Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

TIỂU LUẬN CUỐI kỳ môn KINH tế học PHÁT TRIỂN đề tài khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn tác động đến phát triển kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.86 KB, 27 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIÊT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MƠN: KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI: Khoảng cách thu nhập giữa thành thị
và nông thôn tác động đến phát triển kinh tế.

❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉
Giảng viên hướng dẫn : LÊ KIÊN CƯỜNG
Sinh viên thực hiện : NGÔ THANH NGÂN
Lớp học phần : D01
MSSV : 030135190347


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
MỤC LỤC

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOẢNG CÁCH THU NHÂP GIỮA THÀNH THỊ VÀ
NÔNG THÔN TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM........
1.1Một số khái niệm....................................................................................................
1.1.1

Khái niệm “nơng thơn”.....................................

1.1.2


Khái niệm “thành thị”.......................................

1.1.3

Khái niệm “Bất bình đẳng thu nhập”..................

1.2 Mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn..........................................................
1.3 Một số lý thuyết nghiên cứu tác động của khoảng cách thu nhập đến phát
triền kinh tế.................................................................................................................
1.3.1

Quan điểm của Simon Kuznets (1955).................

1.3.2

Quan điểm của A. Lewis (1915-1991).................

1.3.3

Lý thuyết liên kết phân phối thu nhâp và tăng trưở

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN KHOẢNG CÁCH THU NHÂP GIỮA THÀNH THỊ VÀ
NÔNG THÔN TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ..................................
2.1 Thu nhập tác động đến phát triển kinh tế như thế nào?..................................
2.2 Sự chênh lệch thu nhập và tăng trưởng kinh tế.................................................
2.2.1

Các nhân tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nh

2.2.1.1 Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản.........................................

2.2.1.2 Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao đông......................................
2.2.2

Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế...

2.2.2.1 Các nhân tố kinh tế....................................................................................
2.2.2.2 Các nhân tố phi kinh tế...............................................................................

2.3 Xu hướng bất bình đẳng trong phân phối thu nhâp ở Việt Nam giai đoạn
2016-2020.....................................................................................................................
2.3.1

Mục tiêu phát triển kinh tế.................................

2.3.2
Thống kê sự phát triển kinh tế và sự chệnh lêch gi
đoạn 2016-2020.......................................................................................................


2.3.2.1 Xét theo hệ số GINI............................................................................................. 6
2.3.3 Nền kinh tế dưới sự tác động của bất bình đẳng thu nhập............................................8

2.4 Bất bình đẳng thu nhập tác động đến sự phát triền kinh tế của các nước
trên thế giới.....................................................................................................................9
2.4.1 Ở nhóm các nước phát triển....................................................................................... 9
2.4.1.1 Hoa Kỳ................................................................................................................ 9
2.4.1.2 Ở Hàn Quốc (South Korea)..............................................................................11
2.4.2 Ở nhóm nước đang phát triển..................................................................................11
2.4.2.1 Ở Trung Quốc...................................................................................................11
2.4.2.2 Ở Malaysia.......................................................................................................12


2.5 Tác động của bất bình đẳng thu nhập giữa thành thị và nông thôn đến sự
phát triển kinh tế..........................................................................................................13
2.6 Nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng thu nhập giữa thành thị và
nơng thơn.......................................................................................................................14
2.6.1 Các rào cản vơ hình....................................................................................................14
2.6.2 Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngồi............................................................14
2.6.3 Thuế.........................................................................................................................15
2.6.4 Chi tiêu cơng...........................................................................................................15
2.6.5 Khoa học cơng nghệ................................................................................................15
3. BÀI HỌC RÚT RA VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHÍNH SÁCH GIÚP HẠN

CHẾ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ DƯỚI SỰ TÁC ĐỘNG
CỦA KHOẢNG CÁCH THU NHẬP THÀNH THỊ NÔNG THÔN.....................16
3.1 Bài học về ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế dưới khoảng cách thu nhập
ở thành thị và nông thôn.............................................................................................16
3.2 Đề xuất giải pháp giúp thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa thành thị và
nông thơn, góp phần phát triển kinh tế ở Việt Nam...............................................17
3.2.1 Về phía Chính phủ...................................................................................................17
3.2.2 Về phía doanh nghiêp..............................................................................................18
3.2.3 Về phía người dân...................................................................................................18

4. KẾT LUẬN...............................................................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
STT

Bảng


1

Bảng 1: Bất bình đẳng thu nhập thông q
Nam giai đoạn 2016-2020

2

Bảng 2: Thống kê thu nhập bình quân đ

thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2016-202
STT

Biểu đồ

1

Biểu đồ 1: Biểu đồ chênh lệch thu nhập

2

Biểu đồ 2: Biểu đồ chênh lệch thu nhập
ở Trung Quốc năm 2015 và 2020

3

Biểu đồ 3: Biểu đồ chênh lệch thu nhập

STT


Hình

1

Hình 1: Vịng luẩn quẩn của các nước đ

LỜI MỞ ĐẦU

Tăng trường kinh tế và bất bình đẳng thu nhâp là những chủ đề thu hút


sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đây là vấn đề lớn mà bất kì xã hơi
nào cũng phải quan tâm đến. Giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu
nhập có sự liên quan mật thiết với nhau, mơt xã hơi phát triển bền vững thì
khơng chỉ tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà còn cần tới sự phân phối công
bằng hơn.
Tăng trưởng kinh tế thường đề câp mục tiêu gia tăng thu nhập cho nền
kinh tế bằng việc huy động và phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế hiệu
quả. Cịn cơng bằng xã hội đăc biệt là trong phân phối thu nhập không chỉ
phụ thuộc vào tổng thu nhập của nền kinh tế mà còn liên quan trực tiếp đến
khả năng tiếp cận giữa các nhóm dân cư trong xã hội.
Chính sách phát triển chỉ nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhanh có
thể trả giá đắt nếu bất bình dẳng thu nhâp, đói nghèo gia tăng. Ngược lại,
nếu chính sách phát triển chỉ thiên về đạt được mục tiêu công bằng xã hội sẽ
làm triệt tiêu các động lực kích thích tăng trưởng. Cần hiểu rõ tăng trưởng
kinh tế là cần thiết, song chỉ chú trọng tăng trưởng thơi thì chưa đủ mà phải
cần biết hướng tăng trưởng vào thực hiện mục tiêu tiến bộ, cơng bằng xã
hội.
Chênh lệch bất bình đẳng thu nhập là một lĩnh vực liên tục được phân
tích bởi các tổ chức quản lí địa phương và trên thế giới. Quĩ tiền tệ quốc tế

và Ngân hàng Thế giới có mục tiêu giúp cải thiện thu nhập của nhóm 10%
người có thu nhập thấp nhất trong tất cả các quốc gia.
Vậy thì, bất bình đẳng thu nhập đã tác động đến tăng trưởng kinh tế như
thế nào? Cần đưa ra những chính sách gì để gia tăng tác động tích cưc và
hạn chế tác động tiêu cực của mối quan hệ này?


