Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 21 trang )

MỤC LỤC
Trang
Sơ yếu lí lịch
Mục lục
Danh mục viết tắt
Lời cảm ơn
I. Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài
2. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài
II. Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện
Biện pháp 2: Áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng
Biện pháp 3: Dạy trẻ sử dụng đồ dùng phù hợp với ngôn ngữ,
lời dẫn chuyện.
Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ thi đua kể chuyện
Biện pháp 5: Tuyên truyền với phụ huynh việc dạy trẻ kể
chuyện.
4. Kết quả
III. Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
2. Bài học kinh nghiệm
3. Những khuyến nghị và đề xuất
IV. Tài liệu tham khảo

1/26

1
2


3
4
5
6
6
7
7
7
8
8
11
13
15
16
17
18
18
20
20
21


DANH MỤC VIẾT TẮT:
LQVH : làm quen văn học
MN:Mầm non
GDMN:Giáo dục mầm non
BGH: Ban giám hiệu
TGTV: Thế giới thực vật
HĐ : Hoạt động
MGL: Mẫu giáo lớn

GD: Giáo dục
CSGD: Chăm sóc giáo dục

2/26


LỜI CẢM ƠN !
Để hoàn thành được sáng kiến kinh nghiệm này trước hết là nhờ sự quan
tâm chỉ đạo sâu sát phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai, sự đồng tình
ủng hộ của phụ huynh học sinh, sự cộng tác đắc lực của tập thể cán bộ, giáo
viên, công nhân viên trường Mầm non Mỹ Hưng, sự đóng góp chân thành của
các bạn đồng nghiệp, bên cạnh đó là tinh thần vượt khó, khắc phục khó khăn của
bản thân để hoàn thành được sáng kiến và từng bước áp dụng hiệu quả.
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các cấp, lãnh đạo phòng
GD&ĐT huyện Thanh Oai cùng Ban giám hiệu trường Mầm non Mỹ Hưng, đội
ngũ Cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi
hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này !
Trong quá trình hoàn thành sáng kiến, không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng
nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

3/26


I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu
giáo lớn thông qua hoạt động LQVH thể loại truyện kể”
Lý do chọn đề tài
“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ biết học hành là ngoan” Trẻ em là

những chủ nhân tương lai của đất nước, đất nước có giàu mạnh, tươi đẹp hay
không là một phần nhờ vào thế hệ hôm nay. Chính vì vậy mục tiêu của giáo dục
mầm non hiện nay là phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Ở trẻ giống như một tờ
giấy trắng và cô giáo mầm non là người vẽ những nét bút đầu tiên lên trang giấy
đó, nếu chúng ta vẽ những nét bút có đẹp hay không cũng góp phần hình thành
nhân cách trẻ sau này cho nên các hoạt động giáo dục ở trường mầm non vô
cùng quan trọng, trong đó việc rèn cho trẻ có những năng tự phục vụ bản thân là
vô cùng quan trọng
Hiện nay trong các bậc học mầm non cũng như tiểu học đang biệt quan
tâm và trú trọng việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. Đặc biệt qua các kênh truyền
thông cũng nói về vấn đề này rất nhiều. Vậy kỹ năng sống là gì?Với mục tiêu
của giáo dục mầm non hiện nay đối với trẻ mẫu giáo nhằm hình thành phát triển
toàn diện cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Ở trẻ giống như
một tờ giấy trắng và cô giáo mầm non là người vẽ những nét bút đầu tiên lên
trang giấy, nếu chúng ta vẽ lên những nét bút có đẹp hay không cũng góp phần
hình thành nhân cách của trẻ sau này cho nên các hoạt động giáo dục trẻ trong
trường mầm non là vô cùng quan trọng trong đó lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
giúp trẻ có thể tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh.
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội,
phòng Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện mục tiêu chương trình chăm sóc
giáo dục mầm non được dựa trên 5 lĩnh vực, phát triển thể chất, phát triển nhận
thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ để giáo
dục trẻ một cách toàn diện về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và lao động.
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non gồm có nhiều hoạt
động học, mỗi hoạt động học đều có ý nghĩa, tác dụng khác nhau, liên kết với
nhau, bổ sung cho nhau nhằm hình thành cho trẻ các biểu tượng ban đầu về thế
giới xung quanh, cuộc sống và nhân cách con người.
Trong đó làm quen với văn học là một hoạt động học đem lại cho trẻ nhiều
ấn tượng và lý thú, phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, óc sáng tạo, phân biệt được
xấu, tốt, thiện ác …

