chúa Nguyễn lên ngơi ở Huế thì quan tổng trấn thành Gia Định thay mặt
vua, cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ.
Tương tự tại Văn miếu Huế bên cạnh có Quốc tử giám để giảng dạy học
trị, thì ở Biên Hịa cạnh Văn miếu Trấn Biên có Tỉnh học phụ trách điều đó.
Tỉnh học – Trường học lớn của cả tỉnh này mãi đến đời vua Minh Mạng mới
dời về thôn Tân Lại (nay thuộc phường Hịa Bình, Biên Hịa).
Như vậy, ngồi việc là nơi thờ phụng, Văn miếu Trấn Biên còn là trung tâm
văn hóa, giáo dục của Biên Hịa xưa và của cả Nam Bộ trước khi Văn miếu
Gia Định ra đời.
2.2.1.2. Trùng tu:
Văn miếu Trấn Biên có 2 lần trùng tu lớn:
Lần trùng tu thứ nhất vào năm Giáp Dần (1794). Khi ấy, chúa Nguyễn Phúc
Ánh sai Lễ bộ Nguyễn Hồng Đô lo việc trùng tu.
Lần trùng tu thứ hai lớn hơn lần thứ nhất: vào năm Tự Đức thứ 5 – năm
Nhâm Tý (1852). Sau khi hồn thành văn miếu có quy mô lớn hơn trước.
Trong các lần trùng tu, Văn miếu đều được đích thân các quan lại phụng
mệnh người đứng đầu chính quyền trung ương thời bấy giờ như Nguyễn Phúc
Chu, Nguyễn Ánh, Tự Đức thực hiện.


9

Downloaded by út bé ()


lOMoARcPSD|11572185

Sau hai lần trùng tu ấy, đặc biệt sau năm Tự Đức, Văn miếu Trấn Biên đã
hoàn chỉnh và to đẹp hơn.
2.2.1.3. Khôi phục:
Năm 1861, Văn miếu Trấn Biên bị thực dân Pháp tới đốt phá khi chiếm
đánh vùng Biên Hịa nhằm thực hiện chính sách ngu dân và thống trị lâu dài.
Sau hơn 137 năm từ lúc thực dân Pháp tàn phá thì cơng trình này mới được
xây dựng lại tại vị trí cũ và hồn thành năm 2002.
2.2.2. Kiến trúc Văn miếu Trấn Biên:
Được xây dựng theo kiến trúc của Văn Miếu Quốc Tử Giám tại miền Bắc.
Hiện nay, Văn miếu Trấn Biên bao gồm 2 khu liền nhau: khu thờ phụng, tế lễ
và khu trưng bày truyền thống, sinh hoạt văn hóa.
Điểm nổi bật nhất trong kiến trúc của Văn miếu Trấn Biên đó là mỗi tịa
đều có mái vịm cong lợp ngói lưu
ly xanh rất nổi bật.
2.2.2.1. Văn Miếu Môn:
Đây là cổng vào của Văn miếu
Trấn Biên có kiến trúc cung đình,
thừa kế từ kiến trúc thời Lý và Trần
là chủ yếu, với kết cấu ba cửa: hai
cửa nhỏ bên trái, phải và cửa chính
rộng lớn hình vịm với một tấm đại
ngun liệu gỗ sơn son thiếp bạc


10

Downloaded by út bé ()


lOMoARcPSD|11572185

phủ hồn kim ghi chữ “Văn Miếu Mơn” được treo phía trên. Hai bên cửa
chính cịn có hai câu đối từ chữ Hán.

2.2.2.2. Nhà Bia:
Gọi là Nhà Bia vì ở đây được xây lên có vịm che cho tấm bia rất to ở giữa,
với chất liệu được làm từ đá Granit Bửu Long. Nội dung trên bia là bài văn do
Giáo sư Vũ Khiêu biên soạn, bao gồm 8 đoạn và được khắc trên mặt trước lẫn
sau của bia đá.

11

Downloaded by út bé ()


lOMoARcPSD|11572185

Nội dung trên tấm bia đề cập về hào khí, văn hóa và cả mong ước của nhân
dân Biên Hịa từ thuở đầu lịch sử mở cõi và xây dựng chính quyền Đồng Nai.

Mặt trước tấm bia

Mặt sau tấm bia


2.2.2.3. Khuê Văn Các:
Khuê Văn Các có kết cấu hai tầng và
ba tầng mái, có cầu thang đi lên, đứng
trên gác có thể nhìn thấy tồn cảnh Văn
miếu. Nơi đây được xem là kiến trúc chủ
đạo trong Văn miếu. Vào thuở xưa, Gác
Khuê Văn là nơi bàn luận thi văn của các
sĩ tử, ngắm trăng, đàm luận chuyện cuộc
sống nhân sinh quan.
12

Downloaded by út bé ()


lOMoARcPSD|11572185

Còn vào ngày nay, Khuê Văn Các là nơi để những thành phần tri thức
trong và ngoài tỉnh, các vị lãnh đạo đến tham quan mở cuộc hội thảo, hội họp
về các vấn đề văn hóa, giáo dục..
Khi di chuyển lên gác trên, ta sẽ nhìn thấy ba ơ cửa tròn giống nhau tượng
trưng cho sao Khuê (biểu tượng của văn chương) trong “Khuê Văn Các”.
Song, cách đặt tên này cũng có một hàm ý chỉ nơi tụ tập của những người tài
hoa, thể hiện ước muốn sẽ có nhiều bậc hiền tài chung tay xây dựng đất nước
vững mạnh, phát triển.

