Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Triển khai bảo hiểm xã hội đa tầng hướng tới mục tiêu an sinh xã hội bền vững ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.29 KB, 18 trang )

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 

TRIỂN KHAI BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐA TẦNG HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU  
AN SINH XÃ HỘI BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Xuân Tiệp
Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đoàn Thị Phương Luyến - Dương Thị Lan - Hoàng Linh Chi - Nguyễn Thu Huyền
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt: Phát triển BHXH đa tầng nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu tham gia của
NLĐ và gia tăng mức lương hưu cho người cao tuổi, góp phần đảm bảo an sinh xã hội
bền vững đã trở thành xu thế chung trên thế giới. Mức sống của người dân Việt Nam
đang được cải thiện nhanh chóng; khoa học và cơng nghệ đang được ứng dụng mạnh
mẽ vào hiện đại hóa hệ thống BHXH. Ngoài ra, Việt Nam hiện đang bước vào giai
đoạn chuyển dịch cơ cấu dân số nhanh chóng, và thuộc nhóm nhanh nhất trên thế giới.
Chính vì vậy, việc đẩy mạnh triển khai hệ thống BHXH đa tầng đang được Đảng và
Nhà nước ta quan tâm hơn bao giờ hết.
Từ khóa: BHXH, BHXH đa tầng, ASXH bền vững
1. GIỚI THIỆU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng trong thực hiện tiến
bộ, cơng bằng xã hội, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân và phát triển bền vững đất
nước. Cải cách, hoàn thiện và phát triển chính sách bảo hiểm xã hội vừa mang tính cấp
bách, vừa mang tính lâu dài hướng tới mọi người dân đều được đảm bảo ít nhất là mức
sống tối thiểu. Nghị quyết số 28-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách Bảo hiểm
xã hội đã khẳng định quan điểm: “Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã
hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững
chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát
triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế
theo ngun tắc đóng - hưởng, cơng bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững...”. Nổi bật


trong những nội dung đổi mới đó là việc đẩy mạnh triển khai hệ thống BHXH đa tầng
225


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

đã đem lại nhiều kết quả lạc quan. Tuy nhiên, việc xây dựng và tổ chức thực hiện
chính sách bảo hiểm xã hội đa tầng đang trong giai đoạn đầu, vẫn còn một vài hạn chế.
Việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn ở mức tiềm năng,
đặc biệt là độ bao phủ bảo hiểm xã hội tăng không đồng đều và ở mức thấp; chế độ trợ
cấp hưu trí cho người cao tuổi khơng có lương hưu hoặc BHXH hàng tháng chưa đạt
được kết quả nổi bật… Vì vậy, để chính sách BHXH đa tầng được thực hiện một cách
nhanh chóng, hiệu quả thì việc lựa chọn nghiên cứu vấn đề: “Triển khai BHXH đa tầng
hướng tới mục tiêu ASXH bền vững” có ý nghĩa thực tiễn và lý luận sâu sắc trong giai
đoạn hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài nhằm mục đích:
- Khái quát về nền ASXH bền vững, chính sách BHXH đa tầng và mối liên hệ
giữa chúng.
- Đánh giá thực trạng phát triển BHXH đa tầng và mức độ hiểu biết của người
dân về BHXH đa tầng tại Việt Nam.
- Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy, mở rộng BHXH đa tầng hướng
tới mục tiêu ASXH bền vững.
1.3. Tổng quan nghiên cứu
Công tác tổ chức, thực hiện BHXH đa tầng là vấn đề lớn trong chính sách đảm bảo
an sinh xã hội bền vững, được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng và quan tâm. Trong
những năm gần đây, có khá nhiều nhà nghiên cứu liên quan đến đề tài này. Cụ thể:
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ngồi nước
Bài nghiên cứu của nhóm tác giả Xian, H., & Qin, G (2014), “Does social

insurance enrollment improve citizen assessment of local government performance?
Evidence from China” (2014) phân tích vấn đề hỗ trợ từ phía Nhà nước có ảnh hưởng
đến thiết kế BHXH như thế nào;
Bài viết của Castel P. (2005), “Voluntary Defined Benefit Pension System
Willingness to Participate the Case of Vietnam” chỉ ra những nhân tố quyết định đến
sự tham gia vào hệ thống hưu trí tự nguyện của lao động PCT ở Việt Nam: thu nhập,
trình độ học vấn, mức đóng, quyền lợi được hưởng,... Tuy nhiên, bài viết chưa nghiên
cứu các đối tượng khác như lao động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp hay chưa đề cập
đến quá trình tổ chức triển khai BHXH tự nguyện;
226


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2012), “Phát triển một hệ thống bảo hiểm xã
hội hiện đại - những thách thức hiện tại và các phương án lựa chọn cho cải cách trong
tương lai” đã chỉ ra chính sách bảo hiểm xã hội hiện hành đang gặp phải một số thách
thức như sự bất bình đẳng giữa tự nguyện và bắt buộc, tỷ lệ bao phủ thấp trong cả khu
vực chính thức và phi chính thức, thiếu sự bền vững về tài chính và năng lực quản lý
và thực hiện các chương trình bảo hiểm yếu. Hạn chế nghiên cứu chủ yếu dựa trên số
liệu sẵn có và mới chỉ tập trung vào mơ hình BHXH đa tầng trợ giúp cho sửa đổi luật
BHXH năm 2014.
Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (2013) về ‘‘Các phương án xây
dựng hệ thống hưu trí đa tầng ở Việt Nam’’ nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công
tác quản lý về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước
Đề án nghiên cứu khoa học cấp Bộ ‘‘Chế độ hưu trí, tử tuất theo quy định của Luật
BHXH - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện’’ do Hoàng Thị Kim Dung, Phó Trưởng ban
thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam làm chủ nhiệm (năm 2014) đã chỉ ra

