Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vai trò của báo chí, truyền thông đối với tình trạng hưởng BHXH một lần ở Việt Nam - tiếp cận từ truyền thông chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.34 KB, 6 trang )

ã được Nhà
nước điều chỉnh kịp thời.
Đồng thời, báo chí cũng là nơi phát hiện những địa chỉ lợi dụng những sơ hở của
chính sách, đấu tranh phê phán và đưa ra ánh sáng công luận, ngăn chặn hậu quả
những việc làm thiệt hại lợi ích chung của quốc gia.
2.2. Sự phối hợp giữa cơ quan ban hành chính sách và cơ quan báo chí trong
truyền thơng chính sách
Trong quy trình chính sách, nhiều cơ quan ban hành chính sách có sự phối hợp
với các cơ quan báo chí, từ việc công bố dự thảo, tiếp nhận ý kiến của người dân, của
chuyên gia để điều chỉnh, bổ sung và hồn thiện chính sách, cơng bố rộng rãi. Mặt
khác, khi chính sách đi vào thực tiễn, các cơ quan báo chí là diễn đàn tập hợp cơng bố
81


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

ý kiến của người dân phản ánh những bất cập, thơng qua đó, cơ quan ban hành có căn
cứ để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Sự phối hợp giữa cơ quan ban hành chính sách
với cơ quan báo chí nhằm mục đích tuyên truyền chính sách được thực hiện một cách
tích cực và có hiệu quả.
Cơng tác quan hệ báo chí của các bộ, ngành, các địa phương được coi là khâu
quan trọng và khơng thể thiếu trong quy trình chính sách. Các bộ, ngành, ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố, đều có bộ phận chịu trách nhiệm quan hệ, cung cấp thơng tin
chính thống cho báo chí. Đó là các cơ quan pháp chế, cơ quan phát ngôn, cơ quan
truyền thông, cung cấp thông tin của bộ, ngành, địa phương.
Việc tổ chức các sự kiện báo chí như họp báo, gặp gỡ báo chí, trả lời phỏng
vấn của báo chí thường kì hoặc đột xuất, được nhiều bộ, ngành, địa phương tiến
hành nghiêm túc. Điều này đã góp phần giúp báo chí thực hiện tốt việc tuyên
truyền, phổ biến chính sách, giám sát, phản biện chính sách trong q trình thực thi
chính sách.


Với truyền thông về BHXH một lần cũng vậy. Các bộ, ngành liên quan (Tài
chính, BHXH Việt Nam, Lao động và Xã hội…) giữ mối quan hệ đúng mực với báo
chí, để phối hợp thực hiện tốt chính sách BHXH một lần.
Vai trò này được thể hiện ở những nội dung chính là:
- Tham gia xây dựng, hoạch định chính sách BHXH một lần (khi xây dựng Luật
BHXH, xây dựng các văn bản dưới luật,…)
- Tác động tới việc hoạch định chính sách BHXH một lần
- Giám sát việc thực thi và đánh giá chính sách BHXH một lần
- Phản ánh, hướng dẫn, phản biện chính sách BHXH một lần, từ cơ sở.
3. Đề xuất và kiến nghị
Có thể thấy, cả hai phía (các cơ quan ban hành chính sách và các cơ quan báo
chí) nhận thức rõ về tầm quan trọng, về vai trị của báo chí trong truyền thơng chính
sách. Nhưng thực tế, mức độ tham gia vào quy trình chính sách; thực trạng tham gia
của báo chí vào quy trình chính sách chưa thật sự xứng tầm của vấn đề.
Đối với báo chí, điều này có ngun nhân khách quan và cả nguyên nhân chủ
quan của giới báo chí.
82


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 

- Nguyên nhân khách quan: Đó là việc phối hợp chưa đồng bộ, chưa thường
xuyên, chưa chặt chẽ của cơ quan ban hành chính sách với cơ quan báo chí. Có lúc có
nơi cịn coi nhẹ việc phối hợp này.
Cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin cho báo chí chưa thật đầy đủ, hợp lí. Việc
cung cấp thơng tin khơng kịp thời hoặc có những rào cản đối với báo chí đã hạn chế
hiệu quả truyền thơng của báo chí trong truyền thơng chính sách nói chung, truyền
thơng BHXH một lần nói riêng.
- Ngun nhân chủ quan thuộc về trình độ, kỹ năng của chính đội ngũ nhà báo và

công tác quản lý của cơ quan báo chí.
Để nâng cao hiệu quả truyền thơng của báo chí trong truyền thơng chính sách,
trong truyền thơng BHXH một lần nói riêng, chúng tơi cho rằng, cần thực hiện tốt một
số giải pháp sau đây:
Một là, cần có cơ chế phối hợp và quy chế phối hợp giữa các cơ quan ban
hành chính sách liên quan BHXH một lần nói riêng, với các cơ quan báo chí, trong
việc truyền thơng chính sách; từ khâu cơng bố dự thảo, lấy ý kiến nhân dân, thảo
luận, tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa và hồn thiện chính sách, đến việc cơng bố rộng rãi
cho nhân dân.
Hai là, cần quy định những trường hợp bắt buộc các cơ quan làm chính sách
mời báo chí tham gia vào quy trình chính sách; quy định rõ ràng, cụ thể về vận động
chính sách; truyền thơng rộng rãi, nâng cao năng lực của báo chí trong phân tích,
phản biện chính sách; thiết lập mối quan hệ tốt hơn giữa báo chí với các cơ quan ban
hành chính sách…
Ba là, trong chiến lược, phương thức tiếp cận trong truyền thơng chính sách truyền
thơng BHXH một lần nói riêng, cần coi trọng cơng tác thăm dị ý kiến công chúng.
Bốn là, để tăng cường sự tham gia của các cơ quan báo chí vào quy trình chính
sách, cần coi báo chí là kênh khảo sát, thăm dị cơng chúng chính thức trong việc lấy ý
kiến để xây dựng và hồn thiện chính sách, cũng như phản biện, sửa đổi chính sách
BHXH một lần.
Năm là, đầu tư cho các cơ quan báo chí để đào tạo nhân lực, cung cấp nguồn lực
cho hoạt động truyền thơng chính sách của các cơ quan báo chí, trong đó có truyền
thơng tình trạng hưởng BHXH một lần.
83


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Học viện BC-TT và FES (2009), Chính trị và phát triển bền vững trong bối cảnh
tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị - Hành chính.
2. Quốc hội (2016), Luật Báo chí 2016.
3. Trần Bá Dung (2016), CDI và báo chí Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền
thông, số 6.
4. Vũ Hạnh Ngân (2016), Truyền thông xã hội trong các chiến dịch nâng cao nhận
thức cho giới trẻ, Tạp chí Người làm báo, số 386.
5. Trương Ngọc Nam (2019), Truyền thơng chính sách và năng lực tiếp nhận của cơng
chúng, NXB Chính trị Quốc gia.
6. Quốc hội (2014), Luật BHXH 2014.
7. Trần Bá Dung (2013), Nghệ thuật đưa thơng tin khi cịn ý kiến trái chiều, Thời báo
Ngân hàng, 20(6).

84



×