TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
CÁC THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ TRÊN THẾ GIỚI
GIẢNG VIÊN: THS. HỒ NGỌC DIỄM THANH
Đề tài 1
SƠ ĐỒ HÓA THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC NƯỚC ANH
TP. Hồ Chí Minh tháng 11/2019
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................. 3
I.
KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC NƯỚC ANH............4
1. Các điều kiện hình thành thể chế nhà nước Anh............................................................4
2. Quá trình hình thành thể chế nhà nước Anh.....................................................................8
II.
SƠ ĐỒ HÓA THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC NƯỚC ANH..........................................................11
1. Mơ hình tổ chức và hoạt động của thể chế nhà nước Anh......................................11
1.1.
Hiến pháp.............................................................................................................................. 11
1.2.
Bộ máy nhà nước nước Anh..........................................................................................13
2. Hoạt động của hệ thống chính trị.......................................................................................21
2.1.
Hệ thống đảng phái và hoạt động bầu cử..............................................................21
2.2.
Q trình chính sách.........................................................................................................25
2.3.
Hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước..............................................................26
III.
KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 27
1
Nhận xét về thể chế nhà nước nước Anh................................................................27
2
Bình luận về thể chế nhà nước nước Anh..............................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................33
3
LỜI MỞ ĐẦU
Một chính quyền hợp pháp phải là một chính quyền được tạo nên từ sự ưng thuận
của tồn dân. Lịch sử hình thành quốc gia trên thế giới, ngoại trừ Mỹ, đều trải qua các giai
đoạn từ phong kiến đến quân chủ. Sau chế độ quân chủ các nước đều trải qua một giai
đoạn chuyển hóa, hoặc sang các chế độ độc tài như quân phiệt, phát-xít, đảng trị, hoặc
sang thể chế dân chủ cộng hòa hay quân chủ lập hiến.
Nhiều người hiện nay vẫn hiểu: “đã quân chủ thì khơng dân chủ”. Tuy nhiên, ước
Anh là một ví dụ điển hình về nhà nước qn chủ mà dân chủ. Muốn lý giải được lý do
nhà nước này lại có hình thức chính thể qn chủ lập hiến, hay tại sao có chính thể qn
chủ lập hiến nhưng vẫn là một nhà nước dân chủ thì cần phải trở lại tìm hiểu lịch sử ra đời
và cả thực tế tổ chức, hoạt động của nhà nước này hiện nay.
Vì vậy, việc nghiên cứu về thể chế chính trị nhà nước Anh, cũng như Sơ đồ hóa
thể chế nhà nước nước Anh là một nghiên cứu cần thiết để biết được cách tổ chức cũng
như vận hành của mô hình nhà nước Anh, hiểu được điều đó ta mới tìm ra được những giá
trị và những yếu tố hợp lý đồng thời giải thích được vì sao nước Anh lại chọn thể chế
chính trị ấy để rồi nghiệm ra được mục tiêu và yêu cầu phát triển của mỗi quốc gia khi lựa
chọn thể chế riêng cho mình.
4
I.
KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC
NƯỚC ANH
1.
Các điều kiện hình thành thể chế nhà nước Anh
*Khái quát về địa lý và lịch sử
Tên nước: Vương quốc Anh – tên gọi tắt của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc
Ailen (United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland) được hình thành bởi Đại
cơng quốc Anh (Great Britain) – nước Anh, xứ Wales, Scotland và Northern Ireland. Thủ
đô của những vùng này lần lượt là: London (Great Britain), Edinburgh (Scotland), Curdiff
(xứ Wales) và Belfast (Northern Ireland).
Vương quốc Anh là một quốc gia nằm ở phía Tây Âu với diện tích lãnh thổ rộng
242.495 km2và tọa độ địa lý: 54° Bắc, 2° Tây, bao gồm các phần đảo phía bắc đảo Ailen
nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và biển Bắc. Với vị trí đảo quốc, danh giới tự nhiên của
Anh đã giúp cho đất nước chống trả được những cuộc xâm lược nước ngoài và hậu quả
của sự chia rẻ chính trị từ năm 1066. Đây là yếu tố quan trọng để thể chế chính tr ị Anh
được phát triển một cách không gián đoạn với tiến bộ riêng của nó.
Dân số hiện tại của Vương quốc Anh là 67.092.519 người và mật độ dân số 277
người/km2 vào ngày 11/11/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Sự phân bố dân
cư của bốn xứ vào những năm đầu thế kỷ XXI là: Scotland 5.1 triệu; Wales 2.95 triệu,
Northern Ireland 1.7 triệu trong đó Anh là 50.6 triệu. Từ năm 1950, dân nhập cư cơ bản
da màu từ Khối thịnh vượng chung (Commonwealth) đã tạo ra một nhóm cơng dân khác
hồn tồn với dân bản xứ. Sự suy giảm kinh tế tương đối sau chiến trah đã dẫn đến tình
trạng thiếu hịa hợp về căng thẳng về mặt xã giữa các dân tộc, giữa người nhập cư và bản
xứ. Những người nhập cư da màu là người phải gánh chịu nhiều nhất do sự suy giảm kinh
tế này.
Thế kỷ 19 nước Anh thống trị nền kinh tế công nghiệp và hàng hải, đóng vai trị
hàng đầu trong phát triển nền dân chủ nghị viện và trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của văn
học và khoa học. Thời kỳ hoàng kim, Đế quốc Anh chiếm lĩnh hơn một phần tư bề mặt
5
trái đất. Nửa đầu thế kỷ 20, sức mạnh của nền dân chủ này giảm trong hai cuộc chiến
tranh thế giới. Nửa sau chứng kiến sự tàn lụi của đế quốc Anh và Vương quốc Anh tái xây
dựng thành một nước châu Âu hiện đại và giàu có. Là một trong năm quốc gia thành viên
của Ủy ban an ninh Liên hợp quốc, một thành viên sáng lập NATO và thuộc khối thịnh
vượng chung, Anh theo đuổi cách tiếp cận tồn cầu đối với chính sách ngoại giao.
