Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Thực trạng đề án phát triển thanh niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.66 KB, 22 trang )

1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát
triển xã hội hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước. Nghị quyết Hội nghị
lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khố VII về cơng
tác thanh niên trong thời kỳ mới đã khẳng định: “Thanh niên là lượng xung kích
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành cơng hay
khơng, đất nước có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay khơng, cách
mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần
lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh
niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân
tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích
mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, vì vậy vấn
đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và
nguồn lực con người”.
Thực tiễn lịch sử 90 năm qua của Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và
phong trào thanh niên của cả nước đã chứng minh rằng: ở những bước ngoặt của
lịch sử, thanh niên Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã gánh vác được những
nhiệm vụ nặng nề nhất của Tổ quốc yêu cầu và đã góp phần làm nên truyền thống
vẻ vang cho dân tộc.
Hơn 30 năm đổi mới và hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hố, những biến đổi của tình hình trong nước và quốc tế
có tác động mạnh mẽ đến thanh niên cả nước và ở mỗi địa phương. Thanh niên
đang có những thay đổi về cơ cấu xã hội, địa vị kinh tế, tư tưởng chính trị, tâm lý,
lối sống v.v... những thay đổi này diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh những yếu tố tích cực
là những hạn chế tiêu cực. Vì vậy cần có những chính sách, giải pháp thích hợp để
phát huy, phát triển và quản lý Nhà nước về thanh niên, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ
kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp
xây dựng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.
Nhằm đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, kết hợp và


phát huy đầy đủ vai trị của gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức, cá nhân
trong chăm lo, giáo dục thanh niên; tạo cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành cơ chế, chính sách nhằm chăm lo giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng
thanh niên; tiếp tục phát huy vai trò tích cực của thanh niên trong việc tổ chức triển
khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên ở các cấp, các ngành; Tăng cường
và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển thanh niên Việt Nam ngang tầm với thanh
niên khu vực và thế giới, Ngày 30/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 2474/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thành niên Việt Nam
giai đoạn 2011-2020.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác phát triển thanh niên tại tỉnh Cao
Bằng, sau khi nghiên cứu bộ mơn chính sách cơng, tơi lựa chọn đề tài “ Thực trạng


2

thực thi Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020 trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng ” làm bài tiểu luận kết thúc mơn học.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
2.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Cao Bằng là tỉnh miền núi có diện tích đất tự nhiên 6.724,62 km 2. Rừng núi
chiếm hon 90% diện tích tồn tỉnh, có 10 huyện, thành phố; 161 xã, phường, thị
trấn (trong đó có 05 huyện thuộc Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ,
01 huyện được thực hiện chính sách như các huyện thuộc Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP; 75 xã, thị trấn thuộc Nghị quyết 30a của Chính phủ); tồn tỉnh
có 127 xã đặc biệt khó khăn. Dân số tỉnh Cao Bằng có 530.341 người, trong đó, số
dân từ 16-30 tuổi là 120.250 người chiếm 22,7% dân số, thanh niên nơng thơn có
97.881 người chiếm 81,4% thanh niên, thành thị 22.369 người chiếm 18,6% thanh
niên; thanh niên nam 66.005 người chiếm 54,8%; thanh niên nữ 54.245 người
chiếm 45,2%; thanh niên có trình độ Trung học phổ thơng: 68,19%; thanh niên có
trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ: 42,66%; thanh niên là người dân tộc

thiểu số: 93,6% (số liệu do Cục Thống kê tỉnh cung cấp tỉnh đến thời điểm ngày
01/4/2020). Với truyền thống của quê hương cách mạng, thanh niên Cao Bằng ln
là lực lượng tiên phong, xung kích, lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.2. Đặc điểm thanh niên tỉnh Cao Bằng
Trong những năm qua, công tác thanh niên tỉnh Cao Bằng có những chuyển
biển tích cực; cấp uỷ, chính quyền các cấp của tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động đối với
thanh niên và công tác thanh niên; mối quan hệ phối họp giữa các sở, ban, ngành,
đồn thể và chính quyền các cấp với tổ chức Đoàn thanh niên trong quản lý thanh
niên được tăng cường; cơng tác xã hội hố từng bước được đẩy mạnh; trách nhiệm
của các cấp ngành, địa phương trong triển khai thực hiện chính sách, pháp luật đối
với thanh niên được được nâng lên, đã chú trọng thực hiện đúng quy đinh quyền và
nghĩa vụ của thanh niên quy định tại Luật Thanh niên năm 2005; các chương trình,
kế hoạch, dự án, đề án phát triển thanh niên được quan tâm triển khai thực hiện đạt
hiệu quả. Từ đó, đã tác động tích cực đến thanh niên của tỉnh, cụ thể: thanh niên
Cao Bằng đang ngày càng năng động, sáng tạo, có tư duy kinh tế, vươn lên làm
giàu chính đáng cho bản thân, học hỏi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
đóng góp tích cực trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; có tinh thần xung kích
tình nguyện, tích cực tham gia các hoạt động chính trị-xã hội; trình độ học vấn,
năng lực hội nhập quốc tế của thanh niên được nâng cao và chủ động hơn; dân chủ
trong đời sống xã hội được mở rộng, nhiều địi hỏi mới chính đáng của thanh niên
trong địi sống văn hóa tinh thần, sức khỏe thể chất, tham gia quản lý xã hội không
ngừng tăng lên.


3

Sau hơn 10 năm thực hiện, thanh niên tỉnh có biến động giảm về số lượng (sổ
lượng thanh niên giai đoạn đầu là 147.029 người, hiện nay 120.250 người, giảm

26.779 người so với giai đoạn đầu thực hiện Chiến lược). Theo đó, thanh niên
đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đó là: vấn đề thiếu việc làm có xu hướng
gia tăng; thu nhập, đời sống văn hóa, tinh thần của thanh niên còn hạn chế; các
điều kiện và địa điểm vui chơi giải trí cho thanh, thiếu niên cịn thiếu. Thanh niên
cũng còn bộc lộ những hạn chế về trình độ: nghề nghiệp, khoa học cơng nghệ,
ngoại ngữ, tin học... Đáng lưu ý là một bộ phận thanh niên thiếu bản lĩnh chính trị,
dễ dao động về lập trường tư tưởng, có biểu hiện lệch lạc về giá trị đạo đức, lối
sống, đề cao hưởng thụ, sống thực dụng, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa, thiếu trách
nhiệm với cộng đồng, thiếu hụt kiến thức về lịch sử và văn hóa dân tộc... Tình
trạng thanh niên phạm tội, mắc tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp và chưa được kiểm
soát chặt chẽ. Tỷ lệ tập họp và tổ chức hoạt động đối với các đoàn viên thanh niên
ở các khu vực nông thôn, thanh niên vùng sâu, vừng xa cịn hạn chế. Bên canh đó,
hệ thống văn bản pháp luật, chế độ, chính sách đối với thanh niên cịn bất cập,
chưa đảm bảo đáp ứng được với tình hình phát triển của thanh niên.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU PHÁT
TRIỂN THANH NIÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
3.1. Kết quả công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược
3.1.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch
của tỉnh, đơn vị, địa phương
Sau khi Quyết định 2474/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (sau
đây gọi tắt là Chiến lược) được ban hành, UBND tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, phổ
biến Chiến lược cho các sở, ban, ngành của tỉnh và 13 huyện, thành phố vào tháng
4/2012. Quán triệt, chỉ đạo các đon vị, địa phưong tuyên truyền và triển khai thực
hiện các nội dung chỉ tiêu của Kế hoạch số 1042/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ
tướng Chính phủ về thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn
II (2016 - 2020) như đăng tải trên cổng thông tin điện tử ƯBND tỉnh, trang trông
tin điên tử Sở Nội vụ Tỉnh Đoàn Thanh niên.
Các đon vị, địa phưong tổ chức triển khai bằng nhiều hình thức, phưong pháp
đa dạng, phong phú và phù họp với tình hĩnh, điều kiện cụ thể: tuyên truyền qua

các hội nghị, diễn đàn, phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử... Sở Nội vụ
đăng tải trên Trang thông tin điện tử Sở các văn bản về Chiến lược, Chương trình,
Kế hoạch phát triển thanh niên, các văn bản quy định về chế độ, chính sách đối với
thanh niên, tổ chức thanh niên, các hoạt động liên quan đến công tác quản lý nhà
nước về thanh niên; Sở Tư pháp (tổ chức 08 đợt tuyên truyền, 07 đợt treo băng
zôn, 100 tờ rơi); Sở Giáo dục & Đào tạo (tuyên truyền sâu rộng đến 100% cán bộ,
giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên qua bản tin, đài phát thanh của nhà
trường, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tuyên truyền lồng ghép vào các môn học giáo
dục công dân, giáo dục pháp luật cho 15.602 đối tượng đoàn viên thanh niên của


