Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN môn NHẬP môn NĂNG lực THÔNG TIN tác động tiêu cực của việc xem những nội dung độc hại trên mạng xã hội facebook đối với trẻ vị thành niên ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.94 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ
MƠN: NHẬP MƠN NĂNG LỰC THÔNG TIN
Giảng viên: TS.Trần Thị Thanh Vân

TÊN ĐỀ TÀI:
Tác động tiêu cực của việc xem những nội dung
độc hại trên mạng xã hội Facebook đối với trẻ vị
thành niên ở Việt Nam
Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Hà Nội 11/2021


MỤC LỤC
1.

MỞ ĐẦU................................................................................................................

2.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...............................................................................

2.1.Chủ đề và câu hỏi nghiên cứu.........................

2.2.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu...................
3.

GIẢI THÍCH CÁC KHÁI NIỆM KHOA HỌC....................................................



3.1.Các nội dung tiêu cực trên mạng xã hội........

3.2.Mạng xã hội Facebook.....................................
3.2.1. Mạng xã hội.............................................................................................
3.2.2. Mạng xã hội Facebook.............................................................................

3.3.Trẻ vị thành niên................................................
4.
TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG NỘI DUNG TIÊU CỰC ĐẾN TRẺ VỊ THÀNH
NIÊN Ở VIỆT NAM...................................................................................................

4.1.Tác động về hành vi.........................................

4.2.Tác động về tâm lý...........................................
5.
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG NỘI DUNG TIÊU CỰC
ĐẾN TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM..............................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................


1. MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống Internet, mạng xã hội đã và
đang chiếm lĩnh các kênh thơng tin, giải trí, trở thành kênh giao lưu kết nối với mọi
đối tượng, thông tin ở khắp mọi nơi. Với sự phát triển không ngừng của truyền thông,
đặc biệt là mạng xã hội Facebook, chúng ta chỉ cần ngồi lướt điện thoại là có thể cập
nhật được vơ vàn thơng tin trên tồn thế giới. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các thông
tin đưa lên mạng đều khơng qua kiểm chứng, nó có thể là nội dung tốt, có ích nhưng
cũng có nhiều nội dung xấu, độc hại làm ảnh hưởng tiêu cực đối với nhiều người đặc
biệt là trẻ vị thành niên- đối tượng rất nhạy cảm trong việc tiếp nhận các thông tin.

Tại cuộc giao lưu trực tuyến “Bàn về văn hoá ứng xử của giới trẻ trên không
gian mạng” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức ngày 5/11/2019, đã thống kê ở Việt
Nam hiện nay có hơn 60 triệu người đang sử dụng Internet và hơn ⅓ trong số đó là trẻ
vị thành niên (theo số liệu của UNICEF). Hội thảo khoa học Nghiện internet ở thanh
thiếu niên Việt Nam: Thực trạng và giải pháp cũng đã chỉ ra đang có tới 70,1% người
dùng các trang mạng xã hội ở nước ta có độ tuổi từ 13 đến 34. Thực trạng này đã cho
thấy độ tuổi sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là rất trẻ, trong đó có cả trẻ vị thành
niên, những người tham gia mạng xã hội 1 cách tự phát, khơng hề có kiến thức hay
tâm lí phịng bị trước những thơng tin thật giả tràn lan. Cũng theo khảo sát của
UNICEF, 1/4 số trẻ được khảo sát chia sẻ rằng các em từng có trải nghiệm đau buồn
khi sử dụng mạng xã hội. Đây là một nguy cơ thực sự trong thời buổi mạng xã hội
đang lên ngơi. Vì vậy, nhóm đã lựa chọn và tìm hiểu về đề tài “Tác động tiêu cực của
nội dung độc hại trên mạng xã hội Facebook đối với trẻ vị thành niên tại Việt Nam” để
thấy được những ảnh hưởng xấu của mạng xã hội đến thế hệ tương lai, từ đó đề ra một
số giải pháp để giảm thiểu, hạn chế tình trạng này, góp phần giải quyết một vấn đề
nhức nhối đang tồn tại trong xã hội.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Chủ đề và câu hỏi nghiên cứu

Mạng xã hội
Chủ đề chính


Chủ
hạn

đề

Chủ


đề

hẹp/ cụ thể
Câu
nghiên
chính

Câu
nghiên cứu cụ
thể

2.2.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: mạng xã hội Facebook ở Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung tiêu cực trên mạng xã hội Facebook ở Việt
Nam
3. GIẢI THÍCH CÁC KHÁI NIỆM KHOA HỌC
3.1.

