Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP đến HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.23 KB, 34 trang )

lOMoARcPSD|11558541

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TP.HCM
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐẾN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
(VINAMILK)

Nhóm thực hiện:

Nhóm 12

Lớp:

K59E – ML39

Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Phương Chi

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021


lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN – NHÓM 12



STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1

Thái Nguyễn Ngọc Hoa

2011115176

100%

2

Nguyễn Ngọc Thanh Trúc

2011115643

100%

3

Dường TSiếu

2011116610

100%


4

Hoàng Thị Anh Thơ

2011116568

100%

5

Nguyễn Thanh Huệ

2011116396

100%

6

Trần Phương Thảo

2011116563

100%

7

Nguyễn Vĩnh Thụy

2011115593


100%

1

Mức độ hoàn thành


lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... 2
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG .................................................................................. 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................... 5
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1.

TÓM TẮT CÁC CAM KẾT TRONG HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐỐI

VỚI NGÀNH SỮA VIỆT NAM .................................................................................. 7
1.1.

Cam kết về cắt giảm thuế ..................................................................... 7

1.2.

Quy tắc xuất xứ của mặt hàng sữa khi tham gia CPTPP ................... 7

1.3.


Hạn ngạch thuế quan các mặt hàng sữa khi tham gia CPTPP ........... 8

CHƯƠNG 2.

ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐỐI VỚI NGÀNH SỮA

VIỆT NAM

10

2.1.

Cơ hội .................................................................................................. 10

2.2.

Thách thức .......................................................................................... 10

CHƯƠNG 3.

ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐẾN CÔNG TY CỔ

PHẦN SỮA VIỆT NAM............................................................................................ 12
3.1.

Tổng quan ........................................................................................... 12

3.1.1. Tổng quan Vinamilk ......................................................................... 12
3.1.2. Các sản phẩm chính .......................................................................... 12

3.1.3. Quy mơ sản xuất và tiêu thụ ............................................................. 14
3.1.4. Vị trí của Vinamilk trong ngành sữa Việt Nam ................................. 15
3.2.

Ảnh hưởng của hiệp định CPTPP đến Vinamilk .............................. 16

3.2.1. Cơ hội............................................................................................... 16
3.2.2. Thách thức ........................................................................................ 17
CHƯƠNG 4.

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI HIỆP ĐỊNH CPTPP .................................................. 19
4.1.

Hoạt động thành công của Vinamilk ................................................. 19
2


lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
4.1.1. Tận dụng cơ hội ................................................................................ 19
4.1.2. Đối phó thách thức ........................................................................... 19
4.2.
CHƯƠNG 5.

Hoạt đợng cịn hạn chế của Vinamilk ................................................ 20
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TIỀM NĂNG


CHO DOANH NGHIỆP ............................................................................................ 22
5.1.

Malaysia .............................................................................................. 22

5.1.1. Lý do chọn thị trường ....................................................................... 22
5.1.2. Sản phẩm .......................................................................................... 22
5.1.3. Dự báo .............................................................................................. 23
5.2.

Singapore ............................................................................................ 23

5.2.1. Lí do chọn thị trường ........................................................................ 23
5.2.2. Sản phẩm .......................................................................................... 24
5.2.3. Dự báo .............................................................................................. 25
5.3.

New Zealand ....................................................................................... 25

5.3.1. Lý do chọn thị trường ....................................................................... 26
5.3.2. Sản phẩm .......................................................................................... 26
5.3.3. Dự báo .............................................................................................. 29
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 31

3


lOMoARcPSD|11558541


Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG
Biểu đồ 1 - Biểu đồ tăng trưởng tổng đàn bò của Vinamilk giai đoạn 2019 – 2020. ..... 15
Biểu đồ 2 - Biểu đồ thị phần ngành sữa Việt Nam 2020............................................... 16
Biểu đồ 3 - Cán cân thương mại sữa và các sản phẩm từ sữa của Malaysia .................. 22
Biểu đồ 4 - Hành vi tiêu dùng người dân Singapore ..................................................... 24
Biểu đồ 5 - Mức độ phổ biến ăn chay trên toàn thế giới ............................................... 28
Bảng 1 - Danh mục sản phẩm của Vinamilk giai đoạn 2018 - 2020 ............................. 13
Bảng 2 - Giá trị nhập khẩu các sản phẩm sữa của New Zealand giai đoạn 2015-2017 . 27

4


lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

1

ASEAN

Nội dung Tiếng Anh

Nội dung Tiếng Việt


Association of Southeast Asia Hiệp hội các quốc gia Đơng
Nations

2

CPTPP

Nam Á

Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Tồn diện và
Agreement

for

Trans-Pacific Tiên bộ xuyên Thái Bình

Partnership

Dương

3

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

4


FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

5

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

6

HS

Harmonized System (Codes)

Hệ thống hài hòa

7

ISO

International Organization for Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn

8


MFN

Standardization

hàng hóa

Most Favoured Nation

Ngun tắc Đối xử tối huệ
quốc

9

USD

10

USDA

Đờng đơ la Mỹ

The United States dollar

United Stated Department of Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Agriculture