1.CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOẢNG CÁCH THU NHÂP GIỮA THÀNH
THỊ VÀ NÔNG THÔN TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở
VIỆT NAM.
1.1Một số khái niệm.
1.1.1 Khái niệm “nông thôn”.
Nông thôn là những vùng đất, vùng sinh sống, làm việc của
cộng đồng chủ yếu là nông dân, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng
lớn, là nơi có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, tiếp
cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp, chưa đạt các tiêu chuẩn
được phân loại đối với đô thị loại V.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Dân số Việt Nam năm
2019 sơ bộ khoảng 96,484 triệu người, tăng 1.098,8 nghìn người
(tương đương tăng 1,15%) so với năm 2018, trong đó dân số nơng
thơn là 62,667 triệu người (chiếm 65%).
1.1.2 Khái niệm “thành thị”.
Đô thị là khu vực tập trung đông dân cư sinh sống và chủ yếu
hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm
kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, du lịch và dịch vụ của cả nước hoặc
vùng lãnh thổ bao gồm thị trấn, thị xã, thành phố (thành phố trực
thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương).
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Dân số Việt Nam năm
2019 thì dân số thành thị là 33.122.548 người, chiếm 34,4% tổng dân
số cả nước. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực thành thị giai

đoạn 2009 – 2019 là 2,64%/năm, gấp hơn hai lần tỷ lệ tăng dân số
bình quân năm của cả nước và gấp sáu lần so với tỷ lệ tăng dân số
bình quân năm khu vực nơng thơn cùng giai đoạn.
1.1.3 Khái niệm “Bất bình đẳng thu nhập”.
Bất bình đẳng thu nhập là sự chênh lệch lớn về phân phối thu
nhập, với phần lớn tổng thu nhập trong nền kinh tế tập trung trong
tay một nhóm người chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng dân số. Khi xảy ra bất
bình đẳng thu nhập, có một khoảng cách lớn giữa tài sản và sự giàu
có của một phân khúc dân số so với phân khúc dân số còn lại.

1


1.2 Mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn.
Mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị là mối quan hệ hỗ trợ,
bổ sung cho nhau và phụ thuộc vào nhau trong quá trình phát triển.
Trong suốt lịch sử phát triển, nơng thơn có vai trị quyết định đến sự
hình thành và tồn vong của thành thi, đơ thị hình thành khi người dân
các vùng nơng thơn tập trung vào sinh sống để chuyển hóa thành
người dân đơ thị. Và khi các cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra đã
dẫn đến sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, kéo dài cho đến
ngày nay.
1.3 Một số lý thuyết nghiên cứu tác động của khoảng cách thu
nhập đến phát triền kinh tế.
1.3.1 Quan điểm của Simon Kuznets (1955)
Simon kuznets, nhà kinh tế học người Mỹ năm 1955 đã đưa ra
mơt mơ hình nghiên cứu khi xem xét mối quan hệ giữa thu nhâp và
tình trang bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
“Những gì chúng ta quan sát thất về cấu trúc phân phối thu
nhập của hai khu vực là: (a) thu nhập bình quân đầu người của người

dân ở nông thôn thông thường thấp hơn các khu đô thị; (b) Bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập cho người dân ở nơng thơn có phần
hẹp hơn so với dân số ở đơ thị thậm chí chỉ khi dựa trên thu nhập
hàng năm.
Theo mơ hình này, trong giai đoạn đầu của q trình phát triển
các nước thường khơng quan tâm đến phân phối lại thu nhập. Giai
đoạn này cùng với việc đạt đươc các thành tựu về tăng trưởng (thu
nhập bình quân đầu người tăng) thì sự bất bình dẳng lại có xu hướng
tăng, kết quả tăng trưởng chỉ tâp trung vào một số nhóm người. Khi
nền kinh tế đạt được mức thu nhập bình quân đầu người cao thì sư bất
bình dẳng có xu hướng giảm cùng với quả trình tăng trưởng kinh tế.
1.3.2 Quan điểm của A. Lewis (1915-1991)
Nhất trí với quan điểm cho rẳng bất bình đẳng sẽ tăng lên lúc
đầu và sau đó giảm bớt khi đã đat đươc tới mức độ nhất định của
Kuznets. Tuy nhiên, quan điểm của Lewis giải thích đươc nguyên
nhân của xu thế này. Sở dĩ bất bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu
cùng với sự gia tăng phát triển công nghiệp ở khu vực đô thị: trong
khi lương cơng nhân ở mức tối thiểu, thì thu nhập của tư bản lại gia
tăng do mở rộng quy mô sản xuất và do lao động của công nhân mang
lại. Ở giai đoan sau, bất bình đẳng sẽ giảm vì khi lao động dư thừa
2


trong nông nghiêp đã được thu hết hết vào khu vựa thành thi. Nhu cầu
lao động vẫn tăng lên, nhưng lao động kham hiếm; do đó phải tăng
tiền trong cơng nghiệp, lúc này bất bình đẳng sẽ giảm.
1.3.3 Lý thuyết liên kết phân phối thu nhâp và tăng trưởng
của Benabou (1966)
Lý thuyết này kết hơp nền kinh tế chính trị và lý thuyết thị
trường vốn khơng hồn hảo. Mơ hình của Benabou cho thấy sự cân

