Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Lịch sử thế giới cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.47 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

Tiểu luận kết thúc học phần:
Lịch sử thế giới cận đại I

1


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2020
Câu 1 (2 điểm): Hãy viết 01 bài luận trình bày quan điểm của bạn về một
trong các vấn đề sau: (800 - 1300 chữ)
1. Có hay khơng giới hạn của tự do ngôn luận đối với đức tin tôn giáo?
Bài làm
Quyền con người là những giá trị cao quý, kết tinh từ nền văn hóa của tất
cả các dân tộc trên thế giới. Đó cũng là tiếng nói chung, mục tiêu chung để toàn
nhân loại bảo vệ và thúc đẩy nhân phẩm của loài người. Ở quyền con người đặc
biệt phải kể đến quyền tự do ngôn luận, đây là quyền cơ bản có mối liên hệ mật
thiết đến việc đảm bảo thực thi các quyền khác của con người.
Franklin D. Roosevelt1 đã từng nêu rằng: “Trước tiên là tự do ngôn luận và
tự do biểu đạt - ở mọi nơi trên thế giới. Thứ hai đó là tự do thờ Thần theo cách
của riêng mình - ở mọi nơi trên thế giới. Thứ ba là tự do làm điều mình muốn đã được giải thích theo nghĩa quốc tế là tìm hiểu kinh tế sẽ bảo đảm cuộc sống
hịa bình khỏe mạnh cho người dân của mọi quốc gia - mọi nơi trên thế giới.
Thứ tư là tự do khỏi sợ hãi…”2. Trong suốt tiến trình phát triển của nó, quyền
con người ln phản ánh và mang nặng dấu ấn của các giá trị và quy tắc đạo
đức, tôn giáo3.
Cũng như mọi sự tự do khác, quyền tự do ngơn luận cũng có giới hạn nhất
định của nó. Nhưng điều đáng quan tâm hơn ở đây là giới hạn của tự do ngôn
luận đối với tôn giáo. Một bức tranh biếm họa, một tác phẩm văn học hay một
bộ phim bàn về tôn giáo đụng chạm đến những điều thiêng liêng của đức tin, tín
ngưỡng có thể khiến một nhóm người hay cả một cộng đồng người nổi giận vì


đức tin tơn giáo của họ bị xúc phạm. Nhưng nếu ngăn cấm tự do ngôn luận, xã
hội sẽ không thể phát triển. Khi một quốc gia được lãnh đạo bởi các chính khách
tơn sùng tơn giáo, coi tơn giáo là nền tảng của chính trị, xã hội, khi đó tơn giáo
sẽ quyết định vận mệnh của đất nước. Tự do ngôn luận bị hạn chế, những tư
tưởng tiến bộ định hướng cho sự phát triển của đất nước sẽ bị bóp nghẹt một khi
những ý tưởng, quan điểm đó có mâu thuẫn với tơn giáo, phủ định hay giới hạn
đối với tôn giáo4.

1 Là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 32 và là một khuôn mặt trung tâm của các sự kiện thế giới trong giữa thế kỷ XX.
2 Wolfgang Benedek (Chủ biên). (2008). Tìm hiểu về quyền con người. Hà Nội: Nxb Tư pháp. tr.36.
3 Nguyễn Đăng Dung. Vũ Cơng Giao. Lã Khánh Tùng. (2011). Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con
người. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. (tr.44).
4 Phan Thành Đạt. (2015). Tự do ngôn luận và đức tin tôn giáo. From />
2


