Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.97 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I VẬT LÝ 8
Năm học: 2021 - 2022
A. LÝ THUYẾT
Câu 1:Thế nào là chuyển động cơ học? Cho một ví dụ về chuyển động và chỉ rõ vật
được chọn làm mốc.
- Khi vị trí của vật thay đổi so với vật mốc theo thời gian thì vật chuyển động so với vật
mốc, gọi là chuyển động cơ học.
Câu 2:Vì sao nói chuyển động và đứng n có tính tương đối?
- Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc, vì vậy chuyển
động hay đứng n có tính tương đối.
Câu 3:Viết và chú thích cơng thức tính vận tốc. Hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu
thị tính chất nào của chuyển động?Đơn vị vận tốc hợp pháp là gì?
v=

- Cơng thức vận tốc:

s
t

Trong đó: s: qng đường đi được; t: thời gian để đi hết

quãng đường đó.
- Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
- Đơn vị vận tốc hợp pháp là:

m/s



km / h


.

Câu 4:Độ lớn của vận tốc đo bằng dụng cụ nào? Thế nào là tốc độ?Nói vận tốc của
xe đạp là 15 km/h có nghĩa là gì?
- Độ lớn của vận tốc đo bằng dụng cụ gọi là: tốc kế (còn gọi là đồng hồ vận tốc)
- Quảng đường chạy trong 1s gọi là tốc độ.Tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của
chuyển động & được tính bằng độ dài quảng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian.
- Nói vận tốc của xe đạp là 15 km/h có nghĩa là: trong 1 giờ xe đạp đi được 15km.
Câu 5:Chuyển động đều là gì? Chuyển động khơng đều là gì? Vận tốc của chuyển
động khơng đều được xác định theo công thức nào?
- Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc khơng thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.
- Vận tốc trung bình của chuyển động khơng đều được xác định theo công thức:


vtb =

s
t

Trong đó: s: quãng đường đi được; t: thời gian để đi hết qng đường đó.

Câu 6:Lực là gì? Trình bày cách biểu diễn và kí hiệu một vectơ lực?Kí hiệu cường
độ lực?
- Lực là một đại lượng vec-tơ vừa có độ lớn, phương và chiều.
- Để biểu diễn vec-tơ lực người ta dùng 1 mũi tên có:
+ Gốc: là điểm mà lực tác dụng lên vật. (Gọi là điểm đặt của lực)
+ Phương và chiều: là phương và chiều của lực.
+ Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỷ xích cho trước.
Câu 7:Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật chiụ tác dụng của hai lực cân bằng sẽ

như thế nào? Một quả táo nằm yên trên bàn. Hãy cho biết những lực tác dụng lên
quả táo.
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, cùng phương
nhưng ngược chiều.
- Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang
chuyển động sẽ tiếp tục truyển động thẳng đều.
- Một quả táo nằm yên trên bàn sẽ có các lực cân bằng tác dụng lên nó:
+ Lực hút của trái đất, có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới.
+ Lực nâng của mặt bàn, có phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên.
+ Độ lớn hai lực bằng nhau.
Câu 8:Qn tính là gì? Qn tính của một vật được thể hiện như thế nào?
- Quán tính đặc trưng cho xu thế giữ nguyên vận tốc. Mọi vật khơng thể thay đổi vận tốc
đột ngột vì có qn tính.
- Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
- Vật đang chuyển động thẳng đều sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Câu 9:Thế nào là lực ma sát? Nêu một vài lực ma sát thường gặp? Một vật đặt nằm
yên trên mặt phẳng nằm nghiêng thì sẽ chịu tác dụng của lực ms nào?
- Các lực cản trở chuyển động khi các vật tiếp xúc với nhau được gọi là lực ma sát


- Các loại lực ma sát thường gặp: Lực ma sát trược, Lực ma sát lăn, Lực ma sát nghỉ.
- Một vật đặt nằm yên trên mặt phẳng nằm nghiêng thì sẽ chịu tác dụng của lực ms nghỉ.
Câu 10:Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Cho ví dụ?
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.Ví dụ: trượt
băng.
- Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. Ví dụ: viên bi lăn
trên mặt bàn.
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt, không lăn khi vật chịu tác dụng của lực khác.
Ví dụ: Lực ma sát nghỉ giúp chân ta khơng trượt về phía sau khi thân nghiêng về phía
trước.

