Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.49 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
----------

BÀI TẬP LỚN
Môn: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Kim Thanh
Sinh viên thực hiện

: Đinh Hoàng Linh Mai

MSV

: 20050878

Ngày sinh

: 31.07.2001

Lớp

: QH – 2020 - E KTQT CLC 5

Hà Nội – Tháng 7/2021


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội đã đưa môn Triết học Mác - Lênin vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt,
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn: ThS Nguyễn Thị Kim Thanh đã


tận tâm giảng dạy, hỗ trợ cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Cô không chỉ
cho chúng em thật nhiều tri thức về bộ môn Triết học Mác - Lênin, mà mỗi giờ học của
cô, chúng em luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái để có thể tiếp thu được thật nhiều kiến
thức bổ ích. Hơn thế nữa, chúng em cịn học tập được tinh thần làm việc hiệu quả,
nghiêm túc và đúng giờ của cơ. Đó thực sự là những bài học bổ ích, giúp chúng em có
một tâm thế vững vàng để trở thành những sinh viên ưu tú hơn cũng như những nhân
viên nghiêm chỉnh và làm việc hiệu quả trong tương lai gần.
Bộ môn Triết học Mác - Lênin là một môn học thú vị, khơi dậy được tính sáng tạo
của sinh viên và ln gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Trong quá trình học tập, em đã
tiếp thu được rất nhiều tri thức hay và bổ ích, để phục vụ cho cơng việc của mình sau
này. Tuy nhiên, trong quá trình làm bài và thu thập thơng tin, em cịn gặp một số khó
khăn, cũng như do trình độ của bản thân cịn hạn chế. Vậy nên, bài tập lớn dưới đây
của em khó tránh khỏi được những thiết sót, kính mong cơ xem xét, góp ý để bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2021.
Sinh viên
Đinh Hoàng Linh Mai.


LỜI MỞ ĐẦU
Từ thời cổ đại đến nay, phép biện chứng là di sản tư tưởng quý báu của lịch sử
triết học, trong đó, phép biện chứng duy vật được coi là hình thức phát triển cao nhất.
Hình thức này đã cung cấp phương pháp luận khoa học chung nhất cho mọi hoạt
động nhận thức và thực tiễn của con người. Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật
chính là “linh hồn sống”, là “cái quyết định” của Chủ nghĩa Mác.
Với đối tượng nghiên cứu là trạng thái tồn tại có tính quy luật phổ biến nhất của
sự vật, hiện tượng trên thế giới, câu hỏi đặt ra cho phép biện chứng duy vật là: “Sự
vật, hiện tượng quanh ta và cả bản thân ta tồn tại trong trạng thái liên hệ qua lại, quy
định, chuyển hóa lẫn nhau và luôn vận động, phát triển hay trong trạng thái tách rời,

cô lập nhau và đứng im không vận động, phát triển?” Để trả lời câu hỏi này, phép
biện chứng duy vật đã đưa ra tất cả hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù và ba quy luật cơ
bản. Trong bài tiểu luận này, tơi xin phép được trình bày về 2 nguyên lý của phép
biện chứng duy vật.
Tuy nhiên, theo bài viết của Phó GS TS Đồn Đức Hiếu được đăng tải trên Tạp
chí Khoa Học ĐHQGHN: “Phép biện chứng duy vật xem xét sự phát triển của cá
nhân không bao giờ tách rời lịch sử.”. Xét đến cùng, thì sự thay đổi của cá nhân con
người trùng khớp với sự thay đổi của hoàn xảnh và điều kiện sống. Vì vậy, nhằm ơn
lại những kiến thức về quản trị, cũng như áp dụng những bài học quý giá mà tơi đã
tiếp thu được trong q trình học mơn Triết học Mác - Lênin, tôi xin phép được thực
hiện bài tiểu luận với đề tài: “Trình bày và phân tích hai nguyên lý của phép biện
chứng duy vật. Từ đó hãy liên hệ với thực tiễn bản thân”