4

45 đơn vị, 96 người tham gia làm báo cáo viên, đạt 100% yêu cầu đề ra; hình thức
tuyên truyền đa dạng, phong phú được thực hiện lồng ghép trong nội dung các mơn
học, điển hình là mơn giáo dục công dân, các hoạt động tập thể, sinh hoạt dưới cờ,
15 phút đầu giờ, hình thức sân khấu hóa, tun truyền qua loa phát thanh....; Bộ
Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh (tổ chức được 40 buổi với trên 1.560 lượt cán bộ,
chiến sỹ tham gia). Ngồi ra cịn có các sở, ban, ngành, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh,
Công an tỉnh; các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện
Chiến lược, Chương trình bằng nhiều hình thức phù họp, cụ thể như: tổ chức tuyên
truyền trong các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt Đoàn thanh niên của đơn vị, tuyên
truyền trên kênh phát thanh, truyền hình của đơn vị. Tỉnh Đoàn thanh niên tổ chức
tuyên truyền trên website, bản tin thanh niên; truyền hình thanh niên; lồng ghép
trong các hội nghị, hoạt động lớn của Đoàn, Hội; diễn đàn, đối thoại giữa cấp ủy,
chính quyền với thanh niên...toàn tỉnh tổ chức được 32 cuộc đối thoại giữa cấp ủy,
chính quyền với đồn viên thanh niên, tổ chức được trên 1.500 buổi tuyên truyền.
Thông qua việc tuyên truyền, đã từng bước nâng cao nhận thức của lãnh đạo các
cấp, các ngành và toàn thể nhân dân về quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu và ý nghĩa
của Chiến lược, đồng thời tạo được sự đồng thuận, quan tâm của xã hội đối với

thanh niên và công tác thanh niên trên địa bàn tồn tỉnh.
3.1.2. Cơng tác ban hành văn bản triển khai thực hiện
Đe triển khai thực hiện Quyết định 2474/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày
20/6/2012 về Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Cao Bằng giai đoạn 20112020, Kế hoạch số 2586/KH-UBND ngày 27/9/2012 về thực hiện Chương trình
phát triển thanh niên đến năm 2020, hằng năm ban hành Kế hoạch thực hiện
chương trình phát ừiển thanh niên, Kế hoạch thực hiện cơng tác quản lý nhà nước
về thanh niên để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ phát triển thanh
niên trên điạ bàn tỉnh.
Sau khi Sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược, Chương trình phát triển
thanh niên giai đoạn I (2011-2015), UBND tỉnh đã thực hiện rà soát và điều chỉnh
các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình phát triển thanh niên tỉnh để thực hiện
ừong giai đoạn II, đồng thời chỉ đạo sở, ban, ngành, địa phương bổ sung mục tiêu,
nhiệm vụ của Kế hoạch số 1042/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính
phủ để tổ chức thực hiện tại đơn vị, địa phương.
Theo đó, chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ vào
nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch phát triển
thanh niên của tỉnh để xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình
phát triển thanh niên phù họp với đặc điểm, tình hĩnh của đơn vị, địa phương.
Trong giai đoạn 2011-2020, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nội vụ đã ban hành 131 văn
bản lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình phát triển
thanh niên trên phạm vi tồn tỉnh.
3.1.3. Cơng tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, đánh giả kết quả thực hiện


5

UBND, HĐND tỉnh, Sở Nội vụ, Tỉnh Đoàn Thanh niên ban hành kế hoạch
thanh tra, kiểm tra công tác Nội vụ, kiểm tra công tác QLNN về thanh niên, giám
sát việc thực hiện pháp luật, chính sách đối với thanh niên, việc thực hiện Chiến

lược, Chương trình phát triển thanh niên; thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc các
đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên đảm
bảo theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh.
Giai đoạn 2011-2020, UBND, HĐND tỉnh, Sở Nội vụ, Tỉnh Đoàn Thanh niên
đã tổ chức 55 cuộc kiểm tra; giám sát đối với các sở, ban, ngành, UBND các huyện
thành phố về thực hiện công tác phát triển thanh niên. Qua các cuộc kiểm tra, giám
sát cho thấy: Các đơn vị, địa phương thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện các
nội dung, chỉ tiêu phát triển thanh niên; quan tâm định hướng, tạo môi trường cho
thanh niên phát triển phù họp với xu thế và điều kiện của đơn vị, địa phương; hỗ
trợ về kinh phí, cơ sở, thiết bị cho các phong trào hoạt động của thanh niên, triển
khai tuyên truyền thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước đối với thanh niên.
Việc đánh giá sơ kết, tổng kết Chiến lược, Chương trình phát triển thanh niên
đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Năm 2015,
UBND tỉnh đã tổ chức sơ kết Chiến lược, Chương trình giai đoạn I (2011- 2015)
tại Hội nghị sơ kết Chủ tịch UBND tỉnh đã khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có
thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Cao
Bằng giai đoạn I (2011-2015). Để thực hiện tốt các nội dung tổng kết thực hiện
Chiến lược phát triển thanh niên, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 1546/KH-UBND
ngày 24/6/2020 về tổng két thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam
giai đoạn 2011-2020, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương tiến hành triển
khai các nội dung để tổ chức Hội nghị tổng kết cấp tỉnh đảm bảo đúng tiến độ.
3.1.4. Công tác chủ trì, phối họp thực hiện nhiệm vạ
được cấp có thẩm quyền giao
Các sở, ban ngành, UBND các huyện thành phố trên địa bàn tỉnh căn cứ chức
năng, nhiệm vụ đã chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ chủ trì, phối họp ữong tổ chức
thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình phát triển thanh niên tỉnh tại
Quyết định số 795/QĐ-UBND.
Để triển khai thực hiện tốt nội dung của Chiến lược phát ữiển thanh niên;
Chương trình phát triển thanh niên tỉnh, UBND tỉnh và Tỉnh Đoàn Thanh niên đã

ban hành Quy chế số 146/QCPH-ƯBND-TĐTN ngày 21/8/2012 Quy chế phối hợp
hoạt động và mối quan hệ công tác giữa ủy ban nhân dân tỉnh và Đồn TNCS Hồ
Chí Minh tỉnh Cao Bằng, Sở Nội vụ và Tỉnh Đoàn Thanh niên ban hành Chương
trình số 933/CTr-LN ngày 23/8/2012 Chương trình phối họp hoạt động giữa Sở
Nội vụ và Tỉnh Đoàn thanh niên giai đoạn 2012- 2016.
Theo đó, UBND các huyện, thành phố, các sở, ban ngành xây dựng chương
trình, kế hoạch phối họp với Tỉnh Đoàn Thanh niên, các cơ quan, đoàn thể để tổ


