Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

10 điều rút ra từ việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.89 KB, 18 trang )

10 điều rút ra từ việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan
Đúng ngày này cách đây 1 tuần (15/8/2021), Taliban tấn cơng và chiếm thủ đơ
Kabul của Afghanistan, chính thức đặt dấu chấm hết cho chính quyền của Tổng
thống Ashraf Ghani được Mỹ hậu thuẫn và kết thúc 20 năm can dự của Mỹ vào
cuộc chiến Afghanistan (2001-2021) trước thời hạn hoàn tất cuộc rút quân do
Tổng thống Mỹ Biden đặt ra là ngày 31/8/2021.
Dưới đây là 10 điều rút ra từ cuộc rút quân của Mỹ và chiến thắng của Taliban:
1. Với chiến thắng quân sự ấn tượng trước cường quốc quân sự số 1 thế giới là
Mỹ, Afghanistan tiếp tục được ghi danh là mồ chôn các đế chế.
Thực vậy, Mỹ không phải là cường quốc quân sự đầu tiên thất bại tại
Afghanistan, mà chỉ là cường quốc quân sự mới nhất được ghi vào danh sách
này mà thôi. Trước Mỹ, Afghanistan đã từng đánh bại các đạo quân của các
cường quốc mạnh nhất thế giới trong lịch sử như Alexander Đại đế, Đế quốc
Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn, Đế quốc Anh và Liên Xô cũ.
Đáng chú ý là Anh đã can thiệp quân sự vào Afghanistan tới bốn lần trong 2 thế
kỷ qua (1838-1842, 1878-1880, 1919 và cùng Mỹ trong cuộc chiến chống
khủng bố trong khoảng thời gian 2001-2014).
Cịn đối với Liên xơ cũ, cuộc chiến Afghanistan trong 10 năm (1979-1989) đã
khiến 15.000 binh sĩ thiệt mạng, 35.000 binh sỹ bị thương và là một trong
những nguyên nhân chính tạo ra gánh nặng kinh tế, chính trị và xã hội khiến
Liên xô suy sụp trong những năm 1980 và sụp đổ vào năm 1991 sau đó. Cuộc
chiến tại Afghanistan khiến vị thế quốc tế và ngoại giao của Liên xô bị suy yếu
trầm trọng. Vào nửa cuối những năm 1980, Trung Quốc đặt yêu cầu rút quân
đội Liên Xô ra khỏi Afghanistan là một trong ba điều kiện tiên quyết để bình


thường hóa quan hệ Trung - Xơ (hai điều kiện kia là giảm quy mơ qn số và
khí tài dọc biên giới Xô-Trung, và "ép" Việt Nam rút quân khỏi CPC).
Tuy chiến lược quân sự áp dụng vào cuộc chiến Afghanistan của các cường
quốc trên có khác nhau, nhưng tựu trung lại có 4 đặc điểm chính:
(i) Thắng lợi qn sự như chẻ tre ban đầu;


(ii) Tiếp đó là bế tắc và sa lầy về quân sự;
(iii) Đối phương giành thắng lợi quân sự; và
(iv) Afghanistan trở thành nỗi ám ảnh cho các cuộc can thiệp quân sự tiếp theo
và gánh nặng về kinh tế và quân sự sau đó.
2. Quyết tâm rút quân khỏi Afghanistan bằng mọi giá của Mỹ trong những ngày
qua giúp gợi nhớ lại việc thực hiện khẩu hiệu "nước Mỹ trên hết" của cựu Tổng
thống Donald Trump, nhưng được thực hiện bởi Tổng thống Joe Biden.
Mặc dù có nhiều điểm khác biệt cơ bản trong việc sắp xếp các ưu tiên đối nội,
đối ngoại và cách thức thực hiện chúng, nhưng Tổng thống Biden và cựu Tổng
thống Trump đều có một mục tiêu chung là thực hiện thỏa thuận Doha 4 điểm
ký ngày 29/2/2020 tại Doha (Qatar) gồm các nội dung chính:
(i) khơng được sử dụng lãnh thổ Afghanistan để làm nơi tấn công nước Mỹ;
(ii) quân đội Mỹ và các lực lượng nước ngoài sẽ rút khỏi Afghanistan (Trump
đặt thời biểu là 31/5/2021, sau đó Biden điều chỉnh lại thành 31/8/2021) và đảm
bảo an ninh cho tiến trình rút quân này; và


(iii) Ngừng bắn và bắt đầu tiến trình đàm phán giữa các phe phái tham chiến tại
Afghanistan.
Cơ sở để có được sự nhất trí này là các nhà lãnh đạo thuộc cả hai đảng Cộng
hòa và Dân chủ tại Quốc hội, giới học giả và phần đông công chúng Mỹ đều
thấy sự thất bại của chiến lược can thiệp quân sự được Tổng thống Bush khởi
xướng sau sự kiện 11/9, đó là: Mỹ đã tiêu tốn trên 1.000 tỷ USD; khoảng 2.450
binh sỹ bị thiệt mạng, 15.000 binh sĩ bị thương; cuộc chiến kéo dài gần 20 năm
mà chưa thấy điểm kết thúc. Trong khi đó, quân đội Afghanistan được Mỹ đào
tạo "bài bản" nhưng chỉ "có ý chí" khi có cố vấn Mỹ ở bên cạnh, hỗ trợ hỏa lực,
thơng tin tình báo và tiếp tục "bơm tiền", chứ khơng phải chiến đấu vì lý tưởng
hay lợi ích quốc gia.
Với sự nhất trí đó, chính quyền Biden gần như phớt lờ các chỉ trích của báo chí
và truyền thơng trong suốt 2 tuần qua và có thể cả trong những tuần tiếp theo về