bằng giữa chi phí và lợi ích phân phối lại có thể biểu diễn bằng đường
cong chữ U ngược. “Tăng trưởng có liên kết hình chữ U ngược đối
với tái phân phối, trong khi đó tái phân phối có liên kết hình chữ U
ngược đối với bất bình đẳng. Đề xuất hai tác động ngược chiều nhau
của mối quan hệ này. Ở một số nước có thị trường vốn khơng hồn
hảo thì phân phối lai là tốt nếu chi tiêu công được dành cho đầu tư
giáo duc, tuy nhiên phân phối lại sẽ mang tác động tiêu cực nếu nó chỉ
chuyển đổi thu nhập từ người giàu sang người nghèo vì điều này làm
giảm lợi tức và quyết định đầu tư của người giàu.
2.
CƠ SỞ THỰC TIỄN KHOẢNG CÁCH THU NHÂP GIỮA
THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH
TẾ.
2.1 Thu nhập tác động đến phát triển kinh tế như thế nào?
Thu nhập có thể hiểu là cơ hội tiêu dùng và tiết kiệm mà một
đối tượng có được trong một khung thời gian cụ thể. Với đối tượng là
hộ gia đình và cá nhân, thì "thu nhập là tổng của lương, tiền công, lợi
nhuận, tiền lãi, địa tô và những lợi tức khác mà họ có được trong một
khoảng thời gian nhất định".
Thu nhập của người lao động nếu tiền tệ hóa thì sẽ là con số
khá lớn, ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất trong khi chúng ta cần
giảm chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh. Do vậy, các hình thức
khác nhằm gia tăng thu nhập thực tế của người lao động giữ vai trị
khơng kém phần quan trọng để cùng với lương và thu nhập hỗ trợ
người lao động duy trì và cải thiện cuộc sống một cách bền vững.
Kết quả khảo sát mức sống năm 2020 của Tổng cục Thống kê
ghi nhận: nhóm 20% dân số giàu nhất có thu nhập bình qn 9,1 triệu
đồng/tháng, trong khi nhóm 20% dân số nghèo nhất có thu nhập 1,13
triệu đồng/tháng; nhóm người giàu có thu nhập bình qn hằng tháng
gấp 8 lần nhóm người nghèo.

Bất bình đẳng thu nhập có tính hai mặt, vừa liên quan chặt chẽ
3


đến tăng trưởng kinh tế, vừa phản ánh thực trang phát triển của xã hội;
vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; vừa kiềm hãm, gây cản trở đối với
tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế học đề câp nhiều chiếu hướng tác
đơng ngược lại của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, cần lưu ý tùy từng giai đoạn phát triển khác nhau của nền
kinh tế đưa ra các nhận định và giải pháp chính xác, hiêu quả khi giải
quyết tác động ngược lại này.
2.2 Sự chênh lệch thu nhập và tăng trưởng kinh tế
2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập
Nhìn chung các nguyên nhân gây ra bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập có thể xếp vào hai nhóm: bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập từ tài sản; và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao
động.
2.2.1.1 Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản.
Trong nền kinh tế thị trường, một phần thu nhập của các cá
nhân nhận được từ sở hữu các nguồn lực. Tùy theo quy mô và cơ cấu
danh mục tài sản nắm giữ, cũng như giá thuê các tài sản đó, thu nhập
của các cá nhân từ tài sản có thể khác nhau rất nhiều. Tài sản của các
cá nhân được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, mà chủ yếu là do
được thừa kế tài sản hoặc do tiết kiệm trong quá khứ.
2.2.1.2 Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao đơng.
Mỗi người lao động có những đặc điểm rất khác nhau như sức
khỏe, năng lực, trình độ, kĩ năng, kinh nghiệm và sở thích. Các công
việc cũng khác nhau về tiền lương và các đặc điểm phi tiền tệ. Những
khác biệt này có ảnh hưởng đến cung, cầu lao động và thu nhập của
các cá nhân.

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố, bao gồm
nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế.
2.2.2.1 Các nhân tố kinh tế
Các nhân tố kinh tế tác động tăng trưởng kinh tế là những nhân
tố tác động trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của nền kinh tế,
bao gồm vốn, lao động, tiến bộ công nghệ và tài nguyên.

4


2.2.2.2 Các nhân tố phi kinh tế
Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố chính trị, xã hội, thể
chế hay còn gọi là các nhân tố phi kinh tế, có tác động gián tiếp và rất
khó lượng hóa cụ thể mức độ tác động của chúng đến tăng trưởng
kinh tế. Có thể kể ra một số nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng
trưởng như: vai trò của Nhà nước, các yếu tố văn hóa – xã hội, thể
chế, cơ cấu dân tộc tôn giáo và sự tham gia của cộng đồng.
2.3 Xu hướng bất bình đẳng trong phân phối thu nhâp ở Việt
Nam giai đoạn 2016-2020
2.3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế
Nước ta là nước đang phát triển với nền kinh tế đang bước vào
giai đoạn phát triển mới, sau hơn nhiều thập kỉ đạt được những thành
tựu quan trọng về kinh tế xã hội, Việt Nam xác định mục tiêu quan
trọng đó là phát triển kinh tế bền vững.

Hình 1: Vịng luẩn quẩn của các nước đang phát triển
Phát triển bền vững là một khái niệm khơng cịn mới, trong đó
địi hỏi q trình phát triển ba trụ cột chính là kinh tế, xã hội và môi
trường. Đối với Việt Nam, phát triển bền vững, ít nhất trên khía cạnh

phân phối thu nhập, là một nhu cầu thực sự khẩn thiết trong giai đoạn
tới đây vì Việt Nam phải duy trì được tốc độ tăng trưởng để thoát khỏi
cái bẫy luẩn quẩn của các nước có thu nhập thấp mà điều kiện tiên
quyết liên quan đến việc giảm chênh lệch và đói nghèo. Tuy
5


nhiên, xét về năng lực, khả năng phát triển bền vững của Việt Nam lại
đang là dấu hỏi lớn xét từ góc độ tăng trưởng kinh tế nhanh dựa trên
cơ sở giảm chênh lệch thu nhập giữa các cá nhân và các vùng, miền
trên cả nước.
2.3.2 Thống kê sự phát triển kinh tế và sự chệnh lêch giữa
thành thị và nông thôn giai đoạn 2016-2020
2.3.2.1 Xét theo hệ số GINI
Hệ số Gini (hay còn gọi là hệ số Loren) là hệ số dựa trên
đường cong Loren (Lorenz) chỉ ra mức bất bình đẳng của phân phối
thu nhập giữa cá nhân và hệ kinh tế trong một nền kinh tế.
Thông qua hệ số GINI trong giai đoạn 2016-2020 cho thấy, bất
bình đẳng thu nhập tại nước ta biến động không nhiều, giảm từ 0,431
xuống 0,373 và nằm trong ngưỡng an toàn, hiệu quả, phù hợp cho
mục tiêu tăng trưởng cao. Tại khu vực thành thị, người dân bình đẳng
và dễ dàng hơn trong tiếp cận các cơ hội phát triển về trình độ học
vấn, kỹ năng làm việc thơng qua giáo dục nên bất bình đẳng về thu
nhập ln thấp hơn khu vực nông thôn. Năm 2016 hệ số GINI ở khu
vực thành thị là 0,391 giảm còn 0,325 năm 2020, chỉ số này tương
ứng ở khu vực nông thôn là 0,408 và 0,373.

