Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố ngữ cảnh đối với việc tạo lập và tiếp nhận ngôn bản qua các ví dụ cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.87 KB, 16 trang )

lOMoARcPSD|11617700

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: NGỮ DỤNG HỌC
Người thực hiện: Nhóm 2
Đề tài: Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố ngữ cảnh đối với việc tạo lập và
tiếp nhận ngơn bản qua các ví dụ cụ thể

Lớp: Ngữ dụng học_LT_04

Giảng viên hướng dẫn: ThS TRẦN THỊ LY NA

NGHỆ AN, 2022

NGHỆ AN - 2021


lOMoARcPSD|11617700

LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................2
I. MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................3
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề........................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................4
II. NỘI DUNG.............................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: NGƠN BẢN, NGỮ CẢNH................................................................4
1. Ngơn bản...............................................................................................................4


1.1 Khái niệm:............................................................................................................ 4
1.2 Các thành phần của ngôn bản............................................................................5
2. Ngữ cảnh và các nhân tố của ngữ cảnh...............................................................6
1. Hoàn cảnh giao tiếp..............................................................................................7
1.1 Khái niệm hoàn cảnh giao tiếp...........................................................................7
1.2 Hoàn cảnh giao tiếp có thể chia làm 2 loại:.......................................................7
2. Nhân vật giao tiếp.................................................................................................9
2.1 Khái niệm:............................................................................................................ 9
3. Hiện thực được nói tới........................................................................................12
3.1 Khái niệm...........................................................................................................12
4. Ngôn cảnh............................................................................................................ 13
4.1 Khái niệm:..........................................................................................................13
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................15

1


lOMoARcPSD|11617700

LỜI CẢM ƠN
“Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường đã đưa môn
Ngữ dụng vào chương trình giảng dạy đến sinh viên khoa giáo dục chúng em. Đặc
biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn – Cô Trần Thị Ly
Na đã dạy dỗ và tâm huyết truyền đạt những kiến thức quý giá cho em trong suốt thời
gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học của cơ, nhóm em đã
được trau dồi cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập nghiêm túc và
hiệu quả. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức có giá trị sâu sắc, là hành trang để em
vững bước sau này.
Chúng em đã cố gắng hết sức nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm ở ngồi nên

bài cịn có nhiều thiếu sót trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày. Nhóm
chúng em rất mong sẽ nhận được sử đóng góp ý kiến của Cơ để bài tiểu luận được
hồn chỉnh hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
 Thành viên của nhóm:
1. Trần Thị Thu Hường (NT)
2. Nguyễn Thị Thu Hà
3. Phạm Nguyễn Thu Hà
4. Hồ Việt Hà
5. Nguyễn Thị Hà
6. Nguyễn Thị Quỳnh Giang
7. Trần Thị Giang
8. Trần Thị Hương Giang
9. Nguyễn Thị Huyền
10. Chu Thị Huyền
11. Đậu Thị Mai Hương

2


lOMoARcPSD|11617700

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đối với một tác phẩm văn học, ngữ cảnh là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên
thành công của văn bản. Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố sau: nhân vật giao tiếp, bối
cảnh ngồi ngơn ngữ, văn cảnh. Giả sử nếu như thiếu đi một trong số các nhân tố trên
vậy tác phẩm có thật sự truyền đạt đến người đọc tất cả nội dung mà nhà văn muốn nói
hay khơng? Lấy một ví dụ cụ thể như sau: Trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim
Lân có một đoạn như sau: "Bữa cơm ngày đói trơng thật thảm hại... Bà lão nói tồn

