Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.59 KB, 40 trang )

Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát
triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay


Lê Thị Thùy Dung


Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử; Mã số: 62 22 80 05
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Văn Huyên
Năm bảo vệ: 2013




Abstract: Làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa thẩm mỹ, nhân cách, tính tương đồng
giữa văn hóa thẩm mỹ và nhân cách, chỉ ra vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển
nhân cách sinh viên Việt Nam. Phân tích thực trạng sự phát triển nhân cách sinh viên Việt
Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ mang lại, đồng thời, chỉ ra những vấn đề đặt ra trong thực
trạng ấy. Đề ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát huy vai trò
của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.
Keywords: Chủ nghĩa duy vật biện chứng; Văn hóa thẩm mỹ; Phát triển nhân cách; Mỹ học;
Việt Nam
Content:


4
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU…………………………………………………………
4


B. NỘI DUNG………………………………………………………
18
Chƣơng 1. LÝ LUẬN VỀ VAI TRÕ CỦA VĂN HÓA THẨM
MỸ ĐỖI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN

18
1.1. Văn hoá thẩm mỹ, nhân cách, những nét tƣơng đồng giữa
văn hóa thẩm mỹ và nhân cách……………………………………

18
1.2. Vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách
sinh viên………………………………………………………………

49
Chƣơng 2. VAI TRÕ CỦA VĂN HÓA THẨM MỸ ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN
NAY – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA……….


69
2.1. Đặc điểm nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay……………
69
2.2. Sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn
hóa thẩm mỹ mang lại thông qua hoạt động giảng dạy và học tập

80
2.3. Sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn
hóa thẩm mỹ mang lại thông qua hoạt động chính trị - xã hội và
hoạt động vui chơi giải trí…………………………………………



98
2.4. Sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn
hóa thẩm mỹ mang lại thông qua môi trƣờng nhà trƣờng……….

107
2.5. Những vấn đề đặt ra trong sự phát triển nhân cách sinh viên
Việt Nam hiện nay do việc vận dụng, phát huy vai trò của văn
hóa thẩm mỹ chƣa tốt……………………………………………….


120
Chƣơng 3. PHƢƠNG PHƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA VĂN HÓA THẨM MỸ ĐỐI
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM
HIỆN NAY…………………………………………………………



133

5
3.1. Phƣơng hƣớng phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với
sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay…………….
133
3.2. Những giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của văn hoá thẩm
mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay
149
C. KẾT LUẬN……………………………………………………….
178

D. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN………………………………………
182
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………
183














4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói riêng, thế hệ trẻ ngày càng có vai trò và vị trí
đặc biệt quan trọng. Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Chú trọng xây dựng nhân
cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn
dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ”
1
.
Sinh viên là một bộ phận ưu tú trong thế hệ trẻ, nguồn bổ sung chủ yếu cho giới trí

thức và là hiện thân tương lai của đất nước. Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu trong
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VI năm 1999 đã xác định,
sinh viên “là bộ phận trí tuệ và ưu tú trong thế hệ thanh niên, nơi kết tinh nhiều tài
năng sáng tạo, là nguồn lao động có học vấn cao, có chuyên môn sâu và đại bộ phận
sinh viên sẽ trở thành trí thức của đất nước”
2
. Sự phát triển toàn diện của sinh viên
chính là tiền đề cho sự đóng góp tích cực của họ đối với tiến bộ xã hội.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xu thế hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và sôi động,
sự phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới đòi hỏi
sinh viên Việt Nam phải nỗ lực rèn luyện, phấn đấu vươn lên toàn diện về thể lực, trí
lực, đạo đức, nhân cách, để đáp ứng yêu cầu của thời đại, đưa đất nước từng bước
tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “Tập
trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh; coi trọng văn
hoá trong lãnh đạo, quản lý, văn hoá trong kinh doanh và văn hoá trong ứng xử.”
3
.
Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh
xu hướng tích cực và tiến bộ, nhiều yếu tố tiêu cực từ bên ngoài cũng thâm nhập, tác
động không nhỏ tới nhận thức và hành vi của một bộ phận sinh viên nước ta. Nhiều
vấn đề có liên quan tới tư tưởng, quan điểm, lối sống, đạo đức, nhân cách của sinh
viên đang bị suy thoái, lệch lạc; những giá trị truyền thống, thuần phong mỹ tục của
dân tộc đang có xu hướng bị sinh viên xem nhẹ; việc tìm hiểu, phân tích và tiếp thu
các xu hướng tư tưởng và trào lưu của xã hội hiện đại trong sinh viên còn có phần
cảm tính, thiếu cân nhắc và chọn lọc….Tất cả những “lệch chuẩn” trong nhân cách ấy
cần phải được điều chỉnh để tạo ra những sinh viên đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của
thời đại.
Văn hóa thẩm mỹ hiện diện trong tất cả các hoạt động của con người, đặc biệt
nó tác động đến con người bằng cái đẹp và thông qua cái đẹp, trong sự hài hoà với cái

chân, cái thiện, cái có ích. Nó đánh thức không chỉ năng lực thẩm mỹ mà toàn bộ
năng lực sáng tạo tiềm ẩn, lay động những sợi dây tình cảm tinh tế nhất của tâm hồn
con người. Tác động thẩm mỹ làm nảy sinh nhu cầu cảm thụ và sáng tạo cái đẹp
không chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật mà trong toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất và tinh


1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 2011, tr126
2
Hội sinh viên Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần thứ VI, Nxb Thanh niên, Hà
Nội, 1999, tr 67
3
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb sự thật, Hà Nội, 2011, tr 126

5
thần. Nhờ đó, nó tác động đến toàn bộ thế giới tinh thần, tình cảm của con người, góp
phần hình thành và phát triển nhân cách con người nói chung và sinh viên nói riêng.
Văn hoá thẩm mỹ và nhân cách là hai khía cạnh trong bản chất con người,
chúng có những nét đặc thù gần gũi. Văn hoá thẩm mỹ thống nhất về bản chất với
nhân cách cao đẹp. Văn hoá thẩm mỹ chính là sự đồng hoá, thẩm mỹ hoá, văn hoá
hoá bản chất con người, là sự sáng tạo mà quá trình lịch sử chứa đựng xu hướng tự
thoát khỏi cái thực dụng vật chất tầm thường, nhằm phát hiện và khẳng định một cách
đầy đủ nhất bản chất người, tức là bản chất xã hội của con người. Ở một trình độ phát
triển cao, mục đích của văn hoá thẩm mỹ trùng khớp với mục đích nhân hoá, văn hoá
hoá con người, xây dựng những nhân cách theo yêu cầu của xã hội.
Nghiên cứu, làm rõ bản chất và sức mạnh đặc thù của văn hóa thẩm mỹ, từ đó
làm rõ vai trò của văn hoá thẩm mỹ trong đời sống xã hội và phát triển con người là
một trong những nhiệm vụ quan trọng để góp phần xây dựng và phát triển nhân cách
của giới trí thức tương lai, góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Tuy
nhiên, cho đến nay, vấn đề này chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Vì những

lí do trên, việc đi sâu nghiên cứu đề tài “Vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự
phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay” là một vấn đề có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn cấp thiết hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu về vấn đề văn hóa thẩm mỹ
Ở Liên Xô trước đây đã có những công trình nghiên cứu về văn hóa thẩm mỹ.
Công trình chuyên khảo của M.X Cagan “Văn hóa thẩm mỹ của con người Xô Viết”-
Trường Đại học Tổng hợp Lêningrát (1976), Giáo trình “Cơ sở lý luận văn hóa Mác-
Lênin”, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1983 của tập thể tác giả Liên Xô do giáo sư
A.I.Ácnônđốp chủ biên, cuốn “Nguyên lý mỹ học Mác- Lênin” của IU.A. Lukin và
V.C. Xcacherơsicôp, Nxb Sách giáo khoa Mác- Lênin, Hà Nội, 1984, v.v Các công
trình này tuy chưa đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về văn hóa thẩm mỹ song các tác giả
đã có quan niệm rõ nét về bản chất, chức năng, đặc thù của văn hoá thẩm mỹ.
Ở trong nước cũng có nhiều tác giả nghiên cứu như: Lương Quỳnh Khuê,
Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Ngọc Thu, Đỗ Huy, Nguyễn
Chương Nhiếp, Lương Thanh Tân,… Các công trình của các tác giả trên có tính
chuyên sâu về mỹ học. Trên các bình diện khác nhau như triết học, thẩm mỹ học, xã
hội học, tâm lý học, văn hóa học… các tác giả đã đề cập đến các vấn đề: khái niệm
văn hóa, văn hóa thẩm mỹ; bản chất, cấu trúc và chức năng của văn hóa thẩm mỹ; giá
trị thẩm mỹ, vai trò của văn hóa thẩm mỹ trong sự hình thành và phát triển con người.
Đồng thời, các công trình trên cũng đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của văn hóa thẩm mỹ. Những công trình
này đã nghiên cứu vấn đề văn hóa thẩm mỹ dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó
tập trung chủ yếu khai thác quan điểm mácxít về văn hóa thẩm mỹ. Những công trình
này có giá trị tham khảo rất cao đối với đề tài luận án.
Về khái niệm văn hóa thẩm mỹ: Các công trình của các nhà nghiên cứu trước
đã bàn khá kỹ lưỡng về khái niệm, cấu trúc và vai trò của văn hóa thẩm mỹ. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu thường chỉ được tiếp cận, phân tích từ một ngành

