Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nội dung chỉ thị kháng chiến kiến quốc ngày 25 11 1945 liên hệ thực tiễn hoạt động lãnh đạo chống dịch như chống giặc” của đảng trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273 KB, 13 trang )

lOMoARcPSD|11598335

ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC

*****

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

“Nội dung chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945. Liên hệ thực tiễn
hoạt động lãnh đạo “chống dịch như chống giặc” của Đảng trong giai đoạn
hiện nay”

Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên: 71DCKX22
Lớp: 71DCKX26005
Khóa:
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Như Hồng


lOMoARcPSD|11598335

HÀ NÔI – 2021

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU................................................................................................................1
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................2
1. Bối cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”
ngày 25/11/1945.....................................................................................................2
1.1 Bối cảnh lịch sử.............................................................................................2


1.2 Nội dung Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945......................3
1.3 Ý nghĩa lịch sử của Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”ngày 25/11/1945.......5
2. Hoạt động lãnh đạo “chống dịch như chống giặc” của Đảng trong giai đoạn
hiện nay..................................................................................................................6
2.1 Công tác chống dịch được Đảng ưu tiên hàng đầu “Chống dịch như chống
giặc”. Chống dịch kết hợp với ổn định kinh tế...................................................6
2.2 Chỉ đạo của Đảng trong đẩy mạnh vai trị của từng Đảng viên trong cơng
tác phịng chống dịch..........................................................................................9
III. KẾT LUẬN.......................................................................................................11
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................12


lOMoARcPSD|11598335

I. MỞ ĐẦU
Lịch sử Dân tộc nói chung và lịch sử Đảng nói riêng khơng chỉ là sự ghi nhớ
q khứ hào hùng của dân tộc, quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Lịch sử cịn
có vai trị là một bài học kinh nghiệm được người đi trước đúc kết lại. Từ những
kinh nghiệm quý báo ấy mà các thế hệ sau này sẽ có được cái nhìn rõ hơn về thời
cuộc. Đưa ra những quyết định mang tính chiến lượt trong các sự kiện tương tự. Sự
đánh giá hiện tại, dự đoán tương lai thực chất lại dựa vào những thứ trong quá khứ.
Có lịch sử, dựa vào những dấu hiệu, tính tương đồng thời cuộc mà người ta có
những đánh giá, dự báo biến chuyển trong tương lai.
Nghiên cứu lịch sử Đảng không chỉ là nghiên cứu những gì đã xảy ra mà qua
đó cịn đúc kết những bài học kinh nghiệm quý giá nhằm mục tiêu cuối cùng là áp
dụng vào thực tế và dự đoán tương lai.
Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25-11-1945 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã mang lại thành công to lớn trong công
cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Bài học mà nó đem lại ảnh hưởng to lớn đến ngày
nay. Điển hình trong giai đoạn tồn quốc phịng chống đại dịch Covid19 với tinh

thần “Chống dịch như chống giặc”.
Đảng và Nhà nước ta ban hành trên 100 văn bản (bao gồm các nghị quyết,
chỉ thị, công điện, công văn...) để đáp ứng yêu cầu cấp bách trong phòng, chống
dịch với mục tiêu bảo đảm sức khỏe, tính mạng của nhân dân lên trên hết.
Bài tiểu luận này nhằm nghiên cứu nội dung chỉ thị “Kháng chiến kiến
quốc” ngày 25/11/1945. Từ đó liên hệ thực tiễn hoạt động lãnh đạo “chống dịch
như chống giặc” của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

1


lOMoARcPSD|11598335

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Bối cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của Chỉ thị “Kháng chiến kiến
quốc” ngày 25/11/1945
1.1 Bối cảnh lịch sử
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đất nước ta đứng trước tình
thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Để giải quyết tình hình “thù trong, giặc
ngồi”. Đảng Cộng sản Đơng Dương đã ra Chỉ thị "Kháng chiến kiến
quốc" ngày 25/11/1945. Chỉ thị là tuyên bố quan trọng của Đảng trong
việc giải quyết tình hình đất nước và đề ra những nhiệm vụ mới, với khẩu
hiệu “Dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên hết"1.
Về tình hình Đơng Dương, Chỉ thị vạch rõ những khó khăn trong
việc giữ chính quyền. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hồ mới thành lập đã phải đối phó ngay với ngoại xâm, nội phản và nạn
đói đang đe doạ.
Trung ương Đảng phân tích sâu sắc tồn diện những thay đổi cơ bản
về tình hình quốc tế và trong nước sau chiến tranh. Trung ương Đảng
nhận định lực lượng hồ bình mạnh hơn lực lượng chiến tranh; bốn mâu

