Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

THỰC TRẠNG đối THOẠI xã hội TRONG các DOANH NGHIỆP ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.18 KB, 14 trang )

Tên đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỐI THOẠI XÃ
HỘI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY


LỜI MỞ ĐẦU
Kết quả khảo sát các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam qua
điều tra Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong nhiều năm cho thấy, các
doanh nghiệp đánh giá đối thoại doanh nghiệp là kênh phổ biến và hiệu quả nhất để
phản ánh các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,
cũng như đưa ra các kiến nghị nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.
Tại Việt Nam, việc tiến hành đối thoại doanh nghiệp trong thời gian qua đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Thay vì những kiểu đối thoại hình thức với sự tham gia dè dặt
của các doanh nghiệp, một số tỉnh, thành phố đang từmg bước tiến hành đối thoại
doanh nghiệp theo hướng thực chất, đi vào giải quyết căn bản những khó khăn, vướng
mắc cho các doanh nghiệp, đồng thời có những kiến nghị tới các bộ, ngành trung ương
để có những điều chỉnh chính sách, pháp luật phù hợp thực tiễn. Không chỉ dừng ở cấp
cấp tỉnh, mà một số tỉnh đã tiến hành đối thoại doanh nghiệp tại cấp huyện, thị xã. Đối
thoại doanh nghiệp cũng không chỉ tập trung vào những vấn đề chung, mà còn được
tiến hành theo chuyên đề, trong từng lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh việc tiến hành theo
hình thức hội nghị, tọa đàm, một số tỉnh đã thực hiện đối thoại một cách thân thiện, cởi
mở hơn qua các hoạt động như café doanh nhân, hoặc qua các trang đối thoại trực
tuyến giữa chính quyền và doanh nghiệp.
Dù vậy, đối thoại doanh nghiệp vẫn đang là cách làm riêng của một vài địa phương.
Do đó, em chọn đề tài: “ Phân tích thực trạng đối thoại xã hội trong các doanh nghiệp
ở Việt Nam hiện nay” để tìm hiểu, nâng cao hiểu biết thực tiễn việc đối thoại xã hội
trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tiểu luận gồm 3 phần:
Chương I: Cơ sở lý thuyết đối thoại xã hội
Chương II: Thực trạng đối thoại xã hội trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Chương III: Giải pháp cho vấn đề đối thoại xã hội trong các doanh nghiệp Việt Nam



NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỐI THOẠI XÃ HỘI
1.

Đối thoại xã hội

1.1.

Khái niệm đối thoại xã hội trong quan hệ lao động

Theo ILO:
”Đối thoại xã hội bao gồm tất cả các hình thức thương lượng, tham khảo ý kiên hay
đơn giản chỉ là sự trao đổi thông tin giữa đại diện chính phủ, đại diện người sử dụng
lao động và đại diện người lao động về những vấn đề cùng quan tâm liên quan tới
chính sáchkinh tế xã hội”. Khái niệm này nhấn mạnh đến đối thoại cấp quốc gia.
Nhưng trong thực tế, ta có thể khái quát như sau:
Đối thoại xã hội trong quan hệ lao động là sự trao đổi thông tin giữa các chủ thể của
quan hệ lao động về những vấn đề cùng quan tâm. Đối thoại xã hội bao gồm các hình
thức cụ thể như tiếp xúc, chia sẻ thông tin lẫn nhau, tham khảo và đặc biệt là thương
lượng.
1.2.

Tầm quan trọng của đối thoại xã hội

1.2.1.

Đối với người lao động

- Giải tỏa căng thẳng trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động

giúp người lao động yên tâm làm việc.
- Làm cho môi trường làm việc thoải mái hơn, thân thiện hơn và người lao động không
bị sức ép đè nén, cảm thấy thoải mái trong quá trình thực hiện công việc.
- Tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội thăng tiến, đổi mới phương pháp làm
việc.
- Có sự đảm bảo tốt hơn về công ăn việc làm và giảm thiểu rủi ro trong lao động.
- Giúp người lao độngcùng với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời những mâu
thuẫn phát sinh cũng như các xung đột, tiến tới sự nhất trí trong các vấn đề liên quan
và có thể đưa ra các giải pháp phù hợp được các bên chấp nhận.
- Thông qua đối thoại người lao động có thể nêu quan điềm, ý kiến cải tiến kỹ thuật,
phương pháp và thao tác làm việc theo hướng thuận lợi hơn, hiệu quả hơn.
1.2.2.

Đối với người sử dụng lao động.