4/26


Chính vì những lý do nêu trên mà phát triển ngôn ngữ cho trẻ là mục tiêu
quan trọng nhất của giáo dục mầm non.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm
với nghệ thuật ngôn ngữ. Những bài hát ru, đồng dao, dân ca đã sớm đi vào tâm
hồn trẻ thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì
vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động kể chuyện là con
đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất.
Thông qua việc kể truyện cho trẻ nghe hay dạy trẻ kể chuyện giúp trẻ phát
triển được năng lực tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ định, biết yêu quý cái đẹp,
trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, kể về
sự vật, sự việc nào đó bằng chính ngôn ngữ của trẻ.Chính vì vậy tôi đã chọn đề
tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn
thông qua hoạt động LQVH thể loại truyện kể” để từ đó giúp trẻ tự tin kể
chuyện nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài:
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 09 năm 2015 đến tháng 03 năm 2016
Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi
II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Cơ sở lý luận:
Trẻ 5-6 tuổi sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đã được mở rộng hơn, khả
năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ, hoàn cảnh của trẻ cũng bắt đầu phát
triển.
Bằng các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên
nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ
nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học.
Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là một dạng hoạt động tổ chức cho trẻ tự hoạt
động văn học nghệ thuật. Chỉ có để trẻ tự hoạt động thì mới phát triển được tính

tích cực của cá nhân trẻ, giúp trẻ cảm thụ văn học.
Những câu chuyện cổ tích về tình cảm gia đình, thế giới loài vật…Chính
là người bạn tốt nhất đi theo trẻ trong suốt quá trình phát triển. Những câu
chuyện xúc động, sâu lắng sẽ giúp trẻ dần dần khôn lớn sở hữu một khối kiến
thức phong phú. Những hình tượng nhân vật cao đẹp trong truyện sẽ là tấm
gương để trẻ học tập, những chi tiết hấp dẫn cảm động trong chuyện sẽ bồi
dưỡng những tình cảm sâu lắng trong tâm hồn trẻ thơ.
Trong năm học 2015 - 2016 tôi được nhà trường phân công dạy lớp5 tuổi.
Tổng số cháu của lớp là : 28 cháu.
5/26


+ Số cháu nam
: 12 cháu
+ Số cháu nữ
: 16 cháu
(2 cháu nam bị khuyết tật bẩm sinh)
Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài
T
T
1

2

3

4

Nội dung
Khả năng

phát âm
chuẩn
Khả năng
diễn đạt câu
rõ ràng, mạch
lạc
Trẻ biết thể
hiện giọng
điệu phù hợp
với tính cách
nhân vật
Trẻ hứng thú
tham gia kể
chuyện

Tốt
SL Tỉ lệ
(trẻ)
%

Khá
SL
Tỉ lệ
(trẻ)
%

TB
SL
Tỉ lệ
(trẻ)

%

Yếu
SL
Tỉ lệ
(trẻ)
%

10

38,2
%

8

31,3
%

6

23%

2

7,5%

10

38,2
%


10

38,2
%

4

15,1
%

2

7,5%

5

19,2
%

6

23%

12

46,3
%

3


11,5%

5

19,2
%

7

27%

9

34,6
%

5

19,2%

a/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường đầu tư trang thiết bị
tương đối đầy đủ.
- Bản thân là một giáo viên có trình độ chuyên môn, yêu nghề mến trẻ, có
tâm huyết với ngành. Có khả năng đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe và biết định
hướng cho trẻ kể chuyện sáng tạo có hiệu quả, tạo được môi trường hoạt động ở
lớp tương đối đầy đủ.
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Được sự tín nhiệm của phụ huynh. Phụ huynh đã quan tâm đến hoạt

động học của con em mình tại trường Mầm non.
- Các cháu trong lớp khỏe mạnh, nhanh nhẹn, đi học đều.
b. Khó khăn
- Lớp học có 2 cháu bị khuyết tật trong đó 1 cháu bị câm điếc bẩm sinh
nên việc truyền đạt kiến thức cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
6/26