những hạn chế trong chế độ hưu trí, tử tuất và đề xuất những giải pháp khắc phục;
Đề tài nghiên cứu ‘‘Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng đảm bảo an sinh
xã hội lâu dài’’ của Bùi Sỹ Lợi (2020) đã đưa ra những đánh giá về thiết kế mơ hình
BHXH đa tầng và đưa ra những đề xuất để sử dụng mơ hình hiệu quả trong tương lai.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu chưa đưa ra đánh giá tồn diện về việc thực hiện, triển khai
mơ hình BHXH đa tầng.
Đề tài nghiên cứu “Mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu
bảo đảm ASXH cho người dân’’ của Lâm Văn Đoan (2019) đã chỉ ra những khó khăn
đang gặp phải trong việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH: nhiều doanh nghiệp vừa
và nhỏ trốn đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ; số lượng NLĐ phi chính thức tham gia
BHXH tự nguyện thấp; số lượng rút BHXH một lần ngày càng gia tăng, xu hướng già
hóa ở Việt Nam ngày càng tăng. Điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu đảm bảo
ASXH cho toàn dân. Nhưng vấn đề đẩy mạnh triển khai mơ hình BHXH đa tầng mới
chỉ được tác giả đề cập trong mục giải pháp mà chưa đi sâu vào phân tích tính hoạt
động hiệu quả của nó.
Như vậy, chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu tổng thể tính hiệu quả
của việc triển khai hệ thống BHXH đa tầng ở Việt Nam trong thời gian qua cũng như
trong tương lai, có chăng mới chỉ nghiên cứu những khía cạnh nhỏ liên quan chủ yếu
227


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

đến BHXH theo mơ hình cũ. Xuất phát từ những vấn đề còn khuyết thiếu như đã nêu,
nhóm NCKH xin đi vào nghiên cứu đề tài: “Triển khai BHXH đa tầng nhằm hướng
tới đảm bảo ASXH bền vững ở Việt Nam” với mục tiêu góp phần lấp đầy khoảng
trống cịn tồn tại. Nhóm tác giả cho rằng đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tế,
đưa ra những giải pháp phù hợp cho cơng tác tổ chức, thực hiện mơ hình BHXH đa
tầng hiệu quả trong thời gian tới.

1.4. Cơ sở lý thuyết về BHXH đa tầng hướng tới mục tiêu ASXH bền vững
1.4.1. An sinh xã hội
Khái niệm
Theo khái niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “An sinh xã hội là sự bảo
vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thơng qua một loạt biện pháp
cơng cộng để chống lại tình cảnh khốn khổ về kinh tế và xã hội gây ra bởi tình trạng bị
ngưng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật trong lao
động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và tử vong; cung cấp về chăm sóc y tế và các khoản
tiền trợ cấp giúp cho các gia đình đơng con”.
Về mặt bản chất, ASXH là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công
dân trong xã hội khi họ không may gặp phải những “rủi ro xã hội” hoặc các “biến cố
xã hội” dẫn đến ngừng hoặc giảm thu nhập. Phương thức hoạt động là thông qua các
biện pháp công cộng. Mục đích là tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội,
vì vậy nó mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc, đây cũng là tư tưởng muốn hướng
tới sự hưng thịnh và hạnh phúc cho mọi người và cho xã hội.
Vai trò của an sinh xã hội


ASXH ln khơi dậy được tinh thần đồn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong cộng
đồng xã hội; đảm bảo công bằng xã hội.



ASXH vừa là một nhân tố ổn định, vừa là một nhân tố động lực cho sự phát
triển kinh tế - xã hội;



ASXH là chất xúc tác giúp các nước, các dân tộc hiểu biết và xích lại gần nhau
hơn, khơng phân biệt thể chế chính trị, màu da và văn hóa.


Chức năng cơ bản của an sinh xã hội


228

Đảm bảo duy trì thu nhập liên tục cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội ở
mức tối thiểu để giúp họ ổn định cuộc sống.


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 


Tạo lập lên quỹ tiền tệ tập trung trong xã hội để phân phối lại cho những người
khơng may gặp phải những hồn cảnh éo le.



Gắn kết các thành viên trong cộng đồng xã hội để phịng ngừa, giảm thiểu chia
sẻ rủi ro và đối phó với những hiểm họa xảy ra.

1.4.2. Bảo hiểm xã hội đa tầng
Hiện nay, nhiều tổ chức và học giả nghiên cứu về BHXH đa tầng nhưng chưa
có cơng trình nghiên cứu nào xây dựng khái niệm hay luận giải cụ thể thế nào là
BHXH đa tầng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều có điểm tương đồng khi bàn về
BHXH đa tầng, đó là tập hợp nhiều chế độ BHXH, trong đó mỗi chế độ có mối liên hệ
với nhau và cùng hoạt động hướng tới đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân và từ
đó góp phần quan trọng trọng việc mở rộng độ bao phủ cả về chiều rộng và chiều sâu.
Tiêu biểu là các mơ hình sau đây:

