MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ CỔ PHẦN HOÁ
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
I. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN LÀM CẢN TRỞ VIỆC CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước ta hiện nay nhằm phát huy các nguồn lực của toàn xã hội. Tiến trình
cổ phần hoá tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng đã diễn ra rất
chậm, trải qua nhiều thăng trầm, xen kẽ các bước tiến và lùi. Ngay từ năm
1992 Chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) đã ra Quyết
định 202/CT ngày 8\6\1992 về cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.
Nhưng đến cuối năm1993 mới có hai doanh nghiệp nhà nước được cổ phần
hoá . Đó là công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển và công ty cổ phần cơ
điện lạnh. Cho mãi hết năm 1997, tức là sau 5 năm mới chuyển được 18 doanh
nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Dưới tác động của nghị định số28/CP
và nghị định 25/ CP (sửa đổi bổ sung nghị định 28/CP) đã có 100 doanh nghiệp
nhà nước được cổ phần hoá trong năm 1998. Việc ban hành Nghị định 44/CP
ngày19/6/1998 đã có tác động thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá tiến thêm một
bước mới năm 1999 cổ phần hoá được 250 doanh nghiệp. Nhưng bước sang
năm 2000 tiến trình cổ phần hoá chậm lại cả năm chỉ có 212 đơn vị được cổ
phần hoá bằng 84,8/% năm 1999 sang năm 2001 rút xuống còn 149 đơn vị
bằng 70,3% năm 2000 và bằng 59,6% năm 1999. Hà Nội trong 2 năm 1998-
1999 đã chuyển được 70 doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo luật
doanh nghiệp nhưng năm 2000 mới chỉ có 9 đơn vị và năm 2001 là 4 đơn vị cổ
phần hoá. Thành phố Hồ Chí Minh những năm trước đây đi đầu trong tiến
trình cổ phần hoá nhưng nay cũng đã chững lại. Đến hết năm 1999 có 45 đơn
vị chuyển thành công ty cổ phần, sang năm 2000 chỉ có 22 đơn vị và năm 2001
có 21 đơn vị chuyển thành công ty cổ phần. Tỉnh Nam Định đến hết năm 1999
thực hiện chuyển 22 doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, năm 2000
thực hiện chuyển 15 doanh nghiệp, nhưng năm 2001 chưa có đơn vị nào được
chuyển thành công ty cổ phần. Cho đến nay vẫn còn 10 trên 61 địa phương, 12
trong số 21 bộ, ngành có doanh nghiệp nhà nước và 6 trong số tổng công ty 91
chưa có đơn vị nào thực hiện cổ phần hoá. Hiện nay trên cả nước ngoài các
công ty cổ phần được thành lập theo luật công ty cũ và luật doanh nghiệp mới
thì có khoảng 774 doanh nghiệp nhà nước hoặc bộ phận doanh nghiệp nhà
nước được cổ phần hoá. Qua khảo sát các doanh nghiệp được cổ phần hoá cho
thấy việc cổ phần hoá đạt được những kết quả khả quan. Chuyển sang công ty
cổ phần các doanh nghiệp này đã huy động đủ vốn để mở rộng sản xuất và áp
dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, thay đổi công nghệ sản xuất đem đến tỷ lệ
lợi nhuận của doanh nghiệp cao và bảo đảm đời sống của người lao động. Bên
cạnh đó việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước bước đầu còn có nhiều khó
khăn trở ngại đó là:
1.Nguyên nhân về nhận thức.
Nhận thức của đối tượng tham gia cổ phần hoá chưa đầy đủ là trở ngại
cơ bản của tiến trình cổ phần hoá .