Bảng 1: Bất bình đẳng thu nhập thơng qua hệ số GINI tại
Việt Nam giai đoạn 2016-2020


2.3.2.2 Thống kê dựa trên mức thu nhập của các nhóm
thu nhập.

6


Bảng 2: Thống kê thu nhập bình quân đầu người theo nhóm thu
nhập ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020
Mức độ bất bình đẳng thu nhập cịn được thể hiện chênh lệch
giữa thu nhập của nhóm 1 và nhóm 5. Thu nhập của 20% nhóm người
có thu nhập thấp nhất và 20% nhóm người có thu nhập cao nhất đều
tăng trong giai đoạn 2016-2020, tuy nhiên khoảng cách thu nhập giữa
2 nhóm này ngày càng lớn, điều này cho thấy sự phân hóa giàu nghèo
ngày càng tăng. Năm 2016 thu nhập bình qn đầu người của nhóm
thu nhập thấp nhất là 791 nghìn đồng, tăng bình quân 5,7% trong giai
đoạn 2016-2019; nhóm thu nhập cao nhất là 7,8 triệu đồng, tăng
6,8%. Tốc độ tăng trưởng về thu nhập của nhóm thu nhập thấp chậm
hơn nhóm thu nhập cao làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng
tăng, năm 2016 thu nhập của nhóm thu nhập cao nhất gấp 9,8 lần
nhóm có thu nhập thấp nhất, năm 2019 gấp 10,2 lần. Tuy nhiên đến
năm 2020, do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 và hiệu quả
của các chính sách an sinh xã hội tới các đối tượng là người nghèo,
gia đình chính sách nên nhóm thu nhập thấp tăng 7,6% trong giai
đoạn 2016-2020 nhanh hơn nhiều mức tăng 3,3% của nhóm thu nhập
cao nhất, điều đó đã kéo theo sự chênh lệch thu nhập giữa 2 nhóm này
chỉ cịn 8 lần.
Tại khu vực thành thị, sự phân hóa giàu nghèo giữa nhóm thu
nhập thấp nhất và thu nhập cao nhất có xu hướng giảm từ 7,6 lần năm
2016 xuống 7,2 lần năm 2019 và chỉ còn 5,3 lần năm 2020 do tác
động của dịch Covid-19 làm cho nhóm thu nhập cao giảm trong khi

nhóm thu nhập thấp có xu hướng tăng. Khu vực nơng thơn có xu
hướng ngược lại với khu vực thành thị khi chênh lệch về thu nhập
giữa 2 nhóm thấp nhất và cao nhất tăng từ 8,4 lần năm 2016 lên 9,6
lần năm 2019, tuy nhiên năm 2020 giảm chỉ còn 8 lần do chịu tác
7


động chung của dịch Covid-19 lên toàn bộ nền kinh tế.
2.3.3 Nền kinh tế dưới sự tác động của bất bình đẳng thu
nhập.
Năm 2020 chi tiêu bình quân hộ gia đình cả nước là 2,89 triệu
đồng/người/tháng, tăng 13% so với 2018. Năm 2020 là một năm người
dân bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
Covid-19, có thể thấy rằng chi tiêu năm này tăng chậm hơn so với thời
kỳ trước (chi tiêu bình quân năm 2018 tăng 18% so với 2016). Các hộ
gia đình thành thị có mức chi tiêu bình qn đầu người/tháng xấp xỉ
3,8 triệu đồng trong khi các hộ nông thôn chỉ ở mức 2,4 triệu đồng,
chênh lệch giữa hai khu vực là 1,6 lần. Vùng Đông Nam Bộ luôn đứng
đầu cả nước với mức chi tiêu hộ gia đình cao nhất (hơn 3,9 triệu
đồng/người/tháng). Vùng Trung du miền núi phía Bắc có mức chi thấp
nhất (tương đương 2,1 triệu đồng/người/tháng). Ngồi ra mức tăng chi
tiêu bình quân đầu người một tháng ở vùng Trung du miền núi phía
Bắc năm 2020 chỉ tăng 5% so với 2018 trong khi vùng Đông Nam Bộ
tăng tới 17,3% so với năm 2018
Tỷ lệ phụ thuộc của năm 2020 là 0,69. Tỷ lệ phụ thuộc của
nhóm hộ nghèo nhất là 0,96 cao hơn 2,1 lần so với nhóm hộ giàu nhất
(0,46). Tỷ lệ phụ thuộc của các hộ dân cư thuộc khu vực nông thôn
cao hơn so với khu vực thành thị (0,73 so với 0,64). Điều đáng chú ý
là tỷ lệ hộ mua sắm đồ dùng lâu bền trong 12 tháng qua ở khu vực
thành thị thấp hơn khu vực nông thôn gần 7% nhưng trị giá đồ dùng

lâu bền mua mới khu vực thành thị cao gấp 1,5 lần khu vực nông
thôn. Tương tự, tỷ lệ hộ mua sắm đồ dùng lâu bền trong 12 tháng qua
của các hộ gia đình thuộc hai khu vực Trung du và miền núi phía Bắc
và Đồng bằng sông Cửu Long cao nhất cả nước nhưng trị giá đồ dùng
mua mới lại thấp nhất cả nước.
Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều chung cả nước năm 2020 là
4,8%, giảm 0,9 điểm phần trăm so với năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp
cận đa chiều ở nông thôn là 7,1%, cao hơn nhiều ở khu vực thành thị
là 1,1%. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều có sự khác biệt giữa các
vùng. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận
đa chiều cao nhất (14,4%), tiếp đến là các vùng Tây Nguyên, Bắc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (11% và 6,5%). Vùng có tỷ lệ hộ
nghèo tiếp cận đa chiều thấp nhất là Đông Nam Bộ (0,3%).
Hệ số GINI (theo thu nhập) của Việt Nam năm 2020 là 0,375
thấp hơn GINI giai đoạn 2014-2018 ở mức 0,4 nhưng vẫn ở mức bất
bình đẳng trung bình. Mức độ bất bình đẳng ở nơng thơn cao hơn
thành thị. Hai vùng có tỷ lệ nghèo cao là Trung du và miền núi phía
8


Bắc và Tây Nguyên cũng là hai vùng có hệ số GINI cao nhất, vùng có hệ số GINI ⇨thấp nhất là
Đông Nam Bộ.

