Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BƯỚC đầu tìm HIỂU NHỮNG ĐÓNG góp của TIỂU THUYẾT hà HƯƠNG PHONG NGUYỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.91 KB, 16 trang )

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA TIỂU THUYẾT
HÀ HƯƠNG PHONG NGUYỆT
Lê Thị Thanh Trúc
TÓM TẮT
Sau 105 năm, tiểu thuyết Hà Hương phong nguyệt của Lê Hoằng Mưu đã được tái
bản lần thứ hai (1914 – 2018), điều đó nói lên số phận khá ly kỳ của tác phẩm này. Đây là
quyển tiểu thuyết đã gây tiếng vang lớn trên văn đàn hơn hai mươi năm đầu thế kỷ XX với
cuộc bút chiến rần rộ trên hai tờ báo là Lục tỉnh tân văn và Công luận báo. Bỏ qua những
tranh luận, khám phá tác phẩm trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật, người đọc sẽ
thấy được những đóng góp đáng kể của Lê Hoằng Mưu. Bằng lối văn phong đậm chất Nam
Bộ thể hiện qua ngôn ngữ và nhịp điệu, kết hợp với cách xây dựng nhân vật hiện đại, tác
phẩm đã chuyển tải những vấn đề về khá táo bạo và mới mẻ về đạo đức - luân lý, về tình
yêu,… và mở đường cho những cách tân trong văn học Quốc ngữ đầu thế kỷ XX.
Từ khóa: văn học, Hà Hương phong nguyệt, Lê Hoằng Mưu, đóng góp

THE INITIAL CONTRIBUTION OF THE NOVEL
HA HUONG PHONG NGUYET
Le Thi Thanh Truc
SUMMARY
After 105 years, Ha Huong phong nguyet was reprinted for the second time (1914 2018), which speaks to the thrilling fate of this work. This is a novel that resonated loudly
over the twenty years of the early 20th century with the fierce polemic on two newspapers,
Luc tinh tan van and Cong luan bao. Ignoring arguments, discovering the work in two
aspects of content and form, the reader will see the significant contributions of Le Hoang
Muu. In the style of the South, expressed in language and rhythm, combined with the
modern character building, the works conveyed quite daring and new issues of morality morality, about love, ... and pave the way for innovations in early 20th century Vietnamese
literature.
Keywords: literature, Ha Huong phong nguyet, Le Hoang Muu, contributions


TỒN VĂN THAM LUẬN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ


Trên tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc, có thể khẳng định văn học Quốc ngữ
Nam Bộ là mảng văn học đi tiên phong. Đặc biệt, phải kể đến tiểu thuyết Quốc ngữ Nam Bộ
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với rất nhiều cái “đầu tiên” như quyển tiểu thuyết Quốc ngữ
đầu tiên1, tiểu thuyết “tả chân” đầu tiên2, nơi in đầu tiên tiểu thuyết Quốc ngữ đầu tay của
các cây bút nữ3,… Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, các học giả trước đây thường ít
chú ý đến những đóng góp của mảng văn học này (kể cả sách giáo khoa giảng dạy Ngữ văn
trong nhà trường hiện nay cũng chưa thật sự quan tâm). Vì vậy, chúng tơi thiết nghĩ, việc
tìm hiểu những đóng góp của tiểu thuyết Quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
là một vấn đề đáng quan tâm.
Mặt khác, trên văn đàn Nam Bộ hai mươi năm đầu thế kỷ XX đã có một cuộc bút
chiến sơi nổi nổ ra bàn về tiểu thuyết Hà Hương phong nguyệt của Lê Hoằng Mưu thu hút
sự theo dõi của văn nghệ sĩ và độc giả. Vậy, vì đâu mà một tác phẩm bị chính quyền tịch
thu, tiêu hủy lại gây được tiếng vang như thế? Điều gì từ thiên truyện đã gây ra những mâu
thuẫn sâu sắc về quan điểm của các học giả đương thời? Chính những câu hỏi đó đã thơi
thúc chúng tơi bước đầu tìm hiểu những đóng góp của tiểu thuyết Hà Hương phong
nguyệt cho tiến trình phát triển của tiểu thuyết Quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX.

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1.

Đôi nét về tác giả và tác phẩm
2.1.1. Tác giả Lê Hoằng Mưu
Lê Hoằng Mưu sinh năm 1879 tại Cái Cối, làng An Hội, tổng Bảo Hựu, hạt Bến

Tre (nay thuộc thành phố Bến Tre). Ông được nhiều người trong làng báo, làng văn biết đến
với bút hiệu Mộng Huê Lầu, Le Fantaisiste, Hoằng Mưu.
Thuở nhỏ Lê Hoằng Mưu học tại Bến Tre, sau đó ông lên Sài Gòn viết văn, làm
báo và tiếng tăm nổi dậy như cồn, chinh phục cả xứ Nam Kỳ và cả một thế hệ thanh niên.
Lê Hoằng Mưu từng làm chủ bút Nơng cổ mín đàm (1912-1915), Lục tỉnh tân văn (19211933), Long Giang độc lập (1930-1931). Ông là một nhà báo kỳ cựu, “khét tiếng” trong báo
giới thời kỳ mới phơi thai, là người có lương chủ bút cao nhất thời đó. Ơng được đồng

1 Tác phẩm Thầy Lazaro Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản
2 Tiểu thuyết Cô Ba Tràh (1927) của Nguyễn Ý Bửu
3 Tác phẩm Kim Tú Cầu (1922) của Đạm Phương nữ sử; tác phẩm Tây Phương mỹ nhơn (1928) của Huỳnh Thị Bảo
Hòa