Về tư tưởng tâm lý của đa số mọi mgười trong xã hội còn chưa quen với
vấn đề mới mẻ này. Nhiều người làm công tác lãnh đạo Bộ, ngành trung ương,
các địa phương và ngay bản thân các doanh nghiệp nhà nước chưa nhận thức
được mục đích, ý nghĩa của chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Không ít nơi lại sợ mất quyền quản lý (thực chất là để gây phiền hà, sách
nhiễu, hưởng lợi can thiệp vào công việc sản xuất kinh doanh)
Đối với giám đốc doanh nghiệp: Không ít giám đốc hiện nay chưa thích
nghi với cơ chế thị trường, chưa độc lập đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy
khi chuyển sang công ty cổ phần có thể giám đốc không giữ được vị trí cho nên
họ ngần ngại hoặc thậm chí phản đối vì làm giám đốc doanh nghiệp nhà nước
vừa được bao cấp của nhà nước lại không phải chịu rủi ro như làm giám đốc ở
các công ty cổ phần.
Không công bằng trong việc đối xử đối với lao động (nhất là đối với cán
bộ quản lý) làm việc trong doanh nghiệp nhà nước khi mua cổ phần ưu đãi, sự
chênh lệch số lượng cổ phiếu ưu đãi được mua giữa các doanh nghiệp nhà
nước cổ phần hoá; sự hạn chế số lượng mua cổ phiếu lần đầu đang không
khuyến khích các nhà đầu tư có tiềm năng
Đối với người lao động trong doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư mua cổ phần
trong khi còn nhiều nhu cầu chi tiêu khác của gia đình thúc bách hơn và sức ỳ
của nếp sống trong doanh nghiệp nhà nước cũng là những khó khăn không
nhỏ như luyến tiếc độ an toàn cao của việc làm, biên chế bảo đảm, việc làm
suốt đời không lo sợ mất việc, còn công ty cổ phần khi gặp rủi ro thua lỗ thì
phải chịu trách nhiệm.
Các tổng công ty 90 không muốn cổ phần hoá các doanh nghiệp thành
viên vì vừa mất doanh nghiệp thành viên(doanh nghiệp cổ phần hoá hoạt động
theo luật doanh nghiệp, không còn là thành viên của tổng công ty nữa), vừa
mất vốn(vốn của doanh nghiệp thu về được khi cổ phần hoá phải nộp vào quỹ
hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá của trung ương hoặc của tỉnh chứ không đưa
lại cho công ty
Đối với công chúng nói chung, họ chưa quen với việc đầu tư vốn bằng cổ
phiếu đầy mới mẻ có nhiều rủi ro, trong khi đó các hình thức đầu tư vốn đã có
như: bằng tiết kiệm, mua trái phiếu... vừa đảm bảo an toàn , vừa có lãi suất xác
định trước.
Một vấn đề về nhận thức liên quan đến việc làm chậm tiến trình cổ phần
hoá là nhận thức về vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Nhiều người
nghĩ rằng: từ chỗ mất vị trí chủ đạo đến chỗ quay lại con đường tư bản chủ
nghĩa. Do đó họ hoài nghi mục tiêu thực hiện cổ phần hoá của Đảng và Nhà
nước. Bên cạnh đó còn có quan điểm chưa đúng đắn cho rằng “chuyển sang cơ
chế thị trường là phải tư nhân hoá tư liệu sản xuất “(như nghị quyết 10 Bộ
chính trị đã phê phán) còn rất nhiều quan điểm khác nhau: cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước là mất đi quyền sở hữu tư liệu sản xuất của nhà nước, có
nguy cơ đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó có thái độ chần chừ, e ngại,
thiếu dứt khoát, thậm chí còn cản trở chủ trương chuyển một bộ phận doanh
nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần .
2.Nguyên nhân liên quan đến công tác xây dựng cơ chế, chính sách cổ
phần hoá
Trong nhiều năm qua đặc biệt là từ năm 1998 đến nay công tác xây dựng
chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có nhiều tiến triển tích cực,
cho thấy sự nỗ lực cũng như quyết tâm của Chính phủ trong công tác cổ phần
hoá doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù vậy nhưng công tác xây dựng cơ chế,
chính sách cổ phần hoá vẫn còn yếu đó là:
Tốc độ chính sách chưa đi kịp với thực tế. Nghị định 28/CP (ban hành
ngày 7/5/1996) sau một thời gian đi vào thực tiễn đã bộ lộ nhiều nội dung
không theo kịp, hơn nữa còn quá cứng nhắc trong xử lý những vấn đề phát
sinh làm chậm trễ tốc độ cổ phần hoá tại nhiều doanh nghiệp. Yêu cầu sửa đổi
bổ sung Nghị định 28/CP là rất cần thiết, song tiến hành rất chậm. Nghị định
25/CP(ban hành ngày 26/3/1997) và đến ngày 19/6/1998 mới có sự thay đổi
hoàn toàn bằng Nghị định 44/CP.
