Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Thiết kế hồ sơ quản lý cán bộ, viên chức trường cao đẳng sư phạm hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.45 KB, 53 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỊA BÌNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

Nguyễn Thị Lệ Hường (Chủ trì)
Lê Thành Nam
Quách Công Sơn
Nguyễn Hồng Loan

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Thiết kế website quản lý Hồ sơ cán bộ viên chức
trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình

HỊA BÌNH – 2020

1


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan: Đề tài “Thiết kế website quản lý Hồ sơ cán bộ viên
chức trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình” là cơng trình nghiên cứu của
nhóm trong cơng tác nghiên cứu khoa học năm học 2020 - 2021.
Chúng xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Hịa Bình, tháng 5 năm 2021
Nhóm tác giả:
Nguyễn Thị Lệ Hường
Lê Thành Nam
Quách Công Sơn
Nguyễn Hồng Loan


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................... 5
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ........................................................... 5
1.1.1. Các văn bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu ................................ 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu .............................................................. 6
1.2. Khái niệm của đề tài............................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm quản lý hồ sơ ................................................................. 7
1.2.2. Quy trình quản lý hồ sơ ................................................................... 7
1.3. Khái quát về quá trình quản lý hồ sơ cán bộ viên chức ......................... 8
1.3.1. Khái niệm về hồ sơ cán bộ viên chức ............................................. 8
1.3.2. Vai trò quản lý hồ sơ cán bộ viên chức........................................... 8
1.3.3. Ý nghĩa của công tác quản lý hồ sơ cán bộ viên chức .................... 9
1.3.4. Nguyên tắc xây dựng và quản lý hồ sơ cán bộ viên chức............. 10
1.3.5. Thành phần hồ sơ cán bộ viên chức .............................................. 11
1.3.6. Trách nhiệm quản lý hồ sơ cán bộ viên chức ............................... 14
1.4. Khái niệm cơ bản ................................................................................. 15
1.4.1. Domain, Hosting ........................................................................... 15
1.4.2. Backend, FrontEnd ........................................................................ 16
1.4.3. MySQL .......................................................................................... 17
1.4.4. Laravel........................................................................................... 18
1.4.5. Composer, Bootstrap, Jquery, Ajax .............................................. 19
1.4.6. Header, Footer, SideBar, Menu .................................................... 19
Chương 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 21
2.1. Vài nét khái quát về quản lý hồ sơ cán bộ viên chức trường Cao đẳng
Sư phạm Hịa Bình ...................................................................................... 21
2.1.1. Cơng tác quản lý hồ sơ cán bộ viên chức ..................................... 21
2.1.2. Công tác lập Hồ sơ viên chức ....................................................... 22
2.1.3. Công tác bổ sung, sửa chữa hồ sơ viên chức: ............................... 22
2.1.4. Về công tác sửa chữa hồ sơ công chức ......................................... 23
2.1.5. Công tác chuyển giao, tiếp nhận hồ sơ viên chức......................... 23



2.1.6. Công tác nghiên cứu, khai thác hồ sơ viên chức .......................... 24
2.1.7. Công tác lưu giữ, bảo quản hồ sơ viên chức:................................ 25
2.2. Thực trạng quản lý hồ sơ cán bộ viên chức trường Cao đẳng Sư phạm
Hịa Bình ..................................................................................................... 25
2.3. Đánh giá chung .................................................................................... 27
2.3.1. Ưu điểm ......................................................................................... 27
2.3.2. Hạn chế.......................................................................................... 27
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế ................................................... 29
Chương 3. THIẾT KẾ WEBSITE QUẢN LÝ HỒ SƠ CÁN BỘ VIÊN CHỨC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HỊA BÌNH .......................................... 31
3.1. Phân tích, thiết kệ thống quản lý hồ sơ cán bộ viên chức .................... 31
3.1.1. Phân tích các Thực thể thông tin ................................................... 31
3.1.2. Thiết kế bảng và mối quan hệ giữa các bảng ................................ 37
3.2. Thiết kế website quản lý Hồ sơ cán bộ viên chức trường Cao đẳng Sư
phạm Hịa Bình ........................................................................................... 45
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .............................................................................. 47
1. Kết luận ................................................................................................... 47
2. Kiến nghị ................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ với những thành tựu kỳ
diệu của nó đã tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Với sự phát triển
nhanh chóng của tin học và vai trị ngày càng nổi trội của cơng nghệ thơng
tin, thế giới đã bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ thông