6

chức thực hiện nội dung, nhiệm vụ của Chương trình, Kế hoạch phát triển thanh
niên. Nhiều đơn vị, địa phương đã tổ chức triển khai có hiệu quả cơng tác phối họp
trong thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu phát triển thanh niên của đơn vị, địa phương 1 góp
phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Chương trình phát triển thanh niên
tỉnh.
3.2. Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển thanh niên
3.2.1. Kết quả thực hiện các mục tiêu của Chương trình số 795/QĐ-UBND
ngày 20/6/2012
Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2020 đề ra
05 mục tiêu cụ thể. Sau 10 năm thực hiện, kết quả đạt được như sau:
Mục tiêu 1: Giảo dục thanh niên về lòng yêu nước, truyền thống cách mạng
của quê hương, lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối song, tỉnh thần tự tôn dân tộc;
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, cỏ trách nhiệm với xã hội và trách nhiệm
trước cộng đồng.
UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phổi họp với Tỉnh Đoàn Thanh
niên, ƯBND các huyện, thành phố, các sở, ngành thực hiện Đe án "Tăng cường
giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi
đồng giai đoạn 2015-2020"; tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống, kỹ năng sống, phổ biến giáo dục pháp luật, thực hiện nền nếp, kỷ

cương, dân chủ trong các cơ sở giáo dục; Tăng cường các hoạt động xây dựng văn
hóa ứng xử trong đoàn viên, thanh niên là cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên
trong trường học, học sinh, sinh viên theo Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày
03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đồ án “Xây dựng văn hóa ứng xử
trong trường học giai đoạn 2018-2025”; Tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, nâng
cao chất lượng tiết sinh hoạt dưới cờ; Đẩy mạnh xây dựng môi trường giáo dục an
toàn, lành mạnh, thân thiện, tổ chức Ngày hội “Nét đẹp thầy trị”, sinh hoạt chun
đề “Xây dựng tình bạn đẹp, nói khơng với bạo lực học đường; triển khai Cuộc vận
động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp ”; Phối họp Xây dựng
các mơ hình cổng trường an tồn giao thơng; phối họp tổ chức các hoạt động tư
vấn, hỗ trợ, phân luồng, định hướng nghề việc, việc làm; hỗ trợ khởi nghiệp cho
học sinh, sinh viên; phối hợp triển khai các phong trào của Đồn, Hội, Đội: “Tuổi
trẻ sáng tạo”, “Thanh niên tình nguyện”, “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 tốt”.
Trên cơ sở định hướng của Trung ương Đoàn, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND
tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên đã tổ chức nhiều hoạt động gắn với nhu cầu, nguyện
vọng của thanh niên như: Phối họp với các sở, ban, ngành triển khai các hoạt động
giáo dục lý tưởng cách mạng, phẩm chất chính trị, đạo đức cho thanh gắn với việc
thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 và Chỉ thị số 05-CT/TW ngay
15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh. Xây dựng và nhân rộng các điển hình tập thể, cá nhân
trong học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.


7

Triển khai cuộc vận động “ Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ
mới ” gắn với việc nêu gương người tốt việc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến đã
phát huy hiệu quả trong cơng tác giáo dục, định hướng cho thanh niên. Vai trò nêu
gương, dẫn dắt của cán bộ đoàn được thể hiện rõ hơn thông qua triển khai Chỉ thị
số 01-CT/TWDTN của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về “Tăng cường rèn

luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ Đoàn”; tăng cường phổ biến
giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên thông qua triển
khai các hoạt động truyền thông trên Báo Cao Bằng, Đài Phát thanh và Truyền
hĩnh tỉnh, Website Tỉnh Đoàn được duy trì thường xuyên. Từ các hoạt động thực
tiễn, giúp thanh niên xác định ý thức, trách nhiệm của bản thân trong thời kỳ mới.
ĐVTN đã có ý thức trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống, nếp sông văn minh, giữ
gìn trun thơng văn hóa dân tộc; có thái độ và hành vi ứng xử cao đẹp trong tình
bạn, tình yêu; yêu thưong con người, chăm lo hanh phúc gia đình; kính trọng ơng
bà, cha mẹ, thầy, cơ giáo và người lớn tuổi; tích cực rèn luyện, nâng cao sức khỏe,
trở thành cơng dân hữu ích, thành viên tốt của gia đĩnh; hăng hái tham gia các hoạt
động cộng đồng.
Trong giai đoạn 2011 - 2020 có một số đơn vị, địa phương thực hiện tốt mục
tiêu như: Công an tỉnh đã tổ chức được ừên 300 buổi tuyên truyền, 150 cuộc giao
lưu, tọa đàm ôn truyền thống nhân kỷ niệm các ngày truyền thống của Đảng, của
Đoàn thu hút trên 10.000 lượt thanh niên tham gia học tập; Sở Nội vụ tuyên truyền,
hướng dẫn thực hiện pháp luật, chính sách đối vói thanh niên tổ chức thanh niên,
thanh niên xung phong đến 100% các cơ quan, ban, ngành, địa phương trên địa bàn
tỉnh; Sở Tư pháp tham mưu thực hiện có hiệu quả Đe án "Tăng cường cơng tác phổ
biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật thanh, thiếu niên giai
đoạn 2010-2015 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Kết qua ừong giai đoạn
ữợ giúp pháp lý được 4.867 vụ với 4.800 lượt người, trong đó tỷ lê thanh niên
được trợ giúp pháp lý chiếm trên 50%; Tỉnh Đoàn Thanh niên chỉ đạo các cấp bộ
Đoàn tổ chức được 1.718 hoạt động học tập, triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết thu
hút 339.827 lượt ĐVTN tham gia; 49/49 đoàn khối trường học tổ chức triển khai
xây dựng văn hóa học đường, bình chọn “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”,
100% cơ sở đoàn tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống gắn với học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tổ chức tuyên truyền ừên
website, bản tin thanh niên; truyền hình thanh niên; lồng ghép ữong các hội nghị,
hoạt động lớn của Đồn, Hội; diễn đàn, đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với
thanh niên...toàn tỉnh tổ chức được 32 cuộc đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với

ĐVTN, tổ chức được ứên 1.500 buổi.
Mục tiêu 2: Nâng cao trình độ văn hỏa, ngoại ngữ, chun mơn nghiệp vụ,
tay nghề; hình thành nề nếp học tập thường xuyên cho thanh niên; phát triển đội
ngũ trí thức trẻ, lao động trẻ lành nghề trên cảc lĩnh vực đời sổng xã hội, đáp ứng
sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoả và hội nhập quốc tế. Từng bước nâng cao
sức khỏe, thế lực và tầm vóc cho thanh niên; có năng lực tự học, tự đào tạo; cỏ kỹ
năng sổng, đế thích ứng với môi trường sống và làm việc.


8

Cấp ủy, chính quyền tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp, ngành xây dựng môi
trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện về học tập, lao động, nâng cao trình độ văn
hóa, ngoại ngữ, chun mơn nghiệp vụ, tay nghề; hình thành nề nếp học tập
thường xuyên cho thanh niên. UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục & Đào tạo tổ chức
thực hiện tốt các nội dung của phong hào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, các cơ sở giáo dục đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết
thực, phù họp với đặc điểm tình hình của đơn vị như: lồng ghép đưa các nội dung
vào chương trình thi đua của Đồn trường nhằm xây dựng cho ĐVTN một môi
trường học tập lành mạnh, thu hút đông đảo ĐVTN tham gia.
Kết quả: tỷ lệ tốt nghiệp bình quân của tỉnh trong 09 năm 2011-2019 đạt
93,52%; triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; 100% thanh
niên học sinh được giáo dục hướng nghiệp; 100% sinh viên tốt nghiệp các trường
Trung cấp, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh được đào tạo kỹ năng mềm để sau khi tốt
nghiệp thích nghi được với thị trường lao động.
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức học tiếng Anh trong các trường phổ thông
thực hiện theo 2 chương trình: 7 năm hoặc 10 năm. Dạy tiếng anh cho học sinh từ
lóp 3 đến lóp 5 cấp tiểu học; từ lóp 6 đến lóp 9 đối với cấp trung học cơ sở và từ
lóp 10 đến lóp 12 đối với cấp trung học phổ thơng. Kết quả: 100% thanh niên học
sinh các trường phổ thông được học ngoại ngữ mơn tiếng anh theo chương trình 7

năm hoặc 12 năm; 100% thanh niên giáo viên dạy học môn tiếng anh được bồi
dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ hằng năm.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả đào tạo
nghề nghiệp theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp... hướng dẫn thực hiện công tác
tuyển sinh, đào tạo nhân lực có tay nghề cao, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giáo viên,
xây dựng chương trình, giáo trình; đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; kiểm
tra chất lượng đào tạo nghề, rà soát danh mục nghề đào tạo, thi tay nghề quốc gia;
đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đăng ký bổ sung hoạt
động giáo dục nghề nghiệp; khảo sát nhu cầu đào tạo cho lao động đang làm việc
tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh; thực hiện rà soát, sắp xếp mạng lưới
cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đến năm 2020 tồn tỉnh có 16 cơ sở giáo dục nghề
nghiệp. Vói các biện pháp triển khai tích cực và đồng bộ; Kết quả đào tạo nghề giai
đoạn 2016- 2020, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 29.500 người, đạt 102%
kế hoạch (trong đó nghề nơng nghiệp 10.948 người chiếm 37%, nghề phi nông
nghiệp 18.552 người, chiếm 63%).
Việc nâng cao sức khỏe, thể lực và tầm vóc cho thanh niên được tỉnh quan
tâm thực hiện tốt. UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành tổ chức có hiệu quả cơng tác
giáo dục thể chất trong trường học; tuyên truyền sử dụng các thực phẩm sinh
dưỡng, vệ sinh an tồn; chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân, luyện tập thể dục thể
thao. Theo đó, quy hoạch, đầu tư, xây dựng phát triển các cơ sở giáo dục, y tế, tư
vấn sức khỏe, cơ sở hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi giải trí, thể dục thể
thao cho thanh niên. Khuyến khích phát triển phong trào luyện tập thể dục thể thao