Sự phân hóa xã hội tạo nên các tầng lớp khác nhau, cấu trúc theo hình tháp, đỉnh là
tầng lớp thượng lưu, ở giữa là tầng lớp trung lưu, tầng lớp lao động và phần đáy là người
nghèo. Giới thượng lưu sở hữu toàn bộ các phương tiện sản xuất, chiếm phần lớn của cải
của xã hội. Giai cấp trung lưu chiếm tỷ lệ khá đông đảo, tuy không phải là những người
sở hữu tài sản giàu có nhưng họ có cơ hội và đời sống tốt do có lao động trí óc chuyên
nghiệp, khả năng tham gia thị trường mạnh. Giai cấp lao động bao gồm những người lao
động tay chân có kỹ năng và bán kỹ năng, khơng có lợi thế về cơ hội và cuộc sống vì khả
năng tham gia thị trường của mình. Tầng lớp người nghèo, gồm những người lao động bị
yếu thế trên thị trường lao động. Sự phân chia giai cấp xã hội là một trong những sự chia
tách xã hội lớn nhất ở Anh. Nước Anh được đánh giá là một trong những nước xã hội
công bằng nhất về khoản thu nhập hiện tại sau thuế. Tuy nhiên, sự phân hóa giàu nghèo ở
Anh vẫn là đáng kể.
Vương quốc Anh là quốc gia công nghiệp đầu tiên của thế giới. Tại đây, vào giữa
thế kỷ 18, nền kinh tế dựa trên sản xuất nông nghiệp “già cỗi” đã lần đầu tiên nhường lối
cho sự phát triển của các nhà máy. Những phát minh như máy hơi nước, máy quay sợi,
đầu máy xe lửa và đường ray, những phương pháp sản xuất thép cải tiến… đánh dấu sự
khởi đầu cho một kỷ nguyên công nghiệp hiện đại.
Cho đến nay, do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, Vương quốc Anh khơng
cịn dẫn đầu nhưng nhìn chung vẫn là một trong những nền kinh tế phát triển thuộc hàng
top của thế giới. Cùng với Mỹ, Nhật, Canada, Đức, Pháp, Ý và Nga, Vương quốc Anh là
một trong tám quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (G8).Bất chấp ảnh hưởng của
Brexit, Vương quốc Anh đã đạt tổng sản phẩm quốc nội 2,64 nghìn tỷ đơ la trong năm
2017, theo Ngân hàng Thế giới. Đất nước này tiếp tục có GDP lớn thứ năm trên thế giới,
sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. Con số này còn ấn tượng hơn nữa khi Vương
6
quốc Anh chỉ lớn thứ 80 về mặt diện tích đất liền, gần bằng kích thước của bang Michigan
của Mỹ.
*Các điều kiện hình thành thể chế nhà nước Anh
Điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử lâu đời gắn với những chiến công hào
hùng, vinh quang của dân tộc đã tạo ra một bản sắc văn hóa riêng của người Anh. Trong
đó một số đặc điểm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành của hệ thống chính trị Anh.
Tinh thần dân tộc, niềm tự hào dân tộc, nhân dân Anh ln tự hào về đất nước của
mình, một đế chế hùng mạnh trong quá khứ và là một quốc gia sớm có nền dân chủ, đồng
thời cũng là nước cơng nghiệp hóa sớm nhất trên thế giới. Ở thời cực thịnh, đế chế Anh
trải dài trên hơn một phần tư bề mặt trái đất và chiếm một phần ba dân số thế giới, biến nó
trở thành đế chế lớn nhất trong lịch sử. Một cuộc trưng cầu ý dân năm 1983 đã cho thấy:
57% công dân rất tự hào và 35% hoàn toàn tự hào là người Anh; người Anh còn đặc biệt
tự hào về hiệu quả của các thể chế chính trị, hình thành nên tính bảo thủ “Churchill”.
Sự tôn trọng quyền lực, tôn trọng truyền thống và phong tục bắt nguồn từ sự đồng
nhất tài năng lãnh đạo với vị thế xã hội cao, vớ tầng lớp tinh hoa của dân tộc. Hiện tượng
này được Walter Bagchot mô tả: “Đa số sẵn sàng, háo hức ủy thác quyền lực cho một
phần thiểu số được lựa chọn và bằng lòng tuân lệnh bất cứ nhà quý tộc nào”. Sự tơn trọng
đó cịn thể hiện trong ý thủ và sự tuân thủ pháp luật, ở sự chấp nhận xã hội có đẳng cấp,
đặc quyền, khơng cơng bằng và kể cả sự suy giảm kinh tế.
Tính đồng thuận xã hội cao: Dân chúng và giới lãnh đạo đều tôn trọng và nhất trí
những mục tiêu chung của chính trị, xã hội và cách thức thực hiện mục tiêu đó: thừa nhận
tự do cá nhân có vị trí quan trọng hơn bình đẳng xã hội; vai trị của Nhà nước phải được
chặt chẽ; nền kinh tế hiện đại phải dựa trên tiêu chuẩn của chủ nghĩa tư bản.
Tinh thần cộng tác, thỏa hiệp và tính bảo thủ: Người Anh thà chấp nhận khuôn mẫu
đang tồn tại hơn là thay đổi bằng sự cưỡng ép lộn xộn và bạo lực phổ biến, chấp nhận
những thay đổi dần dần thông qua dàn xếp trật tự đang tồn tại hơn là những thay đổi đột
ngột, cấp tiến. Một cuộc trưng cầu ý dân năm 1998 cho thấy “chỉ 4% người Anh địi có sự
7
thay đổi xã hội triệt để thông qua hành động cách mạng; 71% muốn cải tiến xã hội thông
qua cải cách từ từ; 20% nghĩ rằng các thể chế hiện tại phải được bải vệ chống lại bất cứ sự
thay đổi quan trọng nào.
Hệ thống chính trị Anh bị ảnh hưởng và chi phối bởi các dòng tư tưởng. John
Locke có những giá trị tư tưởng ảnh hưởng mạnh mẽ như: tính hợp lý, niềm tin phải dựa
trên những bằng chứng xác thực hơn là dựa vào truyền thống; tự do cá nhân, mỗi cơng
dân hồn tồn có tự do nhất định, chẳng hạn tự do không bị bắt một cách tùy tiện, tự do
mua bán; sự khoan dung: niềm tin tơn giáo và chính trị là vấn đề thuộc về lương tâm cá
nhân hơn là sự quan tâm của Nhà nước; cân bằng và kiểm soát quyền lực:các thiết chế
nhà nước cơ bản nên có một mức độ độc lập để ngăn bất kỳ sự tập trung quyền lực nguy
hiểm nào; quyền cơng dân: nhân dân có quyền tự do cá nhân và độc lập với nhà nước. Vì
vậy, nhân dân có quan hệ hợp đồng Nhà nước. Những ảnh hưởng có tính cách mạng của
tư tưởng này là quyền lực nhà nước dựa trên sự nhất trí về cai trị.