tin
Công nghệ thông tin đã và đang từng bước đi vào tất cả các lĩnh vực,
chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học
công nghệ, hoạt động quản lý đang có nhiều đổi mới theo xu hướng hiện đại
hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xu thế hội nhập và phát triển, càng
có nhiều phát minh tiên tiến thay thế dần sức lao động, giải phóng con người,
giúp con người giải quyết cơng việc nhanh chóng, hiệu quả.
Việc nắm bắt thơng tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác ngày càng
đóng vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý, điều hành. Công tác quản lý
hồ sơ cán bộ viên chức là hoạt động đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin phục
vụ cho việc quản lý tất cả các hoạt động, các thông tin chi tiết của từng cá
nhân cán bộ, nhân viên tại các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội
khác.
Quản lý hồ sơ cán bộ viên chức là việc làm chủ động, thường xuyên của
các cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý. Vì vậy, để nắm bắt thơng
tin của các bộ viên chức ngồi việc tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua các kênh
thông tin khác: Nhận xét đánh giá của các cấp quản lý trực tiếp về cán bộ viên
chức, kết quả công việc được giao, phản ánh dư luận quần chúng thì nhất thiết
phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ của cán bộ viên chức. Chính vì thế, hồ sơ là
tập tài liệu thơng tin đầy đủ, chính xác, tồn diện, tin cậy, có tính pháp lý về
q trình trưởng thành và phát triển của cán bộ viên chức, qua đó cũng thể
hiện nhiều thông tin liên quan khác.
1


Trong công tác quản lý cán bộ viên chức, xây dựng và quản lý hồ sơ là
một nhiệm vụ quan trọng, làm tốt công tác quản lý Hồ sơ cán bộ viên chức
góp phần đắc lực cho cơng tác báo cáo, thống kê, tổng hợp phụ vụ công tác
nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ viên chức về số
lượng, cơ cấu, trình độ, độ tuổi qua từng giai đoạn từ đó đánh giá hiệu quả các

chủ trương, đường lối công tác cán bộ của Đảng. Công tác xây dựng và quản
lý hồ sơ cùng với công tác thống kê, tổng hợp về cán bộ, viên chức góp phần
quan trọng trong cơng tác nghiên cứu, hoạch định chính sách, tuyển chọn, bố
trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ
Xuất phát từ vị trí, vai trị của hồ sơ cán bộ đặt ra đối với công tác xây
dựng và quản lý hồ sơ cán bộ viên chức cùng sự phát triển của công nghệ
thông tin nhằm nâng cao năng lực quản lý hồ sơ cán bộ viên chức, nhóm
chúng tơi lựa chọn đề tài “Thiết kế website quản lý hồ sơ cán bộ viên chức
trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, đưa ra ưu điểm, nhược điểm
còn tồn tại và đề ra giải pháp hoàn thiện hơn trong việc quản lý hồ sơ cán bộ
viên chức trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể
Cơng tác quản lý Hồ sơ viên chức trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình
năm học 2020 – 2021.
3.2. Đối tượng
- Giải pháp Quản lý Hồ sơ viên chức năm học 2020 – 2021 trường Cao
đẳng Sư phạm Hịa Bình;
- Ngơn ngữ thiết kế website linh hoạt, thông dụng phổ biến, dễ dàng
nâng cấp, chỉnh sửa mã nguồn hiện nay;

2


- Thiết kế hệ thống Quản lý Hồ sơ cán bộ viên chức trường Cao đẳng Sư
phạm Hịa Bình.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Xác định cơ sở lý luận cải cách hành chính trong quản lý Hồ sơ viên

chức;
- Nghiên cứu thực trạng quản lý hồ sơ cán bộ viên chức trường Cao đẳng
Sư phạm Hịa Bình năm học 2020 – 2021;
- Thiết kế website quản lý Hồ sơ cán bộ viên chức trường Cao đẳng Sư
phạm Hịa Bình;
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu website quản lý Hồ sơ cán bộ viên chức trường Cao đẳng Sư phạm
Hịa Bình được vận dụng vào thực tế thì cơng tác Quản lý Hồ sơ cán bộ viên
chức hiệu quả, linh hoạt đồng thời nâng cao cải cách thủ tục hành chính cho
nhà trường.
6. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Nội dung:
- Giải pháp quản lý hồ sơ cán bộ viên chức;
- Ứng dụng cơng nghệ thơng tin thực hiện hóa các giải pháp quản lý hồ
sơ cán bộ viên chức;
6.2. Phạm vi nghiên cứu
- Cán bộ viên chức trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình trong năm học
2020 – 2021.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Các văn bản của đảng, nhà nước về ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trong quản lý hành chính;
3


- Khái niệm quản lý cán bộ, viên chức;
- Ngôn ngữ lập trình thiết kế website;
- Ngơn ngữ thiết kế cơ sở dữ liệu;
- Phương pháp mơ hình hóa dữ liệu;
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp mô hình hóa thơng tin trên hồ sơ cán bộ viên chức trường
Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình;
- Phương pháp tìm kiếm thông tin hồ sơ cán bộ, viên chức;
- Phương pháp phân tích thơng tin hồ sơ cán bộ, viên chức;
- Phương pháp tổng hợp thông tin từ hồ sơ cán bộ, viên chức
8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Phần I. MỞ ĐẦU
Phần II. NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Chương 3. Thiết kế website Quản lý hồ sơ cán bộ viên chức trường Cao
đẳng Sư phạm Hịa Bình
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các văn bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
a. Lĩnh vực Quản lý hồ sơ cán bộ viên chức
Luật cán bộ, công chức 2008 số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm
2008
Thông tư 06/2019/TT-BNV ngày 01 tháng 6 năm 2019 của Bộ Nội vụ về
việc sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư 11/2012 ngày 17 tháng 12 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chế độ báo cáo thống kê và quản lý
hồ sơ công chức.
Quyết định 06/2007/QĐ-BNV ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng

Bộ nội vụ về Ban hành thành phần Hồ sơ cán bộ công chức và Biểu mẫu quản
lý hồ sơ cán bộ công chức.
Quyết định 02/2008/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ
trường Bộ Nội vụ về Ban hành biểu mẫu hồ sơ cán bộ công chức.
Thông tư 07/2019/TT-BNV về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ
viên chức
b. Lĩnh vực Cải cách hành chính nhà nước
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030
- Công văn 4003/BGDĐT-CNTT ngày 07/10/2020 của Bộ giáo dục và
Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2020-2021
- Công văn số 4966/BGDĐT-CNTT ngày 31/10/2019 của Bộ giáo dục
và Đào tạo triển khai nhiệm vụ ứng dụng CNTT đối với các cơ sở GDĐH,
các trường CĐ sư phạm và TC sư phạm

5


- Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý và
hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2025
- Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020 – 2021 của ngành Giáo
dục
- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ và Chương
trình hành động số 33-Ctr/TU ngày 10/7/2020 của Tỉnh ủy Hịa Bình thực
hiện Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị
về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ 4
- Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 13/4/2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Hòa Bình thực hiện đề án “Tăng cường ứng dụng cơng nghệ thông tin trong
quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020 định hướng đến
năm 2025
- Công văn số 2264/SGD&ĐT-CNTT ngày 12/10/2020 của Sở giáo dục
và Đào tạo Hịa Bình về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin
năm học 2020 -2021
1.1.2. Các công trình nghiên cứu
Hiện nay, việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ viên
có nhiều đơn vị nghiên cứu, triển khai, thực hiện phù hợp với tình hình thực tế
cơ quan, đơn vị. Qua nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu liên quan đến công tác
Quản lý hồ sơ viên chức, bản thân tơi nhận thấy có nhiều đề tài, sáng kiến
kinh đề cập đến công tác quản lý Hồ sơ cán bộ viên chức. Cụ thể được chia
thành 03 nhóm:
Nhóm 1: Chủ yếu nghiên cứu về giải pháp quản lý, sắp xếp hồ sơ viên
chức dưới góc độ truyền thống,

6


Nhóm 2: Nghiên cứu Quản lý Hồ sơ viên chức có ứng dụng Cơng nghệ
thơng tin thơng qua phần mềm offline (sử dụng 01 máy tính lưu trữ).
Nhóm 3: Xây dựng website Quản lý hồ sơ viên chức cho trường Phổ
thông hoặc Website quản lý Hồ sơ viên chức công ty (mất phí)
Đề tài thiết kế website quản lý Hồ sơ viên chức trường Cao đẳng Sư
phạm Hịa Bình trước nay chưa có tác giả nào nghiên cứu.
1.2. Khái niệm của đề tài
1.2.1. Khái niệm quản lý hồ sơ

Hồ sơ là một tập gồm toàn bộ (hoặc một) văn bản, tài liệu có liên quan
với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có cùng một
(hoặc một số) đặc điểm chung về thể loại hoặc tác giả hình thành tài liệu trong
quá trình giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan, đơn vị hoặc cá nhân
1.2.2. Quy trình quản lý hồ sơ
Quy trình lưu giữ hồ sơ viên chức được quy định tại Khoản 3 Điều 15
Thông tư 07/2019/TT-BNV quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý
hồ sơ viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, (có hiệu lực ngày
15/07/2019), theo đó:
a) Kiểm tra và xử lý để bảo đảm các tài liệu được lưu trữ trong thành
phần hồ sơ là những tài liệu chính thức, tin cậy và có giá trị pháp lý;
b) Loại bỏ những tài liệu trùng lặp hoặc thừa; chỉ giữ lại mỗi loại tài
liệu 1 bản; việc loại bỏ phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị quản lý hồ sơ viên chức và phải được lập thành biên bản, lưu
trong hồ sơ gốc. Những tài liệu hư hỏng phải có biện pháp phục chế hoặc sao
chép lại nội dung và lưu đồng thời với bản cũ;
c) Trường hợp cần hủy tài liệu trong thành phần hồ sơ viên chức phải
thành lập Hội đồng hủy tài liệu hồ sơ viên chức. Hội đồng hủy tài liệu hồ sơ
7


viên chức do người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ viên chức quyết định
thành lập. Khi tiến hành tiêu hủy tài liệu hồ sơ viên chức phải lập biên bản ghi
rõ lý do hủy, cơ quan quản lý hồ sơ viên chức cho phép hủy, danh mục tài liệu
hủy, ngày và nơi hủy. Biên bản tiêu hủy phải lưu trong thành phần hồ sơ viên
chức.
1.3. Khái quát về quá trình quản lý hồ sơ cán bộ viên chức
1.3.1. Khái niệm về hồ sơ cán bộ viên chức
Hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC) là một trong những