thuẫn lớn trên thế giới vẫn tồn tại và gay go hơn hết là mâu thuẫn giữa các
dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam châu Á.
Dựa trên những nhận định về tình hình khách quan và chủ quan về
tình hình ta, địch, Chỉ thị chỉ rõ: “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này
vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp
diễn, nó chưa hồn thành vì nước ta chưa hoàn toàn độc lập"2.
Nhiệm vụ cứu nước của giai cấp vô sản chưa xong, giai cấp vô sản
vẫn phải hăng hái, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Khẩu
hiệu vẫn là “Dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên hết". Chỉ thị xác định, kẻ thù
chính của nhân dân Đông Dương lúc này là "thực dân Pháp xâm lược,
phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng", đề ra nhiệm vụ cần kíp của
nhân dân Đơng Dương đối với cách mạng thế giới. Đối với cách mạng
Việt Nam, nhiệm vụ riêng, cần kíp là củng cố chính quyền; chống thực
dân Pháp xâm lược; bài trừ nội phản; cải thiện đời sống nhân dân”.
Bên cạnh đó thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã đem lại cho
cách mạng Việt Nam thế và lực mới. Đảng ta từ một đảng hoạt động bất
hợp pháp trở thành đảng cầm quyền, nhân dân ta được giải phóng khỏi
cuộc đời nơ lệ, trở thành người làm chủ đất nước.
Cách mạng nước ta thời kỳ này đứng trước những khó khăn, thử
thách nghiêm trọng:
1 Văn kiện Đảng Toàn tập, NXB CTQG năm 2000
2 Văn kiện Đảng Toàn tập, NXB CTQG năm 2000

2


lOMoARcPSD|11598335

- Nước ta còn nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và các
chính quyền phản động trong khu vực. Nước ta còn chưa nhận được sự

giúp đỡ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa và lực lượng tiến bộ trên
thế giới.
- Nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng
nề. Nạn đói năm 1945 làm 2 triệu người chết, tiếp đó là nạn lũ lụt, hạn hán
kéo dài làm 50% ruộng đất bị bỏ hoang. Sản xuất nơng nghiệp đình đốn.
Tài chính khơ kiệt, kho bạc trống rống, ngân hàng Đơng Dương cịn nằm
trong tay tư bản Pháp.
- Trình độ văn hoá của nhân dân ta thấp kém, 90% số dân mù chữ.
- Ở miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng ồ ạt tràn qua biên giới, theo gót
chúng là bọn Việt Quốc, Việt Cách, chúng lập chính quyền phản động ở
một số nơi, cướp của giết người và chống phá chính quyền cách mạng. Ở
miền Nam: quân Anh với danh nghĩa Đồng Minh kéo vào nước ta tiếp tay
cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. “Tổ quốc lâm
nguy! Vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc!”.
1.2 Nội dung Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945
Ngày 25-11-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị
“Kháng chiến kiến quốc” vạch rõ nhiệm vụ chiến lược và nhiệm vụ cần
kíp của cách mạng nước ta. Chỉ thị xác định:
- “Cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc
giải phóng. Khẩu hiệu đấu tranh vẫn là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên
hết”3.
- Kẻ thù chính của cách mạng lúc này là thực dân Pháp xâm lược.
- Nhiệm vụ cơ bản, trước mắt của toàn dân tộc ta là: củng cố chính
quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải
thiện đời sống của nhân dân. Nhiệm vụ bao trùm là bảo vệ, củng cố chính
quyền cách mạng.
Chỉ thị đã đề ra những nhiệm vụ cho từng mặt cơng tác như sau:
- Về chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân chống thực dân
Pháp xâm lược và xây dựng đất nước, củng cố chính quyền nhân dân bằng
cách kiên quyết trừng trị bọn phản quốc, tiến hành tổng tuyển cử để bầu