9

để bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật, vận động thanh niên tích cực tham gia
các phong trào hoạt động, các hội thao, liên hoan, hội thi, các giải thể thao. Trong
giai đoạn, tỉnh đã huy động nguồn lực đầu tư xây dựng các cơ sở y tế, Sân vận
động, Nhà văn hóa thiếu nhi, Nhà Văn hố Trung tâm. Nhà Văn hoá các tổ dân

phố, huy động đầu tư xây dựng công trĩnh Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
thuộc khu di tích lịch sử Pác Bó - Hà Quảng, tu sửa Tượng đài Bác tại trung tâm
thành phố Cao Bằng; xây dựng Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao
tỉnh, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi nhằm giúp thanh niên có địa điểm, luyện
tập thể dục thể thao, bảo vệ sức khỏe và phát huy năng khiếu
trong văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, thể lực và
tầm vóc cho thanh niên.
Qua khảo sát, thống kê chỉ số sức khỏe, thể lực và tầm vóc thanh niên tại các
Trường THPT, kết quả: Chiều cao bình quân của nam thanh niên 18 tuổi đạt
l,634m; Chiều cao bình quân của nữ thanh niên 18 tuổi đạt l,533m. (Chưa đạt chỉ
tiêu đề ra: Nam l,67m; Nữ l,56m).
Mục tiêu 3: Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và phát triển nguồn nhân
lực trẻ có chất lượng cao; hình thành đội ngũ cán bộ - khoa học kỹ thuật, đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trẻ giỏi trong các cơ quan nhà
nước và các tô chức kinh tế - xã hội khác phục vụ sự phát triển đất nước.
Tỉnh Cao Bằng đã xây dựng ban hành nhiều chương trình, đề án, kế hoạch 3
nhằm chuẩn hóa, nâng cao năng lực, trình độ chun mơn cho đội ngũ cán bộ,
cơng chức, viên chức, trong đó lực lượng thanh niên chiếm trên 50% tại các lóp
đào tạo, bồi dưỡng. Thơng qua các chương trình, đề án, kế hoạch đào tạo bồi
dưỡng UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tham mưu, tổ chức
triển khai mở các lóp đào tạo, bồi dưỡng tại tỉnh, đồng thịi cử cán bộ, cơng chức,
viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo trong nước và
nước ngoài.
Trong giai đoạn 2010 - 2020, tỉnh đã tập trung tổ chức các lóp đào tạo về
chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý
nhà nước, kỹ năng lãnh đạo quản lý, ngoại ngữ, tin học, an ninh - quốc phịng... cho
đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức trên địa bàn tỉnh. Kết quả: Giai đoạn 2010 2019: cử 73.249 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lóp đào tạo, bồi
dưỡng, cụ thể:
Đào tạo trong nước về chuyên môn, nghiệp vụ: 14.851 lượt người, trong đó:
Tiến sĩ: 04 người, Thạc sĩ: 708 người, Đại học, cao đẳng: 5.874 người, Trung cấp:

949 người, Sơ cấp: 104 người.
Cử đi đào tạo tại nước ngoài: Trong 10 năm qua tỉnh đã chọn cử 09 công
chức, viên chức đi đào tạo trình độ Thạc sĩ và 04 học sinh đi đào tạo trình độ đại
học tại Trường đại học Quảng Tây - Trung Quốc từ nguồn ngân sách tỉnh; cử 22
cơng chức, viên chức đi đào tạo trình độ Thạc sĩ và 68 học sinh đi đào tạo trình độ


10

đại học tại Quảng Tây, Trung Quốc theo Chương trình Học bổng Quảng Tây. Các
công chức, viên chức sau khi tốt nghiệp trình độ thạc sĩ đều được tiếp nhận, bố trí
cơng tác chun mơn họp lý và phát huy tốt kiến thức đã học được, một số công
chức, viên chức đã được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý.
Bồi dưỡng lý luận chính trị: 5.390 người, trong đó: Cử nhân Chính trị hành
chính: 05 người, Cao cấp: 567 người, Trung cấp: 3.464 người, Sơ cấp: 449 người,
Bồi dưỡng: 905 người.
Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: 7.760 người, trong đó: chun viên
cao cấp: 103 người, chun viên chính: 975 người, ngạch chuyên viên: 5.719
người, ngạch cán sự: 632 người, bồi dưỡng: 369 người.
Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, bồi dưỡng theo chức danh, vị trí việc làm:
26.152 lượt cán bộ, công chức, viên chức.
Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý: 2.537 lượt cán bộ, công chức, viên
chức.
Bồi dưỡng Quốc phòng - an ninh: 5.917 lượt cán bộ, công chức, viên chức.
Bồi dưỡng ngoại ngữ: 1.808 lượt cán bộ, công chức, viên chức.
Bồi dưỡng tin học: 6.109 lượt cán bộ, công chức, viên chức.
Bồi dưỡng tiếng dân tộc: 2.725 lượt cán bộ, công chức, viên chức.
Công tác tuyển trọn, bố trí, sử dụng thanh niên, cơng tác ln chuyển cán bộ
trẻ được triển khai thực hiện có hiệu quả góp phần thực hiện thành cơng nhiệm vụ
phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong những năm qua. Ket quả, cụ thể:

Tỉnh tổ chức tuyển dụng được 3.714 công chức, viên chức đảm bảo theo Đe
án vị trí việc làm của các sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố.
Thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ
về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, tỉnh đã tuyển chọn được
302 trí thức trẻ tăng cường cán bộ cho các xã và khuyến khích, thu hút trí thức trẻ,
cán bộ chun mơn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc huyện 5
huyện nghèo của tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học
tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo, tỉnh tuyển chọn
được 44 trí thức trẻ đưa về các xã thuộc 5 huyện nghèo của tỉnh đảm nhận chức
danh Phó Chủ tịch UBND xã. Sau 05 năm thực hiện nhiệm vụ 43/44 (01 đội viên
xin thơi việc) đội viên trí thức trẻ của Dự án 600 được tiếp nhận không qua thi và
bố trí đảm nhận các vị trí, chức vụ phù họp với trinh độ, năng lực của đội viên.
Thực hiện Đe án số 03-ĐA/TU ngày 20/7/2012 của Tỉnh uỷ về “Chuẩn hóa
đội ngũ cán bộ cơ sở giai đoạn 2012-2015” tỉnh tuyển chọn được 331 trí thức trẻ
có trình độ đại học, có chun ngành chun mơn phù họp bố trí các chức danh


11

công chức cấp xã cho 199 xã, phường, thị trấn. Việc thực hiện Đề án số 03ĐA/TU đã tạo bước đột phá trong công tác cán bộ của tỉnh nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã.
Thực hiện Quyết định số 1758/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đe án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham
gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020, tỉnh tuyển chọn được 15
trí thức ừẻ. Hiện nay, cịn 13 đội viên (01 đội viên trúng tuyển vào công chức xã,
01 đội viên xin thôi việc do sức khỏe không đảm bảo). Hiện nay, các huyện đã thực
hiện chất dứt họp đồng lao động đối với các đội viên do địa phưong khơng cịn vị
trí. Do sau sáp nhập ĐVHC, số lượng cán bộ, công chức dôi dư lớn.

