Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

TIỂU LUẬN môn đầu tư QUỐC tế đề tài CHIẾN lược đầu tư và THÀNH CÔNG của SAMSUNG tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.41 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ VÀ
THÀNH CƠNG
CỦA SAMSUNG TẠI VIỆT NAM

Nhóm Galaxy:
1, Nguyễn Thị Thu Hằng
2, Nguyễn Thị Mỹ Linh
3, Trương Thị Hằng Nga
4, Nguyễn Thị Xuân Ngọc
5, Phạm Thị Thảo

MSSV: 1311110212
MSSV: 1311110405
MSSV: 1311110469
MSSV: 1311110500
MSSV: 1311110644

Lớp: DTU308.3
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Ngọc Quyên
Hà Nội, tháng 4 năm 2015


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU



Samsung là thương hiệu quen thuộc và gần gũi với người tiêu dùng Việt Nam. Từ
những chiếc ti vi Super Horn nổi tiếng một thời tới những chiếc smartphone sang trọng và
tinh tế, Samsung đã dần chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và trở thành doanh nghiệp có
lượng vốn đầu tư nước ngoài tại lớn nhất tại thị trường này năm 2014. Hơn nữa, Samsung
còn trở thành nơi làm việc lý tưởng với những chế độ đãi ngộ thuộc hạng tốt nhất ở Việt
Nam, thu hút nhiều nhân tài để cho ra đời ngày càng nhiều các sản phẩm có tính đột phá.
Điều gì đã đem lại những thành cơng vẻ vang ấy cho Samsung? Đó chính là những chiến
lược đầu tư khôn ngoan và khéo léo của công ty nổi tiếng này. Tiều luận “ Chiến lược đầu
tư và thành công của Samsung tại Việt Nam” sẽ đưa ra các nhân tố thúc đẩy Samsung
chọn Việt Nam là điểm đầu tư của mình, các chiến lược đầu tư mà công ty này đã áp dụng
trong hiện tại, tương lai và những thành công vẻ vang mà Samsung đã giành được trên thị
trường Việt Nam.


CHƯƠNG 1. CÁC NHÂN TỐ THÚC ĐẢY
SAMSUNG ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM
1.1.

Tình hình kinh tế thế giới

Ngày 10-12-2014, Liên hợp quốc cơng bố “Báo cáo về tình hình và triển vọng kinh
tế 2015”, trong đó nêu rằng: kinh tế tồn cầu được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong hai
năm tới, bất chấp những tàn dư từ cuộc khủng hoảng tài chính, thách thức địa chính trị
tồn cầu và đại dịch Ebola ở Tây Phi kìm hãm đà tăng trưởng.
Năm 2014, nền kinh tế có sự phục hồi chậm, tăng trưởng nhẹ, vởi tốc đ ộ tăng
trưởng kinh tề ưởc tính khóăng 2,6%. Năm 2015 vă năm 2016, cón s ố ăy đưởc dự
băó lă 3,1% vă 3,3%.
Trong năm 2014, FDI toàn cầu đạt 1.260 tỷ USD, theo báo cáo của Hội nghị Liên
hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) được công bố ngày 29/1. Cả thế giới

đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động đầu tư M&A.
Figure 5. The value of cross-border M&A sales and of announced greeníield investment projects,
'
2007-2014a


(Billions of us dollars)

Cross-border M&As

Greeníield FDI projects

Source: ©UNCTAD, based on cross-border M&A database for M&As, and information from the Financial Times Ltd, fDi Markets
(www.fDimarkets.com) for greeníield projects.
a
Data for 2014 arc prcliminary.
Note: Excluding Caribbcan offshorc tĩnancial centres.

Hình 1: Hoạt động đầu tưM&A tồn thế giới từ năm 2007 tới năm 2014

4


Tuy còn tồn tại nhiều thách thức, nhưng với từng bước phục hồi của nền kinh tế
cùng sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa - dịch vụ ngày càng đa dạng của người
dân, nhu cầu đầu tư FDI của các TNCs vẫn rất lớn và có xu hướng tăng trong tương lai.

1.2.
1.2.1.


Chính sách FDI của Hàn Quốc
Nội dung

Từ năm 2005, để giảm bớt áp lực lên hoạt động xuất khẩu do sự tặng giá của đồng
Won, chính phủ Hàn Quốc đã chuyển chính sách đầu tư quốc tế từ chính sách tập trung
thu hút FDI vào trong nước sang thúc đẩy các công ty và cá nhân đầu tư mạnh mẽ ra
nước ngồi với những biện pháp tích cực hỗ trợ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thơng qua
bốn hình thức hỗ trợ:
(1) Hỗ trợ về tài chính chủ yếu thơng qua Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc
Korea Eximbank (như hỗ trợ cho vay tối đa 90% tổng vốn đăng ký đầu tư đối với
doanh
nghiệp vừa và nhỏ).
(2) Tổng công ty bảo hiểm xuất khẩu nhà nước bảo lãnh các khoản đầu tư trực tiếp
và gián tiếp; hỗ trợ về thuế và thúc đẩy ký các hiệp định về tránh đánh thuế hai lần

bảo hộ đầu tư.
(3) Hỗ trợ xúc tiến đầu tư thông qua Cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn
Quốc KOTRA chủ yếu cung cấp thông tin và thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu


hỗ

trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
(4) Nới lỏng và đơn giản hóa các quy định về đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

5


Figure 3. FDI outflows: top 20 home economies, 2012 and 2013
(Billions of dollars)


Hình 2: Hàn Quốc đứng thứ 12 trong số những quốc gia đầu tư FDI lớn nhất thế giới
2013 (đơn vị: tỷ USD)
1.2.2.

Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam

Sau 26 năm kể từ dự án FDI đầu tiên và 22 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Hàn
Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam cả về lượng vốn và
lượng dự án đầu tư.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài lũy kế đến 20 tháng 1 năm 2015, Hàn
Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với 4.140 dự án cấp mới với tổng số vốn đầu
tư đăng ký là 37,43 tỷ USD tại 51/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Trong đó, số dự án
trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo là 2.510 dự án với tổng số vốn đăng ký là
24,03 tỷ USD (chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư).

1.3.

Chiến lược đầu tư của bản thân Samsung

6


Bước chân vào Trung Quốc từ năm 1992, Samsung đã có trong tay 13 địa điểm sản
xuất và 7 phịng nghiên cứu, cùng 45.600 nhân công ( chiếm 19% tổng nhân lực toàn
cầu của Samsung ). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế kỉ lục đã biến Trung Quốc trở
thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Hệ quả là giá nhân cơng tăng cao và những chính
sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài bị cắt giảm. Trung Quốc trở thành một nước
đủ lớn để có thể đem lại rủi ro cho các tập đồn làm ăn ở đây bởi các tập đoàn này
phảicạnh tranh với chính sản phẩm tương tự trên thị trường nội địa. Samsung là một trong

những tập đoàn phải hứng chịu rủi ro này.
Vì thế, Samsung có xu hướng phân tán rủi ro, thay vì dồn quá nhiều vốn vào Trung
Quốc. Năm 2007, khi bắt đầu tìm kiếm vị trí cho dự án Công ty Samsung Electronics
Việt Nam (SEV), Samsung đã mất rất nhiều thời gian khảo sát, cân nhắc lựa chọn giữa
các quốc gia Trung Quốc, Ản Độ, Indonesia... nhưng cuối cùng tập đoàn này đã chọn
Việt Nam để đặt nhà máy. Việt Nam ở biên giới Trung Quốc, dễ tham gia vào chuỗi
cung ứng hiện tại hơn các nước ASEAN khác như Indonesia, Philipines. Ngoài ra
những ưu đãi đặc biệt mà chính phủ Việt Nam dành cho Samsung đã giành được sự
quan tâm của công ty này.
1.4.
1.4.1.

Môi trường đầu tư của Việt Nam
Chính trị

Sự ổn định chính trị chính là một yếu tố hết sức quan trọng cho sự phát triển của
nền kinh tế, và cũng vì thế ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định của các nhà đầu tư nước
ngoài. Từ thời kỳ đổi mới đến nay, cùng với những chính sách tích cực của Đảng và
Nhà nước, Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những quốc gia có nền kinh tế
chính trị ổn định nhất thế giới, được Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính Trị
(PERC) tại Hong Kong xếp ở vị trí thứ nhất Đơng Nam Á về khía cạnh này. Do đó, Việt
Nam được Samsung cũng như nhiều cơng ty, tập đoàn nước ngoài khác quan tâm, chú ý
đầu tư. Giải thích lý do vì sao Samsung một lần nữa chọn Việt Nam, Phó Tổng Giám
đốc Cơng ty điện tử Samsung Vina khẳng định: “Một trong những điều kiện tiên quyết
để Samsung lựa chọn Việt Nam đó chính là Việt Nam có một nền chính trị và kinh tế
khá ổn định, cùng với sự quan tâm thơng nhất giữa chính phủ và chính quyền địa
phương đã tạo tâm lý an tâm và muốn đầu tư lâu dài tại đây”. Ông cũng khẳng định đây
là một lợi thế lớn của Việt Nam khiến nhiều nhà đầu tư lựa chọn chứ không hẳn vì
nguồn nhân cơng giá rẻ hay yếu tố nào khác. Ngồi ra Việt Nam cịn có ít những vấn đề
7



liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc.
1.4.2.

Văn hóa

8


Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa và lịch sử.
Hai quốc gia đã từng có sự giao lưu văn hóa kinh tế từ khá lâu và chính thức đặt quan
hệngoại giao cấp Đại sứ vào năm 1992. Tính đến nay là 23 năm, quan hệ giữa hai nước
đã
phát triển không ngừng. Những năm gần đây, văn hóa Hàn Quốc rất được chào đón tại
Việt Nam qua nhiều phương tiện, có thể thấy rõ nhất là làn sóng Hàn lưu (Hallyu). Cũng
có rất nhiều sự kiện chương trình giao lưu văn hóa, triển lãm, các cuộc thi hiểu biết về
văn hóa, ẩm thực, âm nhạc diễn ra giữa hai quốc gia. Điều này ít nhiều cũng là một tác
động tích cực cho việc hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc. Do khơng có q nhiều
khác biệt về văn hóa hay phong tục tập quán nên người Việt Nam và người Hàn Quốc sẽ
dễ dàng hiểu và làm việc với nhau hơn. Nhờ đó thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.
1.4.3.