chuyện vui, tồn chuyện sung sướng về sau này:
- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua mua lấy đơi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp
kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy chốc mà có
ngay đàn gà cho mà xem…”
Qua đoạn trích, ta biết được một số thơng tin về bối cảnh sau: Câu nói đó là của
bà cụ Tứ - mẹ Tràng, mang cả gánh nặng cuộc đời trên vai nhưng vẫn giữ một thái độ
lạc quan về một tương lai tươi sáng khi nói với con và nàng dâu mới, dù biết đó là ước
mơ có thể thực hiện được. Rộng hơn nữa ta có thể hiểu đây là ước mong của người
dân trong thời kì 1945, khi nạn đói đang hành hồnh.
Từ ví dụ trên, ta có thể thấy mỗi câu đều được xuất phát trong một bối cảnh
nhất định và chỉ được lĩnh hội đầy đủ, chính xác trong bối cảnh của nó. Bối cảnh đó
được gọi là ngữ cảnh, ta có thể hiểu ngữ cảnh chính là bối cảnh ngơn ngữ, ở đó người
nói sản sinh ra lời nói thích ứng cịn người nghe căn cứ vào đó để lĩnh hội lời nói. Nếu
như đột nhiên nghe một câu nói mà khơng biết bối cảnh sử dụng của nó thì khơng một
ai có thể hiểu được câu chuyện. Bởi vậy chúng em quyết định chọn đề tài này để
nghiên cứu nhằm chỉ rõ được ảnh hưởng của các nhân tố ngữ cảnh đối với việc tạo lập
và tiếp nhận ngôn bản qua các ví dụ cụ thể.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề.
- Ý nghĩa khoa học:
+ Giải thích được ngữ cảnh và các nhân tố ngữ có ảnh hưởng trực tiếp và chi
phối việc tạo lập và tiếp nhận ngôn bản.

3


lOMoARcPSD|11617700

+ Các nhân tố ngữ cảnh góp phần vào việc giải thích diễn ngơn, thể hiện mối
quan hệ cá nhân của nhân vật giao tiếp, chi phối việc sử dụng ngôn ngữ, nội dung diễn
ngôn, quyết định việc tiếp nhận nội dung, ý nghĩa của ngôn bản ở người nghe.

- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Giúp người học có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt hơn, sao cho phù
hợp với mục đích nói mà đưa ra chiến lược giao tiếp thích hợp nhất hoặc có thể suy ý,
phân tích để xác định mục đích của người đối thoại.
+ Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân, vận dụng tri thức về ngôn bản, ngữ
cảnh vào việc nghiên cứu phương pháp dạy học Tập Làm Văn, Tập đọc ở tiểu học.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là sự ảnh hưởng của các nhân tố ngữ đến việc tạo lập và
tiếp nhận ngôn bản thông qua các ví dụ cụ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề này, chúng em đã phối hợp sử dụng những phương pháp
sau:
- Đưa ra khái niệm để hiểu rõ hơn những nhân tố của ngữ cảnh, đưa ra ví dụ để
phân tích các nhân tố ngữ cảnh và vai trị của các nhân tố đó.
- Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phân tích các nhân tố của ngữ cảnh dựa
trên các ví dụ cụ thể, qua đó chứng minh sự ảnh hưởng của các nhân tố ngữ cảnh đối
với việc tạo lập và tiến nhận diễn ngôn.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NGƠN BẢN, NGỮ CẢNH
1. Ngôn bản
1.1 Khái niệm:
- Ngôn bản là những lời được nói ra (một chuỗi câu) hoặc được viết ra khi chúng ta
giao tiếp với nhau. Ngôn bản cịn được gọi là diễn ngơn.
- Ngơn bản nhỏ nhất có thể chỉ tương ứng một câu, đơn vị tối thiểu nhất có thể sử
dụng để truyền đạt thơng tin. Ngơn bản lớn nhất có thể là một bộ tiểu thuyết.
- Ngơn bản thường hướng tới một đích nào đó. Đích của ngơn bản là đích của giao
tiếp
4



