Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.81 KB, 8 trang )

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 

ĐIỀU CHỈNH TĂNG TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM
NCS. ThS. Trần Tiến Dũng
Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
ThS. Lê Thị Hương Trầm - ThS. Nguyễn Thị Hữu Ái
Trường Đại học Lao động - Xã hội
Tóm tắt: Hiện nay ở nước ta, vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu đã được đưa vào quy
định của Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2019, có
hiệu lực pháp luật từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của NLĐ
trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh tăng theo lộ trình cho đến khi đủ
62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm
2035. Nội dung bài viết đề cập đến kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu
và thực trạng các quy định về tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam, trên cơ sở đó luận giải sự cần
thiết tăng tuổi nghỉ hưu ở nước ta trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời bài viết cũng
phân tích, làm rõ các quy định mới về tuổi nghỉ hưu của NLĐ và các giải pháp nhằm
triển khai có hiệu quả các quy định này trên thực tế.
Từ khóa: điều chỉnh, tăng, tuổi nghỉ hưu
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh già hóa dân số, tuổi thọ của con người ngày càng có xu hướng
tăng lên, tỷ lệ sinh ngày càng giảm đi thì việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là một xu
hướng tất yếu để đảm bảo an sinh xã hội cho NLĐ khi về già và bền vững về tài chính
và xã hội của hệ thống. Đây cũng là xu thế chung ở nhiều nước trong khu vực và thế
giới. Hiện nay ở nước ta, vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu đã được đưa vào Bộ luật Lao động
(sửa đổi) và được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019. Đây là nội dung
được bàn đến rất nhiều trong quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động với những quan điểm,
ý kiến khác nhau. Tuổi nghỉ hưu của NLĐ là một trong những điểm mới quan trọng
của Bộ luật Lao động năm 2019 so với Bộ luật Lao động năm 2012. Vậy tuổi nghỉ hưu
của NLĐ sẽ thay đổi như thế nào từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, khi Bộ luật Lao động
năm 2019 có hiệu lực pháp luật và việc triển khai thi hành quy định về tuổi nghỉ hưu


như thế nào sẽ mang lại hiệu quả? Bài viết đề cập kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh
303


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

tuổi nghỉ hưu và thực tiễn thực hiện các quy định về tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam, trên cơ
sở đó luận giải sự cần thiết tăng tuổi nghỉ hưu ở nước ta trong bối cảnh hiện nay; đồng
thời bài viết cũng phân tích làm rõ các quy định mới về tuổi nghỉ hưu của NLĐ và việc
triển khai thực thi quy định này trên thực tế.
2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TUỔI NGHỈ HƯU
Tuổi nghỉ hưu của các quốc gia trên thế giới được quy định tùy thuộc vào điều
kiện kinh tế và đặc biệt là tuổi thọ bình quân dân số. Hiện nay, tuổi nghỉ hưu của các
nước thông thường là 60 tuổi. Theo số liệu thống kê của 176 quốc gia ngày 16 tháng 4
năm 2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì: đối với tuổi nghỉ hưu của nữ
có 54 quốc gia quy định tuổi nghỉ hưu dưới 60 tuổi, có 66 quốc gia quy định tuổi nghỉ
hưu từ 60 đến 62 tuổi, còn 56 quốc gia quy định tuổi nghỉ hưu từ 63 tuổi trở lên; đối
với nam thì chỉ có 13 quốc gia quy định tuổi nghỉ hưu dưới 60 tuổi, có 83 quốc gia quy
định tuổi nghỉ hưu từ 60 đến 62 tuổi, và 80 quốc gia cịn lại thì quy định tuổi nghỉ hưu
từ 63 tuổi trở lên. Như vậy, có rất ít nước trên thế giới quy định tuổi nghỉ hưu của nam
là dưới 60 tuổi. Gần một nửa số quốc gia trên thế giới quy định tuổi nghỉ hưu của nam
từ 60 đến 62 tuổi. Và cũng gần một nửa số quốc gia còn lại trên thế giới quy định tuổi
nghỉ hưu của nam là từ 63 tuổi trở lên.
Cùng với tăng trưởng kinh tế, những tiến bộ của khoa học công nghệ đã giúp tuổi
thọ bình quân ngày càng cao hơn, tuy nhiên tỷ lệ sinh nở lại tỷ lệ nghịch với xu thế
này. Chính vì vậy, chính sách kéo dài tuổi làm việc để nghỉ hưu muộn hơn đang là giải
pháp bắt buộc mà chính phủ của nhiều quốc gia đang phải áp dụng để đảm bảo tài
chính bảo hiểm hưu trí trong bối cảnh già hóa dân số. Xu hướng chung của các nước
trên thế giới là sẽ nâng dần tuổi nghỉ hưu lên từ 65 đến 67 tuổi; đồng thời đã, đang và

