Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thiên đường thuế và chuyển giá đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.11 KB, 11 trang )

THIÊN ĐƯỜNG THUẾ VÀ CHUYỂN GIÁ ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP TRONG VÀ NGỒI NƯỚC

TS. Phan Hữu Nghị1
Nguyễn Ngọc Kh2

Tóm tắt
Hồ sơ Panama vừa được công bố là vấn đề thời sự, ảnh hưởng đến cá nhân, cơ
quan chức năng và doanh nghiệp các nước có tên trong hồ sơ đó về tính trung thực,
vai trị trách nhiệm trong quản lý. Hành vi chuyển giá được các doanh nghiệp cả trong
nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các nhà đầu tư ưa dùng phổ biến
hiện nay. Bài viết này cung cấp những thông tin, nguyên lý và cách nhận biết đối với
hành vi chuyển giá hoặc/và giao dịch liên kết của doanh nghiệp trong và ngồi nước.
Khơng phải chỉ doanh nghiệp nước ngoài mới thực hiện chuyển giá mà ngay tại Việt
Nam các doanh nghiệp nói chung cũng có thể đang chuyển giá với các giao liên kết
mà chưa có những biện pháp hữu hiệu.
Từ khố: chuyển giá; thiên đường thuế; giao dịch liên kết; thuế; doanh nghiệp
1. Giới thiệu chung
1.1. Quan niệm chuyển giá
Chuyển giá không phải là khái niệm mới đối với nước ta. Vấn đề chuyển giá
được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học và ln là vấn đề nóng đối với cơ quan
thuế khi nhắc đến doanh nghiệp FDI. Để hiểu đầy đủ về chuyển giá đối với doanh
nghiệp trong và ngoài nước, chúng ta có thể bắt đầu từ khái niệm chuyển giá.
Theo giáo trình Quản lý thuế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Chuyển giá
được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được
chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đồn qua biên giới khơng theo giá thị trường
nhằm tối thiểu hóa số thuế của các cơng ty đa quốc gia trên toàn cầu.
Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm
thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành vi
ấy có đối tượng tác động chính là giá cả.


1, 2

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email của tác giả chính:

479


Tuy nhiên, tùy theo cách tiếp cận mà khái niệm về chuyển giá được hiểu khác nhau.
Theo quy định tại Thông tư 66/2010/TT-BTC khái niệm chuyển giá được hiểu là
giao dịch liên kết của các doanh nghiệp với khái niệm:
"Giao dịch liên kết" là giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết.
“Các bên liên kết” là cụm từ được sử dụng để chỉ các bên có mối quan hệ thuộc
một trong các trường hợp:
Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm sốt, góp vốn
hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên kia;
Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm sốt, góp vốn hoặc
đầu tư dưới mọi hình thức của một bên khác;
Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm sốt,
góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào một bên khác.
Như vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về chuyển giá, song quan niệm chuyển
giá trong bài viết này là: “hiện tượng định giá cao hơn hay thấp hơn giá giao dịch độc
lập của hàng hoá, tài sản tương tự hay cùng loại trên thị trường nhằm tối đa hoá lợi
nhuận và tối thiểu nghĩa vụ thuế phải nộp.”
Với bất kỳ khái niệm nào ở trên thì chuyển giá không chỉ diễn ra với doanh
nghiệp FDI mà cả với doanh nghiệp trong nước, để thực hiện chuyển giá cần xem xét
những điều kiện và nguyên nhân dẫn tới chuyển giá.
Thiên đường thuế: là cách gọi bóng bảy của khái niệm “Offshore Zone”- một khu
vực mà về mặt pháp lý mức thuế được ấn định hoặc rất thấp hoặc hoàn tồn được miễn.
Các thực thể tại thiên đường thay vì đóng thuế thì phải trả chi phí th cơ sở hạ
tầng và dịch vụ đắt hơn các nơi khác cho chính quyền (chính phủ) tại thiên đường thuế.

