Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh viêm màng bồ đào (Kỳ 1) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.46 KB, 5 trang )

Bệnh viêm màng bồ đào
(Kỳ 1)


Màng bồ đào gồm có 3 thành phần từ trước ra sau gồm: Mống mắt, thể mi,
và hắc mạc. Viêm màng bồ đào là bệnh mắt phổ biến, thường có những tổn
thương nặng nề, nhiều biến chứng, hay tái phát, khó xác định nguyên nhân. Nhiều
trường hợp dẵn đến mù loà.
I. Phân loại của viêm màng bồ đào
1. Phân loại theo giải phẫu:
- Viêm màng bồ đào trước:
+ Viêm mống mắt: Chủ yếu viêm phần mống mắt.
+ Viêm mống mắt – thể mi : Bao gồm mống mắt và phần trước của thể mi.
- Viêm màng bồ đào giữa: Chủ yếu ở phần sau của thể mi (vùng pars plana)
và vùng võng mạc ngoại vi sát với pars planac.
- Viêm màng bồ đào sau: Viêm hắc mạc, phía sau nền dịch kính.
- Viêm màng bồ đào toàn bộ: viêm cả mống mắt, thể mi và hắc mạc.
Viêm màng bồ đào trước là hay gặp nhất, tiếp theo là: viêm màng bồ đào
giữa, viêm màng bồ đào sau, và viêm toàn nhãn.

2. Phân loại theo lâm sàng:
Phân loại này dựa trên khởi phát và thời gian diễn biến viêm màng bồ đào.
a. Viêm màng bồ đào cấp: Thường triệu chứng khởi phát đột ngột và tồn tại
dưới 6 tuần, sau đó bệnh ổn định.
b.Viêm màng bồ đào mạn: Tồn tại hàng tháng có khi hàng năm. Bệnh khởi
phát thường âm ỉ và có thể không có triệu chứng, mặc dù có khi các triệu chứng
cấp tính hoặc bán cấp.

3. Phân loại theo nguyên nhân:
a. Viêm màng bồ đào ngoại sinh: Do chấn thương, vi khuẩn hoặc tác nhân
khác từ ngoài vào.


b.Viêm màng bồ đào nội sinh: Do vi khuẩn hoặc tác nhân khác trong cơ thể
người bệnh. Gồm những dạng chính sau:
+ Phối hợp với các bệnh toàn thân: Như viêm cột sống cứng khớp.
+ Viêm nhiễm do: Vi khuẩn (bệnh lao). Nấm (Candidiasis). Virus (Herpes
zoster). Ký sinh trùng (Toxoplasmosis) hoặc giun tròn (Toxocariasis).
+ Viêm màng bồ đào đặc hiệu tự phát: là nhóm bệnh không liên quan đến
bệnh lý toàn thân, nhưng có tính chất đặc hiệu như: Viêm màng bồ đào Fuch.
+ Viêm màng bồ đào không đặc hiệu tự phát: Nhóm không nằm trong các
loại trên, chiếm khoảng 25%

II. Nguyên nhân của viêm màng bồ đào
Tìm nguyên nhân gây viêm màng bồ đào là rất khó, nhiều trường hợp
không rõ ràng. Các nguyên nhân gồm:
1. Vi khuẩn: có thể là tụ cầu, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn, xoắn khuẩn
- Nhiễm khuẩn ngoại sinh trong các trường hợp chấn thương, phẫu thuât.
- Nhiễm khuẩn nội sinh từ các ổ viêm lân cận như sâu răng, viêm lợi,
viêm xoang, viêm họng hoặc bệnh toàn thân như: giang mai, phong, viêm màng
não mủ, nhiễm khuẩn huyết
2. Virus: Herpes, Zona, cúm, thuỷ đậu, sởi, quai bị
3. Nấm: nội sinh hoặc ngoại sinh, có thể là Candida, Aspergilus
4. Ký sinh trùng: Toxoplasma, ấu trùng sán lợn, giun
5. Yếu tố miễn dịch, yếu tố kháng nguyên bạch cầu HLA (Human
Leucocyte Antigen). Hội chứng Behcet, hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada, hội
chứng Reiter
6. Dị ứng gây viêm màng bồ đào, do protein của thuỷ tinh thể.
7. Nhiễm độc: hoá chất, độc tố tác nhân nhiễm khuẩn, u ác trong nhãn
cầu



×