Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Viêm màng bồ đào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.92 KB, 22 trang )

Viêm màng bồ đào
Màng bồ đào gồm có 3 thành phần từ trước ra sau gồm: Mống mắt, thể
mi, và hắc mạc. Viêm màng bồ đào là bệnh mắt phổ biến, thường có
những tổn thương nặng nề, nhiều biến chứng, hay tái phát, khó xác định
nguyên nhân. Nhiều trường hợp dẵn đến mù loà.
I. Phân loại của viêm màng bồ đào
1. Phân loại theo giải phẫu:
- Viêm màng bồ đào trước:
+ Viêm mống mắt: Chủ yếu viêm phần mống mắt.
+ Viêm mống mắt – thể mi : Bao gồm mống mắt và
phần trước của thể mi.
- Viêm màng bồ đào giữa: Chủ yếu ở phần sau của thể mi
(vùng pars plana) và vùng võng mạc ngoại vi sát với pars
planac.
- Viêm màng bồ đào sau: Viêm hắc mạc, phía sau nền
dịch kính.
- Viêm màng bồ đào tồn bộ: viêm cả mống mắt, thể mi
và hắc mạc.
Viêm màng bồ đào trước là hay gặp nhất, tiếp theo là:
viêm màng bồ đào giữa, viêm màng bồ đào sau, và viêm
toàn nhãn.
2. Phân loại theo lâm sàng:
Phân loại này dựa trên khởi phát và thời gian diễn biến
viêm màng bồ đào.
a. Viêm màng bồ đào cấp: Thường triệu chứng khởi
phát đột ngột và tồn tại dưới 6 tuần, sau đó bệnh ổn định.
b.Viêm màng bồ đào mạn: Tồn tại hàng tháng có khi
hàng năm. Bệnh khởi phát thường âm ỉ và có thể khơng
có triệu chứng, mặc dù có khi các triệu chứng cấp tính
hoặc bán cấp.
3. Phân loại theo nguyên nhân:



1


a. Viêm màng bồ đào ngoại sinh: Do chấn thương, vi
khuẩn hoặc tác nhân khác từ ngoài vào.
b.Viêm màng bồ đào nội sinh: Do vi khuẩn hoặc tác
nhân khác trong cơ thể người bệnh. Gồm những dạng
chính sau:
+ Phối hợp với các bệnh toàn thân: Như viêm cột
sống cứng khớp.
+ Viêm nhiễm do: Vi khuẩn (bệnh lao). Nấm
(Candidiasis). Virus (Herpes zoster). Ký sinh trùng
(Toxoplasmosis) hoặc giun tròn (Toxocariasis).
+ Viêm màng bồ đào đặc hiệu tự phát: là nhóm bệnh
khơng liên quan đến bệnh lý tồn thân, nhưng có tính
chất đặc hiệu như: Viêm màng bồ đào Fuch.
+ Viêm màng bồ đào khơng đặc hiệu tự phát: Nhóm
khơng nằm trong các loại trên, chiếm khoảng 25%
II.

Nguyên nhân của viêm màng bồ đào
Tìm nguyên nhân gây viêm màng bồ đào là rất khó,
nhiều trường hợp khơng rõ ràng. Các ngun nhân gồm:
1. Vi khuẩn: có thể là tụ cầu, liên cầu, phế cầu, trực
khuẩn, xoắn khuẩn...
Nhiễm khuẩn ngoại sinh trong các trường hợp
chấn thương, phẫu thuât.
- Nhiễm khuẩn nội sinh từ các ổ viêm lân cận như
sâu răng, viêm lợi, viêm xoang, viêm họng hoặc bệnh

toàn thân như: giang mai, phong, viêm màng não mủ,
nhiễm khuẩn huyết ...
2. Virus: Herpes, Zona, cúm, thuỷ đậu, sởi, quai bị...
3. Nấm: nội sinh hoặc ngoại sinh, có thể là Candida,
Aspergilus...
4. Ký sinh trùng: Toxoplasma, ấu trùng sán lợn, giun...
5. Yếu tố miễn dịch, yếu tố kháng nguyên bạch cầu HLA
(Human Leucocyte Antigen). Hội chứng Behcet, hội chứng
Vogt-Koyanagi-Harada, hội chứng Reiter...
2


6. Dị ứng gây viêm màng bồ đào, do protein của thuỷ
tinh thể.
7. Nhiễm độc: hoá chất, độc tố tác nhân nhiễm khuẩn, u
ác trong nhãn cầu...
III. Lâm sàng của viêm màng bồ đào
1. Viêm màng bồ đào trước
a. Triệu chứng chủ quan:
- Nhìn mờ: do đục các mơi trường trong suốt, tủa giác
mạc: protein, fibrin, tế bào viêm.
- Đau: do mống mắt thể mi có mạng lưới thần kinh
chi phối từ dây V. Đau do co thắt thể mi và tận cùng thần
kinh bị kích thích bởi nồng độ độc tố cao.
- Sợ ánh sáng và chảy nước mắt: do kích thích dây V.
- Đỏ mắt: do cương tụ rìa. Trong viêm màng bồ đào
trước mãn tính, mắt có thể khơng đỏ và các triệu chứng
khác biểu hiện ít, mặc dù có viêm nhiễm nặng.
b. Dấu hiệu khách quan:
- Cương tụ rìa: do ứ đọng và giãn mạch máu sâu

quanh rìa, càng xa vùng rìa cương tụ càng giảm dần, có
khi mầu tím sẫm.
- Tủa sau giác mạc: Tế bào lắng đọng ở nội mô giác
mạc. Đặc điểm và phân bố có thể là dấu hiệu để xác định
dạng viêm màng bồ đào. Tủa sau giác mạc thường phân
bố ở giữa và trung tâm của giác mạc. Tuy nhiên, viêm
màng bồ đào dạng Fuch thì tủa lại khắp trên bề mặt nội
mô giác mạc. Nhiều tủa dạng chấm bụi trên nội mô xuất
hiện trong viêm màng bồ đào cấp, cũng như là đợt bán
cấp bùng phát của viêm mạn.
+ Tủa nhỏ: hay gặp trong viêm màng bồ đào do
herpes, hoặc Fuch.
+ Tủa vừa: xảy ra ở hầu hết các dạng viêm màng
bồ đào cấp và mạn.