Vì nhà nước ở đó tồn tại với ngng ngân sách là độc quyền cho thuê hạ tầng và cung
cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động.
Thiên đường thuế có vai trò quan trọng dành cho các doanh nghiệp và các cá
nhân giàu có. Họ sẽ chuyển lợi nhuận có được trên tồn cầu về thiên đường thuế mà
khơng cần đến hiệp định thuế với bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
1.2. Điều kiện, nguyên nhân của chuyển giá
Có thể khái quát điều kiện để có thể thực hiện chuyển giá gồm điều kiện cần và
đủ sau:

480


Điều kiện cần: Khi có sự chênh lệch về thuế suất giữa các khâu sản xuất kinh
doanh hoặc giữa các khu vực, vùng miền, quốc gia.
Điều kiện đủ: Doanh nghiệp được tổ chức thành nhiều cấp độ khác nhau (công ty
mẹ, con, cháu…) hoặc các doanh nghiệp có liên kết sở hữu chéo theo định nghĩa ở trên.
Từ điều kiện nêu trên có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn tới chuyển giá và khái
quát chung có năm nguyên nhân chính sau để từ đó đưa ra nhưng giải pháp.
Một là, chủ thể thực hiện hành vi chuyển giá chủ yếu nhằm mục đích giảm hoặc
tránh mức thuế phải nộp để mang lại lợi nhuận cao nhất. Trong khi việc kiểm sốt
hành vi chuyển giá lại khơng dễ dàng, do vậy thực hiện hành vi chuyển giá còn nhằm
tối đa hóa lợi ích của mình trong các quan hệ góp vốn, quan hệ kinh doanh…
Hai là, với quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh, việc thỏa thuận
với nhau về giá cả hàng hóa, tài sản, dịch vụ là do các bên tham gia quan hệ hợp đồng
thỏa thuận. Lợi dụng điều này mà hành vi chuyển giá trở nên phổ biến.
Ba là, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích kinh tế giữa các thành
viên trong nhóm liên kết (giữa các cơng ty trong cùng tập đồn, giữa cơng ty mẹ với
cơng ty con, giữa các thành viên liên doanh…) Thông qua hành vi chuyển giá mà
nghĩa vụ thuế của các bên chuyển giá bị chuyển từ nơi điều tiết cao sang nơi điều tiết
thấp hơn và ngược lại.

Bốn là, hệ thống pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập, cán bộ quản lý cịn thiếu
và yếu từ đó tạo điều kiện cho hành vi chuyển giá dễ dàng được thực hiện.
Năm là, cơ chế kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán còn nhiều bất cập, sự tiêu
cực và chung chi giữa các bên liên quan khiến hành vi chuyển giá khó khăn phát hiện
và loại bỏ.
2. Các biểu hiện của chuyển giá và thực trạng tại Việt Nam
Thực tế khơng có biểu hiện chuẩn mực cho hành vi chuyển giá, tuỳ từng trường
hợp và hồn cảnh khác nhau mà có thể chỉ ra chuyển gia được diễn ra ở khâu nào và
cơ chế chuyển giá trong từng trường hợp. Tuy nhiên ta có thể khái quát một số nguyên
lý mà chuyển giá có thể diễn ra dù đó là doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài.
- Chuyển giá giai đoạn đầu tư:
Với giai đoạn này chuyển giá được thực hiện bằng việc định giá tài sản và khai
vốn đầu tư với giá trị cao hơn giá trị thực.

481


Mục đích nhằm khai tăng vốn để hưởng ưu đãi đầu tư về quy mơ nếu có, giành
lợi thế trong liên doanh liên kết (nếu là liên kết). Nhưng sâu xa hơn chính là việc khấu
hao tăng nhằm giảm lãi và chuyển nhượng vốn sau này mà không phải nộp thuế thu
nhập nếu có khi chuyển nhượng với giá bằng số vốn đăng ký nhưng thực chất doanh
nghiệp vẫn có lãi.
Thực trạng chuyển giá giai đoạn này ở Việt Nam: đối với doanh nghiệp nước
ngồi FDI, có nhiều doanh nghiệp khai tăng vốn nhất là lĩnh vực khách sạn, bất động
sản, sản xuất ô tô, xe máy… Nếu doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài việc hai tăng
vốn sẽ đơn giản hơn doanh nghiệp liên doanh. Sau một thời gian hoạt động doanh
nghiệp đó có thể bán phần vốn góp cho đối tác khác hoặc cổ phần hố. Ví dụ với 30
triệu $ đầu tư doanh nghiệp khai tăng thành 50 triệu $, sau đó doanh nghiệp cổ phần
hố bán 30 triệu $ giữ lại 20 triệu $. Doanh nghiệp sau cổ phần vẫn thuộc của cơng ty
mẹ ở nước ngồi chiếm 40% vốn nhưng công ty đã thu hồi vốn.