Xã hội

Giống như lợi thế chính trị, tình hình xã hội Việt Nam cũng tương đối ổn định.
Hơn nữa, nhu cầu sử dụng đồ điện tử ở Việt Nam cũng khá cao, điển hình như
smartphone. Việt Nam được đánh giá là một trong ba thị trường smartphone tăng trưởng
nhanh nhất trong khu vực trong quý I/2014, với mức tăng trưởng 59%. Thị phần
smartphone tại Việt Nam đã vượt qua so với điện thoại cơ bản, hơn nữa tỷ lệ người dùng

smartphone chiếm 52% tổng số người dùng di động. Việt Nam là một trong thị trường
có tỷ lệ dùng smartphone cao nhất, gần bắt kịp với các thị trường đã phát triển trong
tương lai gần. Vì lượng cầu lớn như vậy, việc Samsung đầu tư vào Việt Nam chắc chắn
có lợi thế về thị trường tiêu thụ.
1.4.4.

Luật pháp

Luật pháp Việt Nam, đặc biệt là luật đầu tư, đóng vai trị quan trọng tới quyết
định đầu tư của các TNC vào Việt Nam, trong đó có Samsung. Luật đầu tư Việt Nam
năm 2005 với nhiều sửa đổi và bổ sung đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư: nhiều
lĩnh vực mới đã được thơng qua, các hình thức đầu tư cũng đa dạng hơn. Cụ thể, với
việc mở rộng các lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hiệu quả hơn cho
nguồn vốn của mình.
Như Samsung, bên cạnh việc đầu tư vào ngành ưu thế là điện tử và điện gia dụng,
tập đồn này cịn dành được những dự án đầu tư ở các ngành khác, vốn trước đây là do
chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước thực hiện: dự án nhà máy Nhiệt điện Vũng
Áng, 3, sân bay Long Thành, Nhà máy đóng tàu ở Cam Ranh,.. và một vài dự án giao
9


thông, bất động sản.

1
0


Các hình thức đầu tư cũng đa dạng hơn với những sửa đổi về thời gian đăng ký dự
án đầu tư rút xuống 15 ngày thay vì 45 ngày, giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí và nắm
bắt cơ hội nhanh hơn. Tiêu biểu là dự án đầu tư nhà máy Samsung Thái Nguyên, được

coi là thần tốc khi thời gian được cấp chứng nhận đầu tư và đi vào thi cơng chỉ trong
vịng 1 tháng. Và dự án trị giá 3,2 tỷ đồng nay đã chứng minh được hiệu quả của nó khi
chỉ sau 20 ngày hoạt động đã xuất khẩu hơn 90 triêu USD.
Bên cạnh luật đầu tư 2005cịn các các chính sách hỗ trợ đầu tư nước ngồi khác,
trong đó đặc biệt phải kể đến chính sách về thuế. Đây là một trong những nhân tố chính
khiến Samsung quyết định đầu tư vào Việt Nam thay vì các quốc gia khác có điểu kiện
tương tự trong khu vực như Indonesia, Trung Quốc, Ản Độ,... Nếu ở Hàn Quốc
Samsung phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 22% thì phải nói rằng Chính phủ
Việt Nam đã hết sức ưu đãi khi Samsung không phải trả một đồng thuế doanh nghiệp
nào trong suốt 4 năm liền. Sau 4 năm, số tiền thuế doanh nghiệp mà Samsung phải nộp
cho ngân sách nhà nước cũng rất ít ỏi: 5% cho kỳ hạn 12 năm tiếp theo và 10% cho kỳ
hạn 34 năm sau đó.
Đặc biệt, hai tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên đã chấp nhận đề xuất của chính phủ
cho mức ưu đãi kỷ lục, cụ thể Samsung chỉ phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp là
10%, trong khi các doanh nghiệp khác là 25%, trong vòng 30 năm kể từ ngày hoạt động,
đặc biệt miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế
và được giảm tới 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Đây là điều kiện tiên
quyết khiến Samsung đặt 2 dự án lớn là nhà máy SEV Bắc Ninh, và SEVT Thái
Nguyên. Chính mức thuế ưu đãi này đã góp phần tạo nên thành công rực rỡ cho dự án
đầu tư vào Việt Nam của Samsung.
1.4.5.

Kinh tế

1
1


Việt Nam được đánh giá là một nước đang phát triển với nền kinh thế tăng trưởng
tuy không nhiều nhưng tương đối ổn định qua các năm. Nền kinh tế ít chịu ảnh hưởng từ