11

Vinamilk


12

WTO

Công ty cổ phần sữa Việt Nam
Tổ chức thương mại thế giới

World Trade Organization

5


lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng
được nâng cao thì vấn đề sức khỏe trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng
đầu. Trong đó, sữa và các sản phẩm từ sữa là một thực phẩm thiết yếu, có giá trị dinh
dưỡng cao, có thể đáp ứng như cầu cho mọi lứa tuổi với những mục đích khác nhau nên
mặt hàng sữa được tiêu dùng rộng rãi trên tồn thế giới với hình thức ngày một đa dạng
và tiện lợi hơn. Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nhất là khi Hiệp định Đối
tác Tồn diện và Tiên bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực vào năm 2019,
ngành sữa Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đờng thời cũng đối mặt với sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt bởi sự gia nhập của nhiều đối thủ trong và ngoài nước. Điều đó đờng nghĩa
với việc ngành sữa nói chung và cơng ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) nói riêng phải
ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng cũng như hịa mình vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với bản lĩnh mạnh
dạn đổi mới cơ chế, đón đầu áp dụng công nghệ trong hơn 50 năm hình thành và phát
triển, Vinamilk đã trở thành doanh nghiệp sữa hàng đầu, góp phần khơng nhỏ vào sự phát

triển đất nước và con người Việt Nam. Tuy vậy, khi đối mặt với hiệp định CPTPP, ngồi
những chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, bản thân cơng ty cịn
phải tự mình nỗ lực khơng ngừng, và có những bước chuyển kịp thời, khắc phục với khó
khăn tờn tại, đờng thời đề ra những chiến lược phát triển đúng đắn để nắm bắt cơ hội cũng
như đối mặt với những thách thức.
Chính bởi những yêu cầu cấp thiết như vậy, với bài tiểu luận “Phân tích tác đợng
của hiệp định CPTPP đến hoạt đợng kinh doanh của Cơng ty Cổ phần sữa Việt Nam
(Vinamilk)” nhóm mong muốn phân tích mức độ hiệu quả hoạt động để gợi ý hướng đi
cho Vinamilk trong khai thác tối đa cơ hội với hiệp định CPTPP trên con đường hội nhập
quốc tế.

6


lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
CHƯƠNG 1.

TÓM TẮT CÁC CAM KẾT TRONG HIỆP ĐỊNH CPTPP
ĐỐI VỚI NGÀNH SỮA VIỆT NAM

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định
CPTPP) là Hiệp định Thương mại tự do gồm 11 nước thành viên là: Canada, Mexico,
Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt
Nam. Được đàm phán từ tháng 03/2010 và chính thức ký kết vào ngày 04 tháng 02 năm
2016. Hiệp định có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/01/2019.
1.1. Cam kết về cắt giảm thuế
Đa số các quốc gia cam kết loại bỏ thuế theo lộ trình cắt giảm của các mặt hàng sữa, sản
phẩm từ sữa nhập về sẽ về 0%. Cụ thể cam kết của các nước như sau:

-

Australia, Brunei, Malaysia, New Zealand, Singapore, Malaysia, Canada:
miễn thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực với từng nước. Tuy nhiên, một số nước
vẫn sẽ áp dụng hạn ngạch đối với từng dòng thuế (sẽ được đề cập đến ở phần
sau).

-

Chile: đa số các sản phẩm từ sữa được miễn thuế ngay tuy nhiên một số sản phẩm
cam kết loại bỏ thuế theo lộ trình và sẽ về 0% ở năm thứ 9 như: HS0402.10.00,
HS0402.21.11, HS0402.21.12, HS0402.21.13, HS0402.29.11, HS0404.10.00,…

-

Mexico: Miễn thuế theo lộ trình về 0% theo từng dòng thuế. Một số sản phẩm
như HS 0402.10.99, HS 0402.21.99, HS 0402.29.99 thuế suất về 0% ở năm thứ
15. Hoặc một số sản phẩm như HS 0403.10.01, HS 0403.90.99 thuế suất về 0%
từ năm thứ 10.

-

Nhật Bản: Đa phần các sản phẩm từ sữa được cam kết giảm thuế theo lộ trình
về 0% - 19% ở năm thứ 9.

-

Peru: Đa phần đều cắt giảm ngay về 0% tuy nhiên một số dòng như HS
0402.99.90.00, HS 0404.10.10.00, HS 0402.91.10.00, HS 0402.91.90.00 cắt
giảm theo lộ trình về 0% năm thứ 11.


1.2. Quy tắc xuất xứ của mặt hàng sữa khi tham gia CPTPP
Hàng hóa được công nhận có xuất xứ CPTPP nếu thuộc một trong ba trường hợp:
- Có xuất xứ thuần túy: được trồng, thu hoạch, đánh bắt trong khu vực CPTPP.

7


lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
- Hàng hóa được sản xuất toàn bộ trong khu vực CPTPP và chỉ từ các nguyên liệu
có xuất xứ từ CPTPP.
- Hàng hóa sản xuất tại CPTPP nhưng sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ. Khi
đó mỗi nguyên liệu không có xuất xứ để sản xuất sẽ phải đáp ứng quy tắc chuyển đổi
mã số hàng hóa, quy tắc công đoạn sản xuất, hoặc quy tắc hàm lượng giá trị nội khối.
Đối với các sản phẩm sữa:


Chuyển đổi cho hàng hóa của nhóm HS 04.01 đến HS 04.04 từ bất kỳ chương
nào khác, ngoại trừ các chế phẩm từ sữa của phân nhóm HS 1901.90 có chứa
hơn 10% sữa ở thể rắn tính theo trọng lượng khơ.