Câu 11:Cho ví dụ về lực ma sát có lợi và lực ma sát có hại? Nêu cách làm tăng lực
ma sát có lợi và làm giảm lực ma sát có hại?
- Khi thắng xe đạp, lực ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe là có ích.
Cách làm tăng: Tăng lực thắng, tăng độ nhám má phanh.
- Khi đạp xe, lực ma sát giữa xích và và đĩa là có hại.
Cách làm giảm: Tra dầu nhớt vào xích và đĩa.
Câu 12:Thế nào là áp lực? Cho ví dụ? Áp lực có tác dụng càng mạnh khi nào? Để
thể hiện độ mạnh yếu của áp lực người ta dung đại lượng nào?
- Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt tiếp xúc.
Ví dụ: Lực ép do người ngồi trên ghế,…
- Áp lực càng mạnh khi lực ép càng mạnh và diện tích tiếp xúc càng nhỏ.
- Để thể hiện độ mạnh yếu của áp lực người ta dùng đại lượng: Áp suất.
Câu 13:Áp suất được tính như thế nào? Viết cơng thức và nêu tên các đại lượng?
Làm thế nào để tăng, giảm áp suất? Lấy ví dụ thực tế?
- Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
p=

- Cơng thức:

F
S

Trong đó:

+ F: áp lực (N);


+ S: diện tích tiếp xúc (m2);
+ p: Áp suất (N/m2)
- Cách làm tăng áp suất:

+ Tăng áp lực. VD: Đóng đinh bằng lực mạnh hơn sẽ lún hơn.
+ Giảm diện tích bị ép. VD: Đinh càng nhọn đóng càng dễ.
- Cách làm giảm áp suất:
+ Giảm áp lực: VD: với những ghế bị lung lay và có hiện tượng sắp hỏng thì nên
tránh nhiều người hoặc người có trọng lượng lớn ngồi lên.
+ Tăng diện tích bị ép: VD: Xe container có tải trọng lớn nên phải có nhiều bánh xe
để tăng diện tích tiếp xúc lên măt đường
Câu 14:Nêu kết luận về áp suất chất lỏng? Viết công thức tính áp suất chất lỏng?
- Chất lỏng có thể gây ra áp suất theo mọi phương. Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với
chất lỏng, áp suất chất lỏng có phương vng góc với mặt tiếp xúc tại nơi đó
p = d .h

- Cơng thức:

Trong đó:

+ d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3);
+ h: độ sâu cột chất lỏng (m);
+ p: Áp suất chất lỏng(N/m2)
Câu 15:Thế nào là bình thơng nhau? Đặc điểm của mặt thống chất lỏng trong bình
thơng nhau? Nêu ví dụ? Cơng thức của máy thủy lực?
- Bình thơng nhau là bình gồm hai hay nhiều nhánh có hình dạng bất kỳ, phần miệng
thơng với khơng khí, phần đáy được thơng với nhau.
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng, đứng yên mặt thống của chất lỏng
ở các nhánh có độ cao bằng nhau.
- Ví dụ: ấm pha trà,…
F2 S 2
=
F1 S1
- Cơng thức của máy thủy lực:


Trong đó:


+ F1: áp lực tác dụng lên pít tơng nhỏ (N); F2: áp lực tác dụng lên pít tơng lớn
(N);
+ S1: Diện tích pít tơng nhỏ(m2); S2: Diện tích pít tông lớn(m2)
B. BÀI TẬP:
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Bé Hà nặng 10 kg, diện tích tiếp xúc với mặt sàn của một bàn chân bé là 0,005m 2,
áp suất mà bé Lan tác dụng lên mặt sàn là:
A . p = 500 N/m2
B. p = 10.000 N/m2
C. p = 5000 N/m2
D. p = 20 000N/m2
Câu 2: Một người đi xe đạp trên quãng đường thứ nhất dài 3,75km trong 0,25h; trên
quãng đường thứ hai dài 9km đi trong 0,5h. Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai
qng đường là:
A. 18km/h
C. 17km/h
B. 15km/h

D. 16,5km/h

Câu 3: Một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật sẽ:
A. Bị dừng lại.
B. Tiếp tục chuyển động nhanh dần đều.
C. Tiếp tục chuyển động chậm dần đều.
D. Tiếp tục chuyển động thẳng đều.


Câu 4: Khi viết phấn lên bảng, ma sát giữa bề mặt bảng và phấn khiến chữ viết được trên
bảng. Khi đó:
A. Lực ma sát là có lợi, cần tăng ma sát bằng cách tăng độ nhám của mặt bảng.
B. Lực ma sát là có hại, cần tăng ma sát bằng cách tăng độ nhám của mặt bảng.
C. Lực ma sát là có lợi, cần giảm ma sát bằng cách giảm độ nhám của mặt bảng.
D. Lực ma sát là có hại, cần giảm ma sát bằng cách tăng độ nhám của mặt bảng.