Thực hiện Đe án 01-ĐA/TU ngày 14/9/2016 của Tỉnh ủy về luân chuyển cán
bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2016 - 2020. Từ đầu nhiệm kỳ cho đến nay tỉnh đã
luân chuyển được 44/40 cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
quản lý, bằng 110% kế hoạch.
Các đon vị lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh chú trọng xây dựng đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ cao trong độ tuổi thanh niên. Từ năm 2011 đến
nay, Công an tỉnh đã cử trên 850 người theo học các hệ học như các lóp cao học,
quản lý nhà nước, tại chức của Học viện ANND, CSND, Đại học Luật; liên kết với
Học viện ANND mở 02 lớp đào tạo ngoại ngữ tiếng Trung Quốc với trên 200 học
viên; mở các lóp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng Công an xã với trên
300 đồng chí là trưởng, phó Cơng an các xã trong tỉnh; thường xuyên mở các lóp
tập huấn về tin học, điều lệnh, quân sự, võ thuật thu hút thanh niên tham gia học
tập và rèn luyện. Qua đó, ngành đã nâng cao được trình độ chun mơn nghiệp vụ
cho cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. Ket quả, số lượng cán bộ cơng an
trẻ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 380/1250 người (30,5%); bổ nhiệm
115 đồng chí trong độ tuổi thanh niên vào các chức vụ lãnh đạo chỉ huy từ cấp đội
trở lên.
Mục tiêu 4: Thực hiện tốt mục tiêu “3 giảm ” 4 trong thanh thiếu niên, tăng
cưcmg giáo dục pháp luật nhằm phòng, tránh và từng bước đấy lùi tội phạm, tệ
nạn xã hội trong thanh niên, giảm tỷ ỉệ thanh thiếu niên.
ƯBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các sở, ban ngành, ƯBND các huyện thành phố
triển khai thực hiện Đồ án "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2010-2015 đến năm
2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Chú trọng nâng cao nhận thức và hành động của
các cấp, các ngành, địa phương và thanh niên về phòng, chống tệ nạn xã hội. Tăng
cường kiểm tra, chấn chỉnh việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng,
chống tệ nạn xã hội. Thực hiện tốt các biện pháp quản lý, hỗ trợ đối tượng sau cai,
người bán dâm và các nạn nhân bị mua bán tái hòa nhập cộng đồng. Xây dựng và
duy trì 08 xã phường, thị trấn lành mạnh khơng có tệ nạn mại dâm, ma túy.



12

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối họp với Tỉnh đoàn thanh niên, Sở
Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên về tác hại của ma tuý,
mại dâm, HIV/AIDS và các biện pháp phòng ngừa. Xây dựng đội tuyên truyền
viên lưu động, nòng cốt là thanh thiếu niên để tuyên truyền việc phòng, chống các
tệ nạn xã hội, giảm thiểu kỳ thị đối với người nghiện ma tuý, người mại dâm. Định
kỳ hàng năm tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng, chống ma túy;
phòng, chống tệ nạn mại dâm; phòng, chống tội phạm mua bán người. Kết quả, từ
năm 2011 đến tháng 6/2020 có 642/600 người (đạt 107% kế hoạch) người được cai
nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh; số người được cai nghiện ma túy
tại cộng đồng 179/300 người (đạt 59,6% kế hoạch). Công an tỉnh đã phát hiện, bắt
giữ, khởi tố 110 vụ cờ bạc, đã xử lý hành chính 720 vụ, trong đó số bị can và số
đối tượng xử lý hành chính trong độ tuổi thanh niên lần lượt là 350/615 (56,9%) bị
can, 1.350/2.494 (54,1%) đối tượng; khởi tố 08 vụ mại dâm, xử lý hành chính 18
vụ, trong đó số bị can và đối tượng xử lý hành chính trong độ tuổi thanh niên lần
lượt là 8/16 (50%) bị can và 30/52 (57,6%) đối tượng... Đặc biệt trong lĩnh vực tội
phạm ma túy là nguyên nhân trực tiếp liên quan đến tệ nạn xã hội, giai đoạn 20162020 đã phát hiện, bắt giữ 1.148 vụ, 1.720 đối tượng trong đó độ tuổi phạm tội
dưới 40 chiếm trên 80%, thu giữ 841 bánh heroin, 78kg ma túy tổng họp cùng
nhiều tang vật khác.
Mục tiêu 5: Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sổng vật chất
và tỉnh thần cho thanh niên; từng bước giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu
việc làm trong thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên được vay vốn phát triển
kinh tế, xố đói giảm nghèo, làm giàu chính đảng; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
lao động trong thanh niên.
Nhằm nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải
thiện đòi sống cho thanh niên, UBND tỉnh thường xuyên rà soát nhu cầu về nghề
nghiệp và việc làm; đồng thời, giao chỉ tiêu dạy nghề, giải quyết việc làm; phê

duyệt các Đe án, Chương trình, Kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn; cấp
kinh phí hỗ trợ dạy nghề; triển khai thực hiện Chương trình việc làm và xuất khẩu
lao động đảm bảo quy định5.
Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối họp với Tỉnh đoàn Thanh
niên, các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến các chế
độ, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực dạy nghề và việc làm; tổ chức
triển khai tốt quy trình để tổ chức dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên trên
địa bàn tỉnh đạt hiệu quả. Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố phối hợp với Ngân
hàng chính sách xã hội tỉnh tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn để học tập, tạo
việc làm, đầu tư sản xuất phát triển kinh tế.
Những năm qua, Sở Lao động - Thưong binh và Xã hội đã tham mưu cho
UBND tỉnh tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực
dạy nghề và việc làm cụ thể: tổ chức các phiên chợ việc làm, các phiên giao dịch


13

việc làm lưu động để tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên. Phối họp với các
sở, ban ngành và các địa phưcmg trong tỉnh triển khai thực hiện Đề án với nhiều
hình thức như tuyên truyền, tư vấn học nghề, mở các chuyên trang, chuyên mục,
lồng ghép các nội dung tuyên truyền trong lĩnh vực lao động, việc làm, công tác
dân tộc, phụ nữ, xây dựng nông thôn mới, tổ chức các ngày hội việc làm tại các địa
phưong trong tỉnh.
Kết quả từ năm 2011 đến tháng 6/2020: khai thác thông tin thị trường lao
động của 182 đơn vị, doanh nghiệp, duy trì 02 trang website để kết nối thông tin
thị trường lao động trong tỉnh và với các tỉnh trong cả nước, có khoảng 40.000 lượt
người truy cập/năm để khai thác thông tin thị trường lao động, tìm kiếm việc làm
và các chế độ liên quan đến chính sách việc làm, bảo hiểm thất nghiệp; đã tư vấn
việc làm, học nghề cho 174.689 lượt thanh niên; tạo việc làm cho 102.545 thanh
niên thông qua: hỗ trợ giải quyết việc làm trong nước; xuất khẩu lao động; dự án

vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm; giải quyết việc làm thơng qua các
chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Giai đoạn 2016- 2020: đã đào tạo nghề cho 29.500 lao động, đạt 102% kế
hoạch, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 25,5% cuối năm 2015 lên 33% năm 2020
đạt 100 % kế hoạch; tạo việc làm mới cho 59.430 lao động, đạt 118% kế hoạch,
trong đó lao động nữ có việc làm 36.250 người chiếm 61%. Cơ cấu lao động
chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ lệ
lao động lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm tỷ lệ lao
động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp; tuyển chọn và đưa 745 lao động đi làm việc
ở nước ngoài theo họp đồng; hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động thông qua Dự
án vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với 6.170 dự án, số vốn vay 216.400 triệu
đồng, tạo việc làm 6.445 lao động.
Tỉnh Đoàn Thanh niên phối họp tư vấn, hướng nghiệp cho trên 84.751 lượt
ĐVTN; đào tạo, dạy nghề, giới thiệu việc làm được 14.541 ĐVTN. Đặc biệt, số
lượng ĐVTN tham gia lao động tại các cơng ty, doanh nghiệp ngồi tỉnh tăng
mạnh so với đầu nhiệm kỳ. Hiện nay, có khoảng 15.000 ĐVTN tham gia lao động
tại các khu công nghiệp Thái Nguyên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Bắc Giang. Việc
giải ngân vốn vay đối với thanh niên được thực hiện có hiệu quả, Tỉnh Đoàn Thanh
niên đã phối họp với Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ thanh niên vay vốn phát
triển sản xuất kinh doanh số tiền dư nợ 485 tỷ đồng với 459 tổ tiết kiệm và 11.153
hộ vay vốn; thông qua các nguồn vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm sổ tiền
1,329 tỷ đồng; phối họp với Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, chi nhánh Cao
Bằng triển khai tín dụng vốn vay cho thanh niên, hiện đạt dư nợ 02 tỷ đồng.
3.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu Chương trình
Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2020 đề ra
11 chỉ tiêu với 20 nội dung cụ thể. Giai đoạn II (2016-2020) UBND tỉnh đã rà soát,
điều chỉnh các mục tiêu, chỉ tiêu và thống nhất tiếp tục thực hiện 11 chỉ tiêu, 19 nội


