Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tìm hiểu về báo chí campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.15 KB, 16 trang )

Tìm hiểu về báo chí Campuchia

Phụ lục

I.
II.
1.
2.
a.
b.
c.
d.
3.
a.
b.
III.
1.
2.
IV.
1.
a.
b.
c.
d.
2.
3.
V.
1.
2.

Lời nói đầu


Giới thiệu về đất nước Campuchia
Khái quát chung
Đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội:
Lịch sử
Chính trị
Kinh tế
Văn hóa, xã hội
Vấn đề trong phát triển truyền thơng, viễn thông, internet và cơ sở hạ tầng kĩ
thuật ở Campuchia:
Đặc điểm
Hạn chế
Đặc điểm báo chí Campuchia
Lịch sử báo chí Campuchia
Đặc điểm báo chí Campuchia
Tình hình phát triển báo chí ở Campuchia:
Tình hình phát triển của các loại hình báo chí ở Campuchia
Báo truyền hình
Phát thanh
Báo in
Báo mạng điện tử
Phân tích 1 tác phẩm báo chí:
Sự phát triển của báo chí hiện đại hiện nay ở Campuchia.
Nhận xét cá nhân:
Ấn tượng.
Đánh giá.


I.

Lời nói đầu:

Nếu biết về đất nước Campuchia, tồn nhân loại chắc rằng phải sửng sốt về

chính quyền tay sai Pol Pot đã gây ra 1 thảm cảnh, 1 vết nhơ cho đất nước
Campuchia mà sẽ chẳng bao giờ xóa nhòa được. Giai đoạn 1975-1979, Nạn diệt
chủng Pol Pot đã biến tấu ra 1 xã hội nông nghiệp không tưởng, khiến người dân
phải vì nó mà đổ máu, chết chóc. 1,7 triệu người dân đã chết và biến Vương quốc
Campuchia trở thành 1 miền đất quỷ dữ.
Cùng với nạn diệt chủng Pol Pot, thì thánh địa Angkor Wat cũng là những nét tiêu
biểu của đất nước nằm trên bán đảo Đông Dương này. Một đất nước trải qua quá
nhiều mất mát do chiến tranh, kinh tế còn kém phát triển, đang từng ngày thay đổi,
mở cửa hội nhập với toàn thế giới.
Cịn nếu biết về nền báo chí của Campuchia thì hầu như tồn thế giới, sự hiểu
biết của mọi người chỉ gói gọn vào con số 0. Mọi người sẽ nghĩ rằng báo chí
Campuchia khơng phát triển, việc họ có một cơ quan nổi tiếng trên tồn cầu hiển
nhiên là điều khơng có. Nhưng mỗi nền báo chí lại có cách thể hiện riêng, tác động
riêng đến tình hình trong nước và thế giới. Trong thời đại hiện đại, dân chủ ngày
nay, báo chí Campuchia chắc chắn cũng khơng nằm ngồi sự phát triển chung đó.
Đây sẽ là 1 nền báo chí đặc biệt và hiện đại cũng như sự đặc biệt và đang vươn
mình của vương quốc Campuchia.

II.

Giới thiệu về đất nước Campuchia
1. Khái quát chung:

+ Tên chính thức là vương quốc Campuchia


+ Là quốc gia nằm trên bán đảo Đông dương, thuộc khu vực Đơng Nam Á. Diện
tích : 181 nghìn Km2( hạng 88 thế giới )

-

Phía Bắc giáp với Lào
Phía Tây giáp Thái Lan
Phía Đơng giáp Việt Nam
Phía Nam giáp vịnh Thái Lan

+ Nền hành chính
-

Chính Phủ: Quân chủ lập hiến
Vua: Norodom Sihamoni
Thủ tướng: Hun Sen
Thủ đô: Phnom Pênh
Nước Campuchia được chia thành 25 đơn vị hành chính địa phương cấp một
gồm 21 tỉnh và 4 thành phố trực thuộc trung ương, dưới cơ quan cấp 1 là
quận, huyện, xã, thị trấn và làng.