Để thấy được sự giới hạn của tự do ngôn luận đối với tơn giáo, chúng ta có
thể tìm hiểu qua một số vụ tranh chấp về giới hạn của tự do ngôn luận đối với
tôn trọng đức tin tôn giáo mà điển hình là Salman Rushdie 5 và Những vần thơ
của quỷ Satan6. Những vần thơ của quỷ Satan khiến cộng đồng người Hồi giáo
nổi giận, nhiều vụ biểu tình đã diễn ra tại Anh, Pakistan, Ấn Độ, Indonésia...
Người Hồi giáo cho rằng Salman Rushdie có ý báng bổ đạo hồi và tiên tri
Mohamed.
Thơng qua sự kiện, có thể thấy rõ tự do ngơn luận cũng có giới hạn đối
với tơn giáo một khía cạnh nào đó. Nếu có ai đó cho rằng: “Tự do ngơn luận
khơng ảnh hưởng gì đến tơn giáo” thì thật là một điều sai lầm. Ở đây, tự do ngôn
luận đều tác động đối với tôn giáo, đặc biệt hơn cả là giới hạn giữa chúng. Có
thể thấy, việc tạp chí trào phúng Charlie Hebdo tiếp tục đăng biếm họa về nhà
tiên tri Mohammed của đạo Hồi làm dấy lên tranh cãi về giới hạn của tự do ngôn
luận và sự tôn trọng với đức tin tôn giáo.

Vậy giới hạn của tự do ngôn luận đối với đức tin tôn giáo ở đây là gì? Đó
chính là tự do ngơn luận cũng có giới hạn, nhất là khi nó xúc phạm hay chế giễu
đức tin của người khác. Mặc dù, tự do ngôn luận là quyền mà mỗi con người
đều có, tuy nhiên phải có chừng mực khi đặt lời nói ra đối với mọi người, mà
đặc biệt hơn cả là đối với lòng đức tin đối với người khác. Như Giáo hoàng
Francis đã từng nói: “Có rất nhiều người nói xấu tơn giáo nói chung, hoặc nói
xấu tơn giáo khác. Ta khơng được khiêu khích. Ta khơng được xúc phạm đức tin
của người khác. Ta không thể lấy đức tin của người khác ra làm trị đùa. Điều
gì cũng có giới hạn của nó”7. Quyền theo một đức tin tơn giáo nào đó cũng là
một trong những quyền tự do của con người. Tuy nhiên, tự do ngôn luận và tôn
trọng đức tin tơn giáo của có thể xảy ra mâu thuẫn và xung đột với nhau. Thực
hiện tự do ngôn luận cũng có thể gây tổn thương đến lịng q trọng, lịng kính
mến tơn giáo của một số người khác. Nhưng để đảm bảo tốt hai quyền này có
thể bị giới hạn trong một điều kiện hồn cảnh nào đó.
Giới hạn đặt ra giữa tự do ngôn luận đối với tôn giáo là điều khó có thể
tránh khỏi. Tơn giáo có thể nói lên những gì mà người ta nghĩ, những thứ mà
người theo tơn giáo đó sẽ làm, họ biết nêu lên ý kiến của mình ở nơi đơng
5 Ahmed Salman Rushdie, là một nhà văn người Ấn Độ. Ông nổi tiếng thế giới sau khi sáng tác Những vần thơ
của quỷ Satan và bị Giáo chủ Ruhollah Khomeini của Iran ra lệnh cho tín đồ đạo Hồi trên tồn thế giới truy nã tử
hình. Tới tháng 9 năm 1998, chính quyền Iran mới hủy bỏ lệnh tử hình ơng. From:
/>6 Cuốn sách lấy cảm hứng từ một số sự kiện có thật như vụ khủng bố máy bay ở hãng hàng không Ấn Độ năm
1985, vụ bạo động ở Brixton, Luân Đôn năm 1981, chiến tranh ở Iran năm 1979. Cuốn sách miêu tả những giấc
mơ và ảo giác của nhân vật chính có tên là Gibreel Farishta. Qua những cơn ác mộng của Gibreel Farishta, người
đọc nhận thấy những chi tiết có tính lịch sử và truyền thuyết của tiên tri Mohamed.
7 Dẫn theo vnexpress.net. Hồng Hạnh. (2015). Giáo hồng Francis: Tự do ngơn luận cũng có giới hạn. From
.