Quốc hội, lập Chính phủ chính thức và ban hành Hiến pháp, có thể cải tổ
chính phủ trước khi bầu cử, sửa đổi cách làm việc của chính quyền nhân
dân địa phương.
- Về qn sự, động viên tồn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức lãnh
đạo cuộc kháng chiến lâu dài, dùng lối đánh du kích với phương pháp bất
hợp tác triệt để. Động viên tồn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức lãnh đạo
cuộc kháng chiến lâu dài, dùng lối đánh du kích với phương pháp bất hợp
3 Văn kiện Đảng Toàn tập, NXB CTQG năm 2000

3


lOMoARcPSD|11598335

tác triệt để của nhân dân ở vùng địch chiếm đóng, mở rộng chiến tranh du
kích ở Campuchia và phát triển tuyên truyền vũ trang trên đất Lào.
- Về ngoại giao, Phương châm là “làm cho nước mình ít kẻ thù và
nhiều bạn đồng minh hơn hết”; kiên trì chủ trương ngoại giao với các
nước theo nguyên tắc "bình đẳng, tương trợ"; đối với Tưởng Giới Thạch
vẫn chủ trương "Hoa - Việt thân thiện", đối với Pháp, thực hành độc lập
về chính trị, nhân nhượng kinh tế. Bên cạnh đó cũng đề cao công tác biểu
dương lực lượng
- Về tuyên truyền, kêu gọi đoàn kết chống thực dân Pháp xâm lược
phản đối chia rẽ, nhưng chống sự thống nhất vô nguyên tắc với bọn phản
quốc chống âm mưu phá hoại và chia rẽ của bọn phản động, Việt gian,
chống thực dân Pháp xâm lược (khơng nói đánh cả Ấn, Anh). Khơng cơng
kích nhân dân Pháp, chỉ cơng kích bọn thực dân Pháp xâm lược.
- Về kinh tế tài chính, khơi phục sản xuất nơng nghiệp và cơng
nghiệp, khuyến khích các giới công thương kinh doanh, khuyến nông sửa
chữa đê điều, lập Quốc gia ngân hàng, phát hành giấy bạc, định lại các

ngạch thuế, lập ngân quỹ toàn quốc, các xứ, các tỉnh.
- Về cứu tế, kêu gọi lòng yêu nước thương nòi của các giới đồng bào,
lập quỹ cứu tế, lập kho thóc cứu tế; động viên thanh niên nam, nữ tổ chức
thành các đồn “cứu đói”, các “đội qn trừ giặc đói” để khai hoang, tăng
gia sản xuất... giải quyết nhu cầu lương thực cấp bách cho dân nghèo.
- Về văn hoá, chống nạn mù chữ, cải cách giáo dục theo tinh thần
mới, mở đại học và trung học, xây dựng nền văn hoá mới theo ba nguyên
tắc: khoa học hoá, dân tộc hoá, đại chúng hoá.
- Chỉ thị nhấn mạnh: muốn thực hiện được những nhiệm vụ trên
"Đảng và Mặt trận Việt Minh phải được củng cố và phát triển. Đảng phải
duy trì hệ thống tổ chức bí mật và nửa công khai của Đảng, tuyển thêm
đảng viên; giữ vững sinh hoạt của Đảng; thành lập Đảng đoàn trong các
cơ quan hành chính và các đồn thể quần chúng; xây dựng hệ thống tổ
chức Đảng trong quân đội.
- Về Đảng, phải duy trì hệ thống tổ chức bí mật hay bán công khai 4,
tuyển thêm đảng viên mới, chú trọng gây thêm cơ sở Đảng trong các xí
nghiệp, mở rộng các tổ chức nghiên cứu chủ nghĩa Mác bao gồm những ai
có khuynh hướng cộng sản hay có cảm tình với cộng sản, nhưng tổ chức
phải do những người cộng sản điều khiển. Trong việc phát triển đảng
viên, tăng cường tổ chức Đảng, bản Chỉ thị chỉ rõ, phải “tránh cả hai
khuynh hướng: Chỗ thì tổ chức Đảng hẹp quá, chậm quá, và chưa bỏ được
cái bệnh hẹp hịi câu chấp của thời kỳ hoạt động hồn tồn bí mật (ví dụ
Quảng Ngãi và nhiều tỉnh ở Bắc Bộ), chỗ thì tổ chức Đảng rộng quá,
nhanh quá khiến cho những phần tử phức tạp có thể len vào Đảng (ví dụ ở
Hà Tĩnh và nhiều tỉnh ở Nam Bộ)”. Đồng thời, Chỉ thị cũng nêu rõ: Các tổ
4 Văn kiện Đảng Toàn tập, NXB CTQG năm 2000