sự hỗn loạn trong kế hoạch rút quân. Trong khi đó, trừ 2 bài diễn văn của Tổng
thống Biden được truyền hình tồn quốc về tình hình Afghanistan để bảo vệ cho
quyết định rút quân của mình, Chính quyền Biden vẫn đặt ưu tiên cho chương
trình nghị sự trong Tháng 8 và những tháng tiếp theo từ nay đến cuối năm 2021
là Quốc hội thông qua gói đầu tư hạ tầng trị giá 1.000 tỷ USD (mới được
Thượng viện thơng qua) và gói chi ngân sách bổ sung 3.500 tỷ USD để đầu tư
vào nguồn nhân lực cho phát triển tương lai của nước Mỹ.
3. Sự thất bại trong thực thi chiến lược rút quân.
Tuy nhất trí trong mục tiêu rút quân khỏi Afghanistan theo thời biểu do chính
quyền Biden đưa ra, nhưng cách thức Mỹ rút quân như những kẻ thua trận đang
tháo chạy, sự tấn công thần tốc và chiến thắng ngoạn mục của Taliban, cùng với
đó là sự sụp đổ nhanh chóng của hệ thống chính quyền các cấp do Mỹ dựng lên
trên khắp Afghanistan và sự chạy trốn mau lẹ ra nước ngoài của các quan chức


hàng đầu trong chính quyền bỏ mặc người dân Afghanistan trong sự oán thán và
hỗn độn đã khiến người Mỹ chống váng và bất bình.
Chưa bao giờ kể từ khi lên nắm quyền ngày 20/1/2021, Chính quyền Biden lại
nhận nhiều sự chỉ trích đến vậy từ cả đồng minh lẫn phe Cộng hịa đối lập khiến
uy tín của chính quyền mới xuống thấp nhất, chỉ còn 46% trong cuộc thăm dò
dư luận mới nhất.
Đành rằng, việc Afghanistan rơi vào tay Taliban là kết cục đã được dự báo
trước. Nhưng cách thức Taliban giành chính quyền và sự sụp đổ mau chóng của
chính quyền Kabul thân Mỹ là điều khiến ngay cả những người bi quan nhất
trong giới tình báo, quân đội và chính quyền Biden cũng bị chống váng và bất
ngờ. Mới trung tuần tháng 7 vừa rồi, tức trước khi Kabul sụp đổ khoảng một
tháng, tình báo Mỹ cịn đánh giá chính quyền Afghanistan thân Mỹ có khả năng
đứng vững được ít nhất 90 ngày sau khi Mỹ hồn tất việc rút quân vào
31/8/2021.
Nhìn tổng thể, thất bại của Mỹ chính là sự thất bại của ít nhất ba yếu tố: Tình

báo, quân đội và cách thức tổ chức thực hiện, mặc dù khi đó Mỹ vẫn duy trì sự
hiện diện của 2500 cố vấn, kinh nghiệm 20 năm tham chiến và mạng lưới tình
báo, tai mắt khắp nơi.
Ở một góc độ khác, các địch thủ của Mỹ có thể sử dụng hình ảnh Mỹ "bỏ rơi"
đồng minh và rút quân hỗn độn khỏi Afghanistan... để đe dọa các đồng minh,
đối tác và bạn bè của Mỹ rằng chớ nên lệ thuộc quá mức vào Mỹ để rồi có ngày
sẽ lại bị "bỏ rơi" như Afghanistan. Tất nhiên, đây là một câu chuyện khác và sẽ
bàn ở nội dung khác, trong bối cảnh khác.
4. Afghanistan đã, đang và sẽ tiếp tục là nhân tố quan trọng thay đổi cán cân
chiến lược toàn cầu trong những thập kỷ tiếp theo.


Khi Bush con lên cầm quyền vào tháng 1/2001, ông ta đã nhận thấy một số
điểm sai trong chiến lược can dự quá đà với Trung Quốc của chính quyền Bill
Clinton, sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và sự suy yếu tương đối của
nước Mỹ và ông ta nhanh chóng coi Trung Quốc là đối tượng kiềm chế trong
chiến lược mới của Mỹ.
Sự thay đổi trong chiến lược của chính quyền Bush con đã nhanh chóng làm
chuyển hướng quan hệ Mỹ- Trung, đẩy mối quan hệ này vốn vừa mới được
phục hồi sau vụ Mỹ ném bom vào sứ quán Trung Quốc tại Belgrade, Serbia
tháng 5/1999 xuống mức rất thấp.
Chưa đầy 3 tháng sau khi Bush con cầm quyền, giữa Mỹ và Trung Quốc đã xảy
ra vụ đụng độ nghiêm trọng giữa một chiếc máy bay do thám EP-3E của hải
quân Mỹ với máy bay J-8II của không quân Trung Quốc ở ngoài khơi đảo Hải
Nam ngày 1/4/2001 khiến một phi công Trung Quốc tử nạn. Vụ tai nạn này
khiến quan hệ Trung-Mỹ vốn đã xấu lại càng trở nên xấu hơn.
Vào đúng lúc này thì cứu cánh cho Trung Quốc cũng như quan hệ Trung-Mỹ
bỗng xuất hiện, đó là cuộc tấn cơng xâm lược và và sự sa lầy tại Afghanistan
của Mỹ sau sự kiện khủng bố 11/ 9/2001.
Với lý do Afghanistan của Taliban là nơi chưa chấp nhóm khủng bố Al-Qaeda,