3


+ Tủa lớn: dạng mỡ cừu, hay gặp trong viêm màng
bồ đào dạng hạt.
+ Tủa mới: có mầu trắng và tròn. Nếu lâu ngày sẽ
co nhỏ lại, nhạt mầu và có khi bám theo sắc tố. Tủa mỡ
cừu theo thời gian thường chuyển sang mầu trắng dạng
kính mờ.
- Hạt trên mống mắt là đặc hiệu của viêm màng bồ
đào hạt.
+ Hạt Koeppe: nhỏ và nằm trên bờ đồng tử.
+ Hạt Busacca: lớn hơn ít gặp. Nằm trên bề mặt
mống mắt.
- Tế bào trong tiền phòng: là dấu hiệu của viêm hoạt

tính (Tyndall). Có thể dựa vào số lượng tế bào để chia độ
bằng cách: Sinh hiển vi để cường độ sáng tối đa, đèn khe
chiều dài 3 mm và 1 mm chiều rộng. Tế bào có thể đếm
và chia từ độ 0 đến +4: + 0: khơng có tế bào,+ 1: dưới 10
tế bào,+ 2: 10 – 20 tế bào,+ 3: 20 – 50 tế bào,+ 4: trên
50 tế bào.
- Xuất tiết: do tổn thương mạch máu mống mắt, dò rỉ
protein ra ngồi thuỷ dịch.
- Dính mống mắt vào mặt trước thuỷ tinh thể. Khi
dính 360o, hình núm cà chua, hạn chế lưu thơng thuỷ dịch
từ hậu phịng ra tiền phịng, mống mắt vồng cao có thể
dính góc tiền phịng, gây tăng nhãn áp.
- Tế bào ở dịch kính trước: cần so sánh mật độ với
thuỷ dịch. Viêm mống mắt, tế bào ở thuỷ dịch nhiều hơn
phần dịch kính, trong khi đó viêm mống mắt thể mi thì số
lượng tương đương.
- Nhãn áp: giai đoạn đầu nhãn áp thường thấp thoáng
qua do thể mi giảm tiết thuỷ dịch. Giai đoạn cuối nhãn áp
thấp vĩnh viễn do thể mi bị huỷ hoại gây teo nhãn cầu.
Trong đợt viêm cấp có thể tăng nhãn áp do nghẽn đồng tử
hoặc góc tiền phịng.

4


- Trong các triệu chứng của viêm mống mắt thể mi,
Tyndall và tủa sau giác mạc là triệu chứng quan trọng
nhất để chẩn đoán xác định bệnh ở giai đoạn hoạt tính.
Nếu Tyndall âm tính và tủa sau giác mạc tiêu hết hoặc tủa
ngả mầu sắc tố nâu chứng tỏ viêm cũ.

2. Viêm màng bồ đào giữa (Viêm pars plana)
a. Triệu chứng chủ quan:
- Ruồi bay: do đục dịch kính.
- Thị lực giảm: thường nguyên nhân do phù hoàng
điểm dạng nang
b. Dấu hiệu khách quan:
- Dịch kính có tế bào, hoặc dạng bơng tuyết.
- Có thể có viêm thành mạch võng mạc chu biên,
mạch máu có viền trắng.
- Phù hồng điểm dạng nang gây giảm thị lực, chụp
mạch huỳnh quang fluorescein ngấm vào các hốc phù
hồng điểm tạo nên hình ảnh “hoa đồng tiền”.
- Khơng thấy có ổ tổn thương ở võng mạc phía sau.
3. Viêm màng bồ sau
a. Triệu chứng chủ quan:
- Ruồi bay, mạng nhện do xuất tiết gây đục dịch kính.
- Thị lực giảm, nhưng nếu tổn thương vùng hồng
điểm thị lực giảm nhiều, bệnh nhân khơng thấy hiện
tượng ruồi bay.
- Chớp sáng do kích thích tế bào que và nón.
- Nhìn vật biến dạng, hình nhỏ đi hoặc to lên.
b. Dấu hiệu khách quan:
- Thay đổi dịch kính: tế bào, xuất tiết, đục dịch kính,
bong dịch kính phía sau. Có thể thấy màng hyaloid sau
nhiều tủa viêm bám vào. Dịch kính đục nhiều do màng
Buch bị tổn thương, xuất tiết từ hắc mạc qua võng mạc
vào dịch kính.
5



- Viêm hắc mạc: ổ viêm có mầu trắng, hoặc vàng bờ
tương đối rõ, võng mạc tương ứng phù trắng đục do xuất
tiết đến từ hắc mạc qua màng Buch. Tổn thương khơng
hoạt tính, có mầu trắng, bờ rõ do teo hắc võng mạc xung
quang có viền sắc tố, ổ viêm hắc mạc thành sẹo.
- Viêm võng mạc: Võng mạc có mầu trắng đục, ranh
giới vùng tổn thương võng mạc khơng rõ ràng, có thể có
xuất tiết.
- Viêm thành mạch võng mạc chủ yếu tĩnh mạch, một
số trường hợp viêm động mạch. Viêm thành tĩnh mạch
hoạt tính có đặc tính xung quang thành mạch máu có
màu trắng mờ đục, tổn thương nặng, có hình ảnh “ ngọn
nến chảy nhỏ giọt”.
4.Viêm màng bồ đào toàn bộ
Gồm các triệu chứng của viêm màng bồ đào trước và
viêm màng bồ đào sau.
Viêm nội nhãn: là viêm trong
nhãn cầu, chủ yếu ở tiền phòng và dịch kính. Viêm nội
nhãn gồm các triệu chứng của viêm màng bồ đào trước
thường có mủ tiền phịng với viêm dịch kính nặng. Dịch
kính đục nhiều, có mủ vàng. Mắt đau nhức, thường có phù
mi và kết mạc.
IV. Chẩn đoán phân biệt
1. Viêm màng bồ đào trước tăng nhãn áp và
glơcơm góc đóng:
- Viêm màng bồ đào tăng nhãn áp:
+ Tủa giác mạc là tủa viêm mầu trắng xám
+ Đồng tử luôn co nếu không dùng thuốc giãn
- Glôcôm góc đóng:
+ Lắng đọng mặt sau giác mạc là sắc tố mống mắt