Các nội dung tiêu cực trên mạng xã hội

Mạng xã hội được ví như con dao 2 lưỡi ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm
họa khó lường đối với người sử dụng khơng đúng mục đích. Thực tế, bên cạnh các
thơng tin bổ ích, có giá trị đối với xã hội thì cịn vơ số thơng tin, hình ảnh có nội
dung xấu độc.
Hiện nay, lướt mạng xã hội đặc biệt là Facebook khơng khó để tìm thấy những
video mang nội dung: Ăn uống mất vệ sinh; Bạo lực; Đồi trụy; Phá hoại đồ đặc, tài

sản; Nhạo báng, vu khống hoặc trêu đùa quá mức với người khác,… Đó là những
video có nội dung xấu, độc hại, khơng những khơng đem lại nội dung lành mạnh, bổ
ích mà cịn có thể ảnh hưởng khơng tốt tới người xem, đặc biệt là trẻ em.


Theo Đại tá, Ths. Nguyễn Đức Thắng - Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự
cho biết, thông tin xấu độc tán phát trên internet và mạng xã hội là những thơng tin bịa
đặt, bóp méo sự thật, xun tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai,
thật giả; hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và
định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch. Một số thông tin chưa được kiểm
chứng, thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức; một số thơng tin có
những ngơn từ thơ tục nội dung phản cảm, thậm chí soi mói, bình phẩm chủ quan
chuyện đời tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều cá nhân, gây
bức xúc trong dư luận xã hội; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ
tục; kích động đồi trụy, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống,…
Các nội dung tiêu cực trên mạng xã hội đối với trẻ vị thành niên:
Những nội dung vu khống, nói xấu trên mạng xã hội: Là những bài viết, video
cố ý đưa ra hoặc cố ý loan truyền những thông tin không đúng sự thật có nội
dung xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín người khác (Bộ Luật Hình sự
năm 2015)

(Nhóm địi nợ ghép hình con nợ “ngồi trên bàn thờ” tung lên mạng) từ ngữ thơ tục
Hình ảnh, video bạo lực:


(Hình ảnh các em học sinh cấp 3 đánh nhau được chia sẻ rộng rãi trên Facebook)
Các hình ảnh phản cảm: là những hình ảnh, video vi phạm đạo đức, trái với
thuần phong mỹ tục tác động xấu đến đời sống xã hội

(Cô gái tạo dáng hôn tượng đài kéo pháo được đăng trên FB “Thảo Thon Thả” 2012)

Các hành vi quá khích, chửi bới, đe dọa trên mạng xã hội:


(Ca sĩ Văn Mai Hương liên tục bị fan cuồng của ca sĩ Chi Pu chửi bới,
xúc phạm thậm chí dọa giết trên MXH ngày 22/11/2017)
Các nội dung sử dụng từ ngữ nhạy cảm, khiêu dâm:

(Hình ảnh về nội dung content của 1 fanpage trên Facebook)

Các nội dung khuyến khích tội phạm, phá hoại, tự tử:


(Trào lưu Momo kích động trẻ em tự tử)
Hình ảnh tàn sát động vật:

(Hình ảnh người đàn ơng cầm 2 con chim bị vặt trụi lơng đăng tải trên Facebook)
Ngồi ra, còn rất nhiều các nội dung về phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính,
body shaming, các nội dung kích động các trend thiếu văn hóa, chuẩn mực,
nhảm nhí,...
3.2. Mạng xã hội Facebook
3.2.1. Mạng xã hội
“Mạng xã hội” là khái niệm mà rất nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực đã
định nghĩa với nhiều góc nhìn và cách diễn giải khác nhau nhưng chưa có một định
nghĩa chung chính thức.