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................3
MỤC LỤC..........................................................................................................4
HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT..........................5
1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN:.......................................5
1.1.Khái niệm:..................................................................................................5
1.2.Tính chất:...................................................................................................6
1.3.Ý nghĩa của phương pháp luận:.................................................................7
2. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN:......................................................7
2.1.Khái niệm:..................................................................................................7
2.2.Tính chất:...................................................................................................8
2.3.Ý nghĩa của phương pháp luận:.................................................................8
LIÊN HỆ BẢN THÂN....................................................................................10
Bài học số 1....................................................................................................10
Bài học số 2....................................................................................................11

Bài học số 3....................................................................................................12
KẾT LUẬN......................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................14


HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP
BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Nguyên lý là những khởi điểm hay những luận điểm cơ bản nhất có tính chất tổng
qt của một học thuyết, chi phối sự vận hành của tất cả các đối tượng thuộc lĩnh vực
quan tâm nghiên cứu của nó. Đây là một thuật ngữ đa nghĩa khá bất định có nguồn
gốc từ một từ Hy Lạp cổ mang nghĩa đen là “đầu tiên nhất”. Như thế, có thể nói,
nguyên lý triết học chính là những luận điểm khái qt nhất được hình thành nhờ sự
quan sát, trải nghiệm trong mọi lĩnh vực từ tự nhiên, xã hội đến tư duy của nhiều thế
hệ xuyên suốt lịch sử. Đến nay, chúng trở thành cơ sở, làm tiền đề cho những suy lý
tiếp theo để từ đó đưa ra các nguyên tắc, quy luật, phương pháp nhằm phục vụ cho
hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.
Phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin gồm hai nguyên lý cơ bản, đóng
vai trị quan trọng, là “xương sống” khi xem xét, kiến giải các sự vật, hiện tượng. Nói
cách khác, phép biện chứng duy vật đã được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những
nguyên lý, phạm trì cơ bản, những quy luật phổ biến nhất phản ánh hiện thực khách
quan. Trong hệ thống đó, có hai nguyên lý khát quát nhất là nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.

1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN:
1.1. Khái niệm:
Mối liên hệ là “khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hoá lẫn
nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện
tượng trong thế giới.”
Nếu sự thay đổi nhất định của một trong số chúng làm thay đổi đối tượng kia thì mối
quan hệ giữa các đối tượng đó gọi là liên hệ. Trong khi cùng tồn tại luôn xuất hiện các

tương tác qua lại với nhau giữa các đối tượng. Qua đó chúng thể hiện được các thuộc
tính cũng như bộc lộ bản chất bên trong, nhằm khẳng định mình là ”đối tượng thực
tồn”. Khi các tương tác có sự thay đổi sẽ đồng thời mang đến sự thay đổi các thuộc tính
hay chính đối tượng tham gia (trong một vài điều kiện thậm chí có thể khiến chúng biến
mất, hay chuyển hóa thành một đối tượng khác). Chính điều này đã chứng tỏ giữa các
đối tượng có tồn tại mối liên hệ với nhau.
Tuy nhiên, sau này, trong quá trình phát triển, phép biện chứng duy vật đã đi từ chỗ cho
rằng “mọi tồn tại trong thế giới đều là những mắt khâu của một thực thể vật chất duy


nhất, là những trại thái và hình thức tồn tại khác nhau của nó”; đến thừa nhận rằng có
mối liên hệ phổ biến giữa các đối tượng.