Câu 5: Một vật được nhúng trong chất lỏng ở độ sâu 60cm, chịu một áp suất là 4800Pa.
Trọng lượng riêng của chất lỏng là:
A. 800N/m3.
B. 8000N/m3.

C. 288000N/m3.
D. 2880N/m 3

Câu 6: Một vật có trọng lượng 1,5N nằm cân bằng trên mặt thống của nước. Tính thể
tích phần vật bị ngập trong nước, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m 3 .A.
1,5.10-4 m3.
C. 6666,7 m3.
B. 1500 m3.
D. 1,5.104 m3.
Câu 7: Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 5m/s. Thời gian để vật chuyển động
hết quãng đường 0,2 km là:
A. 50s
B. 25s
C. 10s
D. 40s
Câu 8: Khi nói về quán tính của một vật, trong các kết luận dưới đây, kết luận nào khơng đúng?
A. Tính chất có xu hướng giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính.

B. Vì có qn tính nên mọi vật khơng thể thay đổi vận tốc ngay được.
C. Vật có khối lượng lớn thì có qn tính nhỏ và ngược lại.
D. Vật có khối lượng lớn thì có qn tính lớn và ngược lại.
Câu 9: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực ma sát lăn?
A. Kéo căng dây cao su.
B. Đế giày bị mòn.
C. Khi lốp xe lăn trên đường.
D. Kéo khúc gỗ trên đường.
Câu 10: Một người đứng thẳng gây một áp suất 18000Pa lên mặt đất. Biết diện tích tiếp
xúc của hai bàn chân với mặt đất là 0,03m2, khối lượng của người đó là bao nhiêu ?
A. 540N.
B. 54kg.
C. 600N.
D. 60kg.
Câu 11: Muốn tăng áp suất lên mặt bị ép ta có thể làm như thế nào ?
A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép.
B. Tăng diện tích bị ép.
C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.
D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
Câu 12: Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi:
A. Vật đó khơng chuyển động.
B. Vật đó khơng dịch chuyển theo thời gian.
C. Vật đó khơng thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.
D. Khoảng cách từ vật đó đến vật mốc khơng thay đổi.
Câu 13: Áp lực là gì?
A. Áp lực là lực ép lên mặt bị ép.
B. Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép.
C. Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn.



D. Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn.
Câu 14: Một quả dọi được treo trên sợi dây cố định. Tại sao quả dọi đứng yên?
A. Quả dọi không chịu tác dụng của lực nào nên quả dọi đứng yên.
B. Quả dọi chịu tác dụng của trọng lực nên quả dọi đứng yên.
C. Quả dọi chịu tác dụng của lực giữ của sợi dây nên quả dọi đứng yên.
D. Quả dọi chịu tác dụng của lực giữ của sợi dây và trọng lực, đây là hai lực cân
bằng nên quả dọi đứng yên.
II. TỰ LUẬN:
Bài 1: Một cái bàn đứng yên trên sàn nhà.
a. Cái bàn chịu tác dụng của những lực nào?
b. Nêu nhận xét về phương, chiều, cường độ của các lực đó?
Bài 2: Một bình hình trụ đựng nước, biết chiều cao cột nước trong bình là 1m, trọng
lượng riêng của nước là 10000N/m3.
a. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy bình.
b. Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm A cách đáy bình 0,3m.
Bài 3: Bình cao 2m chứa đầy nước có d = 10000N/m3
a. Tính áp suất tại điểm A ở đáy bình.
b. Tính áp suất tại B cách mặt nước 30cm.
Bài 4: Một thùng cao1,2m, đựng đày nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên 1
điểm A cách đáy thùng 0,4m. Biết trọng lượng riêng của nước là: 10000N/m3
Bài 5: Một ô tô 4 bánh có khối lượng 4 tấn. Biết diện tích của 1 bánh xe ô tô tiếp xúc với
mặt đường là 0,08m2 . Tính áp suất của ơ tơ lên mặt đường?
Bài 6: Một ơ tơ tải 4 bánh có khối lượng 15 tấn. Biết diện tích của 1 bánh xe ô tô tiếp xúc
với mặt đường là 0,12m2 . Tính áp suất của ơ tơ lên mặt đường .
Bài 7: Toa xe lửa có trọng lượng 500000N có 4 trục bánh sắt, mỗi trục có 2 bánh xe.
Diện tích tiếp xúc của mỗi bánh với đường ray là 5cm2.
a. Tính áp suất của toa lên đường ray khi toa đỗ trên đường bằng
b. Tính áp suất của toa lên nền đường, nếu tổng diện tích tiếp xúc của đường ray lên mặt
đường là 2m2.




×