Theo định nghĩa của Fitcher (1957), mạng lưới xã hội (social network) bao gồm
nhiều mối quan hệ đôi. Mỗi người trong mạng lưới có liên hệ với ít nhất 2 người khác
nhưng khơng ai có liên hệ với tất cả các thành viên khác”.
Dựa trên định nghĩa đó, Barry Wellman đã định nghĩa: “Khi mạng máy tính kết

nối con người, nó là một mạng xã hội.
Nguyễn Thị Lê Uyên đã định nghĩa mạng xã hội là một trang web mà nơi đó một
người có thể kết nối với nhiều người thơng qua chia sẻ những sở thích của cá nhân với
mọi người như nơi ở, đặc điểm, học vấn. Tác giả giải thích thêm, mạng xã hội được
hình thành khi một nhóm người khởi xướng gửi đi thơng điệp mời những người chưa
quen gia nhập và thành bạn bè trong trang web của mình. Các thành viên mới sẽ lặp lại
quá trình trên và tạo nên một mạng liên kết rộng lớn không phân biệt không gian địa lý
của các thành viên. Dưới góc nhìn xã hội học,
Nguyễn Hải Ngun đưa ra khái niệm về mạng xã hội: Mạng xã hội là dịch vụ
kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác
nhau không phân biệt không gian và thời gian. Tác giả giải thích thêm, mạng xã hội
được hình thành khi một nhóm người khởi xướng gửi đi thơng điệp mời những người
chưa quen gia nhập và thành bạn bè trong trang web của mình. Các thành viên mới sẽ
lặp lại quá trình trên và tạo nên một mạng liên kết rộng lớn không phân biệt không
gian địa lý của các thành viên.
Như vậy, từ các định nghĩa trên, có thể rút ra rằng Mạng xã hội (social network)
là một website mở trong đó người dùng có thể tự xây dựng nội dung nhằm kết nối và
tương tác với mọi người thơng qua các tính năng riêng biệt của MXH. Mạng xã hội có
những tính năng như gọi nghe trực tiếp, gọi qua video, email, phim ảnh, chia sẻ blog
và xã luận. Mạng xã hội ra đời giúp mọi người liên kết với nhau thuận tiện hơn, trở
thành một phần tất yếu của mỗi người cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới.
Các dịch vụ này có nhiều cách để tìm kiếm bạn bè, đối tác dựa theo group như tên
trường hoặc tên thành phố hoặc dựa trên thông tin cá nhân như (địa chỉ e-mail ) hoặc
nick name để tìm kiếm bạn bè.
Mạng xã hội có các đặc trưng cơ bản:


 Có sự tham gia trực tiếp của nhiều cá nhân (hoặc doanh nghiệp - đóng vai trị

như một cá nhân).

 Là một website mở, nội dung của website được xây dựng hoàn toàn bởi các

thành viên tham gia.
3.2.2. Mạng xã hội Facebook
Facebook là mạng xã hội ảo với đầy đủ các tính năng như chat, email, phim ảnh,
chia sẻ dữ liệu, xã luận, kết nối bạn bè, quảng cáo…Người sáng lập ra Facebook là
Mark Zuckerberg, khi đó đang là sinh viên đại học Harvard.
Phiên bản đầu tiên được xây dựng vào 10/2003 với tên gọi Facemash và đến
tháng 2/2004, phiên bản chính thức Facebook ra đời với nhiều tính năng vượt trội.
Tháng 10/2008, Facebook thiết lập trụ sở quốc tế tại Dublin, Ireland.
Đối với các nhà chuyên gia, Facebook với sự ra đời của nó đã đánh dấu một
bước ngoặt lớn trong hệ thống mạng xã hội trực tuyến. Điều đó cũng hồn tồn dễ
hiểu bởi những ưu việt và nền tảng lập trình “Facebook platform” cho phép các thành
viên tự tìm kiếm, phát triển các ứng dụng trên trang cá nhân cho mình và bạn bè mình
sử dụng. Facebook không chỉ là một công cụ để các thành viên giao tiếp với nhau mà
nó cịn là một một mạng xã hội được các nền văn hóa trên khắp toàn cầu chấp nhận.
Hiện nay, Facebook đang sở hữu những con số đáng nể :
• 150 triệu là số lượng thành viên của Facebook.
• 15 triệu là số người dùng cập nhật thơng tin mỗi ngày
• 5 triệu là số lượng người đăng nhập mỗi tuần
• 850 triệu hình ảnh được tải lên trang web một tháng
• 24 triệu mẩu nội dung (các liên kết trang web, tin tức, các câu chuyện, bài đăng