Chủn đổi cho hàng hóa của nhóm HS 04.05 từ bất kỳ chương nào khác, ngoại
trừ các chế phẩm từ sữa của phân nhóm HS 1901.90 có chứa hơn 10% sữa ở thể
rắn tính theo trọng lượng khơ hoặc chế phẩm từ sữa của phân nhóm HS 2106.90
có chứa hơn 10% sữa ở thể rắn tính theo trọng lượng khơ.




Chủn đổi cho hàng hóa của nhóm HS 04.06 từ bất kỳ chương nào khác, ngoại
trừ các chế phẩm từ sữa của phân nhóm HS 1901.90 có chứa hơn 10% sữa ở thể
rắn tính theo trọng lượng khô.

Một điểm mới của CPTPP so với các FTAs trước đây mà Việt Nam đã từng ký kết là
quy định về thủ tục chứng nhận xuất xứ. Các doanh nghiệp có thể áp dụng cơ chế tự
chứng nhận xuất xứ.
1.3. Hạn ngạch thuế quan các mặt hàng sữa khi tham gia CPTPP
Các sản phẩm ngành sữa nói chung có xuất xứ từ các bên trong Hiệp định có lượng hạn
ngạch quy định khi nhập khẩu theo mỗi nước như sau:


Canada: Một số mặt hàng áp dụng mức hạn ngạch như sữa, bột sữa tách kem, sữa
cô đặc, sữa chua và buttermilk, mặt hàng có chứa thành phần sữa tự nhiên (giữ
nguyên lượng hạn ngạch bắt đầu từ năm thứ 19); kem, bột sữa, bột kem,
buttermilk dạng bột (giữ nguyên lượng hạn ngạch bắt đầu từ năm thứ 14).



Nhật Bản: Duy trì hạn ngạch đối với một số sản phẩm HS040210.211,
HS040221.119, HS040291.290,... một số dòng thuế áp dụng theo quy tắc MFN
của WTO như: HS040210.222, HS040210.221, HS040210.121,... Các mặt hàng
sữa đều được giữ nguyên hạn ngạch bắt đầu từ năm thứ 11 trở đi như sữa bột tách
8


lOMoARcPSD|11558541


Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
kem, sữa bột và bơ sữa bột; từ năm thứ 7 như sữa đặc đã tách nước; từ năm thứ
2 với sữa đặc.


Mexico: Duy trì hạn ngạch các dịng thuế: HS 0402.10.01, HS0402.91.01,...Hầu
hết các sản phẩm như sữa đặc có đường, sữa và kem và các chế phẩm từ sữa khác
đều được giữ nguyên hạn ngạch bắt đầu ng 50 thương hiệu hàng đầu. Vinamilk cũng là thương hiệu sữa được người tiêu
dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất trong 8 năm liên tiếp (2012-2020) theo Worldpanel
của Kantar, dẫn đầu Top 10 Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, Top 1000 Thương hiệu
hàng đầu Châu Á (Campaign Asia & Nielsen).
Vinamilk giữ thị phần lớn nhất tại Việt Nam.
Năm 2019, Vinamilk chiếm 81% thị phần sữa đặc, thị phần sữa chua là 66%, sữa
bột là 27% và sữa nước 42%. Năm 2020, Vinamilk dẫn đầu về thị phần toàn ngành
chiếm 43.3% (chưa bao gồm Sữa Mộc Châu). Đặc biệt, ở một số phân khúc Vinamilk
chiếm thị phần rất lớn như sữa đặc, khoảng 80%.

15

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12

Khơng những thế, Vinamilk cịn là tập đồn dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam với
những giải pháp dinh dưỡng chất lượng quốc tế cho hàng triệu gia đình Việt Nam, từ đó
mang đến những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao.
3.2. Ảnh hưởng của hiệp định CPTPP đến Vinamilk

3.2.1. Cơ hội
Thực thi Hiệp định CPTPP, các doanh nghiệp ngành sữa Việt Nam có cơ hội nhập
thiết bị, dây chuyền sản xuất, con bò giống,...với thuế thấp và dần tiến tới 0. Đây cũng
là cơ hội để Vinamilk có thể giảm các chi phí đầu vào trong ng̀n thức ăn chăn ni
cho bị sữa phải nhập khẩu, giảm chi phí logistics và nhìn một góc xa hơn thì sẽ giúp
làm giảm chi phí sản xuất có lợi cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc giảm chi phí nhập
khẩu dây chuyền sản xuất cũng là cơ hội cho Vinamilk từng bước mở rộng số lượng
trang trại, phát triển mạnh mẽ trong chiến lược tự chủ vùng nguyên liệu, giảm bớt áp
lực về sự phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu, làm giảm tối thiểu ảnh hưởng của
tỷ giá đến giá thành sản phẩm.
Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến những cơ hội cho ngành sữa nói chung và
Vinamilk nói riêng như: tái cấu trúc lại sản xuất, giải thể, mua bán hoặc sáp nhập các
doanh nghiệp kém hiệu quả nhằm tạo ra các doanh nghiệp lớn hơn, có tiềm lực hơn.
Năm 2018, trước khi CPTPP có hiệu lực, Vinamilk đã sở hữu nhiều công ty con, công
ty liên kết trong và ngoài nước như Driftwood Dairy Holding Corporation (100%),
16