Hệ số GINI (theo thu nhập) của Việt Nam năm 2020 là
0,375 thấp hơn GINI giai đoạn 2014-2018 ở mức 0,4 nhưng vẫn ở
mức bất bình đẳng trung bình. Mức độ bất bình đẳng ở nơng thơn
cao hơn thành thị. Hai vùng có tỷ lệ nghèo cao là Trung du và
miền núi phía Bắc và Tây Nguyên cũng là hai vùng có hệ số GINI
cao nhất, vùng có hệ số GINI thấp nhất là Đơng Nam Bộ.
2.4 Bất bình đẳng thu nhập tác động đến sự phát triền kinh tế

của các nước trên thế giới.
2.4.1 Ở nhóm các nước phát triển.
2.4.1.1 Hoa Kỳ
Hoa Kỳ có mức độ bất bình đẳng thu nhập cao nhất trong số
các nước đồng nghiệp (hậu cơng nghiệp hóa). Khi được đo lường cho
tất cả các hộ gia đình, bất bình đẳng thu nhập của Hoa Kỳ có thể so
sánh với các nước phát triển khác trước thuế và chuyển nhượng,
nhưng là một trong những mức cao nhất sau thuế và chuyển nhượng,
có nghĩa là Hoa Kỳ chuyển tương đối ít thu nhập từ các hộ gia đình có
thu nhập cao hơn sang các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn. Năm
2016, thu nhập thị trường trung bình là $ 15.600 cho nhóm phân vị
thấp nhất và $ 280.300 cho nhóm phân vị cao nhất. Mức độ bất bình
đẳng tăng nhanh trong nhóm phân vị cao nhất, với 1% cao nhất ở mức
1,8 triệu đô la, xấp xỉ 30 lần thu nhập 59.300 đơ la của nhóm phân vị
trung bình.
Các chính sách thuế và chuyển nhượng của Hoa Kỳ mang tính
lũy tiến và do đó làm giảm bất bình đẳng thu nhập hiệu quả. Theo số
liệu của Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), hệ số Gini của Hoa
Kỳ năm 2016 là 0,59 dựa trên thu nhập thị trường, nhưng đã giảm
xuống còn 0,42 sau thuế và chuyển nhượng. Thị phần thu nhập thị
trường 1% cao nhất đã tăng từ 9,6% năm 1979 lên mức cao nhất
20,7% năm 2007, trước khi giảm xuống 17,5% vào năm 2016. Sau
thuế và chuyển nhượng, những con số này lần lượt là 7,4%, 16,6% và
12,5%.

9


Biểu đồ 1: Biểu đồ chênh lệch thu nhập ở Mỹ


Chênh lệch thu nhập quá rõ rệt đến mức 10% hàng đầu của Mỹ
hiện nay có thu nhập trung bình gấp hơn 9 lần so với 90% vùng dưới
cùng, theo dữ liệu được phân tích bởi nhà kinh tế Emmanuel Saez của
UC Berkeley. Người Mỹ ở trong top 1 phần trăm tháp cao hơn một
cách đáng kinh ngạc. Họ thu nhập trung bình cao hơn 39 lần so với 90
phần trăm dưới cùng. Nhưng khoảng cách đó giảm đi so với khoảng
cách giữa 0,1% hàng đầu của quốc gia và những người khác. Những
người Mỹ ở mức cao nhất này đang có thu nhập gấp 196 lần so với 90
phần trăm dưới cùng.
Theo một phân tích vào tháng 12 năm 2020 về dữ liệu thu nhập
W-2 từ Viện Chính sách Kinh tế Bất bình đẳng thu nhập của Hoa Kỳ
đang trở nên tồi tệ hơn,
khi thu nhập của 1% hàng đầu tăng gần gấp đôi từ 7,3% năm
1979 lên 13,2% vào năm 2019 trong khi trong cùng khoảng thời gian
đó mức lương trung bình hàng năm của 90% người thấp nhất vẫn nằm
trong phạm vi 30.000 đô la, tăng từ 30.880 đô la lên 38.923 đô la,
tương ứng chiếm 69,8% tổng thu nhập vào năm 1979 và 60,9% vào
năm 2019. Thu nhập của 0,1% hàng đầu đã tăng từ 648.725 đô la năm
1979 lên gần 2,9 triệu đô la vào năm 2019, tăng 345%

10


Các tác động kinh tế và chính trị của bất bình đẳng có thể bao
gồm tăng trưởng GDP chậm hơn, giảm di chuyển thu nhập, tỷ lệ
nghèo cao hơn, sử dụng nợ hộ gia đình nhiều hơn dẫn đến tăng nguy
cơ khủng hoảng tài chính và phân cực chính trị.
Nguyên nhân của bất bình đẳng có thể bao gồm lương thưởng
cho người điều hành tăng so với người lao động trung bình, tài chính
hóa, mức độ tập trung lớn hơn trong ngành, tỷ lệ cơng đồn hóa thấp

hơn, thuế suất hiệu quả thấp hơn đối với thu nhập cao hơn và những
thay đổi công nghệ mang lại kết quả học tập cao hơn.
2.4.1.2 Ở Hàn Quốc (South Korea)
Bất bình đẳng kinh tế ở Hàn Quốc là một vấn đề lớn. Theo số
liệu trong những năm 2010, những người có thu nhập thấp chiếm tới
40% toàn bộ lực lượng lao động của Hàn Quốc. Ngược lại, những
người có thu nhập cao nhất chỉ chiếm 1–1,3% lực lượng lao động.
Nhìn chung, 98,7% người Hàn Quốc kiếm được ít hơn 90 triệu yên
(77.229,52 USD) hàng năm. Tuy nhiên, Nước này cũng có mức độ
nghèo đói cao nhất ở người cao tuổi trong các nước phát triển.
Hơn nữa, phần lớn sự bất bình đẳng kinh tế của đất nước có thể
là do sự thống trị của các chaebols (tiếng Hàn: 재 재 ; lit. "con nhà
giàu"), vốn cũng bị nhiều người Hàn Quốc coi là tham nhũng và có
ảnh hưởng lớn trong hệ thống chính trị. Sự thống trị của nó cũng có
thể sẽ kéo dài và gây ra nguy cơ làm chậm quá trình chuyển đổi của
nền kinh tế Hàn Quốc vì lợi ích của các thế hệ tương lai.
2.4.2 Ở nhóm nước đang phát triển
2.4.2.1 Ở Trung Quốc.
Trung Quốc có dân số thành thị khoảng 900 triệu người trong
khi 500 triệu người khác sống ở các vùng nông thôn. Người thành thị
kiếm được trung bình 43.834 nhân dân tệ vào năm 2020, trong khi cư
dân nơng thơn kiếm được trung bình 17.131 nhân dân tệ, dữ liệu của
chính phủ cho thấy.
Con số thu nhập ở nông thôn đã tăng 82% so với năm 2013,
tăng nhanh hơn mức tăng 66% của cư dân thành thị, do con số cơ bản
thấp ở nông thôn. Tuy nhiên, chênh lệch về thu nhập thực tế đã tăng
lên 57% trong thời gian bảy năm.