- Thông qua đối thoại giúp người sử dụng lao độngsẽ thu nhận được nhiều ý kiến đồng
thời giải đáp những khúc mắc, kiến nghị, đề xuất các giải pháp hỗ trợ từ người lao


động giúp người quản lý giải quyết công việc dễ dàng hơn và tháo gỡ được những mâu
thuẫn phát sinh.
- Người sử dụng lao động có thể trao đổi thẳng thắn và trực tiếp những thuận lợi, khó
khăn của doanh nghiệp cũng như mục tiêu phát triển trong tương lai. Từ đó nhận được
sự lắng nghe, hồi đáp ý kiến từ phía người lao động và nhận được sự thông cảm, đồng
lòng của người lao động.
- Giúp người sử dụng lao động truyền tải được thông tin, giải quyết được những khúc
mắc đối với người lao động, tránh được những ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
- Giải tỏa những căng thẳng phát sinh giữa người sử dụng lao động và người lao động,
tăng sự tín nhiệm của công nhân viên đối với nhà quản lý.
1.2.3.


Đối với nhà nước

- Đối thoại góp phần quan trọng trong việc xây dựng, điều chỉnh có hiệu quả hệ thống
luật pháp, chính sách của quốc gia nói chung và về quan hệ lao động nói riêng.
- Đảm bảo ổn định hệ thống kinh tế, xã hội.
- Nâng cao năng lực thực thi luật pháp và quản lý nhà nước.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
- Tăng sức hấp dẫn và thu hút đầu tư từ nước ngoài.
- Giảm thất nghiệp, giảm đói nghèo.
- Tăng năng suất lao động xã hội.
- Đảm bảo ổn định về chính trị.
2.

Các hình thức đối thoại xã hội trong doanh nghiệp

2.1.

Tiếp xúc:

Là việc các bên trong quan hệ lao động (nhất là các tổ chức đại diện của các bên)liên
hệ với nhau, trao đổi với những những vấn đề cơ bản nhất mà mình quan tâm
. Qua đó, các bên xây dựng hình ảnh thân thiện và bước đầu xác lập những thái dộ tích
cực về nhau trong quan hệ lao động.
Trong giai đoạn tiếp xúc, các bên không nên nêu ra những vấn đề cụ thể, càng không
nêu những vấn đề phức tạp hay những vấn đề mà các bên ẩn chứa bất đồng sâu sắc.
Một thành công ban đầu dù rất nhỏ cũng là cơ cở để dàn xếp thành công những vấn đề
lớn và hóc búa về sau. Do đó, trong giai đoạn tiếp xúc ưu tiên số một là đạt được sự
đồng thuận.
2.2.


Chia sẻ thông tin lẫn nhau:

Là một bên đối tác cung cấp, công bố hay thông báo những thông tin mới có liên quan
hay có thể tác động đến đối tác khác
Trong một vụ việc cụ thể, quá trình truyền tin này mang tính một chiều vì một bên
quyết định và bên kia không được tham gia vào quyết định đó (chỉ được biết).
Đây là hình thức đối thoại đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất và cũng phổ biến nhất.Các
biện pháp đơn giản nhất của hình thức này là sử dụng bảng tin, trang thông tin nội bộ
hay văn bản


2.3.

Tham khảo

Tham khảo là hình thức đối thoại mà có sự bình đẳng hay dân chủ hơn so với chia sẻ
thông tin. Với hình thức này, việc ra quyết định đã có sự tham gia của nhiều bên. Mặc
dù vậy quyết định cuối cùng vẫn do một bên đưa ra. Hình thức đối thoại này không
phổ biến và khó thực hiện hơn so cới chia sẻ thông tin.
Có thể hiểu: Tham khảo là việc một bên đối tác trong quan hệ lao động lấy thêmthông
tin từ các bên khác để ra quyết định.
Thông thường, các nhà quản lý trước khi đưa ra một quyết định thường lấy thêm thông
tin từ các đối tác có liên quan để đảm bảo rằng quyết định đó là đúng đắn và có tính
khả thi. Trong quan hệ lao động, chính phủ và người sử dụng lao động thường tham
khảo ý kiên của người lao động trước khi đưa ra các quyết định quản lý.
Để có thêm thông phục vụ quá trình ra quyết định thì người ra quyết định có thể nêu
yêu cầu đối tác cho ý kiến về vấn đề cần thông tin hoặc tự tìm kiếm và tổng hợp.
Nếu phải nêu yêu cầu thông tin với đối tác khác thì người ra quyết định sẽ áp
dụng một tronghai hình thức là tham vấn và tư vấn.