+ Đồng tử có thể dính, nhưng ln tự giãn
2.Viêm hắc mạc trung tâm và bệnh hắc võng mạc
trung tâm thanh dịch:
6


- Viêm hắc mạc trung tâm:
+ Có thể bong thanh dịch võng mạc trung tâm,
nhưng xuất tiết thành đốm, mảng
+ Có thể xuất huyết võng mạc, tăng sinh sắc tố
+ Chụp mạch huỳnh quang, ổ xuất tiết hoạc xuất
huyết “che lấp” fluorescein của hắc mạc, thì muộn tăng
huỳnh quang do phù tổ chức
- Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch:
+ Bong thanh dịch trung tâm chấm xuất tiết rải rác,
khơng thành đốm mảng
+ Khơng có xuất huyết võng mạc, tăng sinh sắc tố
+ Chụp mạch huỳnh quang, rò fluorecein dạng “dấu
mực” hoặc “khói thuốc”.
V. Biến chứng của viêm màng bồ đào
1. Glôcôm Tăng nhãn áp là biến chứng khá phổ biến của
viêm màng bồ đào trước.
- Do nghẽn đồng tử, góc tiền phịng bởi xuất tiết.
Điều trị: giãn đồng tử, chống viêm. hạ nhãn áp. Nếu nhãn
áp không điều chỉnh bằng thuốc, cần phẫu thuật mở lỗ dò
cắt mống mắt rộng, kết hợp chống viêm mạnh.
- Trong viêm màng bồ đào cũ, tăng nhãn áp do dính
góc tiền phịng, bít đồng tử, mống mắt hình “núm cà
chua”. Phẫu thuật mở lỗ dò, cắt mống mắt khu vực rộng.
- Nếu do hậu quả của điều trị dùng thuốc corticoid,

giảm liều thuốc corticoid, dùng thuốc hạ nhãn áp uống và
tra mắt. Nếu nhãn áp không giảm, cần phẫu thuật.
- Do glôcôm tân mạch. Điều trị bằng phẫu thuật,
hoặc lạnh đông thể mi kếp hợp thuốc hạ nhãn áp.
2. Đục thể thuỷ tinh do viêm tái phát, mạn tính hoặc do
dùng corticoid. Khi viêm màng bồ đào ổn định, có thể
phẫu thuật lấy thể thuỷ tinh ngoài bao hoặc phaco đặt
thuỷ tinh thể nhân tạo. Nếu dịch kính đục nhiều có thể
kết hợp cắt dịch kính qua pars plana. Sau phẫu thuật cần
7


điều trị chống viêm tích cực. Sau mổ lấy thể thuỷ tinh,
bao sau thường đục nhanh và dày hoặc có màng xuất tiết
trên thể thuỷ tinh nhân tạo, cần điều trị bằng laser YAG.
Những truờng hơp viêm màng bồ đào nặng, thể thuỷ tinh
đục trương phồng, cần lấy thể thuỷ tinh sớm ngay cả khi
viêm màng bồ đào chưa ổn định.
3. Phù hoàng điểm dạng nang Viêm màng bồ đào gây
phù hoàng điểm dạng nang, làm giảm thị lực. Điều trị
corticoid, thuốc chống viêm không đặc hiệu.
4. Teo nhãn cầu Viêm nặng, thể mi giảm tiết thuỷ dịch
vĩnh viễn, dẫn đến teo nhãn cầu.
5. Tổ chức hố dịch kính: Dịch kính đục nhiều, tổ chức
hố gây giảm thị lực. Nếu chức năng võng mạc cịn tốt,
phẫu thuật cắt dịch kính cải thiện thị lực và tránh biến
chứng bong võng mạc do co kéo dịch kính.
6. Bong võng mạcViêm màng bồ đào sau có thể biến
chứng bong võng mạc do co kéo dịch kính, có khi rách
võng mạc. Phẫu thuật cắt dịch kính, kết hợp mổ bong

võng mạc là phẫu thuật phức tạp, nhiều khi khó có kết
qủa. Trong viêm màng bồ đào sau có bong võng mạc nội
khoa, điều trị tích cực, bong võng mạc có thể rút dần.
7. Các biến chứng khác
Làng trước võng mạc: có thể phẫu thuật bóc
màng
- Tân mạch dưới võng mạc, vùng gai thị
VI. Điều trị:
Khó khăn vì phải dựa vào chẩn đốn ngun nhân, mà
nhiều trường hợp khơng tìm được ngun nhân.
1. Dùng các thuốc đặc hiệu theo nguyên nhân: Thí dụ:
thuốc chống virus, chống lao, chống nấm, kháng sinh
chống vi khuẩn. Penicillin điều trị giang mai...
2. Thuốc giãn đồng tử và liệt thể mi
Cần dùng ngay từ đầu với mục đích:
8


- Chống dính sau, nếu đồng tử giãn có thế tách được
chỗ dính
- Giảm đau do thuốc làm liệt cơ thể mi
Dùng dung dịch Artropin 1% - 4% tra ngày 2 -3 lần, nếu
đồng tử giãn được cần duy trì ngày 1 lần.
Nếu đồng tử không giãn với thuốc tra, cần tiêm dưới kết
mạc quanh rìa dung dịch Adrenalin 1mg + Artropin 1/4
mg, vị trí tiêm 4 điểm: 3-9-6-12 giờ nếu đồng tử dính tồn
bộ. Nếu khơnh dính tồn bộ, tiêm dưới kết mạc tương ứng
với chỗ dính đồng tử.
3. Thuốc chống viêm
Corticoid là thuốc chủ lực trong viêm màng bồ đào, nhưng