các cú sốc của nền kinh tế thế giới là một lợi thế lớn giúp Việt Nam trở thành điểm
dừng chân cho Samsung. Bên cạnh đó, nền kinh tế phát triển cũng mở ra một thị trường
rộng lớn tiêu thụ sản phẩn, nhất là khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam càng
được cảng thiện từ 1200 USD vào năm 2010 lên 1900 USD năm 2013, thì cầu về cácmặt
hàng điện tử cơng nghệ cao như điện thoại, tivi - những ngành chủ lực của
Samsung - lại càng nhiều. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến Samsung chọn
Việt Nam để đầu tư thay vì các quốc giá Đơng Nam Á khác.
Tuy rằng Việt Nam có cơ sở hạ tầng cịn thấp, nhưng chính phủ vẫn đang tích cực
cải thiện hệ thống giao thông nhằm nâng cao lợi thế nhận đầu tư, Samsung đã nắm
được cơ hội này để chuyển hướng phát triển sang các ngành như giao thơng, cầu đường,
cảng biển,... Ngồi ra, bản thân các khu công nghiệp lớn của nước ta cũng đang được
nâng cấp mạnh về cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ sản xuất. Khu công nghiệp Yên
Bình I, nơi Samsung đặt nhà máy SEVT Thái Nguyên , đã được đầu tư hoàn thiện hệ
thống đường gom, trạm điện, cấp nước, viễn thông đầy đủ, chưa kể tỉnh đã hoàn thành
việc xâu dựng hệ thống đường cao tốc khiến giao thông giữa khu công nghiệp này với
Hà Nội thuận tiện hơn nhiều. Còn đối với Bắc Ninh, khu công nghiệp Yên Phong nới
nhà máy SEV Bắc Ninh tọa lạc luôn là khu công nghiệp hàng đầu tỉnh về cơ sở hạ tầng
và các dịch vụ phục vụ đời sống công nhân viên các nhà máy, là nơi tập trung chủ yếu
các dự án đầu tư của Hàn Quốc trong cả tỉnh.
Tuy vậy, nơi có cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại và đầy đủ, đa dạng nhất mà
Samsung đã từng đầu tư phải là khu chế xuất Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM- nơi
đặt nhà máy Samsung Vina. Thủ Đức là một trong những quận sầm uất của TP HCM
với khu làng đại học, chợ lớn, khu thương mại và dịch vụ phục vụ cho các hoạt động
đào tạo, giải trí của cơng nhân viên, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ
thống cảng biển với ưu thế lớn, được đầu tư kỹ và là cảng quốc tế tiếp nhận hơn 40 triêu
tấn hàng hóa mỗi năm ở TP HCM cũng giúp cho hoạt động xuất khẩu thành phẩm của
các doanh nghiệp được thuận tiện hơn, đặc biệt với Samsung, khi mà các nhà máy của
tập đoàn này tại Việt Nam đã xuất khẩu 23 tỷ USD năm 2013.
1.4.6.


Lao động

Có thể nói lợi thế về lao động là một trong những nhân tố hấp dẫn nhất khiến
1
2


Samsung quyết định đầu tư vào Việt Nam.

1
3


Dân số Việt Nam đông, vào năm 2015 là khoảng 91,5 triệu. Không những vậy số
lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế chiếm khoảng 2/3 tổng dân
số. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đang trong thời kì “dân số vàng”, tức là số người
đanglàm việc cao hơn số người phải ni. Đó rõ ràng là một cơ hội lớn, một thị trường
lao
động mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng mong muốn
Không chỉ vậy, lao động Việt Nam có mức lương rất thấp so với các nước trong
khu vực. Theo một tính tốn, trung bình mỗi tháng, Samsung sẽ chỉ phải trả cho một nữ
công nhân Việt Nam bao gồm cả tiền lương và tiền làm thêm giờ vào khoảng 353 USD,
con số này chỉ bằng 1/10 lương của một công nhân ở Hàn Quốc. Đây cũng là lời giải
đáp cho việc tại sao trong năm 2012, Samsung lại tuyển đến 20.000 lao động Việt Nam
vào làm trong các nhà máy, khu công nghiệp của mình, trong khi đó, con số này ở Gumi
( một nhà máy của Samsung ở Hàn Quốc ), lại chỉ khiêm tốn có 175 người.
Bên cạnh đó, lao động Việt Nam được đánh giá cao ở sự thông minh, linh hoạt. Số
lao động được đào tạo, có trình độ chuyên môn ngày càng nhiều. Chất lượng nguồn
nhân lực đang có những cải thiện tích cực
Lao động Việt Nam còn trở thành nhân tố thu hút đầu tư bởi các yếu tố khách quan

khác như: yêu cầu và tính chất sản xuất của Samsung là “điều làm nên ngành sản xuất
điện thoại là phải lắp ráp các linh kiện được sản xuất tốt. Yếu tố quan trọng nhất là nhân
lực" ( Lee Seung Woo, một nhà phân tích tại IBK Securities, người đã từng theo dõi
Samsung trong suốt hơn 1 thập kỉ qua). Không chỉ vậy, Trung Quốc, đất nước thu hút
nhiều FDI nhất từ Samdung, với 3 địa điểm sản xuất và 7 phòng nghiên cứu, cùng
45.600 nhân cơng ( chiếm 19% tổng nhân lực tồn cầu của Samsung ), đang có tốc độ
tăng trưởng kinh tế kỉ lục, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Hệ quả là giá nhân
công tăng cao, và Samsung cần tìm kiếm một thị trường lao động mới với mức giá hấp
dẫn hơn nhiều
1.4.7.