3



người, nhưng khơng có nghĩa là họ sẽ nói tất cả mọi thứ mà không phân biệt
được đúng, sai. Một số hình ảnh, bức tranh hay một tác phẩm nghệ thuật nào đó
cũng đã bật lên tự do ngơn luận tiềm ẩn trong nó. Tuy nhiên, khơng phải vì một
vẻ đẹp nào đó mà khiêu khích hay châm biếm bất kì đức tin tơn giáo khác. Tự
do ngơn luận cũng có giới hạn mà đặc biệt hơn là đối với tơn giáo. Có thể nói ra,
có thể suy nghĩ nhưng phải có một sự tơn trọng đối với đức tin tơn giáo đó.
Giới hạn khơng nằm ở lời nói mà giới hạn đó nằm ở sâu thẳm trong suy
nghĩ của mỗi con người. Biết tôn trọng, trân quý một niềm tin nào đó thì sẽ biết
lắng nghe và suy nghĩ những gì người khác bày tỏ. Tự do ngơn luận hay đức tin
tơn giáo cũng vậy, cần phải có một giới hạn đặt ra để có thể tồn tại hài hịa với
nhau. Con người khơng thể lấy lí do bảo vệ tơn giáo để bóp nghẹt tự do ngơn
luận, nhưng cũng không thể đề cao tự do ngôn luận thái q nhằm gây tổn
thương đến tình cảm tơn giáo của một số người.

4


Câu 2 (3 điểm): Trình bày quan điểm/nhận thức riêng của các bạn về một
vấn đề/sự kiện tự chọn trong phạm vi của học phần Lịch sử Thế giới Cận
Hiện đại I (800 - 1300 chữ)
Bài làm
Vấn đề: Quan điểm và nhận thức về bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền
ở Pháp
Quan điểm:
Những tổn hại khủng khiếp do chiến tranh để lại, đặc biệt là chiến tranh thế
giới thứ hai gây ra đã thơi thúc nhu cầu có một châu Âu mới. Sau nhiều năm bị
chia rẽ, song hành cùng đó là hàng loạt cuộc đấu tranh vì khát khao tự do của
người dân Hy Lạp đã chiến thắng và chính phủ dân chủ đã dần dần được hình
thành. Q trình thống nhất Châu Âu khơng phải là q trình mở rộng diện tích
hay áp đặt giá trị, mà thực chất là quá trình mở rộng tự do và dân chủ, quyền con

người và bình đẳng đã giúp châu Âu thốt khỏi chiến tranh và thống nhất như
ngày hơm nay. Nhắc đến tự do và dân chủ-không thể không nhắc đến nhân
quyền và dân quyền. Có thể thấy, Pháp là một nước đặc biệt quan tâm đến vấn
đề nhân quyền. Truyền thống gắn liền với nhân quyền của Pháp bắt nguồn ngay
từ thế kỉ XVIII trong Thuyết Ánh Sáng và Tuyên Ngôn về nhân quyền và quyền
công dân ngày 26 tháng 8 năm 1789. Pháp là một trong những nước đầu tiên có
tun ngơn về vấn đề này8.
Tun ngơn này được ra đời vào thời điểm Cách mạng Pháp thành cơng và
được Quốc hội đồng lịng thơng qua , trong sự hiện diện và che chở của Đấng tối
cao. Mặc dù phạm vi của bản tuyên ngôn chỉ thu hẹp trong phạm vi nước Pháp,
tuy nhiên, ý tưởng của nó đã nêu ra được những quyền cơ bản, quan trọng và tất
yếu của con người : “Đàn ông được sinh ra và vẫn tự do và bình đẳng về
quyền. Sự phân biệt xã hội chỉ có thể dựa trên lợi ích chung” 9 (Điều 1). Ta có
thể thấy rằng, bản tuyên ngôn đã đề cập đến sự tự do, sự bình đẳng, tuy nhiên có
một lỗ hổng trong bản tuyên ngôn này là họ chỉ đề cập đến phái nam là những
người đàn ơng cịn về quyền bình đẳng của phụ nữ thì họ khơng đề cập đến,
chứng tỏ một điều rằng sau thắng lợi Cách mạng Pháp, người phụ nữ vẫn chưa
được coi trọng. Cũng chính vì vậy, phụ nữ Pháp đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh
đòi bình đẳng để thể hiện cho mọi người thấy rằng Pháp là một đất nước tự do,
8 Ouvrage France. (2004). Pháp với vấn đề nhân quyền. From />
9 Được dịch từ HUMAN RIGHTS AND DIGNITY Declaration of the Rights of Man. (2011). From
/>
5