lOMoARcPSD|11617700

- Đích của ngơn bản bao gồm: Đích tác động về nhận thức, đích tác động về tình
cảm, đích tác động về hành động.
1.2 Các thành phần của ngôn bản
Theo ngữ dụng học, mỗi ngôn bản bao gồm 2 thành phần: thành phần nội dung
và thành phần hình thức.
- Thành phần nội dung của ngôn bản là thành phần phản ánh thực tế, phảm ánh thái
độ, tình cảm, sự đánh giá hiện thực được nói tới và bên cạnh đó là sự mong muốn tác
động tới hành động ở người nghe người đọc. Có thể chia thành hai thành phần nhỏ
hơn: thành phần nội dung sự vật và thành phần nội dung liên nhân
+ Thành phần nội dung sự vật: là thành phần quan trọng, phản ánh thực tế, bao
gồm tất cả những điều liên quan đến hiện thực được nói tới trong ngơn bản đó.
+ Thành phần nội dung liên nhân: là tất cả thái độ tình cảm, sự đánh giá của
người nói, người viết đối với hiện thực được nói tới trong ngơn bản.
 Ví dụ:
“Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đơng tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất.
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.”
(Tiếng gà trưa – Xn Quỳnh)
Đây cũng là một ngơn bản có nội dung sự vật là bà nuôi gà đẻ trứng để mua cho
đứa cháu một bộ đồ mới. Nội dung liên nhân là nói về tình u thương thầm lặng giản

dị cao cả của bà dành cho đứa cháu bé nhỏ.
- Muốn truyền tải được nội dung tới người nghe, người đọc ngơn bản phải có
thành phần hình thức. Đó là cách tổ chức bản thân các yếu tố ngôn ngữ lẫn việc sử
dụng các yếu tố đi kèm như: lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,…để thể hiện nội dung.

5


lOMoARcPSD|11617700

Người nhận tiếp nhận nội dung ngôn bản thông qua việc tiếp nhận các yếu tố hình thức
của ngơn bản đó.
2. Ngữ cảnh và các nhân tố của ngữ cảnh
Ngữ cảnh là những yếu tố tồn tại xung quanh ngôn bản, ảnh hưởng trực tiếp đến
nội dung và hình thức của ngơn bản. Có thể nói, trong hoạt động giao tiếp, ngoại trừ
ngôn bản ra, các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp được gọi chung là ngữ cảnh.
Tức là, ngữ cảnh là nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp nhưng nằm ngồi ngơn bản
(diễn ngơn).
Có 4 nhân tố ngữ cảnh, gồm:
- Hoàn cảnh giao tiếp
- Nhân vật giao tiếp
- Hiện thực được nói tới
- Ngơn cảnh
 Ví dụ: “Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các
ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cái
bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của
Liên,…Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để
trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.
Chị Tí phe phẩy cành chuối khơ đuổi ruồi bị trên mấy thức hàng, chậm rãi nói:
– Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”

(Hai đứa trẻ,Thạch Lam )
=> Ngữ cảnh trong đoạn trích này là : Trời sập tối. Chị em Liên mới thu hàng, chị
Tí mới bày hàng, bác Siêu mới gánh phở đến, gia đình bác xẩm cịn chưa hát,...và
chuyến tàu chở những người khách từ phố huyện chưa đi ra và những người khách
quen chưa đến. Ngữ cảnh ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung trò chuyện giữa chị Tí
và mọi người
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA NGỮ CẢNH ĐỐI VỚI
VIỆC TẠO LẬP VÀ TIẾP NHẬN NGƠN BẢN QUA CÁC VÍ DỤ CỤ THỂ

6


lOMoARcPSD|11617700

1. Hoàn cảnh giao tiếp.
1.1 Khái niệm hoàn cảnh giao tiếp.
Hồn cảnh giao tiếp là khơng gian thời gian cụ thể mà cuộc giao tiếp diễn ra và
rộng hơn là bối cảnh lịch sử xã hội mơi trường văn hố, kinh tế… mà hoạt động giao
tiếp diễn ra.
1.2 Hoàn cảnh giao tiếp có thể chia làm 2 loại:
- Hồn cảnh giao tiếp rộng: bao gồm những hiểu biết về lịch sử, xã hội, văn
học, thời đại, kinh tế, chính trị… của cộng đồng ngơn ngữ trong đó cuộc giao tiếp
đương nhiên diễn ra.
- Hoàn cảnh giao tiếp hẹp: bao gồm những hiểu biết về cách ứng xử về nơi chốn
cụ thể trong đó cuộc giao tiếp đang diễn ra. Chẳng hạn như trong lớp học, trong quán
nước, trong công viên, ở siêu thị.
Hồn cảnh giao tiếp cụ thể khơng những chi phối việc lựa chọn, sử dụng ngôn
ngữ của người nói mà cịn giữ vai trị quyết định việc tiếp nhận nội dung, ý nghĩa của
diễn ngôn ở người nghe.
 Để chứng minh ảnh hưởng của hoàn cảnh giao tiếp đối với ngơn bản, chúng