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
Angkor Dairy Products Co., Ltd. (100%),..Đây là cơ hội cho Vinamilk tiếp tục mở rộng
quy mô M&A bởi trong chiến lược phát triển của công ty đã khẳng định: “Sẵn sàng cho
các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và mở rộng mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với
các đối tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích hợp dọc và kết hợp”
Nền kinh tế tăng trưởng nhanh đã có tác động tích cực tới sức mua và ý thức tiêu
dùng, người dân tin dùng các sản phẩm dinh dưỡng có thương hiệu lớn, và quan tâm
nhiều đến các yếu tố an tồn. Khi hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực thì người dân

sẽ thêm tin tưởng các sản phẩm của các nước trong hiệp định. Trong đó, Vinamilk là đại
diện duy nhất của Việt Nam trong ngành thực phẩm, “sánh vai” cùng những tên tuổi lớn
của nền kinh tế khu vực thuộc Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu
Á Thái Bình Dương. Đây là một cơ hội tốt cho Vinamilk khẳng định vị thế và nâng cao
sức cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn tại đấu trường quốc tế.
So với WTO, Hiệp định CPTPP vẫn quy định việc mở cửa tối đa cho các doanh
nghiệp, sản phẩm hàng hóa của các nước thành viên khi đưa hàng hóa vào thị trường
của nhau. Tuy nhiên, CPTPP sẽ có những tác động đến ngành sữa tại Việt Nam do mức
độ mở cửa thị trường cao hơn, rộng hơn so với trong WTO. Điều này dường như là một
thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp sữa nhỏ lẻ, tuy nhiên đây là một cơ hội
để Vinamilk tận dụng thế mạnh để bức phá trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi
trong hơn 10 năm qua, sau khi gia nhập WTO, đối với doanh nghiệp sữa đầu ngành như
Vinamilk đã được đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, chuỗi công nghệ, có kinh nghiệm nhiều
năm trong hội nhập quốc tế nên về cơ bản họ đã chuẩn bị tinh thần và sẵn sàng chấp
nhận mở cửa.
3.2.2.

Thách thức

Việc ký kết CPTPP đã thúc đẩy ngày càng nhiều công ty nước ngoài thể hiện sự
quan tâm đến ngành sữa Việt Nam, đây sẽ là những thử thách đối với Vinamilk khi phải
đối đầu với sự liên minh của đối thủ cạnh tranh và các tập đồn nước ngồi: ví dụ, tập
đồn Asahi của Nhật Bản đã tiến hành liên doanh với Nutifood của Việt Nam (2019), sẽ
tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm tiêu chuẩn Nhật Bản dành cho trẻ em. Đây là
liên doanh đầu tiên của Asahi hợp tác với một cơng ty nước ngồi trong lĩnh vực sản
phẩm tiêu dùng và đã ra mắt thành cơng dịng sản phẩm dinh dưỡng cao cấp Wakodo.

17

Downloaded by quang tran ()



lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
Mặc dù được cắt giảm thuế khi xuất khẩu vào các nước thuộc CPTPP nhưng đi
kèm với đó là các quy định về hạn ngạch thuế quan. Cụ thể, Nhật Bản áp dụng cắt giảm
thuế một phần hoặc cam kết kèm theo các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một
số mặt hàng nhạy cảm trong đó có sữa và các sản phẩm từ sữa. Mehico, Canada cũng
áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với ngành sữa.
Thách thức đáp ứng được các tiêu chuẩn cao của FTA thế hệ mới: Những quy định
chặt chẽ, khắt khe về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật và uy tín hàng hóa yêu cầu
Vinamilk ngày càng phải nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, đảm bảo
các tiêu chuẩn kỹ thuật đúng với yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
Thách thức môi trường trong phát triển bền vững: Vinamilk xác định môi trường
là hữu hạn, đất là tư liệu quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của cơng
ty. Do đó việc xử lý chất thải của bị không tốt hay quá lạm dụng phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc kháng sinh có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi tính chất của
ng̀n đất, gây xói mịn, bạc màu. Ngồi ra việc trang bị các thiết bị sản xuất hiện đại,
nhập khẩu các công nghệ tiên tiến hàng đầu, sản xuất với số lượng lớn tạo ra nhiều khí
CO2, tăng lượng điện/nước sử dụng, lượng nhựa thải ra môi trường.

18

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12

CHƯƠNG 4.