tài liệu không thể thiếu trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên
chức.Việc quản lý hồ sơ cán bộ, công chức dựa trên các căn cứ của Pháp lệnh
cán bộ, công chức; Luật cán bộ, công chức công chức; Quyết định số
14/2006/QĐ-BNV về Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; Quyết định
số 06/2007/QĐ-BNV về thành phần hồ sơ CB,CC và mẫu biểu quản lý hồ sơ
CB,CC.
Hồ sơ CB,CC,VC là tài liệu pháp lý phản ánh các thông tin cơ bản nhất
về CB,CC,VC bao gồm: Nguồn gốc xuất thân, q trình cơng tác, hồn cảnh
kinh tế, phẩm chất, trình độ, năng lực, các mối quan hệ gia đình và xã hội của
cán bộ, cơng chức.
Hồ sơ gốc là hồ sơ CB,CC,VC do cơ quan có thẩm quyền quản lý cán
bộ, công chức lập và xác nhận lần đầu khi CB,CC,VC được tuyển dụng theo
quy định của pháp luật.
1.3.2. Vai trò quản lý hồ sơ cán bộ viên chức
- Tài liệu được lập thành hồ sơ sẽ giúp cho việc tra tìm nhanh chóng,
làm căn cứ chính xác để giải quyết công việc kịp thời, hiệu quả, nâng cao hiệu
xuất và chất lượng công tác của cán bộ. Trong cơ quan, đơn vị nếu công văn
giấy tờ trong quá trình giải quyết và sau khi giải quyết xong được sắp xếp và
phân loại khoa học theo từng vấn đề, sự việc phản ánh chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan và từng đơn vị tổ chức, bộ phận sẽ giúp cho các cán bộ và thủ
8


trưởng cơ quan tìm kiếm tài liệu được nhanh chóng, đầy đủ, nghiên cứu vấn
đề được hoàn chỉnh, đề xuất ý kiến và giải quyết cơng việc có căn cứ xác
đáng và kịp thời. Do đó góp phần nâng cao hiệu xuất và chất lượng công tác
của cán bộ cũng như tồn cơ quan, đơn vị.
- Có hồ sơ sẽ giúp cho việc quản lý tài liệu được chặt chẽ, giữ gìn bí
mật thơng tin của Đảng, Nhà nước, cơ quan, đơn vị. Mỗi khi văn bản được lập
thành hồ sơ thì sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, thủ trưởng cơ quan quản lý được

tài liệu chặt chẽ, nắm chắc được thành phần, nội dung và khối lượng văn bản
của cơ quan, biết được những tài liệu nào phải bảo quản cẩn thận, chu đáo,
biết được những văn bản bị thất lạc, cho mượn tùy tiện để kịp thời có biện
pháp quản lý chặt chẽ, giữ gìn được bí mật của Nhà nước.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lưu trữ, phục vụ tốt cho công tác
nghiên cứu trước mắt và lâu dài.
1.3.3. Ý nghĩa của công tác quản lý hồ sơ cán bộ viên chức
Quản lý cán bộ, công chức là việc làm chủ động, thường xuyên của các
cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý. Do vậy, để nắm bắt thông tin
về cán bộ, cơng chức ngồi việc tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua các kênh
thông tin khác như: nhận xét đánh giá của cấp quản lý trực tiếp về cán bộ, kết
quả công việc mà cán bộ, công chức được giao, phản ánh của dư luận quần
chúng... thì nhất thiết phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức. Vì
hồ sơ là tài liệu tập hợp thơng tin đầy đủ, chính xác, tồn diện, tin cậy, có tính
pháp lý về quá trình hoạt động và trưởng thành của cán bộ, cơng chức và qua
đó cũng có thể hiểu thêm những vấn đề liên quan khác.
Trong công tác quản lý cán bộ, công chức việc xây dựng và quản lý hồ
sơ là một nhiệm vụ quan trọng. Làm tốt công tác hồ sơ cán bộ, cơng chức
cũng sẽ góp phần đắc lực cho công tác thống kê, tổng hợp phục vụ nghiên
cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức về phương diện
số lượng, cơ cấu, trình độ trong từng giai đoạn cách mạng, qua đó đánh giá
9


hiệu quả các chủ trương, đường lối công tác cán bộ của Đảng. Công tác xây
dựng và quản lý hồ sơ cùng với công tác thống kê, tổng hợp về cán bộ, cơng
chức góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, tuyển
chọn, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
1.3.4. Nguyên tắc xây dựng và quản lý hồ sơ cán bộ viên chức
Xuất phát từ vị trí, vai trị của hồ sơ cán bộ, công chức nêu trên, yêu

