Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

nội dung tìm hiểu về bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.61 KB, 7 trang )

Sổ tay Tìm hiểu về BVMT
1

N
NN
NỘI DUNG TÌM HI
I DUNG TÌM HII DUNG TÌM HI
I DUNG TÌM HIỂU
UU
U V
V V
VỀ

B
BB
BẢO V
O VO V
O VỆ MÔI TR
MÔI TR MÔI TR
MÔI TRƯỜNG
NGNG
NG




Câu 1: Môi trường là gì?

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.



Các yếu tố của môi trường là: không khí, đất, nước, âm thanh, ánh sáng, lòng
đất, núi, rừng, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất,
khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái
vật chất khác…

Câu 2: Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật
và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và nhân loại. Môi trường
bị ô nhiễm sẽ là nguy cơ đối với đời sống sức khỏe con người, trước mắt và hậu
quả của nó ảnh hưởng về lâu dài cho thế hệ hôm nay và cả thế hệ mai sau.

Câu 3: Phải làm gì để bảo vệ môi trường ở mỗi gia đình, khu dân cư, nơi
công cộng?

 Không vứt rác bừa bãi, phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định.
 Không đổ nước thải ra đường phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình
phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho
nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng.
 Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi.
 Trồng cây xanh góp phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh
quan.
 Không hút thuốc lá nơi công cộng.
 Tự giác chấp hành các qui định của các cấp chính quyền địa phương
về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hóa.
 Đóng góp đầy đủ lệ phí vệ sinh môi trường.
 Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên.






Sổ tay Tìm hiểu về BVMT
2
Câu 4: Rác thải là gì?

Rác là một vật nào đó mà đối với một người cho rằng chúng không còn lợi ích
và không cần sử dụng chúng nữa. Như vậy, một vật nào đó với người này có thể
là rác nhưng đối với người khác thì có thể không phải là rác.

Chúng ta thải loại rác nào?
Trong các hoạt động hằng ngày, chúng ta thải ra vô số loại rác, trong đó có thể
phân thành hai loại là rác hữu cơ và vô cơ.















Chất thải nguy hiểm: là các chất có thành phần độc hại, gây bào mòn, lở loét,

ung thư, chất dễ gây cháy nổ,…

Hàng ngày trong mỗi gia đình chúng ta đều thải ra một lượng rác lớn. Vấn đề sẽ
lớn hơn nếu ta nghĩ đến lượng rác thải ra trong khu phố của chúng ta và sẽ lớn
hơn nữa nếu nghĩ đến cả thành phố.



Rác hữu cơ:

Là loại rác dễ phân
huỷ (một cách tự
nhiên), phân huỷ rất
nhanh để biến đổi
thành một chất hữu
cơ khác. Ví dụ. thức
ăn thừa, trái cây, rau
củ….

Rác vô cơ:

Là loại rác phân
huỷ rất chậm do
đặc t ính hoá học
của nó, mà có một
số rác phải mất đến
hàng trăm năm.Ví
dụ. thuỷ tinh, nhựa,
cao su, ni lông,…
Sổ tay Tìm hiểu về BVMT

3
Câu 5: Rác có phải là thứ bỏ đi, vô giá trị không?

Rác là sản phẩm tất yếu của cuộc sống. Càng ngày con người càng tạo ra nhiều
rác hơn và với những thành phần phức tạp hơn.

Rác thải sinh hoạt ở thể rắn thường gồm giấy, thuỷ tinh, kim loại, nhựa, vải,
thức ăn cành cây, xác động vật,...Trong đó, các chất hữu cơ tự nhiên như lá,
cành cây, thức ăn thừa, xác chết động vật,...là những thứ rất chóng phân huỷ,
gây ô nhiễm môi trường. Khi bị phân huỷ, chúng bốc mùi khó chịu, phát sinh
nhiều vi trùng gây bệnh và còn thu hút côn trùng, ruồi, nhặng, chuột, bọ, tạo
điều kiện cho chúng phát triển gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và truyền
bệnh sang người và gia súc. Tuy nhiên, nếu sử dụng hợp lý, lượng chất hữu cơ
này có thể trở thành nguyên liệu rất tốt để sản xuất phân hữu cơ (phân compost)
và khí sinh học.

Rác thải là giấy, bìa, nhựa, thủy tinh, kim loại vụn là những thứ có thể tái chế
hoặc tái sử dụng được. Tái chế tức là dùng nó làm nguyên liệu để sản xuất ra
sản phẩm mới. Tái sử dụng tức là thu hồi, rửa sạch và sử dụng lại. Việc tái chế,
tái sử dụng đem lại nhiều lợi ích như:
 Làm giảm lượng rác thải ra môi trường.
 Chế tạo lại nhiều sản phẩm để sử dụng khác .
 Tạo công ăn việc làm cho những người làm công tác thu nhặt, phân
loại rác.
 Thay thế một phần nguyên liệu đầu vào, do đó tiết kiệm được nguồn
tài nguyên thiên nhiên và công khai thác chúng.
 Góp phần thay đổi thói quen của con người trong tiêu thụ và thải loại.

Các chất thải cháy được như chất hữu cơ, giấy, vải, nhựa,... có thể dùng làm
chất đốt, lấy nhiệt cung cấp cho sưởi ấm, sấy hàng hoá. Tuy nhiên, phương

pháp này có thể sinh ra nhiều loại khí độc có hại cho sức khoẻ. Những phần
không thể tái chế, tái sử dụng, làm phân bón được của rác thải có thể dùng làm
vật liệu san lấp trong xây dựng.
Như vậy, rác thải không hoàn toàn là thứ bỏ đi, vô giá trị mà vấn đề là con
người đối xử với chúng như thế nào.