+ Điều kiện tự nhiên:
- Campuchia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, sơng Mê kơng chảy qua, tạo thành
nhiều đồng bằng màu mỡ, giúp phát triển nền nơng nghiệp và giao thơng
đường thủy. Có nhiều bãi biển dài và đẹp.
- Địa hình: ½ là đồng bằng, cịn lại là núi và cao ngun, khống sản, tài
ngun rừng rất đa dạng, nhiều loại khoáng sản quý hiếm như vàng, đá quý.

 Với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên như vậy, Campuchia có nhiều tiềm
năng trong phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa với khu vực.
2. Đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội:
a. Lịch sử
+ Chế độ phong kiến kéo dài, ăn sâu từ thời kì triều đại Chân Lạp ( thế kỉ 5 ) đến

tận năm 1970, khi triều đình phong kiến của Sihanouk bị lật đổ.


+ Suốt từ năm 1863 đến đầu thập niên 90 của thế kỉ 20, đất nước Campuchia đã
trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh: Kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ
xâm lược và chống lại nạn diệt chủng Pol pot.
b. Chính trị
+ Từ sau khi thực dân Pháp đô hộ (1863), Campuchia là đất nước thuộc địa nửa
phong kiến.
+ 1953, Campuchia tuyên bố độc lập, Thái tử Sihanouk lên làm quốc trưởng, thi
hành chính sách trung lập.
+ 1970, đế quốc Mĩ và quân nổi dậy lật đổ chính quyền phong kiến Sihanouk,
thành lập nước Cộng hòa Khmer.
+ 1975, Cộng hịa Khmer bị lập đổ do chính quyền cộng sản cực đoan Khmer đỏ
và thành lập nước Campuchia dân chủ. Từ đây, đất nước Campuchia bước vào thời
kì đen tối nhất: thời kì diệt chủng Pol pot.
+ Dưới sự giúp đỡ của Việt Nam, Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng, Đảng
Nhân dân Cách mạng Campuchia bắt giữ khmer đỏ, 1993, diễn ra tổng tuyển cử,
lấy tên nước là Vương quốc Campuchia, nền chính trị Quân chủ lập hiến dân chủ
được hình thành và phát triển đến bây giờ.
+ Hiện nay, Campuchia do Đảng Nhân dân Campuchia lãnh đạo, thủ tướng là ngài
Hun Sen.
+ Campuchia đã gia nhập Liên hiệp quốc và ASEAN (1993)
c. Kinh tế
+ Campuchia là nước có kinh tế kém phát triển từ giữa thế kỉ 19 – cuối thế kỉ 20 do
nền sản xuất phong kiến lạc hậu, gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh xâm


lược của Pháp, Mĩ và đặc biệt là nạn diệt chủng polpot đã khiến cho Campuchia
như trở thành 1 quốc gia chết.

+ Sau khi hoàn toàn độc lập ( 1993), Kinh tế Campuchia phát triển chậm chạp, nền
kinh tế trải qua thời kì khủng hoảng chung của kinh tế ASEAN (1997-1998). Trong
nước, bạo lực, xung đột chính trị bất ổn.
+ Từ năm 1999, kinh tế Campuchia có sự phát triển vượt bậc, tăng trưởng kinh tế
trung bình từ 1999-2002 là 5,3%, du lịch là ngành có tăng trưởng mạnh nhất: năm
2000 tăng 34%, 2001 tăng 42% lượng khách du lịch đến với vương quốc.
+ Campuchia tích cực tham gia nhiều tổ chức kinh tế lớn: Liên hiệp quốc, ASEAN,
WTO, ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cơ quan năng
lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
+ Campuchia được đánh giá có triển vọng trong phát triển ngành cơng nghiệp khai
khống dầu mỏ: trữ lượng có thể lên đến 2 tỉ thùng dầu và 10.000 tỉ mét khối khí
đốt.
 Nhìn chung, Campuchia vẫn là 1 nước nghèo do hậu quả của chiến tranh,
việc bất ổn chính trị, tham nhũng, luật pháp còn lỏng lẻo vẫn đang khiến cho
Vương quốc thiếu sức hút trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, làm chậm
trễ các khoản trợ giúp quốc tế.
d. Văn hóa, xã hội.
+ Nền văn minh Khmer phát triển từ xa xưa, 90% dân số là người Khmer và ngôn
ngữ chính thức là tiếng Khmer.
+ Tiếng Anh và tiếng Pháp cũng được sử dụng phổ biến như là ngôn ngữ thứ 2 ở
Campuchia.


