Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC THÔNG QUA TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ 56 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.84 KB, 5 trang )

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC THÔNG QUA
TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI
Lênin đã viết: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con
người”. Bác Hồ kính yêu cũng đã dạy “ Tiếng nói là thứ của cải vơ cùng lâu đời và vơ
cùng q báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, tơn trọng nó. Ngơn ngữ là phương
tiện giữ gìn, bảo tồn, truyền đạt, phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã
hội của lịai người.”
Như vậy, ngơn ngữ thực sự có vai trị quan trọng đối với mỗi con người. Ngơn
ngữ có sức mạnh làm chuyển hóa cái xấu trở lên tốt đẹp, ngôn ngữ đẹp cũng sẽ giúp
người gần người hơn. Đối với trẻ nhỏ thì ngơn ngữ được coi như là một trong những
nội dung giáo dục quan trọng bậc nhất giúp trẻ phát triển nhận thức, tư duy, khả năng
tiếp nhận các nội dung giáo dục khác. Đồng thời ngôn ngữ mạch lạc còn giúp trẻ mạnh
dạn, tự tin qua đó hình thành và phát triển nhân cách tồn diện.
Kính thưa ban giám khảo cùng toàn thể hội thi! Đặc biệt, việc phát triển ngôn
ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi, đó cũng là một hành trang quan trọng giúp trẻ 5 tuổi
chuẩn bị tốt tâm thế vào lớp 1. Nhưng làm thế nào để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho
trẻ 5 tuổi? Đó cũng là nội dung mà tôi muốn chia sẻ với hội thi ngày hôm nay với đề
tài “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua tác phẩm văn học
cho trẻ 5-6 tuổi”
Trong q trình thực hiện đề tài tơi có những thuận lời và khó khăn như sau:
+Thuận lợi:
- Nhà trường có CSVC khang trang, lớp học rộng rãi, đảm bảo đủ diện tích theo
qui định.
- Bản thân có tinh thần học tập, học hỏi; luôn yêu nghề, mến trẻ.
- Nhìn chung trẻ ngoan, đi học đều, tỉ lệ chuyên cần cao.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các con.
+ Khó khăn
- Nhận thức của trẻ không đồng đều.
+ 40% trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
+ 40% trẻ chưa diễn đạt rõ ràng, mạch lạc khi nói.


+ 42 % trẻ chưa biết đọc thơ diễn cảm.
+ 45 % trẻ chưa kể lại được truyện đã được nghe.
+ 60 % trẻ chưa biết đóng kịch theo tác phẩm văn học.
- Bản thân chưa phát huy hết tính sáng tạo của trẻ khi tổ chức các hoạt động
Từ những thuận lợi khó khăn trên cùng với việc đúc rút kinh nghiệm từ nhiều
năm giảng dạy của bản thân. Tôi đã đề ra năm biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch
lạc thông qua TPVH cho lớp tôi phụ trách như sau:
Biện pháp 1 : Xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung phù hợp
Xây dựng kế hoạch là một việc làm không thể thiếu của người giáo viên đứng
lớp. việc xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhóm lớp, phù
1


hợp vói khả năng nhận thức của trẻ sẽ đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, ngay từ đầu năm
học tôi đã triển khai ngay việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung phát triển ngôn
ngữ cho trẻ.
Từ kế hoạch chung nhà trường kết hợp với khung chương trình cứng mà bộ giáo
dục đã ban hành, tơi đã cụ thể hóa thành kế hoạch của lớp. Từ đó, tôi xây dựng kế
hoạch tháng, tuần và kế hoạch ngày, lựa chọn những bài thơ, câu chuyện, bài đồng dao
phù hợp , hấp dẫn trẻ để đưa vào giảng dạy. Nhờ có việc xây dựng kế họach mà tất cả
các công việc của tôi đều được thực hiện một cách khoa học, bài bản.
Biện pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
Trong trường mầm non, môi trường giáo dục là vô cùng quan trọng. Chính vì
vây, tơi đã chú ý xây dựng góc “ khu vườn cổ tích”. Đó là một mảng tường trang trí
thành sân khấu nhỏ tạo thành từng cảnh trong mỗi nội dung câu chuyện. Với góc chơi
này, tơi muốn giới thiệu thật nhiều các tác phẩm văn học trong và ngồi chương trình
đến trẻ. Tơi đã làm tranh truyện, làm rối tay từ những nguyên vật liệu phế thải về các
nhân vật trong câu chuyện mà trẻ yêu thích, Qua góc này, tơi thu hút trẻ tham gia vào
các hoạt động tập kể chuyện, tập đóng kịch. Từ đó, ngơn ngữ của trẻ phát triển hơn
Biện pháp 3 : Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua việc dạy trẻ kể lại