Với hình thức liên doanh liên kết đã từng chứng kiến nhiều hãng nước ngồi
thơn tính doanh nghiệp Việt Nam bằng hình thức chuyển giá đầu tư và thực hiện chính
sách giá để doanh nghiệp thua lỗ và mua lại vốn góp với giá thấp.
Cịn với doanh nghiệp trong nước việc khai tăng vốn khi thành lập mới hay liên
doanh liên kết trong nước hiện tại cũng rất phổ biến. Với ngun tắc khơng khác nhiều
so với nước ngồi và bên cạnh đó là hiện tượng sở hữu chéo cùng với cổ phần hoá các
đơn vị liên kết dẫn tới việc chuyển giá lòng vòng trong đầu tư và chuyển dịch giá trong
hoạt động sản xuất sau này nhằm giảm lãi. Ví dụ việc góp vốn bằng thiết bị y tế hay
liên kết với các bệnh viện nâng khống giá trị máy móc thiết bị với mục đích vừa bán
thiết bị giá cao, khấu hao nhiều hơn khi thành lập pháp nhân và thoả thuận tỷ lệ chia
doanh thu nhiều hơn của một số doanh nghiệp chuyên kinh doanh thiết bị y tế khi liên
kết góp vốn bằng thiết bị với các bệnh viện….
- Chuyển giá trong giai đoạn sản xuất
Giai đoạn này doanh nghiệp chuyển giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố và từng
trường hợp cụ thể
Chủ yếu doanh nghiệp chuyển giá nhằm tránh thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN).
Nếu doanh nghiệp nước ngoài sản xuất để xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ thực hiện
chính sách giá thường là thấp, sao cho doanh nghiệp hoà vốn hay lỗ vốn, doanh nghiệp
được hoàn thuế GTGT nếu có. Trường hợp doanh nghiệp FDI sản xuất hàng bán tại

482


nước tiếp nhận đầu tư như xe máy, ô tô, bia, chất tẩy rửa…, doanh nghiệp sẽ thực hiện
chính sách giá bán cạnh tranh nhưng chuyển giá qua chi phí sản xuất và các yếu tố đầu
vào: như khấu hao, giá vốn nguyên vật liệu, linh kiện khai tăng nhập khẩu từ công ty
mẹ để sao cho doanh nghiệp lỗ vốn hay lãi không đáng kể.
Nếu là doanh nghiệp trong nước, hoạt động chuyển giá được biểu hiện thông qua
chi phí sản xuất với giá cao hay thấp nhằm dịch chuyển lợi nhuận cho các thành viên,