sẽ tiếp tục thực hiện tuổi nghỉ hưu cơng bằng.
Xu hướng phát triển này là hồn tồn phù hợp với các tiêu chẩn lao động quốc tế
đã được quy định trong các Công ước quốc tế như Công ước số 102 năm 1952 của
ILO, Công ước số 128 về trợ cấp tàn tật, tuổi già và tiền tuất năm 1967 hay Cơng ước
về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Xét ở khía cạnh
nhân quyền thì được hưởng an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội nói chung và quyền hưởng
hưu trí nói riêng là quyền của cơng dân, của NLĐ. Điều 25 Phần IV Công ước số 102
năm 1952 của ILO quy định những quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội đã nhấn
mạnh: "Mọi nước thành viên chịu hiệu lực của Phần này trong Công ước phải đảm
bảo cho những người được bảo vệ được nhận trợ cấp tuổi già theo những điều của
304


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 

Công ước”. Theo quy định tại Công ước số 128 về trợ cấp tàn tật, tuổi già và tiền tuất
năm 1967 của ILO thì độ tuổi nghỉ hưu là không quá 65 tuổi. Tuy nhiên, các cơ quan
có thẩm quyền có thể quy định một độ tuổi cao hơn, theo các chỉ tiêu về nhân khẩu,
kinh tế và xã hội thích hợp, được số liệu thống kê chứng minh; nếu độ tuổi quy định
bằng hoặc cao hơn 65 tuổi, độ tuổi đó phải được hạ thấp trong những điều kiện quy
định nhằm mục đích trợ cấp tuổi già, đối với những người đã làm những công việc
được pháp luật quốc gia coi là nặng nhọc hoặc độc hại. Mặt khác, Điều 11 của Cơng
ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) do Đại hội đồng
Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 18/12/1979 quy định các quốc gia thành viên “phải
tiến hành mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ
trong lĩnh vực việc làm nhằm đảm bảo cho nam giới và phụ nữ được hưởng các quyền
như nhau trên cơ sở bình đẳng giới”. Việc quy định tuổi nghỉ hưu khác nhau giữa nam
và nữ chính là sự phân biệt đối xử trực tiếp với phụ nữ và không đáp ứng các quy tắc,
chuẩn mực của CEDAW.

3. QUY ĐỊNH VỀ TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM
So với các quốc gia trên thế giới và khu vực thì Việt Nam hiện đang có tuổi nghỉ
hưu tương đối thấp, đặc biệt là đối với nữ giới và nhóm lao động được sắp xếp nghỉ
hưu sớm. Chính sách hưu trí được bắt đầu từ năm 1961, tuổi nghỉ hưu được quy định
là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ (lúc đó tuổi thọ trung bình là 59 tuổi). Độ
tuổi nghỉ hưu này vẫn được giữ nguyên cho tới hơn 50 năm sau. Theo quy định tại
Điều 187 của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012
có hiệu lực từ 01/05/2013 đến 31/12/2020, độ tuổi nghỉ hưu của NLĐ làm cơng việc
trong điều kiện bình thường đối với nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi. NLĐ bị suy giảm
khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công
việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn
so với quy định. NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, NLĐ làm công tác quản lý
và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá
05 năm so với quy định về tuổi nghỉ hưu trong trường hợp thông thường.
Trên thực tế, trong điều kiện tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng
lên khiến tuổi thọ trung bình và tuổi nghỉ hưu bình quân có khoảng cách khá xa.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, năm 2016, khoảng cách giữa tuổi thọ và tuổi nghỉ
hưu ở Việt Nam của nam giới là 11 năm (ở tuổi 60) và nữ là 20 năm (ở tuổi 55). Từ
305


