Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập lớn kinh tế chính trị Mác Lênin: Lý luận chung về lợi ích kinh tế và để xuất phương thức bảo vệ lợi ích của mình khi tham khao các hoạt động kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.57 KB, 12 trang )

Bài tập lớn
Môn: Kinh tế chinh trị Mác – Lênin

Đề bài : Lý luận chung về lợi ích kinh tế. Với tư cách là
công dân, hãy đề xuất các phương thức để bảo vệ lợi ích
hợp pháp của mình khi tham gia các hoạt động kinh tế xã
hội?


MỤC LỤC
I, MỞ ĐẦU_______________________________________________________2
II, NỘI DUNG_____________________________________________________3
A. LÝ LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ________________________________3
B. THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM_____________________________________6
C. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CƠNG
DÂN KHI THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI________7
III, KẾT LUẬN___________________________________________________10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO________________________________11

1


I, MỞ ĐẦU
Lợi ích kinh tế là một động lực, một mục tiêu của các chủ thể khi tham gia các
hoạt động kinh tế - xã hội, ví dụ như người lao động tham gia lao động sản xuất
với mong muốn tối đa hoá tiền lương, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản
phẩm với mong muốn tối đa hoá lợi nhuận hay chính phủ với mục tiêu là tối đa
hố lợi ích xã hội. Vậy lợi ích kinh tế suy cho cùng được biểu hiện dưới dạng
những của cải vật chất mà mỗi con người khi tham gia vào hoạt động kinh tế - xã
hội có được. Chính vì vậy, lợi ích kinh tế có vai trị hết sức to lớn và quan trọng
trong đời sống kinh tế - xã hội vì nó chính là mục tiêu, là đích đến mà mỗi con


người muốn đạt được trong cuộc đời sống, học tập và làm việc của bản thân. Trong
tình hình hiện nay, lợi ích kinh tế của các cá nhân đang bị đe doạ và họ chưa được
hưởng đúng những phương pháp và cách thức đúng đắn để bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của mình trong lợi ích kinh tế. Ở Việt Nam, trong một thời gian rất dài và vì
rất nhiều lý do, các lợi ích kinh tế, nhất là lợi ích cá nhân, khơng được chú ý đúng
mức. Do đó, việc đảm bảo quyền lợi của mỗi cá nhân trong lợi ích kinh tế là rất
quan trọng và cần có những biện pháp, những phương pháp và cách thức để cải
thiện và gìn giữ quyền lợi của mình trong lợi ích kinh tế. Là một cơng dân và sẽ
tham gia hoạt động kinh tế xã hội trong một tương lai rất gần, em xin được trả lời
đề tài đã được giao: “Lý luận chung về lợi ích kinh tế. Với tư cách là công dân,
hãy đề xuất các phương thức để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia các
hoạt động kinh tế xã hội?”.

2


II, NỘI DUNG
A. Lý luận chung về lợi ích kinh tế
Khái niệm: Để tồn tại và phát triển, con người cần được thoả mãn các nhu cầu vật
chất cũng như nhu cầu tinh thần. Lợi ích thu được khi con người được thỏa mãn
nhu cầu của mình. Lợi ích có thể là lợi ích vật chất, có thể là lợi ích tinh thần.
Lợi ích là sự thoả mãn nhu cầu của con người mà sự thoả mãn nhu cầu này phải
được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhất
định của nền sản xuất xã hội đó.
Trong mỗi điều kiện lịch sử, tuỳ từng bối cảnh mà vai trò quyết định đối với hoạt
động của con người là lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thần. Nhưng xun suốt q
trình tồn tại của con người và đời sống xã hội thì lợi ích vật chất đóng vai trị quyết
định thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức cũng như xã hội.
Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh
tế của con người.