và khơng chịu nộp trùm khủng bố Osama Bin Laden cho Mỹ, Chính quyền
Bush ra lệnh tấn công ồ ạt Taliban và chỉ hơn 2 tháng, từ 7/10-17/12/2001, Mỹ
đã đánh bại Taliban, giải phóng Kabul và phần lớn Afghanistan cũng như dựng
lên một chính quyền thân Mỹ.
Tuy nhiên, bi kịch với Mỹ cũng bắt đầu từ đây.


Một là, chính quyền Bush đã xác lập một chiến lược sai lầm. Việc coi khủng bố
là mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với Mỹ, rồi dồn toàn bộ nguồn lực quốc gia
trong cuộc chiến chống khủng bố, đã làm phân tán nguồn lực, làm lệch hướng
các ưu tiên của Mỹ vốn vừa được xác lập cách đó chưa lâu.
Trong khi đó, cuộc chiến chống khủng bố hồn tồn có thể được thực hiện hiệu
quả sau khi đánh bại Taliban bằng các cơng cụ khác ít tốn kém hơn như: Sử
dụng các lực lượng thực thi pháp luật; tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh
bên trong nước Mỹ; phối hợp trong việc chia sẻ thông tin tình báo với các đồng
minh; sử dụng các nhóm biệt kích; triển khai lực lượng quân sự tinh gọn cùng
các loại vũ khí thơng minh ở bên ngồi... chứ khơng phải tốn kém hàng nghìn tỷ
USD để duy trì sự hiện diện của lực lượng quân đội mạnh và xây dựng một đội
qn vơ dụng ở nước ngồi.
Hai là, để tập trung cho chiến lược chống khủng bố, Mỹ phải cấu trúc lại chiến
lược đối ngoại như bắt tay làm lành với các địch thủ như Nga, Trung Quốc,
Pakistan, rồi xây dựng các liên minh ngoại giao, quân sự mới trên phạm vi toàn
cầu.
Kết quả là Trung Quốc từ chỗ được xem là địch thủ lại được Mỹ chuyển hóa,
tranh thủ và lợi dụng để trở thành đối tác trong cuộc chiến chống khủng bố toàn
cầu. Kết quả là vào cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Bush năm 2008, quan hệ
Trung-Mỹ quay trở lại thời kỳ trăng mật mới và ở đỉnh cao nhất kể từ khi hai
nước bình thường hóa quan hệ ngày 1/1/1979. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp
tục tận dụng mối quan hệ tốt này với Mỹ để âm thầm xây dựng sức mạnh kinh
tế và quân sự để rồi trở thành cường quốc có khả năng thách thức Mỹ trên mọi

phương diện, đi kèm với tham vọng sốn ngơi Mỹ, trở thành cường quốc hùng
mạnh nhất tồn cầu trong một ngày khơng xa.


Như vậy, sai lầm chiến lược của Mỹ trong việc xác định các thách thức toàn cầu
sau sự kiện khủng bố 11/9 cũng tương tự như sai lầm trước đó hơn 30 năm khi
can thiệp vào cuộc chiến Việt Nam với sự có mặt của trên 500.000 quân và coi
Việt Nam là thách thức lớn nhất đối với an ninh của Mỹ khi đó. Cịn Liên Xơ,
đối thủ khơng đội trời chung của Mỹ trong Chiến tranh lạnh, lại là bên hưởng
lợi nhiều nhất, tập trung phát triển sức mạnh quân sự và đạt được thế quân bình
với Mỹ về bộ ba vũ khí hạt nhân chiến lược (tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném
bom hạt nhân và tên lửa hạt nhân vượt đại Châu) vào đầu những năm 1970 mà
cho đến tận bây giờ Mỹ vẫn chưa tìm cách phá vỡ nổi.
Rõ ràng, sai lầm thì phải trả giá. Và việc rút ra kinh nghiệm muộn màng còn
hơn là tiếp tục sa lầy trong đống bùng nhùng về mặt chiến lược.
5. Trong kỷ nguyên "hậu Afghanistan", Mỹ sẽ càng có điều kiện tập trung
nguồn lực nhiều hơn đối phó với nguy cơ Trung Quốc.
Ngay sau khi lên nắm quyền 20/1/2021, Chính quyền Biden đã "phá bỏ" nhiều
di sản đối nội và đối ngoại của Chính quyền Trump. Tuy nhiên, điểm chung lớn
nhất giữa hai chính quyền là việc tiếp tục coi Trung Quốc là thách thức chiến
lược nghiêm trọng và toàn diện nhất đối với nước Mỹ.
Khác với thất bại trong chiến tranh Việt Nam, cùng "Hội chứng Việt Nam" kéo
dài hàng thập kỷ sau đó, cuộc rút lui khỏi Afghanistan 8/2021 có thể sẽ khơng
để lại hội chứng lớn, bởi lẽ:
(i) Vào những năm tháng cuối cùng của cuộc chiến Afghanistan, Mỹ chỉ duy trì
một lực lượng quân sự hạn chế gồm 2500 lính và một ngân sách quân sự tượng
trưng;