- Tham vấn: Một bên yêu cầu bên đối tác khác cho ý kiến về vấn đề có liên
quannhưng ý kiến đó chỉ để tham khảo, không đóng vai trò quan trọng hay ảnh hưởng
nhiềuđến quyết định.
- Tư vấn: Một bên hỏi ý kiến bên khác về vấn đề mà mình không biết hoặc rất
khókhăn trong việc ra quyết định. Bên kia thường là những người có uy tín, có kinh
nghiệmnên ý kiến của họ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ra quyết định
2.4.

Thương lượng

Thương lượng là hình thức đối thoại khó nhất nhưng lại mang lại sự thoả mãn caonhất
cho các bên. Thương lượng là một quá trình mà các bên có lợi ích liên quan cùng nhau
tìm kiếm giải pháp chung cho vấn đề cùng quan tâm.
Với hình thức đối thoại này, các bên có vai trò bình đẳng như nhau trong quá trìnhra
quyết định. Kết quả của thương lượng là thoả thuận chung được thông qua theo
nguyên tắc đồng thuận. Nghĩa là: tất cả các bên đều đồng ý.Thương lượng bao gồm
thương lượng cá nhân và thương lượng tập thể. Thươnglượng lao động tập thể là hình
thức đối thoại đặc biệt và bậc cao của quan hệ lao động.
3.

Các nguyên tắc trong đối thoại

3.1.

Ưu tiên giải quyết vấn đề từ dễ đến khó

Xung đột là yếu tố nảy sinh một khách quan trong quan hệ lao động. Quá trình
đốithoại giúp phát hiện và giải quyết sớm các xung đột. Nếu xung đột không được giải
quyếtsớm sẽ tích tụ và trở thành xung đột lớn khó giải quyết hơn. Những xung đột nhỏ
thườngdễ giải quyết hơn nhưng lại xảy ra nhiều hơn.

Các bên cần tôn trọng nguyên tắc giải quyết vấn đề từ dễ đến khó. Bằng cách đó,
sựđộng thuận nhanh chóng đạt được, hạn chế được quá trình tích tụ xung đột, làm
chonhững vấn đề lớn sẽ dần trở lên đơn giản hơn.
3.2.

Từ hình thức đơn giản đến hình thức phức tạp


Các hình thức đối thoại càng đơn giản càng dễ thực hiện và có thể thực hiện mộtcách
thường xuyên hơn. Các hình thức tiếp xúc, chia sẻ thông tin hay tham vấn lẫn nhaulà
những hình thức đối thoại đơn giản (so với thương lượng lao động tập thể), có thể
sửdụng thường xuyên.
Thương lượng lao động tập thể là một quá trình khóa khăn, hao tổn hiều thời gianvà
tiền bạc. Vì vậy, không phải vấn đề nào cũng có thể giải quyết bằng thương lượng
laođộng tập thể. Việc thường xuyên đối thoại bằng các cách thức đơn giản sẽ ngăn
ngừa sớmcác xung đột, tăng hiểu biết lẫn nhau, tiết kiệm được các chi phí về thời gian
và tài chính.
3.3.

Tập trung vào lợi ích thực sự

Trong quá trình đối thoại, các bên chỉ giới hạn nội dung quanh những lợi ích thựcsự.
Mọi đề xuất, mọi yêu sách cần phải được xem xét dựa trên lợi ích thực sự của mỗi bên.
Chẳng hạn: yêu sách của công nhân là tăng tiền ăn giữa ca. Khi đó, lợi ích thực sự
lànâng cao chất lượng bữa ăn.
Trái lại. những vấn đề như lập trường, quan điểm, hay quy kết, sự đánh giá lẫn
nhaucần tránh đề cập trong đối thoại. Sự quy kết có thể dẫn đến những đánh giá chủ
quan,thiết chính xác. Hệ quả là niềm tin và thái độ hợp tác giữa các bên sẽ suy giảm.
3.4.


Lắng nghe tích cực

Do tác động của hiện tượng “nhiễu” trong trao đổi thông tin mà có thể các bên tiếp
nhận hay giải nghĩa thông tin sai lệch so với ý nghĩa ban đầu. Do đó, mỗi bên khi nhận
thông tin cần lắng nghe một cách tích cực. Nghĩa là, bên nhận tin phải điềm tĩnh, suy
sét theo cách tư duy của đối tác (thay vì tư duy theo lối mòn).Yêu cầu này cũng có
nghĩa là các bên cần tôn trọng ý kiến của nhau. Mỗi bên có địavị và hoàn cảnh khác
nhau. Do đó, các biểu hiện lợi ích của họ cũng khác nhau. Không thể mang những ý
nghĩa chủ quan để quy kết cho những đề xuất của đối tác.
3.5.