Pháp là một đất nước đầy tính dân chủ. Tuy nhiên, sự tự do, dân chủ ấy chỉ bảo
vệ cho đàn ông mà quên mất rằng phụ nữ cũng cần được bảo vệ và công bằng.
Đặt Pháp trong bối cảnh khá lộn xộn và khủng hoảng những năm 1789,
có thể thấy rằng, tính nhân quyền được đặt ở một vị trí khá cao vì vốn dĩ “nhân
quyền là tiếng nói chung, mục tiêu chung và phương tiện chung của toàn nhân

loại để bảo vệ và thúc đẩy nhân phẩm và hạnh phúc của mọi con người” 10 và
tuyên bố chứa các quyền con người được tuyên bố là tự nhiên, khơng thể thay
đổi và thiêng liêng thì nó sẽ đúng với thời điểm của Pháp là rơi vào tình trạng
khủng hoảng.
“Tun ngơn cịn đề cập đến việc tự do của con người là bao gồm việc có
thể làm bất cứ điều gì khơng gây hại cho người khác; hạn chế của các quyền tự
do này chỉ có thể được xác định bởi Luật. Tuyên bố về quyền con người và
quyền cơng dân Luật pháp là sự thể hiện ý chí chung, nó có quyền chỉ cấm
những hành động gây tổn hại cho xã hội. Tất cả cơng dân có quyền tham gia, cá
nhân hoặc thông qua các đại diện của họ trong việc lập. Mọi cơng dân đều bình
đẳng trước pháp luật. Mọi người đàn ông được coi là vô tội cho đến khi anh ta
đã được tuyên bố là có tội. Tuyên bố đảm bảo quyền tự do thờ cúng, tự do ngôn
luận ("bất kỳ công dân nào cũng có thể nói, viết và xuất bản tự do") và cũng là
quyền đối với tài sản, theo Tuyên bố, quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng
và khơng ai có thể bị tước quyền ” 11. Điều này cho thấy rằng quyền lực của Nhà
nước Luật pháp, mọi người đã được tự do về quyền sống, về tiếng nói tuy nhiên
mọi thứ đều phải trong khuôn khổ nhất định, thuộc phạm trù giới hạn. Những
người đàn ơng đều có quyền lên tiếng nói về vấn đề nào đó, nói lên quan điểm,
nguyện vọng và hơn hết họ được đảm bảo tính mạng của mình.
Tun ngơn Nhân quyền và Dân quyền 1789 ra đời đã mang đến sự ảnh
hưởng rất lớn đến nước Pháp nói riêng và tồn bộ châu Âu nói chung. Điều đó
thể hiện ở chỗ, chỉ trong vịng 35 năm kể từ khi bản Tuyên ngôn năm 1789 ra,
hơn 70 bản Hiến pháp mang dấu ấn của những luận điểm trong bản Tuyên ngôn
về Nhân quyền và Dân quyền 1789 đã được thông qua ở Châu Âu. Chứng tỏ
rằng những tư tưởng về quyền con người đã thẩm thấu một cách nhanh chóng và
gây ra những biến động xã hội rất to lớn ở châu lục này.
Trên đây là một vài quan điểm cá nhân thông qua các điều khoản tiêu biểu
của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của Pháp. Nhìn chung, bản
Tun ngơn ra đời có ý nghĩa mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đề cao
quyền tự do, bình đẳng của con người. Tuy nhiên nó cịn những hạn chế như bất

10 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng. (2011 ). Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con
người. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. (tr.21).