trên blog, ghi chú, hình ảnh…) được chia sẻ mỗi tháng
• 3,5 triệu người trở thành Fan của trang Facebook mỗi ngày.


• Trung bình một người có 120 người bạn trên Facebook.
3.3.


Trẻ vị thành niên

Vị thành niên (hiểu là người sắp đến tuổi trưởng thành) là một khái niệm chưa
được thống nhất về độ tuổi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 19
tuổi là độ tuổi vị thành niên.
Tại Việt Nam, trẻ vị thành niên là trẻ ở lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Trẻ em được
luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp trẻ vị thành niên
là trẻ dưới 18 tuổi theo Bộ luật dân sự 2015 Luật Trẻ em 2016.
Lớp tuổi vị thành niên này được chia ra ba nhóm: Từ 10 đến 13 tuổi là nhóm vị
thành niên sớm; Từ 14 đến 16 tuổi là nhóm vị thành niên giữa; Từ 17 đến 19 tuổi là
nhóm vị thành niên muộn. Sự phân chia này dựa theo đặc điểm ít nhiều khác nhau về
phát triển cơ thể và tâm sinh lý của lứa tuổi vị thành niên, để việc chăm sóc sức khỏe
cho phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi có những thay đổi đột ngột, nhanh chóng về
tâm sinh lý, nếu như hình dáng vẻ bên ngồi trẻ giống như người lớn thì về mặt tâm lý
xã hội trẻ vẫn cịn rất trẻ con, chính vì vậy tự bên trong trẻ đã xảy ra sự mất cân bằng
rất lớn mà nếu chúng ta không hiểu-không thông cảm - không giúp đỡ kịp thời sẽ rất
dễ xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Trẻ vị thành niên thường có xu hướng tự đánh giá
mình cao hơn so với hiện thực, các em thích thổi phồng những khả năng của mình,
người ta thường nói một cách giàu hình ảnh là trẻ vị thành niên thích tự xem mình là “
cái rốn của vũ trụ” , là nhân vật có tầm quan trọng nhất, mọi người nên suy nghĩ và
hành động như mình.Chính vì đánh giá khơng đúng khả năng của mình nên các quyết
định của trẻ ít dẫn đến thành công những thất bại nho nhỏ , những xích mích vụn vặt
cũng có thể làm trẻ đau khổ dễ dẫn đến những hành vi nông nổi.
4. TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG NỘI DUNG TIÊU CỰC ĐẾN TRẺ VỊ THÀNH

NIÊN Ở VIỆT NAM
4.1. Tác động về hành vi
Dẫn đến thay đổi thói quen, nề nếp sinh hoạt của trẻ: Khi trẻ vị thành niên tham
gia mạng xã hội sớm, hậu quả thường thấy là trẻ em bị nghiện, bỏ bê việc học,