1


nghiệp kính mến và thán phục bởi tài bút chiến và sức sáng tác dồi dào. Lê Hoằng Mưu mất
năm 1941 tại Sài Gòn.
Lê Hoằng Mưu bắt đầu sự nghiệp văn học của mình bằng những truyện dịch các
tác phẩm của Tây phương và những tác phẩm phóng tác từ văn học phương Tây (kịch thơ
phóng tác từ Racambole Tom V Les drames de Paris).
Sự nghiệp sáng tác của ông nổi bật từ quyển tiểu thuyết Hà Hương phong nguyệt
(1912). Sau đó là một loạt các tiểu thuyết như: Tơ Huệ Nhi ngoại sử (1920), Oán hồng quần
hay Phùng Kim Huê ngoại sử (1920), Oan kia theo mãi tức Ba mươi hai đêm Hồ Cảnh Tiên
tự thuật (1922), Đầu tóc mượn (1926), Đêm rốt của người tội tử hình (1929), Người bán
ngọc (1931)... Lê Hoằng Mưu cịn có một tác phẩm viết bằng thơ là Hoạn Thơ bắt Túy
Kiều (1928) và một số bài viết trên các báo ở Sài Gịn.
Có thể thấy rằng, trong số những nhà tiểu thuyết Quốc ngữ ở Nam Bộ đầu thế kỷ
XX, Lê Hoằng Mưu là một trong những cây bút có bút lực dồi dào bậc nhất với hàng loạt
những tác phẩm tạo được tiếng vang.
2.1.2. Tác phẩm Hà Hương phong nguyệt
 Hoàn cảnh sáng tác
Nhà văn Lê Hoằng Mưu đã tâm sự trên báo Lục tỉnh tân văn khoảng mười năm
sau khi tác phẩm ra đời như sau: “Dòm thấy trong xứ cứ ôm truyện Tàu mà dịch mãi, chưa
thấy ai viết bộ tiểu thuyết nào cả. Tưởng rằng dầu hay dầu dở cũng của mình. Tơi khởi đầu
viết bộ Hà Hương phong nguyệt”. Qua lời bộc bạch của chính tác giả, có thể thấy ơng khởi
viết bộ tiểu thuyết này từ ý thức tự cường dân tộc, từ tư tưởng chống lại phong trào dịch
truyện Tàu của các nhà văn lúc bấy giờ, muốn phát huy tài năng và khẳng định giá trị của

văn chương Quốc ngữ Nam Bộ thời kì đầu. Ra đời trong tâm thế như vậy, Hà Hương phong
nguyệt đã mang trong mình nhiều tư tưởng tiến bộ.
Truyện bắt đầu được đăng trên báo Nơng Cổ Mín Đàm từ ngày 20 tháng 7 năm
1912 với nhan đề Truyện nàng Hà Hương. Sau đó, Hà Hương phong nguyệt được in năm
1914, bởi nhà in Saigonnaise L. Royer, với 6 tập 4, bị chính quyền tịch thu, tiêu hủy năm
1923. Tuy nhiên, hết quyển 6 vẫn chưa phải là kết truyện bởi cuối quyển 6 có ghi: “Muốn rõ
con Bảy Nhỏ với Thồn than tức, Anh Cơ mầng nỗi ức đặng minh, hãy xem qua cuốn thứ
bảy thì rõ”. Do tình hình văn bản cịn lưu lại chưa hồn thiện nên kết thúc của Hà Hương
phong nguyệt vẫn là một kết thúc mở.
4 Đây là bản in còn lại của bộ Hà Hương phong nguyệt hiện còn lưu ở Thư viện Quốc gia Pháp

2


 Tóm tắt
Tác phẩm gồm có 2 phần gần như độc lập. Phần đầu gần bốn tập, chủ yếu nói về
những cuộc phiêu lưu tình ái của nàng Hà Hương xinh đẹp đa tình, trong đó quan hệ giữa
Hà Hương và Nghĩa Hữu là quan hệ chủ yếu. Phần hai chủ yếu kể về cuộc đời của Ái Nhơn
- con trai của Hà Hương và Ái Nghĩa, vì thế có trường hợp đã hiểu nhầm rằng phần hai là
văn bản của một truyện khác.
Nội dung tác phẩm xoay quanh các nhân vật là Hà Hương, Nghĩa Hữu và Nguyệt
Ba. Hà Hương và Nguyệt Ba từ nhỏ đã bị tráo đổi thân phận với nhau, lớn lên Hà Hương lấy
Nghĩa Hữu nhưng sau đó hai người ly hơn và Hữu lấy Nguyệt Ba. Đem lòng ghen ghét, Hà
Hương đã dụ dỗ Nghĩa Hữu bỏ bê gia đình và nhiều lần tìm kế hãm hại Nguyệt Ba. Khi mọi
chuyện bại lộ, Hà Hương đã trốn đi cùng Hữu, lang bạt từ Trà Vinh cho đến Sài Gịn. Trong
q trình đó, Hà Hương đã dùng sắc đẹp để dụ dỗ lấy hết tiền của chú Bảy Chà Và cùng chú
Xã. Khi ở Sài Gòn, Hương gặp Ái Nghĩa – một cậu chủ nhà giàu, nên bèn nghĩ kế bỏ Hữu
để đi theo Ái Nghĩa hưởng giàu sang. Hữu biết chuyện, đâm Ái Nghĩa trọng thương rồi trốn
đi về quê cũ. Ái Nghĩa không chết, lấy Hà Hương làm vợ, sinh được đứa con trai là Ái
Nhơn. Về phần Nghĩa Hữu, về quê gặp lại mẹ cha, Nguyệt Ba vì cịn hổ thẹn chuyện thất

tiết và đau lịng vì sự bạc bẽo của Hữu nên đã giao con cho chồng rồi trầm mình xuống sơng
tự vẫn. Cịn Hữu thì rong chơi, cờ bạc dẫn đến gia sản lụi bại, lưu lạc khắp nơi. Về phần Hà
Hương, sau khi lấy Ái Nghĩa và sinh được Ái Nhơn sống giàu sang sung sướng nhưng
chẳng bao lâu thì Ái Nghĩa bệnh nặng qua đời, Hương một mình hưởng trọn gia tài. Một lần
tình cờ gặp lại Nghĩa Hữu, cả hai cịn lưu luyến tình xưa nên đã sống tiếp với nhau. Hữu vì
tham gia sản của Hà Hương nên đã tìm cách hãm hại Ái Nhơn (thả xuống biển), sau đó tiếp
tục cuộc sống ăn chơi. Hà Hương phần buồn vì Nghĩa Hữu phai nhạt tình cảm, phần vì đau
lịng mất con nên lâm bệnh nặng và qua đời.
Phần sau câu chuyện (quyển 5 và 6) chủ yếu nói về cuộc sống của Ái Nhơn sau
khi được cứu sống, trở về đòi lại gia sản từ Nghĩa Hữu và những mối quan hệ ân oán giữa
Ái Nhơn với Thoàn (con trai Nghĩa Hữu và Nguyệt Ba).