tơi xin làm rõ vai trị nhân tố hồn cảnh giao tiếp qua các ví dụ cụ thể:
 Ví dụ 1: Trích từ bài thơ “Thề non nước” của Tản Đà có đoạn, hai nhân vật nam nữ
trẻ tuổi cùng nhau xướng họa rồi đề thơ lên một bức tranh sơn thủy:
“Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non cịn đứng khơng
Non cao những ngóng cùng trơng
Suối khơ dịng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Trời tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non!
Dù cho sông cạn đá mòn
7


lOMoARcPSD|11617700

Còn non còn nước hãy còn thề xưa.”
Hãy căn cứ vào hoàn cảnh (hoàn cảnh hẹp và hoàn cảnh rộng: lúc đó đất nước
ta rơi vào tay giặc Pháp xâm lược đã mấy chục năm) để lí giải về ba tầng nghĩa của bài
thơ.
Trả lời:
- Hoàn cảnh hẹp: hoàn cảnh có thể cảm nhận rằng non và nước (tức nước và
sơng) là hai nhân vật (được nhân cách hóa) và bày tỏ tình cảm cùng nhau trong hồn
cảnh bị chia li.
- Cùng trong hoàn cảnh hẹp, đây là lời đối đáp của hai người nam và nữ trẻ

tuổi. Hơn nữa trong bài thơ có những chi tiết như: nước non nặng một lời thề, những
ngóng cùng trơng, khơ dịng lệ, chờ mong tháng ngày, xương mai, tóc mây, tuổi vẫn
chưa già,…
- Hoàn cảnh rộng: bài thơ được sáng tác vào thời kì đất nước ta bị thực dân
Pháp đơ hộ đã mấy chục năm. Nỗi đau mất nước đã giày vò nhiều thế hệ người Việt
Nam, nhưng các cuộc khởi nghĩa nhằm giải phóng đất nước đều bị đàn áp và thất bại.
Nhiều trí thức phải biểu lộ lịng u nước bằng những cách kín đáo, nhẹ nhàng. Trong
ngữ cảnh đó, bài thơ dễ được cảm nhận là lời biểu hiện tấm lịng nhớ nước một cách
kín đáo, hàm ẩn.
 Ví dụ 2: Trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngơ Tất Tố có đoạn:
“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh
Dậu.”
- Hồn cảnh giao tiếp ở đoạn trích trên là:
+ Hồn cảnh giao tiếp hẹp: Tại nhà chị Dậu, Cai lệ muốn bắt anh Dậu đi nhưng
bị chị Dậu ngăn lại.
+ Hoàn cảnh giao tiếp rộng: Đó là xã hội Việt Nam vào những năm trước Cách
mạng tháng Tám. Cuộc sống người dân đã rất cực khổ còn phải chịu sưu thuế cho bọn
thực dân phong kiến.