6

khoa học cụ thể, cho nên nội hàm khái niệm văn hóa thẩm mỹ chỉ được làm rõ ở khía
cạnh mà từng công trình nghiên cứu quan tâm; nó có thể được phân tích rất sâu từ
khía cạnh tâm lý học, nghệ thuật học, văn hóa học. Từ cách tiếp cận có tính tổng hợp
phải nói tới các công trình nghiên cứu từ triết học, chuyên ngành mỹ học. Đây là
mảng công trình có nhiều đóng góp vào làm rõ dần khái niệm văn hóa thẩm mỹ.
Về vai trò của văn hóa thẩm mỹ: Vai trò của văn hóa thẩm mỹ từ lý luận chung
được quan tâm bởi nhiều nhà triết học, trong đó có mỹ học ở Liên Xô và một số nước
châu Âu. Kết quả nghiên cứu của họ làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu vấn đề này ở
Việt Nam những năm qua, tuy nhiên các công trình nghiên cứu ở Việt Nam cũng đi
sâu vào lý thuyết. Các nhà nghiên cứu tiền bối thường chỉ đánh giá vai trò của văn
hóa thẩm mỹ tới nhân cách nói chung mà ít có tác giả đề cập tới vai trò của văn hóa
thẩm mỹ tới đối tượng hẹp là nhân cách sinh viên, kể cả các công trình nghiên cứu
dưới dạng các bài báo cũng như các đề tài cấp nhà nước.
2.2 Tình hình nghiên cứu về vấn đề nhân cách và nhân cách sinh viên
Về vấn đề nhân cách cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng các bài
tạp chí, sách chuyên khảo, luận án dưới góc độ triết học và tâm lý học đã được bảo vệ
như: bộ sách “Chủ nghĩa xã hội và nhân cách” của L.M.Ackhanghenxky; Phạm Minh
Hạc và Lê Đức Phúc đồng chủ biên cuốn sách “Một số vấn đề nghiên cứu nhân
cách”; “Thẩm định những chuẩn mực giá trị trên bình diện nhân cách” của Đỗ Huy,
bài tạp “Hình thành và phát triển nhân cách trong kinh tế thị trường” của Lê Đức
Phúc, bài “Vai trò của đạo đức với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam
trong điều kiện đổi mới hiện nay”, Lê Thị Thuý; “Những đặc điểm nhân cách tạo
thành uy tín của nữ giảng viên đại học đối với sinh viên”; Hoàng Mộc Lan; “Phát
triển giá trị văn hoá trong nhân cách sĩ quan trẻ quân đội nhân dân Việt Nam hiện
nay”; Nguyễn Xuân Trường; “Định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học
phổ thông”, Nguyễn Thị Mai Lan; … Những công trình trên đã bàn sâu về khái niệm,
cấu trúc và đặc trưng của sự hình thành nhân cách nhưng chủ yếu là đi vào lý luận về
nhân cách con người nói chung, chưa được xem xét ở những đối tượng cụ thể. Chúng
có giá trị tham khảo rất cao về lý luận cho việc triển khai luận án này.
Một số công trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp nhà nước có liên quan

tới đề tài nhân cách đã được thực hiện như đề tài KX07-04 “Đặc trưng và xu thế phát
triển nhân cách con người Việt Nam trong sự phát triển kinh tế - xã hội”. Đề tài này
đã tiến hành nghiên cứu nhân cách dưới dạng nghiên cứu lý luận về nhân cách song
song với điều tra xã hội học. Tuy nhiên, đề tài này chưa làm rõ vì sao lại coi „hệ
thống giá trị và định hướng giá trị là thành phần cơ bản và cốt lõi của nhân cách” hay
vì sao lại nghiên cứu nhân cách thông qua tiềm năng – khả năng – kỹ năng và phẩm
chất – nếp sống – thói quen. Trong chương trình KHXH04, trực tiếp liên quan đến
nhân cách có đề tài “Mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Phần cơ sở lý luận của nghiên cứu nhân cách
được tiến hành công phu, nêu rõ được mục tiêu và xác định được giới hạn của đề tài,
song cũng như chương trình KX07, đề tài này chưa lý giải được tại sao lại lựa chọn
sử dụng trắc nghiệm Cattel 16 PF mà không phải là trắc nghiệm khác nên độ thuyết
phục chưa cao, hơn nữa kết quả thu được mới chỉ dừng lại ở việc có được những

7
nhận xét riêng lẻ về các đặc trưng của nhân cách mà không đi đến một hiện trạng
nhân cách toàn diện của con người Việt Nam.
Với đối tượng hẹp là nhân cách sinh viên cũng đã có một số tác giả bàn đến
như: Trần Sỹ Phán với luận án “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”; “Giáo dục nhân cách cho
học sinh, sinh viên trong bối cảnh của cơ chế thị trường”, Phạm Thị Minh với “Xây
dựng nhân cách sinh viên sư phạm phục vụ việc đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Khánh
Hòa”, luận án tiến sĩ của Vũ Thị Kim Oanh …. Tuy nhiên, nhân cách sinh viên mới
chỉ được bàn đến ở khía cạnh đạo đức hoặc dưới góc độ tâm lý học. Trong đề tài “Mô
hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” thuộc Chương trình KHXH04 cũng đưa ra kết quả nghiên cứu nhân cách sinh
viên bằng trắc nghiệm Cattel 16 PF có tham khảo kết quả của một nghiên cứu so sánh
xuyên văn hóa đặc trưng nhân cách của sinh viên Trung Quốc và Việt Nam của
Phùng Đình Mẫn. Kết quả của nghiên cứu này có giá trị tham khảo rất cao trong đề
tài của chúng tôi.

Về đối tượng sinh viên: Ở Việt Nam, đối tượng sinh viên cũng đã được các cơ
quan chức năng như Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban
Tuyên giáo, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc
hội, Viện nghiên cứu Thanh niên, các trường đại học, cao đẳng và các tổ chức thế
giới như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)…
chọn làm đối tượng nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức
này đã đề cập tới vấn đề lý luận và thực tiễn căn bản liên quan tới sinh viên. Trong
thời gian gần đây, trước tình hình nóng bỏng của các vấn đề tệ nạn xã hội có liên
quan tới sinh viên thì đối tượng sinh viên được quan tâm nghiên cứu với mật độ dày
đặc hơn. Nhiều kết quả điều tra, khảo sát đã được công bố. Với mục đích nghiên cứu
và góc độ nghiên cứu khác nhau, những công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập tới
lối sống, đạo đức của sinh viên hiện nay. Những vấn đề lý luận về nhân cách sinh
viên, đặc biệt là nhân cách sinh viên hiện nay, chưa được quan tâm đầy đủ.
2.3 Tình hình nghiên cứu về vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát
triển nhân cách sinh viên
Trong các sách giáo khoa về thẩm mỹ của các tác giả Liên Xô, sau các phần về
thẩm mỹ, văn hóa thẩm mỹ, còn có phần bàn về vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với
phát triển con người. Trước hết phải kể đến các công trình của IU.A. Lukin và V.C.
Xcacherơsicôp, Iri Bôrep, Vanxlốp, Iuri Babuskin, Egirốp, Ovxianicốp, v.v. Về vai
trò của văn hóa thẩm mỹ và nghệ thuật đối với phát triển con người phải kể đến các
công trình của V.I. Kifasenkô, Leizerov, Oderov, v.v Kế thừa và phát triển tư tưởng
của các nhà thẩm mỹ Liên Xô, ở Việt Nam có một số nhà nghiên cứu đi sâu và mở
rộng phạm vi ứng dụng vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với phát triển con người Việt
Nam vào thập niên 70 – 80 của thế kỷ XX. Trước hết, phải nói tới các công trình
thẩm mỹ của Vũ Khiêu, Đỗ Huy, Như Thiết, Phạm Khiêm Ích, Hoài Lam, Đỗ Văn
Khang. Vũ Khiêu có công trình: Đẹp – bàn về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thế
hệ mới; Như Thiết bàn về quán triệt tính Đảng trong văn hóa nghệ thuật; Đỗ Huy bàn
về mấy vấn đề giáo dục thẩm mỹ. Lê Ngọc Trà, Huỳnh Khái Vinh đi sâu vào vai trò

8

của nghệ thuật trong phát triển nhân cách con người nói chung, thanh niên nói riêng.
Trường Lưu, Hồ Sĩ Vịnh đi sâu vào giá trị văn hóa dân tộc và vai trò của nó đối với
việc giữ gìn các giá trị truyền thống Việt Nam. Nguyễn Văn Huyên khai thác giá trị
thẩm mỹ từ góc độ phản ánh luận, làm rõ sự tác động đặc thù của nó đối với sự gợi
mở tính năng sáng tạo của con người nói chung và phát triển các phẩm chất nhân cách con
người Việt Nam nói riêng. Trong giáo trình Mỹ học đại cương, Nxb Chính trị Quốc gia,
2004, Nguyễn Văn Huyên dành cả một chương cho vấn đề vai trò của giá trị thẩm mỹ đối
với phát triển con người hiện nay, trong đó tác giả đã chứng minh giáo dục thẩm mỹ nói
chung, vai trò của giáo dục nghệ thuật nói riêng có ưu thế đặc biệt, do đó có sức mạnh đặc
biệt trong sự phát triển các phẩm chất người; tác giả cũng đưa ra một số phương thức và
loại hình giáo dục thẩm mỹ trong điều kiện hiện tại.
Nhìn chung, các mảng vấn đề liên quan đến đề tài luận án đã được nhiều nhà khoa
học quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu hết sức sâu sắc, có giá trị lớn về khoa
học, đó là kho tài liệu quý báu làm cơ sở lý luận cho việc tham khảo nghiên cứu, thực hiện
luận án. Một số tác giả đã bàn đến vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển
con người nói chung. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối
với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay hầu như vẫn còn bỏ ngỏ. Việc
thực hiện đề tài mới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách đối với việc phát triển con
người mới xã hội chủ nghĩa nói chung, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
ở Việt Nam hiện nay cần được kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học tiền bối.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
- Mục đích: Trên cơ sở lý luận về văn hóa thẩm mỹ, nhân cách và vai trò của
văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách, luận án phân tích, làm rõ vai trò của
văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, từ đó
đề xuất phương hướng và một số giải pháp góp phần phát triển nhân cách sinh viên
Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
- Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết
những nhiệm vụ sau:
+ Làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa thẩm mỹ, nhân cách, tính tương

