Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

thực trạng và nhu cầu sử dụng mạng xã hội của công chúng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.42 KB, 21 trang )

CƠNG CHÚNG BÁO CHÍ

Trên cơ sở những dữ liệu nghiên cứu của bản thân và những dữ liệu công
khai từ nguồn khác, anh chị hãy phân tích về thực trạng và nhu cầu sử dụng mạng
xã hội của công chúng Việt Nam nói chung, 1 nhóm xã hội đặc thù?


Bố cục:

-

Khái quát chung về truyền thông và mạng xã hội ở Việt nam hiện nay
Thực trạng và nhu cầu sử dụng MXH của cơng chúng Việt Nam nói chung
+ Qua khảo sát cá nhân 3 nhóm đối tượng
+ Nghiên cứu chung
Thực trạng và nhu cầu ở nhóm xã hội đặc thù.
Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng MXH: tích cực, tiêu cực
Sự quản lí nhà nước: đặt vấn đề gần đây, hướng mục tiêu trong quản lí

-

truyền thơng.
Tổng kết.

-

Bài làm

I.

Khái quát chung về truyền thông và mạng xã hội ở Việt Nam những năm


gần đây:

+ Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến hết năm 2014, Việt Nam
là một trong những quốc gia phát triển internet nhanh trên thế giới với hơn 32
triệu người sử dụng internet, tương đương tỷ lệ 35% số dân. Cùng với đó, thơng
tin điện tử trên mạng internet, bao gồm báo chí điện tử và truyền thơng xã hội
cũng có sự phát triển rất nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2014, nước ta có hơn
300 mạng xã hội đã đăng ký hoạt động. Bên cạnh đó, một số lượng rất lớn các
blog cá nhân cũng góp phần đáng kể phát triển truyền thông xã hội. Kết quả
nghiên cứu của một công ty chuyên về điều tra xã hội học trong lĩnh vực
internet cho thấy, hơn 95% số người truy cập internet để đọc thông tin, chủ yếu
thông qua các website tổng hợp và các mạng xã hội. Theo đó, nhu cầu tìm kiếm
và sử dụng thơng tin là nhu cầu chủ đạo của người dùng internet. Hơn nữa,
những số liệu thống kê khơng chính thức cũng cho thấy các website truyền


thông xã hội chiếm đến 80% số lượng người sử dụng thường xuyên trong số 10
website lớn nhất ở Việt Nam.

+ Theo Cimigo, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng về người dùng sử dụng internet
nhanh nhất tại châu Á từ 2000 – 2010. Với dân số hơn 90 triệu dân, với việc đổi
mới xã hội theo hướng hiện đại hóa, cách mạng cơng nghệ bùng nổ, thì sự tăng
trưởng về việc sử dụng Internet sẽ mạnh mẽ hơn trong thời gian sắp tới ở Việt
Nam.
+ Theo truyền thông Vinalink, thì tính tới năm 2011, thì top 3 mạng xã hội đứng
đầu về số người sử dụng ở Việt Nam lần lượt là Youtube > 70%, Facebook 67%


và Zing me 58%. Đây được xem là những trang mạng xã hội phổ biến nhất hiện
nay mà người Việt thường sử dụng.


+ Những trang mạng xã hội lớn ở Việt Nam hiện nay:
1. Facebook - mạng xã hội bạn bè
2. Youtube - mạng chia sẻ video
3. Google plus- mạng xã hội của google
4. Zingme - mạng xã hội giả trí
5. Tinhte - cộng đồng cơng nghệ


6. webtretho.com - cộng đồng cha mẹ
7. lamchame.com - cộng đồng cha mẹ
8. Vatgia.com - mua bán rao vặt
9. muare.vn - mua bán , rao vặt
10 . enbac- mua bán , rao vặt
11. yahoo ask - hỏi đáp
12. vn-zoom.com - công nghệ thông tin
13. ddth.com - công nghệ
14. tamtay.vn - mạng xã hội ảnh
15. flicker - chia sẻ ảnh
16. linkhay.com- chia sẻ tin tức , link hay
17. twitter - chia sẻ link
18. linkedin - mạng xã hội nghề nghiệp
19. zini.vn - mạng chia sẻ sở thích .
20. pinterest.com - chia sẻ ảnh
21 . slideshare.net - chia sẻ tài liệu
Ngoài ra còn rất nhiều trang mạng xã hội phổ biến và mới: Zalo, Instagram,
Skype, Viber….
II.