Mối liên hệ phổ biến “chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện
tượng của thế giới, trong đó phổ biến nhất là các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật,
hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên
hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới. Chúng thuộc đối tượng nghiên cứu
của phép biện chứng duy vật”.
Vấn đề đặt ra là, khi nhắc đến mối liên hệ, sự ràng buộc, tác động lẫn nhau giữa các đối
tượng vật chất, hữu hình được chủ yếu chủ ý đến. Trong khi đó khơng thể phủ nhận sự
tồn tại của thế giới tinh thần cùng các sự vật vơ hình như các phạm trù của khoa học hay
các hình thức của tư duy. Vì vậy, nhằm đưa ra một quan niệm đầy đủ, bao quát hơn,
quan niệm về sự liên hệ đã được mở rộng bao gồm cả các đối tượng tinh thần và đối
tượng khách quan cũng như các mối liên hệ giữa chúng vốn thuộc chủ thể với các đối
tượng khách quan. Từ đó xuất hiện quan niệm về mối liên hệ phổ biến. Mỗi liên hệ này
trở thành đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.
Có thể nói, qua sự phát triển của quan niệm về mối liên hệ phổ biến, thế giới không phải
thể hỗn loạn các đối tượng mà tồn tại một hệ thống các liên hệ đối tượng chặt chẽ. Tính
thống nhất vật chất này đã làm nên cơ sở cho mọi liên hệ khác. Các đối tượng cũng nhờ
đó mà ln tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau, khơng cơ lập.


1.2. Tính chất:
Mối liên hệ phổ biến có 3 tính chất cần được chú ý:
Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên hệ và tác
động trên thế giới. Tức là, các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn tại khách
quan, độc lập, không phụ thuộc và ý thức của con người. Các mối liên hệ, tác động
giữa chúng suy cho cùng đều là sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa và phụ
thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, khơng chịu tác động của ý thức con
người.
Tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến khẳng định rằng khơng có bất cứ sự vật,
hiện tượng nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với những sự vật, hiện tượng khác. Bất kì
sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên, xã hội, tư duy hay ý thức của con người,
cũng như các mặt trong các sự vật, hiện tượng đó đều có liên hệ với nhau.
Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng, phong phú. Bất kì ở đâu, trong tư duy, trong
xã hội, trong ý thức hay trong tự nhiên đều tồn tại những mối liên hệ đa dạng,
trong mỗi lĩnh vực khác nhau lại nắm giữ vai trị, vị trí, đặc điểm khác nhau. Có
nhiều mối liên hệ khác nhau, và để phân loại chúng phải tùy thuộc vào tính chất
cũng như vai trị của từng mối liên hệ. Tuy nhiên sự phân loại này cũng chỉ mang


tính tương đối, bởi mối liên hệ giữa các đối tượng rất phức tạp, mỗi đối tượng như
một hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, không thể tách rời.

1.3. Ý nghĩa của phương pháp luận:
Các tính chất trên của mối liên hệ phổ biến có liên hệ với nhau, trong đó tính khách
quan và tính đa dạng được bao hàm trong tính phổ biến. Vì vậy, ta gọi nguyên lý này
là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Từ nội dung của nguyên lý này, phép biện
chứng khái quát thành nguyên tắc toàn diện. Vì mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại tong
nhiều mối liên hệ khác nhau, tác động qua lại lẫn nhau, cho nên khi nghiên cứu đối
tượng cụ thể cần tuân thủ các nguyên tắc toàn diện được chia thành 2 quan niệm như

sau:

a. Quan niệm toàn diện:
Thứ nhất, khi nhận thức sự vật, cần phải đặt nó vào chỉnh thể thống nhất tất cả
các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính cũng như các mối liên hệ của
chỉnh thể đó. Tức là, sự vật phải được xem xét trong mối liên hệ biện chứng qua
lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các mặt chính của sự vật và trong sự tác động
qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác.
Thứ hai, từng mối liên hệ đối với sự vận động, phát triển của sự vật phải được
phân loại, đánh giá vị trí, vai trị; trong đó, đặc biệt chú trọng đến những mối liên
hệ phổ biến, tất yếu của sự vật, hiện tượng.

b. Quan niệm lịch sử - cụ thể:
Quan niệm này đòi hỏi chúng ta khi xem xét sự vật, hiện tượng phải xác định
được vai trị, vị trí của từng mối liên hệ trong khơng gian và thời gian nhất định.
Nói cách khác, cần nghiên cứu chúng trong mối liên hệ với các đối tượng khác và
với môi trường xung quanh trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai.

2. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN:
2.1. Khái niệm:
Phát triển là “q trình vận động có quy luật của sự vật từ thấp đến cao, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ đơn giản đến phức tạp, từ chất cũ đến chất mới ở
trình độ cao hơn.”
Có thể thấy, phát triển là vận động, nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển.
Nếu vận động chỉ mọi sự biến đổi nói chung, thì phát triển gồm những vận động có
khuynh hướng đi lên diễn ra trong khơng gian và thời gian.


Có 2 khái niệm gắn với khái niệm phát triển là tiến bộ và tiến hóa:
Tiến hóa là một dạng của phát triển, diễn ra theo cách từ từ. Tiến hóa thường là sự

biến đổi về hình thức của tồn tại xã hội từ đơn giản đến phức tạp.
Tiến bộ là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội: từ chỗ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn so với thời điểm ban đầu.

Quan điểm biện chứng và quan điểm siêu hình đều thừa nhận sự phát triển, tuy
nhiên:
Quan điểm siêu hình cho rằng sự phát triển chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về
mặt lượng của sự vật hiện tượng; chỉ là sự tuần hồn lặp lại mà khơng có sự thay
đổi về chất, khơng có sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới.
Quan điểm biện chứng coi sự phát triển là sự vận động đi lên về mặt chất của
sự vật, hiện tượng; sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời
thay thế.

2.2. Tính chất:
Phát triển có tính khách quan. Nó chỉ ra rằng nguồn gốc sự phát triển của sự vât,
hiện tượng nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng, không chịu sự tác động từ
yếu tố bên ngồi, và đặc biệt khơng phụ thuộc vào ý thức con người.
Phát triển có tính phổ biến. Sự phát triển tồn tại trong cả thế giới tự nhiên, xã hội và
tư duy.
Sự phát triển cũng có tính kế thừa. Sự vật, hiện tượng mới ra đời không thể là phủ
định tuyệt đối, phủ định sạch trơn của sự vật, hiện tượng cũ; mà chúng còn giữ lại,
chọn lọc và cải tạo các yếu tố cịn có tác dụng, cịn thích hợp để phát huy, loại bỏ
những mặt tiêu cực.
Phát triển có tính đa dạng, phong phú. Tuy sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực,
nhưng mỗi sự vật, hiện tượng lại có q trình phát triển khác nhau. Chúng có tốc độ
và đặc điểm phát triển phụ thuộc vào yếu tố và điều kiện tác động cụ thể, vì vậy
khơng giống nhau. Đồng thời, phát triển không đơn giản là một đường đi lên thẳng
tắp mà có sự quanh co, phức tạp, có những bước thụt lùi tạm thời.

2.3. Ý nghĩa của phương pháp luận:

Quan điểm phát triển được xem là rất cần thiết khi nghiên cứu, xem xét các sự vật
hiện tượng.
Thứ nhất, quan điểm phát triển đòi hỏi các sự vật, hiện tượng được xem xét
phát được đặt trong khuynh hướng tiến lên, có sự ra đời của cái mới thay thế cái
cũ. Tuy nhiên, do sự phát triển của sự vật không diễn ra theo đường thằng mà


quanh co, phức tạp, nên chúng ta phải dự báo khuynh hướng vận động và phát
triển của chúng trong tương lai nhằm chủ động đề phòng, tránh các rủi ro.
Thứ hai, quan điểm phát triển là cơ sở khoa học giúp con người khắc phục tư
tưởng bảo thụ, trì trệ trong cả nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn. Vì vậy cần
tránh thái độ bảo thủ, định kiến, ngại thay đổi hay ngại đổi mới. Bởi phát triển là
quá trình trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại có những đặc
điểm, tính chất, hình thức riêng, nên khi nghiên cứu hay xem xét cần tìm ra
những phương pháp thích hợp, cũng như phải phân kỳ lịch sử phát triển của
chúng. Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa trong quá trình thay thế đối tượng cũ
bằng đổi mới, chúng ta khơng hồn tồn gạt bỏ cái cũ mà phải biết kế thừa các
yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
Thứ ba, trong thực tiễn, khi gặp khó khăn, thất bại tạm thời, cần vững tin.