cầu đặt ra đối với công tác xây dựng và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức phải
bảo đảm những nội dung cơ bản sau:
- Một là, cần khẳng định hồ sơ cán bộ, công chức là tài sản của cơ quan
nhà nước, là một phần di sản quan trọng của cơ quan không ai có quyền phát
tán, mua bán và trao đổi. Do đó, hồ sơ cán bộ, công chức cần được quản lý,
giám sát và bổ sung thường xuyên để phục vụ cho công tác nhân sự của cơ
quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước.
- Hai là, công tác xây dựng và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc
thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công
chức. Hồ sơ gắn liền với hoạt động của cán bộ, công chức từ khi được tuyển
dụng đến khi rời khỏi cơ quan nhà nước. Do vậy, ngay từ đầu cơ quan có
trách nhiệm hướng dẫn người mới được tuyển dụng kê khai lý lịch và nộp văn
bằng, chứng chỉ cùng các loại giấy tờ có liên quan khác để thẩm tra, xác minh
và hoàn thiện thủ tục lập hồ sơ ban đầu (hồ sơ gốc) đưa vào theo dõi, quản lý.
- Ba là, cấp nào quản lý cán bộ, cơng chức thì cấp đó trực tiếp quản lý
hồ sơ của người đó. Khi cán bộ, cơng chức được điều động, luân chuyển thì
hồ sơ sẽ chuyển cho cơ quan mới quản lý và theo dõi. Việc chuyển giao hồ sơ
phải do cơ quan tiếp nhận cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện mà không để
cán bộ, cơng chức tự chuyển hồ sơ của mình, đồng thời phải kiểm tra và lập
biên bản bàn giao theo đúng quy định. Trường hợp làm mất hồ sơ cán bộ,
công chức được coi là làm mất tài sản của nhà nước.

10


- Bốn là, hồ sơ cán bộ, công chức được quản lý, sử dụng theo chế độ tài
liệu mật, chỉ những người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền quản
lý hồ sơ cán bộ, công chức cho phép mới được nghiên cứu, khai thác hồ sơ.
- Năm là, mỗi tiêu chí thơng tin trong các thành phần tài liệu của hồ sơ
cán bộ, công chức là cơ sở quan trọng để phục vụ công tác nghiên cứu, nhận

xét, đánh giá cá nhân cán bộ, công chức và tổng hợp, thống kê đội ngũ cán bộ,
cơng chức. Vì vậy, hồ sơ cán bộ, công chức phải được quản lý khoa học và
thống nhất.
- Sáu là, cán bộ, công chức được giao quản lý hồ sơ phải là người có
phẩm chất đạo đức tốt, lập trường chính trị vững vàng; có nghiệp vụ, có tinh
thần trách nhiệm và tận tuỵ với công việc được giao. Nếu để hư hỏng, mối
mọt làm chất lượng hồ sơ giảm sút phải chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ
chức, đơn vị và phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
1.3.5. Thành phần hồ sơ cán bộ viên chức
Theo Điều 10. Xây dựng hồ sơ, thành phần hồ sơ viên chức, Thông tư
số: 07/2019/TT-BNV ngày 01 tháng 6 năm 2019 của Bộ Nội vụ, thành phần
hồ sơ viên chức bao gồm:
* Đối với viên chức tuyển dụng lần đầu
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, đơn vị sử
dụng viên chức có trách nhiệm hướng dẫn viên chức kê khai, kiểm tra, xác
minh các thông tin do viên chức tự kê khai, đối chiếu với hồ sơ tuyển dụng và
Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp. Người đứng đầu đơn vị
sử dụng viên chức xác nhận, đóng dấu và nộp cho cơ quan quản lý hồ sơ viên
chức để đưa vào hồ sơ quản lý. Hồ sơ này là hồ sơ gốc của viên chức.
Hồ sơ gốc bao gồm các thành phần sau đây:
a) Quyển “Lý lịch viên chức” theo mẫu HS01-VC/BNV ban hành kèm
theo Thông tư này. Quyển “Lý lịch viên chức” phản ánh toàn diện về bản
11


thân, các mối quan hệ gia đình, xã hội của viên chức. Quyển “Lý lịch viên
chức” do viên chức tự kê khai và được đơn vị sử dụng viên chức kiểm tra, xác
minh và xác nhận;
b) "Sơ yếu lý lịch viên chức" theo mẫu HS02-VC/BNV ban hành kèm
theo Thông tư này. Sơ yếu lý lịch là tài liệu quan trọng phản ánh tóm tắt

thơng tin về bản thân, mối quan hệ gia đình và xã hội của viên chức. Sơ yếu
lý lịch do viên chức tự kê khai hoặc do người có trách nhiệm ghi từ quyển
"Lý lịch viên chức” quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và các tài liệu bổ
sung khác của viên chức. Sơ yếu lý lịch viên chức được đơn vị sử dụng viên
chức kiểm tra, xác minh và xác nhận;
c) Bản sao giấy khai sinh có cơng chứng của cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
d) Phiếu lý lịch tư pháp của cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp còn
giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật;
e) Bản sao có cơng chứng các loại giấy tờ có liên quan đến trình độ đào
tạo, bồi dưỡng của viên chức như: bảng điểm, văn bằng, chứng chỉ về trình độ
đào tạo chun mơn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng nghiệp
vụ do cơ quan có thẩm quyền cấp. Trường hợp các văn bằng, chứng chỉ đào
tạo do cơ sở đào tạo nước ngồi cấp ngồi lãnh thổ Việt Nam thì phải được cơ
quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;
g) Bản sao các quyết định tuyển dụng hoặc xét tuyển, tiếp nhận viên
chức có cơng chứng của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật.
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu sai phạm, nhầm lẫn về thơng tin
trong hồ sơ gốc của viên chức thì đơn vị sự nghiệp công lập giải quyết theo
thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp
công lập giải quyết theo quy định của pháp luật.
12