+ Tôn giáo ở Campuchia khá đa dạng và được du nhập nhiều từ nước ngồi: Phật
giáo, ki tơ giáo, Ấn độ giáo.
+ Do chiến tranh và nạn diệt chủng diễn ra lâu dài, nên dân số phát triển chậm.
năm 2014, dân số Campuchia là 15,5 triệu người, Độ tuổi trung bình là 20.6, với
hơn 50% dân cư trẻ hơn 25 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 0.95 => nguồn lao động trẻ dồi
dào, sáng tạo. Mặc dù vậy, dân cư thất học và thiếu các kỹ năng nghề nghiệp, đặc
biệt là ở vùng nơng thơn nghèo đói.

+ Nền văn minh Khmer đã để lại cho Campuchia nhiều di sản quý giá: văn hóa
Khmer ( Lễ tết của người Khmer, ẩm thực,….), nhiều cơng trình kiến trúc độc đáo
như Angkor Wat, chùa Bạc. Ngồi ra, Campuchia cịn nối tiếng với Cánh đồng
chết, bảo tàng diệt chủng Toul Sleng.
3. Vấn đề trong phát triển truyền thông, viễn thông, internet và cơ sở hạ tầng kĩ
thuật ở Campuchia:
a. Đặc điểm
+ Truyền thông Của Campuchia đặc biệt là bưu điện, điện báo và các dịch vụ điện
tín được quản lý bởi Bộ Bưu chính - Viễn thơng Campuchia, giao thơng và bưu
chính đã được phục hồi tại phần lớn tại đất nước từ những năm 1980 trong thời
Cộng hòa Nhân dân Campuchia sau khi bị gián đoạn dưới thời Khmer đỏ.
+ Trong tháng 1 năm 1987, các trạm hỗ trợ cho tàu truyền thông không gian
Intersputnik của Liên Xô bắt đầu hoạt động ở Phnom Penh và thành lập các liên
kết viễn thông hai chiều giữa thủ đô Campuchia và các thành phố của Moscow, Hà
Nội, Vientiane và Paris.
+ Từ sau khi hội nhập, mở cửa với thế giới, cùng với sự phát triển của khoa học
cơng nghệ, truyền thơng Campuchia đã khơng cịn bị cô lập với thế giới, nhiều


nước như Việt Nam, ASEAN,… đã giúp Campuchia xây dựng, phát triển cơ sở hạ
tầng kĩ thuật, xây dựng các trạm viễn thông.
+ Năm 2006, công ty truyền thông nhà nước Campuchia được thành lập: Telecom
Cambodia.
b. Hạn chế:
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng kĩ thuật, truyền thông của Campuchia vẫn chưa phát
triển.
+ Người dùng Internet: 175,000 (2010), trong khi đó dân số campuchia là hơn 10
triệu người.
+ Tổng độ dài đường dây: 54,200 (2009)
+ Mạng di động, mạng internet, đường truyền phủ sóng cịn hạn chế, chủ yếu là ở

đơ thị.