đồng giữa văn hóa thẩm mỹ và nhân cách, chỉ ra vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với
sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam;
+ Phân tích thực trạng sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do
văn hóa thẩm mỹ mang lại, đồng thời, chỉ ra những vấn đề đặt ra trong thực trạng ấy;
+ Đề ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát huy
vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện
nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng: thực trạng vai trò của văn hóa thẩm mỹ trong các trường đại học,
cao đẳng tới sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay
Phạm vi: văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách có thể được nghiên
cứu ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau. Trong khuôn khổ của luận án này,
tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích và làm rõ vấn đề vai trò của văn hoá thẩm

9
mỹ trong việc phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay thông qua việc tìm
hiểu và đánh giá thực trạng vai trò của văn hóa thẩm mỹ trong các trường đại học,
cao đẳng tới sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, đặc biệt là mỹ học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật và về
xây dựng con người Việt Nam; đường lối và chính sách văn hóa, phát triển con người của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là
phương pháp luận của việc nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ, thực hiện mục đích của
luận án.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: luận án sử dụng các phương pháp lịch sử và lôgíc,
phương pháp liên ngành, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa, gắn lý luận với thực tiễn….
6. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về văn hoá thẩm

mỹ và nhân cách, chỉ ra tính tương đồng giữa văn hóa thẩm mỹ và nhân cách, từ đó, làm
rõ vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam;
- Phân tích thực trạng sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do
văn hóa thẩm mỹ mang lại, đồng thời, chỉ ra những vấn đề đặt ra trong thực trạng ấy;
- Đề xuất và luận giải tính khả thi của một số giải pháp thiết thực nhằm phát
huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam
hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển lý luận về văn hoá thẩm
mỹ, nhân cách và vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh
viên nói riêng, con người Việt Nam nói chung hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ
công tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy về văn hóa thẩm mỹ trong các trường đại
học, cao đẳng. Luận án cũng có ý nghĩa gợi ý, khuyến nghị đối với những người làm
công tác quản lý văn hoá nghệ thuật, công tác giáo dục đào tạo và những người hoạch
định các chính sách xã hội trong giai đoạn hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết
cấu gồm 3 chương, 9 tiết.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN
Chƣơng 1. LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA THẨM MỸ ĐỐI
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN
1.1 Văn hoá thẩm mỹ, nhân cách, những nét tƣơng đồng giữa văn hóa
thẩm mỹ và nhân cách
1.1.1 Văn hoá thẩm mỹ
1.1.1.1 Khái niệm và bản chất của văn hóa thẩm mỹ
Văn hóa thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng hợp thành và là bộ phận hữu cơ
của nền văn hóa nhân loại. Văn hoá thẩm mỹ thống nhất với văn hoá từ bản chất, đặc

10

trưng đến cấu trúc, đồng thời văn hoá thẩm mỹ lại biểu hiện như một lĩnh vực văn
hoá đặc thù – lĩnh vực thẩm mỹ. Văn hoá thẩm mỹ là khái niệm dùng để chỉ những
giá trị được mang lại từ những hoạt động của con người trong thưởng thức, đánh giá
và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ, nó biểu hiện trình độ tổng hợp phát triển cao của
văn hoá xã hội.
Văn hóa thẩm mỹ là một thể thống nhất hữu cơ các giá trị thẩm mỹ và hoạt
động sáng tạo thẩm mỹ của con người đang hiện thực hóa những năng lực thẩm mỹ
của họ, đồng thời, văn hóa thẩm mỹ còn là một hệ thống độc đáo xuyên suốt tất cả
các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, khoa học… đến các
quan hệ, các giao tiếp của con người. Văn hoá thẩm mỹ là một hệ thống chỉnh thể bao
hàm bên trong nó những năng lực tinh thần - thực tiễn đặc biệt, giúp con người có
khả năng hoạt động theo các quy luật của cái đẹp nhằm cảm thụ, nhận thức, đánh giá
và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ.
1.1.1.2 Cấu trúc của văn hóa thẩm mỹ
Văn hóa thẩm mỹ được cấu thành bởi bốn yếu tố: ý thức thẩm mỹ, năng lực
thẩm mỹ, hoạt động thẩm mỹ và giá trị thẩm mỹ.
Ý thức thẩm mỹ là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con người trong quan hệ
với nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ nói chung và nhu cầu sáng tạo cái đẹp nói riêng.
Năng lực thẩm mỹ là một tập hợp các khả năng thể hiện tâm lý, tư tưởng, tình
cảm cũng như phẩm chất đặc biệt về thể chất và tinh thần giúp cho con người có khả
năng cảm thụ, nhận thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ.
Hoạt động thẩm mỹ là khái niệm phản ánh các hoạt động của con người do
nhu cầu thẩm mỹ và mục đích thẩm mỹ quy định nhằm tạo ra một giá trị thẩm mỹ
nhất định.
Giá trị thẩm mỹ là kết quả của quá trình hoạt động thưởng thức, đánh giá và
sáng tạo thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ.
1.1.1.3 Chức năng của văn hóa thẩm mỹ
Chức năng của văn hoá thẩm mỹ cũng giống như tất cả các lĩnh vực văn hoá
khác là hoàn thiện con người xã hội, đảm bảo cho con người sự phát triển tự do và
toàn diện tất cả các khả năng, tự khẳng định chính mình. Tuy nhiên, văn hoá thẩm mỹ

lại thực hiện chức năng đặc thù, chức năng bao trùm nhất của văn hoá thẩm mỹ là
thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Từ chức năng thẩm mỹ chung nhất, văn
hoá thẩm mỹ góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các
chức năng xã hội mang những đặc trưng riêng cơ bản sau: chức năng thưởng thức,
chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức năng giao lưu.
1.1.2 Nhân cách
1.1.2.1 Khái niệm và bản chất của nhân cách
Nhân cách là tổng hợp những đặc điểm về phẩm chất, năng lực của cá nhân
quy định con người như một thành viên của xã hội, mang các giá trị đạo đức, cốt
cách của cá nhân, thể hiện thái độ, hành vi, bản lĩnh của cá nhân phù hợp với các giá
trị xã hội.
Khi bàn về nhân cách, gần gũi và hay bị dùng lẫn lộn là các khái niệm: con
người, cá thể, cá nhân, nhân cách, vì vậy cần phải phân biệt chúng.

11
Nhân cách bao hàm tất cả các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một
con người. Nhân cách được hình thành và phát triển nhờ những quan hệ xã hội mà cá
nhân đó sống, hoạt động. Từ đó, những đặc điểm, thuộc tính, thái độ của họ biến đổi
và dần dần được hoàn thiện, trở thành những đặc điểm, thuộc tính mang tính người,
tính xã hội - đạo đức. Nhân cách là tổng hợp các thái độ, những đặc điểm những
thuộc tính tâm lý trong quan hệ hoạt động của từng người đối với thế giới tự nhiên,
xã hội và đối với chính bản thân mình. Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm về phẩm
chất, năng lực, về thuộc tính tâm lý của cá nhân, nó biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội
của con người.
1.1.2.2 Cấu trúc của nhân cách
Có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc nhân cách. Chúng tôi tiếp cận nhân
cách từ góc độ triết học với tính khái quát của nó, ở đó cấu trúc nhân cách bao gồm
hai mặt thống nhất với nhau, đó là phẩm chất và năng lực (đức và tài). Phẩm chất
(đức) là cái làm nên giá trị xã hội của con người, nó được thể hiện ở những khía cạnh
chủ yếu sau:

Phẩm chất xã hội bao gồm: thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, lập trường, thái
độ chính trị - xã hội,…
Phẩm chất đạo đức cá nhân: tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã
hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau
và quan vệ với xã hội.
Phẩm chất tính cách: những phẩm chất ý chí và hệ thống thái độ ổn định như
tính kỷ luật, tự chủ, quả quyết, phê phán…
Năng lực (tài) là khả năng có thể thực hiện một loại hoạt động nào đó, làm cho
hoạt động ấy đạt đến một kết quả nhất định.
Năng lực xã hội hóa: biểu đạt khả năng chiếm lĩnh tri thức, vốn tri thức được
tích lũy, dùng những tri thức đó làm cơ sở cho sự sáng tạo của chủ thể trong hoạt
động thực tiễn.
Năng lực chủ thể hóa: biểu đạt khả năng thể hiện tính độc đáo, đặc sắc, bản
lĩnh và dấu ấn cá nhân, thể hiện “cái tôi” trong các quan hệ xã hội.
Năng lực hành động: thể hiện khả năng hành động theo mục đích, có tinh thần
chủ động và cao nhất là thể hiện tính tích cực xã hội của chủ thể.
1.1.3 Những nét tương đồng giữa văn hóa thẩm mỹ và nhân cách
1.1.3.1 Văn hoá thẩm mỹ là tinh thần của nhân cách
Văn hoá thẩm mỹ là lĩnh vực độc đáo biểu hiện một cách tổng hợp toàn bộ thế
giới thẩm mỹ bên trong của con người, góp phần quan trọng cải tạo bản thân con người
theo quy luật của cái đẹp. Đồng thời, mọi góc cạnh, mọi trạng thái của tâm hồn con
người đều được văn hoá thẩm mỹ, đặc biệt là văn hóa nghệ thuật khám phá sâu sắc.
Văn hóa thẩm mỹ được biểu hiện trong nghệ thuật cũng biểu hiện ước mơ cao
đẹp của con người thông qua các loại hình nghệ thuật, đồng thời, chuyển hóa nhân
cách của con người thành tác phẩm.
Bằng các hình thức nghệ thuật, văn hóa thẩm mỹ là sự tái hiện thực tại, là một
thế giới được sáng tạo lại.