Bảo hiểm xã hội đa tầng theo ILO
- Tầng 1: Các đối tượng ở tầng này được Nhà nước bảo hộ và phần đơng trong số
họ khơng có khả năng tham gia đóng BHXH, nhưng rất cần hưởng trợ cấp trong cuộc
sống khi gặp phải những rủi ro. Vì vậy, tầng này được gọi là “tầng lưới an toàn” và được
thực hiện thông qua cơ chế thuế quốc gia, chủ yếu là để trợ giúp cho những trường hợp
khó khăn, những đối tượng yếu thế trong xã hội.
- Tầng 2: Dành cho đối tượng làm cơng ăn lương, có quan hệ lao động. Tài chính
chi trả lấy từ nguồn thu từ nguồn tài trợ đóng góp của giới chủ và thợ, và có thể có sự hỗ
trợ của Nhà nước. Đây chính là tầng BHXH trong ASXH, thơng qua cơ chế đóng góp và
hình thành một quỹ chung, nằm ngoài ngân sách Nhà nước.
- Tầng 3: Là tầng BHXH tự nguyện dành cho đối tượng có nhu cầu tham gia
BHXH nhưng không thuộc đối tượng tham gia bắt buộc và những người đã tham gia
nhưng muốn được tiêu chuẩn cao hơn mức tiêu chuẩn bắt buộc. Đây cũng là cơ chế
đóng - hưởng, nhưng là cơ chế tự nguyện, theo các khung quy định của Nhà nước.
BHXH đa tầng theo Ngân hàng Thế giới (World Bank)
- Tầng 0: Dành cho đối tượng khơng phải đóng góp, bảo đảm mức độ bảo vệ tối
thiểu nhằm mục tiêu giảm nghèo cho người cao tuổi, được đảm bảo bằng ngân sách
Nhà nước;
229


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

- Tầng 1: Dành cho đối tượng bắt buộc tham gia với các mức đóng góp khác
nhau tùy thuộc vào thu nhập, vận hành theo cơ chế tọa thu - tọa chi (PAYG);
- Tầng 2: Dành cho đối tượng bắt buộc tham gia với các mức đóng khác nhau tùy
theo thu nhập, vận hành theo cơ chế tài khoản cá nhân tượng trưng;
- Tầng 3: Dành cho đóng góp tự nguyện dưới nhiều hình thức nhưng về cơ bản là
linh hoạt và theo nhu cầu. Tầng 3 bù đắp cho tính cứng nhắc “bắt buộc” trong thiết kế

của tầng 1 và 2;
- Tầng 4: Hỗ trợ các khoản trợ giúp tài chính hoặc phi tài chính cho NCT: chăm
sóc sức khỏe, nhà ở.
Bảo hiểm xã hội đa tầng ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã từng có BHXH theo kiểu đa tầng với hai cơ chế thực hiện là tự
nguyện và bắt buộc. Trong Nghị quyết số 28 về cải cách chính sách BHXH, BHXH đa
tầng ở Việt Nam bao gồm:
- Trợ cấp hưu trí xã hội: Ngân sách Nhà nước cung cấp một khoản trợ cấp cho
người cao tuổi khơng có lương hưu, hoặc BHXH hàng tháng.
- BHXH cơ bản (BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện): BHXH bắt buộc dựa trên
đóng góp của NLĐ và người sử dụng lao động. BHXH tự nguyện dựa trên đóng góp
của NLĐ khơng có quan hệ lao động.
- Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chế độ hưu trí tự nguyện theo nguyên tắc thị
trường, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và NLĐ có thêm sự lựa chọn tham
gia đóng góp để được hưởng mức lương hưu cao hơn.
Như vậy, nội dung và hình thức hệ thống BHXH đa tầng của Việt Nam dù không
đồng nhất với những khái niệm đã có trên thế giới, nhưng đã hướng đến những mục
tiêu trong xây dựng hệ thống an sinh xã hội mà các tổ chức quốc tế đưa ra; đồng thời
phù hợp mục tiêu tăng trưởng bao trùm, nâng cao chất lượng an sinh đang được Ðảng,
Nhà nước và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
1.4.3. BHXH đa tầng nhằm đảm bảo ASXH lâu dài
BHXH là “lưới đầu” đầu tiên, trụ cột quan trọng nhất của hệ thống ASXH
Sự vững chắc của hệ thống ASXH ở một quốc gia được phản ánh qua chính sách
BHXH của quốc gia đó. Hoạt động BHXH khơng chỉ đảm bảo vấn đề ASXH mà còn
230


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 


gián tiếp kích thích và làm tăng trưởng nền kinh tế. Bởi lẽ, trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, BHXH làm cho mọi NLĐ cảm thấy an tâm hơn trong cơng việc, từ đó
nâng cao hiệu quả của sản xuất và làm tăng giá trị sản phẩm trên cơ sở nâng cao hiệu
quả của sản xuất. Mục tiêu hướng tới của BHXH đa tầng là đảm bảo thu nhập tối thiểu
cho cả NLĐ chính thức và phi chính thức ngay cả khi đang làm việc lẫn khi về hưu.
BHXH điều tiết các chính sách trong hệ thống ASXH
BHXH, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội là những nội dung của chính sách ASXH,
chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Khi áp dụng mơ hình
BHXH đa tầng thì số đối tượng tham gia và hưởng BHXH sẽ được mở rộng, từ đó góp
phần nâng cao đời sống của NLĐ nói riêng và dân cư nói chung và góp phần làm giảm
số đối tượng được hưởng các chính sách ASXH.
2. THỰC TRẠNG VIỆC TRIỂN KHAI MƠ HÌNH BHXH ĐA TẦNG Ở VIỆT NAM
2.1. Thiết kế hệ thống BHXH đa tầng
Thực tế, trong xã hội, thu nhập của người dân rất đa dạng, có người thu nhập
thấp, trung bình, nhưng có người thu nhập rất cao. Trước đây, Việt Nam chỉ duy trì
BHXH cơ bản, tức là NLĐ có tiền lương, đóng BHXH trên nền tiền lương với mức
trần nhất định. Đây là hình thức BHXH đơn tầng để đáp ứng cho tất cả. Điều này chưa
phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của NLĐ trong xã hội. Hệ thống BHXH
đa tầng được xây dựng để khắc phục những hạn chế trên. Cụ thể:
Tầng thứ nhất là lương hưu xã hội: Trợ cấp cho những người già trên 80 tuổi
khơng có lương hưu, khơng có BHXH đang được cung cấp bởi Ngân sách Nhà nước.
Và cũng có thêm chính sách huy động các nguồn lực xã hội đóng để các đối tượng này
có mức hưởng cao hơn; điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù
hợp với khả năng của ngân sách.
Tầng thứ hai là BHXH do Nhà nước vận hành bao gồm BHXH bắt buộc và
BHXH tự nguyện. BHXH bắt buộc dựa trên đóng góp của NLĐ và người sử dụng lao
động. BHXH tự nguyện dựa trên đóng góp của NLĐ khơng có quan hệ lao động; có sự
hỗ trợ phù hợp từ ngân sách Nhà nước cho nông dân, người nghèo, người có thu nhập
thấp, lao động khu vực phi chính thức để mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội; nâng
cao ý thức, trách nhiệm của NLĐ đối với việc tự bảo đảm an sinh cho bản thân. Mở

rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội theo lộ trình điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu phù hợp
từng thời kỳ.
231


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Tầng thứ ba là hưu trí bổ sung sẽ được đóng góp theo nguyên tắc thị trường, tạo
điều kiện cho người sử dụng lao động và NLĐ có thêm sự lựa chọn tham gia đóng góp
để được hưởng mức lương hưu cao hơn. Quỹ này có thể do các cơ quan bảo hiểm
ngoài Nhà nước thực hiện. Khi NLĐ nghỉ hưu, họ sẽ được nhận lương hưu từ quỹ của
Nhà nước và lương hưu do cơ quan bảo hiểm ngồi Nhà nước chi trả.
Có thể thấy, các tầng của hệ thống BHXH đa tầng ở Việt Nam được thiết kế theo
hướng đa dạng, linh hoạt nhưng khơng chồng lấn. Mơ hình chủ yếu được thiết kế dựa
trên những rủi ro mà mỗi người có thể gặp phải. Để giúp đỡ người dân vượt qua được
những rủi ro đó, việc áp dụng mơ hình BHXH đa tầng mang tính khả thi và hiệu quả
hơn cả so với mơ hình BHXH đơn tầng. Như vậy, khi thực hiện hệ thống BHXH đa
tầng thì sẽ giúp người dân tiếp cận chính sách BHXH một cách tồn diện, đầy đủ các
chế độ hơn.
Trước kia, BHXH mới chỉ chú trọng nguyên tắc đóng - hưởng nên 64% những
người hưởng lương hưu có mức lương hưu thấp hơn mức bình qn (khoảng 4,5
triệu/tháng) và dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các đối tượng tham gia. Nguyên tắc
chia sẻ chưa được chú trọng nhiều, có chăng mới chỉ được thực hiện với BHXH
ngắn hạn. Để khắc phục hạn chế đó, trong mơ hình BHXH đa tầng đã có kết hợp
hài hồ giữa nguyên tắc đóng - hưởng và nguyên tắc chia sẻ trong chính sách hưu
trí để thu hẹp khoảng cách lương hưu. Từ đó, khoảng cách về lương hưu sẽ thu hẹp,
khơng cịn tình trạng có người hưởng lương hưu ở mức rất cao và có người hưởng
mức rất thấp.
Hiện Việt Nam đang có khoảng 5-6 triệu người từ 60 đến dưới 80 tuổi khơng có

thu nhập hàng tháng để đảm bảo tuổi già. Do đó, thơng qua BHXH đa tầng, chúng ta
hướng tới đạt được BHXH toàn dân, nghĩa là trong tương lai 100% người cao tuổi sẽ
đều có lương hưu để đảm bảo cuộc sống. Ðiều này có ý nghĩa rất lớn trong bảo đảm an
sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân.
Như vậy, mơ hình BHXH đa tầng sẽ giúp ta tăng cường sự liên kết và hỗ trợ
giữa các chính sách BHXH; kế thừa và phát triển nguyên tắc điều chỉnh lương hưu độc
lập tương đối với tiền lương của người đang làm việc; giảm khoảng cách lợi ích giữa
khu vực cơng và khu vực tư, và tăng độ bao phủ; điều chỉnh theo hướng tăng quyền lợi
nếu bảo lưu thời gian tham gia để giảm số lượng hưởng BHXH một lần; thiết kế lại
các tham số BHXH để đảm bảo.
232


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 

2.2 Tổ chức, triển khai BHXH đa tầng
2.2.1. Đối tượng tham gia
Tầng 1: Dân số Việt Nam đã bước vào thời kỳ già hóa, theo dự báo của Liên hợp
quốc, đến năm 2030, tỷ lệ dân số trên 65 tuổi của Việt Nam sẽ vào khoảng 12,9% và
năm 2050 là 23%.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 70% người cao tuổi sống ở nông thôn là nông
dân và làm nông nghiệp; trên 70% người cao tuổi không có tích lũy vật chất và chỉ
có chưa đầy 30% người cao tuổi sống bằng lương hưu hay trợ cấp xã hội. Chính vì
thế, đối tượng hướng tới của tầng 1 chính là nhóm người yếu thế, hồn tồn khơng
có khả năng đóng góp. Hàng tháng Nhà nước thực hiện chế độ trợ cấp bằng tiền
mặt cho người từ 80 tuổi trở lên và người từ 60 tuổi trở lên thuộc hộ nghèo khơng
có lương hưu, trợ cấp BHXH, do ngân sách Nhà nước đảm bảo. Hiện cả nước có
hơn 1,7 triệu người cao tuổi đang hưởng chế độ này, bằng 12% số người sau tuổi
nghỉ hưu. Có thể thấy, việc triển khai, độ bao phủ còn khá khiêm tốn và mức trợ