có chỉ định trong những trường hợp cụ thể. Có thể dùng
dưới dạng tra tại chỗ dung dịch, mỡ, hoặc tiêm cạnh nhãn
cầu, uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Liều lượng và
thời gian dùng tuỳ theo tình trạng bệnh lý. Chú ý đến các
tác dụng phụ khác, cần theo dõi sát khi sử dụng thuốc.
Các thuốc chống viêm không steroid, được sử dụng trong
những trường hợp chống chỉ định corticoid như:
Indomethacin, Diclofenac...
4. Thuốc ức chế miễn dịch
Thuốc gây độc tế bào: Cyclophosphamit, clorambuxil,
azathioprin, methotrexat. Tác dụng diệt dòng lympho bào
phân chia nhanh là yếu tố gây viêm. Có nhiều tác dụng
phụ và biến chứng nặng. Khi dùng phải theo dõi rất chặt
chẽ và xét nghiệm toàn thân, nếu có nhiễm độc cần
ngừng thuốc. Chỉ dùng trong những trường hơp như: hội
chứng Behcet, hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada, nhãn
viêm giao cảm, viêm màng bồ đào không đáp ứng với
corticoid.
Cyclosporin: Thuốc ức chế hoạt hoá tế bào lympho T qua
tác dụng ức chế chức năng interleukin-1 và interleukin-2.
Có tác dụng đặc hiệu và ít gây độc hơn so với nhóm thuốc
gây độc tế bào. Được dùng trong những trường hợp viêm
9


màng bồ đào liên quan đến yếu tố miễn dịch, và không
đáp ứng với corticoid. Liều bắt đầu 5 mg/kg/ngày.
5. Phẫu thuật
Có thể giúp cho việc chẩn đốn như chích mủ tiền phịng,
chọc hút dịch kính để tìm ngun nhân. Phẫu thuật chủ

yếu là điều trị biến chứng của viêm màng bồ đào:
- Lấy thuỷ tinh thể, hoặc phaco và đặt thuỷ tinh thể
nhân tạo
- Phẫu thuật lỗ dò với cắt mống mắt rộng điều trị
tăng nhãn áp
- Cắt dịch kính, bóc màng xơ trước võng mạc
- Phẫu thuật bong võng mạc
Bs. Ths.Cung Hồng Sơn
Tài liệu tham khảo:
1.Jack Kanski. Clinical ophthalmology. ButterworthHeinemann. 2002. Uveitis. 271 – 3162.R Douglas Cullom.
Benjamin Chang. Will Eye Hospital Manual. J.B. Lippincott
Company. 2000. Uveitis. 351 - 2763.Kenneth W. Wright.
Texbook of Ophthalmology. Williams & Wikins 1997.
Ocular inflammation. 447 – 555. 4.Phan Dẫn và cộng sự.
Nhãn khoa giản yếu. Nhà xuất bản y học. 2004. Màng bồ
đào. 337 - 429
Viêm màng bồ đào
Em bị viêm màng bồ đào. Giờ mắt em như bị trồi ra, em sợ đến một
ngày mắt sẽ nổ tung. Rất mong được bác sĩ giúp đỡ.
Bùi Thị Phẩm (Nghệ An)
Màng bồ đào nằm ngay sau củng
mạc, là lớp ngồi có màu trắng của
mắt. Màng bồ đào được tạo thành
bởi 3 phần: mống mắt, thể mi và
10


màng mạch. Bất kỳ tình trạng viêm của phần nào đều được gọi là viêm
màng bồ đào. Có rất nhiều nguyên nhân khiến màng bồ đào bị viêm như:
nhiễm virut hay nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, bệnh về khớp, dị ứng, mắc

bệnh lây truyền qua đường tình dục, tổn thương hoặc dị vật trong mắt.
Khi bị viêm màng bồ đào, bệnh nhân có thể thấy đau và nhạy cảm với
ánh sáng. Mắt thường trở nên đỏ, nhìn mờ hoặc có thể thấy những đốm
đen bay trong mắt. Viêm màng bồ đào cần được bác sĩ nhãn khoa điều
trị nhanh chóng. Nếu khơng được chữa trị đúng, viêm màng bồ đào có
thể làm tổn hại thị lực trầm trọng, như: tăng nhãn áp (glaucoma), đục
thủy tinh thể, thậm chí bị mù (chứ không khiến mắt "nổ tung" như bạn
nghĩ). Viêm màng bồ đào có thể tái phát mà khơng có dấu hiệu báo
trước. Vì thế, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám
và điều trị đúng. Việc điều trị nhanh chóng có thể giúp ngăn ngừa tổn
thương mắt vĩnh viễn.
Thông tin về bệnh đục thủy tinh thể (cườm khô)
BSCKII. TRẦN THỊ PHƯƠNG THU
Giám đốc BV. MẮT. TP. HCM
Chủ nhiệm Bộ môn Mắt ĐHYD. TP. HCM
Thủy tinh thể là chiếc đĩa trong suốt nằm ở phía bên trong mắt, nó tập
trung các tia sáng đi vào võng mạc để tạo thành hình ảnh sắc nét rõ ràng,
như thấu kính của máy ảnh tập trung hình ảnh vào phim. Thủy tinh thể
có chức năng như một thấu kính hội tụ công suất 20D nằm sau mống
mắt và tham gia vào qúa trình điều tiết của mắt.
1.

Bệnh đục thủy tinh thể (cườm khơ) là gì?

Là hiện tượng đục mờ thủy tinh thể. Sự đục mờ này ngăn không cho tia
sáng lọt qua, kết quả là võng mạc khơng thu được hình ảnh và thị lực
bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lịa.
Bệnh đục thủy tinh thể khơng phải là ung thư hoặc khối u bất thường
trong mắt.
11



Bệnh này là do những thay đổi vật lý trong các thành phần của thủy tinh
thể gây đục. Chứng bệnh này có thể được Bác sỹ Mắt phát hiện một
cách dễ dàng bằng các dụng cụ chuyên khoa.
2.

Các triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể là gì?

* Mắt nhìn thấy mờ, thị lực suy giảm, khó nhìn, lóe sáng, quáng gà, ra
nắng mờ hơn trong nơi râm mát.
* Sức nhìn kém trong các vùng sáng bao quanh
* Nhìn một vật thành hai hoặc ba
* Thường xuyên thay đổi kính đeo mắt.
3.