11

Được dịch từ Declaration of Human and Civic Rights. ( 2009) . From />
6


bình đẳng về giới tính, phụ nữ khơng được coi trọng, khơng đề cập đến vai trị
của phụ nữ và nô lệ, đa phần phục vụ cho quyền lợi của giai cấp tư sản. Dù vậy,
nó vẫn là tiền thân của các phương thức nhân quyền quốc tế. Sẽ tốt hơn rất nhiều
nếu như tất thảy mọi người được sống với gia đình của họ, được nói lên tiếng
nói của mình, được sự che chở và bảo vệ của pháp luật, sống trong sự tự do bình
đẳng khơng phân biệt giai cấp hay giới tính nào, khơng bị đối đãi nặng nề và
hơn hết, họ khơng cịn phải đứng lên đấu tranh địi quyền sống, quyền tự do,
quyền bình đẳng như trước kia nữa.

Câu 3 (2 điểm). Thực hiện theo yêu cầu sau:
7


Giai đoạn 1: Trình bày quan điểm/nhận thức riêng của các bạn về một vấn
đề/sự kiện tự chọn trong phạm vi của seminar chủ đề: Hội chợ thuộc địa và
Chợ người Việt trong thời Đông Dương (800 - 1300 chữ)
Bài làm
Sau 8 thập niên tiến hành công cuộc xâm lược thực dân, năm 1931, Pháp tổ
chức một Triển lãm thuộc địa quy mô lớn nhất từ trước đến giờ, nhằm lấy lại
tinh thần dân chúng khi cuộc Đại Suy thoái vẫn cịn chưa chấm dứt hẳn. Chính
phủ Pháp đã cho tái dựng các cơng trình tiêu biểu của các xứ thuộc địa trên khắp

thế giới của mình. Nhiều cơng trình được phục dựng với quy mơ hồnh tráng để
phục vụ du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Cơng trình kiến trúc hùng vĩ nhất, ấn tượng nhất trong tất cả các cơng trình
tại cuộc triển lãm thuộc địa là Đền Ankor Wat, đó là sự tái hiện lại gần như là
hồn hảo của Đền Ankor Wat ngun bản. Cơng trình này được thực hiện, xây
dựng bởi cơng ty kiến trúc Charles và Gabriel Blanche của Pháp. Bên trong ngôi
đền, du khách sẽ bắt gặp hàng loạt những số liệu thống kê, hiển thị về nền sản
xuất nông nghiệp, cũng như một cái nhìn tồn cảnh về lịch sử Đơng Dương.
Các kiến trúc sư ở Paris không chỉ cố gắng tái tạo kiến trúc thực sự của bản
gốc, mà các bức tường bên ngồi của cấu trúc cịn được trang trí bằng các bức
phù điêu làm từ khn thạch cao của ngơi đền Ankor Wat ngun bản. Cơng
trình này được thiết kế để trở thành trải nghiệm kiến trúc xác thực nhất ở khu
vực Đông Dương, để đại diện cho Campuchia cũng như cho tồn bộ Đơng
Dương. Đến năm 1931, Angkor Wat khơng chỉ là biểu tượng cho Campuchia mà
cịn trở thành một biểu tượng bao trùm cả Việt Nam và Lào.
Đáng kể là, so với cuộc triển lãm năm 1906, kích thước của khu vực đền
Ankor đã tăng gấp đơi. Điều này có thể cho thấy được sự quan tâm, sự chú ý và
lượng người tham dự triển lãm ngày càng tang; những kiến trúc sư người Pháp
đã có được nhiều thơng tin chính xác hơn về đền Ankor Wat ngun bản. Cũng
có thể thấy được rằng, thay vì chỉ đơn giản là được dựng lên như một đại diện
cho những vinh quang trước đây của một nền văn minh mà tàn dư Pháp nắm giữ
quyền thống trị, thì đến năm 1922, nó đã thuộc về thực dân Pháp.
Chính kích thước vĩ đại của cơng trình này đã thu hút mọi người đến tham
quan. Những người khách có thể nghĩ rằng đây là một biểu tượng cho sự hùng vĩ
của một nền văn hóa khác, là bằng chứng cho thấy những nền văn hóa khác
cũng có truyền thống kiến trúc tuyệt vời như ở châu Âu.
Nhưng thực tế, những nhà tổ chức đã giải thích rằng, cơng trình Đền Angor
Wat khơng có ý nghĩa lớn lao đến như vậy. Theo Claude Farrere, "Ngôi đền
Ankor không hẳn là biểu tượng của một Đông Dương thống nhất - đây là một
8