các thành viên được hưởng ưu đãi thuế suất hay thực hiện nghiệp vụ làm tăng chi phí
từ đó đạt được các mục đích nhất định. Thực tế nhiều doanh nghiệp chỉ thành lập để
xuất hoá đơn cho một mặt hàng đầu vào của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có hoạt
động nhập khẩu các yếu tố đầu vào của sản xuất, doanh nghiệp trong nước hay nước
ngồi đều có thể chuyển dịch qua thiên đường thuế. Biểu hiện của trường hợp này là
mua hàng (nhập khẩu) gián tiếp thông qua một trung gian tại thiên đường thuế.
- Chuyển giá giai đoạn thương mại
Chuyển giá giai đoạn này doanh nghiệp có sự so sánh về thuế TNDN, thuế xuất
khẩu nhập khẩu (XKNK) cùng các ưu đãi giữa các nước đối với hoạt động xuất nhận
khẩu của doanh nghiệp nước ngồi. Cịn với doanh nghiệp trong nước là các ưu đãi
thuế suất và sự thiếu kiểm soát cũng như kẽ hở trong nội luật trong kiểm tra giám sát
chi phí…
Biểu hiện cụ thể với doanh nghiệp FDI: khi doanh nghiệp có hoạt động XNK
doanh nghiệp tính đến thuế suất TNDN của nước nào thấp, sự chênh lệch thuế suất có
đáng kể để chuyển giá khơng? Thuế nhập khẩu có ưu đãi khơng? Nếu 2 loại thuế này
thuận lợi doanh nghiệp FDI sẽ chuyển giá bằng cách chuyển lợi nhuận về quốc gia nơi
có thuế suất thấp thơng qua chính sách sách giá bán cao. Nếu thuế suất 2 nước tương
đồng, doanh nghiệp sẽ chuyển giá thông qua thiên đường thuế với nguyên tắc: bán giá
thấp cho doanh nghiệp tại thiên đường thuế và doanh nghiệp này xuất khẩu với giá cao
cho nước nhập khẩu hàng hoá này. Giá cao hay thấp là mức giá sao cho doanh nghiệp
hoà vốn hay lỗ vốn, toàn bộ lợi nhuận chuyển về thiên đường thuế.
Điều này lý giải tại sao nhiều doanh nghiệp tại thiên đường thuế có tên nhưng
khơng có nhiều nhân lực như các chi nhánh hay cơng ty con, bởi đây chính là nơi
chuyển lợi nhuận về cơng ty hoạt động thực sự chính là cơng ty mẹ hay doanh nghiệp
xuất nhập khẩu của 2 nước.
Khi cần rửa tiền và chuyển thu nhập ra nước ngoài hợp pháp thì việc lập ra các
doanh nghiệp tại thiên đường thuế là cách tốt nhất có thể. Bằng cách các cá nhân

483



doanh nghiệp mua cổ phần của doanh nghiệp thiên đường thuế đầu tư ra nước ngoài
hoặc cùng liên doanh liên kết. Đây chính là một phẩn nhỏ lý giải cho hồ sơ Panama
vừa được công bố.
Đối với doanh nghiệp trong nước hoạt động chuyển giá tại khâu thương mại rất
đa dạng. Ví dụ khi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cao có thể mua bán giữa
khâu sản xuất và thương mại qua nhiều cầu để tránh thuế TTĐB và hợp thức hoá
chênh lệnh 10% giá giữa khâu sản xuất và thương mại theo quy định của thuế TTĐB.
Trường hợp nhập khẩu, doanh nghiệp trong nước sẽ mở công ty con tại thiên đường
thuế để làm đầu mối nhập khẩu hàng từ các nước và xuất khẩu với giá cao về Việt
Nam nhằm chuyển lợi nhuận có được từ Việt Nam về các thiên đường thuế.
3. Biện pháp có thể áp dụng ở Việt Nam
3.1. Thực trạng khung pháp lý cho hoạt động giao dịch liên kết (chuyển giá)
và kết quả
Nhận thức được nguy cơ của hiện tượng chuyển giá, Bộ Tài chính đã ban hành
Thơng tư số 74/1997/TT-BTC về việc hướng dẫn nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngồi. Tiếp đó, đến năm 2005, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư
số 117/2005/TT-BTC. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các quy định trên gặp nhiều
khó khăn, do ngun nhân cả về chính sách, năng lực cán bộ yếu, sự thiếu quyết tâm
của các ngành, các cấp cũng như chưa có đầu mối chuyên trách.
Nhằm khắc phục những tồn tại trên, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thơng tư số
66/2010/TT-BTC năm 2010 để sửa đổi, bổ sung thêm một số hướng dẫn theo kinh
nghiệm quốc tế. Có thể thấy, Thơng tư 66/2010/TT-BTC đã tiếp cận các quy định về
chống chuyển giá của nhiều nước trên thế giới. Đây là cơ sở quan trọng để cơ quan
thuế tiến hành thanh, kiểm tra các doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá.
Theo số liệu của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), tính đến ngày 31/12/2015, tồn
ngành đã rà sốt, quản lý được 3.577 doanh nghiệp phải kê khai thông tin giao dịch
liên kết, trong đó có 2.669 doanh nghiệp đã thực hiện kê khai, chiếm khoảng 74%. Đối
với công tác thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng, tuy mới bắt đầu chú trọng triển
khai từ những năm 2010, nhưng cũng đã đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Trong năm 2014, ngành thuế đã tổ chức thanh tra và thực hiện thanh tra tại hơn 1200
doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá; xử lý giảm lỗ 8.650 tỷ đồng,
tăng 3,5 lần so với năm 2013; truy thu thuế và phạt hơn 2.100 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần
so với cùng kỳ năm 2010. Hiện nay ngành thuế cũng đang xem xét nhiều công ty như