Trong khi đó, tư tưởng tự do truyền thống cho rằng tư tưởng dân chủ lập luận cho
tự do cơng dân nhiều hơn và chính thể nghị viện đạ diện được bầu ra bởi một tỷ lệ dân
chúng đông đảo hơn. Tư tưởng này không chỉ quan tâm đến bản chất của Chính phủ, mà
cịn đề cập mạnh mẽ đến những việc Chính phủ nên và khơng nên làm. Tư tưởng tự do
truyền thống ủng hộ nhà nước tối thiểu. Về mặt xã hội phải hạn chế hỗ trợ người nghèo vì
bảo vệ ngườ nghèo do những hậu quả của sự dại dột của họ đồng nghĩa vói việc coi nhân
dân là ngu xuẩn; về kinh tế khuyến khích hệ thống kinh tế tự do theo tư tưởng của Adam
Smith.
Chủ nghĩa bảo thủ truyền thống cho rằng bản chất con người là ích kỷ, yếu ớt, dễ
hư hỏng và thậm chí phạm tội ác, thường tự lừa dối mình và gây tai họa. Tư tưởng bảo thủ
không tán thành quan điểm phải nỗ lực để thay đổi bản chất con người. Sự thừa nhận rộng
rãi luật pháp tối cao là cần thiết để ngăn chặn sự rối loạn. Luật pháp cơng bằng và có hiệu
lực phải được củng cố bằng các hình phạt có sức mạnh Nhà nước. Sự hòa hợp và cân
bằng trong xã hội: chống lại bất kể cái gì được coi là có khuynh hướng cực đoan,chống lại
giáo điều và ừa thực dụng, tìm các chính sách đúng để nắm quyền và duy trì sự hịa hợp
xã hội. Tự do được coi là “mục đích chính trị cao nhất”. Duy trì tự do là mục đích căn bản
8
của Chính phủ và chính trị. Tự do được bảo đảm thông qua phân quyền, trung tâm quyền
lực phải được kiềm chế hoặc cân bằng lẫn nhau. Thừa nhận sự bất bình đẳng trước pháp
luật nhưng phản đối bất bình đẳng về thu nhập bởi hai lý do: Đầu tiên là nếu bình đẳng về
thu nhập sẽ khơng cơng bằng đối với tài năng bởi tài năng mỗi người là khác nhau; Thứ
hai, động lực của con người là lợi ích cá nhân, nếu tài năng đươc ghi nhận sẽ hình thành
một hệ thống cấp bậc về vị thế và sự giàu có. Vì vậy, bất bình đẳng là động cơ thúc đẩy
nền kinh té tư bản.
Chủ nghĩa xã hội truyền thống hiện nay không phát triển mạnh mẽ. Tư tưởng xã
hội truyền thống phê phán tư tưởng tự do kinh tế với lập luận rằng, chủ nghĩa tư bản tạo
ra bóc lột, bất bình đẳng, khơng hiệu quả và sự thống trị về mặt giá trị.
Ngoài những điều kiện trên thì các nhân tố bên ngồi cũng ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển của thể chế chính trị của Vương quốc Anh. Với vị trí địa lý đặc biệt
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền quân chủ trong quá khứ, hệ thống thể chế chính
trị ở Anh trong lịch sử ít bị ảnh hưởng và tác động của yếu tố bên ngoài. Hậu quả của hai
cuộc chiến tranh thế giới đã chia tách tâm lý nhân dân Anh khác biệt với các nước láng
giềng Tây Âu. Mặt khác, các thể chế như quân chủ, Thượng viện và sự thiếu vắng một
hiến pháp thành văn, hệ thống bầu cử theo tỷ đã tạo cho nước Anh một sự khác biệt với
các nước Tây Ây. Trước xu hướng khu vực hóa, tồn cầu hóa, những thay đổi chính trị do
áp lực từ bên ngồi như: thành lập Ủy ban Thanh tra Nghị viện (Ombudsman) năm 1965
giống như Thụy Điển; áp dụng Luật Cấm phân biệt chủng tộc và giới tính từ nước Mỹ,…
Là thành viên của Liên minh Châu Âu, cùng với sự phát triển của Nghị viện châu Âu
(EP), Tòa án châu Âu (ECA) và các hiệp ước của Liên minh châu Âu, nước Anh đã và
đnag đứng trước những áp lực buộc phải cải cách thể chế chính trị để thích ứng với những
thơng lệ chung của cộng đồng quốc tế.
2.
Quá trình hình thành thể chế nhà nước Anh
9
Giai
Giai đoạn
đoạn
manh
manh nha
nha
(TK
(TK 11
11 -- 13)
13)
Sau sự sụp đổ của thể chế La Mã vào thế kỉ V, nước Anh được cai trị bởi các nền
quân chủ hùng mạnh cho đến giữa thế kỉ XVII. Suốt chiều dài thế kỉ, sự tranh đua vào vị
trí vương quyền Anh ln là ngòi nổ cho các cuộc nội chiến cũng như cho các cuộc chiến
tranh với Pháp, Tây Ban Nha.
Năm 1212 và 1213, vua John cho triệu tập các giáo sĩ, nam tước, hiệp sĩ và những
người xuất chúng để họ trình bày những quan tâm của mình về cơng việc của đất nước.
Từ sựkhởi đầu này, giới quý tộc đã đệ trình lên nhà vua những vấn đề nhằm bảo vệ quyền
lực và tự do của chính mình. Hoạt động tương tự cũng diễn ra như vậy đối với các giáo sĩ.
Năm 1215, trước áp lực của các đối tượng này, nhà vua phải ký vào ban Đại hiến chương
tự do (Magna Carta). Bản Đại hiến chương xác định cụ thể quyền của họ về các vấn đề
như thuế, bỏ nhiệm tư pháp và tài sản cá nhân. Song, điều quan trọng là bản Đại hiến
chương đã hạn chế quyền lực tối cao của vua và khẳng định tính tối cao của luật. Theo
cách đó, Nghị viện đầu tiên của nước Anh đã được nhóm họp vào năm 1265, gồm đại
diện các tầng lớp chiếm ưu thế trong xã hội (có sự hiện diện bình đẳng của cả tầng lớp
trung lưu, giới quý tộc và nhà thờ).
Thực tế này được duy trì suốt thế kỉ XIV bởi sự thành cơng trong tranh luận và
thơng qua luật của Nghị viện với trình độ và trách nhiệm ngày càng tăng. Trong quá trình
này, Nghị viện được chia tách thành hai viện:
10
Viện Quý tộc (Thượng viện) bao gồm các giám mục, bá tước, công tước và những
nhà quý tộc cao hơn từ các hạt;
Viện Bình dân (Hạ viện) bao gồm các hiệp sĩ, quý tộc bình dân, cùng với đại
diệncủa thị dân, những người xuất chúng từ các cộng đồng địa phương ( mỗi tỉnh đượccử
2 quý tộc và mỗi hạt tự trị được bầu 2 công dân).