- Đồ dùng trực quan còn ít chưa đa dạng, phong phú.
- Phụ huynh phần lớn là lao động nghèo, nên rất khó khăn trong việc hỗ
trợ kinh phí.
3. Những biện pháp thực hiện đề tài:
* Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện
- Môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết, trong năm học 2015 – 2016
để thực hiện tốt việc dạy trẻ kể chuyện, tôi đã đi sâu vào chuyên đề văn học là
trang trí môi trường học tập cho trẻ. Đặc biệt là góc văn học, tôi luôn tạo ra góc
văn học hấp dẫn và lôi cuốn trẻ. Bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của các câu
chuyện nổi bật vào góc văn học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện
trên các mảng tường. Vẽ và sưu tầm một số bộ tranh chuyện cho trẻ hoạt động
hàng ngày. Những câu chuyện được thể hiện trên các mảng tường giúp trẻ tri
giác, thảo luận, bàn bạc về câu chuyện đó. Từ đó trẻ biết vận dụng kiến thức đó
vào kể chuyện.

7/26


Hình ảnh góc văn học
Ngoài việc trang trí trên các mảng tường tôi còn tạo những góc mở cho trẻ
hoạt động, tôi đã làm những nhân vật rối dẹt cho trẻ gài, gắn trên những góc mở
đó. Ngoài ra tôi còn làm rối đế, rối tay để đồ dùng được sống động, nghộ

nghĩnh, có sự di chuyển được gắn với thực tế, với đời sống hàng ngày. Đây là
một số mô hình người, rối tay mà tôi đã làm.

Mô hình người
8/26


Rối tay
Ngoài ra tôi còn làm các nhân vật trong các câu chuyện cổ tích thay đổi
theo từng chủ đề để dán, trang trí cho góc văn học và những nhân vật đó được
ứng dụng vào trong các câu chuyện theo từng chủ đề nhánh.
Một sản phẩm mà tôi tâm đắc và trẻ cũng rất yêu thích đó là tôi sử dụng
luôn những ngón tay nhỏ bé của trẻ, vẽ lên đó những khuôn mặt của nhân vật để
trẻ sử dụng chúng kể chuyện.
VD :Câu chuyện “ Cáo thỏ và gà trống” tôi cho trẻ chơi hoạt động góc trẻ
có thể sử dụng các ngón tay của mình để điều khiển rối.Lúc đầu tất các các bạn
cáo thỏ và gà trống đều ra chào sau đó khi từng nhân vật xuất hiện cô đưa từng
nhân vật ra cô lại gập đầu ngón tay lại khi các nhân vật biến mất ở câu chuyện
Ngoài việc chú trọng xây dựng môi trường học tập ở góc văn học tôi còn
tận dụng cả những hình ảnh trang trí ở các góc khác như góc xây dựng, góc nghệ
thuật, ngay cả những hình ảnh trang trí trên những mảng tường ngoài sân cũng
được tận dụng để hướng dẫn trẻ kể chuyện.
VD : Chủ đề : Nghề nghiệp , hình ảnh ở góc xây dựng tôi trang trí trên tường là
2 chú lợn ngộ nghĩnh đang xây nhà.
Từ hình ảnh góc xây dựng tôi đã gợi ý, hướng dẫn trẻ và trẻ đã kể được câu
chuyện “Ba chú lợn nhỏ”. Câu truyện được trẻ kể như sau
9/26