LIÊN HỆ BẢN THÂN
BÀI HỌC SỐ 1: HỢP TÁC CÙNG THÀNH CƠNG TRONG
LÀM VIỆC NHĨM
Ngày này xuất hiện một xu hướng làm việc theo nhóm. Hình thức này ngày càng
được ưa chuộng bởi nó tập trung được khả năng của nhiều người, giúp họ bổ sung
các khiếm khuyết cho nhau, cùng chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ lẫn nhau để phát huy tốt
nhất tiềm năng của từng người với mục đích cuối cùng là hồn thành cơng việc tốt
hơn. Việc này sẽ giúp giảm áp lực cho mỗi thành viên trong nhóm, giúp các cá nhân
có cảm giác thoải mái, không bị căng thẳng như khi phải làm việc một mình.

Cùng với sự phổ biến của hinh thức làm việc theo nhóm là sự áp dụng ngày càng rõ
rệt của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vào đời sống. Trong q trình làm việc
nhóm, mỗi cá nhân khơng thể làm việc hoàn toàn độc lập trên nội dung được phân
chia sẵn mà cần có sự liên hệ, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Bởi mỗi nội dung thuộc
một sản phẩm hồn chỉnh đều có liên hệ với nhau, phần này làm tiền đề cho phần kia,
phần kia lại bổ sung cho phần này. Mỗi cá nhân với phần cơng việc của mình giống
như một mảnh ghép tạo thành một bức tranh hồn thiện vừa khít. Nếu các thành viên
hoạt động rời rạc, cô lập sẽ dễ dàng tạo nên sự rời rạc tương ứng trong sản phẩm,
thậm chí mang tới sự thất bại.
Kỳ 2 năm nhất, chúng tôi được tham gia lớp học Kỹ năng làm việc nhóm nhằm nâng
cao khả năng hợp tác của sinh viên. Ở đầu kỳ, do chưa quen với khối lượng bài tập nên
chúng tôi đã phân chia các phần trong một bài thuyết trình và các thành viên tự về nhà
độc lập hồn thành sản phẩm của mình. Đến hạn chúng tối sẽ nộp phần tìm hiểu cá nhân
vào một folder chung để thành viên phụ trách thể hiện lên slide sẽ tổng hợp và thiết kế.
Tuy nhiên, nhận trách nhiệm thiết kế slide thuyết trình, đứng trước những tài liệu mà
các bạn gửi đến, tơi hồn tồn bối rối vì khơng thể tìm được sự liên kết thành một mạch
ý tưởng liên tục xuyên suốt bài thuyết trình. Đặc biệt, khi được anh chị hướng dẫn họp
cả nhóm lại và hỗ trợ làm bài, chúng tôi nhận thấy một vấn đề là các cá nhân chỉ biết
phần việc mình làm, hồn tồn khơng nắm rõ những nội dung cịn lại trong bài tập tổng
thể. Vì vậy, chúng tơi đã nhanh chóng họp lại và tìm ra cách hợp tác chặt chẽ hơn, từng
thành viên để lại phương thức liên lạc và thường xuyên liên hệ trao đổi với nhau nhằm
tạo nên một sản phẩm hồn chỉnh hơn.

Qua đó có thể thấy, các cá nhân, đặc biệt là trong một tập thể, hội, nhóm, khơng thể
hoạt động riêng lẻ, độc lập, mà cần sự tương tác, gắn kết, liên hệ giữa từng thành viên
với nhau. Đó là yếu tố tiên quyết để tạo nên một nhóm thành cơng, và là ý nghĩa cốt
lõi của việc làm việc theo nhóm.