Các thành viên Thượng viện được mời với tư cách cá nhân và bổ nhiệm theo cấp
bậc quý tộc. Hạ viện được bầu ra từ giới tinh hoa, chủ tài sản địa phương ở các hạt và
thành phố. Đến cuối những năm 70 của thế kỉ thứ XIV, khơng có một đạo luật nào được
thơng qua nếu chưa có sự nhất trí của Nghị viện. Thượng viện cịn phát triển thành tịa án
có thẩm quyềncao nhất của Anh, trong khi Hạ viện đòi hỏi các quyền về thuế.
Xung đột quyền lực giữa nhà vua với tầng lớp quý tộc và các bè phái khác đã dẫn
đến cuộc. Chiến tranh Hoa hồng lâu dài và đẫm máu (1455-146). Kết quả là quyền lực
của nhà vua được khơi phục nhưng vẫn phải chịu sự kiểm sốt của Nghị viện.
Sang đầu thế kỉ XVII, mâu thuẫn quyền lực ngày càng gay gắt giữa triều đình và
Nghị viện dẫn đến cuộc Cách mạng Thanh giáo (1642-1648) và Cách mạng Vinh quang
(1688-1689). Kết quả là nhà vua phải chấp nhận Đạo luật về quyền hành năm 1689,
khẳng định quyền tối cao của Nghị viện. Điều này có nghĩa là chính Nghị viện chứ khơng
phải vua hay tịa án hoặc bất kỳ thể chế nàokhác có quyền lực tối cao trong hệ thống
chính trị Anh.
Sang thế kỷ XVIII và XIX, Anh đã phát triển thành nước công nghiệp. Đây là thời
kỳ hình thành nền quân chủ lập hiến Anh. Nghị viện mở rộng quyền hạn của mình: thơng
qua luật, kiểm soát hành pháp, nguyên tắc. Đạo luật cải cách lớn (1832) đã cải thiện sự
bất bình đẳng này bằng cách tăng số ghế đại diện cho các thành phố công nghiệp lớn và
giảm số ghế của các hạt nhỏ. Đạo luật cũng mở rộng diện cử tri lên gấp đôi. Các đạo luật
cải cách năm 1867, 1872, 1884-1885, tiếp tục mở rộng diện cử tri, tăng thêm tính đại diện
của Hạ viện thơng qua luật bỏ phiếu kín, điều chỉnh số ghế theo tỷ lệ dânsố.
11
Năm 1911, quyền lực tối cao của Hạ viện so với Thượng viện đã được khẳng định
thông qua Luật Nghị viện. Hạ viện có quyền quyết định vì được bầu ra bởi dân chúng,
trong khi Thượng viện được thiết lập trên cơ sở dòng dõi.
Vào thế kỉ XIX, quyền lập pháp của Nghị viện và quyền hành pháp của Nội các đã
trở nên hợp nhất. Dưới sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Thủ tướng và sự xuất hiện các
đảng chính trị,nước Anh có một hệ thống thể chế với hai nguyên tắc cơ bản là: các cử tri
đủ tư cách bầu ra Hạ viện: là viện tư vấn cho Nữ hồng bổ nhiệm Thủ tướng giữ cho
Chính phủ có tráchnhiệm về hoạt động của mình và thơng qua các dự luật.
Hạ viện cũng có quyền giải tán Chính phủ và hình thành chính phủ mới, trong khi
Thủ tướngcó quyền khuyến nghị Nữ hoàng giải tán Hạ viện và yêu cầu một cuộc bầu cử
mới.
Tóm lại, trong lịch sử, nước Anh là một nước quân chủ mạnh, cộng với biên giới tự
nhiên,đảm bảo cho nước Anh hầu như không bị xâm lược bởi nước ngoài, là yếu tố quan
trọng chi sự phát triển liên tục của các thể chế chính trị. Sự bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ
trong suốt thời kỳ dài cũng như đã củng cố ý thức mạnh mẽ của đặc tính dân tộc, làm cho
các thể chế chính trị ăn sâu bám rễ vào trong đời sống xã hội và khuyến khích một xã hội
bớt căngthẳng về mặt chính trị.
II.
SƠ ĐỒ HĨA THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC NƯỚC ANH
1.
Mơ hình tổ chức và hoạt động của thể chế nhà nước Anh
1.1.
Hiến pháp
12
Hiến pháp
Nước Anh khơng có một văn bản hiến pháp quy định các thủ tục, quy tắc căn bản
cho Chính phủ và các thể chế chính trị một cách hệ thống. Hiến pháp Anh được thể hiện
qua các thông lệ truyền thống, trong các văn bản lịch sử và các đạo luật của Nghị viện.
Nghị viện thường tuân thủ những luật mang tính hiến pháp này. Các luật cơ bản khơng có
vị trí đặc biệt. Chúng có thể bị thay đổi bởi Nghị viện theo cùng một cách thức như bất cứ
luật nào.
Các nguồn của Hiến pháp:
Các đạo luật hoặc các luật do Nghị viện ban hành mà có vị trí cao hơn các nguồn
khác và tạo nên một phần cơ bản của Hiến pháp.
Luật Thực định (Common Law): là các luật lệ và tập quán, các quyết định của tịa
án, đặc quyền của hồng gia. Chẳng hạn, các quyền và tự do truyền thống của những lớp
ngườ được cho là có vị thế cao hơn và được tịa án chấp thuận.
Các hiệp ước: những luật lệ về hành vi, thái độ được coi là bắt buộc nhưng khơng
cần có sựu cưỡng chế của luật pháp. Chẳng hạn, Nữ hoàng phải chấp thuận những dự luật
đã được Nghị viện thông qua.Thủ tướng phải là thành viên của Hạ viện.
Luật pháp của Liên minh châu Âu: kể từ khi Nghị viện thông qua Đạo luật về
Cộng đồng Châu Âu, nước Anh đã chấp nhận tính tối cao của luật pháp Liên minh Châu
Âu. Các cơ quan quyền lực Anh buộc phải chấp nhận những quy tắc và luật lệ của các
hiệp ước, cam kết và những quyết định trong tương lai của Liên minh châu Âu.
13
Các quy định cơ bản của Hiến pháp
Về tổ chức bộ máy nhà nước: Hiến pháp Anh áp dụng cơ chế phân quyền “mềm”
giữa các cơ quan nhà nước. Hệ thống tổ chức của Anh thể hiện sự hợp nhất quyền lực hơn
là sự phân chia quyền lực. Chánh án Tòa án tối cao (Lord Chancellor) – người đứng đầu
tư pháp vừa là thành viên của Thượng viện, vừa là thành viên của lập pháp (nằm ở vị trí
trung tâm giao nhau của cả ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp).