Tài nguyên thiên nhiên

Khi nói đến tài nguyên thiên nhiên, có 2 nhóm tài nguyên được xem là có giá trị
nhất và được các nhà đầu tư coi trọng nhất. Đó là tài nguyên đất và tài nguyên khoáng
sản

1
4


Tài nguyên đất của Việt Nam đa dạng, tương đối bằng phẳng, địa hình thích hợp
cho việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải, xây dựng các khu công nghiệp với mức
độ tập trung cao. Không chỉ vậy Việt Nam lại nằm ở vị trí địa chiến lược chính trị và
kinh tế. Đó là lợi thế trong việc sản xuất, lưu chuyển và phân phối hàng hóa. Thêm
vàođó, Chính phủ cũng có những chính sách ưu đãi nhất định liên quan đến tài ngun
này.
Điều đó giải thích cho việc tại sao, Samsung đầu tư và tiến hành xây dựng các cơ sở sản
xuất của mình dọc khắp Việt Nam, từ Bắc Ninh, Thái Nguyên đến Thành phố Hồ Chí
Minh

Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam cũng được đánh giá cao về sản lượng, chất
lượng cũng như sự đa dạng về chủng loại. Đặc biệt có nhiều loại khống sản là nguyên
liệu đầu vào phục vụ sản xuất các linh kiện, thiết bị điện tử trong dây chuyền sản xuất
của Samsung. Tuy hiện nay, các nhà máy mà Samsung đầu tư xây dựng vào Việt Nam
vẫn chủ yếu giải quyết khâu gia công, lắp ráp, nhưng chắc chắn với lợi thế tài nguyên
khoáng sản này, lĩnh vực mà Samsung đầu tư vào Việt Nam sẽ còn tiếp tực phát triển
một cách đa dạng hơn. Điều này được thể hiện rõ trong tham vọng của Samsung là đưa
Khu tổ hợp công nghệ cao Thái Nguyên trở thành cứ điểm sản xuất hoàn chỉnh lớn nhất
của Samsung trên toàn cầu.
1.5. Các bước tiến của Việt Nam trong q trình tồn cầu hóa kinh tế
Việc Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia kí kết các hiệp định đầu tư quan trọng là
một trong các nhân tố quan trọng thu hút FDI từ Samsung.
Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á, và kí
kết hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN (AIA). Với mục tiêu tự do hóa đầu
tư, từ đó làm tăng đáng kể dòng đầu tư vào khu vực ASEAN từ các nguồn trong và
ngoài khu vực, AIA đã nâng cao sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam với Samsung. Thực
tế là vào năm 1994, Samsung đã có cơng ty liên doanh đầu tiên tại Việt Nam, công ty
TNHH Samsung Vina, đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thương mại thế giới. Trong khuôn
khổ hệ thống WTO, hoạt động đầu tư quốc tế được điều chỉnh thông qua 4 hiệp đinh,
nổi bất nhất là Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs).
Thơng qua việc kí kết hiệp định TRIMs, Việt Nam dần loại bỏ các hàng rào bảo hộ
1
5


trong nước, dù tiềm ẩn nhiều khỏ khăn thách thức đối với bản thân đất nước này, nhưng
ngược lại là một đối tượng tiềm năng đối Samsung.
Hiệnquan,
nay,

Việt
Nam
đang
tham
giatới,
đàm
phán
các
Hiệp
định:
Hiệp
định
Đối
tác
Kinh
do
tế
Chiến
lược
xuyên
Thái
Bình
Dương
(TPP),
các
định
Thương
mại
tự
(FTA),

quả
cùng
đồng
Kinh
tếgian
ASEAN
(AEC).
Nếu
việc
đàm
phán
đạt
được
kết
khả
trong
với
rõCộng
ràng,
trong
thời
Việt
Nam
sẽ
trởHiệp
thanh
một
đối
tác
quan

TNC
này.

1
6


CHƯƠNG 2. CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ CỦA
SAMSUNG TỪ NĂM 1996 TỚI NAY
2.1.

Ngành điện tử là ngành mũi nhọn của Samsung tại thị trường Việt

Nam
Việt Nam - với những lợi thế của mình - đã trở thành một trong những địa điểm
thu hút sự chú ý của công ty này. Dù ngày càng đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác nhau,
Samsung vẫn là cái tên quen thuộc nhất trong ngành điện tử tại Việt Nam và trên tồn
thế giới. Đó cũng chính là ngành đầu tư chính và quan trọng nhất của Samsung tại Việt
Nam.
Năm 1996, lần đầu tiên bước chân vào Việt Nam, Samsung Electronics Co., Ltd đã
kí hợp đồng với TIE để thành lập công ty điện tử Samsung Vina. Tới tháng 7/2014, công
ty Samsung Electronics Co., Ltd đã mua lại 20% phần vốn góp của cơng ty cổ phần TIE
(tương đương 3,492 triệu USD) trong liên doanh Samsung Vina, chính thức đưa
Samsung Vina thành cơng ty 100% vốn nước ngồi. Samsung Vina được đặt tại thành
phố Hồ Chí Minh.Tiến ra miền Bắc, Samsung đã xây dựng khu phức hợp Samsung
Electronics Việt Nam( SEV) tại Bắc Ninh và SEV chính thức đi vào hoạt động từ năm
2009 với số vốn đầu tư là 2,5 tỷ USD (2014). Khu tổ hợp công nghệ mới Thái Nguyên
(SEVT) là bước đầu tư tiếp theo, chính thức đi vào hoạt động vào tháng 3/2014 với số
vốn là 3,2 tỷ USD (2014) - trong đó bao gồm cơng ty sản xuất điện thoại với số vốn 2
tỷ đô và công ty sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử có vốn 1,2 tỷ đô. Cả ba công ty

đều tập trung sản xuất và kinh doanh các sản phẩm điện tử dân dụng, gia dụng với tổng
số vốn gần 7 tỷ USD.
2.2.