Thực trạng và nhu cầu sử dụng mạng xã hội ở cơng chúng Việt Nam nói

chung


1.

Qua khảo sát cá nhân với 3 nhóm đối tượng chính sử dụng: Sinh viên, nhân
viên văn phịng, người làm nghề tự do.

+ Cách thức, phương tiện sử dụng:
Đối tượng
Sinh viên
Nhân viên văn phòng
Nghề tự do

Phương tiện sử dụng
Smartphone, laptop
Smartphone, máy tính văn phịng
Smartphone

Cách thức sử dụng
Internet: Wifi
Internet: Wifi
Internet: Wifi

+ Loại mạng xã hội dùng nhiều nhất: Facebook, youtube
+ Mục đích sử dụng mạng xã hội: Liên lạc, kết nối với người thân và bạn bè, tìm
kiếm thơng tin.
+ Thời gian sử dụng:
-


Sinh viên: thời gian rảnh rỗi, sử dụng khi có mạng wifi ở những nơi như

-

nhà, trường học.
Nhân viên văn phòng: giờ nghỉ trưa và thời gian rảnh rỗi buổi tối ở nhà
Nghề tự do: thời gian rảnh rỗi, chủ yếu là buổi tối.

+ Nội dung chia sẻ, tìm kiếm: chia sẻ hình ảnh và dịng trạng thái, tìm kiếm thơng
tin liên quan đến sở thích, giải trí và thông tin xã hội trên mạng xã hội.
2.
a.

Nghiên cứu chung:
Thực trạng

+ Theo DAMMIO – We are social, tính đến tháng 1/2017, ở Việt nam có đến 46
triệu người dùng mạng xã hội, chiếm 48% dân số. Trung bình 1 ngày, người Việt
Nam bỏ ra 6 giờ 53 phút để duyệt Web nếu xài PC và Tablet, 2 giờ 33 phút nếu xài
điện thoại di động và dành 2 giờ 39 phút cho mạng xã hội.


+ Cimigo đã nghiên cứu lí do mà người dùng sử dụng mạng xã hội. Và những lí do
đó khơng nằm ngồi những tiện ích mà mạng xã hội đem lại: tiếp cận thông tin
nhanh nhậy, dễ dàng kết nối, liên lạc với bạn bè, người thân,…. Có tới 38% sử
dụng mạng xã hội để giữ liên lạc với bạn bè, 21% là cập nhật, theo dõi bạn bè, và
chỉ 2% là tìm hiểu thơng tin xã hội. Và chắc chắn, những trang mạng xã hội có tính
năng kết nối và liên lạc tiện ích ln được sử dụng nhiều nhất: facebook, Zalo,
Zing me, Yahoo, Viber, Skype



+ Facebook mới đây đã đưa ra một số thống kê về thói quen và hành vi sử dụng
Facebook của người Việt. Theo đó, có 20 triệu người Việt Nam sử dụng
Facebook mỗi ngày và trung bình mỗi người dành ra tới 2,5 giờ "lang thang"
trên mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Và theo nghiên cứu của Q&Me, Facebook
Messenger là ứng dụng được dùng nhiều nhất, theo sau là Yahoo và Zalo.
Facebook Messenger được 87% người dùng sử dụng. 46% dùng dịch vụ gửi tin
nhắn miễn phí khoảng 3 tiếng mỗi ngày, 82% dùng hơn 1 tiếng mỗi ngày. Thấy
được nhu cầu liên lạc qua mạng xã hội của người Việt là rất lớn và phổ biến. Kể
ra 1 số mạng xã hội và ứng dụng messengers của các trang mạng ấy: Facebook
Messenger, Viber, Snapchat, Zalo, line,….