4



lOMoARcPSD|11598335

chức Đảng phải giữ vững và duy trì sinh hoạt đều đặn, xây dựng, củng cố
các chi bộ Đảng trong các cơ quan hành chính hay các hội hợp pháp;
thành lập chi bộ trong quân đội, phối hợp sự hoạt động bí mật với hoạt
động cơng khai, trong đó, hoạt động bí mật phải được đặc biệt coi trọng
và khơng để cho các cơ quan bí mật trở thành xung đột hoặc đối lập với
cơ quan công khai.
- Về Mặt trận Việt Minh, hết sức phát triển các tổ chức cứu quốc,
thống nhất các tổ chức ấy lên toàn kỳ, toàn quố; sửa chữa lại điều lệ cho
các đoàn thể cứu quốc cho thích hợp với hồn cảnh mới; mở rộng Mặt
trận Việt Minh, lập các đoàn thể cứu quốc mới, giải quyết những mâu
thuẫn giữa Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Việt Minh; củng cố quyền lãnh
đạo của Đảng trong Mặt trận, thống nhất Mặt trận Việt Nam - Lào Campuchia chống Pháp xâm lược. Chỉ thị còn đề ra các biện pháp thực
hiện những nhiệm vụ cụ thể về chính quyền, kháng chiến ở Nam Bộ, về
chống và đề phịng nạn đói, về tổng quyển cử...
1.3 Ý nghĩa lịch sử của Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”ngày 25/11/1945
Bản Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc đã thể hiện tầm nhìn chiến lược,
nhãn quan chính trị của một chính Đảng mới ra hoạt động công khai chưa
bao lâu trên một loạt vấn đề liên quan trực tiếp tới sự nghiệp bảo vệ nền
độc lập tự do của Tổ quốc, bảo vệ Nhà nước dân chủ nhân dân - thành quả
cao nhất của Cách mạng tháng Tám 1945, tạo tiền đề cơ bản đưa cách
mạng Việt Nam tiến lên. Đó là việc xác định rõ tính chất và nhiệm vụ
chiến lược của giai đoạn cách mạng từ sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám;
xác định và phân loại chính xác kẻ thù; phương hướng cơ bản vừa kháng
chiến vừa kiến quốc; một loạt giải pháp nhằm xây dựng và tăng cường
thực lực cho cuộc kháng chiến; những quan điểm cơ bản về chỉ đạo chiến
tranh và những nội dung chính của đường lối kháng chiến toàn dân, toàn
diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh... Trong tình hình “nước sơi lửa bỏng”
lúc bấy giờ, những chiến lược và sách lược được thể hiện trong bản Chỉ

thị lịch sử Kháng chiến kiến quốc của Đảng CSĐD thực sự là ánh sáng soi
đường cho toàn dân, toàn quân trong cuộc chiến đấu nhằm bảo vệ sự sống
còn của dân tộc.
Chỉ thị là bước đi hợp lý, là biện pháp cần thiết sau khi giành chính
quyền nhằm cũng cố chế độ, giải quyết những khó khăn của quần chúng
càng làm tăng cường sự gắn bó chặt chẽ của nhân dân với cách mạng. Chỉ
thị thể hiện sự sáng tạo trong việc giải quyết chỉ đạo chiến lược và sách
lược của Đảng trong tình hình mới, chiến lược ở đây được hiểu là chiến
lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, còn sách lược ở đây là những
biện pháp cụ thể có tính mềm dẻo, khơn khéo, giải pháp mang tính tạm
thời nhưng vẫn hướng tới mục tiêu chiến lược đó là giải phóng dân tộc.