(ii) Nga và Trung Quốc tuy được xem là địch thủ, nhưng khác với thời kỳ Chiến

tranh lạnh, hai nước này chưa đủ tiềm lực quân sự để mở rộng ảnh hưởng ra bên
ngồi, thách thức sự có mặt qn sự của Mỹ hay chỉ đơn giản là lấp khoảng
trống về an ninh do Mỹ để lại.
Tuy cùng chia sẻ mục tiêu ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc ở thời điểm hiện
tại, nhưng cách thức tiếp cận và xử lý vấn đề Trung Quốc giữa hai chính quyền
lại có những khác biệt cơ bản. Trong khi Chính quyền Trump thiên về hành
động đơn phương (America Alone) thì Chính quyền Biden lại "nhẹ nhàng" hơn
trong cách sử dụng ngôn từ, nhưng hành động thì quyết liệt khơng kém. Ngồi
ra, chính quyền Biden cịn khéo léo lơi kéo đồng minh, đối tác trong việc xây
dựng các liên minh trên phạm vi toàn cầu và ở các khu vực thiết yếu như củng
cố Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đẩy nhanh tiến trình thiết chế
hóa Nhóm Bộ tứ gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản để hình thành mặt trận
thống nhất chống Trung Quốc. Đối với giới hoạch định chính sách cấp cao của
Trung Quốc, việc đối phó với một đối thủ cứng rắn cơng khai như Trump thậm
chí cịn "dễ xơi" hơn là đối phó với một Biden mềm mỏng bên ngoài, nhưng
quyết liệt bên trong.
Thái độ cứng rắn với Trung Quốc thể hiện rõ nhất trong Tuyên bố chung mang
tên "Tinh thần Nhóm bộ tứ" được đưa ra nhân kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh
đầu tiên của nhóm này tháng 3/2021. Tiếp đó, tinh thần chống Trung Quốc cịn
được thể hiện trong các Tun bố, Thơng cáo chung nhân kết thúc các Hội nghị
Thượng đỉnh NATO, G-7, G-20, Mỹ-EU trong tháng 6/2021. Kết quả đáng chú
ý của các cuộc gặp trên dưới sự dẫn dắt của Chính quyền Biden là các nhà lãnh
đạo Nhóm Bộ tứ cam kết cung cấp 1 tỷ liều vaccine từ nay đến cuối năm 2022
cho các nước châu Á, còn các nhà lãnh đạo Nhóm G-7 cam kết thúc đẩy đại kế
hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển với tên gọi Xây dụng
lại thế giới tốt đẹp hơn B3W (Build Back Better World) trị giá 40.000 tỷ USD từ


nay đến năm 2035. Tất cả đều nhằm tranh thủ, lơi kéo đồng minh, tập hợp lực
lượng để đối phó với Trung Quốc, cũng như hóa giải Sáng kiến Vành Đai và

Con đường BRI (Belt and Road Initiative) của Trung Quốc mà hiện đã có trên
100 quốc gia tham gia.
Ngay cả cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Nga tại Geneva ngày 9/6/2021 cũng khơng
nằm ngồi mục tiêu đó của chính quyền Biden, đó là ý đồ tìm cách tách liên
minh Trung-Nga hay ít nhất cũng trung hòa thái độ của Nga trong cuộc đấu MỹTrung hiện nay. Cuộc gặp này, ở khía cạnh chiến lược, cũng có phần tương tự
như cuộc gặp lịch sử Nixon-Mao Trạch Đơng năm 1972 dẫn đến bình thường
hóa quan hệ với Trung Quốc, cịn Mỹ thì được rảnh tay "chơi tất tay" với Liên
Xô, với kết cục là Liên bang Xơ Viết tan rã hồn tồn vào năm 1991.
6. Thay vì trơng cậy vào sự có mặt quân sự của Mỹ tại Afghanistan, biến
Afghanistan thành vùng đệm an ninh, giờ đây Trung Quốc sẽ phải chi nhiều
nguồn lực hơn và trực tiếp đối phó với nguy cơ bất ổn mới ở khu vực biên giới
phía Tây.
Cuối tháng 7/2021, tức trước khi Kabul thất thủ khoảng hai tuần, giới truyền
thơng và nhiều nhà phân tích chính trị thế giới không khỏi bất ngờ về cuộc gặp
công khai cấp cao tại Thiên Tân giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và
thủ lĩnh, đồng sáng lập Taliban Mulla Abdul Ghani Barada.
Tại cuộc gặp này, Ngoại trưởng Vương nghị đề cập đến một số vấn đề đáng chú
ý:
(i) Trung Quốc coi Taliban là một lực lượng chính trị và quân sự quan trọng ở
Afghanistan;