Nguyên tắc quyền lực tuyệt đối của Nghị viện: quyền lực của Nghị viện hay nói
cách khác, quyền làm luật được thực hiện bởi Nữ hoàng và Nghị viện không bị hạn chế
bởi bất kỳ một luật nào cao hơn và cũng khơng có một quyền lực nào khác có thể chr đạo
nó về mặt lập hiến. Sự toàn quyền của Nghị viện là một cấu thành then chốt của chủ nghĩa
đa số của mơ hình Westminster.
Chế độ quân chủ lập hiến: theo luật định, mọi hành động của Nhà nước đều được
thực thi với danh nghĩa của Nữ hoàng. Trên danh nghĩa Nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia,
nhưng trên thực tế hầu như không nắm giữ bất kỳ một quyền lực chính trị nào. Sự tồn tại
của Nữ hồng mang lại những lợi ích nhất định, là biểu tượng chính trị, kết nối được
những giá trị của truyền thống và hiện đại, làm tăng bản sắc và tự tin dân tộc cho dân
chúng.
Một nhà nước thống nhất: các quyền lực phụ thuộc được Nghị viện trao cho và
Nghị viện có thể loại bỏ quyền lực đó.
Trách nhiệm của Chính phủ: Chính phủ chịu trách nhiệm trước Hạ viện và có thể
bị Hạ viện giải tán. Những dự luật và những tuyên bố quan trọng phải được đệ trình ở Hạ
viện và hoạt động của Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Hạ viện thông qua lý thuyết
về trách nhiệm của bộ trưởng.
1.2.
Bộ máy nhà nước nước Anh
14
Vương quốc Anh được coi là xuất phát đi ểm của mọi mơ hình tổ chức nhà
nước hiện nay. Các thiết chế của nhà nước Nước Anh được hình thành và t ồn t ại
cho mãi đến hiện nay, là kết quả của một sự vận động dần dần từng b ước m ột c ủa
lịch sử thực tế, như “một bức tường gạch được xây nên, theo một nguyên t ắc h ết
viên gạch thứ nhất, rồi mới được viên gạch thứ hai, khơng có điều ngược lại”, khơng
theo một lý thuyết nào cho trước. Nhà vua hay nữ hoàng b ị tước b ỏ d ần d ần m ọi
quyền năng. Nguyên thủ quốc gia của các nhà nước này mang tính hành pháp tượng
trưng. Trong khi đó, Thủ tướng là người đứng đầu hành pháp, có quy ền đi ều hành
thực sự - gọi là hành pháp thực quyền. Trong chính th ể quân chủ đại ngh ị, ngh ị vi ện
là cơ quan có vai trị tối cao. Chính vì sự tối cao này mà mơ hình t ổ ch ức c ủa nhà
nước được gọi là chính thể đại nghị. Quyền lập pháp được trao cho cả chính phủ và
lưỡng viện Quốc. Nhánh tư pháp độc lập với hai nhánh còn lại - hành pháp và l ập
pháp.
Nữ hồng
Chính trị ở nước Anh là một nền dân chủ nghị viện, vận hành theo chế độ quân chủ
lập hiến. Nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia, tượng trưng cho sự thống nhất và bền vững
của dân tộc, đại diện cho quốc gia. Nữ hoàng đứng đầu các cơ quan lập pháp, hành pháp
và là tổng chỉ huy lực lượng vũ trang. Nữ hoàng ban hành các luật, đàm phán, thương
15
lượng các hiệp định, lựa chọn Thủ tướng và Nội các, bổ nhiệm các chức vụ nhà nước và
tôn giáo, ra lệnh ân xá, triệu tập Nghị viện, giải tán Nghị viện…
Tuy nhiên, ngày nay, vương quyền chỉ còn thủ giữ vai trị nghi lễ, dù vẫn cịn duy
trì ba quyền căn bản: quyền được tư vấn, quyền tư vấn và quyền cảnh cáo. Do đó, Thủ
tướng vẫn phải có các phiên họp mật hằng tuần để nghe Nữ hoàng bày tỏ quan điểm của
mình.
Chính thức thì nhà vua lãnh đạo Quốc hội, nhưng trong thực tế Thủ tướng là người
đứng đầu nền chính trị Anh (thủ tướng đương nhiệm là Boris Johnson – từ ngày 23 tháng
7 năm 2019). Tuy nhiên, nữ hồng vẫn duy trì một số quyền lực được sử dụng với sự cân
nhắc cẩn thận. Bà chu toàn các chức trách hiến định trong cương vị nguyên thủ quốc gia.
Khi nền chính trị thiếu vắng sự phân biệt rạch ròi giữa các quyền như nguyên tắc tam
quyền phân lập được áp dụng tại Hoa Kỳ, thì vương quyền được xem là sự kiểm soát tối
hậu đối với quyền hành pháp. Nữ hồng có thể từ chối phê chuẩn các đạo luật đe dọa
quyền tự do hoặc sự an tồn của cơng dân. Ngồi ra, nữ hồng còn là tổng tư lệnh các lực
lượng vũ trang và các lực lượng này phải tuyên thệ trung thành với nữ hoàng.
Cơ quan lập pháp
Thượng viện
16
Gồm 1200 thành viên không bầu cử, trước đây là một thiết chế cấu
thành bởi các nhà quý tộc có quyền thế tập. Hiện nay, những cải cách vẫn đang tiến hành
đã biến nơi này thành một tập hợp gồm các thành viên có quyền thế tập, các giám mục
của Giáo hội Anh Quốc và các thành viên được bổ nhiệm (quý tộc trọn đời nhưng không
truyền chức cho hậu duệ để những người này có thể gia nhập Thượng viện). Thượng viện
xem xét các đạo luật được thông qua bởi Hạ viện, có quyền đưa ra những tu chính cũng
như có quyền phủ quyết trì hỗn, cho phép Thượng viện trì hỗn các đạo luật trong thời
hạn mười hai tháng. Tuy vậy, quyền phủ quyết này bị giới hạn bởi tập quán và bởi Bộ
Luật Quốc hội.
Thượng viện cũng là tòa kháng án chung thẩm của Liên hiệp Vương
quốc Anh, mặc dù trong thực thế chỉ có một nhóm nhỏ thành viên Thượng viện tham gia
các vụ xét xử. Đạo luật Cải cách Hiến pháp năm 2005 phác thảo kế hoạch thành lập Tối
cao Pháp viện Liên hiệp Vương quốc Anh để thay thế vai trò của Thượng viện.Nhà nước
không phải trả lương cho các thành viên Thượng viện, nhưng phải trả chi phí cho các
chuyến cơng tác và các lệ phí khác.