5


lOMoARcPSD|11598335

2. Hoạt động lãnh đạo “chống dịch như chống giặc” của Đảng trong giai
đoạn hiện nay.
2.1 Công tác chống dịch được Đảng ưu tiên hàng đầu “Chống dịch như
chống giặc”. Chống dịch kết hợp với ổn định kinh tế.
Trong gần 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống nhân dân, gây tổn hại đến sức khỏe và cướp đi sinh
mạng của hàng nghìn đồng bào ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn quân,
toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta đã phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, triển khai
quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, linh hoạt nhiều chủ trương, biện pháp để
kiểm soát dịch COVID-19, thực hiện mục tiêu kép, vừa bảo vệ sức khỏe
nhân dân, vừa duy trì phát triển kinh tế-xã hội, dần đưa nước ta trở lại

trạng thái bình thường mới.
Chính phủ đã chủ động, khẩn trương, kịp thời ban hành trên 100 văn
bản (bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, công điện, cơng văn...) để đáp ứng
u cầu cấp bách trong phịng, chống dịch với mục tiêu bảo đảm sức
khỏe, tính mạng của nhân dân lên trên hết. Đặc biệt là Nghị quyết
128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời “Thích
ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19” 5 với mục tiêu
bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, khôi phục và phát triển kinh
tế-xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, đưa cả nước chuyển
sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm
2021.
Để có thể chủ động trong cơng tác phịng chống dịch sao cho thật kịp
thời và hiệu quả. Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những sách lượt hành
động quyết liệt trong mọi măt. Điển hình như:
- Về cơng tác y tế:
Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo ngành y tế phối với các bộ, ngành khác
để triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm có đủ nguồn vaccine tiêm cho
nhân dân trong điều kiện nguồn cung cấp vaccine rất khan hiếm. Việc
tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 lần này được đánh giá là chiến dịch
tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay ở nước ta, theo đó, đã tiêm an tồn
xấp xỉ 65 triệu liều vaccine, đạt tỉ lệ 63,6% số người trên 18 tuổi được
tiêm ít nhất một liều vaccine và 25,5% đã tiêm đủ 2 liều vaccine.
Về bố trí nguồn lực

5 Báo điện tử Đảng Cộng sản, phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở.

6


lOMoARcPSD|11598335


Chính phủ đã cố gắng huy động mọi nguồn lực từ ngân sách Nhà
nước và xã hội hóa để chi cho phòng, chống dịch COVID-19 trong suốt
thời gian qua. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị sử dụng 14.620
tỷ đồng kinh phí cắt giảm, tiết kiệm chi của ngân sách Trung ương năm
2021 để bổ sung chi cho cơng tác phịng, chống dịch COVID-19.
Trước thực trạng dịch bệnh có tác động bất lợi tới hoạt động sản
xuất, kinh doanh, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều cơ chế, chính
sách và giải pháp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người dân, người lao
động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Nhiều mơ hình sản xuất kinh
doanh đã được triển khai như “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”, “3
xanh”...
Về an sinh xã hội
Chính phủ đã triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội,
tổ chức vận động, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và các
nguồn lực xã hội của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho
hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.
Một số vấn đề cần quan tâm như: Tác động của đại dịch về sức khỏe,
thể chất và tinh thần, tâm lý xã hội là rất lớn nhưng chưa được đánh giá
đầy đủ; việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động bị ảnh hưởng
nặng nề, nhất là đời sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng
yếu thế.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ
quan, địa phương thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người có cơng
với cách mạng, gia đình chính sách; tổ chức các hoạt động thiết thực tri
ân, tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và
Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng nhân Ngày Thương binh-Liệt sĩ. Chủ trì, phối
hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai kịp thời, hiệu quả một số
chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn
do đại dịch Covid-19; có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động