12
Tác phẩm nghệ thuật lớn là tác phẩm khái quát điển hình những nhân cách lớn.

Nó phản ánh lý trí và tình cảm của nhân loại, là những đỉnh cao trên bước đường đi
tới sự hoàn thiện và hoàn mỹ của con người, nó nhân danh con người, nhân danh
nhân loại lên tiếng mưu cầu tự do và hạnh phúc. Nó đi vào tâm khảm con người như
những nhân cách bất diệt, như là biểu trưng cho sức sống vươn lên của con người.
1.1.3.2 Mục đích của văn hoá thẩm mỹ và nhân cách đều hướng tới cái đẹp
Văn hoá thẩm mỹ nói chung và nghệ thuật nói riêng là “thế giới thứ hai”, là sự
đồng hóa, thẩm mỹ hóa bản thân con người theo tiêu chí của cái đẹp. Văn hoá thẩm
mỹ đã hình thành các thuộc tính thẩm mỹ cho con người, làm cho các hoạt động của
con người phù hợp với những thuộc tính vốn có của thế giới khách quan. Đồng thời,
khi đồng hóa bản thân con người bằng thẩm mỹ, văn hoá thẩm mỹ đã làm thành cái
tồn tại độc lập với con người như một khách thể và chính khách thể này là phương
tiện cho con người hình thành những phẩm chất mới.
Những giá trị thẩm mỹ đã tác động đến sự hình thành, làm phong phú và làm
lành mạnh đời sống tinh thần, góp phần tạo nên những phẩm chất của con người. Văn
hoá thẩm mỹ đã mang lại cho con người những tình cảm thẩm mỹ trong sáng. Đồng
thời, cái đẹp gắn với bản chất sáng tạo, với sự tự sản sinh ra con người với tư cách là
một nhân cách.
Văn hoá thẩm mỹ đã xây dựng những giá trị tích cực, tạo nên những hình
tượng mẫu mực về sự phát triển và tiến bộ, về những con người lý tưởng. Mục đích
tối thượng và cuối cùng của văn hoá thẩm mỹ là thể hiện lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp
nhất của con người, của loài người, dẫn dắt con người tới một thế giới hoàn thiện.
Mục đích này đồng nhất với nhân cách cao đẹp.
1.1.3.3 Văn hoá thẩm mỹ - nhân tố độc đáo trong phát triển nhân cách
Thông qua những cảm xúc thẩm mỹ, thế giới chứa đựng những giá trị thẩm mỹ
nói chung, thế giới nghệ thuật nói riêng tác động hết sức độc đáo đến những cơ quan
cảm thụ tinh tế nhất, sâu xa nhất của con người, kích thích con người phát huy cao độ
tính năng động, tìm tòi, vượt khó, hướng tới dự định mà chủ thể mong đạt tới trong
cuộc sống.
Nghệ thuật tác động mạnh đến tình cảm, tư tưởng, giúp người cảm thụ tự thanh
lọc, gạn đục khơi trong, tự điều chỉnh mình trong cuộc sống. Đồng thời, những ý

tưởng cao cả trong hình tượng thẩm mỹ còn trở thành những nhân tố định hướng cho
suy nghĩ, hành động của người cảm thụ như tiêu chuẩn khách quan để tự đánh giá
mình, đánh giá người khác, kích thích con người vươn lên, phấn đấu theo lý tưởng
của mình.
Văn hoá thẩm mỹ không chỉ có khả năng khám phá ra cái mới tồn tại trong
những cái quen thuộc, thông thường, mà nó có khả năng dự cảm tương lai.
Văn hoá thẩm mỹ nói chung và nghệ thuật nói riêng là một phương thức đặc
thù có thể thâm nhập và lột tả mọi góc khuất của cuộc sống, mọi ngóc ngách của suy
tư, những nơi bí ẩn nhất mà các hình thức nhận thức khác không thể vào được. Đồng
thời, những giá trị văn hoá thẩm mỹ đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng, tế nhị và
tự nguyện, không gò ép vì vậy nó rất sâu sắc và mạnh mẽ.


13
1.2 Vai trò của văn hoá thẩm mỹ với sự phát triển nhân cách sinh viên
1.2.1 Nhân cách sinh viên
1.2.1.1 Khái niệm nhân cách sinh viên
Nhân cách sinh viên là tổng hợp những đặc điểm về phẩm chất – Đức, năng
lực – Tài cần có ở người sinh viên mà xã hội đang đòi hỏi, thể hiện thái độ, hành vi,
bản lĩnh của cá nhân sinh viên phù hợp với các giá trị xã hội.
Sinh viên là một nhóm xã hội có sứ mệnh kế tục những giá trị văn hoá, xã hội
và khoa học, công nghệ, nghệ thuật … mà thế hệ đi trước truyền lại. Sinh viên đang ở
độ tuổi mà về thể chất, tâm lý và sinh lý đang trưởng thành, cơ thể đang phát triển
tiến tới hoàn chỉnh, tràn đầy sinh lực, tự tin vào khả năng của mình. Họ là những
người trẻ, khoẻ, có nhiều mơ ước, hoài bão, nhiều khát vọng, luôn muốn vươn lên
khẳng định mình. Nhân cách sinh viên đang trong quá trình hình thành, chưa phải là
nhân cách hoàn chỉnh nên nhiều giá trị chưa được sinh viên định hướng một cách rõ
nét, nhất là các giá trị đạo đức.
1.2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên
Thứ nhất, nhân cách được hình thành và phát triển dưới sự tác động tổng hợp

của những yếu tố cơ bản: hoạt động, giao tiếp, giáo dục, môi trường tự nhiên - xã hội.
Thứ hai, sự hình thành và phát triển nhân cách luôn thống nhất giữa các yếu tố
cá nhân và các yếu tố cộng đồng, giữa mặt sinh vật và mặt xã hội.
1.2.2 Văn hoá thẩm mỹ định hướng giá trị và bồi dưỡng năng lực cảm xúc
cho sự phát triển nhân cách sinh viên
Lý tưởng thẩm mỹ ở mỗi cá nhân không chỉ tác động đến các yếu tố cấu thành
ý thức thẩm mỹ mà còn tác động đến toàn bộ các nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, lý
tưởng nói chung trong phẩm chất của nhân cách sinh viên.
Hình tượng nghệ thuật hướng sinh viên tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp trong
cuộc sống.
Hoạt động nghệ thuật hướng cho sinh viên tinh thần lao động và học tập tích
cực, biết vượt lên khó khăn để đạt được ước mơ của mình.
Văn hoá thẩm mỹ định hướng giá trị cho nhân cách sinh viên bằng chính
những giá trị nhân sinh mà nghệ thuật mang lại.
Văn hoá thẩm mỹ góp phần phát triển thế giới tinh thần, tình cảm của sinh viên.
Nó tác động đến toàn bộ thế giới tình cảm - cảm xúc, lý trí và ý chí của sinh viên.
Văn hoá thẩm mỹ với chức năng trau dồi sự tinh tế, độ nhạy cảm của năng lực
cảm xúc giúp con người tìm thấy chính mình trong những cảm xúc vô tư, trong sáng
trước cái đẹp.
1.2.3 Văn hóa thẩm mỹ hoàn thiện năng lực tư duy và phát triển năng lực
sáng tạo của sinh viên
Văn hóa thẩm mỹ không chỉ đánh thức năng lực sáng tạo tiềm ẩn trong sinh
viên mà còn làm cho những kết quả sáng tạo đó có ích hơn, nhân văn hơn.
Văn hóa thẩm mỹ tác động đến vùng cảm xúc tinh tế và sâu kín nhất của tâm
hồn sinh viên, đánh thức những năng lực tiềm ẩn, làm nảy sinh nhu cầu cảm thụ và
sáng tạo cái đẹp bằng những liên tưởng, tưởng tưởng, gợi mở. Hoạt động thẩm mỹ
cũng tác động vào toàn bộ các vùng sáng tạo tiềm ẩn trong sinh viên làm cho những

14
gì nằm dưới đáy sâu tiềm thức chợt bừng dậy, lay động, lan toả biến chúng thành

những giá trị, những phẩm chất đạo đức và tài năng của sinh viên.
Văn hóa thẩm mỹ không chỉ dừng lại ở sự đáp ứng nhu cầu tồn tại mà hơn thế
vượt qua nhu cầu tồn tại nó đáp ứng nhu cầu bên trong của sinh viên, nhu cầu tự thể
hiện các sức mạnh bản chất của sinh viên.
Sức mạnh sáng tạo của văn hoá thẩm mỹ là ở chỗ các hình tượng của nó tạo ra
các khả năng tưởng tượng tiếp theo để sản sinh ra những lực lượng bản chất người
theo yêu cầu của xã hội.
Kết luận chƣơng 1
Văn hóa thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng hợp thành và là bộ phận hữu cơ
của nền văn hóa nhân loại. Văn hoá thẩm mỹ thống nhất với văn hoá từ bản chất, đặc
trưng đến cấu trúc, đồng thời văn hoá thẩm mỹ lại biểu hiện như một lĩnh vực văn
hoá đặc thù. Trên bình diện tập trung nhất, văn hoá thẩm mỹ là quá trình sáng tạo và
thưởng thức cái đẹp, nó biểu hiện một cách tổng hợp toàn bộ thế giới nội tâm của con
người, góp phần cải tạo bản thân con người theo quy luật của cái đẹp.
Nhân cách là tổng hợp những đặc điểm về phẩm chất, năng lực, thuộc tính tâm
lý của cá nhân quy định con người như một thành viên của xã hội, thể hiện giá trị đạo
đức, cốt cách của cá nhân đó. Nhân cách là sự kết hợp độc đáo của những thuộc tính
chung vốn có của chủng loại, của truyền thống văn hoá dân tộc và các cá tính của
từng cá nhân. Nhân cách được biểu hiện ra thành một chỉnh thể độc đáo gồm những
phẩm chất và năng lực của từng cá nhân. Chỉnh thể này là kết quả của sự phát triển
các năng lực bản chất người của từng cá nhân mà bao trùm lên tất cả là tình cảm và
hành động theo cái thiện và cái mỹ.
Nhân cách và văn hoá thẩm mỹ có những nét tương đồng. Chính vì có những
nét tương đồng này mà văn hoá thẩm mỹ và nhân cách gặp nhau, tác động lẫn nhau
một cách độc đáo. Văn hoá thẩm mỹ được coi là tinh thần của nhân cách, là nhân tố
độc đáo trong phát triển nhân cách và mục đích của văn hoá thẩm mỹ và nhân cách
đều hướng tới cái đẹp.
Nhân cách sinh viên đang định hình và phát triển nên sự định hướng phát triển
là vô cùng quan trọng để tạo ra thế hệ sinh viên mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của xã hội. Văn hoá thẩm mỹ tác động tới nhân cách sinh viên ở những khía cạnh

khác nhau. Nó định hướng giá trị đối với sự phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng lực
cảm xúc, hoàn thiện năng lực tư duy và phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên.
Với vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên như đã
trình bày ở trên, chúng ta sẽ có cơ sở để sử dụng văn hoá thẩm mỹ góp phần phát
triển nhân cách sinh viên Việt Nam.