khái niệm khó hiểu của các chính trị gia Liên Xơ - như một nền văn minh chết
chóc đã bị giết bởi thực dân tàn bạo, một nền văn minh mà Pháp đang cố gắng
hồi sinh ngày hôm nay."
Ngôi đền Angor Wat đại diện cho những người ủng hộ chính sách thực dân
Pháp, tất cả những gì mà đất nước mẹ đang cố gắng làm, trước sự thờ ơ của
công chúng và sự thù địch từ phe chính trị cánh hữu. Về mặt nhân đạo, các nhà
hoạch định chính sách thực dân Pháp cảm thấy rằng Pháp nên và có thể phát huy
mạnh mẽ ảnh hưởng văn minh của mình lên với các quốc gia kém phát triển trên
thế giới. Rốt cuộc, chẳng phải Paris là thành phố văn minh lớn trong nền văn
minh phương Tây sao? Pháp cịn có thể làm gì ngồi việc mang lại những
phương pháp tốt nhất trong việc sản xuất công nghiệp, y học và quản trị kinh
doanh cho các quốc gia trước đây từng phải chịu đựng sự chuyên chế của những
kẻ đê tiện khát máu?.
Các tờ báo cánh tả như L’Humanité và Le Populaire đã chỉ trích Triển lãm
Thuộc địa là một sự che đậy cho cơng cuộc xâm lược nước ngồi, và gọi đây là
“Hội chợ Đế quốc Vincennes” (tên khu rừng nơi tổ chức Triển lãm ở ngoại ô
Paris). Các nhà thơ trường phái Siêu thực như André Breton, Paul Eluard,
Aragon, Maxime Alexandre đã đi phân phát tờ rơi “Đừng đi thăm Triển lãm”.
Aragon còn tổ chức một cuộc “phản triển lãm”, đặt trong một tòa nhà cũ từ thời
Triển lãm 1925. Ở đây, ông cho bày các điêu khắc của châu Phi, châu Đại dương
và châu Mỹ, theo cách để người xem có thể nhìn thấy nghệ thuật chân thực của
các nước, cách biệt với khơng khí thực dân chủ nghĩa của “Bảo tàng Thuộc địa
thường kỳ” tại Vincennes. Còn về Angkor Wat, nhà lãnh đạo phe xã hội chủ
nghĩa Léon Blum bình luận cay độc: “Ở đây chúng ta tái tạo lại những bậc
thềm tuyệt tác của đền Angkor Wat và chúng ta say mê xem các vũ công thần
thánh, nhưng ở Đông Dương, chúng ta bắn giết, giam cầm và tù đày những con
người đó”.


9


Câu 4 (3 điểm). Sử dụng các thông tin, nội dung của học phần Lịch sử Thế
giới Cận Hiện đại I để (chọn một trong hai yêu cầu):
1. Sáng tác một tác phẩm nghệ thuật.
Gợi ý hình thức: Truyện ngắn, Thơ; Tranh vẽ, Ảnh, Poster (Đoạn văn
thuyết minh ý tưởng); Nhạc (thu và gửi file âm thanh); …
Bài làm
1. Poster Nữ quyền của Marianne

Nữ quyền của Marianne
10


Poster Nữ quyền của Marianne được thiết kế dựa trên chủ đề là nữ quyền
được gợi ra từ cách mạng Pháp.
Hình ảnh nền đó là chính bản đồ nước Pháp nơi diễn ra cuộc cách mạng lật
đổ chế độ của vua Louis XVI và cho ra đời bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền mà sau này có ảnh hưởng đến tuyên ngôn về quyền con người của Liên
hợp quốc và hơn hết là gợi ra cho chúng ta những suy nghĩ rộng hơn về những
quyền của con người.
Từ Feminism có nghĩa là nữ quyền được đặt trên nắm tay của nàng
Marianne, đây là một biểu tượng đặc trưng cho nữ quyền nước Pháp. Hình ảnh
nàng Marianne đã được phổ biến như là hình ảnh của sự đấu tranh cho tự do
bình đẳng, ngồi ra nàng Marianne cịn gợi ra cho chúng ta thấy được sự quan
tâm đến nữ quyền của đất nước này. Hai hình ảnh này kết hợp thể hiện thái độ
quyết tâm và mạnh mẽ trong việc đấu tranh vì quyền của phụ nữ ln mạnh mẽ
và hướng đến bình đẳng và sau lưng hình ảnh của nàng Marianne đó chính là
hình ảnh của nhà ngục Bastille, đây chính là thành trì mà người dân hướng đến,