cấp còn tương đối thấp.
Việc triển khai tầng thứ nhất đã cho thấy tính trách nhiệm cao của Nhà nước
trong việc sử dụng nguồn ngân sách thuế và chia sẻ lại một phần phúc lợi cho đối
tượng yếu thế. Nhưng về lâu dài, để đạt hiệu quả, ta cần xem xét lại điều chỉnh đối
tượng hỗ trợ trong việc “thiết kế” tầng thứ nhất. Không phải là trên 80 tuổi mới được
hỗ trợ như hiện nay, Nhà nước có thể xem xét hạ độ tuổi nhận hỗ trợ xuống. Đương
nhiên, điều này sẽ khiến số đối tượng gia tăng.
Tầng 2: Được đánh giá là tương đối quan trọng trong mơ hình BHXH đa tầng.
Nếu muốn giảm sức ép cho tầng thứ nhất thì địi hỏi phải có sự vững mạnh của tầng
thứ 2 vì nguồn tài chính của tầng thứ 2 được huy động chủ yếu sự đóng góp của NLĐ
và người sử dụng lao động.
Mục tiêu đề ra của Nghị quyết số 28-NQ/TW phấn đấu đến năm 2021 có 35%, đến
năm 2025 có 45%, đến năm 2030 có 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia
BHXH. Trong đó, nơng dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã
hội tự nguyện vào năm 2021 chiếm khoảng 1%, năm 2025 chiếm khoảng 2,5%; năm
2030 chiếm 5% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Tính đến năm 2020, tồn quốc có 16,101 triệu người tham gia BHXH, chiếm
khoảng 32,6% so với lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 327 nghìn người so với
233


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

năm 2019. Trong đó, số người tham gia BHXH bắt buộc đạt 15,033 triệu người; 1.068
triệu người tham gia BHXH tự nguyện. Điều đáng chú ý ở đây là số người tham gia
BHXH tự nguyện tăng 494 nghìn người, gần gấp đơi so với năm 2019, tăng gấp năm
lần so với năm 2015, tăng 1,2% so với chỉ tiêu tại Nghị quyết số 28. Khoảng 2,2% lực
lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia
BHXH tự nguyện. Con số này đã vượt chỉ tiêu tại Nghị quyết 28-NQ/TW khi đặt mục

tiêu đến hết năm 2021 đạt 1% cho khu vực này, tăng gần gấp năm lần so với năm 2015.
Về cơ bản, chỉ tiêu số người tham gia BHXH đã đạt được, nhưng để tiến tới BHXH
toàn dân, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được như trên, việc phát triển đối tượng tham
gia BHXH vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Vẫn còn nhiều người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc chưa tham gia, nói
cách khác, việc thực thi pháp luật về trách nhiệm tham gia BHXH chưa đạt hiệu quả
cao. So sánh số NLĐ đã tham gia BHXH với số lao động làm công hưởng lương
(tương đương với số lao động thuộc diện tham gia BHXH), thì mới có gần 60% số lao
động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.
- Số lượng người tham gia BHXH tự nguyện mặc dù có sự gia tăng đột biến
trong những năm qua, hoàn thành trước chỉ tiêu theo tinh thần Nghị quyết số 28,
nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện tăng một
phần là do nhiều người đóng BHXH bắt buộc nghỉ hưu trước khi đóng đủ số năm tối
thiểu (20 năm), muốn hưởng chế độ hưu trí nên họ tham gia BHXH tự nguyện để đóng
đủ số năm cịn thiếu. Ngồi ra, hiện mơ hình tổ chức của bảo hiểm xã hội cịn bất cập,
chỉ có mạng lưới cấp Trung ương, tỉnh, thị trấn nhưng xã phường khơng có nên vẫn
còn nhiều khoảng trống trong chiến lược mở rộng độ bao phủ ở các vùng nông thôn.
Hơn nữa, việc quy định quyền lợi của NLĐ khi tham gia hình thức BHXH tự nguyện
cịn chưa được bình đẳng hình thức BHXH bắt buộc. Đây là một trong những nguyên
nhân mà số người tham gia BHXH tự nguyện còn rất thấp trong khi tiềm năng mở
rộng đối tượng rất lớn.
- Điều đáng lưu tâm chính là số người đề nghị hưởng BHXH một lần vẫn có
chiều hướng gia tăng, mỗi năm có hàng trăm nghìn người hưởng BHXH một lần. Nếu
so sánh giữa số lao động giải quyết hưởng BHXH một lần với số lao động tham gia
BHXH tăng mới, thì tỷ lệ này tương đối cao, từ 2016-2019 mỗi năm xấp xỉ 45%, năm
2020 tỷ lệ này tăng lên 73,3%. Nhiều người giải quyết hưởng trợ cấp BHXH một lần
234



KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 

tăng liên tiếp qua các năm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển đối tượng, đối với
những người có nguy cơ khó khăn về tài chính khi về già, làm tăng thêm gánh nặng
đối với xã hội.
Tầng 3: Đối tượng tham gia tầng này cịn tương đối thấp, việc áp dụng hưu trí bổ
sung mới chỉ ở một số tập đoàn lớn của nước ngoài thực hiện ở VN, chủ yếu hướng tới
nhân sự cấp cao. Do Nhà nước chưa quy định khung pháp lý rõ ràng, cụ thể nên việc
thực hiện chưa được triển khai hiệu quả. Theo khảo sát mới đây của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tại 700 doanh nghiệp thì có đến 70% doanh nghiệp sẵn sàng
tham gia loại hình bảo hiểm hưu trí bổ sung áp dụng hình thức đãi ngộ NLĐ về khoản
lương hưu bổ sung trong tương lai để khuyến khích họ làm việc lâu dài cho doanh
nghiệp, thơng qua việc trích lập quỹ hưu trí bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp để chi trả lương hưu bổ sung cho NLĐ khi họ hết tuổi lao động. Chính vì vậy,
việc thu hút và mở rộng đối tượng tham gia BHXH ở tầng thứ 3 hứa hẹn đầy triển
vọng trong tương lai gần.
2.2.2. Phương thức hoạt động
Việc đơn giản hóa thủ tục tham gia thông qua áp dụng công nghệ thông tin cũng
là một định hướng cải cách nhằm tăng tính hấp dẫn cũng như nâng cao mức tuân thủ
của NLĐ trong việc tham gia BHXH. Ngoài ra, việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ
hiện đại cũng đã và đang giúp cơ quan BHXH theo dõi chặt chẽ hơn, tối giản các giấy
tờ cần thiết nhằm đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của người tham gia. Cụ thể:
Về cải cách thủ tục hành chính
Bộ Thủ tục hành chính (TTHC) của ngành BHXH đã được cắt giảm từ 114 thủ
tục (năm 2015) đến 2019 còn 27 thủ tục; số giờ thực hiện TTHC cho người dân và
doanh nghiệp giảm từ 335 giờ/năm (năm 2015) xuống cịn 147 giờ (năm 2019).
Bên cạnh đó, cơng tác cải cách hành chính trong nội bộ ngành được đẩy mạnh.
Đến nay, toàn bộ văn bản đến của ngành BHXH Việt Nam đều được số hóa, xử lý văn
bản qua phần mềm trong phạm vi toàn ngành, thực hiện mục tiêu văn phịng khơng
giấy tờ, tiết kiệm chi phí in ấn, phát hành văn bản. Cùng với đó, năm 2019, ngành

BHXH đã tích hợp, liên thơng các phần mềm nghiệp vụ nhằm kiểm tra, đối chiếu dữ
liệu, cấp sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) với phần mềm xét duyệt hồ sơ hưởng
và chi trả các chế độ BHXH. Đồng thời, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Thông
235


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp chính thức khai trương cơ sở dữ liệu chuyên ngành
BHXH và kết nối hệ thống thông tin quản lý hộ tịch qua Trục dữ liệu quốc gia phục vụ
liên thông khai sinh, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Đến đầu năm 2020, BHXH Việt Nam đã đạt được các kết quả ấn tượng như: xây
dựng được một hệ thống chính phủ điện tử thơng suốt trong tồn Ngành; hoàn thành
việc cấp mã số định danh BHXH cho 97 triệu người dân, trong đó có gần 86 triệu
người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT); đã cung cấp 18 dịch vụ cơng trực tuyến mức
độ 3,4; trong đó số lượng dịch vụ công mức độ 4 là 12/27 TTHC; cung cấp, phối hợp
xác nhận thông tin 9 dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Thêm vào đó, số
hồ sơ đã giải quyết của cơ quan BHXH tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/5/2020 là
47.591.872 hồ sơ (đạt 97,45%).
Về Áp dụng công nghệ thông tin với BHXH
BHXH Việt Nam đã bước đầu xây dựng được hệ sinh thái 4.0 phục vụ người dân
với các dịch vụ: dịch vụ tin nhắn, dịch vụ thanh toán trực tuyến, ứng dụng BHXH trên
thiết bị di động, hệ thống chatbox hỗ trợ khách hàng; thiết lập fanpage truyền thông
trên mạng xã hội,…
Một dấu mốc quan trọng trong sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và BHXH
là sự ra mắt ứng dụng VssID (BHXH số) nhằm tạo điều kiện cho người tham gia
BHXH, BHYT tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ
dàng, nhanh chóng nhất. Ứng dụng có các tính năng chính như: tra cứu, theo dõi
q trình đóng BHXH, BHYT, BHTN của người sử dụng lao động và NLĐ; quá

trình hưởng các chế độ BHXH gồm ốm đau, thai sản, hưu trí, thất nghiệp... Với trên
60% dân số sử dụng điện thoại thông minh, việc sử dụng VssID được kỳ vọng sẽ
phổ cập rất nhanh, từ đó từng bước thực hiện việc thay thế Sổ BHXH, Thẻ BHYT
giấy như hiện nay.
Tuy nhiên, một vấn đề luôn được quan tâm là ứng dụng CNTT. Theo phản ánh từ
các đơn vị, địa phương, việc hoàn thiện, nâng cấp một số phần mềm nghiệp vụ chưa
đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý; hệ thống phần mềm phục vụ quyết tốn tập
trung cịn phát sinh lỗi, một số số liệu giữa các phần mềm chưa liên thông... Vậy nên
ứng dụng CNTT vẫn cần tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân, hoàn thiện
hơn nữa để đáp ứng nhu cầu và mong muốn không chỉ từ các cấp quản lý, đơn vị
BHXH, mà còn của cả NLĐ.
236


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 

2.2.3. Đánh giá công tác quản lý thu chi quỹ BHXH
Bảng 1. Tình hình thu chi BHXH giai đoạn 2016- 2019
Đơn vị: Tỷ đồng
STT