truyện và dạy trẻ tập đóng kịch.
Dạy trẻ kể lại chuyện là một nội dung quan trọng của chương trình cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non. Qua việc dạy trẻ kể lại truyện, trẻ sẽ
được thể hiện giọng điệu cuả các nhân vật, được rèn luyện, được thực hành, trải
nghiệm nghệ thuật. Từ đó, ngơn ngữ của trẻ phát triển một cách rõ ràng, mạch lạc.
Chính vì vậy, tơi cho trẻ kể lại truyện dưới hình thức như: Kể lại truyện theo tranh, kể
lại truyện theo rối tay. Với hình thức kể truyện theo tranh: trước tiên, tôi cho trẻ làm
quen với câu chuyện qua các hoạt động phù hợp.Tôi sử dụng những quyển tranh to với
những hình ảnh các nhân vật đẹp mắt, ngộ nghĩnh, nội dung câu chuyện rõ ràng, ngắn
gọn. Ngồi ra, tơi cịn cho trẻ xem băng hình truyện trước giờ trả trẻ nhằm giúp trẻ gji
nhớ nội dung truyện, nhớ nhân vật truyện và lời thoại của các nhân vật trong truyện.
VD: Câu chuyện “ Ai đáng khen hơn” (Hình thức tổ chức hoạt động góc)
- Chuẩn bị : Truyện tranh to
- Tiến hành
Tôi cho trẻ ngồi ở góc “ khu vườn cổ tích”, trước khi tổ chức cho trẻ kể lại câu
chuyện “ ai đáng khen hơn”
Tôi kể cho trẻ nghe và cho trẻ xem băng truyện ở hoạt động phù hợp. Mục đích
để trẻ nhớ nội dung, nhân vật trong truyện trước khi tiến hành cho trẻ kể lại truyện, tôi
đàm thoại với trẻ nội dung truyện
- Đàm thoại:
+ Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì? trong câu chuyện có những nhân vật nào? Thỏ
mẹ bảo hai anh em thỏ đi đâu ? (cho trẻ nhắc lại lời của thỏ mẹ).Vâng lời mẹ thỏ em đã
làm như thế nào? Trên đường đi thỏ em đã gặp những ai và làm gì? Các con có biết vì
sao thỏ anh về muộn khơng?Mẹ thỏ đã nói với hai anh em thỏ điều gì?
2


Tiếp theo tôi tổ chức cho trẻ lên kể lại theo tranh minh họa, tôi dạy trẻ khi kể
đến nhân vật nào thì dùng que chỉ vào từng hình ảnh của nhân vật đó sao cho phù hợp
với nội dung truyện. Khi trẻ kể xong truyện, tôi cho các bạn trong nhóm nhận xét bạn