Tính chất: Lợi ích kinh tế phản ánh quan hệ xã hội giữa các thành viên trong xã
hội với nhau thông qua hoạt động kinh tế và nó mang tính khách quan.
Bản chất: Lợi ích kinh tế là biểu hiện ra bề mặt xã hội của các quan hệ lợi ích, nó
phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các chủ thể trong nền sản xuất
xã hội.
Các thành viên trong xã hội xác lập các quan hệ kinh tế với nhau vì trong quan hệ
đó hàm chứa những lợi ích kinh tế mà họ có thể có được. Các quan hệ xã hội ln
mang tính lịch sử, do vậy, lợi ích kinh tế trong mỗi giai đoạn cũng phản ánh bản
chất xã hội của giai đoạn lịch sử đó.
Biểu hiện: Gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau, đó là những lợi ích tương ứng:
chủ doanh nghiệp thì lợi ích trước hết là lợi nhuận, người lao động trước hết lợi ích
kinh tế là tiền cơng. Tất nhiên thì với mỗi cá nhân, trong các mối quan hệ xã hội
3


tổng hợp gắn với con người đó, mặc dù có khi thực hiện hoạt động kinh tế thế
nhưng về lâu dài, lợi ích kinh tế là lợi ích quyết định trong hoạt động kinh tế.
Vậy, khi đề cập tới phạm trù lợi ích kinh tế có nghĩa là hàm ý rằng, lợi ích đó được
xác lập trong quan hệ nào, vai trị của các chủ thể trong quan hệ đó thể hiện chủ
thể đó biểu hiện như thế nào, chẳng hạn họ là chủ sở hữu, hay nhà quản lý; là lao
động làm thuê hay trung gian trong hoạt động kinh tế; ai là người thụ hưởng lợi
ích, quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể đó, phương thức để thực hiện lợi ích
cần phải thơng qua các biện pháp gì…Trong nền kinh tế thị trường, ở đâu có hoạt
động sản xuất kinh doanh, ở đó có quan hệ lợi ích và lợi ích kinh tế.
Vai trị của lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường:
-Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã hội:
Là mục tiêu của các hoạt động kinh tế: Con người tiến hành các hoạt động kinh tế
trước hết là để thoả mãn các nhu cầu vật chất, nâng cao phương thức và mức độ
thoả mãn các nhu cầu vật chất của mình. Trong nền kinh tế thị trường, phương
thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất tùy thuộc vào mức thu nhập. Do đó,

mức thu nhập càng cao, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất
càng tốt. Vì vậy, mọi chủ thể kinh tế đều phải hành động để nâng cao thu nhập của
mình. Thực hiện lợi ích kinh tế của các giai tầng xã hội, đặc biệt của người dân
vừa là cơ sở bảo đảm cho sự ổn định và phát triển xã hội, vừa là biểu hiện của sự
phát triển.
Là động lực của các hoạt động kinh tế: Tất cả các chủ thể kinh tế đều hành động
trước hết vì lợi ích chính đáng của mình. Tất nhiên, lợi ích này phải đảm bảo trong
sự liên hệ với các chủ thể khác trong xã hội. Theo đuổi lợi ích kinh tế chính đáng
của mình, các chủ thể kinh tế đã đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Vì lợi
ích chính đáng của mình, người lao động phải tích cực lao động sản xuất, nâng cao
tay nghề, cải tiến công cụ lao động; chủ doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao hiệu
quả sử dụng các nguồn lực, đáp ứng các nhu cầu, thị hiếu của khách hàng bằng
cách nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao tinh thần trách
nhiệm trong phục vụ người tiêu dùng... Tất cả những điều đó đều có tác dụng thúc
4


đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, của nền kinh tế và nâng cao đời sống của
người dân.
Là động lực của các hoạt động xã hội: Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu
cầu vật chất còn phụ thuộc địa vị của con người trong hệ thống quan hệ sản xuất
xã hội nên để thực hiện được lợi ích của mình các chủ thể kinh tế phải đấu tranh
với nhau để thực hiện quyền làm chủ đối với tư liệu sản xuất. Đó là cội nguồn sâu
xa của các cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong lịch sử - một động lực quan trọng
của tiến bộ xã hội. “Động lực của tồn bộ lịch sử chính là cuộc đấu tranh của các
giai cấp và những xung đột về quyền lợi của họ” và “nguồn gốc vấn đề trước hết là
những lợi ích kinh tế mà quyền lực chính trị phải phục vụ với tư cách phương tiện”
...Như vậy, mọi vận động của lịch sử, dù dưới hình thức như thế nào, xét đến cùng,
đều xoay quanh vấn đề lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế.
-Lợi ích kinh tế là cơ sở thực hiện và thúc đẩy sự phát triển các lợi ích chính trị,

lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội: Lợi ích kinh tế được thực
hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực hiện lợi ích chính trị, lợi
ích xã hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội.
Lợi ích kinh tế mang tính khách quan và là động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế
- xã hội. Điều cần lưu ý, chỉ khi có sự đồng thuận, thống nhất giữa các lợi ích kinh
tế thì lợi ích kinh tế mới thực hiện được vai trị của mình. Ngược lại, việc theo
đuổi những lợi ích kinh tế khơng chính đáng, khơng hợp lý, khơng hợp pháp sẽ trở
thành trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế:
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Là phương thức và mức độ thoả mãn
các nhu cầu vật chất của con người, lợi ích kinh tế trước hết phụ thuộc vào số
lượng, chất lượng hàng hoá và dịch vụ, mà điều này lại phụ thuộc vào trình độ
phát triển lực lượng sản xuất. Việc phát triển lực lượng sản xuất trở thành nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của các quốc gia.

5


- Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội: Quan hệ sản xuất mà
trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quyết định vị trí, vai trị của mỗi
con người, mỗi chủ thể trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.
- Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước: Sự can thiệp của nhà nước vào nền
kinh tế thị trường là tất yếu khách quan, bằng nhiều loại cơng cụ, trong đó có các
chính sách kinh tế - xã hội. Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước làm thay
đổi mức thu nhập và tương quan thu nhập của các chủ thể kinh tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế: Bản chất của kinh tế thị trường là mở cửa hội nhập. Hội
nhập kinh tế quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ và nhiều chiều đến lợi ích kinh tế của
các chủ thể. Tuy nhiên thì lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp, hộ gia đình sản
xuấ hàng hố tiêu thụ trên thị trường nội địa có thể bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh
của hàng hố nước ngồi. Đất nước có thể phát triển nhanh hơn nhưng cũng phải

đối mặt với các nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường B. Thực tiễn về
lợi ích kinh tế ở Việt Nam:
Chính phủ Việt Nam đang rất cố gắng và nỗ lực để có thể làm tăng lợi ích kinh tế
của cả quốc gia bao gồm cá nhân, doanh nghiệp và cả chính phủ, đặc biệt là trong
thời kì phát triển đất nước như hiện nay thì việc Nhà nước Việt Nam ta đã thúc đẩy
và đưa ra những chính sách, quyết định ví dụ như:
Việt Nam đang trên đà hội nhập quốc tế và phát triển, hội nhập và hợp tác quốc tế
đang là một xu thế tất yếu của xã hội và điều này đã giúp cho Việt Nam ta rất
nhiều trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt là về mặt kinh tế.
Khi Việt Nam ta gia nhập các tổ chức quốc tế thì ta sẽ mở rộng được mạng lưới
bạn hàng từ các nước khác và có cơ hội được hưởng các đãi ngộ về chính sách
thuế quan hay được xúc tiến đầu tư vào các dự án trong nước, nhận viện trợ, thu
hút nguồn lực hay vốn đầu tư nước ngoài. Điều này đã giúp cho Việt Nam ta tăng
khả năng phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động kinh tế - xã hội ở Việt Nam ngày
càng được nâng cao về chất lượng và số lượng, làm cho đất nước ngày càng phát
triển, nhân dân ngày càng ấm no.
6