Chỉ tiêu

A

Quyết toán thu BHXH

1


BHXH bắt buộc

2

BHXH tự nguyện

B

Quyết toán chi quỹ BHXH

1

Chi quỹ ốm đau, thai sản

2

Chi quỹ Quỹ Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp

3

Chi quỹ hưu trí, tử tuất

C

Nợ đọng

2017

2018


2019

194.576

221.167

245.747

1.121

1.233

2.327

23.166

26.264

30.540

632

743

850

109.775

128.870


147.104

5.737

5.349

5.381

Nguồn: BHXH Việt Nam

Số thu của BHXH bắt buộc và tự nguyện đều gia tăng qua từng thời kỳ. Điều
này chứng tỏ đối tượng tham gia BHXH ngày được mở rộng hơn, có thể là tình trạng
nợ đóng, trốn đóng BHXH đã giảm qua từng năm.
Giai đoạn 2016-2019 cho thấy số người được giải quyết chế độ BHXH tăng
đều. Năm 2016, số tiền chi BHXH là 140.427 tỷ đồng, đến năm 2019 là 186.836 tỷ
đồng, tương ứng tăng 46.409 tỷ đồng. Điều đó thể hiện được vai trị sử dụng nguồn
tài chính của quỹ đã góp phần giúp cho người tham gia bảo hiểm vượt qua được rủi
ro, khó khăn gặp phải, nhanh chóng ổn định cuộc sống. Trong đó, chi quỹ hưu trí, tử
tuất chiếm áp đảo trong năm 2019 là 147.104 tỷ đồng, sau đó đến số người hưởng chế
độ ốm đau, thai sản và các chế độ khác.
Các số liệu trên cho thấy tỷ lệ số chi trên tổng số thu có xu hướng tăng, giảm tùy
từng năm. Về cân đối thu chi, quỹ hưu trí và tử tuất luôn là nội dung trọng tâm trong
237


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

hoạt động tài chính của các chính sách BHXH. Theo dự đốn của ILO, từ năm 2031 đã
phải sử dụng một phần nguồn Quỹ HT-TT tồn tích để chi trả. Từ năm 2031 trở đi,

khoản chi trả sẽ bao gồm số tiền đóng góp BHXH trong năm cộng với phần tiền tồn
tích của Quỹ HT-TT và đến năm 2050, quỹ sẽ hết khả năng thanh toán. Như vậy là,
việc cân đối dài hạn Quỹ HT-TT là hết sức cần thiết đối với hệ thống BHXH, nhất là
trong giai đoạn đang điều chỉnh hợp lý quan hệ đóng - hưởng, tuổi nghỉ hưu và tuổi
thọ của người Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, số tiền nợ đọng BHXH giai đoạn 2017-2019 có xu hướng giảm qua
từng năm. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn ở mức cao làm ảnh hưởng xấu đến nguồn
quỹ BHXH; công tác chi trả BHXH cho NLĐ bị chậm trễ và có thể gây vỡ quỹ trong
dài hạn nếu như tình trạng nợ đọng BHXH vẫn ở mức cao.
Tuy đã đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi như vậy nhưng trong cơng tác
quản lý chi vẫn cịn nhiều hạn chế cần được khắc phục. Nguồn chi trả thuộc ngân sách
Nhà nước thường bị động do cấp trên chuyển về chậm. Việc tổ chức vận chuyển tiền ở
các địa phương, công tác bảo quản ở các nơi chi trả chưa đảm bảo, dễ xảy ra mất mát,
thâm hụt. Từ đây cần có những giải pháp thích hợp cho việc tăng cường hiệu quả công
tác quản lý quỹ BHXH đa tầng nước ta trong tình hình hiện nay cũng như trong tương
lai, đảm bảo việc tăng trưởng và ổn định quỹ, ổn định xã hội.
2.2.4. Cơng tác truyền thơng BHXH đa tầng
Điểm tích cực
Những năm gần đây, công tác truyền thông về BHXH đã được chú trọng, có
những bước tiến phát triển thơng qua đổi mới cả về nội dung, hình thức và phương
pháp tuyên truyền.
- Đổi mới về nội dung tuyên truyền: Chủ động đổi mới nội dung tuyên truyền,
chuyển từ việc chú trọng tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách, pháp luật BHXH
sang truyền thơng chun sâu về lợi ích, vai trị, ý nghĩa, tính nhân văn, ưu việt của
chính sách BHXH.
- Đổi mới về hình thức tuyên truyền: Triển khai đồng loạt nhiều kênh truyền
thông khác nhau; áp dụng linh hoạt các hình thức truyền thơng phù hợp với đặc điểm
vùng miền, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, tâm lý từng nhóm dân cư; thực
hiện truyền thơng trên mạng xã hội theo chiến dịch, đăng tải các tin, bài, phóng sự,
phim ngắn, video, clip, viral clip, motion graphic, infographic... nhằm lan tỏa nội

dung, ý nghĩa, lợi ích của các chế độ BHXH.
238


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 

- Đổi mới về phương pháp tuyên truyền: Chủ động đổi mới phương pháp truyền
thông theo hướng linh hoạt đáp ứng kịp thời với bối cảnh thực tiễn; kết hợp giữa tuyên
truyền thường xuyên và truyền thơng theo chiến dịch.
Mặt hạn chế
Mặc dù có những bước tiến về gia tăng đối tượng tham gia bảo hiểm, nhưng vẫn
cịn tồn tại một số hạn chế:
- Cơng tác tuyên truyền vận động thời gian qua chưa thực sự phù hợp với loại
lao động phi chính thức, đặc biệt ở những vùng nơng thơn khó tiếp cận thơng tin.
- Chi phí thù lao khai thác đối tượng tham gia còn thấp, chưa linh hoạt như các
doanh nghiệp bảo hiểm thương mại khác, chưa khuyến khích đại lý để vận động đối
tượng tham gia BHXH tự nguyện.
- Công tác truyền thơng chính sách BHXH tuy có nhiều đổi mới nhưng chưa
thường xuyên liên tục và sâu rộng nên người dân chưa nhận thức được đầy đủ tầm
quan trọng và lợi ích lâu dài của chính sách BHXH.
- Việc truyền thông về BHXH mới dừng lại ở tầng BHXH bắt buộc và BHXH tự
nguyện chứ chưa hướng đến truyền thông tại tầng trợ cấp hưu trí xã hội và bảo hiểm
hưu trí bổ sung.
3. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
3.1 Kiến nghị
Đối với Quốc hội
Sửa đổi, bổ sung một số bất cập trong Nghị quyết số 28-NQ/TW năm 2018: Hoàn
thiện khung pháp lý về việc tham gia đóng và hưởng ở tầng 3 (hưu trí bổ sung) và quy
định chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ hưu trí một lần; đồng thời, mở rộng đối

tượng hưởng lương hưu xã hội theo lộ trình; điều chỉnh tăng mức trợ cấp hưu trí xã hội để
đảm bảo mục tiêu chống đói nghèo cho người cao tuổi khơng có lương hưu.
Đối với Chính phủ
- Ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp, NLĐ đóng hưu trí bổ sung
cho NLĐ qua giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân;
- Tiếp tục hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, nhất là đối
với các hành vi trốn đóng, nợ đóng, trục lợi BHXH.
239