kể. Kể truyện theo tranh tổ chức ở hoạt động góc thì trẻ được thay nhau kể, thoải mái
thể hiện giọng kể của mình một cách sáng tạo mà khơng bị gị bó như trong tiết học.
Qua hoạt động ở góc này, trẻ được đàm thoại, tranh luận trực tiếp với nhau để từ đó
ngơn ngữ của trẻ được sử dung linh hoạt hơn trong cuộc sống.
Với hình thức kể trun theo rối tay: Tơi hướng dẫn trẻ cách sử dụng rối tay,
tôi dạy trẻ dùng cánh tay lồng vào con rối, vừa nói lời thoại nhân vật, vừa điều khiển
con rối bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) sao cho những cử chỉ phù hợp
với lời thoại trong truyện.
Với hình thức tập đóng kịch: Trước khi cho trẻ đóng kịch, tơi cho trẻ ôn luyện
lại nội dung câu chuyện, đàm thoại về tính cách, giọng điệu các nhân vật để từ đó trẻ
biết thể hiện những sắc thái khác nhauvễ ngữ điệu, tính cách, tâm trạng của nhân vật.
Muốn trẻ đóng được kịch thì trước hết trẻ phải nhớ lời thọai của nhân vật sau đó cho
trẻ đóng vai theo tổ hoặc nhóm. Quan trọng nhất là cơ giúp trẻ xác định được giọng nói
của nhân vật thì trẻ sẽ nhập vai và hóa thân vào nhân vật một cách tốt nhất.
VD: Trong truyện “ Cáo thỏ và gà trống ”: Tôi xác định giọng của từng nhân vật cụ thể
như sau:
+ Giọng của Cáo khi sang nhà Thỏ sưởi nhờ thì như thế nào? ( Giả vờ đau khổ ).
+ Giọng của Cáo khi lấy được nhà của Thỏ thì như thế nào? (vơ cùng đắc trí ).
+ Giọng của Thỏ khi bị mất nhà như thế nào?(đau buồn và khóc lóc).
+ Giọng của Cáo khi đuổi bầy Chó, bác Gấu? ( giọng to và nhanh ).
+ Giọng của Cáo khi gặp anh Gà Trống?( nói nhỏ, chậm và run sợ ).
+ Giọng của anh Gà Trống khi đòi lại nhà cho Thỏ thì như thế nào?( Cương quyết dứt
khốt).
Tơi cho trẻ đọc lời thoại trích dẫn của các nhân vật trong truyện. Khi đóng kịch
tre được trực tiếp giao lưu, đối thoại với bạn diễn từ đó ngơn ngữ của trẻ phát triển một
cách linh hoạt
Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua việc cho trẻ đọc thơ
diễn cảm và các bài đồng dao, ca dao.
Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm; đọc đồng dao, ca dao là vô cùng quan trọng. Bởi
thông qua hoạt động này giúp trẻ phát triển vốn từ, rèn kĩ năng phát âm chuẩn, rèn lời

nói trơi chảy, mạch lạc. Việc cho trẻ tiếp cận nhiều với các bài đồng dao, ca dao, tục
ngữ cũng sẽ truyền tải cho trẻ những hiểu biết phong phú về đời sống vật chất cũng
như tinh thần của ơng cha ta xưa với những gì chân thật, mộc mạc nhất . Qua đó, tâm
hồn trẻ thêm phong phú cũng khiến cho ngôn ngữ của trẻ thêm mượt mà, diễn cảm.
Khi dạy trẻ đọc thơ diễn cảm: Tôi đọc diễn cảm cho trẻ nghe 1-2 lần kết hợp
với hình ảnh minh họa. Sau đó đàm thoại giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ, giải thích một
số từ khó… Cuối cùng tơi tổ chức cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi
dạy trẻ đọc thơ tôi chú ý nghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ nói ngọng, đọc sai để sửa cho
trẻ bằng cách tôi đọc lại cho trẻ nghe nhiều lần yêu cầu trẻ đọc lại và động viên trẻ
3


* VD: Bài thơ mèo đi câu cá.
- Trước hết tôi đọc diễn cảm bài thơ Mèo đi câu cá 1-2 lần kết hợp với tranh
hoặc ảnh minh họa.
- Đàm thoại với trẻ giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ
+ Cơ vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Của nhà thơ nào?
+ Hai anh em nhà mèo rủ nhau đi đâu?
+ Mèo anh và mèo em ngồi câu cá ở đâu?
+ Hai anh em nhà mèo có câu được cá khơng? Vì sao?
+ Cuối cùng chuyện gì đã xảy ra với hai anh em nhà mèo?
- Giải thích một số từ khó trong bài thơ: “hớn hở”-Thể hiện sự vui mừng thích
thú. “Hối hả”- thể hiện sự vội vã . Từ “lều gianh”- căn nhà nhỏ được lợp bằng gianh.
Sau mỗi câu hỏi tôi luôn đọc những câu thơ trích dẫn, giúp trẻ ghi nhớ nồi dung
bài thơ.
Khi dạy trẻ đọc đồng dao, ca dao: Tôi lồng ghép các bài đồng dao, ca dao vào
những trò chơi dân gian được tổ chức vào các hoạt động phù hợp và lồng ghép vào các
chủ điểm trẻ đang học.
Ví dụ:
- Chủ đề bản thân: đọc kết hợp chơi TCDG : Nu na nu nống