14


dung và bổ sung triển khai thực hiện 13/29 chỉ tiêu của Kế hoạch số 1042/KH-TTg
ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả đạt được như sau:
Kết quả chỉ tiêu, nội dung của Chương trình phát triển thanh niên tỉnh: Có
19/19 nội dung đạt và vượt kế hoạch, trong đó 5/19 nội dung vượt kế hoạch; 13/19
nội dung đạt kế hoạch; 1/19 nội dung không đạt kế hoạch.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu theo Kế hoạch số 1042/KH-TTg: Có 09/29 chỉ
tiêu vươt; 15/29 chỉ tiêu đạt; 5/29 chỉ tiêu không đạt
3.2.3. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án phát
triển thanh niên giai đoạn 2011-2020
Tại Quyết định số 795/QĐ-UBND: Có 09 sở, ban, ngành tỉnh được Chủ tịch
UBND tỉnh giao thực hiện 22 nội dung công việc. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ
được giao các đơn vị đã bám sát kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chương
trình, đề án, dự án của Chương trình phát triển thanh niên lồng ghép với Chương
trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng giai đoạn, hàng năm; Nghị quyết
số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững; Chương trình xây dựng nơng thơn mới; Chương trình, kế hoạch thực
hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương; Đề án số 03-ĐA/TU của Tỉnh ủy
Cao Bằng về "Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở giai đoạn 2012- 2015”; Chương
trình số 12-CTr/TU của Tỉnh ủy về "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cản bộ
lãnh đạo, quản lý trẻ giai đoạn 2016-2020"...
Kết quả: Có 21/22 (95,4 %) nhiệm vụ đều được các đơn vị triển khai thực
hiện đảm bảo hiệu quả, tiến độ; 01/22 (4,6%) nhiệm vụ không thực hiện, lý do
nhiệm vụ đề ra không sát với thực tiễn thuộc đơn vị BCH Quân sự tỉnh phụ trách.
Kết quả cụ thể một số nhiệm vụ, đề án, dự án phát triển thanh niên:
Kết quả thực hiện pháp luật, chỉnh sách đổi với thanh niên
+ Thực hiện Luật, Nghị định: Đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các cấp
bộ Đồn, Hội thơng qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng đài phát thanh truyền hĩnh, Báo Cao
Bằng, tổ chức tuyên truyền bằng pa nô, khẩu hiệu, sinh hoạt, tọa đàm, diễn đàn

trao đổi, tổ chức các cuộc thi viết, tìm hiểu về luật, sân khấu hoá bằng các vở kịch,
hoạt cảnh, thơ, vè... Kết quả 100% đơn vị huyện, thành phố và các sở, ban, ngành
tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật. Sau 8 năm thực hiện có trên 400 cuộc thi, diễn
đàn được tổ chức, 1.194 buổi tuyên truyền cấp xã, 1.560 buổi cấp huyện, 340 buổi
tại các trường Trung học phổ thông, trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp,
qua đó Luật Thanh niên năm 2005 đã được thanh niên nắm vững, hiểu và được
thực hiện đúng quy định.
UBND tỉnh đã quan tâm bố trí nguồn kinh phí thực hiện việc tuyên truyền,
phổ biến luật Thanh niên lồng ghép với chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật
của địa phương đồng thời chỉ đạo Sở Tư pháp tập trung triển khai thực hiện việc


15

phổ biến tuyên truyền thông qua ký kết thực hiện Chương trình liên tịch với Tỉnh
đồn Thanh niên. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với
thanh niên, cơng tác thanh niên... qua đó đã từng bước nâng cao nhận thức của cán
bộ, nhân dân về vai trị, vị trí của thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh cơng hố, hiện
đại hố đất nước; nâng cao ý thức, trách nhiệm của thanh niên trong thực hiện
những quy định của Luật Thanh niên năm 2005. Chỉ đạo Sở Nội vụ phối họp với
các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức khảo sát, đánh giá tác
động của Luật Thanh niên; tổng kết việc thực hiện Luật Thanh niên trên địa bàn
tỉnh, qua đó khen thưởng 05 tập thể và 02 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực
hiện Luật Thanh niên.
Giai đoạn II, UBND, HĐND tỉnh tiếp tục tiến hành tổ chức kiểm tra, giám sát
và đánh giá kết quả thực hiện Luật Thanh niên; tổ chức quán triệt, tuyên truyền
Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Thanh niên; Nghị định số 78/2017/NĐ-CP ngàỵ 03/07/2017
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2007/NĐ-CP
ngày 23/7/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh

niên; tham gia góp ý dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi); triển khai thực hiện Nghị
định số 140/2017/NĐ-CP ngàỵ 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút,
tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Phối họp với Uỷ ban MTTQ tỉnh đã xây dựng văn bản gắn với chương trình
phối họp hành động hàng năm của MTTQ và các thành viên. Trong hệ thống Mặt
trận Tổ quốc, thời gian qua đã kiện toàn được 26 báo cáo viên pháp luật cấp huyện,
199 báo cáo viên cấp xã. Ở khu dân cư, các xóm, tổ dân phố do trưởng Ban cơng
tác mặt trận phối họp với Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nịng cốt thực hiện nhiệm vụ
tuyên truyền pháp luật ở khu dân cư.
+ Thực hiện chế độ, chỉnh sách đỗi với thanh niên, tổ chức thanh niên, thanh
niên xung phong (TNXP) theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của
Thủ tướng Chỉnh phủ: Giai đoạn 2012 - 2019, đã giải quyết chế độ đối với 474
TNXP, thân nhân của TNXP với kinh phí thực hiện: 1.324.200.000đ, trong đó: Giải
quyết chế độ trợ cấp một lần TNXP còn sống: 296 người với số tiền đã chi trả
785.300.000đ; giải quyết chế độ ừợ cấp một lần TNXP đã từ trần: 132 người với số
tiền đã chi trả 548.900.000đ; giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng đối với 17
TNXP cô đon, không nơi nương tựa với mức trợ cấp 540.000đ/tháng.
Theo đó, tuyên truyền, triển khai thực hiện văn bản quy định về chính sách
đối với thanh niên, thanh niên xung phong 7 đảm bảo đúng quy định, phù họp với
tình hình của tỉnh:
- Thực hiện Dự án, Đề án phát triển thanh niên:
+ Thực hiện Dự án 600 Phó Chủ tịch xã: Tỉnh Cao Bằng tuyển chọn được 44
trí thức trẻ bố trí về làm Phó Chủ tịch UBND xã tại 05 huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm,
Thông Nông, Hạ Lang và Hà Quảng. Sau 05 năm thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở đến


16

nay: 04/44 (0,09) đội viên được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND xã; 02/44 (4,5%)
đội viên được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã; 01/44 (2,27%) đội viên