484


Coca-Cola, Adidas, Metro Cash & Carry, Keangnam-Vina, Nhà máy Bia Việt Nam,
Big C… có hoạt động chuyển giá hay khơng - như nhiều phương tiện thông tin đại
chúng đã phản ánh.
Nhìn chung, kết quả đạt được trong hoạt động “chuyển giá” còn khiêm tốn, cả về
quản lý đối tượng cũng như đấu tranh điều chỉnh giá để tăng thu ngân sách nhà nước.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong hoạt động “chuyển giá”, như chưa
có quy định về cơ chế thoả thuận trước về phương pháp tính giá, nên việc quản lý thuế
đối với hoạt động “chuyển giá” chưa được áp dụng linh hoạt đối với một số trường hợp
có tính phức tạp và chưa khắc phục được việc tranh chấp về thuế giữa cơ quan thuế và
người nộp thuế.
3.2. Các biện pháp chống chuyển giá
Để đảm bảo xác định đúng nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp, trong quá
trình kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp, nếu
phát hiện có các vấn đề bất hợp lý về giá hoặc tỷ suất thu nhập trong các giao dịch giữa
các doanh nghiệp liên kết, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp dưới đây để xác định
thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp:
- Phương pháp giá khơng bị kiểm sốt so sánh được
Phương pháp giá khơng bị kiểm sốt so sánh được tạo ra được một giá giao dịch độc
lập bằng cách tham khảo giá bán của các sản phẩm tương tự được thực hiện giữa hai đối
tượng không liên kết trong những môi trường tương tự. Đây là phương pháp rất được ưa
chuộng nếu như các hoạt động mua bán có thể so sánh được ví dụ như: dầu lửa, quặng các
loại, bột mì và các loại sản phẩm được trao đổi tại các thị trường hàng hoá tập trung.

Phương pháp này cũng được áp dụng để xác định giá chuyển nhượng của các loại sản
phẩm trong quá trình sản xuất không cần phải sử dụng know how đặc biệt.
Tuy nhiên, phương pháp này không thể áp dụng được để xác định giá chuyển
nhượng của các loại sản phẩm trung gian chỉ được chuyển nhượng trong nội bộ tập
đoàn công ty, không bán cho các đối tượng không liên kết (thí dụ như một số loại phụ
tùng, máy móc ô tô) hoặc các loại sản phẩm mà giá trị chủ yếu dựa vào nhãn hiệu
thương mại của người sản xuất. Trong trường hợp đó cơ quan thuế có thể sử dụng
phương pháp giá bán lại.
- Phương pháp giá bán lại
Phương pháp giá bán lại tạo ra giá giao dịch độc lập cho việc bán hàng hoá giữa
các đối tượng liên kết bằng cách khấu trừ một khoản lợi nhuận hợp lí từ giá của hàng

485


hoá thực tế đã được bán cho các đối tượng khơng liên kết. Trường hợp điển hình để áp
dụng phương pháp này là khi một người nộp thuế bán một sản phẩm cho một đối
tượng liên kết có chức năng nhà phân phối để tiếp tục bán lại cho một khách hàng
khơng liên kết mà khơng có bất cứ một sự sản xuất hoặc chế biến nào tiếp theo. Lợi
nhuận hợp lý là lợi nhuận gộp được tính bằng một tỉ lệ % của giá bán lại mà nhà phân
phối có thể thu được từ các giao dịch dịch tương tự với các đối tượng không liên kết.
Tuy nhiên thực tế nhiều giao dịch khơng có cơ sở để xác định đúng giá bán lại
hoặc giá bán lại cũng không được tin tưởng để áp dụng, cơ quan chức năng hay cơ
quan thuế có thể sử dụng phương pháp cộng chi phí sau.
- Phương pháp cộng chi phí
Phương pháp cộng chi phí sử dụng chi phí sản xuất và các chi phí khác của
những đối tượng bán hàng liên kết như một điểm xuất phát để xác định giá giao dịch
độc lập. Tổng số chi phí này sẽ được bổ sung thêm một tỉ lệ lợi nhuận hợp lí được xác
định bằng cách nhân chi phí của người bán hàng với một tỉ lệ lợi nhuận hợp lí. Tỉ lệ lợi
nhuận này được xác định bằng cách tham khảo tỉ lệ lợi nhuận gộp thu được của những