+ Một người Việt Nam trung bình “like” 48 fanpage của các nhãn hàng, điều
này cho thấy họ quan tâm nhiều tới thông tin và các sự kiện liên quan đến sản
phẩm. Riêng quảng cáo trên Facebook, 51% các đáp viên đã click vào quảng
cáo trong vòng 7 ngày trước khảo sát, trong đó 41% quyết định mua hàng (chủ
yếu là quần áo, thời trang). Như vậy, quảng cáo và mua bán sản phẩm đang trở
nên rất phổ biến ở cộng đồng dùng mạng xã hội.


b.

Nhu cầu sử dụng mạng xã hội theo khảo sát chung của cả lớp và trên thực tế:

+ Mạng xã hội được công chúng Việt Nam sử dụng nhiều nhất và lâu nhất:
Facebook vì facebook xuất hiện sớm, tạo thói quen sớm cho người Việt; facebook
dễ dàng chia sẻ thông tin và kết nối với bạn bè.
+ Hoạt động thường xuyên làm trên Facebook: đăng ảnh, cập nhật trạng thái cá
nhân, ứng dụng Livestream đang rất phổ biến và thú vị với người sử dụng

facebook.
+Hoạt động nhắn tin qua mạng xã hội và video call thường xuyên được người dùng
sử dụng
+ Xem video thường xuyên trên Youtube và facebook.
+ Nhu cầu mua và bán sản phẩm qua mạng xã hội đang rất phổ biến. Nhiều page
bán hàng được lập ra và bán hàng trực tiếp trên trang cá nhân. Sản phẩm thường
được mua bán: Quần áo, giày dép, mĩ phẩm,….


+ Chia sẻ hình ảnh: phổ biến trên facebook và instagram, gửi hình ảnh được người
sử dụng thực hiện chủ yếu qua Zalo với tính năng gửi hình ảnh HD.

Thực trạng và nhu cầu sử dụng mạng xã hội ở nhóm cơng chúng sinh

III.

viên
+ Theo khảo sát của cá nhân và tập thể lớp:
-

-

Loại mạng xã hội sử dụng nhiều nhất: Facebook và youtube
Instagram được sinh viên sử dụng rất nhiều để chia sẻ và lưu trữ hình ảnh,
Zalo được dùng nhiều để chia sẻ ảnh và chat.
Thời gian sử dụng: không cố định và thường xuyên cả ngày.
Những hoạt động sinh viên làm nhiều nhất khi sử dụng mạng xã hội:
• Theo dõi bạn bè và lướt facebook để xem thơng tin xã hội
• Cập nhật trang cá nhân: chia sẻ ảnh, đăng status tâm trạng
• Liên lạc với bạn bè, gia đình: inbox, chat nhóm và video call.

• Các hoạt động khác như cập nhật thông tin học tập của trường đang học,


livetream và chia sẻ link liên kết.
Like fanpage, theo dõi nhân vật nổi tiếng, hâm mộ và 1 số lượng không
nhỏ tham gia bán hàng trên mạng xã hội: quần áo, đồ ăn,….

Hoạt động phổ
Nam
biến trên facebook
Like
Fanpage CLB bóng đá,
fanpage shop đồ thể thao, like
page của các trò chơi điện tử
như liên minh hay Fifa 3.
Share

Kênh trực tiếp thể thao,
chương trình khuyến mãi của
shop quần áo, giày,

Nữ
Shop về thời trang và làm
đẹp, fanpage của nhân vật
thần tượng: ca sĩ, diễn viên,
fanpage về tình yêu, đồ ăn,
đồ uống.
Link bài hát hay, kênh
truyền hình, góc tâm sự
cuộc sống, tình yêu, chương

trình khuyến mại của shop
quần áo, giày dép, thời
trang


Comment, inbox

-

Bình luận về hình ảnh, status
của bạn bè trên dịng thời
gian, bình luận về các luồng
chia sẻ và inbox với bạn bè,
inbox các sản phẩm muốn
mua: quần áo, phụ kiện,….