* Đối với viên chức đang cơng tác
Ngồi hồ sơ gốc quy định tại Khoản 1 Điều này, thành phần hồ sơ khác
của viên chức đang công tác, bao gồm:
a) "Phiếu bổ sung lý lịch viên chức" theo mẫu HS03-VC/BNV ban

hành kèm theo Thông tư này. "Phiếu bổ sung lý lịch viên chức" là tài liệu do
viên chức kê khai bổ sung theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu của cơ
quan quản lý hồ sơ viên chức. "Phiếu bổ sung lý lịch viên chức" phải được
đơn vị sử dụng viên chức kiểm tra, xác minh và xác nhận;
b) Bản sao các quyết định về việc xét chuyển, bổ nhiệm, biệt phái, điều
động, luân chuyển, thăng hạng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật của viên
chức.
c) Bản tự kiểm điểm, tự nhận xét, đánh giá hàng năm của viên chức có
xác nhận của đơn vị sử dụng viên chức; bản nhận xét, đánh giá, phân loại viên
chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý viên chức (hàng
năm, khi hết nhiệm kỳ, bầu cử hoặc bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, khen
thưởng, kỷ luật hoặc sau các đợt công tác, tổng kết học tập);
d) Bản kê khai tài sản, bản kê khai tài sản bổ sung đối với đối tượng
viên chức bắt buộc kê khai tài sản theo quy định của pháp luật;
đ) Đơn, thư kèm theo các văn bản thẩm tra, xác minh, biên bản, kết
luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền về những vấn đề liên quan
đến viên chức và gia đình viên chức được phản ánh trong đơn, thư. Không lưu
trong thành phần hồ sơ những đơn, thư nặc danh, hoặc đơn, thư chưa được
xem xét, kết luận của cơ quan có thẩm quyền;
e) Văn bản khác có liên quan trực tiếp đến q trình cơng tác và các
quan hệ xã hội của viên chức;
g) Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải bổ
sung đầy đủ các tài liệu có liên quan đến việc bổ nhiệm vào hồ sơ viên chức.
13


* Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày viên chức có quyết định nghỉ hưu,
chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc từ trần thì việc quản lý hồ sơ viên chức
thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Thông tư này.
* Hồ sơ gốc của viên chức thuộc tài liệu lưu trữ lịch sử, thời hạn bảo

quản vĩnh viễn.
* Trường hợp thiếu các thành phần hồ sơ gốc hoặc khơng có hồ sơ gốc
thì việc xây dựng, hoàn thiện hồ sơ gốc được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát hiện hồ sơ viên chức thiếu
các thành phần hồ sơ gốc hoặc khơng có hồ sơ gốc, đơn vị sử dụng viên chức
có trách nhiệm u cầu viên chức phải hồn thiện, bổ sung các thành phần hồ
sơ gốc theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này.
b) Trường hợp khơng thể hồn thiện, bổ sung đầy đủ các thành phần hồ
sơ gốc thì căn cứ vào giấy khai sinh gốc để hoàn thiện các thành phần hồ sơ
khác hoặc lập mới hồ sơ viên chức theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1.3.6. Trách nhiệm quản lý hồ sơ cán bộ viên chức
- Chủ động đề xuất kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng và khai thác
hồ sơ, hồ sơ điện tử viên chức (nếu có).
- Tổ chức việc bổ sung các tài liệu vào hồ sơ viên chức bảo đảm kịp
thời, chính xác.
- Tổ chức việc sắp xếp, bảo quản, lưu giữ hồ sơ.
- Cung cấp số liệu, tư liệu nhanh, chính xác.
- Nghiên cứu, phát hiện các vấn đề chưa rõ hoặc mâu thuẫn trong hồ sơ
viên chức và những vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý hồ sơ, báo cáo
người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ viên chức xem xét, xử lý.
- Đôn đốc, thu thập đầy đủ các thành phần tài liệu trong hồ sơ viên
chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
14


- Tổ chức phục vụ nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ viên chức
theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Thông tư này.
- Thực hiện nguyên tắc bảo mật hồ sơ, phát hiện và kiến nghị với cấp
có thẩm quyền về những vấn đề phát sinh trong cơng tác quản lý hồ sơ viên
chức để có biện pháp giải quyết.

- Thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn,
nghiệp vụ để phục vụ cơng tác quản lý hồ sơ viên chức.
- Khi có sáng kiến, phát minh sáng tạo cải tiến về nghiệp vụ phục vụ
cơng tác quản lý hồ sơ viên chức có hiệu quả cao và được cơ quan có thẩm
quyền xác nhận thì được khen thưởng theo các quy định của pháp luật về thi
đua, khen thưởng.
- Khi công chức, viên chức vi phạm các quy định về công tác quản lý
hồ sơ viên chức quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật
có liên quan thì sẽ bị xử lý kỷ luật như sau:
+ Đối với cơng chức thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý
kỷ luật theo các quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức;
+ Đối với viên chức thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý
kỷ luật theo các quy định về xử lý kỷ luật đối với viên chức.
1.4. Khái niệm cơ bản
1.4.1. Domain, Hosting
- Domain: Tên miền (Domain) là từ dùng để nói về địa chỉ bằng tên của
tất cả website trên Internet thay cho địa chỉ số IP. Tên miền của mỗi trang
web đều có địa chỉ riêng biệt, tuyệt đối không bao giờ trùng nhau.
Mỗi Domain đều có hai phần là tên doanh nghiệp và loại miền. Phần
tên và loại miền. Phần tên: là phần tên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Miền gồm các loại thông dụng sau:

15


.mobi (điện thoại di động)
.info (thông tin - information)
.net (mạng - network)
.org (tổ chức – organization)
.edu (giáo dục – education)

.com (thương mại - commercial)
- Hosting: Mọi website đều có chứa thơng tin, hình ảnh hay cả video.
Tất cả những dữ liệu này được chứa trong một nơi gọi là Hosting (hay Web
Hosting)
- Mối quan hệ giữa Domain và Hosting: Web Hosting và Domain có
mối quan hệ mật thiết gần như khơng thể tách rời nhau. Nếu khơng có hai hệ
thống đó, website sẽ khơng thể hoạt động được. Nếu khơng có tên miền
Domain thì khơng tìm ra trang web, cịn khơng có Hosting thì khơng tạo web
được. Tuỳ vào nhu cầu, người dùng có thể thay đổi bất kì Hosting nào phù
hợp nhưng với Domain lại khơng. Do đó, có thể thay đổi Hosting để tìm được
dịch vụ ưng ý nhất và chỉ có thể mua tên miền mới nếu Domain cũ không phù
hợp nữa.
1.4.2. Backend, FrontEnd
- FrontEnd: Front End Developer là người tập trung phát triển phía
Client Side (Máy khách), là tập trung vào mảng phát triển xây dựng giao diện
và trải nghiệm cho người dùng,là người phụ trách phát triển hiện thị và trải
nghiệm người dùng cho ứng dụng web.
Các Kỹ năng cần có Front End
Thơng thạo các ngôn ngữ bao gồm: HTML: Ngôn ngữ đánh dấu siêu
văn bản; CSS: Ngôn ngữ định dạng các phần tử đánh dấu (HTML);

16


Javascript: Là ngôn ngữ cho phép Client-Side script tương tác với người sử
dụng và tạo các website động.
Để hỗ trợ việc thiết kế fronEnd nhanh, hiệu quả thông thường người
thiết kế sử dụng một số thư viện/framework nổi tiếng: Bootstrap, jQuery.
Kĩ năng thiết kế, sử dụng Photoshop.
Cách thiết kế giao diện responsive (giao diện tự thay đổi với các thiết bị

khác nhau).
-Backend: Phần backend của một website bao gồm một máy chủ, một
ứng dụng, và một cơ sở dữ liệu. Một lập trình viên backend xây dựng và duy
trì cơng nghệ mà sức mạnh của những thành phần đó, cho phép phần giao
diện người dùng của trang web có thể tồn tại được.
Các kỹ năng và công cụ backend:
Để khiến cho máy chủ, ứng dụng, và cơ sở dữ liệu có thể giao tiếp được
với nhau, các lập trình viên backend sử dụng các ngôn ngữ serverside như
PHP, Ruby, Python, Java, và .Net để xây dựng một ứng dụng, và các cơng cụ
như MySQL, Oracle, và SQL Server để tìm kiếm, lưu trữ, hoặc thay đổi dữ
liệu và phục vụ trở lại tới người dùng trong phần frontend.
Các lập trình viên backend sử dụng những công cụ này để tạo ra hoặc
đóng góp vào các ứng dụng web với code sạch, portable (khả dụng), và được
viết tài liệu chu đáo.
1.4.3. MySQL
MySQL là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ mã nguồn mở
dựa trên ngôn ngữ truy vấn có cấu. MySQL chạy trên hầu hết tất cả các nền
tảng, bao gồm cả Linux , UNIX và Windows.
Đặc điểm MySQL:
Được phát hành theo giấy phép nguồn mở.
17