 Cuộc bút chiến xung quanh tác phẩm
Năm 1923, làng báo Nam kỳ chứng kiến một cuộc bút chiến nảy lửa xung quanh
tiểu thuyết của nhà văn, nhà báo Lê Hoằng Mưu. Cuộc bút chiến diễn ra gần một tháng trời
3


giữa Lê Hoằng Mưu của tờ Lục tỉnh tân văn (1907-1944) với Cao Hải Để, Nguyễn Háo
Vĩnh, Trì Nam Tử của tờ Cơng luận báo (1916-1939). Nhóm Cơng luận báo ra sức phê
phán Lê Hoằng Mưu và những tiểu thuyết tình của ơng. Lê Hoằng Mưu với sự hậu thuẫn
của nhiều độc giả ủng hộ đã ra sức phản bác nhóm Cơng luận báo. Kết quả, một trong
những tiểu thuyết tình tiêu biểu của Lê Hoằng Mưu là Hà Hương phong nguyệt đã bị tiêu
huỷ, cấm lưu hành.
Những trao đổi qua lại của các nhà báo của Công luận báo và Lục tỉnh tân văn đã
biến thành cuộc bút chiến, lơi kéo sự chú ý của độc giả. Có thể dẫn ra một vài ý kiến như
sau:
Cao Hải Để trên tờ Công luận báo (số 40, ngày 2-10-1923), cho rằng:
Từ mười năm trở lại đây (nếu chúng tôi nhớ không lầm) ông Lê Hoằng Mưu đặt ra
nhiều tiểu thuyết ngôn tình rất nên đê tiện như: Hà Hương phong nguyệt, Hồ Thể

Ngọc, Oán hồng quần, Oan kia theo mãi và hiện giờ đây: Đỗ triệu kỳ duyên. Trong các
bộ truyện ấy, khoản nào lại chẳng làm cho bại hoại phong tục, suy đồi luân lý, mà hiện
nay vẫn in bán khắp nơi rất hại cho đàng giáo dục nữ lưu và đồn hậu tấn lắm. Các báo
quốc âm thường kích bác những truyện nào có ý làm hại cho phong tục nước nhà,
khuyên đồng bào đừng mua đọc những truyện vơ vị đó. Xưa kia ơng Phạm Quỳnh kích
bác ai đó về tội “dâm thơ”? có phải là Lê Hoằng Mưu chăng?
Các cây bút của tờ Công luận báo đã đem Hà Hương phong nguyệt, quyển tiểu
thuyết tiêu biểu cho xu hướng mà họ đang phê phán ra mổ xẻ. Trì Nam Tử trong bài Lê
Hoằng Mưu đáng chết! Ai giết Lê Hoằng Mưu, đăng trên Công luận báo (số 43, ngày 1610-1923) đã đặt vấn đề tác hại của Hà Hương phong nguyệt:
Lê Hoằng Mưu đã đem rải ra một hạt giống rất nên hột cho hàng nữ lưu Nam Việt
trong mấy năm nay. Hột giống ấy là bộ tiểu thuyết Hà Hương phong nguyệt. Rồi từ
đấy những nay biết bao là dâm thơ của Mưu làm ra, làm cho phong tồi tục bại.
Bên cạnh những ý kiến phản bác, cũng có khơng ít những độc giả bênh vực Lê
Hoằng Mưu, tiêu biểu có ý kiến của các độc giả đăng trên chuyên mục Tự do diễn đàn, Lục
tỉnh tân văn như: Bùi Quang Vân (ở Thủ Đức), số 1563; Nguyễn Duy Giản (ở Cần Thơ), số
1564; Lê Tích Đức, số 1565, Võ Tống Thành, số 1566; Lê Văn Trung, số 1567; độc giả tên
Hay, số 1568.
Chính Lê Hoằng Mưu cũng đã nói trên Lục tỉnh tân văn (số 2370, ngày 27-7-1926)
rằng:
4


Viết ra từ mười năm khơng ai nói chi. Sau này trong phe viết báo lắm kẻ người ưa đọc
sanh lịng ganh gổ, kích bác; mà khơng nói hay dở gì, chỉ thích điều lả lơi phong
nguyệt. Tơi mỉm cười! Cười mấy ơng này mang kiếng đen, chưa hề có xem phong
nguyệt của các nước còn lả lơi quá mười của tơi. Tơi thầm nghĩ nếu phong hố vì tiểu
thuyết tình tự lả lơi mà ra thì phong hố các nước suy đồi biết mấy. Thoảng lại phong
hoá nhà Nam suy đồi từ chưa có bộ Hà Hương phong nguyệt.
Qua cuộc bút chiến này, có thể nhận thấy rằng đời sống văn học ở Nam Kỳ
những năm đầu thế kỷ XX đã vô cùng sôi nổi, thu hút sự chú ý của văn giới và cả chính

quyền. Qua đó, cũng phần nào chứng tỏ sức hút và sự tác động của tiểu thuyết Hà Hương
phong nguyệt nói riêng và tác phẩm của Lê Hoằng Mưu nói chung đến văn giới và độc giả
lúc bấy giờ. Bỏ qua những hạn chế của thời đại, không thể phủ nhận sự tiên phong, mở
đường của Lê Hoằng Mưu cho thể loại tiểu thuyết Quốc ngữ Nam Bộ qua tác phẩm này. Và
những đóng góp ấy sẽ được chúng tơi tiếp tục phân tích, làm rõ ở những phần sau.
2.2.

Hà Hương phong nguyệt - những cách tân táo bạo về nội dung
2.2.1. Cái nhìn đậm chất “tính dục” trong tác phẩm
Trước nhất cần hiểu rõ thế nào là tính dục. Đây là khái niệm có nội hàm rộng lớn,

vừa phản ánh quan hệ tính giao giữa hai cá thể khác giới (trong đại đa số trường hợp) vừa
chứa đựng những yếu tố tạo nên phần hữu hình và cả phần vơ hình của con người.
Ủy ban Giáo dục và thơng tin về tình dục ở Mỹ (1970) đã định nghĩa như sau:
Tính dục là tổng thể con người, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của nam, nữ và biến
động suốt đời. Tính dục phản ánh tính cách con người, khơng phải chỉ là bản chất sinh
dục. Vì là một biểu đạt tổng thể của nhân cách, tính dục liên quan tới yếu tố sinh học,
tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hóa của đời sống. Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự
phát triển nhân cách và mối quan hệ giữa người với người và do đó tác động trở lại xã
hội.
Khơng phải đến Hà Hương phong nguyệt văn học Việt Nam mới biết đến những
miêu tả tình dục. Dù khơng thật sự đậm nét và tạo thành một bộ phận độc lập như ở Trung
Quốc và Nhật Bản nhưng trong dòng văn học viết bằng chữ Hán (với Hoa viên kì ngộ5)
trước đó đều đã xuất hiện tác phẩm đề cập đến tình dục với những miêu tả cận cảnh và khá
chi tiết. Tuy nhiên, trong bộ phận văn học Quốc ngữ hiện đại, Lê Hoằng Mưu đã tạo nên
5 Tiểu thuyết được sáng tác cuối thời Lê, sau niên hiệu Cảnh Hưng (1740), không ghi tác giả, được sáng tác do ảnh
hưởng của hai truyện Lưu sinh mịch liên ký và Tầm phương nhã tập trong bộ tiểu thuyết Quốc sắc thiên hương của Ngơ
Kính Sở thời Minh (soạn năm Đinh Hợi, niên hiệu Vạn Lịch, 1587)