Trong khu rừng nọ có 3 chú lợn nhỏ, một hôm ba chú lợn cùng rủ nhau

xây nhà giêng cho mình .
Lợn Trắng xây một ngôi nhà bằng rơm
Lợn Đen xây một ngôi nhà bằng nứa
Lợn Hồng xây một ngôi nhà bằng gạch
Lợn Trắng và Lợn Đen xây song trước liền đến chế diễu Lợn Hồng :
Cậu chăm chỉ cẩn thận thể để làm gì ?
Một hôm hổ vằn đi qua, Hổ Vằn nói : Lợn Trắng kia mở cửa mau nếu không ta
sẽ thổi bay ngôi nhà của ngươi , Lợn Trắng nhất định không mở, Hổ Vằn trợn
mắt phồng má thổi “phù…phù” ngôi nhà băng rơm của Lợn Trắng bay tung từng
mảng, Lợn Trắng sợ quá ba chân bốn cẳng chạy đến ngôi nhà của Lợn Đen, Lợn
Trắng nói với Lợn Đen : Lợn Trắng ơi mau cài cửa mau, Hổ Vằn đang đến
đấy!
Hai bạn vừa vào trong nhà thì nghe thấy tiếng gõ cửa của Hổ Vằn: “Cộc !
Cộc !Lợn Đen mau mở cửa ngay, nếu không ta sẽ ẩy đổ ngôi nhà của ngươi.Lợn
Trắng và Lợn Đen không mở cửa. Hổ Vằn tức giận liền đẩy đổ ngôi nhà
Lợn Đen và Lợn Trắng cuống cuồng bỏ chạy đến nhà của Lợn Hồng
Lợn Hồng ơi! Mau khóa cửa lại Hổ Vằn đến đấy.Hổ vằn lại đến gõ cửa ngôi nhà
gạch của Lợn Hồng. Cả ba chú lợn nhỏ đều không ra mở cửa, Hổ Vằn gầm lên
Nói xong, Hổ vằn phồng má, trợn mắt lên thổi. Nó thổi rất mạnh, rất lâu nhưng
ngôi nhà không hề rung chuyển .Trong ngôi nhà gạch vững chắc của Lợn Hồng,
ba chú lợn nhỏ vẫn ăn uống vui vẻ. Hổ Vằn biết là không thể làm đổ ngôi nhà
gạch, bèn cụp đuôi lủi nhanh vào rừng.
Tôi cho trẻ nhấn mạnh và kể lại những từ khó, từ đó giúp ngôn ngữ của trẻ mạch
lạc hơn, trẻ tự tin hơn.
Tôi không chỉ hướng dẫn, gợi ý cho trẻ kể những câu chuyện từ những hình
ảnh trang trí ở góc xây dựng, trên các mảng tường ngoài sân mà ngay cả trong
giờ hoạt động góc trẻ chơi ở góc văn học, tôi thường cho trẻ vẽ tranh theo câu
chuyện và hướng cho trẻ vẽ tranh theo chủ đề đang học, tôi thường xuyên động
viên gợi mở để hỏi trẻ vẽ tranh gì và hãy kể về bức tranh mà con vẽ được...Từ
những hình ảnh trẻ vẽ được trẻ có thể kể theo ý thích cho cô và các bạn cùng

nghe.
Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
Như chúng ta đã biết việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là
không thể thiếu trong mỗi hoạt động làm quen văn học nhất là truyện kể.
10/26


Ngoài việc làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo tôi còn đưa công nghệ thông tin
vào với các hình ảnh đều là động nên trẻ rất thích và tôi thấy điều đó là rất quan
trọng , cần thiết vì công nghệ thông tin giúp giáo viên thuận lợi trong việc giảng
dạy, đồ dùng trực quan sinh động giúp hấp dẫn trẻ khi kể chuyện hơn.

Hình ảnh áp dụng công nghệ thông tin
11/26


Biện Pháp 3: Dạy trẻ sử dụng nhân vật (đồ dùng) phù hợp với ngôn
ngữ, lời kể chuyện:
VD: Giọng của chó sói, cáo thì phải giữ giằn, gian sảo. Giọng của những
con vật hiền lành như dê, thỏ thì nói nhẹ nhàng, nhút nhát, …
VD: Đối với câu chuyện “Dê đen dũng cảm”
- Dê Trắng là một nhân vật nhút nhát, yếu đuối nên khi gặp chó sói, bị chó
sói quát mắng thì run rẩy và trả lời sói với giọng nhỏ, sợ hãi.
- Con chó Sói khi gặp dê trắng thì oai vệ, quát to, giọng giữ giằn thế
nhưng khi gặp Dê Đen, thấy Dê Đen dũng cảm thì giọng Sói lại nhẹ nhàng, nhún
nhường.
- Dê Đen có giọng nói to, tỏ vẻ oai vệ, dũng cảm.
Khi trẻ đã biết cách sử dụng ngữ điệu, giọng điệu phù hợp với nhân vật thì
câu chuyện kể sẽ hấp dẫn, thu hút được sự chú ý từ người nghe hơn rất nhiều.
Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tôi thường phải chuẩn bị cho trẻ rất nhiều tranh

ở các góc hoạt động của lớp. Nhưng nhiều nhất vẫn là góc văn học. Những bức
tranh đó có thể là do tôi sưu tầm hay những sản phẩm tranh của trẻ vẽ ra, hay
những chú rối nhỏ xinh xinh trẻ làm cùng cô khiến trẻ vô cùng thích thú.