8


lOMoARcPSD|11617700

2. Nhân vật giao tiếp
2.1 Khái niệm:
Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng

ngôn ngữ để tạo ra các ngôn bản qua đó tác động lẫn nhau. Nhân vật giao tiếp bao gồm
người nói, người viết và người nghe, người đọc.
- Mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp bao gồm: Quan hệ vai giao tiếp và
quan hệ liên cá nhân.
+ Quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữ các nhân vật giao tiếp đối với chính sự
phát - nhận trong q trình giao tiếp.
 Ví dụ 1: Xác định và phân tích vai trị của nhân tố giao tiếp (quan hệ vai giao tiếp và
quan hệ liên cá nhân) qua các diễn ngơn sau:
“… Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đồn lên tỉnh. Một lần hắn đang gị lưng kéo
cái xe bị thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bị với anh, nì!
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chịng ghẹo cơ nào, nhưng mấy cơ gái lại cứ
đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Cơ muốn ăn cơm trắng mấy giị thì ra đẩy xe bị với anh ấy!
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giị đấy! Này, nhà tơi ơi, nói thật hay nói khốc đấy?
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng vằng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. – Thị liếc mắt, cười tít.
Tràng thích lắm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười
với hắn tình tứ như thế.”
Trích Vợ nhặt, SGK Ngữ văn 12, NXB Giáo dục Việt Nam
Trả lời:
- Các diễn ngơn trên có những nhân vật giao tiếp là: Tràng, mấy cơ gái và “thị”.
Những nhân vật đó có đặc điểm:
+ Về lứa tuổi: Họ đều là những người trẻ tuổi.
+ Về giới tính: Tràng là nam, cịn lại là nữ.
+ Về tầng lớp xã hội: Họ đều là những người dân lao động nghèo đói.
9



lOMoARcPSD|11617700

- Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên
lượt lời như sau:
+ Lượt lời 1: Hắn (Tràng) là người nói, mấy cơ gái là ngời nghe.
+ Lượt lời 2: Mấy cô gái là người nói, Tràng và "thị" là người nghe.
+ Lượt lời 3: “Thị” là người nói, Tràng (là chủ yếu) và mấy cô gái là người
nghe.
+ Lượt lời 4: Tràng là người nói, "thị" là người nghe.
+ Lượt lời 5: “Thị” là người nói, Tràng là người nghe. Lượt lời đầu tiên của
“thị” hướng tới Tràng.
- Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị thế xã hội: họ đều là những người
dân lao động cùng cảnh ngộ.
- Khi bắt đầu cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ hồn tồn xa
lạ.
=> Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân-sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề
nghiệp,... chi phối lời nói của các nhân vật khi giao tiếp. Ban đầu chưa quen nên chỉ là
trêu đùa thăm dò. Dần dần, khi đã quen họ mạnh dạn hơn. Vì cùng lứa tuổi, bình đẳng
về vị thế xã hội, lại cùng cảnh ngộ nên các nhân vật giao tiếp tỏ ra rất cởi mở, thoải
mái.
+ Quan hệ liên cá nhân còn chi phối mạnh mẽ qua quá trình giao tiếp, cả nội
dung lẫn hình thức của diễn ngôn. Dễ thấy nhất là cách dùng từ xưng hơ. Qua cách
xưng hơ, có thể xác định quan hệ vị thế, quan hệ thân cận giữa các nhân vật. Khi thay
đổi cách xưng hô thường sẽ liên quan đến sự thay đổi khoảng cách và tính chất quan
hệ. Chính vì đặc điểm của từ xưng hơ mà người nói sẽ lựa chọn từ xưng hô phù hợp
với chiến lược giao tiếp đã hoạch định (tạo lập ngơn bản), cịn người nghe có thể thực
hiện thao tác suy ý để xác định ý định giao tiếp, chiến lược giao tiếp của người nghe
(tiếp nhận ngơn bản).

 Ví dụ 2: Phân tích sự thay đổi từ xưng hơ trong chiến lược giao tiếp của Bá Kiến
trong ngôn bản sau:
“Cụ hãy quát mấy bà vợ đang xưng xỉa chực tâng công với chồng:
– Các bà đi vào nhà: đàn bà chỉ lôi thơi, biết gì?
Rồi quay lại bọn người làng, cụ dịu giọng hơn một chút:
– Cả các ông, các bà nữa, về đi thơi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này?
10