5



một “cơn địa chấn” trên làng văn với Hà Hương phong nguyệt. Trải khắp các chương
truyện, người đọc dõi theo bước chân của nàng Hà Hương xinh đẹp, lẳng lơ với hàng loạt
những cuộc mây mưa, trăng gió cùng khơng ít những hạng đàn ông trong xã hội. Từ công tử
nhà giàu (như Nghĩa Hữu, Ái Nghĩa), quan lại (chú Xã), đến cả tay lái buôn người gốc Ấn
(chú Bảy Chà Và),… đều có quan hệ với Hà Hương. Hãy cùng đọc lại một đoạn miêu tả
cảnh Hà Hương lén gặp chú Bảy Chà Và để khuyên chú Bảy không kiện nữa:
Hà Hương gượng cười, bước lại vỗ vai chú Bảy mà rằng :“nỡ nào giận lẫy, mà chẳng
nghĩ tình xưa, tơi mà làm ra cớ đỗi ni, cũng vì chú Bảy nó chẳng nghĩ tơi, bữa đó bỏ đi
đào dĩ. Tơi ở nhà một mình nằm riêng, riêng nghĩ, nghĩ tức mình mới bỏ ra đi, bạc
vàng nào mất món chi, chú Bảy lại chẳng suy kéo níu. (…) Trước cũng vậy, sau cũng
vậy, để tui hun chú Bảy nó, đặng chú Bảy nó từ giã lên đàng kẻo trễ.”
Nói rồi bước lại ơm chú Bảy, hun, chú Bảy vói tay ẵm Hà Hương, ngồi ngơ ngẩn như
say mới tỉnh. (Lê Hoằng Mưu, 2018, tr.171)
Không miêu tả một cách chi tiết, cụ thể cuộc mây mưa giữa Hà Hương và chú Bảy nhưng
với cách viết chân thực có pha chút “ỡm ờ” qua hàng loạt những hành động tình tự vượt quá
khuôn phép của hai nhân vật như “ôm, hun hít, ẵm,…”, Lê Hoằng Mưu đã lột trần bản chất
phóng đãng của hai nhân vật. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX,
khi mà những lễ giáo Nho gia vẫn cịn ràng buộc thì những trang văn như thế làm sao không
thể coi là quá táo bạo.
Sớm hơn cả Trương Tửu, Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Lê Hoằng Mưu đã đặt ra
vấn đề tính dục qua những trang viết nóng bỏng của ơng trong Hà Hương phong nguyệt.
Ông đã dạo một khúc nhạc mở đầu cho những tiểu thuyết thuộc thể loại diễm tình về sau
của chính ơng (như Người bán ngọc) và cả những cây bút tiếp sau (tiểu thuyết Hà Hương
hoa nguyệt của Nam Tùng Tử). Miêu tả những cuộc mây mưa của các nhân vật, bất chấp
đối tượng, thời gian, không gian trong thiên truyện Hà Hương phong nguyệt, Lê Hoằng
Mưu khơng phải muốn nhấn mạnh vào đề tài tình dục mà chỉ khai thác một khía cạnh rất
“con người” – mảng đề tài văn học trước đây chưa dám nói. Để từ những miêu tả ấy, nhà
văn cất lên tiếng nói về những quan niệm, những ước mơ, khát vọng của con người trong

thời đại mới.
2.3.

Quan niệm mới6 về tình yêu, về luân lý
Xét trên bình diện hẹp, cuốn tiểu thuyết Hà Hương phong nguyệt đã đề cập vào

vấn đề tính dục của con người. Ở bình diện rộng, tâm xoay của tác phẩm còn biểu đạt được
6 Chữ “mới” được hiểu theo nghĩa là khác với những quan niệm truyền thống đã có trước đây.

6


nhiều vấn đề trên cơ sở đạo đức của xã hội đương thời lúc bấy giờ. Cũng trong thời kì này,
trước sự du nhập của văn hoá phương Tây, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ chịu nhiều tác động
mạnh mẽ. Lê Hoằng Mưu cũng như nhiều nhà văn Nam Bộ khác có khuynh hướng đi sâu
khám phá lột tả sự lụn bại suy đồi những giá trị phẩm chất đạo đức con người. Đó là thời đại
mà tình u hơn nhân vượt ra dần sự gị bó của lễ giáo phong kiến, tiến đến sự tự do.
Trước hết, đó là một tình yêu quay lưng với đạo lý, chạy theo những hấp dẫn của
xác thịt thuần túy. Trong tác phẩm, khơng khó để người đọc nhận ra, hầu hết các nhân vật
đến với nhau bằng sự hấp dẫn của vẻ ngồi hay nói khác hơn, tình u của họ bắt đầu từ sự
đam mê nhan sắc. Nghĩa Hữu không dứt tình với Hà Hương cũng bởi cái nhan sắc hơn
người và cái tình trăng gió của nàng. Ái Nghĩa say mê Hà Hương dù biết nàng đã có gia thất
cũng vì “bóng sắc chói dường ánh nguyệt, lại cịn thêm trải việc điếm đàng. Nghĩa mặn nết
hường nhan, khác nào thồn gặp sóng, trương đơi mắt ngồi xa mà ngóng”. Khơng những
thế, tình cảm của Ái Nhơn với Hai Long hay Anh Cô ở phần sau của truyện cũng đều bắt
đầu bởi sự cảm mến nhan sắc trong lần đầu gặp gỡ. Tuy nhiên, đam mê và ngưỡng mộ cái
Đẹp là thiên tính của con người, Lê Hoằng Mưu miêu tả điều đó cũng khơng có gì là q
đáng. Điều táo bạo của tác giả là để cho sự say mê cái Đẹp ấy đạp lên cả những luân lý, đạo
đức ở đời. Hà Hương vì “bảo vệ” thứ tình u mà chính nàng chối bỏ với Nghĩa Hữu (phần
vì tức giận và ghen ghét với Nguyệt Ba) đã bày mưu sâu kế độc để hãm hại Nguyệt Ba hai