Hạ viện
Vương quốc Anh được chia thành các đơn vị bầu cử có dân số tương
đương nhau (được ấn định bởi Ủy ban Địa giới), mỗi đơn vị bầu chọn một thành viên
quốc hội cho Viện Thứ dân (Hạ viện). Hạ viện gồm có 659 nghị sĩ (Anh có 529 thành
viên, Scotland có 72 thành viên, xứ Wales có 40 thành viên và Northern Ireland có 18
thành viên) được bầu theo phổ thông phiếu đầu. Mỗi nghị sĩ đại diện cho một đơn vị bầu
cử theo địa lý, nhiệm kỳ 5 năm, ngoại trừ Hạ viện bị giải tán trước kỳ hạn, các q tộc
khơng có quyền tranh cử vào hạ viện. Trong lịch sử đương đại, tất cả thủ tướng và lãnh tụ
đảng đối lập đều đến từ Hạ viện, ngoại trừ Lord Alec Douglas-Holmes, người phải từ
chức khỏi Thượng viện để trở thành thủ tướng năm 1963. Thủ tướng sau cùng được chọn
từ Thượng viện là Hầu tước xứ Salisbury, rời chức vụ năm 1902.
Cơ chế bầu cử chọn một đại diện cho một đơn vị bầu cử đã giúp hình
thành hệ thống lưỡng đảng hiện hành. Thông thường, quốc vương ủy nhiệm cho nhân vật
17
nhiều quyền lực nhất ở Hạ viện thành lập chính phủ khi có một chính đảng nắm thế đa số.
Trong tình huống đặc biệt, nhà vua có thể u cầu một chính khách với thiểu số ở quốc
hội thành lập chính phủ khi khơng có đảng chiếm đa số địi quyền thành lập chính phủ
liên hiệp.Sự chọn lựa này chỉ xảy ra trong những tình huống khẩn cấp như đang trong tình
trạng chiến tranh. Cần lưu ý rằng chính phủ được thành lập không phải bởi nghị quyết của
quốc hội nhưng bởi sự ủy nhiệm của vương triều. Hạ viện có cơ hội biểu thị sự tín nhiệm
dành cho chính phủ khi biểu quyết cho bài Diễn văn Vương quyền (chương trình lập pháp
được soạn thảo bởi chính phủ tân lập).
Nghị viện có quyền xây dựng luật mới, thay thế các luật hiện hành, chuyển các
hiệp ước thành luật, hay bãi bỏ các hiệp ước đã có. Nghị viện cũng là cơ quan duy nhất có
quyền kiểm sốt hoạt động của ngành hành pháp và nền hành chính: Tất cả các bộ trưởng
đều chịu trách nhiệm tập thể trước Nghị viện về tổng thể chính sách của Chính sách, và
từng Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm cá nhân về công việc nội bộ của mình. Các bộ
trưởng thuộc Nội các có thể bị bãi nhiệm nếu hoạt động của họ không được Nghị viện tán
thành.
Các dự luật quan trọng do Chính phủ chuẩn bị và trình Nghị viện. Sau khi đã được
cả hai viện nhất trí, dự luật được trình lên Nữ hồng phê chuẩn thơng qua thành luật.
Cơ quan hành pháp
18
Ở Anh, chức năng hành pháp thuộc về Chính phủ. Chính phủ là một thuật ngữ
phức tạp được sử dụng để chỉ đồng thời hay riêng rẽ các công chức, các thể chế và một hệ
thống luật lệ theo cấp bậc.
Chính phủ được thành lập bởi đảng chiếm đa số ghế trong Hạ viện. Điều này có
nghĩa là Chính phủ phụ thuộc vào sự tín nhiệm của Nghị viện và chịu trách nhiệm trước
Nghị viện.Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, quyền lực hành pháp thống nhất và
tập trung.
Thủ tướng
Khơng phải quản lý một bộ riêng nào mà có trách nhiệm bao qt chung. Vì vậy,
Thủ tướng có văn phòng giúp việc, đứng đầu là Tổng thư ký và 4 thư ký trợ giúp với các
công chức. Mỗi thư ký trợ giúp chịu trách nhiệm về một lĩnh vực chính sách cụ thể: Nội
vụ, Ngoại giao, Kinh tế, Nghị viện.
Quyền lực của Thủ tướng không được xác định ở bất kỳ tài liệu nào.Quyết định
giải tán Nghị viện hoặc bổ nhiệm các bộ trưởng Nội các được thực hiện bởi Nữ hoàng
trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng.
Nội các và vai trò của nội các
Nội các là một cơ quan hoạt động tập thể được tổ chức theo cấp bậc, đứng đầu là
thủ tướng và gồm có phần lớn các bộ trưởng. Các ủy ban Nội các gồm: Uỷ ban thường
trực và Ủy ban đặc biệt. Thủ tướng là người bổ nhiệm và có quyền quyết định quyền lực
của chủ tịch và các thành viên ủy ban.
Nội các hợp nhất hai chức năng hành pháp và chính trị, sự hợp nhất đó được xem
xét vào bốn khía cạnh sau:
Là cơ quan ra nhiều quyết định chính trị quan trọng hoặc là thông báo về chúng.
Lập kế hoạch hoạt động của Nghị viện, thông qua những chi tiết và điều chỉnh dự
luật sẽ trình trước Nghị viện. Phần lớn các bộ trưởng trong Nội các đều có ghế ở Nghị
19
viện và các bộ trưởng định đoạt phần lớn công việc ở Nghị viện thông qua việc chuẩn bị
các dự luật chính, thiết lập chương trình nghị sự, tổ chức lấy ý kiến và bỏ phiếu cho
những luật đã được họ thông qua.
Là người phân xử những khác nhau về mặt chính sách giữa các bộ, chẳng hạn, đối
với những bất đồng không giải quyết được thông qua hiệp thương đôi bên hoặc ở ủy ban
Nội các.
Là cơ quan bao quát chung và phối hợp các chính sách của Chính phủ.
Các bộ và vai trò của bộ trưởng
Sự mở rộng vai trị, trách nhiệm của Chính phủ được thể hiện ở số lượng các bộ và
thay đổi chức năng của nó. Trách nhiệm ngày càng tăng của Chính phủ dẫn đến số lượng
các bộ tăng và đặt vấn đề về sự phối hợp và phát triển của các bộ.