- Chủ đề gia đình : Đọc kết hợp với chơi TCDG : gánh gánh gồng gồng, dung
dăng dung dẻ,…
- Chủ đề nghề nghiệp đọc và kết hợp chơi TCDG: Rồng ra rồng rắn, dệt vải, kéo
cưa lừa xẻ
- Chủ đề TGĐV : Đọc và kết hợp chơi TCDG : Mèo đuổi chuột, con vỏi con voi
Ngoài ra, tôi cũng cung cấp cho trẻ những bài ca dao, tục ngữ trong các giờ đón trả trẻ
theo chủ đề. Ví dụ : Chủ đề gia đình, tơi dạy trẻ đọc:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong ngồn chảy ra
Một lịng thờ mẹ kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con.
Vào chiều thứ 6 hàng tuần, tơi cho các nhóm trẻ thi đua với nhau: thi kể chuyện,
đóng kịch, đọc thơ, đọc ca dao đồng dao,…
Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thơng qua hình thức tun
truyền, kết hợp với phụ huynh
Như chúng ta đã biết mối liên hệ giữa giáo viên, nhà trường, phụ huynh và cộng
đồng phải là một liên hệ thống nhất thì trẻ mới có thể phát triển một cách tồn diện
nhất. Vì vậy, tơi thường xun đổi mới hình thức tuyên truyền với phụ huynh: Trao
đổi, trò chuyện, xem băng đĩa, mời phụ huynh đến tham dự hội thảo, chuyên đề, các
hội thi, lễ hội về các hoạt động thi kể chuyện, đóng kịch…
Hàng tuần tơi cung cấp những bài thơ, câu chuyện, những bài đồng dao, ca dao
mà trẻ đang được học theo từng chủ đề ở trường bằng cách in lại nội dung yêu cầu phụ
huynh về nhà cùng đọc, cùng trẻ kể lại chuyện với con.
4


Qua bảng tun truyền, qua nhóm zalo của lớp, tơi và phụ huynh cùng trao đổi
q trình phát triển ngơn ngữ của trẻ để có những biện pháp phù hợp đối với từng trẻ,
nhóm trẻ.
*Kết quả đạt được.

Qua việc áp dụng các biện pháp trên, tôi đã thu được kết quả như sau:
+ Bản thân giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm và ngày càng sáng tạo, linh hoạt hơn
trong việc rèn trẻ 5 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
+ Về phía trẻ:
- 95% trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
- 90% trẻ diễn đạt rõ ràng, mạch lạc khi nói.
- 90% trẻ thuộc và biết đọc thơ diễn cảm
- 80 % trẻ kể lại truyện đã được nghe
- 83% trẻ biết đóng kịch theo tác phẩm văn học
+ Về phía phụ huynh: Phụ huynh dành nhiều thời gian hơn trong các hoạt động chăm
sóc, giáo dục trẻ nói chung và hoạt động rèn trẻ phát triển ngơn ngữ mạch lạc nói
riêng.
* Bài học kinh nghiệm
Trong q trình thực hiện đề tài bản thân tôi cũng đã rút ra một số bài học kinh
nghiệm sau:
- Bản thân giáo viên phải thường xuyên rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, đổi mới,
linh hoạt trong tổ chức các hoạt động.
- Cần tạo được mơi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích được cho trẻ
phát triển ngơn ngữ, thu hút trẻ tham gia các hoạt động
- Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ.
Kính thưa ban giám khảo, thưa tồn thể hội thi.
Chim khơn kêu tiếng rảnh rang
Người khơn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
Vâng, Tơi xin được trích câu ca dao của ơng cha ta xưa để một lần nữa nhấn
mạnh ý nghĩa của ngôn từ, của tiếng nói cũng là để nhấn mạnh ý nghĩa của đề tài mà
tôi vừa chia sẻ tới hội thi ngày hôm nay. Lời cuối, tôi xin chân thành cảm ơn sự chú ý
lắng nghe của toàn thể hội thi.

5




×