BÀI HỌC SỐ 2: ĐÁNH GIÁ MỘT CÁ NHÂN QUA MỘT

QUÁ TRÌNH.
Trong cuộc sống hàng ngày, khi diễn ra quá trình tiếp xúc và gặp gỡ giữa các cá
nhân thường xuất hiện một hành động gọi là đánh giá cá nhân. Tức là thơng qua
ngoại hình và cách hành xử, cũng như một vài yếu tố tác động bên ngoài như câu
chuyện từ người thứ ba, hay lời đồn, … mỗi người sẽ tự xây dựng cho mình những
đánh giá riêng về các cá nhân mình gặp mặt. Thơng thường, ấn tượng ban đầu sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến thái độ lâu dài.
Tuy nhiên, theo quan điểm phát triển của phép biện chứng duy vật: “các sự vật, hiện
tượng được xem xét phát được đặt trong khuynh hướng tiến lên”. Tức là mỗi cá
nhân cần được đánh giá xuyên suốt một quá trình tiếp xúc qua việc chọn lọc và cân
nhắc các yếu tố chủ quan và khách quan. Đôi khi ấn tượng ban đầu hoặc các lời đồn,
lời kể khơng chính xác, hoặc cá nhân có sự phát triển đi lên theo thời gian sẽ trở nên
tốt hơn hoặc xấu đi. Đặc biệt cần xem xét kĩ càng các tác động từ bên thứ ba bởi
những câu chuyện đó có thể đã được “tam sao thất bản” qua nhiều lần kể, hoặc bị
ảnh hưởng bởi ý kiến cá nhân chủ quan.
Vào năm lớp 6, lớp tơi có một bạn học sinh nổi tiếng là hư hỏng và đua đòi. Bạn học
sinh này có một gương mặt đẹp và gu ăn mặc phá cách trên quy định về đồng phục của
nhà trường nên khá thu hút nhiều sự ngưỡng mộ, đồng thời là các lời đồn gièm pha về
tính cách (như là chảnh chọe, đua đòi, coi thường người khác,…) đến từ học sinh khác.
Cá nhân tôi khi tiếp xúc với bạn lần đầu lại cảm thấy bạn có tính cách khá giống “chị
đại”, để ý đến ngoại hình rất nhiều và thích phá luật.
Đến đầu kì 2 lớp 6, sau một vài lần tiếp xúc và làm việc nhóm cùng bạn, tôi nhận ra
thực ra bạn chỉ tỏ vẻ như vậy, và cách hành xử của bạn chưa được khéo léo nên khiến
nhiều người hiểu nhầm, nhưng thực chất bạn rất tốt bụng và có ý nghĩ giúp đỡ, bảo vệ
bạn bè.
Vào năm lớp 7, sau một kì nghỉ hè 3 tháng, bạn trở lại với một sự thay đổi lớn. Mặc dù
bạn vẫn chú trọng chăm chút vào ngoại hình của mình nhưng về tính cách, bạn cũng
trở nên hiền hịa và dễ gần hơn. Thay vì lớn tiếng và ra lệnh cho các bạn như trước,
bạn chủ động tươi cười chào hỏi và bắt chuyện cùng hầu hết bạn bè trong lớp.


Qua đó có thể thấy, việc đánh giá nhìn nhận một con người khơng nên chỉ dừng lại ở
một khoảnh khắc, ở những ấn tượng đầu tiên, mà cần diễn ra xuyên suốt một quá
trình phát triển của cá nhân đó.