15
Chƣơng 2. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA THẨM MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1 Đặc điểm nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay
Nhân cách sinh viên Việt Nam là sản phẩm của nền giáo dục Việt Nam, cùng
sự tác động của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Việt Nam, hình thành nên
những phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu xã hội Việt Nam.
2.1.1. Thế giới quan của sinh viên
2.1.1.1. Lý tưởng và niềm tin của sinh viên
Khi đánh giá về lý tưởng và niềm tin của sinh viên Việt Nam hiện nay có hai
luồng quan điểm. Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng sinh viên Việt Nam hiện nay ít
quan tâm đến tình hình đất nước, vận mệnh đất nước, ưa sống, suy nghĩ và hành động
theo lối thực dụng, ích kỷ cá nhân. Luồng quan điểm thứ hai cho rằng sinh viên Việt
Nam hiện nay yêu nước, quan tâm đến tình hình đất nước và tin tưởng vào tương lai
của đất nước.
2.1.1.2. Tri thức của sinh viên
Sinh viên Việt Nam hiện nay được trang bị tri thức căn bản, hệ thống, toàn
diện và có định hướng. Tri thức của sinh viên Việt Nam hiện nay khá đa dạng và
phong phú, nó được cập nhật từ nhà trường, từ thầy cô, bạn bè, từ các phương tiện
thông tin đại chúng…. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả của việc trang bị tri thức
cho sinh viên hiện nay chưa cao.
2.1.2. Đạo đức cá nhân của sinh viên
Đạo đức cá nhân của sinh viên thể hiện ở lý tưởng, niềm tin vào Đảng, vào con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện ở động cơ học tập, rèn luyện đúng, thể hiện ở
việc bảo lưu, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc….Tuy nhiên,
dưới tác động của cơ chế thị trường và một số nguyên nhân khác, một bộ phân sinh
viên có sự dao động về nhận thức, có những hành vi sai trái liên quan tới một số giá
trị đạo đức quan trọng như trung thực, thẳng thắn, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân
ái, v.v.
2.1.3. Nhận thức của sinh viên
Sinh viên Việt Nam hiện nay là lớp người năng động, chủ động, tích cực trong
việc chuẩn bị hành trang cho tương lai của bản thân mình và của quốc gia dân tộc. Do
đề cao lợi ích cá nhân, nhiều người, trong đó có cả sinh viên hiện nay, nảy sinh tư
tưởng và lối sống thực dụng, vì đồng tiền, bất chấp mọi giá trị đạo đức, văn hoá, kỷ
cương, nhằm đạt được lợi ích cá nhân.
2.1.4. Lối sống và hành vi của sinh viên
Sinh viên Việt Nam hiện nay phần lớn có những phẩm chất – Đức, năng lực -
Tài tốt, lối sống tích cực. Bên cạnh đó, một bộ phận sinh viên Việt Nam hiện nay
đang chịu ảnh hưởng và ngả theo lối sống tiêu cực, không lành mạnh, sa vào tệ nạn
xã hội và phạm tội. Điều đó làm cho nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay còn tồn
tại đan xen những phẩm chất, lối sống tích cực và tiêu cực. Mặc dù, xu hướng lối
sống tiêu cực chỉ là yếu thế và tác động trong phạm vi nhỏ của sinh viên nhưng đây là
một trong những vấn đề bức xúc của xã hội Việt Nam hiện nay.

16
2.2 Sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm
mỹ mang lại thông qua hoạt động giảng dạy và học tập
2.2.1. Trong chương trình giáo dục đại học
Sự cân đối giữa giáo dục thể chất và việc trang bị những tri thức khoa học
chuyên ngành cho sinh viên trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để phát
triển thể chất, tinh thần, tri thức, góp phần hoàn thiện năng lực tư duy và năng lực
sáng tạo của sinh viên
Những học phần về hệ tư tưởng và phương pháp tư duy góp phần phát triển

những phẩm chất đạo đức cá nhân, hình thành phẩm chất ý chí, tính kỷ luật, tính phê
phán, cung cách ứng xử ở sinh viên, đồng thời, góp phần phát triển năng lực chủ thể
hóa, trong đó có năng lực thẩm mỹ ở nhân cách sinh viên Việt Nam.
Sự phong phú các môn học trong chương trình khung tạo điều kiện để sinh
viên có một “phông” văn hóa cao, góp phần hoàn chỉnh thế giới quan, nhân sinh
quan, tiến tới hoàn thiện nhân cách.
Giá trị thẩm mỹ nằm tiềm ẩn trong nội dung và kết cấu của từng môn học trong
khung chương trình tạo cho sinh viên sự say mê, hứng thú, hăng hái trong học tập và sáng
tạo, góp phần phát triển những phẩm chất xã hội và năng lực xã hội hóa của sinh viên.
Tuy nhiên, chương trình giáo dục đại học quá dài làm hạn chế khả năng sáng
tạo, năng lực xã hội hóa và năng lực hành động của sinh viên.
Chương trình giáo dục đại học ở nước ta vừa thừa lại vừa thiếu làm hạn chế
phát triển tư duy của sinh viên.
Chương trình học nặng về chuyên ngành nhưng dàn trải, hạn chế kiến thức
chuyên sâu khiến cho sinh viên hoang mang, kém tự tin, hạn chế trong hoạt động và
hiệu quả công việc, hạn chế phẩm chất xã hội trong sinh viên,
Chương trình học không có học phần trang bị kiến thức về phương pháp học
tập, phương pháp nghiên cứu khoa học hay cách viết luận văn làm hạn chế năng lực
sinh viên.
Chương trình nặng về lý thuyết, hạn chế trong thực hành làm cho sinh viên bỡ
ngỡ, thiếu tự tin với những kiến thức, hạn chế phẩm chất xã hội, năng lực chủ thể hóa
và năng lực hành động của sinh viên.
2.2.2 Trong công tác giảng dạy của giảng viên
Sự học tập không ngừng nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng sư phạm của
giảng viên tạo cho sinh viên niềm ngưỡng mộ, kính trọng; thúc tinh thần ham học của
sinh viên, hướng sinh viên tới giá trị đích thực của học vấn.
Sự tìm tòi, học hỏi nhằm đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên tạo cho
sinh viên sự kính trọng, ngưỡng mộ, tôn vinh người thầy; kích thích những phẩm chất
xã hội, phẩm chất tính cách cũng như năng lực xã hội hóa và năng lực hành động
trong nhân cách sinh viên. Tuy nhiên, sự đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng

viên chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. Đây là một trong những nguyên nhân
gây nên tình trạng thụ động, kém hứng thú học tập, hạn chế phát triển phẩm chất tính
cách, phẩm chất xã hội, năng lực hành động và năng lực chủ thể hóa của sinh viên.
Điều này làm hạn chế trong việc bồi dưỡng năng lực cảm xúc cũng như phát triển
năng lực tư duy và năng lực sáng tạo của sinh viên.

17
Khả năng truyền đạt tri thức hấp dẫn, lôi cuốn giảng viên tạo nên hứng thú,
khơi gợi trí tuệ, thúc đẩy tinh thần tìm tòi, khám phá cái mới của sinh viên. Tuy
nhiên, tình trạng giảng dạy độc thoại theo lối thầy đọc, thầy giải thích, trò ghi chép
không phát huy được tính tích cực của sinh viên, làm cho tư duy của sinh viên bị ức
chế; giờ học trở nên mệt mỏi, kém hứng thú, không khơi dậy khả năng tự rèn luyện,
không phát triển tính sáng tạo của sinh viên.
Cách thức truyền thụ kiến thức cụ thể gây ra tâm lý không thỏa mãn về kiến
thức, lạc lõng trong thời đại, rơi vào trạng thái mơ hồ, hoang mang, kém tự tin, hạn
chế phát triển tư duy, hạn chế khả năng sáng tạo của sinh viên Việt Nam.
Công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên tạo ra uy tín đối với sinh viên, phát
huy tinh thần học hỏi, niềm đam mê khoa học của sinh viên; kích thích những phẩm chất
xã hội, phẩm chất tính cách và năng lực xã hội hóa của sinh viên. Tuy nhiên, sự hạn chế
trong hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên đưa sinh viên đến tâm lý ức chế,
nhàm chán trong giờ học, kém tôn trọng giáo viên và thui chột ý chí phấn đấu, hạn chế
phẩm chất xã hội và năng lực xã hội hóa trong nhân cách sinh viên.
2.2 3 Trong công tác học tập của sinh viên
Mục đích học tập của đa số sinh viên rõ ràng và chính đáng khiến cho sinh viên
hứng thú với việc học tập, tự tin, yêu đời. Nó góp phần bồi dưỡng năng lực cảm xúc
và định hướng giá trị cho sinh viên trong hoạt động và nhận thức. Trong xu thế toàn
cầu hóa hiện nay, động cơ của lòng ham học đã trở nên thực tế hơn và cũng thực
dụng hơn. Nên hệ lụy sinh ra là nhiều tiêu cực trong hoạt động học tập của sinh viên.
Hoạt động học tập vốn là cái đẹp nhưng sự gian lận học đường làm méo mó đi cái
đẹp ấy, làm xuất hiện cái xấu, cái giả dối, hạn chế phát triển phẩm chất đạo đức,