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI HIỆP ĐỊNH CPTPP

4.1. Hoạt động thành công của Vinamilk
4.1.1. Tận dụng cơ hội
Tháng 12/2018, Vinamilk quyết định thành lập mới Khối Kinh doanh quốc tế nhằm
tăng cường chiến lược mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đây là một động thái thiết thực cho
thấy Vinamilk đã nhận thức được tầm quan trọng của sự phát triển mạnh mẽ trong hoạt
động kinh tế quốc tế. Vinamilk đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại các nước trong CPTPP
như Nhật Bản, Singapore và hầu hết các nước Đông Nam Á. Bên cạnh các thị trường
truyền thống, Vinamilk cũng đang tìm kiếm thị trường mới. Trước mắt, Vinamilk đang
hướng đến thị trường Malaysia, Indonesia,…
Vinamilk đã tận dụng thành công cơ hội từ các thành viên của Hiệp định khi biết
nhắm đến một thị trường khó tính như Nhật Bản. Để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe và
phục vụ nhu cầu ngày càng tăng về sữa dành cho người ăn chay, sữa có ng̀n gốc từ thực
vật, Vinamilk đã nghiên cứu, phát triển và chính thức xuất khẩu thành cơng sữa dừa đặc
sang Nhật Bản vào năm 2021. Ông Jun Hamada, đối tác tại Nhật Bản cũng đã đánh giá
cao về các tiêu chuẩn dinh dưỡng của sản phẩm này. Bên cạnh đó, Vinamilk đã tận dụng
các ưu đãi về thuế suất về bằng 0% để xuất khẩu thành công Sữa tươi Vinamilk 100%
Organic theo chuẩn Châu Âu sang Singapore và được người tiêu dùng tại thị trường nổi
tiếng nghiêm ngặt về quy định nhập khẩu, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp như Organic
đón nhận.
Về nguồn nguyên liệu, năm 2019, nguồn dinh dưỡng thiên nhiên được thu hoạch từ
những con bị được chọn lọc khắt khe về cơng nghệ gen cho sữa A2 nhanh chóng thu hút
người tiêu dùng tại nhiều quốc gia. Vinamilk tự hào là một trong những doanh nghiệp
Việt Nam đầu tiên sản xuất sữa A2 từ đàn bò nhập khẩu từ New Zealand - một trong các
thành viên của CPTPP, mang đến lựa chọn dinh dưỡng phù hợp cho người có triệu chứng
khó tiêu do mẫn cảm với đạm sữa bị.

4.1.2. Đối phó thách thức

19

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
Khi Việt Nam tham gia vào hiệp định CPTPP đã đặt ra thêm các yêu cầu về quy tắc
xuất xứ. Đây là thách thức đối doanh nghiệp khi mà chuỗi cung ứng phải đảm bảo những
yêu cầu của các hiệp định về cam kết bảo vệ môi trường và phát thải thấp. Vinamilk đã
và đang cho thấy sự tích cực trong việc thực hành các tiêu chí E-S-G (Mơi trường, Xã
hội, Quản trị) và nằm trong số các doanh nghiệp đi đầu và được giới đầu tư đánh giá cao
về áp dụng các tiêu chí E-S-G trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể Vinamilk đã thực thi
chiến lược tối đa hóa lợi ích ng̀n phân hữu cơ sử dụng cho đất, thay thế cho hóa chất
và phân vơ cơ, Vinamilk ứng dụng đa dạng các kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến.

Thách thức về chất lượng nguồn lực, công nghệ sản xuất không thực sự tác động
đến thương hiệu do Vinamilk đã áp dụng đổi mới công nghệ từ trước CPTPP rất lâu. Tuy
nhiên, để nâng cao thêm hiệu quả hoạt động, công ty thường xuyên hợp tác, kết nối tới
các chuyên gia đầu ngành trên thế giới về chăn ni bị sữa để tổ chức tập huấn, trao đổi
kinh nghiệm, chuyển giao khoa học kỹ thuật,…từ đó đưa trình độ chăn ni của Việt Nam
tiệm cận tới trình độ của các nước có ngành chăn ni bị sữa phát triển.
4.2. Hoạt đợng cịn hạn chế của Vinamilk
CPTPP dù đã có hiệu lực 2 năm nhưng có thể nhận thấy Vinamilk chưa thực sự khai
thác hết tiềm năng thị trường tại các nước trong CPTPP và chưa sôi nổi tại các thị trường
mới. Thực tế hiện nay các hoạt động đầu tư lớn của Vinamilk đang tập trung vào thị
trường truyền thống Trung Đơng và Trung Quốc; tuy nhiên có thể nhận thấy Vinamilk

20

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
đang cẩn trọng trong việc mở rộng đầu tư bởi nguồn lực doanh nghiệp khơng đủ lớn để
có thể cùng lúc xâm nhập vào thị trường mới.
Mặc dù đầu tư nhiều trang trại ni bị sữa theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng ng̀n
ngun liệu chính của hãng vẫn phải nhập khẩu từ nước ngồi. Chưa kể, người nơng dân
chăn ni bị sữa khơng cịn mặn mà với cơng việc hiện tại do lợi nhuận thu về khơng
cao, bằng chứng là ngồi mở rộng với hộ nơng dân tăng lượng đàn bị thì Vinamilk chưa
có các hoạt động đầu tư thật sự. Điều này buộc Vinamilk phải cạnh tranh với nhiều doanh
nghiệp thu mua nguyên liệu sữa trung gian khác.