và tại nơi này vào ngày 14/7/1789 hàng ngàn người đã xông vào và tấn công nhà
ngục này. Cuộc cướp ngục Bastille trở thành một trong những sự kiện biểu
tượng của lịch sử châu Âu, châm ngòi cho cuộc Cách mạng Pháp, chấm dứt chế
độ cai trị của dòng họ Bourbon. Không chỉ với ý nghĩa đơn thuần là pháo đài
của giai cấp thống trị, hình ảnh nhà ngục này là thành trì về định kiến của nữ
giới . Phá được nhà ngục cũng giống như rằng những người phụ nữ cũng đã nổ
lực hết sức để khẳng định mình, phá bỏ định kiến về nữ giới yếu đuối, chỉ biết
phụ thuộc vào đàn ơng. Qua đó phong trào đấu tranh cho nữ quyền được nâng
cao hơn.
Những hình ảnh trong tấm poster này đều truyền tải chung một thơng điệp
đó là người phụ nữ và nữ quyền ln có đóng góp và khẳng định mình trong
những cột mốc quan trọng của thời đại.
2. Thơ Cách mạng Pháp 1789
Năm ấy
Trời Paris đổ nát
Từng căn nhà tang hoang
Bầu khơng khí ngột ngạt
Cả paris bng màu xám ngắt
Từng mảnh đời leo lắt vì thiếu ăn
Từng mảnh người khổ đau vì bóc lột
Cuộc sống ấy
Bức bối xiết bao
Ôi!
11


Cuộc sống tự do
Người Dân paris khao khát
Một ngày
Đạt được

Sự tự do
Bỗng đoàng!
Chớp đỏ
Trời Paris bừng sáng lên
Ánh sáng của nhân dân
Nhìn rõ mặt người
Ánh sáng cuộc sống mới
Đêm ấy
Rầm rập rầm rập
Dịng người đi
Nhà ngục Bastille
Bị phá bỏ
Chính quyền cách mạng
Hình thành
Tun ngơn được ban hành
Đề cao rằng
Nhân quyền Pháp
Sự tự do trở thành hiện thực
Khơng cịn phải ao ước viễn vông
Cuộc sống ấm no như trước
Người với người lại hịa thuận với nhau
Người Paris
Bước sang trang mới
Tự do
Bình Đẳng
Bác Ái.
– Lê Nguyễn Phú Thành –

