Bài tiểu luận cuối kỳ môn
Xã hội học lao động
Họ và tên sinh viên: Bùi Huy Hùng. Mssv: 10030349
Lớp : XHH_K55
Tên đề tài : Tìm hiểu về nghề quản lý nhà hàng, khách sạn
Câu hỏi nghiên cứu : Nghề quản lý nhà hàng, khách sạn có gì đặc biệt? thu nhập của họ
như thế nào?.
Phương pháp thu thập thông tin : phỏng vấn cá nhân, quan sát.
Phỏng vấn : người được phỏng vấn : Anh Bùi Quý Đương, 24 tuổi, công việc hiện tại:
quản lý nhà hàng
Người phỏng vấn : Bùi Huy Hùng
Địa điểm phỏng vấn : nhà hàng Cát Tường. số 68 – ngõ A36 Hồ Tùng Mậu –
Mai Dịch – Từ Liêm – Hà Nội.
Thời gian : từ 8h đến 8h30’ ngày 12/6/2013.
Hỏi : Chào bạn !. Bạn có thể dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi của mình
nhằm giúp mình hiểu rõ hơn về nghề quản lý nhà hàng mà bạn đang làm. Mấy câu hỏi
của mình sẽ ngắn gọn nhanh và dễ thôi, sẽ ko mất nhiều thời gian của bạn đâu.
Trả lời : Ok! Bạn hỏi đi, mình sẵn sàng.
Hỏi : Mình đang làm một cái đề tài mini của môn lao đông bạn ạ, nhân vật chính trong đề
tài của mình là bạn đấy. Bạn cho mình biết chút ít thông tin nhé!.
Công việc của bạn hiện nay như thế nào?. Lương lậu ra sao?. Thưởng thế nào?. Có kiếm
thêm được gì không?.( Ví dụ như khách “bo” ấy).
Trả lời: “Tớ làm thu ngân, hôm nào có khách thì làm, không thì ngồi chơi, ở đây chỉ bán
trưa với tối, lương cứng một tháng là 4 triệu ( lương khá là cao cho người có trình độ
11/12, chủ yếu yêu cầu công việc là phải biết việc, biết khách cần gì, nhà hàng thiếu gì để
điều tiết). Ăn ngủ tại nhà hàng, mỗi tháng mất 50 nghìn tiền điện nước”.
“Khách thì ngày nào cũng bo bạn ạ, bo nhiều hay ít thì cũng tùy vào tâm lý khách, mình
làm khách vui thì họ bo nhiều, còn không thì cũng tùy. Có hôm khách vui thì được cả
triệu, hôm thì chỉ được vài chục nghìn”.
“Nhà hàng chuyên về các món ăn dân tộc”.
Phương pháp quan sát :Nhà hàng có 2 tầng, 28 bàn với 6 bàn VIP, tầng trên có 12 bàn,
tầng dưới có 18 bàn. Khuôn viên nhà hàng nằm trên khu đất với diện tiachs khoảng
8000m2, có 2 cái ao, có sân chơi cho trẻ em, và một số dịch vụ giải trí khác.
Nhà hàng có 35 nhân viên kể cả quản lý.
Hỏi : Cảm ơn bạn rất nhiều!. Chúc bạn luôn gặp nhiều may mắn và thành công trong
công việc!.
Trả lời : Mình cảm ơn, chúc bạn học tập tốt!.
Khung lý thuyết :
Thuyết lựa chọn duy lý của Homans cho rằng con người luôn hành động có chủ đích, có
suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa
với chi phí tối thiểu.
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết
định sử dụng loại phương tiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện
khan hiếm các nguồn lực.
Lý thuyết lựa chọn duy lý được áp dụng trong đề tài này nhằm giải thích cho cái gọi là
nguyên nhân tại sao mà người ta lại chọn công việc này, họ có gì trong tay, cái họ có
khiến họ đưa đến quyết định.