21

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
CHƯƠNG 5.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TIỀM
NĂNG CHO DOANH NGHIỆP


5.1. Malaysia
5.1.1. Lý do chọn thị trường

Cán cân thương mại sữa và các sản phẩm sữa trong 5 năm (2013–2017) cho thấy
nhu cầu của Malaysia về các sản phẩm từ sữa khá cao. Để thỏa mãn các nhu cầu về những
sản phẩm này, Malaysia cần phải tiếp tục nhập khẩu. Trong khi đó, Việt Nam sẽ được
hưởng các chính sách ưu đãi về thuế khi xuất khẩu các mặt hàng sữa qua Malaysia ngay
khi hiệp định CPTPP có hiệu lực. Mặt khác, Malaysia là đối tác thương mại lớn thứ hai
của Việt Nam trong các nhóm thành viên CPTPP. Trao đổi thương mại hai chiều giữa hai
nước khoảng 14-15% tổng giá trị trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước khác
trong khối CPTPP.
Với thế mạnh là doanh nghiệp đầu ngành, Vinamilk hoàn toàn có thể khai thác thị
trường tiềm năng này thông qua việc tận dụng các cam kết của hiệp định CPTPP.
5.1.2. Sản phẩm
Vinamilk gặp nhiều thách thức khi gia nhập thị trường Malaysia như việc phải nắm
bắt được thói quen tiêu dùng và thị hiếu của người dân; nhiều ông lớn như New Zealand
đã thâm nhập thị trường này từ lâu. Với danh mục sản phẩm đa dạng Vinamilk cần phải
nghiên cứu kĩ cần phát triển loại sản phẩm nào để đẩy xuất khẩu sang thị trường Malaysia.
22

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
Nhu cầu của Malaysia với các loại sữa nhằm tiêu dùng và chế biến rất cao, nhưng
chủ yếu rơi vào một số mặt hàng: sữa nước, phơmai,…Và vì hầu hết dân số đều là người
Hồi giáo nên doanh nghiệp xuất khẩu sữa phải chú ý và tìm hiểu kỹ quy định và chứng
nhận HALAL (chứng nhận sản phẩm không có chất bị cấm bởi luật Hồi giáo, chất lượng

cao, sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm). Việc đã có chứng nhận HALAL là cơ
hội để Vinamilk có thể tận dụng thế mạnh trong khối R&D để phát triển các sản phẩm
phù hợp với thị trường Halal tiềm năng này. Với GDP tầm trung tại khu vực ASEAN,
Malaysia chỉ đang trong giai đoạn chuyển đổi chế độ ăn uống do đó Vinamilk nền chú
trọng phát triển và xuất khẩu sản phẩm một cách đa dạng trong phân khúc tầm trung, tập
trung mùi vị nguyên bản, vị sầu riêng, chà là, ổi tím phù hợp với thói quen của người dân
Malaysia đồng thời đáp ứng được những quy định về chất lượng sản phẩm đã nêu.
5.1.3. Dự báo
Năm 2016, Vinamilk ký hợp đồng xuất khẩu sữa bột sang Trung Đông (UAE) trị
giá hơn 12 triệu USD; năm 2020, Vinamilk tiếp tục trúng lớn với hợp đồng 20 triệu USD
xuất khẩu sữa sang Dubai. Một đặc điểm chung của các nước này là phần lớn dân số đều
theo đạo Hồi và có rào cản thương mại là giấy chứng nhận HALAL đối với thực phẩm.
Nếu như Vinamilk đã thành công với những phi vụ như vậy thì triển vọng hợp tác thương
mại và phát triển ngành sữa ở một nước theo đạo Hồi như Malaysia là một điều dễ xảy ra
và có thể dự báo được trong tương lai.
5.2. Singapore
5.2.1. Lí do chọn thị trường
Ở Đơng Nam Á thì có thể nói Singapore là quốc gia dẫn đầu với lượng tiêu thụ sữa
trên đầu người cao, khoảng 62 lít/người/năm theo Rabobank (2017). Lượng sữa tiêu thụ
trong giai đoạn 2011-2016 đã tăng 12% theo Euromonitor. Khoảng cách từ Singapore đến
Việt Nam khá gần, ngoài ra Singapore cũng thuộc khu vực ASEAN nên dễ dàng tìm hiểu,
khai thác thị trường và tìm được đối tác hợp tác ở Singapore.
CPTPP đã giúp Việt Nam thu hút được dòng vốn FDI nhiều hơn, theo thống kê của
bộ KH-ĐT, tính đến ngày 20/10/2018 thì Singapore được ghi nhận là đầu tư FDI vào Việt
Nam đứng thứ 2 trong khối CPTPP với 46,22 tỷ USD chỉ sau New Zealand. Chỉ số đầu
tư ra nước ngoài của các nước trong CPTPP năm 2019 thì Singapore xếp thứ 3 với khoảng
23

Downloaded by quang tran ()



lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
33 tỷ USD. Singapore còn thuộc nhóm thị trường xếp thứ 2 về việc có mối liên hệ chặt
chẽ với các doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP trong giai đoạn 1/2019-8/2020.
5.2.2. Sản phẩm
Vinamilk có thể xuất khẩu một số sản phẩm vào thị trường Singapore như: sữa tiệt trùng
Organic, các dòng sữa chua, sữa tươi tiệt trùng chứa tổ yến; bởi các lý do như sau:
- Người dân Singapore có mức sống cũng như trình độ dân trí cao, GDP bình quân
đầu người năm 2020 là 59797 USD, Từ đó họ sẵn lòng chi trả ở mức cao cho các sản
phẩm chất lượng và bảo vệ sức khỏe. Dòng sản phẩm cao cấp sữa tươi tổ yến phù hợp
với thị hiếu khách hàng ở đây.
- Xu hướng tiêu dùng organic đang tăng nhanh trên tồn thế giới, Singapore cũng
khơng nằm ngồi đó. Trên thế giới có nhiều tiêu chuẩn organic tuy nhiên organic Châu
Âu được coi là khắt khe nhất và trạng trại Vinamilk organic đã đạt được tiêu chuẩn này,
Vinamilk có thể tận dụng ưu thế này.