lần. Người đọc hoàn toàn bất ngờ trước sự nhẫn tâm và độc ác của Hà Hương:
Hà Hương mừng tở mở, mới nói: “dây buộc rồi ai gỡ cho ra, cớ đỗi nầy cũng tại
Nguyệt Ba, giành chồng cháu mới là thọ hại, nó mà biết nghĩ điều trái phải, xưa hồi
tâm trả nợ lại cho tơi, có đâu nay ra phận nổi trôi, đáng kiếp đứa bạc vôi dường ấy, gặp
tay tơi cịn chi mà trơng cậy, lầm kế cháu sống lại đặng đâu, giết nó rồi mới hết lo âu,
bằng để nó cháu buồn rầu khơn xiết, mưu tơi đặt quỷ thần khó biết, trời cao nào đã rõ
việc thâm sâu, bà là bà tơi, tơi mới nói thiệt hết đi đầu, ráng mà kín miệng kẻo âu
họa tới”. (Lê Hoằng Mưu, 2018, tr.48)
Không những không ăn năn, hối hận về việc hãm hại Nguyệt Ba, Hà Hương cịn tỏ ra vơ
cùng đắc ý và vui sướng bởi mưu sâu kế độc tài tình của mình. Nàng càng hả dạ vì trả thù
được Nguyệt Ba bao nhiêu thì người đọc càng ghê tởm tâm địa xấu xa của nàng bấy nhiêu.
Không chỉ một lần, Hà Hương chỉ lấy tình yêu làm cái cớ để bao biện cho những hành vi tội
lỗi của mình. Khi trốn đi cùng Nghĩa Hữu, nàng đã lừa Hữu sang Trà Vinh trước để ăn ở với
chú Bảy Chà Và rồi trộm tiền của chú. Sau đó, Hà Hương lừa gạt cha con chú Xã để được
7


cưới vào nhà giàu, ăn sung mặc sướng. Khi gặp lại Nghĩa Hữu, nàng lại lừa gạt chồng để lén
lút qua lại với Hữu để thỏa mãn sự lẳng lơ và thói trăng hoa của bản thân,… Trong thiên
truyện, Nghĩa Hữu cũng đã vì thứ tình yêu đầy sắc dục với Hà Hương mà ruồng rẫy vợ con,
không nghe lời khuyên can của cha mẹ để rồi cuối cùng đẩy Nguyệt Ba vào cảnh phải tự
vẫn.
Bên cạnh đó, qua tiểu thuyết Hà Hương phong nguyệt, Lê Hoằng Mưu còn nêu
lên một quan niệm khá mới mẻ về chữ “trinh” và lòng chung thủy. Nếu như trong quan
niệm của Nho giáo, chữ “trinh” ln song hành cùng lịng chung thủy, là thước đo đánh giá
phẩm hạnh của người phụ nữ thì Lê Hoằng Mưu lại xây dựng hai hình mẫu hồn toàn đối
lập trong tác phẩm. Một bên là nàng Hà Hương đi ngược lại hoàn toàn với những luân lý và
chuẩn mực của cha ơng. Vì thỏa mãn bản tính phóng túng hay đơn giản vì tiền, Hà Hương
sẵn sàng ăn nằm với bất cứ người đàn ông nào (không phân biệt là quan hay dân, giàu hay
nghèo) và nàng xem đó là chuyện thường. Vì lưu luyến tình xưa với Nghĩa Hữu, nàng sẵn

sàng làm trái với lời trăn trối của chồng là Ái Nghĩa, bất chấp lời khuyên ngăn của cô hầu
gái. Với kiểu nhân vật như Hà Hương, dĩ nhiên đã khơng cịn tồn tại quan niệm về sự danh
giá của chữ “trinh” đối với người con gái. Nhưng nàng có được coi là chung thủy khi trong
lịng ln thường trực hình bóng của Nghĩa Hữu? Khơng phán xét hay đưa ra câu trả lời, Lê
Hoằng Mưu để cho độc giả tự cảm nhận và ông đặt nhân vật Nguyệt Ba bên cạnh Hà Hương
như một đối sánh. Suốt thiên truyện, Nguyệt Ba được ca ngợi là người con gái đẹp người,
đẹp nết, được lòng cha mẹ chồng, luôn lo lắng và nghĩ về Nghĩa Hữu dù có bị chồng ruồng
rẫy. Thế nhưng, nàng ln đau đáu, day dứt và ân hận vì một lần thất tiết với thầy Đề (để
cứu ân nhân là Ó), về sau nàng cũng chọn cái chết để không phải sống trong sự hổ thẹn đó.
Khi Nguyệt ba tỏ thật sự tình với nhà chồng về việc mình thất tiết, Lê Hoằng Mưu đã mượn
lời của vợ Đậu Nghĩa Sơn (mẹ chồng Nguyệt Ba) để bày tỏ quan điểm của mình:
Thằng súc sanh dám buông lời vô lễ mà khi dễ đến ta, mi khuyến ta ghét bỏ Nguyệt
Ba, cứu độ họ Hà mới lạ. Mi vu cho Nguyệt Ba lang chạ, vậy nên rời rã vợ chồng, còn
Hà Hương trinh tiết một lòng; Nguyệt Ba dù mua bưởi bán bòng, cũng bởi vì đền ân
đáp ngãi; nên nàng mới liều thân cứu giải, ai cho rằng là gái đảo điên, ấy là mưu sâu
của gái Điêu Thuyền, đưa đẩy với Phụng Tiên mà trợ quốc (…) Nguyệt Ba dầu chữ
trinh không trọn, ta chẳng cho là bọn gian dâm, tại Hà Hương kết oán thù thâm,
Nguyệt thị mới lỗi lầm tiết hạnh. (Lê Hoằng Mưu, 2018, tr.120)

8


Đây không phải là lời người kể chuyện, cũng không phải lời của mẹ Nguyệt Ba mà chính là
câu nói của mẹ chồng “Nguyệt Ba dầu chữ trinh không trọn, ta chẳng cho là bọn gian dâm,
tại Hà Hương kết oán thù thâm, Nguyệt thị mới lỗi lầm tiết hạnh”, nghe mới thật giá trị và
thấm thía làm sao! Lê Hoằng Mưu đã nói lên một cách vơ cùng dõng dạc cũng như cụ
Nguyễn Du ngày xưa thốt lên trong Truyện Kiều: “Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường”.
Nói tóm lại, về phương diện nội dung, Hà Hương phong nguyệt đã có những
bước đi mở đầu đầy táo bạo. Việc tiểu thuyết bị dư luận lên án mạnh mẽ, đó là bởi diễn
ngơn tính dục mới mẻ của tác phẩm này. Trong lúc vấn đề tình dục vẫn được xem là một