phẩm chất tính cách và năng lực chủ thể hóa trong nhân cách sinh viên. Nó không
những làm xấu đi hình ảnh của những trí thức tương lai mà làm hạn chế phát triển
năng lực cảm xúc, năng lực tư duy và năng lực sáng tạo ở một bộ phận sinh viên Việt
Nam hiện nay.
Ý thức học tập của một bộ phận sinh viên chưa cao, chưa đáp ứng được nhu
cầu đòi hỏi của xã hội hiện nay. Điều này không những làm cho sinh viên không tích
lũy đủ lượng kiến thức cần thiết, làm hạn chế năng lực tư duy và năng lực sáng tạo
của sinh viên mà còn làm thui chột ý chí phấn đấu, tinh thần vươn lên trong cuộc
sống của họ. Sinh viên không nhận thấy cái đẹp trong tri thức, dẫn đến không thấy
được chân giá trị trong cuộc sống mà đuổi theo những giá trị ảo.
Nghiên cứu khoa học không những củng cố kiến thức đã học mà còn phát huy
tính năng động, sáng tạo và góp phần phát triển khả năng làm việc độc lập, rèn luyện
tính tự chủ và bản lĩnh trong nhân cách sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay, còn không ít
sinh viên còn lười biếng, thiếu tính chủ động, sáng tạo trong học tập. Trước hết, sự
lười biếng trong học tập này sẽ làm cho một bộ phận sinh viên thấy buồn chán, thất
vọng, khủng hoảng tâm lý, hạn chế ý chí phấn đấu trong học tập và cuộc sống. Đây là
điểm yếu trong phát triển những phẩm chất tính cách, phẩm chất xã hội, năng lực xã
hội hóa và năng lực hành động trong nhân cách sinh viên.
Sự hăng say học tập tin học và ngoại ngữ làm tăng khả năng kết nối thông tin,
mở rộng tầm nhìn ra thế giới; phát huy sự nhanh nhẹn, hoạt bát, năng động, tự chủ

18
trong hoạt động của sinh viên. Việc sử dụng internet như một điều kiện và phương
tiện học tập hiện đại, hiệu quả kích thích tinh thần ham học hỏi, làm chủ công nghệ
của sinh viên; phát triển những phẩm chất xã hội, phẩm chất tính cách cũng như năng
lực chủ thể hóa, xã hội hóa và năng lực hành động trong nhân cách sinh viên.
2.3 Sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm
mỹ mang lại thông qua hoạt động chính trị xã hội và hoạt động vui chơi giải trí
2.3.1 Trong hoạt động chính trị - xã hội của sinh viên dưới sự dẫn dắt của
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam

Các hoạt động tình nguyện tại chỗ giúp sinh viên ý thức được trách nhiệm của
mình với xã hội, đồng thời, khẳng định được mục đích sống của mình: sống vì mọi
người, sống vì cộng đồng, vì sự phát triển của đất nước; phát huy truyền thống đoàn
kết, hiếu học, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của sinh viên Việt Nam. Tuy
nhiên, tính định hướng giá trị cũng như việc bồi dưỡng năng lực cảm xúc và hoàn
thiện năng lực tư duy, tính sáng tạo trong nhân cách sinh viên thông qua những hoạt
động này chưa đạt được kết quả như mong muốn. Điều này làm hạn chế phát triển
phẩm chất xã hội cũng như năng lực hành động và năng lực xã hội hóa ở sinh viên.
Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, chung sức cùng cộng
đồng đã củng cố niềm tin, rèn luyện ý chí, nghị lực và quan điểm sống tích cực cho
sinh viên; góp phần phát triển phẩm chất xã hội, phẩm chất đạo đức, phẩm chất tính
cách cũng như năng lực hành động và năng lực xã hội hóa trong nhân cách sinh viên
Việt Nam.
Hoạt động hiến máu nhân đạo phát huy tinh thần sẻ chia với những khó khăn
của người bệnh, thể hiện tình người của sinh viên Việt Nam.
Chiến dịch sinh viên tình nguyện hè hằng năm đã tạo điều kiện cho sinh viên
áp dụng kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn cuộc sống, được rèn luyện
kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, có thêm kinh nghiệm sống, được củng cố, bồi dưỡng
và phát triển lý tưởng, ước mơ, hoài bão của mình, thể hiện được năng lực và trách
nhiệm của mình đối với cộng đồng, đối với xã hội để từ đó tiếp tục phấn đấu học tập
và rèn luyện, cống hiến sức trẻ của mình cho xã hội, qua đó định hướng giá trị cũng
như hoàn thiện năng lực tư duy và phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên. Tuy
nhiên, những mặt hạn chế đã làm giảm đi hình ảnh đẹp của sinh viên tình nguyện
cũng như ý nghĩa giáo dục và định hướng giá trị của hoạt động tình nguyện chưa đạt
được như mong đợi.
Ngoài ra, Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên còn tổ chức các hoạt động hỗ trợ
sinh viên học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập và cuộc sống của sinh viên. Các
hoạt động này cũng đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, còn nhiều hạn
chế. Điều này dẫn tới sinh viên còn chưa tin tưởng vào các hoạt động của Đoàn và
Hội. Các hoạt động của Đoàn và Hội tổ chức chưa thu hút được sự tham gia đông đảo

của sinh viên hoặc ý nghĩa giáo dục của chúng đối với sinh viên còn thấp, làm giảm
đi ý nghĩa tốt đẹp trong các hoạt động của sinh viên cũng như tính định hướng giá trị
đối với nhân cách sinh viên của những hoạt động này.



19
2.3.2 Trong vui chơi giải trí của sinh viên
Hoạt động thể dục, thể thao mang lại cho sinh viên sức khỏe dẻo dai, bền bỉ,
thân hình cân đối hài hòa, nhanh nhẹn, vừa rèn luyện trí tuệ sáng suốt, mạch lạc và
tinh thần sảng khoái; phát triển phẩm chất tính cách, phẩm chất xã hội và năng lực
hành động của sinh viên.
Hoạt động văn hóa văn nghệ góp phần định hướng và giáo dục thẩm mỹ, âm
nhạc, khơi dậy nét văn hóa truyền thống trong sinh viên.
Các sân chơi bổ ích tạo điều kiện cho sinh viên được giao lưu, chia sẻ, thể hiện
khả năng, giải tỏa tinh thần, phát huy sự tự tin, nhanh nhẹn, nâng cao kiến thức và các
kỹ năng trong cuộc sống.
Sử dụng internet như một phương tiện thông tin, giải trí lành mạnh góp phần
nâng cao năng lực hội nhập với xã hội của sinh viên. Tuy nhiên, đa số thanh niên trong
đó có sinh viên vào mạng với những mục đích ngoài học tập. Điều đó làm lãng phí thời
gian, tiền bạc, sức lực của sinh viên vào những việc tiêu khiển vô bổ và độc hại, không
còn đủ thời gian, sức lực, tâm trí và tiền bạc để đầu tư cho lao động, học tập và các
hoạt động lành mạnh khác, thậm chí gây ra các tệ nạn xã hội khác. Điều đó làm hạn
chế phát triển năng lực cảm xúc và năng lực tư duy trong nhân cách sinh viên.
Giải trí bằng những bài hát với giai điệu và ca từ phản thẩm mỹ làm vẩn đục
tâm hồn, cản trở tính định hướng thẩm mỹ của âm nhạc tới nhân cách sinh viên, hạn
chế phát triển phẩm chất xã hội của sinh viên Việt Nam hiện nay.
2.4 Sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm
mỹ mang lại thông qua môi trƣờng nhà trƣờng
2.4.1 Cấu trúc cơ sở vật chất, không gian kiến trúc và cảnh quan của nhà

trường
Thiết kế kiến trúc cảnh quan và tổ chức không gian các trường đại học, cao
đẳng đã thiết lập các không gian chức năng hợp lý, có tính thẩm mỹ, góp phần tạo
nên môi trường học tập thân thiện, tạo lập văn hoá học đường - một trong những nhân
tố tạo nên sự thành công trong công tác đào tạo tri thức và giáo dục nhân cách sinh
viên. Tuy nhiên, sự pha trộn trong không gian kiến trúc của các nhà trường đại học,
cao đẳng do diện tích khá eo hẹp đã phá vỡ cảnh quan, chưa tạo ra được môi trường
sư phạm riêng biệt, gây ức chế trong sự phát triển tình cảm của sinh viên với nhà
trường, làm giảm hiệu quả trong hoạt động của sinh viên.
Cơ sở vật chất góp phần tạo nên hiệu quả trong các hoạt động của sinh viên,
gián tiếp nâng cao tính giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên, tạo ra những giá trị thẩm mỹ,
tác động thường xuyên, liên tục tới sự phát triển nhân cách sinh viên; phát triển phẩm
chất xã hội và năng lực chủ thể hóa trong nhân cách sinh viên. Tuy nhiên, cơ cở vật
chất và trang thiết bị trong các nhà trường đại học, cao đẳng hiện nay chưa đáp ứng
được nhu cầu đào tạo và sinh hoạt của sinh viên, dẫn tới hạn chế trong vấn đề xây
dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện
nay; hạn chế năng lực hành động, năng lực chủ thể hóa, năng lực xã hội hóa và các
phẩm chất, tính cách trong nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.