cục bộ, tạm thời.
- Về an ninh trật tự và tệ nạn xã hội
Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành và chính quyền địa phương ban
hành các kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Trong bối cảnh dịch bệnh, một số loại hình tội phạm, tệ nạn xã hội (như
trộm cắp, đua xe, tai nạn giao thông…) giảm đáng kể.
- Về giáo dục
Với mục tiêu bảo đảm quyền học tập của học sinh, sinh viên, Chính
phủ đã linh hoạt triển khai các hình thức học tập trực tuyến, học qua
truyền hình, các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, khai giảng năm
học mới phù hợp với yêu cầu giãn cách xã hội; phát động, huy động
7


lOMoARcPSD|11598335

nguồn lực xã hội và thực hiện hiệu quả Chương trình “Sóng và máy tính
cho em”.
- Chống dịch kêt hợp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Cơng
Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan, địa phương liên
quan phát huy hiệu quả cơ chế phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô; theo dõi
sát tình hình để cập nhật các kịch bản tăng trưởng, tiếp tục giữ vững ổn
định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền
kinh tế; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để giải ngân vốn đầu tư
công. Hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương lập, thẩm định quy hoạch tỉnh;
sớm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy hoạch tổng thể, quy
hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định.
Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường các biện
pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính-ngân sách Nhà nước, tiết giảm

tối đa chi thường xun. Cập nhật thơng tin, khẩn trương hồn thiện Báo
cáo đánh giá kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm và
các giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2021.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chủ động, linh hoạt chính
sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách
vĩ mơ khác để kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Bộ Công Thương tập trung chỉ đạo bảo đảm cân đối cung cầu hàng
hóa thiết yếu, ổn định giá cả, thị trường; có giải pháp tích cực để kiểm
soát nhập siêu, hướng tới cán cân thương mại hài hịa, bền vững. Triển
khai các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa; tổng kết bài học kinh
nghiệm trong việc tiêu thụ nông sản nội địa thời gian qua, xây dựng kịch
bản, phương án sẵn sàng cho việc tiêu thụ sản phẩm nơng sản có sản
lượng, quy mơ và giá trị lớn của các địa phương.
2.2 Chỉ đạo của Đảng trong đẩy mạnh vai trò của từng Đảng viên trong
cơng tác phịng chống dịch
Nhằm tăng cường phân cơng cán bộ, đảng viên tham gia phòng,
chống dịch Covid-19 trong tình hình mới 6. Đảng chỉ đạo ừng đảng viên
cần phát huy vai trò nòng cốt, gương mẫu, sáng tạo để triển khai cơng tác
phịng, chống dịch đạt hiệu quả cao nhất.
Cần tập trung phát huy vai trò, trách nhiệm của các đồng chí Bí thư
Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Đảng ủy, Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện và chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả phòng, chống dịch bệnh
trên địa bàn. Bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, xun suốt,
tồn diện, thống nhất, quyết liệt và có kết quả. Đồng chí Bí thư chi bộ,
6 Báo Hà Nội mới, phát huy vai trò của đảng viên

8



lOMoARcPSD|11598335

Trưởng ấp, khu phố cần tập trung tạo sự đồng bộ, thống nhất, kịp thời
trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành cơng tác phịng, chống dịch bệnh
COVID-19, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng.
Các cấp ủy Đảng, các chi, đảng bộ cơ sở phải phát huy vị trí là hạt
nhân chính trị ở cơ sở. Lấy hiệu quả phịng, chống dịch làm “thước đo”
năng lực, uy tín của cán bộ, đảng viên và năng lực, sức chiến đấu của tổ
chức Đảng, nhất là người đứng đầu.
Thể hiện trách nhiệm bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, phát
huy cao độ tính tiên phong, gương mẫu của từng cán bộ, đảng viên trong
phòng, chống dịch. Mỗi đảng viên phải phát huy cao độ vai trò, trách
nhiệm nòng cốt trong hoạt động của các tổ Covid-19 cộng đồng, tổ dân
phịng tự quản, chốt kiểm sốt tại địa bàn dân cư.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên nắm bắt các chủ trương,
chính sách về phịng dịch Covid-19 của Đảng, Nhà nước, chính quyền
thành phố và địa phương nơi mình sống. Công văn số 190-CV/TU được
ban hành càng giúp mỗi đảng viên nâng cao nhận thức, tuyên truyền chính
xác chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống dịch
đến nhân dân; tích cực thực hiện phịng, chống dịch cho bản thân, gia đình
và lan tỏa đến cộng đồng dân cư. Những nhận thức, việc làm tích cực, cụ
thể của mỗi đảng viên chính là cách tốt nhất để củng cố lòng tin của nhân
dân đối với Đảng, Nhà nước trong cơng tác phịng, chống dịch.
Bên cạnh đó, cán bộ, đảng viên phải tích cực phê phán, phản bác các
ý kiến sai lệch, xuyên tạc, thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh, về
các chính sách liên quan đến cơng tác phịng dịch để góp phần tích cực
bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và thành quả phòng, chống dịch của cả
nước.