lOMoARcPSD|11617700

Khơng ai nói gì, người ta dần dần tản đi… Sau cịn trơ lại Chí Phèo và cha
con cụ bá. Bây giờ cụ mới lại gần hắn, khẽ lay và gọi:
– Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế ?
Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:
– Tao chỉ liều chết với bố con nhà mầy đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng
sạt nghiệp, mà cịn rũ tù chưa biết chừng.
– Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì mà anh phải chết? Đời người chứ có phải
con ngoé đâu? Lại say rồi phải không?
Rồi đổi giọng, cụ thân mật hỏi:
– Về bao giờ thế? Sao không vào tơi chơi? Đi vào nhà uống nước.
Thấy Chí Phèo khơng nhúc nhích, cụ tiếp ln:
– Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì ta nói chuyện tử tế với
nhau, cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.
Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn:
– Khổ q! Giá có tơi ở nhà thì đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào
cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lý Cường
nóng tính khơng biết nghĩ trước nghĩ sau. Ai, chứ anh với nó cịn có họ kia đấy.
Cụ bá biết rằng mình đã thắng, đưa mắt nháy con một cái, cụ quát:
– Lý Cường đâu! Tội mày đáng chết. Khơng bảo người ta đun nước, mau lên!”

Trích Chí Phèo - Nam Cao, NXB Giáo dục Việt Nam
Trả lời:
- Các nhân vật giao tiếp: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng, Lí Cường và
Chí Phèo.
- Vị thế của Bá Kiến so với từng người nghe:
+ Với mấy bà vợ, Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên quát.
+ Với dân làng, Bá Kiến là cụ lớn, thuộc từng lớp trên lời nói có vẻ tơn
trọng (các ông, các bà) nhưng thực chất là đuổi (về đi thơi chứ! Có gì mà xúm
lại thế này?).
+ Với Chí Phèo, Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy Chí Phèo
vào tù, kẻ mà lúc nàyChí Phèo đến ăn vạ. Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành,
vừa có vẻ đề cao, coi trọng.

11


lOMoARcPSD|11617700

+ Với Lí Cường, Bá Kiến là cha, cụ quát con những thực chất là để xoa
dịu Chí Phèo.
- Đối với Chí Phèo Bá Kiến đã thực hiện một chiến lược giao tiếp theo các bước
đây:
1. Bá Kiến đuổi khéo hết mọi người về, chỉ đối thoại riêng với Chí Phèo, cơ lập
Chí Phèo để dễ dàng nói chuyện, đối phó với Chí Phèo hơn.
2. Bá Kiến hạ nhiệt cơn tức giận cuả Chí Phèo bằng hành động và lời nói. Bá
Kiến đã vuốt giận Chí Phèo bằng lời lẽ ngọt ngào và cách xưng hơ tâng bốc: Anh Chí
ơi! Rồi thân mật: cái anh này, tiếp đến là cách xưng hô như người trong nhà với ngôi
thứ nhất số nhiều: ta (để phân biệt với người ngoài). Bên cạnh cách xưng hơ là những
lời nói nhẹ nhàng, khích lệ, động viên và hành động như người quen thân lâu ngày mới
gặp.

3. Bá Kiến nâng vị thế của mình lên ngang hàng với mình và nhận Chí Phèo là
có họ hàng. Cách nâng vị thế giao tiếp làm cho Chí Phèo hãnh diện vì được ngang
hàng với gia đình danh giá nhất làng, chắng mấy chốc hắn quên mất ý định ban đầu.
4. Bá Kiến kết tội Lí Cường và u cầu Lí Cường phải đón tiếp Chí Phèo, bóp
chết ý định trả thù của Chí trong trứng nước.
=> Với chiến lược giao tiếp như trên Bá Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả
giao tiếp: Những người nghe trong cuộc hội thoại đều răm rắp nghe lời Bá Kiến. Chí
Phèo hung hãn khi đến nhưng cuối cùng cũng bị khuất phục, thấy lịng ngi ngoai.
3. Hiện thực được nói tới
3.1 Khái niệm
Hiện thực được nói tới là những gì diễn ra trong thực tế khách quan bên ngồi
con người hoặc những hiện thực thuộc con người, nội tâm con người, kể cả nội tâm vai
nói, vai nghe. Nó cũng có thể là chính ngơn ngữ và các hành động ngôn ngữ hay bản
thân cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Cũng nên phân biệt hiện thực có thực hiện và hiện
thực có hư cấu, bao gồm hiện thực ảo tưởng trong các chuyện cổ tích, thần thoại hay
các huyền thoại hiện đại.
Hiện thực được nói tới là hệ quy chiếu, có thể nói ngơn bản chỉ có nghĩa khi chúng ta
đối chiếu nó với hệ quy chiếu của nó.
 Ví dụ: Câu nói: “Sọ dừa biến thành chàng trai khơi ngơ, thổi sáo chăn bị, có tiếng
động chàng trai biên mất, chỉ còn lại Sọ dừa nằm lăn lốc ở đấy”
12