người bán hàng trong các giao dịch với các đối tượng không liên kết. Một trường hợp
điển hình để áp dụng phương pháp này là việc bán các sản phẩm chưa hoàn chỉnh của
một người nộp thuế cho một đối tượng liên kết để tiếp tục hoàn chỉnh và bán ra thị
trường cho các đối tượng khơng liên kết.
Phương pháp cộng chi phí hiện nay đang được áp dụng khá phổ biến khi cơ quan
thuế yêu cầu các doanh nghiệp FDI cần phải đăng ký quy trình định giá sản phẩm khi
tiến hành đầu tư. Khi đã có quy trình định định giá, đó chính là cơ sở để cơ quan chức
năng sẽ điều tra, xác định giá khi cần thiết.
Nếu cả 3 phương pháp nêu trên đều không thể áp dụng khi khơng có đủ dữ liệu
và cơ sở, cơ quan thuế có thể sử dụng phương pháp chia lợi nhuận.
- Phương pháp chia lợi nhuận
Theo phương pháp chia lợi nhuận, thu nhập chịu thuế toàn cầu của tất cả các đối
tượng liên kết trong một tập đồn cơng ty được xác định. Sau đó thu nhập chịu thuế
được phân bổ cho các đối tượng này theo tỷ lệ của sự đóng góp mà họ được coi như là
đã có trong việc tạo ra lợi nhuận. Phương pháp này được áp dụng khi ba phương pháp
nêu trên không thể áp dụng được. Trường hợp tổ hợp công ty sản xuất nhiều loại sản
phẩm khác nhau thì lợi nhuận được phân phối theo từng loại sản phẩm.

486


- Phương pháp so sánh lợi nhuận
Phương pháp so sánh lợi nhuận (CPM) là phương pháp cơ quan thuế Hoa Kỳ và
nhiều cơ quan thuế các nước đã sử dụng nhiều năm để giải quyết khiếu nại của người
nộp thuế về giá chuyển nhượng. Trong Thơng tư 66/2010/TT-BTC có đề cập cả 5
phương pháp trong đó có phương pháp này. Theo quy định tại phương pháp này, người
nộp thuế có thể sử dụng phương pháp so sánh lợi nhuận để xác định giá chuyển
nhượng của các sản phẩm hữu hình và vơ hình. Theo đó bản thân người nộp thuế phải
tự xác định cho mình và đối tượng liên kết một khung lợi nhuận theo nguyên tắc giao
dịch độc lập. Nếu đối tượng liên kết kê khai lợi nhuận (nộp thuế) từ hoạt động chuyển