Nguyên nhân của bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Ngun nhân chính liên quan đến tuổi già, bệnh lý tiểu đường, cao huyết
áp, cận thị, chấn thương. Trên 80% người mắc bệnh đục thủy tinh thể là
người có độ tuổi trên 50
Bệnh đục thủy tinh thể có thể được phân loại:
* Đục thủy tinh thể già là nguyên nhân phổ biến nhất và ảnh hưởng đối
với người lớn ở độ tuổi trên 50
* Đục thủy tinh thể do tiểu đường ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường
và gây dao động thị lực.
* Đục thủy tinh thể do chấn thương là do tổn thương mắt gây ra, trực
tiếp hoặc gián tiếp làm hại đến thủy tinh thể.
* Đục thủy tinh thể do cận thị, đục thủy tinh thể sau bệnh lý khác của
mắt: glaucome (cườm nước), viêm màng bồ đào, tổn thương võng

mạc…
* Đục thủy tinh thể bẩm sinh là có sẵn khi sinh ra.

12


4.

Điều trị bệnh đục thủy tinh thể như thế nào?

Nội khoa: thuốc chỉ tạm thời trong thời gian đầu
Điều trị hiệu quả bằng phương pháp phẩu thuật: Nhân mắt bị đục được
lấy ra và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo.
Hiện có cách điều trị nào?
Phẫu thuật là phương pháp duy nhất có hiệu quả trong việc chữa đục
thủy tinh thể. Phẫu thuật bệnh đục thủy tinh thể có tỷ lệ thành công cao
với hơn 90% bệnh nhân khôi phục tốt thị lực của mình với những kỷ
thuật tiên tiến hiện nay như phaco.
Kết quả này là nhờ những tiến bộ trong công nghệ phẫu thuật và ngăn
ngừa lây nhiễm hiệu quả.
Phần lớn các ca phẫu thuật đục thủy tinh thể được thực hiện trong ngày
mà không cần nhập viện. Sự phục hồi rất nhanh chóng và nhiều bệnh
nhân có thể nhìn thấy trong một thời gian ngắn sau phẫu thuật.
Phẫu thuật đục thủy tinh thể như thế nào?
Phẫu thuật được thực hiện khi thị lực giảm, ảnh hưởng đến sinh hoạt
hằng ngày. Kỹ thuật tiến bộ nhất là phẫu thuật phaco phương pháp nhũ
tương hóa thủy tinh thể bằng máy sau đó hút ra và thay thế thủy tinh thể
nhân tạo. Mắt trở nên sáng và bệnh nhân khơng cần đeo kính độ cao trên
10D như phương pháp mổ lấy thủy tinh thể thơng thường trước đây.
5.


Phịng ngừa bệnh đục thủy tinh thể bằng cách nào?

Được biết không có cách điều trị phịng ngừa hoặc làm chậm sự tiến
triển của bệnh đục thủy tinh thể. Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên nhân
phổ biến gây thị lực kém ở người cao tuổi. Nó là dạng mù có thể chữa
được. Điều quan trọng là qúy vị phải đi kiểm tra mắt thường xuyên để
phân biệt với những bệnh mù do nguyên nhân khác cần điều trị khẩn
cấp.
13


Nên nhớ, phát hiện sớm có thể ngăn ngừa bị mù vĩnh viễn.
Xin

chào

bạn!

Cách đây 13 năm(1996),Tôi đã từng là một bệnh nhân mắt, bị đục thủy
tinh thể bao sau do viêm màng bồ đào gây nên. Nó tái phát 2 lần, nên đã
phải nằm Bệnh viện Chợ Rẫy mới dứt. Từ đó đến giờ thị lực ổn định và
khơng
hề
tái
phát
lần
nào
nữa.
Tơi trả lời bài này vì thật sự xúc động và nhớ lại hồn cảnh của mình

ngày xưa, đi chữa chạy lung tung, suýt mù mắt, tốn kém biết bao nhiêu
là tiền, ra Bắc, vào Nam. May mà gặp thầy giỏi thuốc tốt.
Tơi giới thiệu cho bạn đó là bác sĩ Nguyễn Ngọc Phùng, hiện công tác
tại Khoa mắt, lầu 6, Bệnh viện Chợ Rẫy. Là một bác sĩ có kinh nghiệm
và trình độ(tu nghiệp tại Lyon, Pháp) sẽ điều trị dứt điểm cho bạn. Bạn
có thể lên Khoa mắt gặp trực tiếp bác Phùng để xin điều trị hoặc có thể
đến nhà đưa cho bác các xét nghiệm, và chẩn đoán của bạn.
Địa
chỉ
Phòng
mạch

của
bác
đây:
Phòng khám mắt của bác sĩ Nguyễn Ngọc Phùng
271 Lê Quang Sung P.6 Quận 6 , Ho Chi Minh City, TP. HCM
ĐT (08)39690803
Nên bây giờ tôi đã đi làm, cơng việc ổn định, có đơi mắt gần như hồn
hảo là nhờ vào tay chữa của ông ấy, xin gởi đến ơng lời cám ơn. Hơn 10
năm
rồi
chưa
gặp
lại
ơng
ấy
nữa.
Bạn nhanh chóng theo như hướng dẫn kể trên, để viểm càng lâu thủy
tinh thể bị đục càng nhiều, ảnh hưởng thị lực. Thân

Mẹ mình cũng bị viêm màng bồ đào, chữa trị cả năm nay ở viện mắt
Trung Ương mà bệnh tình vẫn vậy. Gần đây thấy mắt mẹ mình ngày
càng kém hơn lúc trước. Bác sĩ loại nói mắt kém hơn do đục thuỷ tinh
thể nhưng chưa đến mức có chỉ định mổ nên chưa mổ.
14


Mình rất sốt ruột và lo lắng nữa. Mẹ mình dùng thuốc hàng ngày theo
đúng đơn của bác sĩ, không bỏ ngày nào. Hàng tháng có khi cịn phải
bắn laze để "khu trú phần bị viêm không lan ra" như bác sĩ nói. Nhưng
cứ điều trị mãi mà tình hình khơng khả quan nên thật sự mình rất lo
lắng. Bác sĩ lại còn bảo bệnh này phải gắn liền với thuốc suốt đời, chẳng
lẽ
lại
khơng
thể
nào
chữa
khỏi
sao???
Mình đọc trên diễn đàn thấy mọi người nói nhiều đến bệnh viện Mắt Sài
Gịn, cho mình hỏi bệnh viện mắt Sài Gòn - Hà Nội ở 77 phố Nguyễn
Du - Hai Bà Trưng có phải là chi nhánh của Bệnh viện mắt trong Sài
Gịn khơng? mình muốn đưa mẹ qua chỗ đó, mọi người biết thơng tin gì
về bệnh viện đó khơng? Nếu phải vào miền Nam chữa trị thì vào viện
Từ Dũ hay bệnh viện nào? bạn nào có người thân bị bệnh này rồi có thể
cho mình phác đồ điều trị bệnh này khơng? Cám ơn mọi người rất nhiều.
Mình cũng có người nhà bị bệnh này và hiện nay đã điều trị khỏi sau
hơn 1 năm. Mình được bác sĩ tư vấn về bệnh này khá kỹ nên xin phép
được chia sẻ với các bạn. Viêm màng bồ đào là một bệnh viêm rất hay