Hình ảnh sử dụng để trẻ kể chuyện
12/26


Trong giờ đón trẻ tôi thường hướng trẻ vào các góc chơi mà trẻ thích và
hướng dẫn, gợi ý cho trẻ được kể chuyện theo tranh mà cô đã chuẩn bị (Các bức
tranh của cô chuẩn bị thay đổi theo từng chủ đề). Tôi thường kể cho trẻ nghe các
câu chuyện qua hình ảnh tranh vào giờ trả trẻ hay các hoạt động khác. Đây
cũng là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, là cơ sở cho trẻ có
kiến thức vững vàng khi kể chuyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Qua
cách làm quen như vậy trẻ cũng biết đánh giá, nhận xét về đặc điểm, tính cách
của các nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình. Cũng qua cách làm này sẽ
giúp trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ
Ngoài ra tôi cũng đã sử dụng rất nhiều băng đĩa do nhà trường mua hay
những câu chuyện cổ tích để mở cho trẻ xem. Cô cùng trẻ sẽ đàm thoại về câu
chuyện đó để nhận xét về nội dung câu chuyện một cách chính xác và nêu lên ý
tưởng của mình qua sự nhận thức.
Việc dạy kể chuyện tôi thường dạy trẻ theo từng nhóm , theo thời gian
thực hiện 1 tuần hoặc hai tuần, kết hợp lồng ghép các môn học khác, các trò chơi
để củng cố, khắc sâu sẽ kích thích được trẻ hoạt động tốt hơn.
Tôi dạy trẻ sử dụng đồ dùng trực quan để kể chuyện. Dạy trẻ sử dụng từng
nhân vật, kết hợp với lời nói, ngôn ngữ biểu cảm cùng với cách diễn
* Kể chuyện sử dụng đồ dùng trực quan
Cô hướng dẫn trẻ kể câu chuyện “Về quê” với chủ đề Gia đình
Cu Tí là một cậu bé rất tinh nghịch. Kỳ nghỉ hè nào bố mẹ cũng cho Cu Tí
về nhà ông bà nội. Cu Tí rất thích về nhà bà nội vì nhà bà có vườn cây ăn quả

với rất nhiều loại cây. Các con thử kể xem vườn cây nhà bà có những loại cây ăn
quả gì? (Trẻ kể, chọn hình ảnh các loại cây ăn quả và gắn lên)
Vườn cây nhà bà Cu Tí có rất nhiều loại cây. Nào là mít, soài, cam canh và
có cả bưởi diễn nữa đấy…
Nhà bà còn có ao thả cá nữa đấy. Theo các con ao cá nhà bà có những loại
cá gì? (Trẻ kể, chọn hình ảnh các loại cá và gắn lên).
Đặc biệt nhà bà Cu Tí còn nuôi rất nhiều những con vật nuôi đáng yêu.
Bạn nào có thể kể giúp cô những con vật được bà Cu Tí nuôi nào? (Trẻ kể, chọn
hình ảnh những con vật nuôi và gắn lên).
Có chú chó lông vàng đốm trắng, 2 chú lợn ụt ịt và thật nhiều gà vịt ở
ngoài vườn.