điều cấm kỵ trong văn chương thì tác phẩm lại có nhiều cảnh nhạy cảm khi miêu tả những
chuyện tình tự trai gái. Những đoạn tả cảnh tình tự trai gái giữa Nghĩa Hữu và Hà Hương,
giữa chú bảy Chà Và với Hà Hương, giữa Ái Nhơn và Bảy Nhỏ… khá táo bạo so với “tầm
đón nhận” của độc giả thời đó. Lãng Tử đã viết trên Tuần báo Mai (số 8, ngày 6-1-1939)
như sau:
Bây giờ, quen thuộc với cái táo bạo của tư tưởng Âu Mỹ, ta cịn phải ngạc nhiên với
lời văn khiêu dâm của ơng Trương Tửu, Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, chớ có biết đâu
rằng hồi đó, lúc ảnh hưởng của Tống Nho cịn đang khắc nghiệt vô cùng mà Lê quân
cũng đã dám có những ý nghĩ táo tợn và dạn dĩ mà viết Hà Hương phong nguyệt.
Miêu tả những vấn đề trên, tác giả Lê Hoằng Mưu không đề cao hay cổ súy lối sống bng
thả, phóng túng mà chỉ nêu lên một thực trạng của xã hội Nam Bộ buổi giao thời với những
ảnh hưởng của phương Tây để thể hiện một khát khao trần tục của con người, đó là tình u
tự do vượt thốt khỏi những ràng buộc giáo điều. Dám nói lên những điều như thế, âu cũng
là một sự dũng cảm đáng ghi nhận của tác giả.
3. Hà Hương phong nguyệt – sự kết hợp hòa quyện giữa lối viết Tây phương và
chất hồn Nam Bộ trong nghệ thuật
3.1.

Xây dựng nhân vật
Thứ nhất, với Hà Hương phong nguyệt, Lê Hoằng Mưu đã xây dựng một hệ

thống các nhân vật “lệch chuẩn” so với truyền thống tiếp nhận. Trong các tác phẩm truyền
thống, đứng ở trung tâm là giai nhân với vẻ đẹp chẳng những ở dung nhan mà cả trong
phẩm cách. Nhân vật Hà Hương trong tác phẩm này tuy xinh đẹp, biết làm thơ nhưng không
phải là nhân vật lí tưởng, khơng phải là một giai nhân như trong truyền thống. Nhân vật này
được miêu tả với quá nhiều những nét phản diện: đua đòi, cờ bạc, chủ động dùng nhan sắc
để quyến rũ Nghĩa Hữu, mưu hại Nguyệt Ba. Vai trị nhân vật nữ lí tưởng trong tác phẩm là
9



thuộc về Nguyệt Ba. Bên cạnh miêu tả nhan sắc, tác giả luôn nhấn mạnh sự hiếu thuận, đoan
trang của Nguyệt Ba như một sự tương phản với Hà Hương: “Nó giống con Hà Hương cho
tới tướng đi, tướng đứng, giống cho đến giọng nói, giọng cười, nhan sắc cũng bằng nhau mà
khác bề ăn nết ở”. Tuy thế (và điều này là đặc biệt quan trọng), người làm cho Nghĩa Hữu
say mê lại không phải là Nguyệt Ba mà là Hà Hương. Nhân vật Nghĩa Hữu cũng không phải
là nhân vật tài tử hay trượng phu trong văn học truyền thống. Nhân vật này luôn được miêu
tả với nhiều thuộc tính xấu: chỉ thích nơi lầu xanh, chơi bời. Cuộc tình của anh ta với Hà
Hương ln chỉ được miêu tả như những hưởng thụ sắc dục thuần túy: “Hà Hương thêm
núng má hồng, Nghĩa Hữu càng trông càng khối. Thương q nên hóa dại, khơng nói được
một lời, ôm vợ mà hun dường như bướm lại với hoa”. Khi Nguyệt Ba bị hại, Nghĩa Hữu
phần nào đoán ra là do Hà Hương gây ra nhưng hoàn toàn bị cuốn trong sự say mê sắc dục:
“Hữu mà thấy Hương như đói thấy cơm, nào tưởng việc trả hờn cho vợ. Bước vào hăm hở,
Hà Hương mừng tở mở ôm hun”. Sự hấp dẫn của Hà Hương đối với Nghĩa Hữu là khá khó
hiểu khi được nhìn từ truyền thống, bởi vì Nguyệt Ba trong tác phẩm cũng là một người tài
sắc vẹn tồn. Chính từ khía cạnh này mà nhân vật nữ Hà Hương bắt đầu hiện lên với một
kiểu nhân vật chưa từng có trong truyền thống của văn học Việt: kiểu nhân vật biểu tượng
cho sự cám dỗ sắc dục. Trong tác phẩm, vẻ đẹp Nguyệt Ba chỉ được nói đến một cách mơ
hồ trong khi đó vẻ đẹp thân xác của Hà Hương luôn được nhấn mạnh. Thêm vào đó nhân
vật này được miêu tả trong khả năng hấp dẫn khó cưỡng với những cưng chiều, ve vuốt điều rất khó xuất hiện ở một nhân vật nữ đoan trang hiền thục theo quan niệm truyền thống.
Thứ hai, tác phẩm đầu tay này của Lê Hoằng Mưu so với những tác phẩm văn
xi trước đó đã nổi bật ở khả năng phân tích tâm lý sắc sảo. Đây là một thế mạnh của Lê
Hoằng Mưu so với các nhà văn Nam Bộ khác cùng thời vốn ít chú ý đến vấn đề này. Thay vì
kể chuyện, ông đã sớm đi vào miêu tả tâm lý nhân vật, đã chú ý những diễn biến tâm lý,
cảm giác của nhân vật. Đó là dấu hiệu của tiểu thuyết hiện đại, là một sự mới mẻ về bút
pháp so với tiểu thuyết truyền thống. Bước ra từ dòng chảy cuộc sống nay lại trở về phản
ánh cuộc sống, ngòi bút của tác giả đã chạm vào được cái mạch ngầm của những khao khát
ước mong, lo toan dự liệu, bức bối hờn ghen, đắn đo chọn lựa… không chỉ của từng nhân
vật mà có khác chi đâu là của mọi con người ở mọi thời đại trong hoàn cảnh như thế. Cuộc
sống là cái nôi chất liệu và cảm xúc cho mn đời văn nhân. Chính vì thế, những áng văn
bước ra từ cái lõi của cuộc đời luôn là những áng văn tìm được sự đồng cảm sâu sắc nơi độc

giả. Cái ngồn ngộn bao điều của cuộc sống ấy trước hết phải được thể hiện nơi nội tâm nhân
10