(ii) Trung Quốc mong muốn Taliban sẽ đóng một vai trị quan trọng trong tiến
trình hịa bình, hịa giải và xây dựng hình ảnh đất nước Afghanistan;
(iii) Trung Quốc tơn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
Afghanistan và kiên trì ngun tắc khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của
nước này;
(iv) Trung Quốc sẽ đóng góp vào tiến trình tái thiết Afghanistan sau khi Mỹ rút
quân và xem xét việc mở rộng Hành lang kinh tế Trung Quốc- Pakistan, một
thành tố quan trọng của Sáng kiến Vành đai và Con đường, cho Afghanistan

tham gia;
(v) Trung Quốc đề nghị Taliban chấm dứt và cắt đứt hoàn tồn quan hệ với
Phong trào Hồi giáo Đơng Turkestan, một tổ chức Trung Quốc coi là khủng bố
quốc tế, để thúc đẩy hịa bình và an ninh khu vực.
Ở góc độ nào đó, việc Trung Quốc cơng khai quan hệ ở cấp cao với Taliban
ngay trước ngày Kabul thất thủ cho thấy "tầm nhìn xa, trơng rộng", cũng như
chính sách thực dụng của Trung Quốc. Nhưng ở một góc độ khác, nó cho thấy
lãnh đạo Trung Quốc thực sự lo ngại về các nguy cơ an ninh tiềm ẩn sau khi Mỹ
rút quân.
Một là, với 76 km đường biên giới chung phía với Afghanistan, lại nằm ở khu
vực phía Tây bất ổn giáp với khu Tự trị Tân Cương và Trung Á, Trung Quốc lo
ngại thắng lợi của Taliban sẽ sẽ tạo ra động lực tinh thần khích lệ các phần tử
Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan, mở rộng
các hoạt động khủng bố gây bất ổn tại khu vực Tân Cương, cũng như các khu
vực nằm phía sâu trong nội địa Trung Quốc.


Hai là, khi Mỹ và NATO khơng cịn đảm nhiệm vai trò bảo trợ về an ninh và
viện trợ kinh tế cho Afghanistan, khả năng cao là nước này dưới sự cai trị của
Taliban sẽ rơi vào khủng hoảng kinh tế rồi tiếp theo là vịng xốy nội chiến và
các bất ổn an ninh như trường hợp Somalia, Syria, Libya... Nếu không xử lý
khéo, các bất ổn tại Afghanistan sẽ trở thành các bất ổn ở khu vực biên giới của
chính Trung Quốc, như trường hợp Pakistan.
Ba là, việc tập trung nguồn lực xử lý các thách thức an ninh phía Tây sẽ ít nhiều
ảnh hưởng đến việc tập trung phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 cũng như
năng lực của Trung Quốc đối phó với liên minh tồn cầu mới kiềm chế Trung
Quốc do Mỹ phát động.
7. Khả năng cao là Afghanistan sẽ trở thành trung tâm bất ổn mới của thế giới,
tác động trực tiếp đến an ninh Trung Á, đến an ninh của 3 cường quốc láng
giềng là Ấn Độ, Nga và Trung Quốc, thậm chí cả EU xa xôi.

Trước Afghanistan, lịch sử can thiệp quân sự của Mỹ và phương Tây vào các
quốc gia Hồi giáo từ Trung Đông đến Bắc Phi như Iraq, Syria đến Somalia,
Libya... là những câu chuyện thất bại đáng buồn. Afghanistan nhiều khả năng
khơng nằm ngồi ngoại lệ đó.
Afghanistan có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới chịu sự can thiệp và xâm
lược liên tục của các siêu cường suốt từ thời kỳ cao điểm của Chiến tranh lạnh
năm 1979 đến nay. Chưa khi nào kể từ năm 1979 đến nay, một phe thắng cuộc ở
Afghanistan kiểm soát có hiệu quả 2/3 lãnh thổ đất nước do các cuộc nội chiến
nồi da, nấu thịt diễn ra triền miên giữa các nhóm du kích, các bộ lạc và các
nhóm sắc tộc. Thực tế đó như những vết thương khơng bao giờ lành và khiến
cho q trình hịa giải dân tộc ở nước này khơng bao giờ đi đến đích. Do đó, khả
năng nước này rơi vào vết xe đổ của các quốc gia bất ổn nêu trên không phải là
khơng có cơ sở.


Việc Taliban hứa hẹn không sử dụng lãnh thổ của mình để tấn cơng nước Mỹ
theo thỏa thuận Doha là một chuyện, nhưng có làm được việc đó hay khơng lại
là chuyện khác vì trên thực tế Taliban khơng đủ khả năng để kiểm sốt tồn bộ
lãnh thổ rộng lớn, cũng như hoạt động của các nhóm khủng bố Hồi giáo cực
đoan khác.
Tuy nhiên, do cách xa về địa lý, cộng với ưu thế vượt trội của vũ khí thơng
minh, thơng tin tình báo... nên nước Mỹ có khả năng kiểm sốt các cuộc tấn
cơng khủng bố như dạng 11/9 hay ở quy mô nhỏ tốt hơn trước rất nhiều. Và từ
năm 2001 đến nay hầu như khơng có vụ khủng bố lớn nào xảy ra trên đất Mỹ.
Tuy nhiên, các quốc gia khác lại khơng có được ưu thế đó. Nhìn dịng người tỵ
nạn chạy trốn khỏi Afghanistan trong những ngày qua, nhiều người khơng khỏi
rùng mình khi nghĩ đến viễn cảnh, dù khả năng lúc này tương đối thấp, là
Taliban trà trộn vào dòng người di tản và đợi thời cơ để "ra tay" sau đó. Những
vụ đánh bom khủng bố đẫm máu tại Jammu và Kashmir, Hyderabade, Mumbai
(Ấn Độ), St. Petersburg, Moscow (Nga), Bruxelles, Paris, Berlin... bởi bàn tay