Downloaded by Hei Ut ()


lOMoARcPSD|11617700

 Sẽ là vô lý nếu đối chiếu với hiện thực, nhưng chúng ta thấy nó tự nhiên bởi
vì chúng ta biết rằng nó được viết trong chuyện cổ tích.
Hiện thực được nói tới được phản ánh vào ngơn bản (hay được xây dựng lại

trong ngôn bản) thành thế giới ngôn bản. Cần chú ý là không phải mọi "hiện thực được
nói tới" đều có thể cùng một lúc trở thành đề tài của diễn ngơn. Khơng có sự đồng
thuận giữa người nói và người nghe thì khơng thể có đề tài giao tiếp. Đề tài của diễn
ngôn là một mảng trong hiện thực ngồi diễn ngơn được các nhân vật giao tiếp thỏa
thuận lấy làm đối tượng để trao đổi trong cuộc giao tiếp đó.
 Ví dụ: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan vớ nước non.”
(Hồ Xn Hương- Tự tình)
 Hiện thực được nói tới trong hai câu thơ trên là hiện thực bên trong, là tâm
trạng ngậm ngùi, bẽ bàng, chua xót của nhân vật trữ tình. Hai câu thơ của
Hồ Xuân Hương gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng
trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi. Câu thơ nhằm
diễn tả tình huống, cịn tình huống là nội dung đề tài của câu thơ. Ngồi diễn
tả tình huống, câu thơ cịn bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình (tâm trạng
đau buồn, vừa phãn uất trước duyên phận, vừa gắng gượng vươn lên nhưng
vẫn rơi vào bi kịch).
4. Ngôn cảnh
4.1 Khái niệm:
- Là các phát ngôn trước và sau phát ngôn đang xem xét, đối với văn bản (ngôn bản
viết) là những văn bản khác có trước và có sau nó. Cịn đối với lời nói trong một cuộc
hội thoại thì ngơn cảnh là những lời nói trước một lời đang xem xét.
- Ngơn cảnh ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức, thể loại, ảnh hưởng đến việc lựa
chọn nội dung của ngôn bản. Đặc biệt đối với người tiếp nhận, ngôn cảnh giúp hiểu
chính xác ý nghĩa của ngơn bản.
 Ví dụ 1: Chẳng hạn trường hợp của phát ngôn: “À! Thì ra lão đang nghĩ đến
thằng con lão. Nó đi cao su năm sáu năm rồi. Hồi tôi mới về, nó đã hết hạn một
cơng-ta”. Phát ngơn thứ nhất, và từ “lão” chính xác là chỉ Lão Hạc nhờ dựa vào
những phát ngơn trước đó. Phát ngơn thứ hai và từ “nó” chỉ người con trai của
Lão Hạc cũng dựa vào những phát ngôn trước. Tương tự các phát ngôn sau nhờ
13


Downloaded by Hei Ut ()


lOMoARcPSD|11617700

dựa vào sự liên kết của các phát ngôn trước mà tồn tại, người tiếp nhận mới hiểu
được ý nghĩa trọn vẹn của nó.