24

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
- Đa phần người dân Singapore chọn uống sữa bò (52%) và thuần sữa tươi (46%).
Vinamilk có thể tận dụng thế mạnh trang trại bị sữa to lớn của mình.
- Người dân nơi đây luôn có nhu cầu cao về sữa ít béo (42%) và sản phẩm sữa chua
hỗ trợ tiêu hóa, miễn dịch. Các mặt hàng sữa tươi và sữa chua luôn là mặt hàng chủ lực

trong các siêu thị Singapore.
5.2.3. Dự báo
Dựa trên những gì nhóm tìm hiểu thì nhóm dự báo lượng sữa tiêu thụ ở quốc đảo
“Sư tử” sẽ tăng dần qua các năm nhưng tăng trưởng ở mức độ nhẹ. Lí do là vì theo một
bài nghiên cứu “Children's consumption of beverages in Singapore: Knowledge, attitudes
and practice” (Danial Yam Thiam Goh) thì lượng sữa tiêu thụ sẽ giảm dần theo số tuổi.
Trong đó, Singapore là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế
giới. Dự đoán năm 2030, cứ 4 người thì lại có 1 người sang tuổi 65 hoặc cao hơn. Những
người cao tuổi có xu hướng uống trà, cà phê hơn là chọn sữa. Hoặc là ở giới trẻ, họ uống
nước ngọt có gas/không gas, nước tăng lực,...như là sự lựa chọn được ưu tiên hơn hẳn.
Ngoài ra, việc tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa thường là một phần của việc ăn
sáng ở nhà hay nấu ăn. Nếu như bình thường thì người dân Singapore ít có thời gian ở
nhà cho các bữa ăn gia đình thì trong tình hình dịch nghiêm trọng, họ ở nhà nhiều hơn,
quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng nhiều hơn.
Với tình huống như này và các sản phẩm đã lựa chọn xuất khẩu, doanh nghiệp
Vinamilk cần phải tập trung vào việc quảng bá các đặc tính, điểm mạnh của các dịng
sữa đến với người tiêu dùng Singapore như: ng̀n sữa thiên nhiên, chứa nhiều chất dinh
dưỡng đặc biệt đối với độ tuổi trên 60 - nhóm cần bổ sung canxi, vitamin bảo vệ sức khỏe
và là nhóm dân số chiếm phần lớn. Tình hình dịch bệnh hiện nay đang làm thay đổi thói
quen của người dân Singapore, mọi người bắt đầu chú ý tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc
chức khỏe nhiều hơn, vì vậy việc quảng bá cịn cần chú ý vào việc thay đổi thói quen tiêu
dùng, khuyến khích khách hàng chuyển từ trà sữa, nước ngọt sang sữa - một sản phẩm bổ
ích. Hầu hết các dòng sữa Vinamilk đều đáp ứng được nhu cầu khắt khe và địi hỏi của
người dân Singapore vì vậy nhóm tin rằng chỉ cần có một chiến lược quảng bá hợp lý
kèm với sản phẩm chất lượng, Vinamilk sẽ có cơ hội nắm bắt được một lượng khách hàng
lớn từ thị trường Singapore, từ đó nâng cao năng lực và lợi nhuận của doanh nghiệp.
5.3. New Zealand
25

Downloaded by quang tran ()



lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
5.3.1. Lý do chọn thị trường
Kể từ năm 2010, Vinamilk đã chính thức có mặt tại New Zealand thơng qua việc
mua lại 23,8% cổ phần của công ty Miraka Limited. Việc “bước chân” ra thế giới và phát
triển các dự án của Vinamilk cho thấy tham vọng cạnh tranh trên trường sữa quốc tế, đặc
biệt trong “thủ phủ” của ngành sữa như New Zealand.
Trong khi hầu hết các sản phẩm sữa sản xuất trong nước ở New Zealand được xuất
khẩu, thì lượng tiêu thụ sữa trong nước cũng rất cao. Với khoảng 500 nghìn tấn vào năm
2019, người New Zealand nằm trong số những người tiêu thụ sữa tươi lớn nhất thế giới
khi xét về quy mơ dân số.
Sau khi kí kết hiệp định CPTPP vào năm 2019, cơ hội Vinamilk để cạnh tranh trong
thị trường này càng trở nên rõ rệt. Theo cam kết trong CPTPP, New Zealand sẽ cắt giảm
thuế về 0% cho sữa từ Việt Nam ngay khi có hiệu lực. Cùng với việc giá sữa của Vinamilk
khá rẻ so với các sản phẩm sữa từ New Zealand. Điều này là một cơ hội lớn để Vinamilk
có thể khai thác.
5.3.2. Sản phẩm
Sữa từ New Zealand có thể coi là nổi tiếng khắp thế giới về chất lượng, là sự lựa
chọn ưu tiên của các bậc phụ huynh. Mặc dù New Zealand xuất khẩu sữa gần như đứng
đầu thế giới là vậy, nhưng có một thực tế khá thú vị, đó là New Zealand cũng nhập khẩu
lượng lớn các sản phẩm từ sữa.