Bình luận về hình ảnh,
status của bạn bè trên dịng
thời gian, bình luận về các
luồng chia sẻ và inbox với
bạn bè, inbox các sản phẩm
muốn mua: quần áo, phụ
kiện,….

Câu trả lời về sự hiểu biết các quy định quản lí nhà nước về thông tin truyền
thông trên mạng xã hội là không.

+ Ngiên cứu chung:
-


Hầu như 100% sinh viên đều tham gia sử dụng mạng xã hội với những trang

-

mạng thường xuyên sử dụng là facebook, youtube, google+, zing me.
Xem xét số lượng bạn SV thường xuyên trao đổi trên MXH, kết quả ghi
nhận rằng: 46,3% SV thường xuyên trao đổi với dưới 25 bạn, 32% SV
thường xuyên trao đổi với từ 25 bạn đến dưới 100 bạn và 21,7% SV thường

-

xuyên trao đổi với trên 100 bạn trên MXH.
Theo con số Dunbar, đa phần SV được nghiên cứu duy trì lượng bạn ở mức
thơng thường (150 bạn), giống như số lượng mối quan hệ lý tưởng có thể
duy trì trong đời thực. Tuy nhiên, có một tỉ lệ khá lớn SV duy trì mức bạn
lên tới trên 500 bạn. Ở mức trên 500 bạn, có SV thơng báo có đến 3.000 bạn,
thậm chí 5.000 bạn. Kết quả này cho thấy, trong khi một bộ phận lớn SV xây
dựng mạng lưới quan hệ trong thế giới “ảo” có sự gắn kết với thế giới “thực”
thì một bộ phận khác dường như muốn “phóng đại” các quan hệ trong thế

-

giới “ảo”.
Việc bảo mật thông tin trên mạng xã hội của sinh viên: 81,8% sinh viên cho
rằng mình đã bảo mật thơng tin trên mạng xã hội, số cịn lại thì khơng quan
tâm tới việc bảo mật này (Theo Boyd Danah (2007) ). Song theo đánh giá,


mức độ bảo mật thơng tin của sinh viên cịn thấp, việc bị hack nick của sinh
IV.

1.

viên xảy ra thường xuyên.
Tính hiệu quả trong sử dụng mạng xã hội: tích cực, tiêu cực
Với sinh viên, học sinh:
Tích cực
+ Giao lưu, liên lạc và chia sẻ thông tin
với bạn bè, người quen.
+ Kênh thơng tin hữu ích cho tìm hiểu
kiến thức, học tập và giải trí.
+ Giới trẻ trở nên năng động hơn, được
thỏa sức thể hiện bản thân, đóng góp ý
kiến vào các vấn đề chung.
+ Tính tích cực nhất: kênh liên lạc và
giải trí tiện ích.

2.
a.

Tiêu cực
+ Nhìn chung hướng tác động chính
của MXH là tích cực nhưng nếu sinh
viên, học sinh khơng tự ý thức bản thân
thì đây thực sự là con dao 2 lưỡi.
+ Vì được thoải mái chia se tâm tư, ý
kiến, tình cảm cho nên nhiều bạn trẻ
đăng những status thiếu văn minh, nói
láo trên MXH, chia sẻ những thông tin
vô bổ, link trang web đen.
+ Nhiều bạn mắc chứng nghiện MXH,