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

năm 1989 đến nay, tuổi thọ trung bình của Việt Nam liên tục tăng (từ 65,2 tuổi năm
1989 lên 73,6 tuổi năm 2019). Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2016), tuổi nghỉ hưu trung bình trên cả nước là 54,1 tuổi
(nam là 55,6 tuổi và nữ là 52,6 tuổi); do đó khoảng thời gian hưởng lương hưu trung
bình của NLĐ là hơn 20 năm. Đây là khoảng thời gian tương đối dài, trong khi quy
định tuổi nghỉ hưu thấp dẫn đến thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội ngắn (số

năm đóng góp trung bình đối với nam là 28, nữ là 23). Điều này dẫn tới hệ thống hưu
trí sẽ khơng đáp ứng được các tiêu chí về bền vững tài chính và cơng bằng trong điều
kiện dân số già hóa.
So với Bộ luật Lao động năm 2012, độ tuổi nghỉ hưu của NLĐ theo Bộ Luật lao
động số 45/2019/QH14 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2019 có hiệu lực từ ngày
01/01/2021 đã có sự thay đổi. Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của lao động nam sẽ tăng thêm 02
tuổi và tuổi nghỉ hưu của lao động nữ tăng thêm 05 tuổi so với quy định của Bộ Luật
lao động năm 2012. Độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường sẽ được
điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và
đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ
trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ
55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao
động nam và 4 tháng đối với lao động nữ. Riêng NLĐ bị suy giảm khả năng lao động;
làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời
điểm nghỉ hưu. Việc tăng tuổi nghỉ hưu của NLĐ theo Bộ luật Lao động năm 2019 là
hợp lý, xuất phát từ những lý do có thể kể đến như sau:
Thứ nhất, điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là phù hợp với thay đổi nhân khẩu
học, chủ động ứng phó sự thiếu hụt lao động trong tương lai. Theo dự báo số người
già (trên 60 tuổi) ở Việt Nam sẽ tăng từ 9,2 triệu người năm 2015 lên 30 triệu
người năm 2057. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động so với dân số già sẽ giảm từ
6,6 xuống còn 2,1 trong vịng 40 năm tới. Vì thế, nếu khơng mở rộng tuổi nghỉ hưu
thì thời gian tới, Việt Nam hồn tồn có thể phải đối mặt nguy cơ thiếu hụt lao
động trong tương lai, phải thuê nguồn lao động từ nước ngoài như nhiều nước trên
thế giới hiện nay, cho nên việc tăng tuổi nghỉ hưu là cần thiết. Mặt khác, với sự gia
tăng tuổi thọ trung bình ở Việt Nam thì tuổi thọ khỏe mạnh sau tuổi 60 cũng có xu
306



KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 

hướng tăng lên. Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, Việt Nam xếp
thứ 41, đứng sau 40 nước và đứng trên 142 nước về số năm sống khỏe mạnh sau
tuổi 60 (trung bình là 17 năm sau tuổi 60, cao nhất Singapore là 21 và Nhật 20,8).
Thực tế cũng đã cho thấy, NLĐ vẫn tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu với tỷ lệ rất
cao. Kết quả điều tra Quốc gia về người cao tuổi nước ta cho thấy, có tới 60%
người trong độ tuổi 60-69 đang làm việc. Tỷ lệ đi làm ở nam giới (45,3%) cao hơn
nữ giới (34,9%). Nếu mỗi năm có khoảng 120.000 lao động nghỉ hưu, sẽ có khoảng
48.000 lao động vẫn tiếp tục làm việc.
Hai là, bảo đảm bình đẳng giới trong tuổi nghỉ hưu, phù hợp với tiêu chuẩn quốc
tế. Việc quy định tuổi nghỉ hưu của phụ nữ thấp hơn dẫn tới lương hưu của phụ nữ
thấp hơn. Trong khi đó, tuổi thọ bình quân của nữ giới thường cao hơn nam giới và vì
vậy họ sống lâu hơn và cuộc sống khi về già của phụ nữ khó khăn hơn nam giới. Mặt
khác, tuổi nghỉ hưu của nam và nữ chênh lệch lớn cũng sẽ hạn chế cơ hội làm việc và
thăng tiến của phụ nữ. Do đó, cần thiết nâng tuổi nghỉ hưu của phụ nữ, thu hẹp khoảng
cách giới trong quy định tuổi hưu để làm giảm sự khác biệt giới xét về mức lương hưu.
Đồng thời, khắc phục hạn chế về rào cản đối với phụ nữ giúp phụ nữ có thêm nhiều cơ
hội tham gia và giữ các vị trí quan trọng trong cơ quan tổ chức, nhất là khu vực công...
Điều này cũng phù hợp theo khuyến nghị của Cơng ước CEDAW về xóa bỏ các hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ là thu hẹp lại khoảng cách về tuổi nghỉ hưu nam và
nữ và tiến tới bằng nhau.
Ba là, bảo đảm sự công bằng giữa các thế hệ, gia tăng quyền lợi hưu trí cho NLĐ
và cân đối bền vững quỹ bảo hiểm xã hội. Việc tham gia bảo hiểm xã hội là trách
nhiệm, là sự kết nối giữa các thế hệ với nhau để đảm bảo rằng tất cả mọi NLĐ khi hết
tuổi lao động đều được đảm bảo an sinh tuổi già. Thực tế, theo tính tốn của Bảo hiểm
xã hội Việt Nam, với tỷ lệ đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất ở Việt Nam hiện nay là 22%,
tỷ lệ hưởng tối đa là 75% (mức hưởng thuộc hàng cao nhất trong khu vực) thì tiền
đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đóng bình qn 28 năm với tỷ lệ 21% cũng chỉ