Mọi người cùng tham gia

Do đặc thù của quan hệ lao động người lao động thường yếu thế hơn người sử dụng
lao động. Nhất ở ở các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động có trình độ thấp. Do đó,
nhiều bất đồng, bức xúc của họ không được giải tỏa. Nếu họ được tham gia nhiều hơn
vào các quyết định quản lý của doanh nghiệp, được bày tỏ những mong muốn với
doanh nghiệp họ sẽ sẵn sàng hơn trong việc thực hiện.
Do đó, một hệ thống đối thoại xã hội tốt phải đảm bảo tối đa hóa các cơ hội để người
lao động tham gia. Ở cấp quốc gia, những vấn đề lớn liên quan đến quan hệ lao động
cần được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để trưng cầu ý
kiến rộng rãi đối với cả người lao động và người sử dụng lao động.
4.

Các kênh đối thoại

Đối thoại trực tiếp: Là phương thức mà các bên liên quan gặp mặt trực tiếp để trao đổi
thông tin, tham khảo hoặc thương lượng các vấn đề liên quan đến họ. Là phương thức
phổ biến, là hình thức giao tiếp công khai, ý kiến của các bên được quan tâm hơn, trở
nên có ý nghĩa hơn. Đối thoại trực tiếp có thể thường xuyên hoặc bất thường.



Đối thoại gián tiếp: Là phương thức đối thoại mà các bên liên quan trao đổi thông tin,
tư vấn, thương lượng thông qua các văn bản, giấy tờ hoặc phương tiện khác (loa, đài,
hòm thư góp ý, website…) mà không gặp gỡ trực tiếp.
5.

Các cấp đối thoại

Đối thoại xã hội ở cấp quốc gia: Giải quyết các vấn đề mang tính vĩ mô liên quan đến
các bên tham gia, góp phần quan trọng trong việc xây dựng, đổi mới chính sách và
điều chỉnh các vấn đề mang tính vĩ mô. Theo quy định của Bộ luật lao động những vấn
đề mà khi xây dựng, ban hành phải lấy ý kiến của các đối tác xã hội trước khi ban
hành gồm: Chương trình quốc gia giải quyết việc làm, tiền lương tối thiểu, thang bảng
lương, danh mục nghề nghiệp…
Đối thoại xã hội ở cấp doanh nghiệp: Là tất cả những cách thức tổ chức trao đổi thông
tin giữa người lao động và người sử dụng lao động tại nơi làm việc.
Đối thoại xã hội ở các cấp khác: Đối thoại cấp vùng, địa phương; Đối thoại cấp ngành,
liên ngành; Đối thoại cấp khu công nghiệp; Đối thoại cấp khu vực quốc tế; Đối thoại
cấp quốc tế.
Chương II: THỰC TRẠNG ĐỐI THOẠI XÃ HỘI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM.
1. Trước khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO (2007)
Trước đây, và thậm chí cho tới gần đây trong một vài trường hợp, đối thoại doanh
nghiệp vẫn được tiến hành theo các hình thức truyền thống và chưa đủ hiệu quả để
khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư chia sẻ quan điểm, suy nghĩ và
những vấn đề họ đang gặp phải trong việc thực hiện các thủ tục hành chính tại các cơ
quan nhà nước.
Đây thường là những “cuộc độc thoại” với những bài phát biểu dài dòng của đại diện
lãnh đạo chính quyền, mang tính “trình diễn” nhiều hơn. Điều này làm cho cộng đồng

doanh nghiệp giảm bớt sự nhiệt tình và hứng thú tham gia, do họ có rất ít cơ hội để
bày tỏ những mối quan tâm của mình và không thể tham gia vào quá trình đối thoại
thực sự với cơ quan chính quyền.
Chất lượng của các cuộc đối thoại cũng bị giảm sút bởi chất lượng của các câu trả lời
thường là không rõ ràng hoặc còn quá chung chung đối với những vấn đề được cộng
đồng doanh nghiệp nêu ra.
Quy định của Nhà nước không đủ để giải quyết nhu cầu của doanh nghiệp Theo quan
sát của ông Nguyễn Phương Bắc, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Bắc Ninh tại hội thảo Thực tiễn tốt trong cải thiện môi trường kinh doanh cấp
tỉnh, khu vực Miền Trung, Tây Nguyên, tổ chức tại Đắk Lắk ngày 9 tháng 9 năm 2016,
hiện nay, hầu như không có quy định nào giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh
nghiệp, nếu có chỉ là Luật về khiếu nại, tố cáo. Trong vòng 5 năm qua, kiến nghị của
doanh nghiệp thường chỉ được ghi trong 1 câu ở các Nghị quyết của Chính phủ, đó là
“tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp”, không có chuyên đề về giải quyết khó
khăn cho doanh nghiệp. Tương tự như vậy, năm 2015, Chính phủ cũng không có chỉ
thị riêng mà chỉ có chỉ thị chung. Tất cả các văn bản đều chưa chỉ ra cách giải quyết
vướng mắc cho doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều địa phương làm theo phong trào chứ
chưa có kết quả. Gặp mặt doanh nghiệp, đối thoại doanh nghiệp, ăn mặc đẹp, chụp ảnh
tuyên truyền,… đều là những hoạt động tốt, động viên tinh thần doanh nghiệp nhưng