11



Các khu vực nơng thơn của Trung Quốc có ít lựa chọn làm việc
ngồi nơng nghiệp, và lĩnh vực nơng nghiệp thiếu tăng trưởng kinh
doanh. Nhiều dân làng rời đến các thành phố lớn với tư cách là công
nhân nhập cư, những người có thu nhập trung bình đạt khoảng 4.000
nhân dân tệ một tháng vào năm 2020 - mức lương tốt hơn nhiều so
với nông dân.
Nhưng họ vẫn thua xa nhân viên văn phòng. Nhân viên cổ
trắng ở Bắc Kinh, Thượng Hải và các thành phố khác có các ngành
công nghiệp đang bùng nổ kiếm được từ 10.000 nhân dân tệ đến
30.000 nhân dân tệ mỗi tháng, dẫn đến chia rẽ rõ ràng với dân làng và
người lao động nhập cư.

Biểu đồ 2: Biểu đồ chênh lệch thu nhập của các nhóm dân cư ở
Trung Quốc năm 2015 và 2020
2.4.2.2 Ở Malaysia
Khi nói đến tổng thu nhập, bất bình đẳng thu nhập ở Malaysia
tăng lên, với giá trị hệ số Gini tăng từ 0,399 vào năm 2016 lên 0,407
vào năm 2019. (Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2004, khoảng cách thu
nhập hộ gia đình được ghi nhận là tăng ở Malaysia. , dựa trên các số
liệu có sẵn định kỳ trước đây cho thấy bất bình đẳng thu nhập đang có
xu hướng giảm dần.)
Bất bình đẳng thu nhập dựa trên tổng thu nhập tăng lên đối với
cả khu vực thành thị (0,389 đến 0,398) và nông thôn (0,364 đến
0,367), trong khi bất bình đẳng thu nhập cũng gia tăng đối với cả ba
nhóm dân tộc chính - Bumiputera (0,385 đến 0,389), Trung Quốc
12


(0,411 đến 0,417 ), Người Ấn Độ (0,382 đến 0,411).

Đối với bất bình đẳng thu nhập dựa trên thu nhập khả dụng, nó
tăng từ 0,391 năm 2016 lên 0,393 năm 2019, tiếp tục tăng khi ở khu
vực thành thị (0,380 đến 0,385) nhưng giảm khi ở khu vực nông thôn
(0,365 xuống 0,361).

Biểu đồ 3: Biểu đồ chênh lệch thu nhập ở Malaysia
2.5 Tác động của bất bình đẳng thu nhập giữa thành thị và nông
thôn đến sự phát triển kinh tế.
Bất bình đẳng gia tăng kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Nó ảnh hưởng tới dịch chuyển xã hội và tăng trưởng trong tương lai
của toàn bộ nền kinh tế. Bất bình đẳng thu nhập tăng cao và của cải
tập trung là những tác nhân quan trọng dẫn tới cuộc khủng hoảng tài
chính tồn cầu.
Bất bình đẳng khơng chỉ là rào cản của giảm nghèo mà còn là
nhân tố gây bất ổn xã hội. Một mức giảm nhẹ trong dài hạn của bất
bình đẳng sẽ giúp giảm 20% tỉ lệ giết người và giảm lâu dài tình trạng
trộm cướp 23%.

13


Sư gia tăng bất bình đẳng thu nhập làm tăng khoảng cách về
giáo dục. Điều này dễ đưa các vùng nơng thơn vào vịng luẩn quẩn.
Thu nhập thấp sẽ hạn chế sự phát triển của giáo dục, làm giảm vốn
con người từ đó làm giảm năng suất lao động, kinh tế chậm phát triển.
Khơng có một cơ chế duy nhất, phổ quát nào đằng sau mối
quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng; trên thực tế, mối quan hệ
này có thể khơng phải lúc nào cũng giống nhau. Tuy nhiên, một mơ
hình tương đối tổng qt có thể được quan sát tùy thuộc vào mức độ
phát triển của quốc gia. Khi một nền kinh tế đang ở giai đoạn phát

triển ban đầu, lợi nhuận từ vốn vật chất có xu hướng cao hơn lợi
nhuận do vốn nhân lực mang lại và do đó, sự bất bình đẳng lớn hơn có
thể kích thích tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đạt
được giai đoạn phát triển tiên tiến hơn, tỷ suất sinh lợi từ vốn vật chất
có xu hướng giảm trong khi tỷ suất sinh lợi từ vốn con người có xu
hướng tăng lên, do đó, sự gia tăng bất bình đẳng có thể ảnh hưởng
tiêu cực đến tăng trưởng.
2.6 Nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng thu nhập giữa
thành thị và nông thôn
2.6.1 Các rào cản vơ hình
Những người lao đơng tại khu vực thành thị thường có trình đơ
về giáo dục, đào tọa hơn những người ở khu vực nơng thơn, bên cạnh
đó họ thường làm những công việc năng suất lao động cao và chịu
nhiều áp lực. Các doanh nghiệp ở khu vực thành thị thường sử dụng
mức lương cao để thu hút lao động từ nông
thôn chuyển đến. Do vậy, mức chênh lệch về thu nhập giữa hai
khu vực nông thôn và thành thị là do sự khác nhau về đặc tính cá thể
giữa hai khu vực.
Khu vực nhà nước với các doanh nghiệp nhà nước và hành
chính sư nghiệp cũng góp phần gia tăng bất bình đẳng nơng thơn và
thành thị. Các cơ quan này chủ yếu tâp trung ở các khu vực thành thị,
cần nhiều lao động và được nhà nước bảo hộ.
2.6.2 Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngồi
Đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng thể tác động trực tiếp đến
bất bình đẳng thu nhập nơng thơn – thành thị mà nó phải tác động
thơng qua các nhân tố trung gian.