đủ trả trong vòng 10 năm sau khi nghỉ hưu của chính người đó nên rõ ràng thời gian
hưởng còn lại (khoảng 9,5 năm) sẽ phải lấy từ nguồn đóng góp của thế hệ sau. Việc
nâng dần tuổi nghỉ hưu sẽ kéo dài thêm thời gian làm việc và thời gian đóng bảo hiểm
xã hội của NLĐ, cho phép NLĐ tích lũy thêm quyền lợi khi nghỉ hưu. Đồng thời, NLĐ
càng đóng góp lâu dài hơn thì hệ thống lương hưu càng bền vững hơn. Nâng tuổi nghỉ
hưu là cách làm giảm gánh nặng đối với các thế hệ trẻ, đảm bảo công bằng giữa các
307


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

thế hệ. Việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là giải pháp cần thiết để thực hiện mục tiêu
cân đối quỹ bảo hiểm xã hội bền vững trong dài hạn.
4. GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THI HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TUỔI NGHỈ HƯU
CỦA NLĐ THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019
Trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, việc quy định điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu
đối với NLĐ là xu thế tất yếu và hoàn toàn hợp lý. Việc nâng tuổi nghỉ hưu của Bộ
luật Lao động năm 2019 cũng được thực hiện theo lộ trình mỗi năm tăng 03 tháng đối
với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi đạt độ tuổi theo quy định, quyền lợi
BHXH của NLĐ cũng khơng vì vậy mà bị giảm đi một cách đột ngột, quy định này
nhằm hạn chế sự bất ổn và tạo tâm lý ổn định, yên tâm cho NLĐ. Về cơ bản, điều này
giúp cho việc triển khai thực hiện các quy định về tuổi nghỉ hưu trên thực tế một cách
thuận lợi. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều thay đổi và sự tác
động của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 dẫn đến sự thay đổi trong tính chất của việc
làm thì việc triển khai thực hiện cũng sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Ví dụ
như, khi độ tuổi nghỉ hưu bị kéo dài, NLĐ sẽ có xu hướng hưởng bảo hiểm xã hội một
lần thay vì chờ đến tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng; hoặc NLĐ tham
gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ có tâm lý e ngại tham gia hơn vì phải chờ đợi thời
gian dài.