Tuy nhiên, việc cân nhắc các dự án để có thể thu được lợi ích kinh tế của một số
ban lãnh đạo tại Việt Nam vẫn chưa được đúng đắn cho lắm. Lấy một ví dụ như
một số tỉnh thành ở vùng cao như Điện Biên, Sơn La, nơi mà nhu cầu đi lại bằng
máy bay rất thấp và cũng không phải là vùng kinh tế trọng điểm của cả đất nước
nhưng lại muốn chạy đua với các tỉnh đồng bằng và đã xin Nhà nước hỗ trợ vài
trăm, thậm chí vài nghìn tỷ đồng để xây dựng và nâng cấp các sân bay và điều này
là vô cùng không cần thiết và lợi ích kinh tế lúc này rất khơng đúng đắn.
Bảo vệ lợi ích hợp pháp cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế:
Hiện nay, trong điều kiện cơ chế thị trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
là: coi lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động kinh tế; phải tơn trọng lợi ích
cá nhân chính đáng. Điều này góp phần tạo động lực cho sự phát triển đất nước ta

trong những năm vừa qua.
Nhà nước Việt Nam đã thực hiện rất tốt việc tạo lập các môi trường thuận lợi cho
các hoạt động kinh tế được tự do phát triển và ổn định trong những năm vừa qua.
Do vậy mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất yên tâm khi tiến hành đầu tư và
hợp tác với thị trường trong nước. Chính phủ ta đã tạo ra một mơi trường pháp luật
thơng thống để bảo vệ được lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế trong và
ngồi nước, ngồi ra thì sự đầu tư tất yếu vào cơ sở hạ tầng cũng đã giúp cho kinh
tế nước nhà cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, tạo lập mơi trường văn hóa phù hợp
với yêu cầu phát triển một nền kinh tế thị trường năng động, sáng tạo; tôn trọng kỷ
cương, pháp luật; giữ chữ tín…cũng đã được Chính phủ ta quan tâm và chú trọng.
C. Đề xuất các phương thức để bảo vệ lợi ích hợp pháp của bản thân khi
tham gia các hoạt động kinh tế xã hội với tư cách là một công dân:
Trong khi tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội thì một người cơng dân như em
có thể đảm nhiệm nhiều vị trí và vai trị khác nhau bởi các hoạt động kinh tế bao
giờ cũng diễn ra trong một mơi trường nhất định nào đó, sau đây em xin được đưa
ra một vài phương thức theo những ý kiến và sự tìm hiểu của bản thân để có thể tự
bảo vệ lợi ích kinh tế hợp pháp của bản thân:
7


+ Nếu em là một người lao động, em mong muốn mình sẽ bán được sức lao động
của mình với giá cao nhất, vậy em sẽ phải tìm hiểu thơng tin về phía người sử
dụng lao động một cách cẩn thận và tỉ mỉ, phải xem xét kĩ lưỡng hợp đồng lao
động và tìm hiểu kĩ về các luật có thể bảo vệ cho lợi ích hợp pháp của bản thân.
Phương thức ở đây đó chính là người lao động phải có sự đàm phán hợp lý với
người sử dụng lao động để có thể duy trì cái mối quan hệ kinh tế lâu dài. Ngoài ra,
trong mối quan hệ với những người lao động khác, muốn lợi ích kinh tế của mình
được bảo đảm thì trước hết bản thân người cơng dân phải biết tự trau dồi, nâng cao
trình độ, kĩ năng của bản thân minh, nhất là trong thời kì cung lao động vượt quá
cầu và dân số đang gia tăng chóng mặt như hiện nay để có thể trở thành một người

nổi trội trong biển người đang tìm kiếm cơ hội việc làm khác. Tuy nhiên, xã hội
hiện đại ngày nay đang kiếm nhiều người hơn trở nên trong tình cảnh bần cùng
hố vì lương khơng đủ sống hay thất nghiệp hàng loạt, khi đó, để thực hiện và bảo
vệ lợi ích của mình, là một người lao động, em sẽ cần phải liên kết với những lao
động khác đồn kết đấu tranh địi quyền lợi của mình vì số đơng bao giờ cũng áp
đảo, từ đó làm cho mỗi người lao động sống dễ dàng sung túc hơn.