nó không giải quyết được khó khăn. Đối thoại trong năm thực hiện rất nhiều song có
một vấn đề chung là doanh nghiệp kiến nghị nhưng không được giải quyết nên họ
chán không muốn kiến nghị nữa. Lãnh đạo các cơ quan thường hỏi có vướng mắc gì
không tại các cuộc đối thoại, nhưng sau đó lại bị lãng quên, và họ cũng không đủ thời
gian để đi tìm hiểu đủ cho bấy nhiêu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh…..
Bên cạnh đó, do thiếu phương pháp điều hành cuộc đối thoại để đảm bảo tính tương
tác giữa hai bên tham gia và do thiếu các hoạt động tiếp nối, theo dõi thực hiện cam
kết sau các cuộc đối thoại cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng của các cuộc đối thoại.
Một số cuộc đối thoại có vấn đề về cả phương pháp luận (thiếu sự chuẩn bị, lịch trình

không rõ ràng, thiếu sự chuẩn bị về nội dung cho chủ đề được đối thoại, không có hoạt
động tiếp nối, theo dõi thực hiện sau đối thoại) và về cả kỹ năng thực hiện (thiếu kỹ
năng điều hành đối thoại chuyên nghiệp, năng lực thu hút sự tham gia tích cực của các
bên vào quá trình đối thoại).
Điều này dẫn đến tình trạng miễn cưỡng và không mặn mà khi tham gia vào các hoạt
động đối thoại chính sách ở cấp độ sâu hơn, do doanh nghiệp thấy rằng khả năng tác
động, tạo sự thay đổi thực sự rất hạn chế. Việc chính quyền địa phương chưa chú trọng
xây dựng kế hoạch hành động và các hoạt động tiếp nối sau đối thoại cũng có thể làm
cho cộng đồng doanh nghiệp thất vọng và chưa thực sự tin tưởng vào tính hiệu quả của
các cuộc đối thoại.
2.

Sau khi gia nhập WTO

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân ngày một lớn
hơn, các hoạt động đối thoại doanh nghiệp diễn ra thường xuyên hơn, đặc biệt tại cấp
tỉnh. Tại những tỉnh, thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Tp. Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, việc đối thoại doanh nghiệp đã trở thành hoạt động thường
xuyên và cần thiết nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của địa phương.
Đối thoại doanh nghiệp ngày càng được các địa phương chú trọng nhiều hơn bởi lợi
ích mang lại không chỉ cho doanh nghiệp mà cả các cơ quan quản lý. Nếu như trước
đây việc đối thoại còn e dè, mang tính hình thức, thường chỉ khép kín, tổ chức trong
nội bộ, hoặc nếu có tổ chức thì ít nhiều cũng được “sắp xếp” sao cho thuận lợi trong
việc giải đáp của các cơ quan quản lý, thì nay đã thay đổi đáng kể ở nhiều tỉnh, thành
trong cả nước. Trước áp lực về cải cách, cạnh tranh phát triển giữa các địa phương, đối
thoại doanh nghiệp ngày nay được xem là những việc cần phải làm của chính quyền
cấp tỉnh.
Kết quả khảo sát các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam qua
điều tra Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2015 cho thấy, có 27% trong
tổng số hơn 7.500 doanh nghiệp trên cả nước đã từng tham gia góp ý kiến về các quy

định, chính sách của Nhà nước. Tỉ lệ này đã gia tăng so với năm 2014 (22%). Trong số
này, 78% ý kiến đóng góp được cơ quan có thẩm quyền trả lời, trong đó, chỉ có 56% ý
kiến được sử dụng.
Đối thoại doanh nghiệp với chính quyền hiện được coi là kênh phổ biến và hiệu quả
nhất để doanh nghiệp gửi các góp ý về chính sách, pháp luật với tỉ lệ lựa chọn gần
60%. Hai kênh hiệu quả tiếp theo là thông qua các hiệp hội doanh nghiệp (14% lựa
chọn) và qua đường công văn, góp ý trực tiếp cho các cơ quan (13%). Một hình thức
khác là đối thoại góp ý chính sách, văn bản trên các diễn đàn, mạng Internet, song diện
doanh nghiệp tham gia còn tương đối ít (8%).