của các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan, trong đó có nhiều phần tử đến từ
dịng người tỵ nạn Trung Đông, Nam Á trong những năm qua là những ví dụ
nhãn tiền.
Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất vẫn chưa dừng lại ở đó. Trong tình huống xấu nhất,
phong trào Taliban của Bộ tộc Pashtun sống ở miền Bắc Pakistan, một phiên
bản khác của Taliban Afghanistan, tìm cách gây bất ổn khắp đất nước hoặc đấu
tranh ly khai. Chưa kể, việc Taliban công khai tuyên bố sẽ sử dụng đạo luật Hồi
giáo Sharia trong cai trị cũng là một nhân tố cản trở các cải cách dân chủ và
thúc đẩy xu hướng hà khắc tôn giáo, mầm mống gây bất ổn trên phạm vi toàn
cầu.


8. Việc kết thúc cuộc chiến tại Afghanistan là sự mở đầu cho việc định hình lại
các cuộc can thiệp quân sự của Mỹ tại nước ngoài trong tương lai.
Sau thất bại tại Việt Nam năm 1975, Mỹ đã rút ra một số bài học sau liên quan
đến can thiệp qn sự của mình ở nước ngồi: (i) Qn đội chỉ can thiệp quân
sự ở nước ngoài khi nắm chắc phần thắng; (ii) Không can dự quân sự trực tiếp
quá lâu và quá sâu mà chỉ hỗ trợ cho các chính quyền được Mỹ ủng hộ thơng
qua huấn luyện và trợ giúp vũ khí; (iii) Quân đội chỉ tham gia các hoạt động
quân sự đơn thuần, không can dự vào tiến trình tái thiết quốc gia hoặc hịa giải
dân tộc ở quốc gia mà Mỹ xâm chiếm; và (iv) các nhà hoạch định chiến lược và
quân sự phải có chiến lược rút lui (exist strategy) nếu như kế hoạch can thiệp
quân sự thất bại.
Đây là những điểm chính của học thuyết quân sự mang tên vị tướng Collin
Powell, cựu Tổng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, người chỉ huy cuộc Chiến
tranh Vùng Vịnh (CTVV) lần thứ nhất (17/1 - 28/2/1991). Cần nhắc lại rằng
CTVV I là cuộc can thiệp quân sự tại nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ sau
Chiến tranh Việt Nam. Và học thuyết Powell ra đời chủ yếu để nhằm trấn an dân
Mỹ rằng nước Mỹ sẽ không tiến hành một cuộc Chiến tranh Việt Nam thứ hai.
Quả thực CTVV I là sự phô trương sức mạnh qn đội Mỹ với các loại vũ khí

thơng minh thế hệ mới, cộng với chiến lược quân sự chỉ sử dụng không quân và
tên lửa tầm trung Cruise và Tomahawk để đè bẹp sức mạnh quân sự đối phương
trước khi bộ binh tham chiến. Chỉ trong vòng 40 ngày đầu năm 1991, Mỹ đã đè
bẹp phần lớn sức mạnh quân sự của lực lượng Vệ binh Cộng hòa Iraq, giải
phóng Kuwait, khiến chính quyền Saddam Hussein phải chấp nhận toàn bộ các
yêu sách của liên quân do Mỹ lãnh đạo nhằm tránh một cuộc lật đổ.
Tuy nhiên, thói đời là khi ở đỉnh cao của quyền lực và sức mạnh, thì các bài học
của quá khứ lại chẳng ai thèm nhớ. Kết cục là Mỹ lại sa chân vào hai cuộc can


thiệp quân sự lớn và dài nhất nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, đó là
Cuộc chiến Iraq hay Cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ hai (20/3/2003 - 15/2/2011)
và Cuộc chiến Afghanistan (7/10/2001 - 15/8/2021). Hai cuộc chiến này tiêu tốn
của Mỹ khoảng 2.000 tỷ USD, 10.000 lính tử thương, vài chục ngàn thương
binh, chưa kể phí tổn và thương vong của các đồng minh.
Do đó, sau các cuộc can thiệp quân sự tại Iraq trước đó và tại Afghanistan mới
đây, khả năng cao là Mỹ sẽ quay trở lại "Học thuyết Powell", với một số điều
chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Sở dĩ Mỹ buộc phải dùng lại Học thuyết
Powell là vì: (i) Dư luận Mỹ và phần đơng chính giới sẽ khơng ủng hộ những
cuộc phiêu lưu, can thiệp quân sự dài hạn và tốn kém ở nước ngoài; (ii) Bản
thân nước Mỹ hiện cũng "nghèo" đi nhiều, nợ công chồng chất (hiện lên tới gần
28.500 tỷ USD) nên cũng không kham nổi các cuộc can thiệp quân sự tốn kém.
Ngay cả các đồng minh quân sự thân thiết của Mỹ như NATO hoạt động trong
khuôn khổ Lực lượng Trợ giúp An ninh Quốc tế (ISAF), sau thất bại tại
Afghanistan trong sứ mệnh quân sự đầu tiên bên ngoài lãnh thổ NATO, giờ đây
cũng chẳng mặn mà hỗ trợ các hoạt động can thiệp qn sự của Mỹ trừ phi họ
có lợi ích sát sườn.
9. Sự rút lui vô tổ chức khỏi Afghanistan đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến
nội bộ chính trường Mỹ hiện nay, đến cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 cũng như
cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới năm 2024.