dành quá nhiều thời gian câu view, câu
like trên mạng xã hội mà bỏ bơ việc
học tập.
+ Nhiều sinh viên, học sinh, chia sẻ
thông tin thiếu kiểm chứng, sai sự thật,
đặt điều và tác động xấu vào truyền
thông, gây nhầm lẫn hoang mang trong
dư luận và dần hình thành nên thói
quen bịa đặt và nhũng nhiễu thơng tin.
+ Hình ảnh khỏa thân, clip sex, lời lẽ
tục tĩu làm ảnh hưởng xấu tới đạo đức,
nhân cách và hành vi trong giới trẻ.
+ Lừa đảo, bán hàng giả, làm tiền mất,
tật mang và cũng làm thất thu nguồn
thuế nhà nước, nhũng nhiễu xã hội.

Với công chúng Việt Nam nói chung
Tích cực

+ Kênh thơng tin báo chí cần khai thác để đưa đến cho công chúng thông tin chính
xác, thơng tin liên quan tới Đảng, Nhà nước và những đường lối, chính sách.


+ Nơi người dân được thể hiện bản thân: chia sẻ ảnh, đăng trạng thái. Kênh giải trí
tiện ích tới công chúng và đặc biệt là kết nối công chúng, liên lạc thuận tiện với
bạn bè, người thân.
+ Tạo nguồn thu nhập cho công chúng: Shipper, saler, PA, photographer, bloger,
vloger, singer, acter,….
+ Kênh truyền bá tiện ích cho các cơng ty, tập đoàn, câu lạc bộ, nhân vật nổi tiếng,
….

+ Diễn đàn tích cực của người dân trong những cơng việc của đất nước, kêu gọi
người dân chung tay giúp đỡ người có hồn cảnh khó khăn, đồng bào bão lũ, hạn
hán, tẩy chay hoạt động xấu như thực phẩm bẩn, buôn bán hàng giả,….
b.

Tiêu cực

+ Kênh thông tin mà đa số là thông tin chưa qua kiểm chứng, ảnh hưởng xấu tới
việc tiếp nhận thông tin của công chúng.
+ Là kênh thông tin nhiều đối tượng xấu sử dụng để lừa đảo, kích động người dân,
gây mất ổn định và an tồn chính trị xã hội.
+ Nhiều người sử dụng mạng xã hội 1 cách thiếu ý thức, sử dụng hình ảnh, lời lẽ
thơ tục làm suy thối và biến chất.
+ 1 ý nhỏ mà lớn là việc sử dụng MXH của nhà báo và cán bộ đảng viên thiếu suy
nghĩ, phát ngôn cá nhân, gây ảnh hưởng tới thơng tin Nhà nước, báo chí sẽ gây ra
hậu quả rất lớn trong niềm tin và ý thức của dư luận, cơng chúng.
V.

Sự quản lí của nhà nước với thơng tin, truyền thông trên mạng xã hội để
tác động tốt tới công chúng.


Nhìn chung, mạng xã hội có nhiều tác động tích cực tới đời sống người dân, xã hội
và Nhà nước. Nếu Nhà nước ta có sự quản lí tốt với MXH và tuyên truyền giáo dục
sâu rộng tới người dân thì sẽ giúp hình thành nền truyền thơng xã hội văn minh và
người dân được hưởng những tiện ích tốt nhất từ xã hội.
a.