Có thể thấy rằng, nhu cầu được tham gia vào các hoạt động lập pháp, hoạch định chính
sách ngay từ khi sơ khởi ý tưởng luôn là nhu cầu cấp thiết của bất cứ một doanh
nghiệp nào. Các doanh nghiệp thường có thể tham gia vào quá trình tham vấn hoạch
định chính sách qua kênh của các tổ chức đại diện là các hội, hiệp hội doanh nghiệp.
Cũng theo điều tra PCI năm 2015, có 45% doanh nghiệp trên cả nước cho biết hiệp hội
doanh nghiệp địa phương đóng vai trò quan trọng trong tư vấn và phản biện chính
sách. Tuy nhiên, điều tra PCI 2015 vẫn cho thấy chưa đầy 12% doanh nghiệp năm
2015 có thể thường xuyên hoặc ln ln dự đốn được những thay đổi trong các quy
định của pháp luật Trung ương ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của mình.
Có thể nói rằng, đối thoại với chính quyền chính là kênh hiệu quả nhất để doanh
nghiệp và các cơ quan quản lý có thể truyền tải thông tin tới nhau, hỗ trợ nhau và cùng
đồng hành trên chặng đường hướng tới mục tiêu chung: xây dựng một môi trường kinh
doanh minh bạch và thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp vì lợi ích chung của
xã hội.
*Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đối thoại doanh nghiệp
Ngày nay, với sự phát triển công nghệ những vấn đề như: khoảng cách địa lý, tình hình
dịch bệnh,… không còn là trở ngại. Đối thoại doanh nghiệp được mở rộng, tổ chức
dưới nhiều hình thức đa dạng. Đó có thể là các hội nghị, tọa đàm nơi cộng đồng doanh
nghiệp có thể trực tiếp gặp mặt đại diện cơ quan nhà nước nêu kiến nghị, vướng mắc

trong quá trình sản xuất kinh doanh
Đối thoại doanh nghiệp cũng có thể được tiến hành trên môi trường mạng internet, qua
các diễn đàn, đối thoại doanh nghiệp trên cổng thông tin của các tỉnh, thành phố (như
tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc…) hoặc của các hiệp hội doanh
nghiệp, hoặc của các cơ quan báo chí.


Không chỉ vậy, đối thoại doanh nghiệp còn được tiến hành một cách giản dị hơn, như
những mô hình café doanh nhân tại Đồng Tháp, Tuyên Quang, gần đây là Quảng Ninh,
An Giang và một vài tỉnh thành khác. Đây là nơi doanh nghiệp có thể gặp gỡ lãnh đạo
chính quyền một cách dễ dàng để phản ánh khó khăn, đề xuất kiến nghị.
Đáng lưu ý, hoạt động đối thoại doanh nghiệp đã được triển khai tới tận cấp huyện ở
cả một số tỉnh còn có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội. Đối thoại doanh
nghiệp tại cấp huyện đã được lãnh đạo một số tỉnh, thành coi là hoạt động quan trọng
nhằm tháo gỡ khó khăn trực tiếp cho các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh
doanh trên địa bàn.
Việc áp dụng cơ chế đối thoại với doanh nghiệp tùy vào cách làm khác nhau của mỗi
địa phương. Có tỉnh giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hay Sở Nội vụ thực hiện, có nơi
thì Trung tâm Xúc tiến phụ trách, một số địa phương khác thì chỉ định Hiệp hội doanh
nghiệp của tỉnh tổ chức hoặc Hiệp hội tham gia làm đầu mối. Riêng một số ngành có
thủ tục phức tạp hoặc liên quan nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp như Thuế, Hải
Quan thì các cơ quan này thường chủ động trực tiếp đứng ra tổ chức để giải đáp vướng
mắc, chủ yếu là hướng dẫn và trả lời thủ tục.
Với xu hướng minh bạch, tạo sự tin cậy và giảm bớt áp lực trong công tác quản lý, gần
đây các cuộc đối thoại được các tỉnh, thành đang hướng tới giao cho các tổ chức ngoài
hệ thống cơ quan quản lý nhà nước như hiệp hội doanh nghiệp tại các địa phương. Đối
với hiệp hội, đối thoại được xem là một trong những công tác trọng tâm của chính hiệp
hội và tích cực chủ động nhằm phục vụ lợi ích của chính hội viên của mình.
Tuy với nhiều hình thức, cách làm và mức độ khác nhau, nhìn chung, việc triển khai
đối thoại doanh nghiệp gần đây đã có kết quả khả quan hơn nhiều so với thời gian