 Tóm lại, những điều kiện về tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và 1
số vấn đề liên quan đến truyền thông Campuchia đã tạo nên nhiều đặc điểm
cho báo chí của Vương quốc Cambodia
• Thuận lợi:
- Về điều kiện tự nhiên, Campuchia có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế
tạo nhiều nguồn lực cho phát triển báo chí. Hơn nữa, với vị trí thuận lợi cho
giao lưu phát triển văn hóa, xã hội, hứa hẹn cho sự giao lưu, học hỏi và tiếp
cận của báo chí Campuchia với báo chí, truyền thơng khu vực và thế giới.
- Việc có trên 50% dân số trên 25 tuổi, thuận lợi cho các nhà báo trẻ của
Campuchia tiếp cận và phát triển nền báo chí hiện đại của nước mình.
- Về chính trị: trong nền chính trị dân chủ, báo chí Campuchia có thể thể hiện
tính dân chủ, phục vụ đắc lực cho sự phát triển của người dân, đất nước.


- Báo chí Campuchia có nhiều thuận lợi trong việc định hướng phát triển, giới
thiệu những nét đẹp của văn hóa dân tộc. Ngồi ra, việc sử dụng nhiều thứ
tiếng: Khmer, Anh, Pháp, giúp nền báo chí phát triển, dân chủ và đa dạng
hơn.
• Khó khăn:
- Kinh tế Campuchia vẫn kém phát triển, điều kiện phát triển hạ tầng chưa có,
nên báo chí cịn gặp nhiều khó khăn trong phát triển.
- Dân số cịn nghèo, trình độ dân trí thấp, số lượng người dùng mạng viễn
thơng cịn q hạn chế cho nên báo chí chưa thực sự đóng góp nhiều cho
việc cung cấp thông tin, định hướng dư luận với người dân.
- Nhiều lĩnh vực chưa phát triển khiến báo chí chưa có nhiều điều kiện để khai
thác và phát triển: kinh tế, xã hội gặp nhiều bất ổn, âm nhạc, thể thao,….
- Chính trị cịn bất ổn, tham nhũng,… sẽ vẫn là những điều kiện tiêu cực cho
sự phát triển của báo chí Campuchia.


III.

Đặc điểm báo chí Campuchia:
1. Lịch sử báo chí Campuchia:

+ Đài truyền hình đầu tiên của Vương quốc Campuchia ra đời năm 1966. Năm
1970, thuộc sự điều hành của nhà nước Cộng hịa Campuchia, kinh phí hoạt động
lấy từ quảng cáo.
+ 1983, phát thanh và truyền hình Campuchia chịu sự quản lí của ủy ban phát
thanh và truyền hình chính phủ.
+ 1987, Chính quyền kiểm sốt các ấn phẩm, báo truyền hình. Khi đó đã có báo
tuần của Đảng dân chủ, báo tuần của quân diệt chủng polpot. Báo ngày chưa có.
+ 1987, Liên Xơ hợp tác với Campuchia về mạng truyền dẫn. Người xem truyền
hình ở Campuchia có thể xem được các chương trình truyền hình do Liên Xơ sản
xuất.
+ Từ 1992, Campuchia bắt đầu có đài truyền hình tư nhân.


2. Đặc điểm của báo chí Campuchia:
+ Báo chí Campuchia có nhiều chủ thể tác động, báo chí Nhà nước, báo chí tư
nhân cạnh tranh nhau.
+ Tính đến năm 2014, Campuchia có 760 cơ quan báo chí: 383 cơ quan báo in, 37
tạp chí, 113 đài phát thanh truyền hình. Các cơ quan báo chí thuộc Bộ thơng tin
Campuchia chỉ có Thơng tấn xã Cambodia, đài truyền hình, đài phát thanh
Cambodia.
+ Nền báo chí Campuchia là nền báo chí tự do, dân chủ: Đài truyền hình, phát
thanh quốc gia, tư nhân; báo chí thân các Đảng phái chính trị; đài truyền hình, phát
thanh, báo in của các chính trị gia; báo tiếng nước ngồi.
+ Báo chí Campuchia được tự do trong ngơn luận, có tác động rất lớn đến đời sống