Samsung cam kết chỉ sản xuất sản phẩm chất lượng tốt ra thị trường

Việt Nam


Thời điểm Sam Sung đầu tư vào Việt Nam cũng là lúc các hãng đầu tư Nhật Bản
như: Sony, Toshiba... đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Với quan niệm rằng sản
phẩm Nhật Bản mới có chất lượng cao cịn sản phẩm Hàn Quốc chỉ dành cho người ít
tiền, sản phẩm Nhật Bản đã giữ vị trị độc tôn trong lịng người tiêu dùng Việt Nam vào
thời điểm đó. Hơn nữa, điều đặc biệt là mặc dù thu nhập của người dân Việt Nam
cịnthấp, họ có xu hướng tiêu dùng mua các sản phẩm có thương hiệu vững mạnh và
chấp
nhận “tiền nào của nấy”, chứ không ưa dùng các sản phẩm rẻ tiền kém chất lượng.
Sau khi nghiên cứu thị trường Việt Nam và nhận ra vấn đề trên, Sam Sung đưa ra
chiến lược: chỉ chuyển giao những mẫu mới nhất và phù hợp nhất với thị hiếu người
Việt Nam, không đưa vào những sản phẩm cũ rẻ tiền. Để chuyển sang chiến lược phát
triển sản phẩm chất lượng cao, Samsung đã đầu tư thêm vỗn từ một dây chuyền sản xuất
TV màu năm 1996 thành năm dây chuyền với sản lượng hàng năm là 1,5 triệu sản phẩm
bao gồm nhiều dòng sản phẩm khác nhau như ti vi, điện gia dụng, màn hình máy tính.
Cùng với chiến lược đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng cao, công ty còn
đầu tư lớn cho khoản nghiên cứu thị trường, tìm kiếm sản phẩm phù hợp nhất cho thị
trường Việt Nam. Trước đây, mỗi gia đình Việt Nam thường chỉ có một tivi màu. Nó
phục vụ nhiều thế hệ trong gia đình, thậm chí chỉ hàng xóm láng giềng; vì thế các tivi
màu này địi hỏi có bộ loa cơng suất lớn. Đón đầu trước nhu cầu thiết yếu của người tiêu
dùng, công ty đã đưa ra hoạch định tác nghiệp: tung ra thị trường sản phẩm tivi Super
Horn với loa có cơng suất gấp 5 lần tivi thơng thường. Sản phẩm này đã được khách

hàng Việt Nam ưa chuộng và nhanh chóng tạo thành cơng rực rỡ cho cơng ty, là bước
ngoặt lớn đưa công ty trở thành thương hiệu dần đầu về thị phần ở Việt Nam.
2.3.

Samsung không ngừng đa dạng hóa sản phẩm

Khi tham gia thị trường, sản phẩm chủ yếu của Samsung là ti vi màu. Nhưng hiện
nay, cơng ty có tới bảy dịng sản phẩm chủ lực: máy thu hình, sản phẩm nghe nhìn, máy
tính, thiết bị gia dụng, điện thoại di động, màn hình và linh kiện máy tính, máy in laser
và in màn. Không những thế, Samsung không ngừng đổi mới sản phẩm, tạo ra những
sản phẩm ưu việt hơn. Phát huy thế mạnh về thiết kế thời trang, hiện đại và tinh tế,
Samsung đã tung ra thị trường những kiểu mẫu nổi bật và phù hợp nhất với thị hiếu
người tiêu dùng như: điện thoại Galaxy S3,4,5,6; Galaxy E3,5,7; Galaxy A3,5,7; Galaxy


Note Edge, Galaxy note 4; ti vi Plasma, TV Led, Smart TV, UHD TV, UHD TV màn
hình cong; các dịng điện thoại i450,F400, M3510, P250... Đặc biệt, đi cùng với thiết kế
vượt trội, Samsung tích hợp những cơng nghệ mới nhất trong sản phẩm của mình như
cơng nghê Touch Wiz độc quyền, công nghệ sản xuất vi mạch bán dẫn công nghệ cao
dẫn đầu thế giới...


Với sự thay đổi không ngừng nghỉ, tôn chỉ “Hãy thay đổi tất cả trừ vợ và con cái
của bạn” của giám đốc tập đoàn Samsung - Lee Kun Hee- đã được vận dụng tối ưu.
Samsung đã tạo được bước nhảy vọt trên thị trường Việt Nam, tạo dựng thành cơng và
duy trì tốt thương hiệu của mình trong lịng người tiêu dùng Việt.
2.4.

Samsung đề cao hoạt động nghiên cứu thị trường và phát triển nguồn


nhân lực
2.4.1.