20
2.4.2 Quan hệ xã hội trong nhà trường
Quan hệ thầy – trò trong sáng, đúng mực góp phần phát triển phẩm chất tính
cách và phẩm chất đạo đức trong nhân cách sinh viên. Quan hệ bạn bè thân thiết phần
nào bù đắp những thiếu hụt tình cảm gia đình, giúp cho sinh viên hòa nhập với cuộc
sống mới, tránh rơi vào những tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, dưới tác động mặt trái của cơ
chế thị trường, quan hệ thầy trò thiêng liêng trong truyền thống dân tộc đã bị biến
dạng đi ít nhiều, tác động tiêu cực tới sự phát triển tư tưởng, tình cảm, năng lực chủ
thể hóa, xã hội hóa ở sinh viên Việt Nam. Mối quan hệ bạn bè là không gian, môi

trường làm lây lan những hành vi và lối sống tiêu cực trong sinh viên, làm hạn chế
phát triển nhân cách sinh viên.
Những hoạt động chia sẻ, trao đổi, giao lưu của Đảng ủy và Ban giám hiệu
giúp sinh viên tự tin bước vào môi trường học tập mới, cảm nhận được bầu không khí
dân chủ, cởi mở trong nhà trường, tự hào với ngôi trường, ngành học mà mình đang
theo đuổi; phát triển phẩm chất xã hội hóa trong nhân cách sinh viên Việt Nam.
Hoạt động tích cực và hiệu quả của các phòng ban chức năng trong trường góp
phần xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ đẹp trong các trường đại học, cao đẳng,
phát triển phẩm chất xã hội và phẩm chất tính cách trong nhân cách sinh viên Việt
Nam. Tuy nhiên, lối làm việc quan liêu và thái độ thiếu thân thiện của một số bộ phận
hành chính tạo tâm lý e ngại của sinh viên khi phải tiếp xúc với những bộ phận này,
làm hạn chế việc phát triển phẩm chất xã hội, phẩm chất đạo đức và phẩm chất tính
cách trong nhân cách sinh viên Việt Nam.
2.5 Những vấn đề đặt ra trong sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam
hiện nay do văn hóa thẩm mỹ mang lại
2.5.1 Mâu thuẫn giữa lượng tri thức thẩm mỹ còn hạn chế của sinh viên với
sự phát triển ngày càng đa dạng của đời sống thẩm mỹ xã hội
2.5.2 Mâu thuẫn giữa nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ ngày càng đa đạng của
sinh viên với sự phát triển còn hạn chế của các trường đại học, cao đẳng
2.5.3 Mâu thuẫn giữa mặt trái của cơ chế thị trường với những chuẩn mực
văn hoá thẩm mỹ của xã hội
Kết luận chƣơng 2
Với mục tiêu phân tích, làm rõ vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát
triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, chúng tôi tìm hiểu, đánh giá thực trạng
sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ mang lại
thông qua hoạt động giảng dạy và học tập; hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động
ngoài giờ học; môi trường văn hoá thẩm mỹ trong nhà trường.
Nghiên cứu vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh
viên Việt Nam hiện nay thông qua quá trình giảng dạy và học tập trong các trường
đại học, cao đẳng chúng tôi nhận thấy: hai chủ thể chính trong nhà trường là giảng

viên và sinh viên có vai trò chủ yếu trong việc tạo ra những giá trị thẩm mỹ góp phần
hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn
cũng chính hai chủ thể này còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này ảnh hưởng tới sự
phát triển nhân cách sinh viên.

21
Trong hoạt động chính trị - xã hội và các hoạt động ngoài giờ học của sinh
viên, chúng tôi cũng nhận thấy bản thân chủ thể sinh viên còn chưa tích cực tham gia
hoạt động. Song, sự chưa tích cực tham gia hoạt động của sinh viên có thể lý giải bởi
nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Những
nguyên nhân ấy đã tạo ra những hạn chế trong phát triển nhân cách sinh viên.
Tìm hiểu thực trạng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các nhà trường đại học
và cao đẳng, chúng tôi cũng nhận thấy cơ sở vật chất cùng với không gian kiến trúc
cảnh quan của các nhà trường còn chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên và xã
hội. Các mối quan hệ trong nhà trường hiện nay có nhiều điểm đáng bàn.
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, thực trạng sự phát triển nhân cách sinh
viên Việt Nam hiện nay do văn hóa thẩm mỹ trong các nhà trường mang lại còn nhiều
hạn chế. Từ thực trạng ấy chúng tôi cho rằng, vấn đề đặt ra là sinh viên Việt Nam
hiện nay phần lớn chưa được tiếp nhận giáo dục những tri thức cơ bản về văn hoá
thẩm mỹ; sự phát triển của các trường đại học và cao đẳng chưa đáp ứng được nhu
cầu của sinh viên và tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường đã làm hạn chế ý thức
thẩm mỹ của sinh viên. Nhận thức được những vấn đề này sẽ là cơ sở để đề ra những
giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những hạn chế nói trên.
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA THẨM MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Phƣơng hƣớng phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát
triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay
Phương hướng chung nhằm phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự
phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay là gắn việc xây dựng và phát triển

nền văn hóa thẩm mỹ Việt Nam với sự phát triển con người toàn diện; phát huy các
giá trị thẩm mỹ tích cực và tiến bộ trong truyền thống văn hoá dân tộc, xây dựng và
phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; từng bước tiếp
nhận những tinh hoa văn hoá của nhân loại; xây dựng cơ sở vật chất và tinh thần của
nền văn hoá thẩm mỹ; tạo nên một đời sống thẩm mỹ phong phú và đa dạng phục vụ
đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cơ sở vật chất và
tinh thần cho phát triển con người Việt Nam nói chung, sinh viên Việt Nam nói riêng.
Phương hướng nêu trên được thực hiện bởi các phương hướng cụ thể sau:
3.1.1 Nhận thức và định hướng đúng sự phát triển nền văn hóa thẩm mỹ
nhằm phát huy vai trò của nó trong phát triển nhân cách sinh viên
Chúng ta phải hiểu đúng những đặc điểm đặc thù của văn hóa thẩm mỹ và
nhân cách, về mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng.
Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa thẩm
mỹ trong việc phát triển nhân cách.
Chúng ta xem xét nhìn nhận đánh giá vấn đề dưới sự chỉ dẫn của Mỹ học Mác
–Lênin, quan điểm, tư tưởng văn hoá, văn nghệ của Hồ Chí Minh.
Những vấn đề có tính định hướng của Đảng về vai trò của văn hóa, văn hóa
thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật trong đời sống tinh thần phải thể hiện ra bằng những
giải pháp thiết thực nhằm nâng cao thể chất và tinh thần, tri thức và kinh nghiệm của

22
con người, phát huy tính sáng tạo của tuổi trẻ, đưa đến sự hài hòa giữa tính cách và
khí chất của con người, v.v. thực hiện mục tiêu lớn là phát triển con người toàn diện.
Sự xích lại gần nhau giữa các giá trị văn hóa của các dân tộc đang là xu hướng
mang tính toàn cầu, do đó, phải mở rộng các quan niệm về giá trị theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, mở cửa giao lưu, đẩy mạnh các quan hệ song phương và đa phương
trên mọi lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội, hội nhập vào tiến trình phát triển chung
của nhân loại.
3.1.2 Xây dựng nền văn hóa thẩm mỹ hiện đại trên cơ sở văn hoá thẩm mỹ
truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hoá thẩm mỹ của nhân loại

Nội dung xây dựng nền văn hóa thẩm mỹ tiên tiến, hiện đại là nền văn hoá,
nhân văn, nhân đạo, lấy con người làm trung tâm, lấy sự phát triển và hoàn thiện con
người làm mục tiêu, tất cả vì hạnh phúc và sự phát triển tự do của mỗi người trong
mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên.
Giữ gìn và phát huy các giá trị thẩm mỹ truyền thống là cái truyền thống cần phải
được làm mới, củng cố, cần phải được phát triển và nâng lên ở một tầm cao mới để đáp
ứng những đòi hỏi của lịch sử. Gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa thẩm mỹ truyền
thống là làm phong phú nội dung của các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới, đem
sức mạnh của chúng phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Xây dựng một nền văn hóa thẩm mỹ hiện đại phải gắn liền với việc khắc phục
những hạn chế của truyền thống, đồng thời, tiếp nhận những tinh hoa văn hóa thẩm
mỹ của nhân loại để làm giàu thêm kho tàng thẩm mỹ của dân tộc.
Trong quá trình mở cửa, giao lưu, xích lại gần nhau giữa các quốc gia, dân tộc
chú ý tránh rơi vào xu thế đồng nhất hóa các giá trị tinh thần của loài người, tránh bị
Phương Tây hóa, đồng nghĩa với việc nghèo nàn hóa và đơn điệu hóa giá trị tinh thần
của nền văn hóa dân tộc.
3.1.3 Cải thiện đời sống kinh tế - xã hội như là yếu tố văn hóa thẩm mỹ tổng
hợp tác động tích cực tới sự phát triển nhân cách sinh viên
Nhà nước phải thực hiện nhất quán chính sách kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể là nền tảng; nhanh
chóng hình thành một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, gắn với quá trình phát triển kinh
tế tri thức; nâng cao năng lực trong điều hành, quản lý phát triển kinh tế.
Chúng ta phải chú ý rằng tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hoá.
Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức để tạo ra
một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các thành
phần kinh tế; tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học công
nghệ; tăng cường hoàn thiện các chính sách xã hội để khắc phục những hạn chế của
nền kinh tế thị trường, cần nhanh chóng hoàn thiện, điều tiết phân phối thu nhập;
hoàn thiện chế độ tài chính công; thiết lập hệ thống phúc lợi xã hội hợp lý, chú ý

thích đáng đến công tác xoá đói giảm nghèo; cải thiện an sinh xã hội và xây dựng
chiến lược phát triển con người