Quản lí


+ Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 270 MXH được cấp giấy phép hoạt động.
+ Để quản lý hoạt động của MXH, trong những năm qua, Việt Nam đã từng bước
xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật
điều chỉnh hoạt động internet nói chung và MXH nói riêng, đảm bảo mơi trường
pháp lý bình đẳng, minh bạch, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
+ Tập trung yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ MXH chủ động rà
sốt tồn bộ hoạt động cung cấp dịch vụ của mình, nâng cao trách nhiệm quản lý
thơng tin trên MXH do mình cung cấp. Ngồi ra, Bộ Thơng tin và Truyền thơng
thường xun chủ trì tổ chức các cuộc họp định kỳ, đột xuất với các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ MXH nhằm tìm hiểu, nắm bắt xu hướng phát triển của loại hình
này, cũng như trao đổi, tìm kiếm các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho
các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện phát huy khả năng để cạnh tranh với
MXH nước ngồi.
+ Cơng tác thanh tra, kiểm tra hoạt động MXH được Bộ Thông tin và Truyền thông
triển khai thường xuyên, quyết liệt. Trong trường hợp xác định được nhân thân của
đối tượng cung cấp thông tin vi phạm các quy định hiện hành trên MXH, thì tùy
theo tính chất mức độ, Việt Nam sẽ áp dụng hình thức xử lý phù hợp. Trường hợp
vi phạm mức độ nhẹ thì nhắc nhở, rút kinh nghiệm, trường hợp vi phạm ở mức độ
nặng có thể xem xét xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi giấy phép, thu hồi tên
miền, v.v.. Trong trường hợp không xác định được nhân thân của đối tượng vi


phạm, hoặc đối tượng vi phạm ở nước ngoài, Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp yêu
cầu các nhà cung cấp dịch vụ MXH phối hợp ngăn chặn, gỡ bỏ thơng tin sai phạm.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã thiết lập được cơ chế phối hợp với Google và
Facebook - hai dịch vụ của nước ngồi có khá đơng người Việt Nam sử dụng.
+ Bên cạnh việc tăng cường cơng tác quản lý MXH, Chính phủ Việt Nam đã đẩy
mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, văn hóa của người sử dụng MXH, nhất là
giới trẻ, để từng người sử dụng có ý thức, trách nhiệm hơn khi phát ngôn trên
MXH. Đồng thời, đẩy mạnh cung cấp thông tin, công khai, minh bạch thông tin

trên các phương tiện truyền thơng chính thống góp phần hạn chế cơ hội phát triển
của các phát ngôn vi phạm pháp luật trên MXH. Huy động sức mạnh của cả hệ
thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, phối hợp trách nhiệm giữa các cơ
quan chức năng với các tổ chức, đoàn thể, giữa gia đình và nhà trường, giữa ý thức
cá nhân với các phong trào mang tính cộng đồng, hướng tới mục tiêu cùng chung
tay xây dựng MXH tại Việt Nam lành mạnh, an tồn, đóng góp ngày càng tích cực
và hiệu quả vào sự phát triển của toàn xã hội.
b.

Phương hướng hoạt động quản lí

+ Trong thời gian gần đây, Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các đại biểu quốc hội đã
có những kì họp để đưa ra những mặt tồn tại và chất vấn bộ trưởng bộ thông tin và
truyền thơng về quản lí thơng tin truyền thơng trên mạng xã hội. 1 số mặt tồn tại:
Các thông tin bịa đặt, bơi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước xuất hiện nhiều trên các
trang MXH nước ngồi. Bn bán hàng giả tràn lan trên MXH, kinh doanh trên
mạng xã hội gây thất thốt nguồn thuế nhà nước và hàng hóa thiếu sự kiểm chứng.
Đặc biệt là việc yêu cầu các tập đồn truyền thơng về MXH lớn đặt máy chủ ở Việt
Nam như Facebook và Youtube. Vậy Bộ thông tin truyền thơng, chính phủ, Đảng,
Nhà nước cần có những phương hướng giải quyết và quản lí như thế nào?


+ Phương hướng:
Thứ nhất, chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với sự phát
triển nhanh và mạnh của internet nói chung và MXH nói riêng.

Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng hành lang pháp lý để quản lý internet và thông tin
trên mạng. Tuy nhiên, do tính chất thay đổi thường xuyên, phát triển liên tục của
Internet nên một số quy định, chính sách hiện hành đã trở nên bất cập; nhiều vấn
đề mới xuất hiện đặt ra các yêu cầu quản lý mới, đòi hỏi Chính phủ phải nhanh

chóng điều chỉnh, bổ sung, hồn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm
quản lý hiệu quả hơn đối với lĩnh vực này. Một số định hướng lớn trong thời gian
tới gồm:
- Tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý hoạt động thơng tin trên mạng nói
chung và MXH nói riêng, tập trung nghiên cứu xây dựng Luật về quản lý thông tin
trên mạng để có thể tạo ra hàng lang pháp lý đầy đủ, phù hợp.
- Triển khai thực hiện hiệu quả Luật Báo chí 2016, trong đó chú trọng việc nâng
cao vai trị định hướng thơng tin của các cơ quan báo chí truyền thống, tích cực,
chủ động phê phán, phản bác thơng tin xấu, độc trên mạng để góp phần khắc phục
những mặt trái của MXH.
- Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử trên MXH cho các nhà cung cấp dịch
vụ và người sử dụng MXH tại Việt Nam, hướng tới xây dựng môi trường mạng
lành mạnh, an toàn tại Việt Nam.
- Triển khai hiệu quả “10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo” của
Hội Nhà báo Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 1-1-2017). Đặc biệt là quy định về
việc nhà báo phải chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia MXH và các phương


tiện truyền thông khác. Quy định này sẽ thúc đẩy nhà báo hướng tới và bảo vệ
những giá trị có tính phổ quát, nền tảng nhân văn phát sinh trên MXH.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích hình thành các trang MXH lớn, mạnh
của các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng thay thế hoặc cạnh tranh được với các
trang MXH nước ngoài đang cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.
Thứ hai, xây dựng các giải pháp kỹ thuật nhằm tăng cường tính chủ động, kịp thời
trong cơng tác quản lý internet và MXH.
Để có thể bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng trong bối cảnh các
trang MXH nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam đang thu
hút được một lượng lớn người sử dụng trong nước như hiện nay, Chính phủ Việt
Nam sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng một số giải pháp kỹ thuật sau:
- Xây dựng cơng cụ quản lý, thu thập, phịng ngừa và cảnh báo; công cụ đánh giá

định lượng truy cập website để làm căn cứ thực hiện các chính sách quản lý nhà
nước về thông tin trên internet.
- Xây dựng công cụ lọc và phát hiện tin giả, tin sai sự thật, công cụ đo lường theo
thời gian thực mức độ lan truyền, phát tán những thông tin này trên MXH và các
phương tiện truyền thông trực tuyến khác, nhằm chủ động ngăn chặn sự lan truyền
và cảnh báo sớm tin giả ngay khi nó xuất hiện trên MXH.
- Xây dựng phương án hành động khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị quản lý và doanh nghiệp trong việc
ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin xấu độc trên MXH.
Thứ ba, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm và ý thức tuân thủ pháp luật
cho người dân khi sử dụng MXH.


Chủ động, tích cực tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho nhân dân
thấy rõ tính hai mặt của MXH, nhất là mặt tiêu cực, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của
các thế lực thù địch lợi dụng MXH để chống phá; tránh tình trạng vơ tình tiếp tay
cho các hoạt động chống phá và các hành vi tiêu cực, phản cảm, thiếu văn hóa trên
MXH. Đồng thời, tăng cường giám sát, phát hiện thông tin sai phạm từ cộng đồng.
Đổi mới phương thức tuyên truyền của các cơ quan truyền thông, phát huy hơn nữa
lợi thế của mạng Internet, cung cấp, cập nhật thường xuyên hệ thống văn bản pháp
luật, quan điểm chính thống của Đảng, Nhà nước trên các phương tiện truyền
thông đại chúng nhằm định hướng người sử dụng trước những thông tin nhạy cảm;
xây dựng ý thức và phong cách văn hóa khi tham gia MXH.
Tăng cường quản lý báo chí để bảo đảm việc xây dựng và gìn giữ uy tín cho báo
chí chính thống, tạothành kênh thơng tin chuẩn mực nhằm xác thực những thông
tin lan truyền trên MXH, tạo cơ chế để báo chí lớn mạnh và tồn tại song hành với
MXH.
Khuyến khích các cơ quan nhà nước bên cạnh website của mình cần mở thêm một
kênh thơng tin giới thiệu về chuyên ngành và lĩnh vực mình quản lý qua đó tiếp
cận và đưa thơng tin dễ dàng đến người dân.

