ĐỀ CƯƠNG VẬT LÍ 10 HKII BAN CƠ BẢN NĂM HỌC 2009-2010
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT
Câu 1. Động lượng là gì ? Phát biểu và viết biểu thức định luật bảo toàn động lượng. Phát biểu và viết biểu thức dạng
khác của định luật II Newton ?
Câu 2. Nêu định nghĩa về công và công suất ?Viết biểu thức và nêu rõ các đại lượng có mặt trong biểu thức.
Câu 3. Nêu định nghĩa và công thức : Động năng ? Thế năng trọng trường ? Thế năng đàn hồi ?
Câu 4. Định nghĩa và viết công thức cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường ? Phát biểu và viết biểu thức của
định luật bảo toàn cơ năng.
Câu 5. Phát biểu nội dung và viết biểu thức ba định luật về chất khí : Định luật Boyle – Mariotte; định luật Charles và
định luật Gay lussac .
Câu 6. Viết phương trình trạng thái của khí lý tưởng và suy ra các đại lượng trong phương trình?
Câu 7.Nội dung của thuyết động học phân tử chất khí ?
Câu 8. Nội năng là gì ?Có mấy cách làm biến đổi nội năng ? Nhiệt lượng là gì ?Viết công thức tính nhiệt lượng .
Câu 9. Phát biểu và viết biểu thức (nếu có) của nguyên lý I và nguyên lý II của nhiệt động lực học ?
PHẦN 2: CÁC DẠNG BÀI TOÁN CƠ BẢN
1. Cho hệ gồm hai vật có khối lượng bằng nhau và bằng 1 kg. Vận tốc của vật một là 5 m/s, vận tốc của vật hai
là 3 m/s. Tìm tổng động lượng của hệ trong các trường hợp sau:
a. Hai vật chuyển động cùng hướng nhau.
b. Hai vật chuyển động ngược hướng nhau.
2. Người ta kéo một thùng nặng 60 kg trượt trên sàn nhà nằm ngang bằng một dây có phương hợp với phương
ngang một góc 45
0
, lực tác dụng lên dây là 200 N làm thùng trượt được 20 m.
a. Tính công của lực đó
b. Tính công suất mà người đó thực hiện trong 2 phút.
3. Một ôtô có khối lượng 5 tấn chạy với vận tốc 3 m/s va chạm vào một ôtô thứ hai có khối lượng 3,5 tấn
chuyển động ngược chiều với vận tốc 5 m/s. Sau va chạm ôtô thứ nhất đứng yên , hỏi ôtô thứ hai chuyển động
như thế nào?
4 . Một ôtô chạy trên đường nằm ngang với vật tốc không đổi 36 km/h. Công suất của động cơ là 60 kW.
a. Tìm lực phát động của động cơ.
b. Tính công của lực phát động khi ôtô chạy được quãng đường 10 km.
5. Một ôtô có khối lượng 2 tấn chuyển động với vận tốc 36 km/h. Tìm động lượng và động năng của ôtô?
6. Một vật dang rơi có khối lượng 10 kg đang ở độ cao 5 m với vận tốc 12 m/s. Tính cơ năng của vật đó?
7 . Một lò xo nằm ngang ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng một lực 9 N vào lò xo theo phương của lò xo
thấy nó dãn ra 3 cm.
a. Tìm độ cứng của lò xo.
b. Xác định thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn được 3cm.
8. Một khối khí ở 27
0
C đựng trong một bình kín có áp suất 1 atm. Hỏi phải đun nóng bình đến bao nhiêu độ để
áp suất khí là 2,5 atm ?
9. Áp suất của một lượng khí ở 30
0
C là 765 mmHg. Nếu giữ thể tích khổng đổi thì áp suất của lượng khí đó ở
50
0
C là bao nhiêu?
10.Ở nhiệt độ 273
0
C thể tích của một lượng khí 5 lít. Thể tích lượng khí ở 546
0
C là bao nhiêu khi áp suất khí là
không đổi?
11. Trong xilanh của một động cơ đốt trong có 3 dm
3
hổn hợp khí dưới áp suất 1atm và nhiệt độ là 60
0
C. Khi
pittông nén xuống áp suất khí tăng lên 10 atm và nhiệt độ lúc này là 320
0
C. Hỏi thể tích của khí lúc này là bao
nhiêu?
12 . Người ta cung cấp cho chất khí trong xilanh một nhiệt lượng 200 J, chất khí nở ra đẩy pittông lên và thực
hiện công là 110 J. Nội năng của khí đã biến thiên một lượng là bao nhiêu?
13. Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên nội năng của khí , biết khí
truyền ra môi trường xung quanh là 20 J.
PHẦN 3:TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng :
A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật .
B. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
C. Trong hệ kín,động lượng của hệ được bảo toàn
D. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
Câu 2:Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng
yên. Sau va chạm, 2 vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc bao nhiêu? Coi va chạm giữa 2 vật là va chạm
mềm.
A. 2m/s B. 4m/s C. 3m/s D. 1m/s
Câu 3:
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính công suất?
A. J.s B. N.m/s C. W D. HP.
Câu 4:
Một gầu nước khối lượng 10kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 6m trong khoảng thời gian 2phút.
Lấy g = 10m/s
2
. Công suất của lực kéo là
A. 5W. B. 300W. C. 30W. D. 294W.
Câu 5:
Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa,
vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa sẽ
A. không đổi. B. tăng gấp đôi. C. tăng gấp bốn. D. tăng gấp tám.
Câu 6:
Một lò xo có độ cứng k = 200N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với một vật nhỏ. Khi lò xo bị nén 2cm thì thế
năng đàn hồi của hệ vật và lò xo là :
A. 400J. B. 0,04J. C. 4J. D. không xác định được vì phụ thuộc khối lượng vật.
Câu 7:
Trong hệ tọa độ (V, T), đường đẳng áp là
A. đường thẳng song song với trục hoành. B. đường thẳng song song với trục tung.
C. đường hypebol. D. đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ
Câu 8:
Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
A. Thể tích B. Nhiệt độ tuyệt đối C. Khối lượng D. Áp suất.
Câu 9:Đường nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng nhiệt?
A. B. C. D.
Câu 10:
Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử?
A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng B. Giữa các phân tử có khoảng cách;
C. Một nửa đứng yên, một nửa chuyển động D.Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Câu 11: Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái của khí lý tưởng?
A.
V
T.P
= hằng số B.
V.T
P
= hằng số C.
P
T.V
= hằng số D.
T
V.P
= hằng số
Câu 12: Một vật rơi tự do từ độ từ độ cao 120m. Lấy g=10m/s
2
.Bỏ
qua sức cản .Tìm độ cao mà ở đó động năng của vật lớn gấp đôi
thế năng:
A. 10m B. 30m C. 20m D. 40 m
Câu 13:Theo nguyên lý I nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của vật bằng :
A. Tổng đại số công và nhiệt lượng mà vật nhận được B. Nhiệt lượng mà vật nhận được
C. Tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được D. Công mà vật nhận được
Câu 14:Phương án để nâng cao hiệu suất của động cơ nhiệt là :
A. Nâng cao nhiệt độ của nguồn nóng B. Hạ thấp nhiệt độ của nguồn lạnh
C. Cả A và C D. Một cách làm khác
Câu 15: Hệ thức ∆U = Q là hệ thức của nguyên lý I nhiệt động lực học
A. Áp dụng cho quá trình đẳng áp B. Áp dụng cho quá trình đẳng nhiệt
C. Áp dụng cho quá trình đẳng tích D. Áp dụng cho cả ba quá trình trên
Câu 16: Người ta cung cấp một nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong một xilanh đặt nằm ngang. Khí nở ra đẩy
pittông đi một đoạn 5 cm. Biết lực ma sát giữa pittông và xilanh có độ lớn 20 N. Tính độ biến thiên nội năng của khí :
A. ∆U = 0,5 J B. ∆U = 2,5 J C. ∆U = - 0,5 J D. ∆U = -2,5 J
Câu 17: Một vật nằm yên có thể có:
A. Động năng B. Vận tốc C. Động lượng D. Thế năng
Câu 18:Trong động cơ nhiệt, nguồn nóng có tác dụng
A. Duy trì nhiệt độ cho tác nhân B. Cung cấp nhiệt lượng cho tác nhân
C. Cung cấp nhiệt lượng trực tiếp cho nguồn lạnh D. Lấy nhiệt lượng của tác nhân
Câu 19: Gọi m là khối lượng của vật, v là vận tốc của vật. Động lượng của vật có độ lớn :
A .
2
v.m
2
1
B. mv
2
C .
v.m
2
1
D . m.v
Câu 20 : Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình vật rơi :
A. Thế năng tăng B. Động năng giảm
C. Cơ năng không đổi D .Cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất
TT
p