nhân dân, đời sống chính trị, kinh tế đất nước.
+ Ngồi ra, truyền thơng trên mạng xã hội, nhiều phát ngôn của các lãnh đạo
Campuchia được sử dụng nhiều hơn trên mạng xã hội: facebook, writer.
VD: + Ngày 14/9/2016, báo Phnom Penh Post, trích lời của Tư lệnh cảnh vệ của
thủ tướng Hun Sen về việc cho quân đội bao vây trước trụ sở Đảng Cứu nguy Dân
tộc Campuchia ( CNRP) nhằm bảo vệ an ninh, trật tự Campuchia.
Và ngay sau đó, Thủ tướng Hun Sen đã đăng trên tài khoản Facebook cá nhân của
mình rằng “ khơng ngại dùng vũ lực” để ngăn chặn bạo lực. ( Theo tuổi trẻ online)
+ Báo chí Campuchia đưa tin về việc 1 lãnh đạo Đảng cứu nguy dân tộc
Campuchia biển thủ 55 nghìn USD và ngay sau đó Đảng này đã bác bỏ thơng tin.
( theo Vietnam +).

IV.

Tình hình phát triển báo chí ở Campuchia:
1. Tình hình phát triển của các loại hình báo chí ở Campuchia:


a. Báo Truyền hình:
+ Truyền hình Campuchia bắt đầu phát sóng từ năm 1966. Phát sóng 12-14 tiếng
hàng ngày
+ Năm 1983, đài Truyền hình Quốc gia Campuchia ra đời, 1986, bắt đầu phát sóng
truyền hình màu.
+Ngồi việc xem các chương trình truyền hình trong nước, truyền hình cáp
Campuchia có thể phát sóng các kênh nước ngồi của Thái Lan, Việt Nam, Pháp.
+ Từ năm 2008, Truyền hình Campuchia có thể phát sóng đến 12h đêm và bắt đầu
từ 6h sáng.
+ Có 11 đài truyền hình trên tồn lãnh thổ Campuchia, có 15 trạm tiếp sóng truyền
hình mặt đất. 1 số đài truyền hình lớn:
-


National Television of Cambodia (TVK)
Apsara Television (TV11).
Royal Cambodian Armed Forces Television (TV5)
SEATV (South east Asia Television)
Hang Meas HDTV - Broadcasts 24 hours a day.
Cambodian Cable Television (CCTV).

+ Có duy nhất Đài truyền hình quốc gia Campuchia thuộc quyền Nhà nước ( Bộ
thơng tin), cịn lại là những đài truyền hình tư nhân và những đài nhỏ, đài truyền
hình địa phương tiếp sóng đài TVK.
+ Chỉ có duy nhất Đài Truyền hình quốc gia Campuchia truyền dẫn các chương
trình trên mạng. Phát sóng các chương trình từ 06:00 – 23:00 hàng ngày

 Nhìn chung, truyền hình ở Campuchia chưa thực sự phát triển. Các đài
thường tiếp sóng các chương trình của nhau và mới chỉ phục vụ 1 lượng


khơng nhiều khán giả. Đặc biệt cịn gặp nhiều khó khăn trong truyền dẫn khi
cơ sở hạ tầng kĩ thuật chưa phát triển.
b. Phát thanh
+ Đài phát thanh quốc gia chịu sự quản lí của Bộ thơng tin Campuchia.
+ Có 2 trung tâm phát sóng chính ở Phnom Penh:
- AM radio (918 khz)
- FM radio (96.0 MHz)
+ Có 12 đài phát thanh địa phương, ít nhất 65 tần số FM
- Voice of Youth FM91.5 launched in April 2014 covering Phnom Penh,
-

nearby provinces and soon nationwide.

TOWN Radio FM 102.25 MHz
TOWN RadioFM 95.7 MHz Battambang
TOWN RadioFM 90.7 MHz Siem Reap
TOP Radio FM 92.3 MHz Entertainment Radio
Phnom Penh Radio FM 103 MHz….