Một số nội dung cơ chế, chính sách đưa ra chưa thật bám sát đời sống của
doanh nghiệp. Việc triển khai Nghị định 44/CP cho ta thấy một số nội dung
chưa phù hợp với thực tiễn. Chẳng hạn quy định tiêu chuẩn người lao động
nghèo (thông tư 11) sẽ chỉ là hình thức với đại bộ phận người lao động thành
thị.
Mặc dù thời gian qua Chính phủ đã có những cơ chế tạo điều kiện cho
phép các doanh nghiệp nhà nước xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng trước
khi chuyển đổi. Tuy nhiên việc xử lý các khoản nợ tồn đọng chỉ mới giới hạn ở
mức các khoản nợ đã được xác định được là không có khả năng thu hồi.
Những khoản nợ tồn đọng nhiều năm do cơ chế cũ để lại cũng khó có khả năng
thu hồi, doanh nghiệp sau khi chuyển đổi vẫn phải kế thừa những khoản nợ
này và không xử lý được. Đây là một gánh nặng của các doanh nghiệp sau khi
cổ phần hoá.
Công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách cho người lao động chưa
được đẩy mạnh. Qua khảo sát thăm dò một số doanh nghiệp nhận thấy việc
tiếp cận và hiểu rõ tinh thần và nội dung mới trong chính sách cổ phần hoá
còn rất chậm, có trường hợp chưa hiểu rõ nội dung mới.
Thiếu một hệ thống hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện cổ
phần hoá. Chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, hình thái
doanh nghiệp hiện đại và quản lý phức tạp nhất, với chính sách ưu đãi tại Nghị
định 44/CP sẽ mang tính chất đơn nhất chưa thể tạo ra sự an tâm cho doanh
nghiệp, khi chuyển sang hoạt động ở một môi trường mới. Đã đến lúc chúng ta
phải thiết lập một hệ thống hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện việc cổ
phần hoá dưới mô hình quỹ hỗ trợ hay công ty tư vấn với chức năng trợ giúp
doanh nghiệp trước, trong và sau quá trình cổ phần hoá .
Thiếu một hệ thống văn bản pháp luật có tính pháp lý cao như luật, pháp
lệnh về cổ phần hoá . Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một
giải pháp cải cách mang tính chất triệt để nhất, cương quyết nhất. Do đó rất
cần có văn bản pháp luật có tính pháp lý cao làm cơ sở vững chắc cho việc
triển khai thực hiện
3.Nguyên nhân liên quan đến công tác tổ chức bộ máy chỉ đạo
Tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà
nước là một trong những khâu quyết định đến tiến độ của quá trình cổ phần
hoá. Cho đến nay vẫn còn là một tồn tại cần phải giải quyết:
Việc tổ chức cổ phần hoá chưa đồng đều và rộng khắp. Công tác tổ chức
thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua và ngay cả
năm 1998 tiến hành không đồng đều giữa các nghành, các địa phương và tổng
công ty nhà nước. Đến nay còn nhiều Bộ, ngành và địa phương chưa có doanh
nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần , thậm chí chưa hoàn thành việc
đăng ký danh sách doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá .
Đội ngũ cán bộ chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp nhà nước chưa đáp ứng
được yêu cầu đặt ra. Số lượng cán bộ kiêm nhiệm còn nhiều nên chưa chú
trọng, thiếu chủ động và kiên quyết trong tổ chức triển khai đẩy nhanh cổ phần
hoá. Thực tế cho thấy trong những điều kiện tương đương, nơi nào được cấp
uỷ, chính quyền quan tâm chỉ đạo thì nơi đó triển khai tốt, ngược lại những bộ,
địa phương, tổng công ty tuy có điều kiện thuận lợi nhưng kết quả thực hiện
cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước không cao. Điển hình như Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Nam Định, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Bình Định, Lâm
Đồng là những địa phương triển khai tốt cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Công tác giám sát và đôn đốc của ban chỉ đạo trung ương đối với công tác
cổ phần hoá ở các cơ sở chưa tốt nên chưa có sự khen thưởng động viên, cũng
như kỷ luật kịp thời. Hiện tại khi Chính phủ đã giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các
bộ, nghành, địa phương thì công tác giám sát, đôn đốc càng mang ý nghĩa
quan trọng hơn.
Công tác phối hợp giữa các cấp chưa cập nhật dẫn đến thiếu thống nhất
trong triển khai cổ phần hoá ở các địa phương.
4.Nguyên nhân lựa chọn doanh nghiệp nhà nước để thực hiện cổ phần
hoá
Tại văn bản pháp lý chính phủ đã nêu rõ: doanh nghiệp nhà nước được
chọn để cổ phần hoá phải có điều kiện sau:
-Có quy mô vừa
-Đang kinh doanh có lãi hoặc trước mắt gặp khó khăn nhưng có triển
vọng hoạt động tốt.
-Không thuộc diện cần phải giữ lại 100% vốn đầu tư của nhà nước. Đồng
thời nói rõ: doanh nghiệp nhà nước có thể thuộc 3 lĩnh vực: sản xuất, lưu
thông, và dịch vụ cả ở trung ương lẫn địa phương.
Trên thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về lựa chọn doanh nghiệp
nhà nước để thực hiện cổ phần hoá.
Đứng trên góc độ đa dạng hoá sở hữu của doanh nghiệp nhà nước có
quan điểm cho rằng: bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào cũng có thể được lựa
chọn để chuyển thành công ty cổ phần .
Đứng trên góc độ nhìn nhận cổ phần hoá như một giải pháp tối ưu để
giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước thì có quan điểm cho rằng: chỉ nên cổ
phần hoá các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có lãi, còn những doanh
nghiệp nhà nước đang hoạt động có hiệu quả thì không tội gì cổ phần hoá mà
làm giảm đi sức mạnh kinh tế của nhà nước.
Đứng trên góc độ phát huy quyền làm chủ tập thể của người lao động thì
có quan điểm cho rằng: bất kỳ doanh nghiệp nhà nước cũng có thể thực hiện
cổ phần hoá ở những mức độ khác nhau. Chẳng hạn có thể thực hiện cổ phần
hoá ở từng bộ phận nhỏ trong doanh nghiệp ở phạm vi tổ, đội, phân xưởng...
cho đến toàn bộ doanh nghiệp. Quan điểm này cho rằng bất kỳ doanh nghiệp
nào cũng có nhiều bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành thể thống
nhất. Vì vậy trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể tìm ra những bộ phận
có thể thực hiện cổ phần hoá.
Có thể nói có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề lựa chọn doanh
nghiệp nhà nước nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ cổ phần hoá nói
chung. Nguyên nhân của việc xuất hiện nhiều quan điểm lựa chọn doanh
nghiệp nhà nước để cổ phần hoá bắt nguồn từ:
- Có thể coi trọng nặng nhẹ khác nhau về từng mục tiêu thực hiện cổ phần
hoá doanh nghiệp nhà nước.
-Không thống nhất về các điều kiện thực hiện cổ phần hoá các doanh
nghiệp nhà nước ghi ở điều 2 QĐ/202/CT như:
Thế nào gọi là doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa?
Doanh nghiệp nào cần giữ 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp nào không
cần?
Trong thực tế đã có trường hợp do lựa chọn không hợp lý nên đã có
doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá thất bại như: công ty Legume... sự thất
bại đó đã gây nhiều thiệt hại đến tài sản của nhà nước, đến tài sản của nhân
dân, mà nó còn để lại hậu quả tâm lý nặng nề và lâu dài. Vì vậy vấn đề lựa
chọn doanh nghiệp Nhà nước để tiến hành cổ phần hoá là vấn đề cần thiết hết
sức quan tâm.