12



Câu 5 (Bài tập điều kiện). Khảo sát
5.1. Bạn có đề xuất gì đối với giảng viên để nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn? (hay Bạn muốn được học Học phần Lịch sử Thế giới Cận Hiện đại I
như thế nào?).
Trong Giai đoạn 1 của Học phần Lịch sử Thế giới Cận Hiện đại I thì đã có
sự hợp tác giữa khoa Pháp và khoa Lịch sử về việc tổ chức seminar chủ đề: Hội
chợ thuộc địa và Chợ người Việt trong thời Đơng Dương. Dù khơng nằm trong
nhóm thời Đông Dương nhưng tôi nghĩ đây là phần khá thú vị trong học phần
này vì nó đã thể hiện được sự nghiêm túc, cẩn trọng của những bạn đã hồn
thành đề tài. Thêm một điểm khiến tơi thích trong bộ môn này là, giảng viên đã
để các sinh viên tự chọn đề tài để làm bài và trong quá trình giảng dạy, giảng
viên ln cố gắng phát huy hết khả năng sáng tạo, phát biểu suy nghĩ của mình
của sinh viên.
5.2. Bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu vấn đề nào trong phạm vi thời gian của
học phần này: thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX? Xin nêu rõ lý do.
Nếu có thể tìm hiểu chun sâu về một vấn đề trong phạm vi thời gian của
học phần này thì tơi muốn tìm hiểu về đề tài Quyền của phụ nữ trong Cách
mạng Pháp 1789. Lý do tôi muốn tìm hiểu về chủ đề này một phần là vì vai trị
của người phụ nữ Pháp ít được đề cập đến trong lịch sử Pháp, sự ảnh hưởng của
họ ra sao? Phải chăng người phụ nữ Pháp là một sự tồn tại vô dụng như nhận
định của nam giới Pháp? Quyền của Phụ nữ Pháp nằm ở đâu trong khi họ cũng
là một cơng dân trong xã hội Pháp?... Có khá nhiều câu hỏi mà quá trình tìm
kiếm câu trả lời chỉ với kiến thức của một người là không đủ. Lý do thứ hai
muốn chọn đề tài này là trong các tư liệu liên quan, dường như khơng tìm thấy
một cuốn sách có đề cập đến vấn đề phụ nữ Pháp bằng tiếng việt. Lý do thứ ba
là hiện nay quyền của phụ nữ đã được bảo vệ chặt chẽ hơn cả về tinh thần lẫn
thân thể nhưng điều này vẫn không thể ngăn chặn được các hành vi xâm hại tình
dục, bạo lực, bn bán phụ nữ, một suy nghĩ được đề cập đến ở đây là phải
chăng sự chênh lệch về thể chất giữa nam và nữ là sự chênh lệch về nhân quyền,

nhân phẩm giữa hai giới?. Tôi muốn thông qua đề tài Quyền của phụ nữ Pháp
trong Cách mạng Pháp 1789 để có thể làm rõ một số vấn đề trên, lý do tôi chọn
nước Pháp thay vì các nước khác là bởi nước Pháp là một trong hai nước có đề
cập sớm nhất về vấn đề quyền của phụ nữ cùng với Mỹ.
5.3. (Không bắt buộc). Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn về vấn đề: Tìm hiểu lịch
sử là hành trình tìm thấy chính mình.
Trên thế giới này, việc khó tìm nhất có thể là việc tìm thấy chính bản thân
mình. Mỗi một người được sinh ra với những tính cách, hình thái khác nhau,
nhận thức về thế giới cũng khác nhau. Có khi đó là sự kì diệu khi chúng ta khác
biệt, nhưng có đơi lúc đó là sự lạc lõng vì khơng thể biết mình là ai, mình muốn
gì. Trên thế giới này đầy rẫy những con người như vậy, và tôi cũng thế, đôi khi
13


tơi lại đánh mất chính mình. Có một câu nói rất hay: No History, No Future. Sự
lạc lõng của bản thân, sự tìm tịi về bản ngã của riêng mình được dẫn lối bởi lịch
sử. Lịch sử là tri thức, là q khứ của những nhân vật đơi khi mình cảm thấy họ
rất phi thường, họ rất kiêu hãnh, họ rất đáng thương hay đôi khi lịch sử là cả một
tương lai khi nó phản ánh lại bài học và kinh nghiệm trong quá khứ. Đối với tôi,
lịch sử như vở kinh kịch khô khan và đầy màu sắc, mỗi một nhân vật tơ vẽ nên
một giai đoạn bi có, tráng có. Thiết nghĩ rằng liệu lịch sử có từng đánh mất
chính mình? Có từng đúng hay sai? Có từng cảm thấy bị trói buộc vào trong
khung thép suy nghĩ của người đời sau? Có từng suy tư hay đau khổ? Những
trang giấy vơ tri liệu có thực sự vơ tri chăng? Có thể ngay bản thân nó cũng
khơng thể trả lời đúng hoàn toàn được, thế nên mỗi khi đánh mất chính mình tơi
lại suy nghĩ những điều này và cảm thấy rằng việc tìm lại bản ngã là một giai
đoạn khá thú vị bởi lịch sử to lớn còn sai huống chi là con người bé nhỏ.

14




×