23
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ
đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay
3.2.1 Nâng cao chất lượng văn hóa thẩm mỹ trong công tác giáo dục đào tạo
nhằm phát triển nhân cách sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng
Đổi mới nhận thức của những nhà hoạch định chính sách giáo dục, những nhà
quản lý giáo dục, những người trực tiếp làm công tác giáo dục đào tạo cho tới toàn bộ
xã hội để họ nhận thức đầy đủ giá trị của văn hóa thẩm mỹ trong phát triển nhân cách
sinh viên.
Nhà nước cần tạo ra môi trường pháp lý, xây dựng các kế hoạch, tạo ra các
thiết chế tài chính, đầu tư về cơ sở vật chất, đề ra các cơ chế cần thiết cho sự quản lý
nhà nước trong tác giáo dục nói chung và giáo dục thẩm mỹ nói riêng.
Sinh viên cần được tiếp nhận các hình thức giáo dục tổng hợp với sự kết hợp
nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều bộ môn, cần được trang bị một phông văn hóa chung.
Kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục sinh viên.
3.2.2 Nâng cao trình độ thẩm mỹ của sinh viên trong quá trình học tập, rèn
luyện, phát triển nhân cách
Yếu tố quan trọng để nâng cao trình độ thẩm mỹ của sinh viên là giáo dục thẩm
mỹ cho sinh viên.
Nội dung chủ yếu của giáo dục thẩm mỹ là văn hoá thẩm mỹ và văn hoá nghệ
thuật, giáo dục tình cảm thẩm mỹ trong sáng, giáo dục những giá trị văn hoá truyền
thống của dân tộc, kinh nghiệm hoạt động, sáng tạo thẩm mỹ nói chung của loài
người qua các thời đại, cung cấp các tri thức mỹ học Mác-Lênin là quan trọng và có
tính chiến lược.
Giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên cần tuân thủ theo những nguyên tắc giáo dục
chung, đó là nhận thức thẩm mỹ cũng đi theo con đường biện chứng của sự nhận thức

chân lý mà Lênin đã chỉ ra là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư
duy trừu tựơng đến thực tiễn.
Nâng cao trình độ thẩm mỹ cho sinh viên, trách nhiệm trước hết thuộc về người
giảng viên - những người trực tiếp trang bị cho sinh viên tri thức. Tuy nhiên, bản thân
sinh viên phải có ý thức, tự giác rèn luyện để trở thành những chủ thể thẩm mỹ.
Chúng tôi đưa ra một số kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các
trường đại học, cao đẳng, các tổ chức chính trị - xã hội để sinh viên làm chủ được các
tri thức mỹ học, tri thức nghệ thuật cơ bản, cũng như phát huy tính chủ động, tích
cực, sáng tạo của sinh viên
3.2.3 Phát triển môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường đại học, cao đẳng
Tạo dựng một môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường đại học, cao đẳng
chính là thẩm mỹ hoá môi trường nhà trường ở cả khía cạnh xã hội và khía cạnh tự
nhiên và thẩm mỹ hoá môi trường văn hóa trong các nhà trường cao đẳng, đại học.
Chúng ta cần nâng cao nhận thức về đạo đức, pháp luật và thẩm mỹ cho các
chủ thể trong nhà trường.
Chúng tôi kiến nghị một số biện pháp về đầu tư cơ sở vật chất và yêu cầu về
bảo vệ môi trường sinh thái.

24
Công tác khen thưởng, kỷ luật không những biểu dương kịp thời, chính xác
những thành tích của các cá nhân, tập thể mà còn phát hiện và bồi dưỡng tài năng
trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, thể thao đồng thời tránh sự truyền bá tư tưởng và
văn hóa phản động, trái thuần phong mỹ tục vào trong giới sinh viên.
Chúng tôi đưa ra ba biện pháp đấu tranh chống lại sự xâm nhập của văn hóa
thẩm mỹ độc hại từ trong môi trường xã hội.
3.2.4 Gắn lý luận về văn hoá thẩm mỹ với thực tiễn văn hoá thẩm mỹ trong
giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên
Giáo dục thẩm mỹ là định hướng, có kế hoạch, nâng cao trình độ hiểu biết,
trình độ nhận thức, hướng dẫn cá nhân hoạt động văn hoá thẩm mỹ và văn hoá nghệ
thuật nhằm giúp cho cá nhân xác nhận đúng lý tưởng thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, khả

năng cảm thụ và đánh giá thẩm mỹ, tránh được sự hoạt động tuỳ tiện, tự phát trong
cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ.
Gắn lý luận về văn hóa thẩm mỹ với thực tiễn văn hóa thẩm mỹ trong giáo dục
văn hóa thẩm mỹ cho sinh viên không chỉ là trách nhiệm của giảng viên mà là trách
nhiệm của mọi cá nhân trong xã hội, trong đó không thể không bàn tới việc kết hợp
giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quá trình giáo dục.
Các biện pháp có hiệu quả cao, gắn lý luận với thực tiễn là tổ chức cho sinh
viên nghiên cứu thực tế, tham gia các phong trào văn hoá văn nghệ, các hoạt động
chính trị - xã hội, tham quan các bảo tàng, triển lãm, các di tích văn hoá lịch sử; tạo
điều kiện để sinh viên được cập nhật tình hình thực tiễn cuộc sống hằng ngày thông
qua các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng; để sinh viên tự trải nghiệm
những tri thức lý luận thẩm mỹ thông qua các hoạt động sáng tạo thẩm mỹ.
Kết luận chƣơng 3
Chúng tôi cho rằng, để khắc phục những hạn chế của thực trạng đã nêu, cần
phải kiên định đi theo mục tiêu văn hoá của Đảng “xây dựng nền văn hoá tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”. Cụ thể hoá mục tiêu đó thành phương hướng phát huy vai
trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên hiện nay là: nhận
thức và định hướng đúng sự phát triển của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển
nhân cách sinh viên; xây dựng nền văn hóa thẩm mỹ hiện đại trên cơ sở văn hoá thẩm
mỹ truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hoá thẩm mỹ của nhân loại; cải thiện đời
sống kinh tế - xã hội như là yếu tố văn hóa thẩm mỹ tổng hợp tác động tích cực với
sự phát triển nhân cách sinh viên.
Để thực hiện mục tiêu đó, chúng tôi cho rằng cần thực hiện đồng bộ những giải
pháp cụ thể:
1. Nâng cao chất lượng văn hóa thẩm mỹ trong công tác giáo dục đào tạo nhằm
phát triển nhân cách sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng
2. Nâng cao trình độ thẩm mỹ của sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện
phát triển nhân cách
3. Xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường đại học, cao đẳng
4. Gắn lý luận về văn hoá thẩm mỹ với thực tiễn văn hoá thẩm mỹ trong giáo

dục thẩm mỹ cho sinh viên.

25
Khi chúng ta thực hiện đồng bộ các giải pháp nói trên sẽ giải quyết được
những vấn đề còn tồn tại trong thực trạng tác động của văn hoá thẩm mỹ tới sự hình
thành nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, mang lại những giá trị thẩm mỹ cao
cho đời sống xã hội.

KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong luận án cho phép chúng tôi rút ra
những kết luận quan trọng sau đây:
1. Trong quá trình tìm hiểu về con người và xã hội loài người thì vấn đề văn
hóa thẩm mỹ đã được nghiên cứu từ lâu. Nó xuất phát từ chính nhu cầu tự nhiên của
con người nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ - một trong những nhu cầu cao nhất của
con người. Ở Việt Nam nhiều nhà nghiên cứu cũng đặt ra mục tiêu tìm hiểu về văn
hóa thẩm mỹ và đều khẳng định rằng văn hóa thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng
hợp thành và là bộ phận hữu cơ của nền văn hóa nhân loại. Văn hoá thẩm mỹ thống
nhất với văn hoá từ bản chất, đặc trưng đến cấu trúc, đồng thời văn hoá thẩm mỹ lại
biểu hiện như một lĩnh vực văn hoá đặc thù – lĩnh vực thẩm mỹ.
2. Chức năng của văn hoá thẩm mỹ cũng giống như tất cả các lĩnh vực văn hoá
khác là hoàn thiện con người xã hội, đảm bảo cho con người sự phát triển tự do và
toàn diện tất cả các khả năng, tự khẳng định chính mình. Tuy nhiên, văn hoá thẩm mỹ
lại thực hiện chức năng đặc thù, chức năng bao trùm nhất của văn hoá thẩm mỹ là
thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Bởi văn hoá thẩm mỹ ra đời nhằm đáp
ứng nhu cầu phản ánh thế giới và thể hiện thế giới tinh thần của con người trên bình
diện thẩm mỹ, một phương diện cuộc sống mà các hình thái ý thức xã hội khác không
thể có được. Tố chất thẩm mỹ ẩn chứa trong tất cả các hoạt động của con người, hơn
nữa nhu cầu thẩm mỹ được coi là một trong những nhu cầu cao nhất trong mọi nhu
cầu của con người. Thoả mãn được nhu cầu thẩm mỹ cũng có nghĩa là góp phần thoả
mãn được những mong muốn cao đẹp nhất của con người.

3. Với những nét đặc thù, văn hóa thẩm mỹ tồn tại những nét tương đồng với
nhân cách cao đẹp. Văn hoá thẩm mỹ là lĩnh vực độc đáo biểu hiện một cách tổng
hợp toàn bộ thế giới thẩm mỹ bên trong của con người, góp phần quan trọng cải tạo
bản thân con người theo quy luật của cái đẹp. Văn hoá thẩm mỹ là nơi chứa đựng
những giá trị thể hiện ước mơ, khát vọng của con người, của dân tộc, của thời đại; đó
cũng chính là những giá trị thể hiện ước mơ, khát vọng hoàn thiện con người. Về mặt
nhân cách, nó là những giá trị thể hiện đỉnh cao của một nhân cách. Văn hoá thẩm mỹ
đã hình thành các thuộc tính thẩm mỹ cho con người, làm cho các hoạt động của con
người phù hợp với những thuộc tính vốn có của thế giới khách quan. Đồng thời, khi
đồng hóa bản thân con người bằng thẩm mỹ, văn hoá thẩm mỹ đã làm thành cái tồn
tại độc lập với con người như một khách thể và chính khách thể này là phương tiện
cho con người hình thành những phẩm chất mới. Mục đích tối thượng và cuối cùng
của văn hoá thẩm mỹ là thể hiện lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp nhất của con người, của
loài người, dẫn dắt con người tới một thế giới hoàn thiện. Mục đích này đồng nhất
với nhân cách cao đẹp. Trước những giá trị thẩm mỹ - sự đúc kết kinh nghiệm của
nhiều thế hệ, cảm thụ cuộc sống của người sáng tạo thẩm mỹ được lựa chọn, cô đúc,

×