Việc mở rộng vai trị của Chính phủ trong thế kỷ này đã đi liền với cuộc tranh luận
về vai trị thích hợp của Chính phủ. Một chính phủ lớn sẽ đem lại ít hay nhiều dân chủ.
Thực tiễn chính trị Anh đã xuất hiện hai khuynh hướng:
Khuynh hướng thứ nhất là ủng hộ một chính phủ lớn, chính phủ can thiệp nhiều
vào kinh tế, xã hội. Khuynh hướng nay dựa trên quan điểm rằng, chỉ chính phủ mới thực
hiện có hiệu quả các chức năng cơng cộng, có khả năng giải quyết các vấn đề, đáp ứng
nhu cầu nhân dân và phối hợp thực hiện các chính sách khác nhau.
Khuynh hướng thứ hai ủng hộ một bộ máy nhà nước có giới hạn viện dẫn rằng,
hoạt động của chính phủ khơng có hiệu quả vì nó khơng tn theo các ngun tắc của thị
trường tự do. Những người ủng hộ chính phủ có giới hạn thường nhấn mạnh tầm quan
trọng của nghĩa đa nguyên, kiềm chế và cân bằng giữa các thể chế, cá nhân. Chính phủ
chỉ nên thực hiện những nhiệm vụ căn bản là quốc phòng, an ninh và đảm bảo giá cả ổn
định.
Chính quyền địa phương và phân quyền: 1. Sự cần thiết phải có chính quyền địa
phương: Đối với một chính phủ đại diện, các quan chức được bầu cử ở địa phương đảm
20
bảo rằng, chính phủ hoạt động vì lợi ích của nhân dân địa phương. Sự đại diện cho ý chí
của địa phương và trách nhiệm của quan chức địa phương có hiệu quả hơn thơng qua sự
kiểm sốt của cơng chúng; 2. Quan hệ giữa trung ương và địa phương: Chính quyền địa
phương là đối tượng kiểm sốt của Trung ương, quyền lực của chính quyền địa phương
do Nghị viện ban cho và vì vậy Nghị viện có thể loại bỏ. Các đảng chính trị khi cầm
quyền đều thích kiểm soát “trên – dưới” của Trung ương.
Cơ quan tư pháp
Cơ cấu, tổ chức của tòa án
Tòa án địa phương (County Court) là tịa án có cấp độ thấp nhất trong hệ
thống tòa án Anh, xét xử phần lớn các vụ việc dân sự với thủ tục đơn giản, khơng có bồi
thẩm đồn. Các thẩm phán của tịa địa phương được bổ nhiệm từ các luật sư có ít nhất 7
năm kinh nghiệm. Các phán quyết của các tòa địa phương khơng được coi là án lệ.
Tịa án cấp cao (High Court) được chia làm 3 phân nhánh: Tịa Nữ hồng
(The Queen’s Bench Division); Tịa Gia đình (The Family Division); Tịa Cơng lý (The
Chancery Division). Tịa án cấp cao xét xử những vụ án dân sự lớn, phức tạp và quan
trọng hơn tịa địa phương. Và từ đây cũng có thể kháng cáo lên cấp cao hơn ở phân hệ tịa
hình sự của Tòa Thượng thẩm. Phán quyết của Tòa án cấp cao có giá trị như án lệ (chiếm
khoảng 1/10), có giá trị bắt buộc đối với Tịa địa phương. Các thẩm phán của các Tòa án
21
cấp cao luôn tôn trọng quyết định của nhau. Các án lệ của Tịa án cấp cao khơng có tính
bắt buộc đối với tòa án ở cấp cao hơn.
Tòa án Hồng gia (Crown Court), về mặt cấp độ có thể coi ngang với Tòa
án cấp cao, chủ yếu xét xử các vụ án hình sự nghiêm trọng. Việc xét xử có sự tham gia
của bồi thẩm đồn 12 người. Tịa án Hồng gia được coi trọng vì vai trị to lớn của nó
dưới thời quân chủ và thể hiện truyền thống quân chủ của Nhà nước Anh.
Tòa Thượng thẩm, cấp độ cao hơn Tòa án cấp cao và Tòa án Hồng gia, là
tịa phúc thẩm xét xử trực tiếp các bản án, quyết định dân sự và hình sự của cá tịa án cấp
dưới. Do tính chất và thẩm quyền của mình, các bản án có giá trị khoảng 25% được xuất
bản thành các án lệ.
Thượng viện là cấp xét xử cuối cùng ở Anh. Chánh án Tòa án tối cao và
thượng nghị sĩ luật hoạt động như tòa án cao nhất của đất nước. Tuy nhiên, họ không xét
xử mà đúng hơn là giải thích luật và đưa ra quan điểm của minh về các vụ xét xử.
Sự độc lập của tư pháp
Sự độc lập của tư pháp đối với kiểm sốt và can thiệp chính trị là ngun tắc căn
bản của Hiến pháp Anh. Các thẩm phán cũng như một nhà cai tị bị kiềm chế bởi dư luận
công chúng về những vấn đề kiện tụng. Các thẩm phán không thể là thành viên Hạ
viện.Nghị sĩ nào muốn trở thành thẩm phán phải từ bỏ vị trí của mình ở Hạ viện. Thẩm
phán có thể bị sa thải khi cả Thượng viện và Hạ viên đề xuất, thông qua sự chấp thuận của
Nữ hồng.
Khơng có sự tách biệt hồn tồn giữa luật và chính trị. Chánh án Tịa án tối cao là
thành viên của Chính phủ, có ghế trong Nội các và là Chủ tịch Thượng viện. Các thẩm
phán Tòa án tối cao (gọi là các thượng nghị sĩ luật) nằm ở Thượng viện, hoạt động như
một Tòa thượng thẩm tối cao. Các luật sự có đại diện đáng kể ở Hạ viện.
Vai trò của Tòa án
22
Quyền tối cao của Nghị viện không bị giới hạn trong việc làm luật và tịa án khơng
có khả năng bác bỏ một đạo luật, ngoài những vấn đề gắn liền với Cộng Đồng châu Âu.
Quan điểm pháp lý về hoạt động của hành pháp cho phép các thẩm phán quyết định các
bộ trưởng và cơng chức của họ có hoạt động theo đúng quyền lực do luật quy định hay
hơng. Các thẩm phán cịn có quyền quyết định rằng, một quan chức nào đó đã vượt quá
thẩm quyền hoặc vi phạm luật. Theo truyền thống, các thẩm phán tự bằng lòng với việc sử
dụng các đạo luật để quyết định các bộ trưởng hay quan chức có hoạt động trong phạm vi
quyền lực đã được luật định hay không. Đây là một khía cạnh của sự phân chia chức năng
chính thức của Hiến pháp Anh.