5.Nguyên nhân liên quan đến việc xác định giá trị doanh nghiệp.
Theo các văn bản hiện hành thì giá trị của doanh nghiệp bao gồm:
Giá trị của doanh nghiệp=Giá trị tài sản của doanh nghiệp+Giá trị của các
yếu tố tạo ra hiệu quả và triển vọng. Trong đó:
Giá trị tài sản của doanh nghiệp=Vốn cố định+Vốn lưu động+Giá trị đất
đai.
Giá trị các yếu tố tạo ra hiệu quả và triển vọng của doanh nghiệp nhà
nước phụ thuộc đánh giá hiện trạng doanh nghiệp về: đội ngũ kỹ sư, công nhân
lành nghề, lợi thế thương mại, uy tín...
Như vậy theo quy định hiện hành thì giá trị doanh nghiệp bao gồm 2 phần
giá trị là giá trị hữu hình và giá trị vô hình.
Giá trị hữu hình: Giá trị này bao gồm giá trị tài sản cố định, tài sản lưu
động, nguồn vốn chủ sở hữu, khi đánh giá tài sản hữu hình này thường nảy
sinh những khó khăn. Không ít doanh nghiệp nhà nước trước khi chuyển đổi cơ
chế được nhà nước bao cấp, cấp phát ngân sách hoạt động, giá trị tài sản cố
định như máy móc, nhà xưởng, kho tàng được tính theo đơn nhà nước lại khấu
hao qua nhiều năm, không những hao mòn tài sản hữu hình mà còn chịu hao
mòn tài sản vô hình.
Với cách xác định giá trị của doanh nghiệp như trên có ưu điểm là: Cơ bản
dựa trên giá trị tài sản hữu hình hiện tại có điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp
để cổ phiếu có một giá trị thực tại thời điểm cổ phần hoá. Nhưng bản thân nó
cũng có đặc điểm cần phân tích sau:
Thứ nhất: Việc tính giá trị của doanh nghiệp như trên chưa tính đến khả
năng sinh lời của doanh nghiệp. Người đầu tư mua cổ phần với mục đích là
mua giá trị tương lai của doanh nghiệp chứ không phải là giá trị hiện tại của
nó. Việc quy giá trị doanh nghiệp và giá trị thực khi cổ phần hoá đủ sắc “kích “
cho nhà đầu tư “thích “
Thứ hai: Trong điều kiện của nước ta máy móc thiết bị rất phức tạp cả về
nguồn gốc (thời gian, nước sản xuất) lẫn tình trạng của tài sản (đã khấu hao
hết, mới nhập, đã hư hỏng nhiều...) theo số liệu điều tra các doanh nghiệp nhà
nước của bộ công nghiệp nhẹ trên 272 thiết bị và ba dây chuyền công nghệ ở
42 nhà máy thì có 76% máy móc thế hệ từ những năm 50 đến 60, 2/3 thiết bị
đã khấu hao hết và đã là đồ tân trang, nhiều máy móc thiết bị không còn bán
trên thị trường trong và ngoài nước (đặc biệt là loại thiết bị trong dây truyền
đồng bộ).
Do tình trạng ấy mà không thể có một cách duy nhất hoặc một hệ số hợp
lý khi tính giá trị cho mỗi tài sản, cho nên việc xác định giá trị tài sản cố định là
một việc làm hết sức khó khăn khi xác định giá trị doanh nghiệp. Theo quy định
hiện hành của nhà nước về chế độ bảo toàn vốn thì các máy móc nhập của các
nước tư bản chủ nghĩa là hệ số 2,56 lần, nhập của các nước xã hội chủ nghĩa là
1,76 lần. Đó cũng chỉ là những quy định áp đặt chưa đủ sức thuyết phục về tính
đúng đắn và tính chính xác khi xác định lại giá trị tài sản cố định.