được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy xã; 8/44 (18%) đội viên được bố trí làm
cơng chức cấp huyện; 21 (47,7%) đội viên được bố trí làm công chức xã; 02/44
(4,5%) đội viên được làm viên chức tỉnh; 04/44 (0,09) đội viên được bố trí làm viên
chưc huyện; 01/44 (2,27%) được bố trí làm giáo viên; 01/44 (2,27%) đội viên xin
thôi việc.
+ Thực hiện Đề án 500 trí thức trẻ tình nguyện: Tỉnh Cao Bằng tuyển chọn
được 15 trí thức trẻ có trình độ đại học về tham gia thực hiện nhiệm vụ các chức
danh công chức cấp xã tại 06 huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thông Nông, Hạ Lang,
Hà Quảng và Thạch An. Các đội viên trí thức trẻ đã được bồi dưỡng kiến thức
QLNN và kỹ năng khác do Bộ Nội vụ tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn. được tỉnh bố trí
về nhận cơng tác tại các xã đảm bảo kịp thời và đúng quy định. Sau 05 năm thực
hiện nhiệm vụ tại cơ sở đến nay có 13 đội viên tham gia Đề án đã được thanh lý
chấm dứt họp đồng theo quy định.
+ Thực hiện Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 của Thủ tướng
Chinh phủ về phê duyệt Đề án bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho
cán bộ, công chức trẻ ở xã giai đoạn 2014-2020. UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ
phối họp với Vụ Công tác Thanh niên, Bộ Nội vụ, UBND 12 huyện tổ chức bồi
dưỡng cho cán bộ, công chức trẻ của 137 xã thuộc phạm vi Đồ án. Kết quả: Từ
năm 2014 đến nay, tỉnh đã tổ chức bồi dưỡng được 24 lớp với 1.113 lượt cán bộ,
công chức trẻ (không quả 30 tuổi) được tham gia bồi dưỡng.
3.2.4. Đánh giá hiệu quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Chương
trình
Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam, Chương trình phát triển thanh niên
của tỉnh giai đoạn 2011-2020 đã được triển khai thực hiện bằng các giải pháp, cách
làm phù họp với điều kiện của tỉnh trong đó tập trung thực hiện tốt các giải pháp
như: Tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đồn thể và các
tầng lớp nhân dân về công tác thanh niên, tuyên truyền sâu, rộng về mục tiêu, ý
nghĩa việc thực hiện Chương trình phát triển thanh niên; lồng ghép thực hiện các
nhiệm vụ, đề án, dự án, chỉ tiêu, mục tiêu của Chưcmg trình phát triển thanh niên
với việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Đề án, Dự án,

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, chương trình, kế hoạch thực
hiện nhiệm vụ của ngành, đơn vị; tăng cường thực hiện tốt công tác phối họp với
Mặt trận Tổ quốc, các ban Đảng, Đoàn thể, các sở, ban, ngành, địa phương trong
quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá về công tác thanh niên; vận
động, tạo dựng nguồn lực để tổ chức thực hiện Chương trình phát triển thanh niên,
nhiệm vụ về công tác thanh niên... Đặc biệt, qua việc tổ chức thực hiện Quy chế số
146/QCPH-UBND-TĐTN ngày 21/8/2012 Quy chế phối họp hoạt động và mối
quan hệ công tác giữa ủy ban nhân dân tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Cao
Bằng; Chương trình số 933/CTr-LN ngày 23/8/2012 Chương trình phối hợp hoạt


17

động giữa Sở Nội vụ và Tỉnh Đoàn thanh niên giai đoạn 2012- 2016; Đề án số 03ĐA/TU ngày 20/7/2012 của Tỉnh ủy Cao Bằng về "Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ
sở giai đoạn 2012-2015”; Chương trình số 12-CTr/TU ngày 09/5/2016 của Tỉnh ủy
về "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cản bộ lãnh đạo, quản lỷ trẻ giai đoạn
2016-2020"... đã góp phần quan ừọng vào kết quả thực hiện các nội dung, mục
tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược, Chương trĩnh phát triển thanh niên.
Việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển thanh niên tỉnh giai đoạn
2011-2020 đã tác động mạnh mẽ, tích cực đến sự phát triển của thanh niên tỉnh
trong 10 năm qua. Thanh niên được các cấp, các ngành quan tâm chăm sóc về tinh
thần, sức khỏe, vật chất; được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghề
nghiệp; tư vấn, hướng nghiệp, giải quyết việc làm ổn định cuộc sống, tăng thu
nhập; được tạo môi trường thuận để tham gia trải nghiệm sống, làm việc ở cấp cơ
sở, những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn của tỉnh để rèn luyện trưởng
thành; được quan tâm quy hoạch, bố trí vào các vị trí quan trọng trong các cơ quan
Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Trong quá trình thực hiện Chiến lược, Chương trình phát triển thanh niên, các
đơn vị, địa phương đã triển khai thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu phát triển thanh niên
bằng nhiều phương pháp, cách làm sáng tạo, khoa học, phù họp với điều kiện tình

hình thực tế và nguồn lực của đơn vị, địa phương. Một số đơn vị điển hình tổ chức
triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao tại Chương trình
phát triển thanh niên tỉnh như: Sở Nội vụ đã linh hoạt trong tham mưu có hiệu quả
đạt chỉ tiêu của chương trình đổi với cơng tác đào tạo bồi dưỡng, cơng tác bố trí, sử
dụng nguồn nhân lực trẻ; Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Lao độngThương binh và Xã hội, Tỉnh Đoàn Thanh niên, các đơn vị lực lượng vũ trang.,
lồng ghép triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển thanh niên qua thực
hiện Chương trình, kế hoạch triển khai nhiệm vụ chuyên môn của ngành đảm bảo
phù họp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương. Qua đó, giúp cho thanh niên
tỉnh được thụ hưởng lợi ích từ chính sách của nhà nước đúng theo quy định.
3.2.5. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án phát
triển thanh niên
Kinh phí tổ chức triển khai các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án của
Chương trình phát triển thanh niên tỉnh được triển khai chủ yếu từ ngân sách nhà
nước cấp. Việc huy động kinh phí từ nguồn xã hội hóa hoặc các nguồn thu họp
pháp khác được thực hiện song kết quả còn hạn chế.
Việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án phát triển
thanh niên được các sở, ngành và địa phương lồng ghép trong thực hiện nhiệm vụ
chính trị, nhiệm vụ chun mơn của ngành, địa phương.
3.2.6. Tổ chức bộ máy lảm công tác quản lý nhà nước
về thanh niên
- Việc kiện toàn tổ chức, bộ mảy làm công tác QLNN về thanh niên:


18

Nhằm đảm bảo tổ chức bộ máy, nhân sự tham mưu thực hiện Chiến lược,
Chương trình phát triển thanh niên và thực hiện nhiệm vụ QLNN về thanh niên
trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã triển khai thực hiện Thông tư số 04/2011/TTBNV ngày 10/02/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn bổ sung chức năng nhiệm vụ tổ
chức và biên chế của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp huyện và Thông
tư số 15/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền

hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; Phòng Nội vụ thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 hướng dẫn một số quy định về cán
bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ
dân phố.
Hiện nay, bộ máy làm công tác QLNN về thanh niên trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng đã được hình thành ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) được bổ trí cụ thể như sau:
+ Cấp tỉnh: Thành lập phịng chun mơn tại Sở Nội vụ (Phịng Xây dựng
chính quyền và Cơng tác thanh niên); các sở, ban, ngành tỉnh bổ sung nhiệm vụ
thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên;
+ Cấp huyện: Bổ sung nhiệm vụ công tác QLNN về thanh niên và giao 01
biên ché ở Phòng Nội vụ;
+ Cấp xã: UBND xã, phường, thị trấn thực hiện phân công 01 cơng chức Văn
phịng - Thống kê tham mưu thực hiện công tác QLNN về thanh niên. Thực hiện
Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số
quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở
cấp xã, ở thôn, tố dân phố, nhiệm vụ này được chuyển giao cho cơng chức Văn hóa
- Xã hội đảm nhiệm.
Việc bố trí, phân cơng nhiệm vụ, sổ lượng cán bộ, cơng chức làm cơng tác
QLNN về thanh niên
Tồn tỉnh có 230 cán bộ, công chức tham gia thực hiện nhiệm vụ QLNN về
thanh niên, trong đó:
+ Sở Nội vụ: Phịng Xây dựng chính quyền và Cơng tác thanh niên: phân
cơng 01 công chức tham mưu công tác QLNN về thanh niên;
+ Các sở, ban, ngành tỉnh: Có 24 đon vị gồm 48 người (mỗi đon vị cử 01 lãnh
đạo và 01 cơng chức của đon vị kiêm nhiệm thực hiện chính sách, pháp luật về
thanh niên);
+ UBND huyện, thành phố: 10 huyện, thành phố gồm 10 người (01 cơng chức
Phịng Nội vụ chuyên trách công tác thanh niên);
+ UBND xã, phường, thị trấn: 161 xã gồm 161 người (Phân công 01 cơng

chức, chức danh Văn hóa - Xã hội thực hiện kiêm nhiệm công tác thanh niên).
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG


19

4.1. Kết quả đạt được
Nhận thức của cấp uỷ, chính quyền các cấp, các cơ quan ban ngành, đoàn thể
và tồn xã hội đối với Chiến lược, Chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên
ngày càng được nâng lên. Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo các
cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên phát triển, đặc biệt quan tâm
chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình, Kế hoạch
phát triển thanh niên. Huy động các nguồn lực trong xã hội để hỗ trợ cho đời sống
học tập, sinh hoạt của thanh niên. Đến nay, Chiến lược, Chương trình phát triển
thanh niên giai đoạn 2011-2020 thực sự đã đi sâu vào đời sống của thanh niên, các
nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược, Chương trình đã thu hút sự đồng tình
hưởng ứng thực hiện đạt kết quả tốt. Các cấp, các ngành quan tâm giải quyết việc
làm, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn và chun mơn nghề nghiệp cho
thanh niên; bố trí sử dụng thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ tại cơ quan
Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội đảm bảo đúng quy định, hiệu quả. Chế
độ, chính sách, dự án, đề án phát triển thanh niên được triển khai thực hiện đảm
bảo đúng quy định, hiệu quả. Qua đó, đã phát huy được vai trị, trách nhiệm của
thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc
phòng. Đồng thời cũng tạo được sự đồng thuận, quan tâm của xã hội đối với thanh
niên và công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh.
4.2. Những tồn tại, hạn chế
Kinh phí tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình phát triển
thanh niên và thực hiện các nhiệm vụ QLNN về cơng tác thanh niên; kinh phí đào tạo,
bồi dưỡng đối với công chức phụ trách công tác thanh niên của tỉnh cịn hạn hẹp;
Có một số ít nhiệm vụ của Chương trình phát triển thanh niên đề ra chưa sát

với thực tế của đơn vị nên quá trình triển khai chưa có kết quả cụ thể.
Một số sở, ban, ngành, địa phương chưa thực hiện tốt: việc ban hành kế hoạch
phát triển thanh niên hằng năm và chế độ thông tin báo cáo theo yêu cầư
4.3. Nguyên nhân của hạn chế tồn tại
Cấp uỷ, chính quyền một số sở, ban, ngành và địa phương chưa thực sự quan
tâm đến nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên và Chiến lược, Chương trình
phát triển thanh niên.
Do biến động về nhân sự đảm nhận công tác quản lý nhà nước về thanh niên,
công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên thay
đổi thường xuyên hoặc đảm nhận nhiều nhiệm vụ chuyên môn, một số cơng chức tiếp
cận với nhiệm vụ mới nên cịn nhiều khó khăn, lúng túng trong tham mưu, đề xuất
thực hiện nhiệm vụ, đề án, dự án phát triển thanh niên tại đơn vị, địa phương.
Một số đơn vị, địa phương chưa thực sự làm tốt công tác phối họp trong thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên.


20

Khó khăn trong việc bố trí kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện các dự án,
đề án liên quan đến thanh niên.
Một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, suy thoái về đạo đức, vi phạm
pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; kỹ năng sống và giáo
dục thể chất của một bộ phận thanh niên còn hạn chế. Trách nhiệm giáo dục, quản
lý, chăm sóc thanh niên của một số gia đình chưa đúng mức, một số gia đình do tập
trung làm kinh tế hoặc do hồn cảnh khó khăn, cuộc sống không ổn định... nên
thiếu sự quan tâm, quản lý của gia đình đối với thanh niên.
4. Bài học kinh nghiệm
Các cấp ủy, chính quyền các cấp phải nhận thức đúng đắn và thống nhất về
tầm quan trọng của Chiến lược, Chương trình phát triển thanh niên từ đó đẩy mạnh
công tác tuyên truyền cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong

triển khai thực hiện nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu Chiến lược Chương trình. Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng, sự phối họp chặt chẽ giữa các tổ chức trong hệ thống
chính tri và sự đồn kết, năng động của cán bộ, cơng chức ừong việc thực hiện
Chiến lược, Chương trình.
- Thường xuyên rà soát nhiệm vụ, mục tiêu chỉ tiêu; kết quả đạt được trong
thực hiện Chiến lược, Chương trình trên cơ sở đó điều chỉnh chỉ tiêu để thực hiện
phù họp với tình hình của địa phương.
- Tăng cường đơn đốc, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Chương trình phát triển
thanh niên tại các đơn vị, địa phương; nắm bắt kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác
quản lý nhà nước về thanh niên; kịp thời giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo
cấp có thẩm quyền giải quyết những kiến nghị, đề xuất của cán bộ, công chức
trong thực hiện pháp luật, chính sách đối với thanh niên, việc thực hiện các mục
tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển thanh niên của các đơn vị, địa phương.
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
5.1. Đề xuất phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2030
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hướng dẫn, triển khai các
văn bản về thanh niên, công tác thanh niên để nâng cao nhận thức, tăng cường hiệu
lực, hiệu quả và chất lượng đối với công tác quản lý nhà nước về thanh niên, trách
nhiệm của thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; tăng cường công tác giáo dục đạo đức lối sống, ý thức tự tơn dân tộc, giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc cho thanh niên.
Tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, chi tiêu phát triển thanh niên trong
Chương trình, Kế hoạch phát triển thanh niên của tỉnh và xây dựng các mục tiêu,
chỉ tiêu phát triển thanh niên tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2030 phù họp tình hình
mới.
Đề xuất với cấp có thẩm quyền hồn thiện thể chế quản lý nhà nước về thanh
niên; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước làm công tác thanh niên, xây


21


dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm cơng tác thanh niên, đội ngũ cán
bộ có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực cơng tác ngang tầm với nhiệm vụ
được giao; xây dựng cơ sở dữ liệu về thanh niên và công tác thanh niên tỉnh.
Tập trung triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đối với thanh niên,
thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến trên địa bàn tỉnh
đảm bảo đúng quy định, đúng đối tượng.
Tăng cường công tác phối họp giữa các cơ quan, đơn vị và địa phương với các tổ
chức đồn thể, chính trị - xã hội trong công tác quản lý nhà nước về thanh niên.
Tổ chức kiểm tra, giám sát, khảo sát thực hiện Chương trình phát triển thanh
niên giai đoạn 2021-2030; quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại các cơ
quan, đơn vị, địa phương ừên địa bàn tỉnh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục xây dựng ban hành chế độ,
chính sách, chương trình, đề án, dự án để giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng thanh
niên phát triển toàn diện, tạo điều kiện cho thanh niên cống hiến, trưởng thành.
Đặc biệt quan tâm xây dựng chính sách đối với thanh niên yếu thế.
5.2.2. Đối với Bộ Nội vụ
Tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền hồn thiện thể chế quản lý nhà
nước về cơng tác thanh niên; kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác thanh niên từ
trung ương đến địa phương để đảm bảo triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác
thanh niên đảm bảo hiệu quả, chất lượng.
Quan tâm tham mưu đề ra các chỉ tiêu, mục tiêu của Chiến lược phát triển
thanh niên giai đoạn 2021-2030 phù hợp với tình hình.
Quan tâm hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện pháp luật, chế độ,
chính sách đối với thanh niên, công tác thanh niên đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng; học tập kinh nghiệm trong và

ngồi nước về cơng tác quản lý nhà nước về thanh niên.
Có thể khẳng định, trong giai đoạn 2011-2020, Chiến lược phát triển thanh
niên Việt Nam đã được cấp ủy, chính quyền tỉnh Cao Bằng quan tâm, triển khai
thực hiện đầy đủ nội dung, bằng nhiều giải pháp thiết thực, sát với điều kiện kinh
tế xã hội tỉnh Cao Bằng. Qua thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên đã giúp
thanh niên tỉnh nhà không ngừng phát triển, trưởng thành, xứng đáng là người chủ
tương lai của đất nước, lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế, xã hội ở địa
phương./.


22



×