 Ví dụ 2: Bà Phán ngắt lời: - Tôi muốn đem con anh về ngày hôm nay. Tơi muốn
thế ... Loan nhìn chồng thong thả nói: - Đem nó về làm gì. Tơi xin nói thật: thầy
thuốc bảo không tài nào cứu sống được nữa.
(Đoạn tuyệt, Nhất Linh)
=>Ngồi ngữ cảnh, nếu khơng có ngơn cảnh “Tơi muốn đem con anh về ngay
hôm nay. Tôi muốn thế...” Và “Tơi xin nói thật: thầy thuốc bảo khơng tài nào cứu
sống được nữ” thì người nghe hiểu phát ngơn “Đem nó về làm gì” là một phát ngơn
hỏi. Trong trích đoạn trên, nó là một lời khun khơng nên làm một hành động vơ ích,
q muộn sẽ chẳng đem lại kết quả gì cả.
PHẦN KẾT LUẬN
Từ sự phân tích trên đây ta có thể thấy ngữ cảnh có một vai trò rất quan trọng
trong việc tạo lập và lĩnh hội lời nói (ngơn bản). Mỗi một nhân tố trong ngữ cảnh đều
đóng một vai trị nhất định, vì thế khi tạo lập văn bản (nói, viết) cũng như khi lĩnh hội
chúng ta cần chú ý đến các nhân tố của ngữ cảnh để làm sao cuộc giao tiếp đạt hiệu
quả cao nhất. Ngữ cảnh chính là mơi trường sản sinh ra lời nói, câu văn. Do đó ngữ
cảnh ln ln ảnh hưởng và chi phối nội dung và hình thức của câu. Câu nói cần
được sản sinh ra sao cho thích hợp với ngữ cảnh (với các nhân vật giao tiếp, với bối
cảnh rộng và hẹp, với hiện thực được đề cập đến, với văn cảnh,...). Hơn nữa, chính
ngữ cảnh để lại dấu ấn trong câu. Đây chính là mối quan hệ giữa môi trường và sản
phẩm tạo ra trong mơi trường ấy. Muốn lĩnh hội chính xác, có hiệu quả lời nói, câu
văn, người nghe (người đọc) cần căn cứ vào ngữ cảnh rộng và hẹp. Phải gắn từ ngữ,

câu với ngữ cảnh sử dụng của nó, với từng tình huống và diễn biến cụ thể để có thể
phân tích, tìm hiểu và lí giải thấu đáo hiểu được cặn kẽ từng chi tiết về nội dung và
hình thức. Các nhân tố của ngữ cảnh được xem như là tiền đề ảnh hưởng đến việc tạo
lập và tiếp nhận ngôn bản, căn cứ vào các yếu tố của ngữ cảnh thì người nghe (đọc) có
điều kiện tìm hiểu, phân tích, lĩnh hội một cách thấu đáo nội dung và hình thức của lời
nói, câu văn trong giao tiếp. Chúng ta cần phải nắm vững các đặc điểm hay khái niệm,
bản chất của các nhân tố ngữ cảnh để từ đó có thể tạo ra hiệu quả cao trong việc diễn
đạt lời nói (viết) trong mọi tình huống. Từ đó chúng ta có thể tiếp nhận, lĩnh hội dễ
dàng hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh, áp dụng những hiểu biết về giao
14

Downloaded by Hei Ut ()


lOMoARcPSD|11617700

tiếp, ngơn bản, ngữ cảnh vào việc phân tích các diễn ngôn cụ thể trong Tiếng Việt. Vận
dụng những tri thức về ngôn bản, ngữ cảnh vào việc nghiên cứu phương pháp dạy học
Tập làm văn và Tiếng Việt ở tiểu học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đặng Thị Hảo Tâm, Đại cương ngôn ngữ học tập hai – Ngữ dụng học (NXB Giáo
dục, 2001)
[2]. Đỗ Hữu Châu, Giáo trình cơ sở Ngữ dụng học (Tập 1), NXB Đại học sư phạm,
Hà Nội, 2010
[3]. Bùi Minh Toán – Lê A – Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 2002
[4]. Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
2004
[5]. Chu Thị Thủy An – Trần Thị Hồng Yến, Giáo trình ngữ dụng học, NXB Đại Học
Vinh

[6] />[7] o/threads/ngu-phap-tieng-viet-nxb-giao-duc-1999-do-thi-kim-lien164-trang.86659/
`

15

Downloaded by Hei Ut ()



×