Ngay sau khi Kabul bất ngờ thất thủ và tiếp đó là sự rút lui hỗn loạn của Mỹ và
đồng minh, nhiều nghị sĩ Quốc hội, các nhà phân tích chính trị, một số cựu quan
chức quân sự và tình báo Mỹ đã cảnh báo nguy cơ khủng bố nhắm trực tiếp vào
binh sĩ và công dân Mỹ.


Cuộc tấn công khủng bố tại sân bay Kabul ngày 27/8/2021 giết chết 170 sinh
mạng, trong đó có 13 lính thủy quân lục chiến Mỹ, như giọt nước tràn ly, khơi
mào cho các cuộc tấn cơng, chỉ trích vào hàng loạt yếu kém của Chính quyền
Biden: Từ chuyện thơng tin tình báo sai đến việc lập kế hoạch và tổ chức thực
hiện kém, rồi từ câu chuyện rút quân hỗn loạn khỏi Afghanistan đến câu chuyện
người nhập cư ồ ạt ở biên giới phía Nam nước Mỹ, tình trạng an ninh kém ở các
đô thị lớn, dịch Covid-19 đang gia tăng trở lại...
Đúng như cổ nhân có nói: Thành cơng thì có nhiều ơng bố (tức nhiều người kéo
đến nhận vơ là thành tích của mình), trong khi thất bại lại là một đứa trẻ mồ cơi
(tức khơng có ai đứng ra nhận trách nhiệm). Sự hỗn độn tại Kabul lúc này chính
là đứa trẻ mồ cơi đó. Và như thơng lệ, mọi tội lỗi, chỉ trích đều nhằm vào Chính
quyền Biden. Cịn ơng Biden tuy nhận lãnh trách nhiệm cá nhân, nhưng cho
rằng chỉ thực hiện theo quyết định rút qn đã đạt được trước đó giữa Chính
quyền Trump và phe Taliban.
Một điều hiếm hoi là lần đầu tiên cả giới truyền thông cánh hữu và cánh tả như
CNN, New York Times, Washington Post... đều dành những lời lẽ nặng nề nhất,
coi đây là thất bại chiến lược và đối ngoại lớn nhất của chính quyền Biden. Họ
so sánh thất bại này với cách xử lý kém cỏi của Tổng thống Kennedy trong vụ
Vịnh Con lợn (Cuba) 4/1961, hay vụ Tổng thống Carter xử lý vụ khủng hoảng
con tin tại Tehran, Iran, giai đoạn 11/1979 - 2/1981. Một số nghị sĩ Cộng hòa
còn đòi đăng đàn luận tội Tổng thống Biden, tương tự như cách phe Dân chủ 2
lần đòi luận tội cựu Tổng thống Trump trước kia, hoặc kêu gọi Tổng thống
Biden từ chức.
Trong bất kỳ tình huống nào, sự hỗn loạn trong cách xử lý vấn đề ở Afghanistan

vừa qua sẽ được các đối thủ của ông Biden tận dụng tối đa, đưa vào chương
trình nghị sự tranh cử của mình khi mà cuộc bầu cử giữa kỳ tại hai viện của QH


Mỹ chỉ còn hơn một năm nữa là bắt đầu. Hơn nữa, họ còn tiếp tục lợi dụng vấn
đề này để ngăn trở các chương trình nghị sự lớn khác của chính quyền, đặc biệt
là việc thơng qua Kế hoạch xây dựng hạ tầng 1.000 tỷ USD và gói kích thích
kinh tế 3.500 tỷ USD mà Chính quyền Biden coi là ưu tiên hàng đầu.
Rõ ràng, chỉ sơ sểnh việc "cỏn con" như rút quân, thất bại trong việc duy trì
chính quyền thân Mỹ tại Kabul, đã dẫn đến rối loạn và hàng loạt các sai lầm liên
tiếp khiến chính quyền Biden đang trả giá rất đắt. Nếu vụ này khơng được xử lý
êm thấm sớm, nó sẽ dẫn đến các thay đổi ngoạn mục trong nền chính trị Mỹ
trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ 2022 và cuộc bầu cử Tổng thống năm
2024, và biết đâu thắng lợi lại nghiêng về phía Cộng hịa.
10. ASEAN sẽ tiếp tục là tâm điểm mới trong bàn cờ địa-chiến lược khu vực Ấn
Độ Dương - Thái Bình Dương, cũng như trong cạnh tranh Trung - Mỹ ở khu
vực Đông Á và trên phạm vi tồn cầu.
Như trên đã nói, trong Chiến lược an ninh - đối ngoại "hậu Afghanistan" chính
quyền Biden sẽ tiếp tục chiến lược của chính quyền tiền nhiệm, đó là đặt trọng
tâm vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trong chiến lược này, ASEAN được Mỹ đặc biệt coi trọng vì một số lý do:
Một là, ASEAN nằm ở khu vực địa-chiến lược trọng yếu, nối Đông Á với khu
vực Ấn Độ Dương. Đông Nam Á cịn là cầu nối, án ngữ đường giao thơng hàng
hóa và chở dầu trên biển giữa các trung tâm kinh tế lớn của thế giới như Ấn Độ,
Trung Đông và Châu Âu với Đơng Á. Hơn nữa, nhìn trên bản đồ thế giới,
ASEAN không chỉ nằm ở điểm giao nhau của khu vực Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương mà còn nằm ở trọng tâm của tứ giác chiến lược gồm Mỹ, Nhật
Bản, Ấn Độ và Australia.