Khuyến khích thành lập và xây dựng những tài khoản trên MXH có sự đầu tư thích
đáng từ Nhà nước để tạo thành những kênh truyền thông nhằm nâng cao nhận thức
cho chính người sử dụng MXH. Trong hoạt động này, cần đặc biệt chú ý tới việc sử
dụng và lôi kéo những KOL - key opinion leader, là những người nắm giữ các tài
khoản MXH có ảnh hưởng tới người dùng khác về hành vi sử dụng MXH.
Thứ tư, tăng cường phối hợp quản lý giữa các bộ, ngành trong nước và giữa các
nước trên toàn thế giới.


Công tác quản lý MXH liên quan đến lĩnh vực quản lý của nhiều bộ, ngành tại Việt
Nam như: Bộ Thơng tin và Truyền thơng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài
chính, Bộ Cơng an, Ngân hàng Nhà nước … Do đó, để có thể quản lý hiệu quả, cần
có sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan.
Bên cạnh đó, do đặc điểm “khơng có biên giới rõ ràng” của mơi trường mạng
internet, rất cần có sự phối hợp giữa Chính phủ Việt Nam với các nước trên thế
giới và với các nhà cung cấp dịch MXH nước ngoài lớn như Facebook, Google,
Youtube, Twitter… trong việc ngăn chặn, xử lý và loại trừ những nguy cơ mà
MXH có thể mang lại.
VI.

Tổng kết

Với sự phát triển của thông tin truyền thông, q trình hiện đại hóa đất nước,
Internet ngày càng phổ biến và hiện nay với 48% người dân Việt Nam sử dụng
mạng xã hội đang cho thấy những tác động to lớn của MXH tới đời sống xã hội
người dân Việt Nam. MXH cho thấy tính hiệu quả lan rộng trong việc kết nối cộng
đồng, giúp việc liên lạc, giao lưu, giải trí và tiếp nhận thơng tin của người dân trở
nên dễ dàng và tiện ích. Mặc dù cịn nhiều hạn chế, với những tác động xấu không
chỉ đến người dân mà toàn xã hội và đất nước, song nếu Đảng, Nhà nước và người
dân cùng chung tay xây dựng một nền truyền thông xã hội văn minh và hiệu quả

thì chúng ta đang góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước giàu
mạnh, tiến bộ và hòa nhập sâu rộng với quốc tế. MXH cần được phát triển hơn nữa
ở Việt Nam với những định hướng đúng đắn và đặc biệt là những giá trị tốt đẹp đến
cho người dân.

Tài liệu tham khảo


“ Quản lý mạng xã hội và trang thông tin điện tử” Ban cơ yếu chính phủ an tồn
thơng tin.
“ Thực trạng và giải pháp quản lý truyền thông xã hội tại Việt Nam hiện nay” Tạp
chí thơng tin lí luận, khoa học và công nghệ Bộ TT & TT
“Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam ” Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị

Hồng Thái
“Công tác quản lý mạng xã hội trong tình hình mới” Tuyên Giáo, Lê Quang Tự Do
“ Khảo sát mạng xã hội tại Việt Nam” Nghiên cứu thị trường Việt Nam Q&Me
“ Nghiên cứu về hành vi sử dụng mạng xã hội của người Việt năm 2016” Q&Me
“Các số liệu thống kê về Internet ở Việt Nam năm 2017” DAMMIO – WE ARE
SOCIAL



×