9



lOMoARcPSD|11598335

III. KẾT LUẬN
Đã hơn 45 năm trôi qua kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất
nước. Để Đất nước có thể hịa bình, thịnh vượn như ngày hơm nay; lịch sử dân tộc
đã đánh đổi bằng máu, bằng sinh mạng của chiến sĩ, đồng vào . Có thể nói Chỉ thị
“Kháng chiến kiến quốc” ngày 25-11-1945 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương là một bước ngoặc quyết định trong công cuộc bảo vệ và
khôi phục đất nước sau cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp.
Thành công của chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” không chỉ có ý nghĩa trong
thời điểm ấy mà cịn tận đến ngày hơm nay. Đó là một bài học q giá mang tính
thay đổi cả cục diện. Trước sự tấn công và tàn phá của đại dịch Covid 19. Bằng
tinh thần chống dịch như chống giặc; Đảng và nhà nước ta đã áp dụng những
phương pháp và kinh nghiệm của thế hệ trước cho cơng tác phịng chống dịch đồng
thời giữ vững nền kinh tế ổn định, phát triển.
Qua bài tiểu luận có thể thấy sự tương đồng giữa sự tàn phá của chiến tranh
với mối họa Covid 19. Đều mang lại những tổn thất to lớn cả về người và của. Bên
cạnh đó dù là chiến tranh hay trong giai đoạn dịch bệnh thì mọi mặt trong đời sống
đề gần như bị tê liệt. Để có thể khơi phục đất nước khỏi những tàn phá mà chiến
tranh hay dịch bệnh gây ra thì trong cả hai thời kỳ Đảng luôn là đầu tàu dẫn dắt đất
nước khôi phục, ổn định.
Bài Tiểu luận nhằm nghiên cứu nội dung chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”
ngày 25/11/1945 và liên hệ thực tiễn hoạt động lãnh đạo “chống dịch như chống
giặc” của Đảng trong giai đoạn hiện nay được kết thúc tại đây.

10

Downloaded by Út Bé ()



lOMoARcPSD|11598335

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình mơn lịch sử Đảng – Trường Đh học Công nghệ Giao Thông Vận Tải.
2. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam – Chỉ thị kháng chiến kiến quốc của
Trung ương.
3. Báo điện tử - Tầm nhìn chiến lượt của Đảng Cộng sản Đông Dương.
4. Blog nghiên cứu lịch sử - Những vấn đề sách lược, chiến lược trong giai đoạn
cách mạng 1945 – 1946.
5. Trang thông tin điện tử tổng hợp của Bộ Công an – Đảm bảo an ninh trật tự và
phịng chống dịch Covid 19.
6. Tạp chí của Ban tun giáo Trung ương – Tập trung phòng chống dịch Covid19,
giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
7. Cổng thông tin của Bộ y tế - Chính phủ đã tham gia tích cực, trách nhiệm, sáng
tạo trong phịng, chống dịch.
8. Bài viết blog – Đưa nghị quyết của Đảng vào đời sống.
9. Trang Quốc phịng Thủ đơ – Tập trung phịng, chống dịch Covid-19, tiếp tục giữ
vững kinh tế.
10. Báo Hà Nội mới – Phát huy vai trò của Đảng viên trong phòng, chống dịch.

11

Downloaded by Út Bé ()



×