gặp ở mắt. Bệnh khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị
đúng. Nguyên nhân gây viêm màng bồ đào rất nhiều mà nếu khơng tìm
ra đúng nguyên nhân mà cứ điều trị chung chung thì rất dễ tái phát và
gây các biến chứng, hay gặp nhất là đục thể thuỷ tinh gây giảm thị lực.
Các nguyên nhân gây bệnh thường có tính địa dư nhiều nên nếu bị thì
nên điều trị trong nước hơn vì các bác sĩ nước ngồi khơng có nhiều
kinh nghiệm điều trị các nguyên nhân gây bệnh đặc thù ở Việt nam.
Theo mình bạn nên đưa người nhà đến gặp bác sĩ Đạt, khoa đáy mắtvõng mạc, bệnh viện Mắt trung ương, đã tu nghiệp tại Pháp. Bác sĩ này
rất có kinh nghiệm về điều trị viêm màng bồ đào và đã điều trị cho nhiều
bệnh nhân khỏi bệnh. ĐT của bác sĩ này là 0989965611, các bạn thử liên
hệ để được tư vấn xem sao. Chúc các bạn sớm tìm được phương pháp
điều trị hữu hiệu mà đỡ tốn kém phải ra nước ngoài.
Cám ơn các bạn đã tư vấn cho mình. Mẹ mình cũng điều trị bác sĩ Thuý
khoa Đáy mắt như mẹ bạn MH1010 và tình hình cũng khơng khả quan.
Giờ bác sĩ lại bảo mẹ mình bị Đục thuỷ tinh thể do tác dụng phụ của
thuốc trong quá trình điều trị viêm màng bồ đào. Nghe bạn Tuekhanhvn
15


nói mình cũng cảm thấy có hi vọng hơn. Cám ơn các bạn rất nhiều. Cho
mình hỏi thêm là người nhà của bạn điều trị bác sĩ Đạt trong vòng bao
lâu, bác sĩ Đạt có nhiệt tình khơng? Có thể cho mình thêm cả số điện
thoại người nhà bạn đã điều trị bác sĩ ĐẠT không? Là bệnh nhân với
nhau, mình muốn hỏi thêm một số thơng tin về bệnh tật cũng như hỏi
thêm về cách điều trị để có thể chia sẻ cùng nhau mà. Cám ơn bạn rất
nhiều. Nếu có thể cho mình sđt của bạn nữa nhé. Cám ơn bạn. Hy vọng
tất cả người thân của chúng ta đều chữa khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
hichic
Mình đi công tác dài ngày nên không trả lời cho bạn ngay được. Bạn
gọi điện cho bác Ngô Trọng Vũ 0907007756 hoặc 0903905405 để chia

sẻ kinh nghiệm xem sao nhé. Bác này là bố của bạn mình, cũng đã
chữa hết trong nam, ngồi bắc, tưởng như bó tay rồi. Thế mà bây
giờ
mắt
bác
ấy
ổn
định
rồi
đấy.
Mong người nhà các bạn sớm lành bệnh.
À,
còn
vấn
đề
đục
thủy
tinh
thể:
Đục thủy tinh thể do nhiều nguyên nhân lắm các mẹ ạ ví dụ như đục
thủy tinh thể sau chấn thương, đục thủy tinh thể sau viêm màng bồ
đào (hoặc ngược lại), đục thủy tinh thể ở người cao tuổi.... Việc xử lý
đục thủy tinh thể bây giờ đơn giản nhiều rồi. Tuy nhiên nếu có viêm
màng bồ đào thì phải điều trị dứt đểm viêm màng bồ đào rồi mới xử
lý đục thủy tinh thể các mẹ ạ.
Chào mọi người!
Hơm nay có người nhắn tin hỏi mình về bệnh này mình mới quay lại
trang này đọc.
Mình khơng biết ở trong nước có chữa được bệnh này khơng.
Nhưng ngày trước bố mình bị viêm màng bồ đào thì các bsỹ bệnh

viẹn mắt TƯ và Bạch mai thì bảo khơng chữa được. Bố mình rất
tuyệt vọng. Về sau có người giới thiệu nói là bên TQ ( mình đã đưa
địa chỉ lên rồi đó) có ơng giáo sư chun chữa bệnh này. Thế là bố
mình sang.
Trộm vía chữa được hơn 3 năm thì khỏi. NHưng khơng phải ở bên
đó liên tục mà cứ đi đi về về thôi. mỗi lần sang khoang nửa tháng
16


điều trị và lấy thuốc về nhà uống, hết thuốc thì lại sang.
Nếu các bạn đi máy bay thì hơi đắt, Tốt nhất là tìm người nào biết
tiếng TQ mình thuê luôn bên VN. Không sang đấy thuê bà phiên
dịch như mình cho số điện thoại thì đắt lắm!
Như bố mình mỗi lần sang máy bay, thuê phiên dịch, thuốc mất
khoảng 30-40 triệu
Cịn bồi dưỡng cho BS thì khơng cần, khơng như VN đâu. Họ khơng
nhận đâu.
có gì thì cứ nhắn tin cho mình vào nick này nhé!
Mình cũng là bệnh nhân viêm màng bồ đào
VMBĐ tên tiếng anh Uveitis. Bệnh này gây ra bởi rất nhiều nguyên
nhân : nấm, vi khuẩn, vi rút, bất kỳ bệnh lý trong người, và mỗi
nguyên nhân này gây nên nhiều loại VMBĐ khác nhau: trước, sau,
trung gian or toàn bộ, hoặc sẽ gây nên hình thù viêm khác nhau
trong mắt mà chỉ bsỉ soi mới biết. Mặc dù hơn 90% trường hợp
không thể tìm được nguyên nhân nhưng việc đi tìm nguyên nhân
gây bệnh là hồn tồn cần thiết, vì biết đâu mình sẽ thuộc trong
nhóm 10% tìm được ngun nhân thì mới điều trị dứt điểm. Nhưng
nhìn chung theo kinh quan sát của mình thì rất ít bệnh viện hay bác
sĩ cho bệnh nhân đi test các bệnh trong cơ thể, có thể họ tin rằng rất
khó xác định nguyên nhân và vơ cùng fức tạp. Các trường hợp ko