2.
Hoạt động của hệ thống chính trị
Vận hành của hệ thống chính trị Anh được biểu hiện một phần qua hoạt độngcủa
các thể chế chính trị như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, vận hành của tồn bộ hệ thống
chính trị được thể hiện tập trung nhất thơng qua ba q trình chính trị sau: thứ nhất là hoạt
động bầu cử hình thành nên đội ngũ cai trị; thứ hai là q trình chính sách, xây dựng, bổ
sung những cơ chế và luật lệ cho hoạt động của Nhà nước và xã hội, thứ ba là hoạt động
kiểm soát quyền lực nhà nước.
2.1.
Hệ thống đảng phái và hoạt động bầu cử
Đảng bảo thủ (Conservative)
Đảng Bảo thủ Anh khơng có Cương lĩnh và Điều lệ Đảng. Khi xác định tư tưởng
như là những nguyên tắc thống nhất của Đảng để giành thắng lợi bầu cử thì Đảng Bảo thủ
có những ngun tắc, liên kết với nhau theo một cam kết rằng: Đảng phải theo mô chủ
23
nghĩa cơ hội và linh hoạt. Đảng có truyền thống gắn liền với chủ nghĩa thực dụng hơn là
lý thuyết, cải cách dần dần hơn là những thay đổi cấp tiến.
Cơ quan ngơn luận là tạp chí Tin tức Bảo thủ (Conservation) và tạp chí Chính trị
ngày nay (Politics Today). Trong Đảng Bảo thủ ln có hai khuynh hướng cùng tồn tại:
khuynh hướng Tự do mới (Neo Liberal) và khuynh hướng Một quốc gia (One Nation).
Hai xu hướng tồn tại trong Đảng Bảo thủ cùng chia sẻ một số giá trị cơ bản và chỉ khác
biệt về thái độ đối với các chính sách kinh tế - xã hội.
Cấu trúc của Đảng Bảo thủ: Cấu trúc quyền lực của Đảng Bảo thủ được tổ chức
theo hình tháp có thứ bậc, mối quan hệ đơn giản vì quyền quyết định tối cao của lãnh đạo
đảng khá rõ ràng.
Đảng Bảo thủ nghị viện (Parliamentary Conservation Party) bao gồm các thượng
nghị sĩ và các hạ nghị sĩ. Hạ nghị sĩ Đảng Bảo thủ có quyền bầu ra lãnh đạo đảng. Lãnh
đạo đảng bổ nhiệm chủ tịch và các thành viên chính của Văn phòng Trung ương Đảng.
Văn phòng Trung ương Đảng điều hành cơ quan Đảng bao gồm các ban nghiên cứu. Hiệp
hội dân tộc liên kết các tổ chức đảng khu vực bầu cử có trách nhiệm tổ chức đại hội đảng
hàng năm.
Đại hội Đảng của Đảng Bảo thủ có ba điểm chính: Thứ nhất, thành phần tham dự
là đại diện của hiệp hội các khu vực bầu cử và cơ quan đảng; Thứ hai, các nghị quyết của
đại hội có tính chất tư vấn cho lãnh đạo đảng; Thứ ba, đây là đại hội của Hiệp hội dân tộc.
Công Đảng (Labour Party)
Công Đảng ra đời từ sự hợp tác giữ công đồn, các tổ chức xã hội, nhóm chủ
trương cải cách từ từ và các phong trào hợp tác. Công Đảng có tính tư tưởng hơn Đảng
Bảo thủ. Tư tưởng của nó là: tập thể và hợp tác; bình đẳng; bảo vệ quyền lợi cho giai cấp
công nhân, thiểu số và những người ở tầng lớp thấp; đấu tranh cho một nhà nước phúc lợi,
sức khỏe, nhà cửa và giáo dục; phân phối lại của cải thông qua thuế; sở hữu nhà nước,
quốc hữu hóa các ngành cơng nghiệp chủ chốt.
24
Cơ quan ngơn luận của đảng có tờ báo Tuần lễ Lao động, tạp chí Lao động và tạp
chí Người xã hội mới.Trong nội bộ đảng tồn tại hai khuynh hướng: tả và hữu. Mục tiêu
của cánh tả là sở hữu nhà nước, bình đẳng thu nhập, chống vũ khí hạt nhân, phản đối
Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Mỹ, theo hướng truyền thống; tính tư
tưởng. Cánh hữu là lưỡng lự hoặc không ủng hộ sở hữu nhà nước, bình đẳng về cơ hội,
chấp nhận vũ khí hạt nhân, ủng hộ khối NATO và Mỹ, theo hướng hiện đại, tính thực
dụng.
Cơng Đảng có cầm quyền theo chu kỳ. Công Đảng thường cầm quyền khi cánh
hữu của thống trị.Thường mất quyền khi cánh tả chiếm ưu thế, cho đến khi sự đối lập
trong một thời gian dài cho phép cánh tả lấy lại được vai trò chi phối chính sách trong nội
bộ đảng.
Cấu trúc của Cơng Đảng:
Đại hội Đảng: được tổ chức hàng năm, là cơ quan cao nhất của Đảng. Hoạt động
của đảng được tiến hành dưới sự chỉ au và kiểm soát của Đại hội Đảng. Đại hội Đảng bầu
ra Uỷ ban điều hành quốc gia (National Executive Committee) để điều hành Đảng giữa
hai kỳ đại hội.
Ủy ban điều hành quốc gia: Gồm có 29 thành viên, trong đó 27 thành viên được
tồn thể đại hội hoặc một bộ phận thành viên đại hội bầu ra. Ban Chấp hành đại diện cho
các bộ phận khác nhau của đảng và theo Điều lệ Đảng chịu sự chỉ đạo, điều hành của Đại
hội Đảng giữa hai kỳ đại hội.
Công đảng nghị viện: Bao gồm các nghị sĩ thuộc Công Đảng. Khi là đảng đối lập,
Công Đảng nghị viện có quyền bầu “Nội các bóng”, có vai trị đại diện cho chính sách, lợi
ích của đảng cũng như lợi ích của các cử tri ở Nghị viện.
Công Đảng khu vực bầu cử: Quyền lực chính là xem xét và quyết định các ứng cử
viên tranh cử vào Hạ viện để cơ quan Trung ương Đảng thơng qua. Ngồi ra, nó cịn thực
hiện các nhiệm vụ khác như tăng nguồn tài chính, tuyên truyền chính sách của đảng, tổ
chức vận động bầu cử.
25