Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH CHO TRẺ ĐUỐI NƯỚC MÙA HÈ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.31 KB, 2 trang )

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH CHO TRẺ ĐUỐI NƯỚC MÙA HÈ

Là một tỉnh miền núi, trên địa bàn tỉnh ta có nhiều sông, suối với khoảng 70% dân
số sinh sống dọc theo nguồn nước. Đây là một thuận lợi để các địa phương và nhân dân
phát triển kinh tế, song cũng là mối lo ngại đối với trẻ, đặc biệt là vào dịp hè.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, mỗi năm, trên địa bàn tỉnh xảy ra khoảng 20
vụ tai nạn do đuối nước, nạn nhân chủ yếu là trẻ nhỏ (dưới 15 tuổi). Thời điểm xảy ra các
vụ tai nạn thường là mùa hè, đặc biệt là thời gian trẻ rời nhà trường về nhà nghỉ hè. Mặc
dù đã có sự vào cuộc của các cấp, ngành và gia đình, tuy nhiên vẫn chưa có biện pháp
ngăn chặn hiệu quả. N guyên nhân chủ yếu là do sự bất cNn của các gia đình, để trẻ chơi
tự do, thiếu sự quản lý, theo dõi, bên cạnh đó, nhiều trẻ tự trốn gia đình tìm đến các bãi,
sông, suối để học bơi Điều đáng quan tâm ở đây là hầu hết các em không biết bơi và đi
bơi không có người lớn đi kèm, không có bất kỳ phương tiện cứu hộ nào và bơi ở những
nơi không hề có biển báo nguy hiểm. Ở nông thôn, nghỉ hè, các em thường rủ nhau đi mò
cua, bắt ốc,… và nhất là hay rủ nhau đi tắm sông, ao, hồ, N gay cả địa điểm năm nào
cũng có trẻ chết đuối nhưng các em vẫn rủ nhau đến đó đùa nghịch và bơi.
Kết quả điều tra của tổ chức UN ICEF cho thấy, số trẻ em Việt N am bị chết do tai
nạn thương tích (TN TT) hằng năm nhiều hơn so với số trẻ bị chết do các bệnh truyền
nhiễm. Mỗi năm, nước ta có khoảng 27.000 trẻ em chết vì TN TT, 12.700 trẻ em chết
đuối, mỗi ngày có khoảng 35 trẻ em chết đuối Sau tai nạn giao thông thì chết đuối xếp
“hạng hai” trong việc cướp đi tính mạng của nhiều trẻ em. N guyên nhân của tình trạng
này được Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - cơ quan quản lý N hà nước về trẻ em - giải thích
là do công tác tuyên truyền phòng ngừa ở nhiều địa phương gần như bị bỏ quên. N guyên
nhân khác nguy hiểm hơn, là do môi trường sinh thái mất an toàn và cuối cùng, thiếu chế
tài xử lý những vi phạm liên quan bảo vệ chăm sóc trẻ em. Cũng theo cơ quan này, có rất
nhiều biện pháp có thể ngăn ngừa tình trạng chết đuối của các em, trong đó tuyên truyền
cho các bậc cha mẹ và các em tự bảo vệ bản thân vẫn là quan trọng nhất. Một biện pháp
khác cũng rất quan trọng, đó là vận động các gia đình cho các em tham gia học bơi để tự
bảo vệ mình.
Hàng năm, chuNn bị bước vào mùa hè, Bộ LĐ, TB-XH phối hợp với tổ chức
UN ICEF tại Việt N am đã tổ chức lễ phát động chương trình phòng chống đuối nước ở trẻ


em với mục tiêu giảm số trẻ tử vong do đuối nước, đặc biệt trong những tháng nghỉ hè.
Chiến dịch khởi động với nhiều hoạt động tuyên truyền phong phú nhằm nâng cao nhận
thức của cộng đồng về phòng chống đuối nước, đồng thời huy động sự tham gia của các
ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng trong phòng chống đuối nước trẻ em.
Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) cũng đưa ra 8 khuyến cáo để các
bậc phụ huynh phòng tránh chết đuối cho con em mình như: Không cho trẻ đi tắm, bơi
ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm; nên rào quanh ao, hố nước, hố
sâu, hố vôi đang tôi để tránh các em khi chơi đùa bị ngã, rơi xuống hố; ở vùng sông nước
cần làm cửa chắn và rào quanh nhà; nên lấp kín các hố, rãnh nước sau khi sử dụng; làm
nắp đậy chắc chắn, an toàn cho giếng, bể nước, chum vại; nên có người lớn đưa trẻ đi học
trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua suối, sông; mặc áo phao cho trẻ khi đi thuyền;
nên tập bơi cho trẻ.

Sơ cứu trẻ khi bị đuối nước
Trẻ bị bất tỉnh cần:
- Để trẻ nằm ngửa, đầu nghiêng một bên
- Làm sạch và thông đường thở bằng cách móc, hút hết bùn đất trong miệng, mũi của trẻ,
móc họng cho nôn hoặc ép lồng ngực và bụng cho trẻ trào nước ra.
- N ếu trẻ ngưng thở, tiến hành hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt ngay lập tức và kiên trì
nhiều lần: Dùng 2 tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, ép 100 lần/1 phút, tần
suất em tim 15 lần kết hợp 2 lần thổi ngạt. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo được 2
tiếng mà không thấy trẻ phục hồi.
- Khi tỉnh lại, trẻ sẽ nôn ra nước, do vậy phải để trẻ ở tư thế an toàn, kê gối dưới 2 vai trẻ,
nới rộng quần áo, phòng cho trẻ không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn của chính mình.
- Giữ ấm cho trẻ và chuyển trẻ đến cơ sở y tế sau khi được sơ cứu và phục hồi.



Đỗ Quyên (Hoa Binh)

×