tìm được ngun nhân thì người ta cho rằng do rối loạn miễn dịch.
Nhưng bác sĩ của mình nói rằng chắc chắn có 1 bệnh hay sai sót nào
đó trong cơ thể mà y học hiên tại chưa tìm ra, các nước tiên tiến thì
việc tìm ra ngun nhân nào đó càng nhiều hơn các nước kém phát
triển. Vì bệnh VMBĐ khơng chỉ đơnthuần là bệnh lí ở mắt mà có
liên quan đến bệnh toàn thân, nên việc điều trị phải kết hợp với một
bác sĩ chuyên khoa nội tiết, chuyên gia miễn dịch, 1 bác sĩ chuyên
mắt không thể giải quyết 1 mình được vì họ chỉ đang chữa trị phần
ngọn của vấn đề.
Việc điều trị cho mỗi bệnh nhân là khác nhau tuìy thuộc vào cơ điạ,
khả năng đáp ứng thuốc từng người.Cũng có người 1-2 tháng khỏi,
có người 1 năm, 2, 3 năm hay rất dài các bạn ah.Với trường hợp bị
17


mãn tính lâu mà dùng thuốc cortison (medrol or prednison) liều cao,
hoặc bị lờn thuốc, sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm ngay cả
tính mạng..Bác sĩ sẽ chỉ định 1 bác sĩ nội khoa có kinh ngiêm về
miễn dịch, và cho dung 1 trong các loại thuốc chính, thời gian đàu là
thử azathipine, đây là thuốc ức chế miễn dịch loại vừa, để xem bệnh
có thuyên giảm hay có tái phat ko, nếu ko được thì chuyển sang
dùng 1 trong 2 loại thuốc chuyên dùng là: Cicloporin (Neoral), hay
Mycophenolate mofetil ( Cellcept). Đây là 2 loại thuốc có tác dụng
ức chế miễn dịch, tiêu diệtviệc sản sinh tế bào gây viêm. Thuốc phải
sử dụng trong 3 tháng, nếu coa hiệu quả thì tiếp tục sử dụng lâu dài.
Theo các tài liệu VN và nước ngoài minhg biết, người ta nói hơn 90,
co nơi ghi hơn 80% bệnh nhân hồn tồn khỏi bệnh, khơng tái phát,
trong trường hợp bệnh nhân nào "hợp" được thuốc này.
Vì đây là các laọi thuốc đặc biệt , có nhiều tác dụng phụ (nhưng ko
nguy hiểm bằng Cortisone đâu), phải được bác sĩ dày kinh nghiệm

kê toa, thường xuyên theo dõi nội tiết cơ thể bệnh nhân....xét nghiệm
định kỳ. Mình nghĩ , ở VN ít bác sĩ cho uống các laọi này, có thể họ
biết vì mình đọc các tài liệu trên web viêt nam cũng nói tuơng đối
hiệu quả về thuốc này, nhưng hình như ít ai cho sử dụng,một phần
là bác sĩ mắt ko chuyên về cái này mà họ lại ko chịu hợp tác với bác
sĩ nội khoa.
CÁc bạn có thể surf net Viêt nam hoặc các thơgn tin ở nước
ngồi,các forum ( ở nước ngoài họ use nhiều hơn).
Về bản thân mình, bị bệnh đã lâu, đợt trong tết mình mới được thử
nghiệm cicloporin, (khi use thuốc này dần đàn sẽ thay thế đựoc
cortison), sau 2 tháng thì mới thấy hiệu quả hết viêm, giảm liều pred
fort thấp nhất 1-2 gitọ thơi, sau đó ko dùng thuyốc nhỏ ln. Nhưng
xui xẻo thay mình bị ngộ độcthận thuốc Cicloporin, mặc dù biết rõ
hiệu quả thuốc này đối với VMBĐ nhưng bắt buộc mình phải stop
thuốc. dừng thuốc đựoc vài tuần thì mình bị tái phát.
Mình nói các bạn là tác dụng của thuốc này nhưng với đk ai hạp đcj
với thuốc này, và con số trên 90% có hiệu quả cũng là rất cao phải
ko các bạn??
18


Đợt vừa rồi mình bắt đàu sử dụng thuốc Cellcept, đựoc 2 tháng rồi,
đang trên đường thư nghiệm, bác sĩ nói là ko nên lo lắng về tác dụng
phụ quá, còn sơm để kết luận, tất cả là chờ vào may mắn.
Nhưng xét về số đơng , thì tất nhiên có nhiều ngừoi thử dùng thì
chác chắn sẽ có những may mắn...!
Mình thấy trên internet có bạn tên là Yuki, bạn ấy điều trị bênh
singapore, sau vài tháng ko hiệu quả với prednisone, các bác sĩ cho
uống cellcept, mình đã liên lạc với bạn đó xem tình hình thế nào.
bạn ấy nói bạn ấy đa khỏi cách đây hơn năm rồi, trưong hợp của