+ Nếu em là một người sử dụng lao động, em thu mua sức lao động của người
khác để sản xuất sản phẩm và bán ra để thu lợi nhuận. Vì thế, thứ nhất em cần làm
cho giá thuê nhân công giảm xuống một mức nhất định, em sẽ phải thoả thuận với
người lao động về vấn đề tiền lương sao cho phù hợp với ngân sách của công ty và
phù hợp với tình hình thực tế. Thứ hai là em sẽ cần có quyền tìm hiểu tất cả thơng
tin nghiệp vụ của những người lao động có nhu cầu muốn ứng tuyển, chẳng hạn
như bằng cấp, trình độ chun mơn và em có những biện pháp nhất định nếu như
nhân viên của mình đã lừa dối hay làm giả giấy tờ để được nhận vào công ty, làm
sao để tổ chức của mình ln ở trong điều kiện tốt nhất có thể. Bên cạnh đó thì
người sử dụng lao động cũng rất cần phải duy trì mối quan hệ hồ hảo, ln hỗ trợ
và biết chia sẻ với nhân viên của mình để họ đạt được hiệu quả năng suất làm việc
cao. Tiếp nữa là làm tăng chất lượng của sản phẩm để tăng doanh thu, đảm bảo
8


quyền lợi của tổ chức, em sẽ khảo sát và đánh giá về phía cơ sở hạ tầng, máy móc
thiết bị nhà xưởng của tổ chức mình một cách kĩ lưỡng, xem xét các công ty đối
tác và đối thủ để vừa cạnh tranh và cũng vừa học hỏi để phát triển, cải tiến công
nghệ của công ty sao cho theo kịp với xu thế của thị trường hiện đại.

+ Cuối cùng là “Bàn tay vơ hình”, tức nghĩa khi các chủ thể chăm lo lợi ích của họ
thì điều đó cũng vơ tình khiến cho một điều gì đó chăm lo cho lợi ích của tồn xã
hội. Khi lợi ích xã hội được thực hiện có nghĩa là đất nước phát triển. Đó là cơ sở,

tiền đề để thực hiện các lợi ích khác. Vì vậy, chăm lo và bảo vệ lợi ích đất nước là
nghĩa vụ của mọi công dân, của mọi chủ thể kinh tế và của nhà nước. Hiểu được
điều này, với tư cách là một công dân và dù ở cương vị chủ thể kinh tế nào thì em
cũng đều cần làm cơng việc của chính mình một cách tích cực, say mê và sáng tạo,
tuân theo quy định của pháp luật, đóng góp hết sức lực của bản thân vào các hoạt
động của cộng đồng, của xã hội, chỉ cần như vậy thì lợi ích kinh tế của em cũng sẽ
phát triển vào đảm bảo.

9


II, KẾT LUẬN
Sau khi thực hiện xong vấn đề trên, ta đã có thể có những hiểu biết nhất định về lợi
ích kinh tế và những giá trị của nó trong các hoạt động kinh tế và xã hội của các
chủ thể kinh tế. Một số biểu hiện của lợi ích kinh tế và các quan hệ của nó trong
thực tiễn đất nước Việt Nam đã được nêu ra và làm rõ. Chính vì thế, khi là một
cơng dân, ta cần có những biện pháp để bảo vệ cái lợi ích của bản thân trước rất
nhiều mối đe doạ từ bên ngoài, ai cũng phải giành nhau miếng ăn cả, người này
được lợi thì người khác bị lỗ, lợi ích kinh tế như là một món hàng xa xỉ mà người
tranh kẻ giành, chính vì trong xã hội cạnh tranh như vậy nên mỗi cá nhân cần phải
biết tự bảo vệ và ‘nâng cấp’ lợi ích kinh tế của chính bản thân mình, tất cả đều
hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.
Trên đây là phần trả lời của em về vấn đề lợi ích kinh tế và phương phức bảo vệ lợi
ích hợp pháp của cơng dân khi tham gia hoạt động kinh tế xã hội, rất cảm ơn cơ đã
đọc và theo dõi, nếu cơ có nhận xét nào thì em xin được tiếp thu và sửa đổi để bài
làm của mình trở nên tốt hơn ạ!
Em xin chân thành cảm ơn cô!

10



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa (2019) – Giáo trình Kinh tế chính trị - Mác Lênin
(Dành cho bậc đại học khơng chun lý luận chính trị) – NXB Chính trị
quốc gia – Chương 5/tr107

11



×