ảnh hưởng đến thị lực, sức khỏe, công việc. Khi xem nhiều những nội dung
độc hại, trẻ có thể sẽ có những biểu hiện thay đổi về sinh hoạt như: Đi học


muộn, hay ngủ trong lớp, ít tham gia các sinh hoạt với gia đình như bình
thường, gọi trẻ khơng dậy... Bên cạnh đó cịn có các các biểu hiện như: Mệt
mỏi, mất ngủ, học kém, sử dụng tiền bạc bất thường khơng giải thích được, một
số trẻ bỗng thích tụ tập với các nhóm bạn khác.
Ảnh hưởng đến định hướng phát triển của trẻ. Việc xem những nội dung xấu,
độc hại sẽ làm thay đổi những định hướng mà trẻ đã và đang được gia đình và
nhà trường tạo lập cho các em. Các em đang được hướng đi một con đường tốt
nhưng những nội dung độc hại đã chạm tới trí tị mị của lứa tuổi các em, có thể
làm ra những hành vi gây ảnh hưởng toàn diện, lâu dài về sức khỏe, sự phát
triển nhân cách đạo đức.
Tăng tỉ lệ trẻ vị thành niên phạm pháp vì ảnh hưởng từ những nội dung xấu độc
trên mạng xã hội: Trẻ vị thành niên vẫn đang trong giai đoạn phát triển, hoàn
thiện nhận thức và nhân cách nên rất dễ tị mị. Khi nhìn thấy những hình ảnh
video là bấm vào xem để thỏa mãn tò mò. Như PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ
nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, ĐH Quốc gia
Hà Nội cho biết:
“Trẻ em học các hành vi ứng xử qua việc bắt chước. Ý thức của các em cũng
chưa đủ phát triển phân biệt được lời nói đùa, khơng thể hiểu theo cách nói ẩn ý
của người lớn nên các em dễ tin vào những gì nghe thấy, nhìn thấy.”
Tháng 12/2020 đã có vụ việc 1 nam thiếu niên 12 tuổi bị bắt vì hiếp dâm bạn
gái hàng xóm. Theo lời khai của nam sinh do bị kích thích và tò mò với những
clip phim “tươi mát” trên mạng nên bắt chước làm theo với cơ bé hàng xóm.
Học theo những trào lưu trên mạng xã hội, trẻ có những hành động tự làm tổn
thương bản thân: Đã có rất nhiều sự việc các em học theo các “trend” trên mạng
mà dẫn tới hậu quả nghiêm trọng như tử vong. Phải nói đến 1 trong số đó là
trào lưu “cá voi xanh” và MoMo. Chỉ với một vài từ khóa đơn giản như "momo

challenge" hay "momo" thông qua công cụ tìm kiếm của Facebook, người dùng
mạng xã hội này ngay lập tức nhận được hàng chục, thậm chí hàng trăm kết quả
liên quan đến nội dung trên nhưng điểm chung của những kết quả ấy đều là
hình ảnh về chú chim đáng sợ Momo.


Ngày 21/11/2020 Bé trai 8 tuổi chết ở phòng tắm trong tư thế treo cổ, cổ áo móc
trên móc treo quần áo trong nhà vệ sinh.Theo cơ quan điều tra, có thể cháu L. chết
do học theo “thử thách Momo” trên mạng xã hội.
4.2.

Tác động về tâm lý

Gây rối loạn tâm lý: Hiện nay với những nội dung xấu lan tràn trên mạng và khơng
được kiểm sốt chặt chẽ và ai cũng có thể xem được nội dung đó chỉ với một chiếc
smartphone. Đặc biệt với lứa tuổi vị thành niên với sự tị mị, thích khám phá, ham
của lạ có thể thiếu suy nghĩ cân nhắc tiếp thu khi xem những nội dung xấu gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần. Khi xem nhiều dễ dẫn đến mắc các
bệnh lý tâm thần như trầm cảm, kích động, rối loạn hành vi.
Bé gái 15 tuổi ở Hà Nội nhập viện điều trị chứng trầm cảm tại Khoa Sức khỏe vị
thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 10/2020. Mẹ của cháu chia sẻ, thời
gian đó trước đó, cháu P. thường xun mệt mỏi, cáu gắt, khơng tập trung, khơng
kiểm sốt được cảm xúc. Đi học, cháu khơng hịa đồng với các bạn, ít chia sẻ, tâm
sự với những người thân trong gia đình, thỉnh thoảng trẻ cịn có những hành động
lời nói, nhạy cảm.
Mẹ em chia sẻ: “Ở nhà cháu thường xuyên xem các video trên mạng xã hội. Khi
thấy cháu có biểu hiện trầm cảm, gia đình đã quan tâm, chú ý đến cháu nhiều hơn.
Tơi rất lo vì nhiều khi cháu khơng kiểm sốt được hành động của mình khiến gia
đình rất sợ”
Làm lệch lạc tâm lý, gia tăng tỉ lệ tội phạm chưa thành niên: Theo đánh giá tổng