trước đây do tính công khai, tinh thần trách nhiệm của chính quyền trước cộng đồng
doanh nghiệp được tăng cường. Với lợi ích là nơi cung cấp thông tin phản ánh của
doanh nghiệp địa phương mợt cách đầy đủ và tồn diện nhất, một số địa phương xem
các cuộc đối thoại với doanh nghiệp là cách thức đo lường hiệu quả công tác điều hành
của mình, hoặc là đánh giá công tác điều hành của cấp dưới. Một số địa phương khác
lại xem đây là cách thức tạo ra hình ảnh tích cực của địa phương về sự năng động, lắng
nghe của lãnh đạo, chính quyền, mức độ quan tâm đến doanh nghiệp và môi trường
kinh doanh và đầu tư. Hiện nay một số tỉnh khi tổ chức đối thoại, có cả lãnh đạo bên
đảng (như thành uỷ, tỉnh uỷ, ban tuyên giáo…) và đại diện cơ quan dân cử (Hội đồng
nhân dân tỉnh và các ban trực thuộc) tham dự, cho thấy sự quan tâm nhiều hơn với
cộng đồng doanh nghiệp cũng như đánh giá vai trò, ý nghĩa của cuộc đối thoại. Quan
sát cho thấy khi các cuộc đối thoại được giao cho các hiệp hội tổ chức hoặc đóng vai
trò bổ trợ tích cực thì chất lượng được nâng cao hơn, khách quan hơn và hiệu quả hơn.
Chương III: GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ ĐỐI THOẠI XÃ HỘI TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Trong điều kiện Việt Nam đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
hệ thống quan hệ lao động có sự thay đổi căn bản về chất so với thời bao cấp. Thực tế
thời gian qua cho thấy, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về lao động,
xuất phát từ các lợi ích khác nhau, đại diện Nhà nước và các đối tác xã hợi là Cơng
đồn và mợt số tổ chức đại diện người sử dụng lao động đã có những quan điểm khá
khác nhau về một loạt nội dung, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chính sách tiền
lương. Ở cấp doanh nghiệp, những xung đột lợi ích giữa người lao động và người sử
dụng lao động đã được bộc lộ qua hàng nghìn vụ tranh chấp lao động cá nhân, tập thể,


đình công. Điều đáng quan tâm là phần lớn các cuộc đình công xảy ra đều mang tính
tự phát, không diễn ra quá trình thương lượng, đối thoại trước đó theo quy định của
pháp ḷt và khơng do Cơng đồn tổ chức, lãnh đạo.
Thực tiễn trên đòi hỏi phải có cơ chế, công cụ phù hợp và hiệu quả, có khả năng dung
hòa, cân bằng lợi ích của các bên. Theo kinh nghiệm của hầu hết các nước có nền kinh

tế thị trường, đối thoại xã hội chính là cơ chế, công cụ điều chỉnh quan hệ lao động
phù hợp, có khả năng giải quyết các yêu cầu trên. Để việc đối thoại xã hội tại các
doanh nghiệp phát huy hiệu quả rõ nét hơn, trở thành công cụ đóng vai trò chính trong
việc phân phối lợi ích và thành quả của sự phát triển trong nền kinh tế thị trường, xin
đề xuất một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, nâng cao kỹ năng đàm phán, thương lượng. ĐĐ̣i hỏi các thành viên trước khi
vào cuộc đàm phán phải nghiên cứu kỹ, hiểu cặn kẽ tinh thần của nội dung đối thoại
và các chế độ, chính sách có liên quan; Nâng cao khả năng hùng biện thông qua cách
nói, cách diễn đạt, tŕnh bày các nội dung cũng như khi thực hiện phản biện; Đại diện
của mỗi bên cần lắng nghe, tiếp nhận đầy đủ các thông tin khi trao đổi trong đối thoại;
cân nhắc, xem xét các bằng chứng, các lư lẽ đưa ra có phù hợp với các văn bản quy
định hay không, có phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp hay không và đặc
biệt là có tính khả thi hay không? Nếu lắng nghe và tiếp nhận đầy đủ các thông tin từ
phía đối phương tŕnh bày sẽ là cơ hội tốt để cùng nhau thống nhất tt́m ra các biện pháp,
cách thức giải quyết vấn đề đặt ra trong đối thoại.
Thứ hai, kỹ năng tổ chức cuộc đối thoại: Nắm vững quy chế đối thoại, nội dung của
cuộc đối thoại cũng như các nguyên tắc phải tuân thủ khi thực hiện đối thoại; Nắm
vững quy định về tổ chức một cuộc đối thoại định kỳ, đối thoại khi có một bên yêu
cầu, đó là: quyết định tổ chức cuộc đối thoại, địa điểm tổ chức đối thoại, thời gian tiến
hành đối thoại cũng như các điều kiện vật chất cần thiết khác bảo đảm cho đối thoại.
Như vậy, một cuộc đối thoại được tổ chức khi và chỉ khi có Quyết định đối thoại do
người sử dụng ban hành: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày hai bên thống nhất nội
dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc,
người sử dụng lao động ra quyết định bằng văn bản tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi
làm việc. Quyết định tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc phải được gửi đến Chủ
tịch cơng đồn cơ sở hoặc đại diện Ban chấp hành cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở ở
nơi chưa thành lập cơng đồn cơ sở và các thành viên tham gia đối thoại ít nhất 05
ngày làm việc trước ngày tổ chức đối thoại.
Thứ ba, cách thức phối hợp điều hành cuộc đối thoại: Mỗi cuộc đối thoại được tổ chức
đă có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện theo quy định như nội dung đối thoại, địa điểm