Câu 6: Chúng ta có thể làm gì để giúp cho việc cải thiện vấn đề rác thải?

Nếu áp dụng một số kinh nghiệm thực tế vào các thói quen hàng ngày, chúng ta
có thể làm giảm việc khai thác tài nguyên, giảm lượng rác thải cũng như tính
nguy hiểm của nó:
Phân loại một cách đúng đắn các chất thải:
Tách và bỏ các loại rác vào thùng riêng, cách này tạo thuận lợi cho việc xử lý
các chất thải và tạo điều kiện cho việc tái chế, tái sử dụng.
Sổ tay Tìm hiểu về BVMT
4

Mục đích và ý nghĩa của việc phân loại rác tại nguồn:

Mục đích:

 Góp phần giảm lượng rác tại bãi rác.
 Giảm ô nhiễm phát sinh tại bãi rác.
 Rác thải được phân loại sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc ủ phân
vi sinh.

Ý nghĩa:

Rác hữu cơ:
 Dùng làm phân vi sinh bón

cho cây trồng - người dân
sử dụng sản phẩm cây
trồng này sẽ đảm bảo sức
khoẻ, tránh được các chất
hoá học có thể nhiễm vào
cơ thể.
 Phân vi sinh giúp đất tự cải
tạo và bồi đắp dinh dưỡng
cho đất.
 Không gây hại đến chất
lượng đất
Rác vô cơ:

 Tiết kiệm được nguồn
tài nguyên thiên nhiên
có giá trị và vật liệu
thô.
 Tiết kiệm năng lượng.
 Ngăn chặn được rác
thải bừa bãi.
 Bảo tồn bãi rác.
 Tạo việc làm.



Lợi ích:

Rác hữu cơ: sẽ được tận dụng
làm phân vi sinh bón cho cây
trồng.


Rác vô cơ: sau khi phân loại,
nhiều loại rác có thể được tái chế,
tái sử dụng như vỏ chai, thủy
tinh, kim loại, nhựa, nilong, giấy.
Việc phân loại và tái chế rác vô
cơ giúp thu hồi lại nguồn nguyên
liệu hữu ích, đồng thời giúp tăng
thu nhập khi bán các loại chất
thải t ái chế.



Sổ tay Tìm hiểu về BVMT
5
Câu 7: Nếu rác không được thu gom thì sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Đối với môi trường:
 Rác gây ô nhiễm.
 Là nơi cho ruồi, muỗi, dán, chuột là vật trung gian truyền bệnh từ rác.
 Tạo mùi hôi, khí độc.
 Làm ô nhiễm không khí.
 Nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là nguồn nước ngầm.
 Ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng trong đất.
Đối với sức khỏe con người:
 Bệnh ngoài da.
 Bệnh đau mắt.
 Bệnh đường hô hấp.
 Gây ra các bệnh nội tạng khác,và có thể gây ung thư.

Câu 8: Phụ nữ đóng vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường?

Trong xã hội, phụ nữ vừa là đối tượng vừa là chủ thể quan trọng trong công tác
bảo vệ môi trường. Họ là đối tượng nhạy cảm chịu ảnh hưởng trực tiếp của các
chất ô nhiễm trong sinh hoạt, sản xuất…Người mẹ bị ốm do ô nhiễm sẽ ảnh
hưởng lớn đến đời sống gia đình và thai nhi. Vì là người có trách nhiệm về sự
hình thành ý thức và tính cách của trẻ em trong quan hệ với môi trường.
Phụ nữ còn là người nội trợ chính của gia đình, vừa chăm lo về chất lượng của
từng bữa ăn, vừa đảm bảo vệ sinh thực phẩm và nề nếp sinh hoạt hợp vệ sinh của
gia đình.
Theo sự phát triển và tiến bộ của xã hội, phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan
trọng ở gia đình và xã hội.

Câu 9: Mỗi gia đình nên xây cầu tiêu hợp vệ sinh như thế nào?

Xây cầu tiêu hợp vệ sinh là việc làm cần thiết để giữ gìn sức khỏe cho gia đình
và cộng đồng. Vậy mỗi gia đình nên xây cầu tiêu tự hoại hợp vệ sinh vì cầu tiêu
tự hoại có thể xây trong nhà hoặc ở ngoài, rất tiện lợi và sử dụng lâu dài, không
gây mùi hôi và điều quan trọng là tiêu diệt được các mầm bệnh nguy hiểm.
Cầu tiêu tự hoại có những phần chính như sau:
Hầm tự hoại: được xây bằng gạch hay các vật liệu chứa nước khác như lu sành,
ống bê tông. Nếu hầm có hai ngăn – ngăn chứa và ngăn lắng – được gọi là hầm
bán tự hoại. Nếu hầm có ba ngăn – ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc – được gọi
là hầm tự hoại. Dù là hầm bán tự hoại hay tự hoại, hoạt động của chúng đều
giống nhau.
Bàn cầu: đặt bên ngăn chứa. Bàn cầu được làm bằng sành, sứ hay nhựa. Bên dưới
bàn cầu là con thỏ. Con thỏ có tác dụng ngăn mùi hôi từ hầm tự hoại đi lên.
Nhà cầu: Là phần che chắn bên trên, có thể làm bằng các vật liệu như gỗ, ván,
tranh, tre, lá hay gạch, ngói, tôn, bê tông.

×