Nghiên cứu thị trường

Sau một thời gian dài tìm kiếm địa điểm phù hợp nhất với các tiêu chuẩn khắt khe
của tập đoàn mẹ tại Hàn Quốc, Samsung đã quyết định chọn PVI Tower ( Trần Thái
Tơng, n Hịa, Cầu Giấy, Hà Nội) làm trung tâm nghiên cứu và phát triển của
Samsung từ tháng 11/2013. Tịa nhà khơng chỉ đặc biệt với những văn phòng hạng A
sang trọng và tiện nghi vượt trội so với các tòa nhà khác, mà còn thu hút nhà đầu tư bởi
sự hiện diện của các tiện ích như khu tập Gym, nhà ăn, phòng pha chế, khu vườn nghỉ
ngơi... Với diện tích khoảng 10000 m2 và kiến trúc kiểu Pháp hiện đại, tỉ mỉ, PVI Tower
kỳ vọng sẽ dành cho các chun gia của mình mơi trường làm việc chất lượng cao đồng
thời tập trung được nguồn lực phát triển thị trường tiềm năng châu Á.
2.4.2.

Nguồn nhân lực

Với quan điểm “doanh nghiệp nuôi dưỡng con người và con người là nguồn sống
của doanh nghiệp, Samsung áp dụng các chính sách nhằm tạo một mơi trường làm việc
chun nghiệp và nhân văn với những nhân viên say mê và khơng ngừng sáng tạo. Ví
dụ điển hình là Samsung thực hiện các chương trình trao đổi kỹ sư và kỹ thuật viên ra
nước ngồi, áp dụng chính sách đào tạo nhân tài cho công ty bằng công cụ OTVR
(Oraganization talent vitality review). Bằng những phương pháp này, Samsung tiến tới
xây dựng “nơi làm việc tuyệt vời”( great working place), nhằm biến công ty trở thành
một nơi làm việc lý tưởng nhất Việt Nam.
2.5.

Samsung không ngừng đầu tư cho các lĩnh vực khác cùng nhiều dự án


có triển
vọng trong tương lai.


Samsung đã vượt ra khỏi lĩnh vực điện tử và bắt đầu rót vốn vào các ngành đóng
tàu, nhiệt điện, giao thông. Ngày 14/10/2014, công ty Samsung và Tổng cục năng
lượng ( Bộ Cơng thương) đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về việc pháttriển
dự án BOT nhà máy Nhiệt điện Vũng áng 3( Hà Tĩnh) và đang kí kết những hợp
đồng cần thiết để nhà máy đi vào hoạt động. Các dự định đầu tư vào Tổ hợp nhà máy
đóng tài tại Cam Ranh, Khánh Hịa, sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) hay việc
bắt tay với Viettel để hợp tác phát triển hệ thống quản lý xe bus thông minh ... là những
dự án đầu tư trong tương lai của Samsung.


CHƯƠNG 3. THÀNH CƠNG CỦA SAMSUNG TẠI
VIỆT NAM

Với triết lý làm việc: trên cơ sở nhân lực và công nghệ, tạo ra các sản phẩm và
dịch vụ tốt nhất và đóng góp cho một xã hội tồn cầu tốt đẹp hơn cùng 5 năm giá trị cốt
lõi: con người, sự xuất sắc, sự thay đổi, sự chính trực và cùng thịnh vượng, Samsung đã
đạt giành được những thành công vẻ vang của mình từ khi quyết định đầu tư vào Việt
Nam.
Sau 20 năm đầu tư vào Việt Nam, Samsung đã và đang khẳng định vị thế của mình
với những dự án hàng tỉ đô la. Năm 2010, sau 1 năm hoạt động, Samsung electronics
Việt Nam đã xuất sắc đứng thứ 80 trong số doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, cho đến
năm 2014, đã leo lên vị trí thứ 2, trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi lớn
nhất ở Việt Nam. Với các sản phẩm vô cùng đa dạng: từ những sản phẩm quen thuộc
của samsung như điện thoại, máy tính bảng, tivi cho đến thiết bị văn phòng, thiết bị gia
dụng, doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc này đã đạt được những thành công tại Việt Nam
trên nhiều phương diện mà nhiều nhà sản xuất nước ngoài mong muốn có được.

3.1.

Mơi trường làm việc chất lượng tốt

Hiện nay Samsung đang tạo công ăn việc làm trực tiếp cho 80.000 nhân công và
gián tiếp cho khoảng hơn 100.000 công nhân viên của các công ty đối tác của Samsung
tại Việt Nam. Samsung xếp thứ ba trong bảng xếp hạng các cơng ty có mức đãi ngộ tốt
nhất cho nhân viên ở Việt Nam. Không chỉ riêng vấn đề lương thưởng, các vấn đề khác
như nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm cho đến chế độ phúc lợi đều được
Samsung rất quan tâm, từ đó tạo động lực cho cơng nhân tích cực tham gia sản xuất,
nâng cao năng suất lao động.
3.2.

Các sản phẩm được ưa chuộng

Xét về mặt doanh thu, Samsung là nhà sản xuất bán được nhiều nhất năm 2014.


Hình 3: Doanh thu bán hàng của các hãng điện tử ở Việt Nam qua các năm
Xét về mặt số lượng, Samsung giữ vị trí thứ 2 sau nokia tại thị trường điện thoại
di động ở Việt Nam.