đối thoại, thời gian tổ chức đối thoại, thành phần của các bên tham gia.... do đó, cần
phải có sự phối hợp điều hành của các bên trong cuộc đối thoại. Theo quy định, tổ
chức đại diện cho tập thể lao động có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao
động tổ chức thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc. Cơng đồn cơ sở trong
doanh nghiệp hoặc cơng đồn cấp trên cơ sở(nơi chưa thành lập cơng đồn) sẽ phối
hợp với người sử dụng lao động để cử ra thư kư ghi chép diễn tiến cuộc đối thoại,
thống nhất cùng nhau bên nào tŕnh bày trước, bên nào tŕnh bày sau, cùng nhau trao đổi
thông tin có liên quan tới nội dung cuộc đối thoại.
Thứ tư, nâng cao kỹ năng tập hợp thu thập thông tin: Khi nhận được thông tin, cần
phải: Xác định được những thông tin nào liên quan và hỗ trợ cho việc đối thoại; Kiểm
tra kỹ nguồn thông tin, đảm bảo về độ chính xác và có căn cứ cần thiết của những


thông tin thu thập được; Lựa chọn các thông tin, số liệu có sức thuyết phục để sử dụng,
loại trừ những thông tin số liệu có khả năng làm sai lệch hoặc không có tính thuyết
phục khi đàm phán, thương lượng trong đối thoại; Từ những thông tin thu thập được
và đă có sự chọn lọc, cơng đồn tập hợp, xây dựng nội dung đối thoại, sau đó Chủ tịch
công đồn cơ sở gửi nợi dung đối thoại cho người sử dụng lao động và thông báo cho
người lao động biết.


LỜI KẾT
Đối thoại doanh nghiệp tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam thời gian qua đã có
những chuyển biến tích cực đáng ghi nhận. Rất nhiều địa phương đã ý thức được tầm
quan trọng của hoạt động này trong việc nắm bắt kịp thời những thông tin từ thực tiễn
cho hoạt động quản lý, điều hành của mình, cải thiện môi trường kinh doanh và hình
ảnh của địa phương.
Cách làm ở mỗi doanh nghiệp có thể là khác nhau, và điều đáng khích lệ là ở nhiều
doanh nghiệp đã và đang có những sáng kiến, ý tưởng mới trong việc tiến hành đối
thoại doanh nghiệp. Những thực tiễn tốt đó có thể ở giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn diễn

ra đối thoại, tiếp sau đối thoại hay giám sát và đánh giá; có thể ở cấp tỉnh, cấp huyện;
có thể là đối thoại gặp mặt trực tiếp hay trên internet… nhưng đều có điểm chung là
xuất phát từ thực tế của địa phương, hướng đến hiệu quả, thực chất và hữu ích cho các
doanh nghiệp với vai trò của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp được phát huy.
Trong phạm vi hạn chế, tiểu luận chưa thể đề cập toàn diện đến các thực tiễn và đưa ra
những giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. Để hồn thiện bài tiểu
ḷn, mong các thầy cơ góp ý và nhận xét thêm. Em xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. Nguyễn Duy Phúc, 2006. Các nguyên lý quan hệ lao động (Nguyễn Duy
Phúc, 2006, 63-71)
2.
Đậu Anh Tuấn, Phạm Ngọc Thạch, Lê Thanh Hà, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn
Thị Thu Hằng, 2016, Cẩm nang đối thoại doanh nghiệp và một số thực tiễn tốt tại Việt
Nam( Đậu Anh Tuấn và những người khác 2016, 33-40)
3.
Tạp chí Công nghiệp quốc phòng và kinh tế, 2019, “Đối thoại xã hội trong
doanh nghiệp - vấn đề cần quan tâm” Cập nhật ngày 24/10.
(Tạp chí Công nghiệp quốc phòng và kinh tế, 2019)
1.



×