13/26


Cu Tí hay vuốt ve lông chú mèo tam thể nhà bà. Các con đã bạn nào được
vuốt ve lông chú mèo chưa? Khi vuốt lông chú mèo các con cảm thấy lông của
chúng như thế nào?
Cu Tí cũng thấy lông chú mèo rất mềm mượt nên chú rất thích. Thỉnh
thoảng Cu Tí ra vườn đuổi bắt lũ vịt con. Các con thử đoán xem khi bị Cu Tí
đuổi bắt lũ vịt con sẽ như thế nào?
Chúng chạy toán loạn và kêu “vít vít …” thật vui tai. Cu Tí thấy vậy thích
trí đứng cười sằng sặc.
Mỗi kỳ nghỉ hè là một kỷ niệm không thể quên đối với Cu Tí. Càng lớn
Cu Tí càng thấy yêu quê hương nơi có ông bà nội với những cảnh vật thật thân
quen, gần gũi.
- Dạy trẻ ghép tranh kể chuyện: Cho trẻ chọn những tranh mà trẻ thích
ghép thành một câu chuyện sau đó kể từng tranh kết hợp với từng lời nói chỉ dẫn
thông qua các nhân vật trong tranh.
Ví dụ: Câu chuyện “đôi bạn”

Trong khu rừng kia có bạn mèo và bạn voi chơi với nhau rất thân. Một
buổi sáng đẹp trời, voi con đi dạo quanh khu rừng thì nghe có tiếng khóc. Đố
các con biết đó là tiếng khóc của ai?
A! đó chính là tiếng khóc của mèo con đấy. Thế theo các con thì làm sao
mà mèo con lại khóc nhỉ?
Mèo con khóc là vì chú bị đau răng. Không biết vì sao mèo lại đau răng,
có bạn nào biết không?
Mèo đau răng là vì chú ăn nhiều bánh kẹo, ăn thức ăn vào buổi tối mà lại
không chịu đánh răng đấy.
Voi con phát hiện mèo bị sâu răng rất nhiều. Theo các con voi sẽ khuyên
mèo điều gì?
Voi khuyên mèo không nên ăn nhiều bánh kẹo, đặc biệt vào buổi tối. Và
nhất định mèo phải đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày. Theo các con thì nên đánh
răng vào lúc nào?
Đúng rồi đấy, voi khuyên mèo nên đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ
và buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Từ hôm đó ngày nào mèo con cũng đánh răng 2 lần 1 ngày và mèo cũng ít ăn
bánh kẹo nên chú không bị đau răng nữa, mèo con cảm ơn voi rất nhiều vì đã khuyên
mình những lời khuyên bổ ích. Hai bạn voi và mèo ngày càng thân thiết hơn.
- Dạy trẻ ghép các nhân vật để kể chuyện tôi thường cho trẻ chọn những
nhân vật trẻ thích, sau đó ghép các nhân vật với nhau tạo thành một câu chuyện
14/26


theo ý tưởng tượng của trẻ. Cô cho trẻ kể chuyện đồng thời gợi mở để trẻ hoàn
thiện câu chuyện của mình tốt hơn.

* Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ thi đua kể chuyện .
Biện pháp này là không thể thiếu được trong đời sống tập thể của trẻ. Bởi
vậy khi tổ chức trên tiết học cần đưa biện pháp này để tạo hứng thú cho trẻ

VD: Trong một giờ dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tôi cho trẻ kể theo nhóm.
Khi nhóm 1 đã kể xong rồi, cô mời trẻ nhận xét xem nhóm 1 đã kể hay chưa
Sau đó cô củng cố, nhận xét lại.
- Mời nhóm 2 thi đua kể chuyện sáng tạo với nhóm 1.
- Mời trẻ nhận xét nhóm 2 kể. Sáng tạo ở chỗ nào.
- Cô nhận xét nhóm 2 kể chuyện. Động viên, khuyến khích trẻ.
Với hình thức thi đua như thế này tôi nhận thấy trẻ kể chuyện rất hào hứng
và có nhiều sáng tạo. Trẻ thích thể hiện mình hơn, kể chuyện tự tin hơn, từ ngữ
trẻ sử dụng phong phú, hấp dẫn hơn.
VD: Với đề tài “kể chuyện sáng tạo về các con vật nuôi trong gia đình bé”,
trẻ đã kể được những câu chuyện như sau:
Đội 1: Nhà mình nuôi rất nhiều những con vật đáng yêu. Nhưng mình yêu
quý nhất là chú chó Đốm. Gọi là chú chó Đốm vì trên người chú chó có những
đốm lông đen xen kẽ với những đốm lông màu trắng tinh trông rất đẹp mắt. Mỗi
lần mình đi học, đi chơi về là Đốm lại chạy đến vẫy đuôi tít thò lò tỏ vẻ vui
mừng. Đốm nhà mình đang có em bé trong bụng, không biết rằng những chú
Đốm con trông sẽ ra sao nhỉ. Mình rất mong đến ngày được nhìn thấy những
chú đốm con.
Đội 2: Nhà tớ có nuôi rất nhiều những chú thỏ, chú thì có màu lông trắng
tinh, chú thì có màu xám như màu lông chuột. Điều đặc biệt mà mình thích ở
những chú thỏ là bộ lông của chú rất mềm và mượt. Những chú thỏ này là do bố
tớ đi công tác mang về. Tớ rất yêu những chú thỏ này, ngày ngày tớ cho chúng
ăn lá rau muống, lá vông. Khi nào tớ mời các bạn về nhà tớ để thăm những chú
thỏ đáng yêu này nhé.
- Tôi luôn động viên khích lệ trẻ để trẻ tích cực tham gia kể chuyện sáng
tạo. Từ đó tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ được phát huy, đó chính là
động lực để trẻ nỗ lực thi đua, cố gắng.
* Biện pháp 5: Tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh việc dạy trẻ kể
chuyện .
15/26