Hai là, ASEAN là đối tác chiến lược quan trọng của Mỹ. Với số dân 670 triệu
người, tổng GDP khoảng 3.300 tỷ USD (tương đương với nền kinh tế lớn thứ 5
trên thế giới) và tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 5%, ASEAN là đối
tác kinh tế quan trọng của Mỹ. Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của
ASEAN, chỉ sau Trung Quốc. Còn đầu tư của Mỹ tại ASEAN hiện đạt 350 tỷ
USD, tức lớn gấp 2,5 lần đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc.
Mỹ và ASEAN thiết lập quan hệ đối thoại từ năm 1977 và Mỹ là một trong
những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ đối thoại với ASEAN. Năm
2011, Mỹ là quốc gia ngoài ASEAN đầu tiên đặt Đại sứ thường trực bên cạnh
Ban thư ký ASEAN để thúc đẩy quan hệ Mỹ - ASEAN. Tiếp theo Mỹ, hiện hơn
10 nước đối tác và đối tác chiến lược của ASEAN thiết lập cơ quan thường trực
cấp Đại sứ tại Jakarta. Năm 2015, ASEAN và Mỹ đã nâng cấp quan hệ lên
thành đối tác chiến lược.
Ba là, ASEAN thiết lập nhiều kênh, diễn đàn quan trọng ở khu vực, trong đó
ASEAN đóng vai trị trung tâm để thúc đẩy quan hệ của ASEAN với các đối tác
bên ngoài như các Hội nghị cấp Ngoại trưởng của ASEAN với các đối tác
(PMC + 1), Diễn đàn khu vực ASEAN ARF, Hội nghị cấp cao Đông Á EAS,
Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng của ASEAN với các nước đối tác ADMM
Plus... Đây là các kênh quan trọng do ASEAN dẫn dắt và có sự tham gia của Mỹ
cũng như các đối tác quan trọng khác của ASEAN. Các kênh này giúp Mỹ mở
rộng, phát huy ảnh hưởng, đồng thời tăng cường thúc đẩy quan hệ với các đồng
minh, đối tác quan trọng của mình trong khu vực.
Khi khơng cịn phải bận tâm nhiều ở Afghanistan thì việc chuyển hướng sang
ASEAN, Đông Nam Á - khu vực trọng tâm trong bàn cờ chiến lược Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương của Mỹ là điều dễ hiểu. Đó chính là lý do Mỹ liên
tục tăng cường sự hiện diện cấp cao của mình ở khu vực, thể hiện qua các


chuyến thăm gần đây đến Đông Nam Á của BT Quốc phịng Mỹ Lloyd Austin
trong tháng 7 và Phó Tổng thống Kamala Harris trong tháng 8 năm 2021. Các

chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang phải bận tâm đối phó với các
vấn đề nội bộ phức tạp và các rối ren tại Afghanistan.
Tất nhiên, nói đến khu vực này thì khơng thể nói đến tầm quan trọng của Biển
Đông và không thể bỏ qua thực tế là ASEAN nằm trong vùng cạnh tranh ảnh
hưởng giữa Mỹ và cường quốc đang trỗi dậy là Trung Quốc. Cũng như Mỹ,
Trung Quốc hiện đang điều chỉnh chính sách, coi ASEAN và khu vực Đông
Nam Á là ưu tiên số một trong chiến lược đối ngoại của mình.
Về phía mình, các nước ASEAN đã có kinh nghiệm nhất định trong xử lý cân
bằng quan hệ với các nước lớn từ hàng chục năm qua và họ cũng có kinh
nghiệm xương máu khi khu vực này từng là nơi đối đầu, thậm chí là chiến
trường trong các cuộc chiến qua tay người khác của các nước lớn trong thời kỳ
Chiến tranh lạnh.
Do đó, ASEAN sẽ phải tìm cách xử lý thấu đáo và cân bằng quan hệ với Mỹ và
các nước lớn khác, sao cho khu vực này tiếp tục duy trì an ninh, ổn định và
thịnh vượng, trong khi vẫn tạo được sự hấp dẫn với các đối tác bên ngoài.
Đại Sứ Hoàng Anh Tuấn



×