26

Downloaded by quang tran ()



lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
Bảng 2 - Giá trị nhập khẩu các sản phẩm sữa của New Zealand giai đoạn
2015-2017

Cụ thể, phía New Zealand chủ yếu nhập khẩu các dạng như: Whey, Lactose. Do đó,
đây có thể là một phân khúc sản phẩm mà Vinamilk có thể khai thác.
Theo các đánh giá và trải nghiệm của khách hàng, các sản phẩm sữa của Vinamilk
ít chất béo và ít ngấy hơn so với các sản phẩm sữa từ New Zealand, đó cũng có thể là một
điểm mới, sáng tạo và đem lại những trải nghiệm mới lạ cho người tiêu dùng bởi tỷ lệ nữ
giới ở New Zealand nhiều hơn nam, có hiện tượng trẻ hóa đối với đất nước này. Ngoài
ra, các bậc phụ huynh đang nhận thức được cần phải để tâm đến thực phẩm, vấn đề ăn
uống của con họ hơn, cho nên, nếu như trong thị trường xuất hiện các loại sản phẩm vừa

27

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
đảm bảo dinh dưỡng vừa kiểm sốt được tình trạng béo phì thì sẽ thu hút được sự chú ý
của họ.

Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu mới được phân tích từ dữ liệu của Google Trends
đã tiết lộ rằng trên thực tế, người New Zealand hiện đứng thứ 5 trên thế giới về xu hướng
ăn chay trường. Với việc nhiều người New Zealand lựa chọn chế độ ăn dựa trên thực vật
hơn, xu hướng tiêu dùng các mặt hàng sữa từ thực vật thay thế sữa bò cũng trở nên phổ

biến hơn. Do đó, Vinamilk có thể đẩy mạnh xuất khẩu dòng sữa hạt. Sữa từ các loại hạt
như óc chó, hạnh nhân, đậu nành, đậu đỏ,…được xem là nguồn dinh dưỡng không thể
thiếu của những người hướng đến lối sống "ăn sạch sống xanh”, vừa cung cấp protein bổ
dưỡng một cách nhanh chóng và tiện lợi, vừa là bữa phụ nạp thêm năng lượng đầy thơm
ngon.
Cuối cùng, Vinamilk có một thế mạnh lớn là dòng sản phẩm sữa đặc “Ơng thọ” và
“Ngơi sao”. Một khi đã nghiên cứu kỹ về thị trường, sở thích của người dân New Zealand
và cho ra mắt một dòng sản phẩm sữa đặc phù hợp với thị hiếu của họ, Vinamilk có thể
sẽ đem lại một tiếng vang lớn nhờ sự mới lạ, độc đáo.
28

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
5.3.3. Dự báo
Thách thức là rất nghiêm trọng khi Việt Nam khơng phải là nơi phù hợp cho chăn
ni bị sữa và để cạnh tranh trong “thủ phủ” của ngành sữa như New Zealand là rất khó.
Tuy nhiên, với việc nghiên cứu thị trường kĩ càng và chất lượng sản phẩm ngày càng nâng
cao, phát triển chiến lược dựa trên các sản phẩm thực vật như trên, Vinamilk hồn tồn
có thể mở rộng ở thị trường này và đem lại những dấu hiệu tích cực.

29

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541


Mơn Quan hệ kinh tế quốc tế | Nhóm 12
KẾT LUẬN
Hiện nay, q trình tồn cầu hóa ngày một phát triển trên quy mơ tồn thế giới.
Bằng chứng là ngày càng nhiều hiệp định tự do thương mại được ký kết giữa các quốc
gia và khu vực. Cùng với các FTA đã thực thi, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết có thể nói là một xung lực giúp doanh
nghiệp tự tin bước vào quá trình hội nhập.
Là một trong những ngành triển vọng phát triển, ngành sữa Việt Nam đứng trước
cơ hội to lớn để mở rộng thị trường khi Việt Nam tham gia CPTPP. Với vị trí là thương
hiệu dẫn đầu ngành sữa tại Việt Nam, Vinamilk được kỳ vọng sẽ tận dụng tốt các cơ hội
mà CPTPP đem lại. CPTPP đem lại cơ hội lớn khi thuế nhập khẩu hầu hết được cắt giảm
về 0%. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với thách thức cạnh tranh gay gắt
từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, sau hai năm ký kết CPTPP, thực tế cho thấy Vinamilk chưa tận dụng
triệt để các cơ hội này. Vấn đề chính là Vinamilk dường như khơng chú trọng vào các thị
trường trong khu vực CPTPP. Với các giải pháp được đề xuất ở trên, nhóm chúng tôi cho
rằng Vinamilk sẽ phát triển hơn nữa và ngày càng mở rộng trên thị trường quốc tế.

30

Downloaded by quang tran ()


×