- Việc dạy trẻ kể chuyện để phts triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ không
chỉ riêng nhà trường mà kết hợp với cả gia đình, đây là một biện pháp không thể
thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quyết định trong việc tạo nguồn nhiên liệu của
góc văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh để hiểu rõ được tầm quan trọng
của việc cho trẻ làm quen với văn học. Việc đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe là
một trong những cách tốt nhất khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng
tượng và óc sáng tạo.
Trong cuộc họp đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển
ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là qua hoạt động kể chuyện sáng tạo. Qua đó phụ
huynh thấy được việc phát triển ngôn ngữ của trẻ như thế nào và có biện pháp
kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ tại gia đình.
Tôi thường trao đổi với phụ huynh về câu chuyện trẻ đã được kể sáng tạo
trên lớp, vận động phụ huynh về nhà cho trẻ kể lại câu chuyện đó cho cả nhà
cùng nghe hoặc động viên trẻ kể câu chuyện khác, như vậy ngôn ngữ của trẻ
được phát huy một cách phong phú và đa dạng.
Vận động phụ huynh tự nguyện ủng hộ nguyên liệu sẵn có, dễ tìm như:
báo họa mi, vải vụn, len vụn, các vỏ hộp, xốp… vì vậy nhiều phụ huynh đã sưu
tầm và ủng hộ sách tranh truyện…giúp cho góc văn học của lớp thêm phong phú
Có thể nói công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh là một việc làm rất
quan trọng trong việc dạy trẻ kể chuyện để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
4/ Kết quả
a/ Về bản thân
- Tôi đã thấy nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp.
- Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy trẻ kể chuyện để phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Tạo môi trường cho trẻ hoạt động ở các góc tốt, đặc biệt là góc văn học.
b/ Về trẻ

T
T

Nội dung

Tổn
g số
trẻ

1

Khả năng phát
âm chuẩn

26

2

Khả năng diễn

26

16/26

Đầu năm

Cuối năm

Xếp
loại


Số
trẻ

Tỉ lệ
%

Số
trẻ

Tỉ lệ
%

Tốt
Khá
TB
Yếu
Tốt

10
8
6
2
10

38,2
31,3
23
7,5
38,2


20
6
0
0
19

77
23
0
0
73

Tăn
Giảm
g
Tỷ lệ
Tỷ lệ
%
%

38,8
8,3
23
7,5
34,8


đạt câu rõ ràng,
mạch lạc

3

Trẻ biết thể hiện
giọng điệu phù
hợp với tính
cách nhân vật

4

Trẻ hứng thú
tham gia kể
chuyện

26

26

Khá
TB
Yếu
Tốt
Khá
TB
Yếu
Tốt
Khá
TB
Yếu

10

4
2
5
6
12
3
5
7
9
5

38,2
15,1
7,5
19,2
23
46,3
11,5
19,2
27
34,6
19,2

12
0
0
14
6
5
1

15
10
1
0

46,3
0
0
53
23
19,2
3,8
57
38,2
3,8
0

8,1
15,1
7,5
33.8
27,1
7,7
38,8
11,2
30,8
19,2

3/ Về đồ dùng trực quan
- Xây dựng một góc tuyên truyền về các câu chuyện sáng tạo của cô, của