thể trên phạm vi toàn quốc của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội
(Cục C64) thuộc Tổng cục Cảnh sát - Bộ Cơng an, tình hình tội phạm, vi phạm
pháp luật do trẻ vị thành niên gây ra vẫn diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ
phạm tội nguy hiểm hơn, gây nên những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đặc biệt,
tại các thành phố lớn, tỉ lệ trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội chiếm tỉ
lệ cao hơn và có chiều hướng tăng nhanh hơn. Sự ảnh hưởng từ những video,
livestream bạo lực, giang hồ trên mạng xã hội là một trong những nguyên nhân
quan trọng dẫn đến tình trạng trên.


Trong 6 tháng đầu năm 2017 trên cả nước xảy ra 2.258 vụ vi phạm pháp luật do
3.340 trẻ em và người chưa thành niên gây ra trong đó có nhiều án có tính chất
nghiêm trọng như giết người, cưỡng dâm,…
Trong số các kênh đưa các thông tin độc hại, có kênh TIMMY TV trên Facebook
đăng tải những video, clip có nội dung và hình ảnh mê tín, kinh dị và rùng rợn, ảnh
hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ nhưng lại thu hút rất nhiều bạn trẻ xem
Tăng nguy cơ đưa các em trở thành nạn nhân của mạng xã hội: Facebook rất dễ trở
thành nơi bắt nạt, phát tán những lời nói và hình ảnh bạo lực, xấu hổ, gây tổn
thương và hạ nhục trẻ chỉ bằng một lần nhấn phím. Điều này tuy xảy ra trên không
gian ảo, nhưng sẽ để lại hậu quả thực. Vào năm 2018, 1 em nữ sinh lớp 11 đã tự tử
do không chịu được áp lực dư luận sau khi bị phán tán clip hôn bạn trai trong lớp
lên mạng xã hội.
Gây ảo tưởng, rời xa cuộc sống thực: Nghiện mạng xã hội, tình trạng sống ảo, hành
động sốc nổi để câu view, câu like, chia sẻ không cần kiểm chứng, phán xét, xúc
phạm người khác... là những hội chứng đáng lo ngại khi giới trẻ sử dụng mạng xã
hội. Năm 2017, Khi bị bố mẹ tịch thu máy khơng cho dùng Facebook, đã có một
cậu bé 10 tuổi rơi vào tình trạng co giật. Các bác sĩ tâm thần cho biết, tiền sử dùng
mạng xã hội 10 tiếng một ngày khiến cậu bé rơi vào ảo giác, hoang tưởng, ln có
“tiếng nói” thúc giục “mày phải chơi đi” trong đầu. Ngồi ra, hoạt động q nhiều
trên khơng gian ảo, nhiều trẻ cũng rơi vào tình trạng "thu mình" chỉ thích ngồi

trong phịng, ơm điện thoại, chát chít với bạn bè mà lười giao tiếp ngoài đời.
5. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG NỘI DUNG TIÊU CỰC