bạn ấy cáca bạn xem cũng phức tạp như tụi mình, giừo khỏi rồi,
nhưng các bác sĩ bên đó vẫn cho ban ấy uống cellcept từ tháng
05/2008 đến giờ, là đẻ chống tái phát. Thuốc này sẽ làm suy yếu
miễn dịch nên phải cận thận.. Các bạn có thể tìm hiể thơngtin về các
laọi thoc này.
Mình nói dài dịng để các bạn có thể chia sẽ thơng tin thêm với
mình. Tháng 7.năm ngối bên Mỹ người ta thử nghiệm thành cơng 1
laọi vitamin b1 Benfotiamine có khả năng điều trị tốt với VMBĐ mà
an toàn cho cơ thể. Các bạn có thể theo sát thơgn tin đẻ chia sẽ cùng
nhau. Ngoài ra, theo bác sĩ Phưuơng Thu –GĐ BV mắt TP HCM cho
biết, bên Mỹ có 1 loại chip gắn vào mắt, khỏi phải dùng thuốc,
nhung 2 năm thay 1 lần, mà gía cả quá cao, nghe để biêt chứ khả
nămg mình thì làm mấy đời mấy kiếp cũng ko dám mơ tới.
Tụi mình cịn phải chiến đấu lâu dài với bệnh tật nữa, bệnh càng lâu
thì phải có cái nhìn dài hạn về bệnh hơn. Thuốc thang nhiều dễ bị
độc,suy yếu cơ thể, nên việc bổ sung thêm các laọi thảo dựoc nhăng
thải độc tố trong cơ thể mới có sức khỏe lâu dài chiến đấu đứoc. Các
bạn có thể dùng cây chó đẻ giải độc gan, hay trà hoa cúc, …giảm
thiểu tác dụng phụ bạn ah, đây cũng là yếu tố quan trọng ko kém
mới duy trì việc use thuốc đc.
Thế nên, các bạn cứ thử trao đổi với bsi Mắt của mình cho dùgn
19


thuốc ức chế miễn dịch , hoặc nên tìm cho mình 1 bác sĩ có kinh
nghiệm về md. Kết quả chưa biết trước nhugn tất cả thử mới biết
bạn ah.
Rất mong đựoc các bạn chia sẽ thơgn tin thêm.Có gì tụi mình hãy
trao đổi tình hình sau.
Mình gửi tiếp bài này để các bạn tham khảo, tin lấy từ VNexpress/đời

sống cách đây khoảng 1 tuần.
Chữa mắt mà không cần tác động vào mắt
Bị viêm màng bồ đào sau, thay vì phải mổ mắt, bà Hòa đã được các bác
sĩ mổ nội soi thái dương, thắt nút một động mạch nông giúp máu được
dồn tới các động mạch sâu "tưới mát" cho võng mạc, giúp mắt duy trì thị
lực.
Bà Nguyễn Thị Hòa, 61 tuổi (Vinh, Nghệ An) là một trong những bệnh
nhân đầu tiên được áp dụng phương pháp phẫu thuật chuyển mạch và tái
tạo tuần hoàn máu để chữa các bệnh về mắt ở Việt Nam. Đây là một phát
minh của các chuyên gia về mắt của Nga và mới được tiến hành ứng
dụng tại Bệnh viện Mắt quốc tế Việt Nga (Hà Nội).
Bà Hòa cho biết, từ 5 năm trước, bà thường xuyên bị đau và mờ mắt. Bà
đã đi khám nhiều nơi, được cho thuốc uống, nhỏ mắt nhưng không đỡ.
Đầu tháng 5, thấy đau nửa đầu và bên mắt phải dữ dội, bà Hòa bắt tàu ra
thẳng Hà Nội khám. Các bác sĩ cho biết mắt bà bị tăng nhãn áp rất cao,
nếu để thêm vài giờ, có thể bị nổ. Họ cũng khẳng định bà bị viêm màng
bồ đào sau do glocom (bệnh thiên đầu thống) thứ phát và được chỉ định
phẫu thuật chuyển mạch, kết hợp với điều trị bằng laze từ trường và nhỏ
thuốc. Hiện bà Hịa đã ổn định sức khỏe, mắt nhìn rõ và khơng cịn đau
nữa.
Một bệnh nhân cận thị đang được bác sĩ khám lại mắt và chuẩn bị rút chỉ
sau 8 ngày thực hiện phẫu thuật chuyển mạch và tái tạo tuần hoàn đến
võng mạc. Ảnh: MT.
20


Tiến sĩ Alexey Klovev - Chuyên gia phẫu thuật người Nga (Bệnh viện
Mắt quốc tế Việt - Nga) cho biết, kỹ thuật phẫu thuật chuyển mạch và tái
tạo tuần hoàn máu đến võng mạc ra đời là một bước đột phá trong điều
trị các bệnh về mắt. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ không tác động trực tiếp

vào mắt mà tác động vào hệ động mạch thái dương và hệ động mạch sâu
giúp máu đi nuôi dưỡng tốt hơn cho võng mạc và hệ thần kinh thị giác.
Mỗi ca chuyển mạch diễn ra trong khoảng 10 - 15 phút cho một mắt và
chỉ khoảng hai giờ sau đó bệnh nhân có thể về nhà.
Ơng Alexey Klovev cho biết thêm, tổn thương thần kinh thị giác và võng
mạc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực và
mù ở những người mắc bệnh về mắt tại Việt Nam. Những tổn thương
này thường gặp ở các bệnh nhân glocom có teo gai thị và các bệnh thối
hóa võng mạc khác.
Biểu hiện ban đầu của bệnh thường khó phát hiện, có khi bệnh nhân chỉ
thấy chói, hơi mờ, thấy một đốm đen hay vật gì che giữa tầm nhìn, khó
phân biệt màu sắc hay khi nhìn vào các đường thẳng thường thấy bị
cong... Cơ chế tổn thương chủ yếu của bệnh là rối loạn, suy giảm cung
cấp máu và dinh dưỡng cho thần kinh thị giác và võng mạc.
Trước đây, các bệnh này thường chỉ được điều trị nội khoa, chủ yếu sử
dụng các thuốc dinh dưỡng võng mạc nhưng đạt hiệu quả thấp và bệnh
nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ.
Bác sĩ Alexey Klovev cho biết thêm, tại Nga, theo kết quả khảo sát,
trong số 1.000 bệnh nhân thực hiện phẫu thuật chuyển mạch và tái tạo
tuần hồn máu đến võng mạc thì có gần 2/3 số người bệnh thấy chức
năng thị giác tốt lên, gần 1/3 số khác thì ổn định thị lực. Ơng cho hay, có
rất nhiều trường hợp mà ở các bệnh viện khác khẳng định không điều trị
được nhưng khi thực hiện phẫu thuật kết hợp với các phương pháp đồng
bộ khác như kích thích thần kinh thị giác, điều trị nội khoa, điều trị bằng
từ trường, laze... đã thu được kết quả tốt.

21


22




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×