Nó xử lý một tập hợp lớn các chức năng của các gói cơ sở dữ liệu.
Sử dụng một dạng chuẩn của ngôn ngữ dữ liệu SQL nổi tiếng.
Hoạt động trên nhiều hệ điều hành và với nhiều ngôn ngữ bao gồm
PHP, PERL, C, C ++, JAVA.
Chạy nhanh và hoạt động tốt ngay cả với các tập dữ liệu lớn.
Tương tác nhanh với ngôn ngữ PHP
Hỗ trợ cơ sở dữ liệu lớn, lên tới 50 triệu hàng hoặc nhiều hơn trong một

bảng.
1.4.4. Laravel
Laravel là PHP Web Framework miễn phí, mã nguồn mở, được tạo
dành cho việc phát triển các ứng dụng web theo mơ hình kiến trúc mơ hình
MVC. Một số tính năng của Laravel như là sử dụng hệ thống đóng gói
module, quản lý package (Composer), hỗ trợ nhiều hệ quản trị CSDL quan hệ
(MySQL, MariaDB, SQLite, PostgreSQL,…), các tiện ích hỗ trợ triển khai và
bảo trì ứng dụng.
Ưu điểm của Laravel PHP Framework
Sử dụng các tính năng mới nhất của PHP
Sử dụng mơ hình MVC (Model – View – Controller)
Hệ thống xác thực (Authentication) và ủy quyền (Authorization)
Cộng đồng hỗ trợ đơng đảo
Tích hợp cơng cụ quản lý dòng lệnh
Sử dụng composer quản lý PHP package
Sử dụng NPM để quản lý các gói Javascript, giao diện
Hỗ trợ Eloquent ORM, Query Builder, Template Engine (Blade)

18


Hỗ trợ routing linh hoạt
1.4.5. Composer, Bootstrap, Jquery, Ajax
- Composer: Composer là một công cụ quản lý các thư viện trong PHP
công cụ này giúp ta tiết kiệm khá nhiều thời gian với các gói thư viện cần
thiết mà project sử dụng, chỉ cần khai báo composer sẽ tự động tải code của
các thư viện về thông qua một server cộng đồng.
- Bootstrap: Bootstrap là một bộ sưu tập miễn phí của các mã nguồn
mở và cơng cụ dùng để tạo ra một mẫu webiste hồn chỉnh. Với các thuộc
tính về giao diện được quy định sẵn như kích thước, màu sắc, độ cao, độ rộng.

- Jquery: jQuery đơn giản hóa việc duyệt tài liệu HTML, xử lý sự kiện,
hoạt ảnh và tương tác Ajax để phát triển web nhanh chóng. jQuery là một bộ
cơng cụ JavaScript được thiết kế để đơn giản hóa các tác vụ khác nhau.
- Ajax: AJAX là phương thức trao đổi dữ liệu với máy chủ và cập nhật
một hay nhiều phần của trang web.
1.4.6. Header, Footer, SideBar, Menu
- Header: Được gọi là tiêu đề của một website là phần ở đầu của trang
và xuất hiện ở mọi trang của website. Đây là một trong những khu vực có giá
trị cao nhất trong một website.
- Footer: nằm ở vị trí cuối cùng của trang web và được hiển thị ở tất cả
các trang trong website của bạn. Thông thường chân trang sẽ hiển thị những
thông tin sau: Địa chỉ liên hệ; Bản đồ đường đi; Thông tin bản quyền website.
-SideBar: Sidebar là nơi mà ở đó người quản trị quản lý nội dung: bài
viết mới, lịch, tìm kiếm,…Sidebar có vị trí bên trái hay bên phải hoặc cả hai
của website , vị trí này phụ thuộc vào cấu trúc website.
- Menu: Giao diện giúp người dùng tìm kiến nội dung bài viết nhanh
chóng, thuận tiện

19


20


Chương 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét khái quát về quản lý hồ sơ cán bộ viên chức trường Cao đẳng
Sư phạm Hịa Bình
2.1.1. Cơng tác quản lý hồ sơ cán bộ viên chức
- Tổng số hồ sơ cán bộ, viên chức trực thuộc trường Cao đẳng Sư phạm
Hịa Bình hiện này 91 hồ sơ được lưu trữ tại phòng Tổ chức – Thanh tra, cụ

thể
+ Hồ sơ viên chức giảng viên: 79 (Trong đó 01 hồ sơ mới lập cho giáo
viên đang thực hiện chế độ tập sự)
+ Hồ sơ lãnh đạo nhà trường: 02
+ Hồ sơ nhân viên hành chính: 09
+ Hồ sơ hợp đồng 68: 02
Cơ bản số Hồ sơ cán bộ viên chức nhà trường được sắp xếp, được lưu
trữ theo quy định
Về chất lượng Hồ sơ cán bộ, viên chức: Một số văn bản, quyết định đã
lâu nên có hiện tượng mối mọt, văn bản đã cũ, mờ; Một số hồ sơ chưa đầy đủ
thành phần theo quy định như: Văn bằng, chứng chỉ mới được đào tạo, bồi
dưỡng; Phiếu kê khai lý lịch cán bộ, viên chức; Phiếu Kê khai bổ sung lý lịch
cán bộ viên chức.
- Cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo quản hồ sơ: Bao gồm 02 tủ (01 tủ
sắt có 02 ngăn có khóa), 01 tủ sắt (cửa kính có 02 ngăn). Hồ sơ cán bộ viên
chức được lưu tại tủ sắt.
Diện tích bảo quản hồ sơ viên chức: Diện tích lưu trữ, bảo quản hồ sơ
viên chức còn nhỏ hẹp, được lưu trữ tại phòng làm việc chung với phòng Tổ
chức - Thanh tra. Hiện tại, nhà trường chưa có kho lưu trữ tập trung; Hồ sơ
21


×