vật. Mặc dù là một trong những ngòi bút mở đường cho thể loại tiểu thuyết của nước ta song
khả năng đi sâu và những vi mạch tâm hồn nhân vật của Lê Hoằng Mưu thật đáng để đời
sau học hỏi. Nàng Hà Hương không đơn giản là một cô gái lẳng lơ, ham mê sắc dục mà
cũng có lúc ân hận vì những tội lỗi do mình gây nên, cũng biết vì mình quá ghen với Nguyệt
Ba mà “làm chuyện độc tâm”, cũng biết than thầm khi phụ bạc Nghĩa Hữu:
Xét lại phận gái như mình ở ăn đen bạc, làm cho ai phải chịu nhọc nhằn: vợ chồng kết
cùng nhau đã lâu, tình mặn nghĩa nồng, đắng cay chung chịu, người ta thương mình
cho đến đổi xa cha xa mẹ, lặn suối trèo non, cực khổ biết mấy ngàn, cũng theo mình
trọn nghĩa. Tới đến đây mình ham của phụ tình tấm mẳn, để cho người ra đi xứ lạ một
mình, nắng chẳng biết mưa chẳng hay, biết cùng ai nương tựa. (Lê Hoằng Mưu, 2018,
tr.147)
Nhân vật này qua ngịi bút của Lê Hoằng Mưu khơng phải là một nhân vật chức năng mà
mang tính nhị nguyên, phức tạp. Người đọc có lúc căm phẫn trước hành động nhẫn tâm của
Hà Hương nhưng cũng có lúc cảm thương cho số phận bạc bẽo của nàng. Sở dĩ có được sự
cảm thơng đó cũng là nhờ một phần khơng nhỏ ở khả năng phân tích và lý giải tâm lý nhân
vật của tác giả.
Đi sâu khai thác đời sống tâm lý của nhân vật theo cách sáng tác của văn học
phương Tây là một đóng góp lớn đáng ghi nhận của tác phẩm Hà Hương phong nguyệt
trong tiến trình hiện đại hóa tiểu thuyết Quốc ngữ thời kì đầu. Từ những tìm tịi, thể nghiệm
bước đầu của tác giả, về sau đã có khơng ít những nhà văn khác cũng đã tạo dựng được
thành công cho tác phẩm của mình bằng con đường này.
3.2.

Kết cấu tác phẩm
Trong Hà Hương phong nguyệt, Lê Hoằng Mưu không đưa ra một kiểu kết cấu


mới (phi tuyến tính hay truyện lồng trong truyện như Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng
Quản trước đó). Ơng vẫn xây dựng câu chuyện dựa trên sự vận động tuyến tính của thời
gian, trải dài theo hành trình cuộc đời của nàng Hà Hương và sau này là Ái Nhơn – con trai
nàng. Tuy nhiên, cái hay và tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện chính là ở cách tác giả tạo
“điểm dừng” cho thiên truyện. Nếu như đoạn kể về thân thế Hà Hương hay cuộc hôn nhân
với Nghĩa Hữu được tóm lược nhanh chóng thì những đoạn miêu tả tâm lý nhân vật hay
tranh tụng trên tòa án lại được tác giả dụng tâm miêu tả hết sức chi tiết. Mặt khác, tác phẩm
lại được sắp xếp theo lối chương hồi, đăng trên báo nên hễ đến đoạn cao trào, kịch tính thì

11


lại dừng để tạo sự tò mò và thu hút với độc giả. Chẳng hạn, hết quyển 1, tác giả viết “ muốn
biết Hà Hương chịu án và lập thế nào thốt thân, xin xem cuốn thứ nhì thì rõ”.
Xét về phương diện kết cấu, tác phẩm chưa có những bức phá rõ nét so với tiểu
thuyết cổ điển nhưng nhìn chung, Lê Hoằng Mưu cũng đã dụng tâm tạo nên một tác phẩm
lôi cuốn, hấp dẫn với hàng loạt những sự kiện xảy ra, sự kiện này chưa được giải quyết thì
sự kiện khác bất ngờ đã dẫn dắt câu chuyện sang một hướng khác. Ví như việc Hà Hương bị
quan gọi lên tra khảo về vụ án hãm hại Nguyệt Ba, khi chứng cớ đã rành rành, Hương một
mực khơng nhận tội thì Nghĩa Hữu lại dắt Hương đi trốn khiến vụ án không thể kết án cuối
cùng. Rồi việc Hà Hương đang làm đám cưới với chú Xã thì chú bảy Chà Và tới phá, Hà
Hương phải liều mình dàn xếp thì sự việc mới êm xi,… Khác với những câu tác phẩm
trước đây (đặc biệt là trong văn học dân gian) hay diễn tiến theo hướng dễ đoán biết kết thúc
câu chuyện, Lê Hoằng Mưu đã dẫn độc giả đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác mà khơng
biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Đó là một thành cơng lớn của ơng.
3.3.

Ngơn ngữ, nhịp điệu
Sinh ra và lớn lên tại vùng cù lao sông nước Bến Tre, dù sau này chủ yếu học tập,


làm việc và sáng tác ở Sài Gòn nhưng chất hồn của con người miền quê Nam Bộ vẫn thể
hiện rõ nét trong trang viết của Lê Hoằng Mưu, đặc biệt là phương diện ngôn ngữ.
Trước hết, ta dễ dàng bắt gặp hàng loạt những phương ngữ Nam Bộ, những cách
diễn đạt gần với lời ăn tiếng nói của người bình dân trong tác phẩm. Hãy xem xét đoạn văn
tả cảnh vợ Đậu Nghĩa Sơn nhờ quan tra rõ sự tình vụ án hãm hại Nguyệt Ba:
Tới nhà hội liền kêu Phó lý, cậy đi mời chú Xã ơng Hương, xin mau mau tựu đến công
đường, đặng minh vấn nỗi oan cho rõ; chưa mấy phút việc làng tới đó, họ Đậu liền
bẩm rõ khúc nôi, chú Xã nghe phân rõ đầu đi, bèn mới nói để tơi đi báo. Vấn khăn
xốc áo lật đật bôn ba, gặp thầy Cai vừa bước chơn ra, chú Xã mới bẩm quan mọi lẽ:
“việc này chẳng dễ, chậm trễ khó toan”. Xin mời thầy theo đến già làng, lấy khai báo
cho toàn áo lới. (Lê Hoằng Mưu, 2018, tr.89)
Những từ ngữ đậm sắc thái Nam Bộ như “đặng, lật đật, chơn, lợi” được sử dụng một cách
dày đặt bên cạnh những từ Hán Việt và đơi chỗ diễn đạt cịn theo lối văn biền ngẫu đã tạo sự
gần gũi cho câu chuyện.
Ngoài ra, các địa danh được nêu lên trong tác phẩm cũng gắn với tên đất, tên
làng của vùng đất Bến Tre cũng như trải dài các tỉnh Trà Vinh, Mỹ Tho, Gia Định (chợ Mỹ