Cũng tương tự như vậy khi xác định vốn lưu động theo quy định hiện
hành phải căn cứ vào hệ số trượt giá các năm được nhà nước công bố. Như
chúng ta đã biết tình trạng vốn lưu động bị chiếm dụng dây dưa giữa doanh
nghiệp này với doanh nghiệp khác, giữa doanh nghiệp với các cấp chủ quản...là
căn bệnh trầm trọng của khu vực kinh tế nhà nước mà chúng ta đang nỗ lực để
thoát ra khỏi tình trạng ấy. Chính vì vậy việc xác định được vốn lưu động gốc
để quy giá trị thực khi cổ phần hoá cũng là việc làm hết sức khó khăn.
Có thể nói tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước bị chậm có nguyên
nhân chủ yếu là còn nhiều bất đồng ý kiến về xác định vốn lưu động và vốn cố
định.
Thứ ba: Từ trước tới nay chúng ta coi đất là tư liệu sản xuất đặc biệt
không có giá trị, nên chưa bao giờ tính đất một cách chính thức và đầy đủ.
Nhưng trên thực tế thì đất lúc nào cũng có giá trị vì được mua bán dưới nhiều
hình thức, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Khi thực hiện cổ phần hoá
phải tính giá đất mà doanh nghiệp đang sử dụng. Nhưng việc tính giá đất như
thế nào cho chính xác là việc làm hết sức khó khăn hiện nay có nhiều nguyên
nhân xung quanh việc xác định giá trị đất làm ảnh hưởng đến tốc độ cổ phần
hoá các doanh nghiệp nhà nước.
Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm rất nhiều đất, lại là đất
nằm ở vị trí thuận lợi nên giá rất cao. Vì vậy, tính ngay lần đầu giá trị đất vào
doanh nghiệp thì giá trị doanh nghiệp sẽ rất lớn, làm tăng thêm mệnh giá cổ
phiếu và rất khó bán hoặc tính toàn bộ giá trị đất vào toàn bộ chi phí sản xuất
kinh doanh ngay năm đầu thì sẽ đội giá bán, công ty sẽ lỗ hoặc không đảm bảo
được lãi suất hấp dẫn. Có nhiều loại giá đất đang tồn tại ở nước ta hiện nay đó
là:
-Giá thuê đất trong luật đầu tư nước ngoài ở Việt nam
-Giá thuê đất theo luật thuế nhà đất đối với các hộ dân cư.
-Giá thuê đất mà các doanh nghiệp đang thuê của nhà nước.
-Giá đất thị trường tự do mà mọi người đang mua bán.
Việc lựa chọn loại giá đất nào để tính giá trị của doanh nghiệp là một vấn
đề đang tranh cãi. Hiện nay nhà nước đang chủ trương áp dụng giá cho thuê
theo luật đầu tư (TT50-TC\TCDN ngày 31/7/1993) theo giá này thì giá đất tối
thiểu là 0,5USD trên một mét vuông và tối đa là 18USD trên một mét vuông.
Nếu tính theo thời gian cho thuê 30 năm thì khoảng cách này rất lớn tối thiểu
là 15USD/một mét vuông và tối đa là 540USD/ mét vuông. Việc vận dụng
khung giá có khoảng cách lớn như vậy dẫn đến chỗ tuỳ tiện áp đặt, thoả thuận
vì lợi ích cục bộ gây thiệt hại cho Nhà nước, gây căng thẳng giữa doanh nghiệp
nhà nước và hội đồng thẩm định, thậm chí làm cho tiến trình cổ phần hoá
chậm lại, dậm chân tại chỗ. Hiện nay theo hướng của ban cổ phần hoá thuộc
Bộ tài chính thì đất được tính trong giá trị doanh nghiệp được cổ phần hoá
“giá trị quyền sử dụng , không tính giá trị đất “ theo cách tính này thì khái
niệm “quyền sử dụng đất “ rất khó định lượng bởi vì lợi ích mang lại do có
quyền sử dụng trên cùng một mảnh đất ở doanh nghiệp khác nhau thì khác
nhau, trong thời kỳ khác nhau thì cũng khác nhau. Chính vì đặc điểm khó định
lượng ấy nên khi xác định giá trị doanh nghiệp thông thường nội dung giá trị
quyền sử dụng đất gây ra tranh cãi nhiều và kết thúc bằng sự thoả thuận thiếu
căn cứ khoa học xác đáng.