14



Giúp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả
hơn theo hướng hợp tác, hội nhâp nền kinh tế quốc tế. Thay đổi cơ
cấu sản xuất sẽ tác động trực tiếp đến tình hình việc làm, thu nhập.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế tích cực sẽ thúc đẩy nền kinh tế hội nhập
vào sư phân công lao động và hơp tác quốc tế. Điều này sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến thu nhâp của người dân nông thôn và thành thị.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động tới chuyển dịch cơ cấu
đầu tư theo các ngành và thay đổi mối quan hệ cung cầu vốn đầu tư,
dẫn đến những điều chỉnh trong chính sách tiết kiệm và vay nợ nước
ngồi. Những thay đổi này có ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập và phân
bổ tiêu dùng, tiết kiêm của từng nhóm dân cư.
2.6.3 Thuế
Nghiên cứu của Oxfam và Quỹ Tiền tệ Quốc tế chỉ ra rằng mức
thuế thu nhập cao hơn dành cho người giàu sẽ giúp giảm bất bình
đẳng mà khơng có tác động bất lợi tới tăng trưởng. Thật vậy, cải cách
thuế đang diễn ra ở rất nhiều quốc gia. Ở Hàn Quốc, tổng thống Moon
Jae -in đã quyết định tăng thuế đối với các tập đồn, khiến doanh thu
của chính phủ từ thuế doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng thêm 5% hay 2,6
nghìn tỉ won (2,4 tỉ đô la) cho năm thuế 2018. Ở Canada, Thủ tướng
Trudeau cam kết gần 1 tỉ đô la cho việc điều tra trốn và lách thuế ở
nước ngoài, một nỗ lực nhằm giảm bất bình đẳng thu nhập và tăng
doanh thu.
2.6.4 Chi tiêu cơng
Tiến trình giải quyết vấn đề bình đẳng bắt đầu bằng việc tăng
đáng kể chi tiêu xã hội cho các lĩnh vực như giáo dục, y tế và các dịch
vụ công khác. Sử dụng doanh thu từ thuế để tài trợ cho các dịch vụ xã
hội thiết yếu là trọng điểm nhằm đảm bảo việc xóa đói nghèo và thu
hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Bên cạnh việc cung
cấp các trợ cấp trực tiếp cho người nghèo, các dịch vụ y tế và giáo dục
đã được chứng minh là có tác động to lớn trong việc giải quyết vấn đề

đói nghèo và giảm bất bình đẳng
2.6.5 Khoa học cơng nghệ
Các cơng ty lớn thường phân bố tập trung ở thành thị, các
thành phố lớn. Vì vậy ở đây người lao đơng được làm viêc trong một
mơi trường chun nghiêp, tự động hóa, vì vậy năng suất được tăng
cao và thu nhâp họ nhận được lớn hơn so với ở nơng thơn.
Bất bình đẳng kinh tế càng tăng thì càng làm giảm bình đẳng
15


cơ hội cho thế hệ sau, tạo nên một vòng luẩn quẩn. Hơn nữa, tăng
bình đẳng cơ hội (thơng tin, tiếp cận, tham gia... ) là điều kiện cần,
nhưng chưa đủ, để đảm bảo tăng bình đẳng kết quả (việc làm, thu
nhập, ...).
3.
BÀI HỌC RÚT RA VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHÍNH SÁCH
GIÚP HẠN CHẾ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
DƯỚI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA KHOẢNG CÁCH THU NHẬP THÀNH
THỊ NÔNG THÔN.
3.1 Bài học về ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế dưới khoảng
cách thu nhập ở thành thị và nơng thơn
Sự bất bình đẳng thu nhập giữa thành thị và nông thôn là một
vấn đề rất nhức nhối đã, đang và sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sự phát
triển của nền kinh tế. Nhưng đây là một điều mà ta không thể nào
tránh khỏi được, kể cả các nước phát triển mạnh như Hoa Kỳ, Nhật
Bản thì đây cũng là một vấn nạn lớn. Đây chính là một câu chuyện
chung của tồn cầu. Vì vậy, điều chúng ta cần làm là làm sao để giúp
sự chênh lệch này đưa về mức thấp nhất.
Thu nhập sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh
tế mà nó sẽ đi theo một tiến trình, có thể nói tương tự như vòng luẩn

quẩn đã được đề cập ở bên trên. Nếu ta vơ tình vướng phải mà khơng
tìm cách để thốt thì mãi mãi sẽ
bi cuốn theo. Thu nhập – Chi tiêu – Giáo dục – Sản xuất – Thu
nhập_vịng luẩn quẩn.
Giáo dục có thể sẽ là khía cạnh giúp cân bằng mức chênh lêch
thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Nền giáo dục vững chắc sẽ giúp
ta có được một lực lượng lao động tốt, chất lượng, đem lai năng suất
và lợi nhuân cao. Từ đó họ sẽ nhận được mức thu nhập xứng đáng.
Thu hẹp bất bình đẳng trong phạm vi thu nhập của con người
là cốt lõi đối với tăng trưởng bao trùm thông qua các nhân tố tích cực
để tiếp cận với giáo dục, y tế, dinh dưỡng và thị trường lao động, cũng
như hội nhập xã hội có thể và cung cấp về mặt kinh tế.

một nền kinh tế nhân văn, các doanh nghiệp tìm cách tăng
phúc lợi cho tất cả mọi người, và đảm bảo rằng phụ nữ được trả lương
một cách cơng bằng và có giá trị tương xứng. Cơng nghệ hướng đến
lợi ích của mọi người và tạo ra một tương lai bền vững, thân thiện với
môi trường. Và chính phủ đo lường những gì thực sự là
16


quan trọng: đó là phúc lợi của người dân.

3.2 Đề xuất giải pháp giúp thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa
thành thị và nơng thơn, góp phần phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Tuy đây là vấn đề chung của tồn nhân loại và nó tồn tại ở bất
kì nền kinh tế nào, khoảng cách thu nhâp giữa các vùng miền, giữa
các khu vực của cùng một đất nước, cùng mơt khu vực vẫn sẽ ln
tồn tại. Nhưng ta có thể hạn chế tác động tiêu cực của nó đến sự phát
triển kinh tế của đất nước bằng cách:

3.2.1 Về phía Chính phủ
Chính phủ cần đưa ra nhiều chính sách để có thể kích thích sự
phát triển kinh tế ở các vùng quê, có nhiều gói hỗ trợ cho người lao
động chân tay và những người khởi nghiệp ngay tại vùng q chưa
phát triển của mình. Chính phủ tạo điều kiện cho nông dân quy mô
nhỏ tham gia nhiều hơn vào tiếp thị nơng nghiệp trong bối cảnh biến
đổi khí hậu và xã hội, và đảm bảo nông dân nghèo hưởng lợi các
chương trình quốc gia như Tín dụng cho Người Nghèo hay Chương
trình Nơng thơn mới;
Cần có sư phối hợp chặt chẽ giữa các Bô, ngành, các địa
phương. Phát huy tối đa quyền và nghĩa vụ để có thể cùng người dân
phát triển kinh tế. Chính phủ tăng phân bổ ngân sách cho quản trị địa
phương tốt và giảm phân bổ ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng
cùng với việc thúc đẩy sáp nhập một số cơ quan của Đảng và Chính
phủ, đặc biệt là các cơ quan liên quan đến chính sách cơng.
Chính phủ cải thiện khung pháp lý và thể chế cho thương
lượng tập thể và đại diện dân chủ cho người lao động, gồm cả người
lao động nhập cư và ở khu vực phi chính thức, và tăng cường năng
lực các tổ chức của bên sử dụng lao động và người lao động để tham
gia thỏa thuận tập thể hiệu quả;
Chính phủ đảm bảo quyền tiếp cận thơng tin và tiếp cận dữ
liệu. Chính phủ cho mọi người dân, phân cấp, cải cách quản trị có sự
tham gia của người dân, các biện pháp chống tham nhũng và đảm bảo
khả năng tiếp cận công lý và một nền truyền thông tự do;
Giúp người dân ở các khu vực nghèo được tiếp cân với các
dich vụ cơ bản như giáo dục, y tế. Bởi vì trình độ học vấn cũng là
nguyên nhân trực tiếp đến phân phối thu nhập, vì vậy Chính phủ cần
17