Ơ cửa trịn tượng trưng sao Kh

13


Downloaded by út bé ()


lOMoARcPSD|11572185

2.2.2.4. Thiên Quang Tỉnh:
Thiên Quang Tỉnh là một hồ nước lớn phía sau Kh Văn Các có hình chữ
nhật, diện tích rất rộng, dưới hồ có từng đàn cá Koi và các bè hoa sen, ven
quanh thành hồ được kè bằng đá Bửu Long. Xung quanh có rất nhiều cây
xanh mang lại vẻ
đẹp thoáng mát,
màu xanh ngọc
của hồ nước ánh
lên giữa cái nắng
vàng, một cảnh
đẹp nên thơ hữu
tình khó qn.
Thiên Quang Tỉnh

14
Toàn cảnh Thiên Quang Tỉnh được chụp trên gác Thiên Văn Các

Downloaded by út bé ()


lOMoARcPSD|11572185

2.2.2.5. Đại Thành Môn:
Đây là kiến trúc tam quan đặc
trưng của hầu hết các văn miếu, là

cửa chính để vào khu thờ tế của Văn
miếu.
Bên phải và bên trái của Đại Thành
Mơn là Kim Thành Mơn và Ngọc
Chấn Mơn có kích thước nhỏ hơn.
Hai bên là tường gạch hoa.

Đại Thành Môn

Tường gạch hoa nối dài hai bên Kim Thành Môn và Ngọc Chấn Môn

15

Downloaded by út bé ()


lOMoARcPSD|11572185

2.2.2.6. Tượng Khổng Tử:
Sau Đại Thành Môn là tượng Khổng Tử - ơng tổ của Nho giáo. Vì Khổng
Tử là người tạo ra Nho giáo nên tượng ông được đặt tại vị trí trang trọng nhất,
nằm trên trục thần đạo. Tượng được tạc bằng chất liệu đá nguyên khối, theo
khuôn mẫu của Di sản thế giới Khúc Phụ (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Văn
miếu Trấn Biên tôn thờ ông cũng thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo của dân
tộc Việt Nam.

Tượng Khổng Tử

16


Downloaded by út bé ()


lOMoARcPSD|11572185

2.2.2.7. Nhà thờ chính:
Được xây dựng với kết cấu gồm ba gian hai chái, ba tầng mái, sơn son thiếp
vàng. Đây là cơng trình kiến trúc quan trọng bậc nhất của quần thể Văn miếu
Trấn Biên. Bao gồm gian giữa là nơi thờ tụng tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh –
vị lãnh tụ kính yêu của con dân Việt Nam, được đúng bằng đồng. Sau tượng
Bác Hồ là một mặt trống đồng thân quen, và hai tượng con hạc ở hai bên. Tuy
nhiên, do khi em tham quan không được phép chụp ảnh bên trong Nhà thờ
chính này mà em chỉ chụp được bên ngồi nên em xin được trích ảnh từ các
trang mạng về phần kết cấu bên trong:

Nhà thờ chính và sân Đại Bái nơi diễn ra các buổi lễ quan trọng

17

Downloaded by út bé ()


lOMoARcPSD|11572185

Gian bên trái thờ những danh nhân văn hóa trên cả nước, theo thứ tự từ trái

Trên mái Nhà thờ chính được lợp ngói lưu ly và hình rồng rất bắt mắt

Gian bên trái


Gian giữa thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (nguồn: baodaklak.vn)

18

Downloaded by út bé ()


lOMoARcPSD|11572185

Gian bên trái thờ những danh nhân văn hóa trên cả nước, theo thứ tự từ trái
qua phải như sau: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý
Đôn, Nguyễn Du.
Gian bên phải thờ danh nhân tại Nam Bộ: Võ Trường Toản, Đặng Đức
Thuật, Trịnh Hồi Đức, Nguyễn Đình Chiểu.

19

Downloaded by út bé ()


lOMoARcPSD|11572185

Ngồi ra tại nhà thờ chính cịn trưng bày Bia Tiến sĩ được khắc bằng đá
xanh với dòng chữ lớn trên đầu: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.

Bia Tiến Sĩ trên mai con rùa

20

Downloaded by út bé ()



lOMoARcPSD|11572185

2.2.2.8. Văn Vật Khố:
Văn Vật Khố là nơi trưng bày các giá trị nghệ thuật của các ngành, nghề thủ
công truyền thống ở vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Những sản phẩm tiêu
biểu nhất của mỗi nghề sẽ được trưng bày tại đây.

Bia Tiến sĩ trên con rùa (nguồn: dangcongsan.vn)

Bên ngoài Vạn Vật Khố

21

Downloaded by út bé ()


×