Thứ tư: Theo chủ trương cổ phần hoá thì việc xác định giá trị doanh
nghiệp được tiến hành theo hai bước sau.
-Xác định giá trị doanh nghiệp một cách tổng hợp.
-Xác định giá trị doanh nghiệp cho sát thực tế hơn trên cơ sở khả năng
bán tài sản cố định của doanh nghiệp trên thị trường.
Việc xác định cho đúng giá trị doanh nghiệp ở bước hai mới là những vấn
đề rất khó khăn bởi vì hiện nay chúng ta mới bước vào kinh tế thị trường, thị
trường chứng khoán mới được hình thành, các doanh nhân của ta chưa đủ
khả năng định giá một khối lượng tài sản lớn...Chính vì vậy các ý kiến để xác
định giá trị doanh nghiệp ở bước này thường mang ý chí chủ quan của hội
đồng thẩm định.
6.Nguyên nhân liên quan đến việc thành lập quỹ hỗ trợ cổ phần hoá.
Hiên nay trong số các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá có hai vấn đề
cực kỳ quan trọng thuộc lĩnh vực tài chính làm ảnh hưởng đến tốc độ cổ phần
hoá.
Vấn đề thứ nhất: Theo dự tính chúng ta sẽ cổ phần hoá và đa dạng hoá sở
hữu 50% số doanh nghiệp nhà nước hiện có tức là khoảng hơn 2.500 doanh
nghiệp, trong số các doanh nghiệp này thì có khoảng 600 đến 800 ngàn lao
động thuộc diện phải xử lý. Số lao động này chia làm 3 loại:
Loại thứ nhất: Là số lao động chưa được đào tạo hoặc đã có đào tạo
nhưng trình độ chưa đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại cần phải đào tạo và
đào tạo lại.
Loại thứ hai: Là những lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động
trước khi doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần.
Loại thứ ba: Là những lao động không thuộc hai loại trên nhưng doanh
nghiệp nhà nước không thể bố trí và sử dụng được cần phải có trợ cấp mất
việc để họ tự tìm việc mới.
Theo cơ chế hiện hành thì loại thứ hai được xử lý theo nghị định
176/HĐBT ngày 9/10/1989 và QĐ 315/HĐBT ngày 1/9/1990, còn loại thứ ba
được xử lý theo NĐ số 41/CP ngày 11/4/2002. Loại một được sử lý theo NĐ
44/CP ngày 29/6/1998. Tuy vậy việc xử lý theo các văn bản nói trên còn một số
vướng mắc.
Một là: Nguồn tài chính để đáp ứng còn quá hạn hẹp, không đủ để thực
hiện như chế độ quy định.
Hai là: Nguồn tài chính phân tán nên khó quản lý, xử lý không dứt điểm
hiệu quả thấp.
Ba là: Chưa công bằng vì nguồn tài chính phụ thuộc vào ngân sách của
các cơ sở và các quỹ phúc lợi của doanh nghiệp. Và do đó phát sinh mâu thuẫn,
nơi giàu lại giàu thêm nơi nghèo lại nghèo hơn.
Từ đó thấy rằng cần phải có quỹ hỗ trợ cổ phần hoá để đáp ứng việc tạo
thêm nguồn tài chính(dự kiến phải tới 7000 đến 10000 tỷ đồng) để xử lý tốt
hơn vấn đề lao động.
Vấn đề thứ hai: Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước trong diện cổ phần
hoá còn mắc nợ khá lớn. Trong đó nợ không có khả năng trả chiếm tỷ trọng
không nhỏ và tiến trình cổ phần hoá gặp nhiều khó khăn.
7.Một số nguyên nhân khác nảy sinh trong quá trình thực hiện cổ phần
hoá.
Vấn đề liên quan đến ngân hàng: Theo quy định tại khoản 3 điều 13 NĐ số
44/CP ngày 29/06/1998 của Chính phủ thì các doanh nghiệp nhà nước sau khi
chuyển thành công ty cổ phần được hưởng các ưu đãi như tiếp tục được vay