Thực tiễn cho thấy, trong thời gian gần đây, số lượng người hưởng bảo hiểm xã
hội một lần có xu hướng gia tăng, bình qn hàng năm có khoảng 600 nghìn người
hưởng BHXH một lần, tổng số người xin ra khỏi hệ thống an sinh xã hội gần xấp xỉ số
người mới vào hệ thống BHXH bắt buộc (năm 2017 có tới 666.955 người hưởng
BHXH một lần, tương ứng số tiền 13.966 tỷ đồng). Điều này sẽ dẫn đến tình trạng
ngày càng có nhiều người ra khỏi “lưới chắn” về an sinh xã hội và mất chỗ dựa khi về
già; mục tiêu đảm bảo thu nhập của NLĐ thông qua bảo hiểm xã hội sẽ không đạt
được kết quả như mong muốn. Mặt khác, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội hiện nay ở
Việt Nam còn rất thấp so với quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế, với nhiều nước
trên thế giới cũng như tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo thống
kê của BHXH Việt Nam, tính đến năm 2017, mới chỉ có khoảng hơn 13,8 triệu người
tham gia BHXH (chiếm khoảng 28,97% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động,
trong đó số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ chiếm khoảng 0,48% lực
lượng lao động trong độ tuổi lao động). Chính vì vậy, Việt Nam cần phải có những
biện pháp để mở rộng diện bao phủ của bảo hiểm xã hội nhằm thực hiện mục tiêu đã
308


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 

được đề ra trong Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách BHXH của Ban chấp hành
Trung ương ban hành ngày 23 tháng 5 năm 2018.
Chính vì vậy, nhằm khuyến khích NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội lâu dài, đảm
bảo các quy định về tuổi nghỉ hưu của NLĐ theo Bộ luật Lao động năm 2019 sẽ được
triển khai thi hành hiệu quả trên thực tế, quyền lao động cũng như quyền an sinh xã
hội của người dân được đảm bảo theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, thì cần có những
giải pháp đồng bộ.
Trước hết, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật để mở rộng cơ hội cho NLĐ tham
gia BHXH, hạn chế hưởng BHXH một lần; chính sách BHXH phải sửa đổi theo hướng

hấp dẫn hơn, tạo nhiều quyền lợi hơn cho NLĐ, đặc biệt là chế độ hưu trí. Cụ thể như:
Điều chỉnh quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương
hưu theo xu hướng giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để tạo điều kiện cho NLĐ
cao tuổi có số năm tham gia BHXH thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi về
BHXH. Đồng thời, tăng thời gian bảo lưu đóng BHXH nhằm hạn chế hưởng BHXH
một lần trong trường hợp chưa hết tuổi lao động. Nghiên cứu sửa đổi quy định theo
hướng trong một số trường hợp, người hưởng BHXH một lần chỉ có thể được nhận lại
phần đóng góp của mình vào quỹ BHXH thay vì được nhận cả phần đóng góp của
người sử dụng lao động như hiện nay.
Bên cạnh đó, cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện, trong đó,
đặc biệt chú trọng đến giải pháp củng cố và phát triển thị trường lao động, tạo thêm
nhiều việc làm cho NLĐ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật để
NLĐ và người sử dụng lao động thấy được tầm quan trọng của BHXH và tự giác thực
hiện. Chú trọng công tác tuyên truyền về nghĩa vụ và những lợi ích mà doanh nghiệp
được hưởng khi thực hiện đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH. Tăng cường tuyên truyền
để nâng cao nhận thức đối với NLĐ tham gia BHXH, bởi bản thân NLĐ khi có kiến
thức và hiểu biết về pháp luật, họ sẽ hiểu rõ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các
chính sách pháp luật của Nhà nước (bao gồm các nghĩa vụ và quyền lợi về BHXH), từ
đó, NLĐ đồng hành cùng doanh nghiệp trong thực hiện trách nhiệm đóng BHXH của
doanh nghiệp. Ngoài ra, cần phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức đại diện của NLĐ
trong quan hệ lao động. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
và xử lý vi phạm về BHXH để nâng cao ý thức của các chủ thể. Cần tiếp tục nâng cao
hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành; đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ban,
ngành có liên quan, đặc biệt là cơ quan Cơng an trong cơng tác thanh tra, kiểm tra
phịng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH.
309


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2018), Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH.
2. Hội đồng Liên hợp quốc (1979), Cơng ước về xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữ (CEDAW).
3. Nguyễn Hữu Chí (2017), Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu dưới góc nhìn lợi ích, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, số tháng 8/2017.
4. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13.
5. Quốc hội (2019), Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14.
6. Tổ chức Lao động Quốc tế (1952), Công ước 102 về quy phạm tối thiểu về An toàn
xã hội.
7. Tổ chức Lao động Quốc tế (1967), Công ước Công ước 128 về quyền lợi của người
khuyết tật, người cao tuổi.

310



×