BÀI HỌC SỐ 3: CẦN ĐÓN NHẬN SỰ ĐỔI MỚI VỚI MỘT
THÁI ĐỘ “MỞ”, SÁNG TẠO TRÊN NHỮNG YẾU TỐ CỊN
THÍCH HỢP CỦA CÁI CŨ
Tham gia nhiều các hoạt động truyền thơng trong CLB lẫn đồn trường, tơi nhận ra
truyền thơng là ví dụ điển hình, rõ rệt nhất cho sự phát triển, đổi mới nhanh chóng.
Cùng với sự ra đời và cải tiến của công nghệ 4.0, ngành truyền thơng thay đổi chóng
mặt và xun suốt trong từng khía cạnh. Vì vậy, trong một tập thể hoạt động truyền
thơng dễ xuất hiện sự trì trệ, bảo thủ trong các ý tưởng. Điển hình là các hình thức bài
đăng marketing trên nền tảng xã hội.
Là một thành viên ban Truyền thơng của một chương trình lớn trong trường, chúng tơi
được yêu cầu lên các ý tưởng cho bài đăng cũng như kế hoạch truyền thông online cụ thể.
Mỗi bạn thành viên đều phát huy hết các tiềm năng để sáng tạo ra nội dung content mới
lạ, độc đáo, vừa bắt trend vừa hiệu quả truyền tải thông tin đến người đọc. Tuy nhiên, đa
số các content sáng tạo sau đó đều bị gạch bỏ và thay bằng các ý tưởng cũ bởi anh chị
trưởng ban cho rằng những hình thức bài đăng đó đã được duy trì qua nhiều mùa tổ chức
chương trình. Và kết quả là các bài đăng đều thu hút một lượng tương tác thấp kèm với
nhiều lời góp ý ý tưởng cũ, chưa thu hút.
Sau đó, cả ban đã họp lại và cùng thống nhất: các nội dung cốt lõi và mục đích của bài
đăng sẽ được giữ nguyên (như hệ thống các bài branding, bài bung tương tác hoặc các bài
cung cấp thông tin). Tuy nhiên về mặt hình thức thể hiện và triển khai nội dung từ hình
ảnh đến kênh chữ sẽ được sáng tạo mới, phù hợp với thời đại. Điều này đã mang đến hiệu
quả làm việc, cũng như hiệu quả truyền thơng tăng cao nhanh chóng.

Từ đó, ta có thể nói, trong hoạt động truyền thơng nói riêng, và trong cuộc sống nói
chung, “cần tránh thái độ bảo thủ, định kiến, ngại thay đổi hay ngại đổi mới”. Tuy

nhiên điều này khơng có nghĩa ta hồn tồn gạt bỏ cái cũ mà cần chọn lọc để giữ lại
những yếu tố còn phù hợp của cái cũ làm tiền đề sáng tạo nên cái mới.


KẾT LUẬN
Có thể nói, qua việc phân tích các kiến thức cũng như rút ra bài học cá nhân trên cơ
sở lý thuyết đó, Triết học Mác – Lenin nói chung, và hai nguyên lý của phép biện
chứng duy vật nói riêng rất gần với cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân. Đó là cơ
sở để mỗi cá nhân phát triển cũng như là định hướng để họ có cái nhìn đúng đắn, tồn
diện hơn đối với các sự vật, hiện tượng, làm nền tảng xây dựng nên tính cách và nhân
phẩm tốt đẹp. Hai nguyên lý trên cũng hỗ trợ các cá nhân trong việc học hành và làm
việc, giúp việc học và làm trở nên có logic, có trí hướng và có thành quả, thốt ly
khỏi ý nghĩ làm và học “cho có”, thụ động. Mặt khác, thông qua việc hiểu hơn về
nguyên lý phát triển, con người dễ dàng tiến vào thời kì phát triển, đặc biệt là thời kỳ
phát triển công nghệ 4.0 hiện nay, khơng chỉ thích nghi với những cơng nghệ mới mà
cịn có thể sáng tạo ra nhiều ý tưởng độc đáo, mới lạ, giúp cho cuộc sống trở nên dễ
dàng và thuận tiện hơn.


TÀI LI Ệ U THAM KH Ả O
1. Giáo trình Triết học Mác-Lenin (Sử dụng trong các trường đại học – hệ khơng
chun Lí luận chính trị). Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8/2019
2. Phó GS TS Đồn Đức Hiếu. Đại học Tổng hợp Huế. Biện chứng của sự phát triển cá
nhân trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Tạp chí Khoa Học ĐHQGHN. 2020.
3. Bài tập Triết học Mác – Lenin. Khoa Triết học, trường Đại học KHXH và Nhân Văn.
2020.
4. TS Nguyễn Văn Ngọc. Đại học Ngoại Thương. Bài giảng Phép biện chứng duy vật.
5. Bùi Lan Hương. Bài báo nghiên cứu Vai trò của thế giới quan duy vật biện chứng đối
với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên ngành y tế hiện nay. Tạp chí Khoa học – Đại
học Sư phạm TP HCM. 9/2019.




×