Lịch sử công việc
Năm 2008 trong khi đang học lớp 11 anh Đ đã phải nghỉ học do gia đình gặp khó khăn.
Với tuổi trẻ và sức trẻ của mình anh quyết định đi làm thuê để giúp đỡ gia đình. Trải qua
nhiều công việc từ bồi bàn – đầu bếp – và cuối cùng với cố gắng và quyết tâm cùng ngoại
hình ưa nhìn cách ăn nói có duyên đã giúp Đ có được công việc tốt hơn mà mình mong
muốn đó là “quản lý”.
Kể tề khi lên với công việc quản lý quan hệ xã hội của Đ mở rộng hơn, cuộc sống thay
đổi.
Mô tả công việc :
Đúng như tên của nó,việc quản lý tuy có vẻ nhẹ nhàng nhưng yêu cầu phải có khả năng
bao quát, sự linh hoạt, năng động, nắm bắt được nhu cầu của khách, hiểu được khách cần
gì. Với mục tiêu làm hài lòng khách.
Sản phẩm công việc:
Sự hài lòng của khách hàng. Đáp ứng được nhu cầu của khách khi đên nhà hàng.
Năng xuất lao động :
Công xuất lao động của Đ thể hiện qua số lượng khách đến nhà hàng, lượng khách càng
đông, trở lại quán sau khi đến quán lần đầu.
Các yếu tố tác động đến công việc :
Tuổi trẻ, ngoại hình ưa nhìn, cách ăn nói tốt, khả năng giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ.
Hoàn cảnh bản thân cũng ảnh hưởng đến nghị lực tiến thân của Đ, vốn sống xã hội giúp
Đ giao tiếp xã hội và tạo dựng quan hệ tốt hơn.
Trình độ chuyên môn :
Mặc dù trình độ học vấn không cao nhưng sự va chạm xã hội từ sớm đã giúp Đ có được
vốn sống tốt hơn, biết được lối giao tiếp làm sao để lấy được lòng khách khi đến nhà
hàng, hài lòng khách đến vui lòng khách đi.
Xét trong mặt bằng chung thì với vốn kiến thức và trình độ học vấn của Đ như vậy là
đang khâm phục, a biết mình có gì và biết lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của
mình.
Tự đánh giá :
“ mình thấy công việc của mình như vậy cũng tạm ổn, sau này nếu có thời gian và điều
kiện mình sẽ đi học thêm để có thêm tấm bằng bạn ạ, xã hội bây giờ coi trọng bằng cấp
hơn năng lực.
Kết luận :
Một công việc nhẹ nhàng có mức lương khá cao so với trình độ học vấn mà Đ đang có,
một công việc yêu cầu năng lực hơn bằng cấp, coi trọng thành quả thực tế hơn hình thức
tấm bằng.
Mức lương kha khá cộng với chế độ đãi ngộ tốt như vậy thì đây được coi là một công
việc khá là tốt và được nhiều người quan tâm bởi lẽ nó không yêu cầu nhiều bằng cấp mà
cái nó cần la năng lực xử lý tình huống cũng như sự linh hoạt trong đối phó hoàn cảnh.
Đối với một người không có bằng cấp và học vấn cao nhưng lại có được công việc tốt
như vậy thì quả thực là một điều đáng để những người có học vấn và bằng cấp học tập,
bởi với những người có bằng cấp thì họ hoàn toàn có thể có được công việc đó và cũng
hoàn toàn có khả năng kiếm cho mình một công việc tốt với mức lương cao như vậy.
Câu chuyện ở đây là ta phải biết thăm dò thị trường, biết xã hội cần ở ta cái gì, cái xã hội
cần ngày nay là năng lực giải quyết một công việc cụ thể sự sáng tạo chứ không phải là
một tấm bằng “ đẹp “.
Sự năng động để nắm bắt nhu cầu của xã hội, kỹ năng mềm để giúp ta gây dựng mối
quan hệ cũng như giúp ta làm chủ được vấn đề.