Hình 4: Doanh số bán hàng của các hãng điện tử ở Việt Nam qua các năm
Bên cạnh các dòng sản phẩm đi đầu về cơng nghệ, Samsung cịn liên tục ra mắt
những mẫu mã smartphone có giá thành vơ cùng cạnh tranh, trải đều các phân khúc của
thị trường. Năm 2014, chiếc điện thoại được dành riêng cho người Việt - chiếc Galaxy
V với giá cả phải chăng đã được ra mắt, thể hiện sự ưu ái của Samsung đối với thị
trường Việt Nam. Ngoài điện thoại di động, các sản phẩm khác của Samsung cũng được
người tiêu dùng Việt hài lòng và tin tưởng cả về giá cả và chất lượng.
3.3.


Doanh thu lớn

Samsung hiện có 3 nhà máy được xây dựng ở Việt Nam với mức doanh thu đáng
kinh ngạc, Bao gồm:


• Nhà máy đầu tiên là khu phức hợp Samsung Electronics Việt Nam (SEV) ở Bắc
Ninh, với khoảng 45.000 công nhân, là nhà máy sản xuất điện thoại di động đầu
tiên với quy mơ hồn chỉnh tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.

• Nhà máy thứ 2 là khu tổ hợp cơng nghệ Samsung Thái Ngun. Ngồi nhà máy
sản xuất điện thoại di động, cịn có một nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện
điện tử của Samsung Electro-Mechanics Việt Nam (SEMV). SEVT tạo công ăn
việc làm cho khoảng 35.000 công nhân, dù mới hoạt động trong 10 tháng nhưng
sự hoạt động của SEVT đã nâng chỉ số sản xuất công nghiệp của Thái Nguyên
đến gần 600% so với cùng kỳ năm ngối.

• Nhà máy thứ ba có lịch sử lâu đời nhất, Samsung Vina Electronics (SAVINA)
được đặt tại TPHCM, chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm điện tử dân
dụng và gia dụng,
Đồng thời, Samsung đã đầu tư mở một Viện R&D (nghiên cứu & Phát triển) tại
Cầu Giấy, Hà Nội, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài của Samsung tại Việt
Nam.
Hai nhà máy sản xuất điện thoại di động của Samsung ở Việt Nam hiện cung
cấp 30% tổng sản lượng điện thoại Samsung bán ra trên toàn cầu. Cả năm 2014, hai nhà
máy SEV và SEVT xuất khẩu được 26,6 tỷ đô la chiếm gần 18% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam, trong đó SEV có kim ngạch xuất khẩu là 18,8 tỷ đô la, SEVT là 7,8
tỷ đô la.
Không chỉ là doanh nghiệp lớn về doanh thu mà cịn về quy mơ, danh tiếng và

thương hiệu, Samsung đã và đang trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người
tiêu dùng và là sự lựa chọn uy tín hàng đầu của các đối tác trong và ngồi nước.


CHƯƠNG 4. NHỮNG Dự ĐỊNH TRONG
TƯƠNG LAI CỦA SAMSUNG
Nguyên tắc cơ bản để xác định mục tiêu của Samsung là “Khơi nguồn cảm hứng,
sáng tạo tương lai”. Samsung cam kết sẽ đi đầu trong đổi mới về công nghệ, sản phẩm
và các giải pháp mang lại cảm hứng cho cộng đồng trên tồn thế giới, từ đó tạo ra một
thế giới tốt đẹp hơn có nhiều trải nghiệm kỹ thuật số phong phú hơn.
Mục tiêu của Samsung electronics trong tương lai gần là đến năm 2020 đạt được
doanh thu hằng năm là 400 tỉ USD, đưa tổng giá trị thương hiệu của Samsung
Electronics vào top 5 thương hiệu hàng đầu thế giới.
Để đạt được mục tiêu này, Samsung sử dụng 3 trụ cột chiến lược chính, gần như là
bản sắc văn hóa trong hoạt động kinh doanh quản lý của tập đồn, đó là: khả năng sáng
tạo, quan hệ với đối tác và con người tài năng. Samsung hứa hẹn tiếp tục xây dựng dựa
vào khả năng chuyên môn trên thành tích hiện tại để nâng cao khả năng cạnh tranh và
lịch sử đổi mới để tận dụng thị trường Việt Nam.
4.1.

Tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực điện tử ở Việt Nam

Hiện tại Samsung có 3 cơ sở tại Việt Nam ở Bắc Ninh, Thái Nguyên và Thành phố
Hồ Chí Minh đang hoạt động vs tổng số vốn đầu tư lên tới gần 7 tỉ USD, nhờ đó Việt
Nam trở thành “tập đoàn cứ điểm” sản xuất với quy mơ lớn nhất tồn cầu. Cho đến thời
điểm hiện tại, Samsung có 3 dự án đang trong q trình xây dựng và dự kiến đi vào hoạt
động trong năm 2015,2016:

• SECC: Dự án đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,4
tỷ USD, Đây là dự án nối tiếp của Công ty TNHH Samsung Vina (Savina) sau

khi giấy phép liên doanh của Savina hết hạn nhưng có quy mơ lớn hơn nhiều và
hướng đến thị trường toàn cầu, chuyên nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản
phẩm, thiết bị điện tử gia dụng cơng nghệ cao, dự tính đi vào hoạt động trong quý
2 năm 2016.


×