nhượng này và số lợi nhuận được kê khai này nằm trong khung thì giá chuyển nhượng
sẽ được cơ quan thuế chấp nhận. Nếu lợi nhuận kê khai nằm ngoài khung đã đăng ký
với cơ quan thuế, cơ quan thuế sẽ điều chỉnh giá chuyển nhượng để sao cho lợi nhuận
sẽ nằm trong khung. Thông thường, mức lợi nhuận điều chỉnh sẽ rơi vào điểm giữa của
khung lợi nhuận đã đăng ký.
Người nộp thuế có thể xây dựng khung lợi nhuận được theo một trong các cách
dưới đây:
Thứ nhất, dựa vào chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn đã được sử dụng bởi hai
hay nhiều hơn các công ty không liên kết hoạt động tại các ngành công nghiệp tương
tự như của người nộp thuế và nhân tỷ lệ này với tổng số vốn (của người nộp thuế).
Thứ hai, sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi tức kinh doanh từ việc bán hàng cho các đối
tượng không liên kết để áp dụng cho tỷ suất lợi tức cho các hoạt động bán của chính mình.
Thứ ba, xác định tỷ lệ lợi nhuận gộp trên tổng chi phí của các hoạt động liên
quan đến các đối tượng khơng liên kết sau đó áp dụng tỷ lệ đó trên tổng chi phí của
chính người nộp thuế.
4. Kết luận
Trước xu thế hội nhập và tồn cầu hóa ngày càng gia tăng, trong đó trên 60%
giao dịch về thương mại quốc tế xuất phát từ giao dịch của các công ty đa quốc gia,
ngành thuế các nước, các tổ chức kinh tế quốc tế hiện nay coi vấn đề quản lý giá
chuyển nhượng (chuyển giá) là một trong những vấn đề trọng tâm của công tác quản lý
thuế. Việc quản lý giá chuyển nhượng để chống chuyển thu nhập qua giá đang là chủ
đề "thời sự" trong các diễn đàn về thuế trên thế giới và trong khu vực (OECD,
SGATAR…).

487


Hiện tượng chuyển giá nhằm trốn thuế của các doanh nghiệp này đã gây một
lượng thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Để quản lý hoạt động chuyển giá, về mặt
pháp lý, Bộ Tài chính đã ban hành các Thơng tư, trong đó, đặc biệt là Thơng tư số

117/2005/TT-BTC và Thông tư số 66/2010/TT-BTC đã cho thấy những động thái tích
cực trong việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá. Cơ quan thuế đã và đang
thực hiện rà sốt, thu thập thơng tin và phân tích rủi ro, lập kế hoạch thanh tra và thực
hiện thanh tra các trường hợp có rủi ro cao về thuế TNDN do có dấu hiệu về chuyển
giá. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá
còn nhiều hạn chế do hệ thống pháp luật chưa hồn thiện, quyền hạn của cơ quan thuế
cịn hạn chế, thiếu cơ sở dữ liệu so sánh, năng lực cơng chức thuế cịn bất cập...
Cơng tác ngăn chặn chuyển giá trước hết địi hỏi phải có sự quyết tâm và đồng
bộ của chính phủ và các cơ quan trong ngành, từ đó hồn thiện nhanh chóng hệ thống
pháp luật, các văn bản có liên quan đến hoạt động chuyển giá; đồng thời nâng cao năng
lực cơ quan thuế và bộ phận thanh tra. Có như vậy, cuộc chiến chống chuyển giá mới
có thể thành cơng, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, từ đó thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Dương Văn An, Chuyển giá trong khu vực doanh nghiệp FDI tại Việt Nam,
đăng trên Tạp chí tài chính số 12 - 2013.
2. Đoàn Văn Trường, Vấn đề chuyển giá của các công ty đa quốc gia, Nghiên
cứu Kinh tế, số 328 - tháng 9/2005.
3. Hoàng Châu, Năm 2013: Sẽ mạnh tay chống chuyển giá, tinmoi.vn
/>4. Hương Ly, Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, lỗ giả, lãi thật, Báo Hà Nội
mới ngày 3/2/2012.
5. Ngọc Ánh, Phát hiện nhiều vụ chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi (FDI) ở Bình Dương, CAND online ngày 12/3/2013.
(. vn/vi-VN/kinhte/2013/3/193886.cand).
6. Nguyễn Thị Thành Dương, Chống chuyển giá ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học
Pháp lý, số 2 (33) 2006.

488



7. Tổng cục Thuế, Báo cáo tổng kết công tác các năm từ 2010 đến 2015.
8. Thông tư 66/2010/TT-BTC, “Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị
trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết” của Bộ
Tài Chính ban hành ngày 22 tháng 04 năm 2010.
9. Thanh tra Chính phủ (2015), "Kết luận Thanh tra về thu nộp ngân sách tại
khu chế xuất và DN chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tp. Hồ Chí
Minh, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai".
Tiếng Anh
10. Transfer pricing weekly news from international tax review
/>11. Australia Transfer Pricing Overview: Transfer Pricing Authority and tax
law />
489



×