có chính sách ưu tiên, đầu tư cho giáo dục ở vùng khó khăn; cần có
các chính sách hỗ trợ về tài chính cho hộ gia đình nghèo, giảm bớt các
chi phí cho giáo dục để đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục cho người
lao động nghèo, miễn hoặc giảm học phí cho các khu vực khó khăn,
thực hiện cải cách giáo dục nhằm cân bằng cơ hội và phát triển kỹ
năng cho người lao động là vô cùng quan trọng
Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tổ chức
dạy nghề cho lao động nông thôn, gắn với tạo việc làm; dạy nghề phù
hợp với cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề của địa phương, ưu tiên
dạy các nghề có thể tự tạo việc làm tại chỗ, những nghề có nhu cầu
cao, có khả năng tìm được việc làm trên thị trường và tham gia thị
trường xuất khẩu lao động.
Thiết kế hệ thống thuế sao cho không triệt tiêu động lực làm
giàu của những người giàu; tăng đầu tư công vào những khu vực kém
phát triển; đồng thời, nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công cũng
như cải thiện chất lượng các dịch vụ công, để các kết quả đầu tư đến
với người dân, đặc biệt là nhóm người dân nghèo.
Đẩy mạnh đơ thị hóa, bên canh thúc đẩy, phát triển đầu tư vào
nông thôn cũng cần chú trọng đến duy trì, phát triển khu vực thành
thị. Điều này sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ
cấu lao động. Các đô thị lớn không chỉ là nơi tạo ra cơ hội việc làm và
nâng cao thu nhập mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa
dạng.
3.2.2 Về phía doanh nghiêp
Hiện nay Chính phủ đang có rất nhiều chính sách để hỗ trợ cho
các doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp cần tận dụng để có thể
phát triển, mở rộng quy mô, cơ sở sản xuất xuống các vùng quê chứ
không chỉ là ở các thành phố lớn.
Không ngừng đổi mới, nghiên cứu, ứng dụng khoa học cơng
nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Chủ động tìm kiếm các cơ hội kinh

doanh, các thị trường nguyên liệu và tiêu thụ để có thể tối ưu chi phí,
tăng lợi nhuận. Tạo điều kiện cho người lao động được nâng cao trình
độ, kĩ năng.
Cần phân bổ lại nguồn đầu tư từ công nghiệp sang nông
nghiệp, từ công nghiệp nặng sang công nghiệp nhẹ, chế biến, đầy
mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng từ thành thị về nông thôn.

18


3.2.3 Về phía người dân
Cần nỗ lực nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ chun mơn,
tự trang bị các kỹ năng mềm để đảm bảo khả năng thích nghi với sự
thay đổi không ngừng của thị trường lao động. Người lao động cũng
nên hiểu và chia sẻ với doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này.
Trong q trình thực hiện triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ,
người lao động cần thực hiện nghiêm túc, khai báo trung thực theo
hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; đảm bảo các hỗ trợ đến được
đúng và đủ đối tượng.
4. KẾT LUẬN.
Phát triển kinh tế_một điều tất yếu, quyết định trực tiếp đến
cuộc sống của người dân, khoảng cách thu nhập_một vấn đề luôn tồn
tại trong một nền kinh tế. Hai điều này sẽ khơng ảnh hưởng trực tiếp
nhưng nó sẽ gián tiếp đem lại nhiều hệ lụy nếu cả hai bị xốy vào
vịng luẩn quẩn. Tuy nhiên chúng ta có thể kiềm hãm sự ảnh hưởng
này, có thể đưa mức chênh lệch này về mức tối thiểu. Dưới sự giúp
sức của Chính phủ chúng ta có thể cân bằng thu nhập giữa các khu
vực, các vùng miền, phát triển kinh tế bền vững.

19



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. CIEM, Trung tâm Thông tin – Tư liêu, “Giảm khoảng cách chênh
lêch thu nhập To reduce income gap in VietNam”. Truy cập link
[ />2. CIEM, Trung tâm Thơng tin – Tư liệu, “Vai trị của lương và thu
nhập như là động lưc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững”. Truy cập
link [ />3. Hồ Thị Hịa (2019), “Mối quan hê bất bình đẳng thu nhập và tăng
trưởng kinh tế ở Tây Nguyên”. Truy cập link
[ />thu-nhap-va-tang-truong-kinh-te]
4. Nguyễn Tấn Văn (2016), “Mối quan hê giữa bất bình đẳng thu nhập
và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Truy cập link
[:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/29456/1/TO
M%20TAT.pdf].
5. Tạp chí cơng thương (2020), “Bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam
hiện nay: Thực trạng và khuyến nghị”.
Truy cập link [ nam-hien-nay-thuc-trang-va-khuyen-nghi-73240.htm].
6. Tổng cục thống kê, “Thơng cáo báo chí về kết quả khảo sát mức sống
dân cư năm 2020”. Truy cập link [ lieuthong-ke/2021/07/thong-cao-bao-chi-ve-ket-qua-khao-sat-muc song-dan-cunam-2020/].
7. Tổng cục thống kê, “Xu hướng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

Việt
Nam
giai
đoạn
2016-2020”.
Truy
cập
link

[ batbinh-dang-trong-phan-phoi-thu-nhap-o-viet-nam-giai-doan-2016- 2020/]
8. Tổng cục thống kê, “Thống cáo báo chí về kết qyar tổng điều tra dân
số và nhà ở năm 2019”.
Truy cập link [ />chi-ket-qua-tong-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-nam-2019/].
9. Ths.Nguyễn Ngọc Hoa (2018), “Ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi tới bất bình đẳng thu nhâp nông thôn-thành thị tại Việt Nam”.
Truy cập link [ binh-dang20


×