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Đối với các Bộ, ban ngành liên quan
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH đa tầng;
- Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH trong kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội hàng năm;
- Phối hợp với ngành BHXH Việt Nam tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp
luật về BHXH đa tầng;
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại.
Đối với ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Sửa đổi bổ sung chức năng nhiệm vụ cho cơ quan BHXH để tương thích
với việc chuyển đổi sang mơ hình BHXH đa tầng;
- Tăng cường hiệu quả đầu tư các quỹ BHXH, mở rộng sang các lĩnh vực có khả
năng sinh lời cao (có lộ trình đầu tư một phần tiền nhàn rỗi của quỹ thông qua ủy thác
đầu tư tại thị trường trong nước và quốc tế bảo đảm an toàn, bền vững);
- Xây dựng bộ chỉ tiêu theo dõi và đánh giá việc thực hiện các tầng của BHXH
đa tầng;
- Thực hiện nghiêm túc chức năng quản lý nhà nước và quản trị bộ máy thực hiện
chính sách BHXH, đặc biệt ở địa phương.

3.2. Đề xuất giải pháp
Thứ nhất, đổi mới tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH nói
chung và BHXH đa tầng nói riêng
Xây dựng chiến lược, kế hoạch truyền thông đa phương tiện về BHXH đa tầng;
xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên chuyên nghiệp; đổi mới cả về hình thức lẫn nội
dung tuyên truyền; phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm thương mại trong tuyên
truyền, tư vấn tham gia BHXH đa tầng.
Thứ hai, tăng cường sự kết nối và hỗ trợ lẫn nhau giữa chế độ BHXH bắt
buộc và BHXH tự nguyện
Thiết kế các gói BHXH tự nguyện ngắn hạn linh hoạt để NLĐ có nhiều lựa chọn
tham gia và thụ hưởng. Mở rộng các chế độ BHXH tự nguyện, tạo điều kiện chuyển
đổi dễ dàng giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc, hướng tới chuyển đổi hoàn
toàn BHXH tự nguyện thành BHXH bắt buộc.
240


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước
hiện đại hóa hệ thống quản lý
Ứng dụng CNTT đóng vai trị then chốt nhằm: đơn giản hóa thủ tục hành chính,
loại bỏ các giấy tờ liên quan khơng cần thiết; đảm bảo tính chính xác nhanh chóng kịp
thời, thuận tiện; góp phần đảm bảo cơng khai minh bạch về quyền lợi và nghĩa vụ của
đối tượng tham gia; giảm thiểu chi phí quản lý,...
Thứ tư, đẩy mạnh cơng tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quỹ thu - chi hàng
tháng hàng quý
Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát của các cơ quan chức năng cần được
phối hợp nhịp nhàng và diễn ra thường xuyên thì hoạt động BHXH đa tầng sẽ đi đúng
hướng và đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, giúp tránh tình trạng trốn đóng, nợ

đóng, trục lợi;
Thứ năm, phát triển cơng tác nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực BHXH đa tầng
Công tác nghiên cứu khoa học về hệ thống BHXH đa tầng có vai trị rất quan
trọng, giúp cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách có luận cứ khoa học để xây
dựng và hồn thiện chính sách cũng như việc thực thi chính sách có hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII (2018), Nghị quyết số 28- NQ/TW năm
2018 về cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội
2. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2012), Phát triển một hệ thống bảo hiểm xã hội
hiện đại - những thách thức hiện tại và các phương án lựa chọn cho cải cách trong
tương lai
3. Bùi Huy Nam (2020), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện của người lao động ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân
4. Bùi Sỹ Lợi (2020), Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng đảm bảo an sinh
lâu dài, Tạp chí Tài Chính, Số 730, Tr.6-9
5. Giang Thanh Long, Đỗ Thị Thu (2020), Mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự
nguyện: thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Đào tạo
Ngân hàng, Số 215, Tr.44-55,13
241


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

6. Lâm Văn Đoan (2019), Mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng
tới mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, Tạp chí Khoa học Chính trị, Số
02, Tr.63 – 66
7. Lưu Quang Tuấn (2020), Giải pháp gia tăng số lượng lao động phi chính thức tham

gia bảo hiểm xã hội, Tạp chí Tài Chính, Số 730, Tr.23-26
8. PGS.TS. Nguyễn Văn Định (2013), Giáo trình An sinh xã hội, NXB Đại học Kinh
tế Quốc dân, Hà Nội.
9. PGS.TS. Nguyễn Văn Định (2013), Giáo trình Bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
10. Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2018), Cần bình đẳng tuổi nghỉ hưu giữa nam
và nữ, truy cập ngày 12/03/2021 từ: />11. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (2013), Các phương án xây dựng hệ thống hưu
trí đa tầng ở Việt Nam’
12. Trịnh Khánh Chi (2019), Hồn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt
Nam, Tạp chí Tài chính - Quản trị Kinh doanh, Số 16, Tr.41-48

242



×