 Phát thanh Campuchia còn nhiều hạn chế, nhưng đã bắt đầu tiếp cận kĩ thuật
mới, tiếp sóng nhiều đài nước ngồi.
c. Báo in
+ Có 383 cơ quan báo in, 37 tạp chí
+ Nhiều cơ quan báo in được điều hành bởi các Đảng phái chính trị, và các chính
trị gia.
+ Có nhiều tờ báo tiếng nước ngoài do các cá nhân nước ngoài điều hành: tiếng
anh, tiếng Pháp.


+ Mặc dù, báo chí ở Campuchia mang tính dân chủ, nhưng chịu sự chi phối quá
nhiều bởi chính trị cho nên nhiều nhà báo khơng dám nói ra sự thật trên các mặt
báo.
+ Một số tờ báo lớn:
The Voice of Cambodia
The Cambodia Daily, (tiếng Anh)
The Phnom Penh Post, (tiếng Anh)
The Southeast Asia Weekly, (tiếng Anh)
Sneha Cheat
Thngay Pram Py Makara news.
+ Tờ báo Phnom Penh Post là 1 nhật báo tiếng Anh lớn ở Campuchia. Nhật báo do
Michael Hayes thành lập năm 1992, phát triển không chỉ ở Campuchia mà còn trên
nhiều nước trên thế giới. Tờ báo phát hành những ẩn phẩm liên quan đến mọi lĩnh
vực của đất nước campuchia với đội ngũ nhà báo trong nước và quốc tê lớn, thể

hiện tính dân chủ cao.
d. Báo mạng điện tử
+ Báo mạng điện tử chưa phát triển ở Campuchia do điều kiện cơ sở hạ tầng kĩ
thuật còn yếu kém.
+Người dùng Internet: 175,000 (2010), trong khi đó dân số campuchia là hơn 10
triệu người.
+ Gần đây, báo mạng điện tử ở Campuchia cũng đang phát triển cùng với sự phát
triển của mạng xã hội.


2. Phân tích 1 tác phẩm báo chí:
Gần đây, báo chí, truyền thơng Campuchia có nhiều phản ứng lạ khi đưa tin về trận
đấu giữa Campuchia và Việt Nam tại giải bóng đá Đơng Nam Á ( AFF). Các nhà
báo xứ Angkor cho rằng đội bóng của họ đang ngày càng tiến bộ nhưng bước vào
trận đấu với việt Nam chỉ với mục tiêu thua nhưng khơng thua đậm.
+ Bình luận về vấn đề:
- Các nhà báo Campuchia đã đúng về chuyên môn, cũng như tương quan lực
lượng rằng Campuchia chịu cửa dưới so với Việt Nam và trong quá khứ việc
họ để thua Việt Nam với tỉ số 7-0, 8-2 là chuyện thường xuyên.
- Nhưng báo chí Campuchia dường như khơng q quan tâm đến nền bóng đá
nước mình cho lắm. Khơng biết họ vơ tình hay cố tình nói ra điều ấy, song
việc này thể hiện sự yếu kém trong nghiệp vụ, tư tưởng làm báo, cũng như
các nhà báo ấy đang hạ thấp và làm giảm đi nhiệt huyết chiến đấu của các
cầu thủ nước họ.
Như vậy, + Có thể cho rằng báo chí Campuchia đang ngày càng phát triển nhưng
những tiêu cực, bất ổn trong chính trị, sự chậm phát triển của nhiều lĩnh vực cũng
đang kéo báo chí Campuchia đi theo hướng phát triển thiếu sáng tạo và nhàm chán.
+ Sự cạnh tranh, phát triển trong các cơ quan báo chí chưa cao, chịu nhiều chi phối
từ chính trị nhưng nói chung báo chí Campuchia vẫn đang thể hiện tính dân chủ
cao.

3. Sự phát triển của báo chí hiện đại hiện nay ở Campuchia:
+ Năm 2015, Campuchia dần chuyển sang truyền hình kĩ thuật số, truyền dẫn mặt
đất DVB - T theo mục tiêu của ASEAN.