ĐẾN TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM
Về phía gia đình: Bố mẹ cần làm bạn với con
Cha mẹ cần dành thời gian nhiều hơn cho con cái, hãy trở thành người bạn của
con, để làm sao chia sẻ với con những vấn đề khó khăn sẽ gặp phải trên mơi trường
mạng. Ngồi tình u thương, cha mẹ cần trang bị thêm kiến thức cho mình để đồng
hành cùng con. Cha mẹ hồn tồn có thể “kiểm sốt ngầm” con bằng cách hiểu rõ các


tính năng của thiết bị di động, máy vi tính, cũng như trang bị các kiến thức về an tồn
thơng tin trên mạng.
Những giải pháp để cha mẹ có thể bảo vệ con em mình như: Để các thiết bị truy
cập internet ở vị trí có thể quản lý được. Chẳng hạn, chỉ để máy tính, thiết bị thơng
minh có kết nối internet ở phòng ngủ của cha, mẹ để có thể theo dõi hoạt động trên
mạng của con cái. Kích hoạt chức năng an tồn cho trẻ em của hệ điều hình và trình
duyệt web; Thiết lập chức năng tìm kiếm an tồn đối với cơng cụ tìm kiếm để loại bỏ
những kết quả không phù hợp với trẻ em; Cài đặt một số công cụ để lọc hoặc ngăn
chặn những nội dung không phù hợp với trẻ em…
Về phía chính quyền:
Bảo vệ trẻ em khỏi những hiểm họa rình rập trên mơi trường mạng địi hỏi các cơ
quan quản lý Nhà nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc đưa ra các chính sách, lập pháp
hay thiết chế có thể bảo vệ trẻ em an tồn hơn. Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ
để phát hiện sớm các vụ việc; bảo vệ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền
khác của trẻ khi tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng; có
các giải pháp hỗ trợ trẻ tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.
Các cơ quan chức năng cần kiểm tra, giám sát và triệt xóa những nội dung thông
tin xấu độc; xử phạt nghiêm các đối tượng vi phạm. Các cấp, các ngành, địa phương
trong tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền Luật Trẻ em và các văn bản pháp luật liên quan

để nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Ngành giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường học tăng cường tuyên truyền về tác hại
của việc sử dụng internet không lành mạnh; cách sử dụng thông tin trên mạng hiệu
quả; cách nhận biết dấu hiệu bị xâm hại, lạm dụng trên mạng xã hội cho học sinh.
Về phía Facebook nói riêng và các trang mạng xã hội nói chung:
Là bên thúc đẩy và đầu tư cho cuộc cách mạng truyền thông xã hội, các công ty
và nhà thiết kế mạng xã hội nên cung cấp nhiều công cụ thân thiện với người dùng để
giúp cha mẹ tạo ra môi trường phù hợp với lứa tuổi. Họ cũng có thể tạo ra những quy


định chặt chẽ về kiểm duyệt nội dung trên nền tảng của mình và kiểm duyệt chặt chẽ
hơn về độ tuổi người tham gia sử dụng mạng xã hội.
Về phía chính các em:
Bản thân trẻ vị thành niên cần được trang bị những kỹ năng, kiến thức để trở
thành công dân của thế giới số, không gian mạng. Ngay từ nhỏ, các em cần được
hướng dẫn những kỹ năng để truy cập vào mơi trường mạng một cách an tồn, giúp
các em trở thành người tham gia vào môi trường mạng và tự bảo vệ chính mình. Điều
này địi hỏi một quá trình lâu dài, "mưa dầm thấm lâu" để những kiến thức đó trở
thành kỹ năng sống cho các em. Đó chính là cách để trẻ vị thành niên tự tạo ra
“vaccine” kháng lại những nguy hiểm trên môi trường mạng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Minh Nguyễn. (20/4/2017). Mạng xã hội - Nhận diện thông tin xấu, Báo điện tử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
/>[2]Khánh An. (23/7/2021). Nữ sinh liên tiếp chửi bới, đánh đập bạn, Báo thời đại.
/>vi_1_12401.mp4

[3]Debbie White. (23/11/2020). Cruel kids set puppy on FIRE ‘for social media likes’
and then laugh as it is engulfed in flames and runs away in terror, The sun.

/>[4] Báo Sóc Trăng. (15/4/2021). Tác dụng của mạng xã hội đối với trẻ em.
/>[5] Thảo Nguyên. (26/11/2020). Thêm 1 trường hợp trẻ tử vong nghi di học theo trò

chơi trên mạng, báo Tri thức & Cuộc sống



×