trẻ đa dạng phong phú
- Sưu tầm rất nhiều tranh ảnh theo từng chủ đề cho trẻ kể chuyện
- Làm 20 con rối dẹt, 12 con rối tay cho trẻ hoạt động
- Một sân khấu rối, 1bàn xoay cho cô và trẻ kể chuyện
- Lớp học đã được kết nối internet góp phần tích cực trong việc dạy và
học.
4/ Về phụ huynh
- Đã ủng hộ nguyên vật liệu để tạo góc văn học cho lớp
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kể chuyện qua đó phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
III/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua hoạt động dạy trẻ kể truyện tôi nhận thấy ngôn ngữ của trẻ được
phát triển rõ rệt. Khả năng diễn đạt câu của trẻ rõ ràng, mạch lạc hơn. Trẻ biết
thể hiện giọng điệu phù hợp với từng hoàn cảnh. Và đặc biệt trẻ hứng thú tham
gia hoạt động kể chuyện .
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động dạy trẻ kể chuyện là một
việc làm hết sức cần thiết trong chương trình đổi mới hiện nay. Đòi hỏi cô giáo
phải có sự sáng tạo, linh hoạt khi dạy trẻ. Phải có sự rèn luyện kiên trì giữa cô và
trẻ thì mới đạt kết quả cao vì đây là một hoạt động rất khó đối với cả cô và trẻ.
2. Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên về việc dạy trẻ
kể chuyện để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tôi đã rút ra một số bài học kinh
nghiệm sau:
17/26


- Cô giáo phải đi sâu nghiên cứu để tạo ra được môi trường tốt cho trẻ
hoạt động một cách tích cực nhất, biết tạo cảm xúc cho trẻ khi kể chuyện.
- Thường xuyên trò chuyện với trẻ, khơi gợi cho trẻ đặt tên cho nội dung

vừa trò chuyện hoặc tóm tắt lại những điều vừa trò chuyện.
- Cho trẻ tham quan, hướng dẫn trẻ quan sát sự vật, hiện tượng nhằm mở
rộng vốn hiểu biết cho trẻ, kết hợp đàm thoại để trẻ hiểu sâu bản chất của sự vật,
hiện tượng để nói lên nhận xét của mình.
- Làm tốt công tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh để được sự quan
tâm nhiệt tình tạo điều kiện cho trẻ phát triển khả năng diễn đạt
- Đưa công nghệ thông tin vào bài dạy
- Mở rộng vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động như trò chuyện giữa cô và
trẻ, trẻ với cô hay qua những hình ảnh tranh truyện trên máy tính.
3. Những khuyến nghị và đề xuất:
Để thực hiện một đề tài phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện bản thân tôi là một giáo viên tôi xin đề
nghị như sau:
Kính mong các cấp, các ngành tạo điều kiện và quan tâm đến trường mầm
non Mỹ Hưng về cơ sở vật chất cũng như đồ dùng, đồ chơi phục vụ giảng dạy.
- Tạo cơ hội cho giáo viên được đi tham quan các trường trọng điểm để
học tập.
- Thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ tin học cho giáo viên.
- Đề nghị các cấp, các ngành quan tâm hơn đến đời sống của chị em giáo
viên.
- Vậy kính mong các cấp lãnh đạo hết sức giúp đỡ chúng tôi.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VI

Mỹ Hưng, ngày 5 tháng 04 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác
Tác giả ký tên

Phạm Thị Duyên


18/26


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
ST
T
1

TÊN TÀI LIỆU

Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với Đinh Hồng Thái

2
3

văn học
Phương pháp phát triển lời nói trẻ em
Đinh Hồng Thái
Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện Đinh Hồng Thái

4

nhắm phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em Lưu Thị Lan

5

(0-6 tuổi)
Một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo tranh Huỳnh Áo Hồng

nhằm phát triển lời nói mạch lạc.

19/26

TÁC GIẢ


Ý kiến nhận xét, đánh giá xếp loại của hội đồng khoa học Trường
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Chủ tịch hội đồng
(Ký tên, đóng dấu)

Ý kiến nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học cơ sở
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Chủ tịch hội đồng
(Ký tên, đóng dấu)

20/26


21/26



×