+ Nhận sự trợ giúp của Việt Nam và các nước trên thế giới, Campuchia không
ngừng cải thiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật, trong đó có việc đẩu tư của các tập đồn
truyền thơng, viễn thơng như Viettel, beeline.
+ Phát triển nhiều hơn loại hình truyền hình quảng bá, truyền hình Cáp
+ Campuchia đã có nhiều chuyến đến thăm, giao lưu với các nền báo chí phát triển
trong khu vực, gửi các nhà báo đến học tập, rèn luyện cách làm báo hiện đại, cũng
như áp dụng tốt khoa học – công nghệ vào làm báo.
+ Với việc đáp ứng nhu cầu thơng tin nhanh hiện nay, báo chí Campuchia đã có
nhiều thay đổi trong khung phát sóng; nhiều tờ báo in đã có nhiều ấn phẩm hàng
ngày.
+ Quan hệ báo chí giữa Việt Nam và Campuchia có nhiều bước phát triển hữu nghị
và phát triển. Nhiều cơ quan, báo đài ở Việt Nam đã nhiệt tình đón tiếp, giao lưu
trao đổi kinh nghiệm báo chí với Campuchia. Việt Nam đã tặng cho Campuchia
nhiều trang thiết bị hiện đại: máy truyền dẫn phát thanh, máy tính. Tập đồn viễn
thơng quân đội Viettel đã đầu tư và giúp đỡ Campuchia rất nhiều trong xây dựng
và phát triển cơ sở hạ tầng mạng viễn thông.

V.

Nhận xét cá nhân

1. Ấn tượng
+ Mặc dù trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh, nhưng báo chí Campuchia đã có rất
nhiều tiến bộ, phát triển trong khu vực.
+ Là nền báo chí tự do, dân chủ, các nhà báo Campuchia đã biết phát huy tối đa vai

trị của mình trong việc cung cấp thơng tin, phát triển xã hội. Báo chí Campuchia
đã có tác động tích cực trong xây dựng chính quyền, chống tham ơ và tạo nên 1 đời
sống văn minh ở Campuchia.


+ Báo chí Campuchia khá đa dạng, họ có những tờ báo tiếng Anh, tiếng Pháp rất
phát triển.
+ Vương quốc Campuchia vơ cùng xinh đẹp với những cơng trình kiến trúc huyền
bí như Angkor Wat, cánh đồng chết; văn hóa, lối sống đa dạng; Campuchia luôn
mở cửa, giao lưu hữu nghị với các nước, các nền văn hóa trên thế giới sẽ tạo cho
báo chí Campuchia nhiều điều kiện phát triển.
2. Đánh giá
+ Báo chí Campuchia vẫn là nền báo chí chưa phát triển trong khu vực, cơ sở hạ
tầng kĩ thuật chưa phát triển, đời sống, trình độ dân trí người dân cịn nhiều khó
khăn nên báo chí chưa phát huy hết khả năng.
+ Báo chí cịn chịu nhiều tác động từ chính trị, nhiều cơ quan báo chí thân các
Đảng phái chính trị có nhiều tiêu cực trong thơng tin, định hướng đến người dân.
+ Báo chí Campuchia cịn nhiều hạn chế bởi trình độ năng lực nhà báo chưa cao,
rẻn luyện trong môi trường cạnh tranh không cao, cịn nhiều nhà báo nói khơng
đúng sự thật do nhiều lí do tiêu cực tác động.
+ Hướng phát triển:
- Nhà nước Campuchia cần đầu tư hơn vào phát triển các loại hình báo chí
hiện đại, xây dựng, lắp đặt các cơ sở, trang thiết bị hiện đại trong báo chí.
- Phát huy hơn nữa tính tự do, dân chủ của nền báo chí bằng việc cải cách luật
pháp, đấu tranh chống tham nhũng và đầu tư phát triển cho con người nhiều
hơn.
- Báo chí nên học hỏi nhiều hơn từ các nền báo chí hiện đại trong khu vực,
gửi nhà báo đi học tập và rền luyện trong các mơi trường báo chí tiên tiến,
thúc đẩy sự sáng tạo của nhà báo nhiều hơn.





×