12


Lồng, Rạch Miễu, Hương Điểm… ở Bến Tre; cầu Bông, xóm Gà, đường Catinat,… ở Sài
Gịn).
Tuy nhiên, trong buổi giao thời, ngôn ngữ tác phẩm cũng không tránh khỏi
những hạn chế mà nhiều tác phẩm khác cũng tồn tại. Đó là lối diễn đạt nhiều chỗ còn theo
lối văn biền ngẫu, sử dụng nhiều điển tích văn học cổ, lỗi sai chính tả trong bản in hiện cịn,

Mặt khác, nhịp điệu câu văn vẫn là một lối văn xi có đối có vần rất du dương,
thỉnh thoảng lại xen các bài thơ vào. Để khuyến dụ Nghĩa Hữu trở lại với mình, Hà Hương
đã viết thư như sau:
Kính thăm anh đơi chữ bình an, Xin qn tử nghe em phiền trách. Kể từ thuở vợ chồng

xa cách, Em lần tay tính đã mấy trăng, Vì cớ chi bặt tích vắng tăm?Lời trái phải cũng
khơng tính tới. Anh dầu có nơi nào bạn mới, Cũng cho em rõ nỗi sự tình, Làm chi em
vắng vẻ một mình, Tức tối bấy đau lòng tha thiết; Nhớ bạn ngọc đoạn sầu chi xiết,
Thương thầm anh tấc dạ ủ ê, Chắc mẹ cha dạy dỗ thú thê, Nên anh biệt bấy lâu không
tưởng tới… Em dẫu nhớ biết làm sao được! Dẫu mấy năm cũng phải đợi trông. Em xa
anh như bướm xa bông. Chàng xa thiếp như ong lạc nhuỵ. Ngày nghĩ tới dòng châu
hột luỵ. Đêm đêm nằm nước mắt rưng rưng. (Lê Hoằng Mưu, 2018, tr.27)
Nếu nhìn từ góc nhìn hiện đại, có lẽ nhiều độc giả sẽ cho rằng nhịp điệu đăng đối, nhịp
nhàng này là cũ kỹ, là tàn dư của văn chương trung đại. Nhưng xét về đặc điểm văn hóa của
người Nam Bộ và đặc trưng của đối tượng tiếp nhận văn học những năm đầu thế kỷ XX thì
đây lại là một thành cơng lớn của tác phẩm. Thành công ở chỗ nhà văn đã nắm bắt tâm lý
cũng như thói quen ăn nói, sinh hoạt của con người Nam Bộ lúc bấy giờ khi những cách nói
lối có vần, có điệu của dân ca, nhạc cổ đã ăn sâu vào tiềm thức. Thành công ở chỗ đa số các
vế có vần điệu đều theo nhịp 3/4 là nhịp điệu của tự sự. Có thể nói, nhịp điệu là một yếu tố
quan trọng để tạo nên sức hút mạnh mẽ của tiểu thuyết dài hơi này.

4. KẾT LUẬN
Khi tác phẩm kết thúc, ấy là khi cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu. Và Hà
Hương phong nguyệt của Lê Hoằng Mưu đã làm được điều đó. Khởi đăng liên tục bốn năm
trên Nơng cổ mín đàm, đến cả khi bị tịch thu và tiêu hủy, người ta vẫn còn bàn tán về giá trị
của thiên tiểu thuyết. Qua quá trình bước đầu tìm hiểu tư liệu cũng như thâm nhập vào thế
giới tác phẩm, có thể thấy về phương diện nội dung, Hà Hương phong nguyệt là bộ tiểu
thuyết diễm tình đầu tiên của văn xuôi Quốc ngữ Nam Bộ đã mạnh dạng đề cập đến vấn đề
13


tính dục. Về phương diện nghệ thuật, tác phẩm là quyển tiểu thuyết tâm lý xã hội đầu tiên
của văn xuôi Quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX. Lẽ dĩ nhiên, cái gì “đầu tiên” cũng sẽ gây
chú ý, đặc biệt với những vấn đề mang tính chất táo bạo như tác phẩm đưa ra thì lại càng
gây nên những cuộc tranh luận. Nhưng không thể phủ nhận, bằng tài năng và những nỗ lực

của mình, Lê Hoằng Mưu đã mở đầu một cách ấn tượng cho tiến trình hiện đại hóa của tiểu
thuyết Quốc ngữ Nam Bộ nói riêng và tiểu thuyết hiện đại Việt Nam nói chung./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Xuân Vỹ sưu tầm. (1999). Văn xuôi Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX. TP. HCM: Văn
Nghệ TP. HCM và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học

2. Lê Hoằng Mưu. (2018). Hà Hương phong nguyệt. TP. HCM: Văn hóa – Văn nghệ (tái
bản lần thứ 2)

3. Nguyễn Thị Dinh. (2011). Nghệ thuật tiểu thuyết Lê Hoằng Mưu (Luận văn thạc sĩ).
TP. HCM: ĐH KHXH&NV

4. Phan Mạnh Hùng. (2016). Cuộc bút chiến xung quanh tiểu thuyết của Lê Hoằng Mưu
năm 1923. Tạp chí Xưa và nay số 470

5. Phan Mạnh Hùng. (2016). Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam Bộ trước 1932. TP.
HCM: Đại học Quốc gia TP. HCM

6. Trần Văn Tồn. (2013). Về một diễn ngơn tính dục trong văn xi nghệ thuật Việt Nam
(từ đầu thế kỷ XX đến 1945)
/>lt.aspx

7. Võ Văn Nhơn. (2009). Lê Hoằng Mưu - Nhà văn của những thử nghiệm táo bạo đầu
thế kỷ XX.
/>option=com_content&view=article&id=348:le-hong-mu-nha-vn-ca-nhng-thnghim-tao-bo-u-th-k-xx&catid=63:vn-hc-vit-nam&Itemid=106

8. Võ Văn Nhơn. (2015). Hà Hương Phong Nguyệt - tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của
Nam Bộ.


14


/>
9. Võ Văn Nhơn. (2016). Tiểu thuyết Quốc ngữ Nam bộ cuối thế kỷ XIX đều thế kỷ XX –
một số vấn đề cịn tranh cãi, Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 4 (29).

15



×